cập nhật 3
🍋 20-5 NHIỀU QUỐC GIA CÓ SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG QUÁ LỚN, CA NHIỄM VẪN TIẾP TỤC TĂNG DẦN ĐỀU CHƯA CÓ DẤU HIỆU DỪNG LẠI.
TUY NHIÊN, SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG MỖI NGÀY ĐANG GIẢM DẦN Ở CÁC NƯỚC TOP ĐẦU.
Thế giới hiện có:
📌4,947,007 ca nhiễm
📌322,707 ca tử vong
📌1,936,694 ca hồi phục
Dịch bệnh đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ
6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.
📌1. Mỹ: 1.558.175 ca nhiễm, 92.478 ca tử vong.
📌2. Nga: 299.941 ca nhiễm, 2.837 ca tử vong.
📌3. Tây Ban Nha : 278.188 ca nhiễm, 27.709 ca tử vong. (chưa cập nhật đêm nay giờ Việt Nam)
📌4. Brazil: 262.545 ca nhiễm, 17.509 ca tử vong.
📌5. UK: 248.818 ca nhiễm, 35.341 ca tử vong.
📌6. Italy: 226.699 ca nhiễm, 32.169 ca tử vong.
📌 7,8,9,10 lần lượt là Pháp, Đức Turkey, Iran, Trung Quốc chính thức xuống vị trí thứ 13, vị trí 11 và 12 lần lượt là India và Peru.
🛑 Thủ tướng Nga Mishustin quay lại làm việc sau khi mắc COVID-19
Điện Kremlin ngày 19-5 thông báo Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã quay lại làm việc sau khi được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 cách đây 20 ngày.
Theo Điện Kremllin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký quyết định hủy lệnh tạm thời chuyển nhượng quyền hạn của ông Mishustin cho Phó thủ tướng thứ nhất Andrey Belousov. Ông Belousov đã đảm nhận vai trò quyền thủ tướng Nga từ ngày 30-4.
Thủ tướng Mishustin thông báo ông dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 30-4 và đã đề nghị Tổng thống Putin chỉ định ông Belousov làm quyền thủ tướng Nga trong thời gian ông chữa bệnh.
Hôm 1-5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng nhận kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và hiện đang được điều trị tại bệnh viện.
Nước Nga ngày 19-5 ghi nhận thêm 9.263 ca nhiễm và 115 trường hợp tử vong mới. Như vậy, Nga đã có tổng cộng 299.941 ca nhiễm và 2.837 bệnh nhân tử vong vì COVID-19. Đây là ngày thứ tư liên tiếp quốc gia này ghi nhận số ca mới thấp hơn 10.000.
Nga bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa toàn quốc hồi tuần trước, đồng thời công bố giải bóng đá quốc gia sẽ khởi động lại vào cuối tháng 6.
Theo Moscow Times, giới phê bình đã tỏ ra nghi ngờ đối với số liệu tử vong công bố chính thức thấp và cáo buộc chính quyền đã che giấu tình hình thật sự của dịch bệnh..
Các quan chức y tế Nga sau đó lý giải một trong những nguyên nhân là vì chỉ những ca tử vong do COVID-19 trực tiếp gây ra mới được tính vào số liệu chính thức.
Phó thủ tướng Nga Tatiana Golikova hồi cuối tuần đã bác bỏ cáo buộc thao túng số liệu. Bà cho biết các bệnh viện có lợi ích tài chính khi nhận được nhiều tiền hơn để chữa trị cho bệnh nhân COVID-19.
Ngoài ra, Chính phủ Nga cho biết họ có nhiều thời gian chuẩn bị giường bệnh cũng như nâng cao năng lực xét nghiệm trên diện rộng nhờ việc bùng dịch trễ, từ đó giới hạn được hậu quả của COVID-19.
🛑 Nhóm khoa học Trung Quốc tuyên bố tạo ra thuốc ngăn được COVID-19, không cần vắcxin
Các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã sử dụng 14 loại kháng thể có trong huyết tương những người khỏi bệnh để tạo ra một loại thuốc có thể sản xuất hàng loạt và tạo khả năng miễn dịch trong ngắn hạn.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Sunney Xie - giám đốc phòng nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh - cho biết loại thuốc nói trên đã được thử nghiệm thành công trên động vật và đang chờ thử nghiệm trên người.
"Chúng tôi đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng cho loại thuốc mới này", ông Xie hé lộ và cho biết có thể thuốc sẽ được thử nghiệm ở Úc hoặc các quốc gia khác vì số ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc hiện còn rất ít.
Tính đến ngày 19-5, Trung Quốc chỉ còn 85 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong tổng số gần 83.000 ca nhiễm.
Theo AFP, nhóm nghiên cứu của ông Xie sử dụng các kháng thể trung hòa lấy từ huyết tương của khoảng 60 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh.
Họ thử tiêm kháng thể trung hòa vào những con chuột nhiễm bệnh, kết quả sau 5 ngày lượng virus trong người chúng đã giảm xuống 2.500 lần. Nếu tiêm kháng thể trung hòa cho những con chuột khỏe mạnh, chúng sẽ hoàn toàn miễn dịch trước virus.
"Điều đó có nghĩa loại thuốc này có tiềm năng điều trị hiệu quả", ông Xie tỏ ra hồ hởi.
"Chuyên môn của chúng tôi là gen học đơn bào chứ không phải miễn dịch học hay virus học. Vậy nên khi chúng tôi nhận ra rằng phương pháp gen học đơn bào có thể tìm thấy các kháng thể trung hòa hiệu quả, chúng tôi sướng đến run người".
Việc sử dụng huyết tương của những người đã khỏi bệnh trong điều trị COVID-19 không phải là điều mới mẻ. Ít nhất 700 bệnh nhân tại Trung Quốc đã được điều trị theo cách này. Mỹ cũng có dự án nghiên cứu tương tự.
Tuy nhiên, theo nhóm của ông Xie, khuyết điểm của phương pháp này là bị hạn chế nguồn cung huyết tương. Nhưng 14 loại kháng thể trung hòa được sử dụng trong thuốc thử nghiệm của nhóm ông thì khác, bởi chúng có thể được sản xuất hàng loạt một cách nhanh chóng.
Theo AFP, hiện chỉ mới có một loại thuốc được cấp phép trong điều trị COVID-19 là Remdesivir do Mỹ sản xuất. Ngoài Mỹ, Nhật Bản là quốc gia thứ hai phê duyệt sử dụng loại thuốc này sau các thử nghiệm lâm sàng diện rộng cho thấy nó giúp rút ngắn thời gian hồi phục của các bệnh nhân xuống còn 1/3.
Loại thuốc đang nghiên cứu của Trung Quốc được cho là còn tiến bộ hơn thế nữa. Không chỉ đẩy nhanh quá trình hồi phục, loại thuốc này còn giúp tạo ra miễn dịch trong ngắn hạn, cho phép các nhóm dễ bị lây nhiễm như y bác sĩ tuyến đầu có thể miễn nhiễm virus trong vài tuần, thậm chí vài tháng sau khi sử dụng.
Hiện có khoảng 100 dự án phát triển vắcxin ngừa COVID-19 trên toàn thế giới. Trong đó Trung Quốc có 5 loại vắcxin đã bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người
Nhóm của ông Xie hi vọng loại thuốc ngừa COVID-19 của nhóm ông sẽ tới đích trước tiên do phát triển vắcxin đòi hỏi nhiều biện pháp khắt khe. "Chúng ta sẽ có thể ngăn chặn đại dịch bằng một loại thuốc hiệu quả, ngay cả khi không có vắcxin", ông Xie tự tin khẳng định.
🛑 Ấn Độ vượt 100.000 ca nhiễm, lo gánh nặng cho hệ thống y tế.
Ấn Độ ngày 19-5 đã vượt mốc 100.000 ca nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19 trong khi có rất ít tín hiệu cho thấy tỉ lệ các ca lây nhiễm mới đang chậm lại dù chính phủ đã ban hành các biện pháp phong tỏa toàn quốc để chống dịch.
Ấn Độ ghi nhận thêm 4.970 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số người mắc COVID-19 trên toàn quốc lên 101.139. Số ca tử vong cũng tăng thêm 134 ca, lên mức 3.163, theo Hãng tin Reuters.
Số ca nhiễm tại Ấn Độ đã sớm vượt qua Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh COVID-19 do virus corona chủng mới gây ra vào cuối năm 2019 và là một trong những điểm nóng dịch bệnh của Châu Á.
Cho đến nay, Trung Quốc chỉ ghi nhận gần 83.000 ca nhiễm virus corona nhưng có thể giữ số ca lây nhiễm hằng ngày ở mức một con số trong vài tuần qua. Ngược lại, các ca nhiễm mới ở Ấn Độ tiếp tục tăng cao, bình quân hơn 4.000 ca mỗi ngày trong suốt tuần vừa qua, bất chấp nhiều tuần phong tỏa ngăn dịch.
Mới nhất, chính phủ Ấn Độ đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa cho đến 31-5. Dù vậy, nhiều chính quyền bang nói rằng họ sẽ cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại để giảm thiểu các tác động kinh tế từ các hạn chế ngăn dịch lan rộng ở nước này.
Trong khi đó, các quan chức và chuyên gia y tế Ấn Độ lại đang lo lắng gánh nặng mà dịch COVID-19 đang đè lên hệ thống bệnh viện vốn đã căng thẳng của nước này.
Ông Dhruva Chaudhry, chủ tịch Hiệp hội Y khoa chăm sóc tích cực Ấn Độ, nói với Hãng Reuters rằng Ấn Độ chỉ có khoảng 100.00 giường chăm sóc đặc biệt (ICU) và 40.000 máy thở, dựa trên ước tính của ngành và các dữ liệu khác.
Ông Chaudhry cảnh báo sẽ không có đủ hạ tầng cơ sở hay nhân viên y tế một khi đất nước 1,35 tỉ dân này phải đối mặt với sự gia tăng đột biến về số lượng các bệnh nhân nguy kịch vì COVID-19.
Cho đến nay, Ấn Độ chưa cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng của những người được chẩn đoán mắc COVID-19 dù các nhà chức trách y tế ở nước này thông tin rằng khoảng 37.000 bệnh nhân đã hồi phục.
Như vậy, với hơn 100.000 ca nhiễm và khoảng 37.000 ca hồi phục thì Ấn Độ vẫn đang chứng kiến hơn 60.000 người đang nhiễm bệnh. Các ca lây nhiễm tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Mumbai, Ahmedabad và Chennai.
Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong đối với những người mắc COVID-19 ở Ấn Độ vẫn ở mức thấp (3%) so với các nước lớn khác như Mỹ (6%) với khoảng 90.000 người tử vong, Anh và Ý (14%) và Pháp (15%).
🛑 Việt Nam chưa xác nhận bệnh nhân số 315 nhiễm COVID-19 tại Campuchia.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh, Việt Nam không khẳng định thời gian, địa điểm và cách thức mà bệnh nhân 315 bị nhiễm COVID-19 do chưa thể xác định được.
Liên quan đến thông cáo tối 18-5 của Bộ Y tế Campuchia về trường hợp bệnh nhân số 315 ở Việt Nam dương tính với virus SARS-CoV-2 (virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19) sau khi trở về từ Campuchia, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh khẳng định thông báo của Việt Nam không khẳng định thời gian, địa điểm và cách thức mà bệnh nhân 315 bị nhiễm COVID-19 do chưa thể xác định được.
Đại sứ Vũ Quang Minh nêu rõ vì lý do đó, phía Việt Nam chưa khẳng định là bệnh nhân số 315 bị lây nhiễm COVID-19 khi đang ở Campuchia, và trước mắt chỉ tìm kiếm, cách ly 17 người tiếp xúc gần trong thời gian bệnh nhân 315 ở Việt Nam.
Hôm 16-5, báo Vietnam News của Thông tấn xã Việt Nam dẫn thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 xác nhận trường hợp nam bệnh nhân 39 tuổi, từ Siem Reap (Campuchia) về Việt Nam không có giấy tờ hợp pháp hôm 2-5-2020 qua đường Tây Ninh, được xét nghiệm ngày 5-5 âm tính với SARS-CoV-2 nhưng đến lần xét nghiệm ngày 15-5 lại dương tính.
Đại sứ Vũ Quang Minh cho rằng virus SARS-CoV-2 là hoàn toàn mới, giới y học thế giới vẫn hiểu rất ít về dịch bệnh này, kể cả việc xác định thời gian ủ bệnh.
Đại sứ nhắc lại rằng phía Việt Nam không khẳng định bệnh nhân 315 nhiễm COVID-19 ở Campuchia. Tuy nhiên, theo yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, Việt Nam phải cách ly các ca nghi ngờ và công bố công khai một phần thông tin, lịch trình đi lại của bệnh nhân này để những người từng tiếp xúc có sự đề phòng và báo cáo với cơ quan chức năng Việt Nam.
Bộ Y tế Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên với Bộ Y tế Campuchia và các nước trong nỗ lực chung phòng chống dịch bệnh.
Đại sứ Vũ Quang Minh nói: "Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực và thành tựu của Campuchia chữa khỏi 122/122 người bị phát hiện nhiễm COVID-19 và trong 36 ngày chưa phát hiện thêm trường hợp dương tính mới ở Campuchia như Bộ Y tế Campuchia đã thông báo".
Đại sứ cho biết Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện báo chí Việt Nam tại Campuchia sẽ có buổi làm việc, trao đổi với Bộ Y tế Campuchia và Bộ Thông tin Campuchia về tình hình, thông tin phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là khi hai nước Việt Nam và Campuchia về cơ bản đã khống chế thành công dịch COVID-19.
🛑 WHO cảnh báo châu Âu: Giờ là lúc chuẩn bị ứng phó, không phải ăn mừng
Quan chức y tế hàng đầu phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ bùng phát làn sóng đại dịch COVID-19 thứ hai tại châu Âu trong mùa đông năm nay.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với báo Telegraph (Anh), bác sĩ Hans Kluge, giám đốc WHO tại khu vực châu Âu, đưa ra thông điệp cảnh báo dứt khoát với những nước đã và đang bắt đầu nới lỏng các quy định hạn chế chống dịch của họ.
Ông Hans Kluge cho rằng giờ là "thời gian để chuẩn bị chứ không phải để chúc mừng" vì dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa kết thúc.
Theo đó, theo ông Hans Kluge nhấn mạnh dù số ca bệnh COVID-19 ở các nước như Anh, Pháp và Ý bắt đầu giảm nhưng điều đó không có nghĩa đại dịch đang dần chấm dứt.
Tâm dịch tại châu Âu hiện đang ở phía đông với số ca bệnh tăng lên tại Nga, Ukraine, Belarus và Kazakhstan, ông Hans Kluge cảnh báo.
Ông Hans Kluge khuyến cáo chính quyền các nước nên tận dụng khoảng thời gian lúc này một cách khôn ngoan, tranh thủ củng cố hệ thống y tế công cũng như xây dựng thêm năng lực hạ tầng trong các bệnh viện, đảm bảo đủ số phòng chăm sóc tích cực cần thiết.
Ông Hans Kluge lo ngại làn sóng dịch bệnh thứ hai có thể còn nghiêm trọng hơn nếu xảy ra cùng lúc với các bệnh lây nhiễm khác.
"Tôi rất lo ngại về một làn sóng dịch bệnh kép xảy ra trong mùa thu, chúng ta có thể có một làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19, cộng thêm với một dịch bệnh khác như cúm mùa hay sởi. Hai năm trước chúng ta đã có 500.000 trẻ không được tiêm vắc-xin ngừa sởi mũi đầu", ông nói.
Không chỉ ông Hans Kluge, nhiều chuyên gia khác, trong đó có giáo sư Chris Whitty của Anh, cũng đã cảnh báo làn sóng đại dịch COVID-19 thứ hai thậm chí còn có thể chết chóc hơn so với làn sóng thứ nhất.
🛑 Đại sứ TQ không kịp cài cúc áo, biển tên nước đặt ngược khi họp WHO
Đại sứ Trung Quốc Chen Xu đã xuất hiện thiếu chỉn chu khi không cài cúc áp, tay thắt dở cà vạt, trong khi biển tên đặt ngược, khi tham dự một cuộc họp của WHO.
Theo SCMP, Đại sứ, trưởng phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc trụ sở Geneva, Thụy Sĩ là Chen Xu đã có giây phút xuất hiện thiếu chỉn chu khi tham gia cuộc họp trực tuyến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 18/5.
Khi WHO chuyển quyền phát biểu cho Trung Quốc, ông Chen Xu xuất hiện với hình ảnh áo sơ mi chưa cài cúc, trên tay cầm một chiếc cà vạt màu đỏ thắt dở. Trên bàn ông Chen, biển tên nước Trung Quốc bị đặt ngược. Người trợ lý của ông Chen cũng xuất hiện trong khoảnh khắc, trước khi rời khỏi vị trí camera.
Giữa chừng bài phát biểu kéo dài hơn 2 phút, ông Chen đã phải nghỉ một quãng ngắn để vuốt phẳng lại áo sơ mi.
Các cuộc họp trực tuyến được tổ chức tại các cơ quan của Liên Hợp Quốc đã gây ra nhiều tình huống trớ trêu cho đại diện các quốc gia và tổ chức quốc tế tham dự, như mất kết nối Internet, chất lượng âm thanh kém, hay những góc quay camera không lường trước.
Trong cuộc họp của WHO hôm 18/5, vấn đề kỹ thuật đã xuất hiện ngay khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres có bài phát biểu, màn hình của ông Guterres liên tục bị mờ và bị chuyển đen.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa sau đó thậm chí bị mất kết nối hoàn toàn khỏi cuộc họp, dù ông Ramaphosa là diễn giả chính.
Các vấn đề kỹ thuật đã không xuất hiện trong ngày 19/5 khi đại diện 194 quốc gia tham dự Khóa họp 73 Đại hội đồng WHO. Tại đây, các nước thành viên đã nhất trí thông qua dự thảo nghị quyết do EU bảo trợ yêu cầu tiến hành điều tra độc lập về sự phản ứng toàn cầu trước đại dịch Covid-19.
🛑 Nga chỉ trích Mỹ tính phá vỡ WHO
Chính quyền Nga ngày 19.5 lên án Mỹ vì lời đe dọa rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) do cách xử lý trong dịch Covid-19.
Phát biểu trong cuộc họp đảng Nước Nga Thống nhất ngày 19.5, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nói rằng WHO có thể cải thiện cách hoạt động của tổ chức và Nga sẵn sàng đóng góp, theo AFP.
Tuy nhiên, ông Ryabkov tuyên bố Nga phản đối việc "phá vỡ mọi thứ đang có sẵn" chỉ vì lợi ích chính trị của một nước nào đó, dù là Mỹ hay là nhóm các nước dưới sự dẫn dắt của Mỹ.
“Chúng tôi phản đối việc chính trị hóa mọi thứ liên quan đến sự lây lan dịch Covid-19. WHO không thể trở thành quả bóng để bị đá tới đá lui”, ông Ryabkov nhấn mạnh.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tối hậu thư cho WHO, trong đó liệt kê nhiều điều mà Mỹ bất bình về tổ chức này. Tổng thống Trump cáo buộc WHO làm hỏng nỗ lực ứng phó đại dịch Covid-19 của thế giới và là “con rối của Trung Quốc”.
Trong thư, ông Trump ra thời hạn 30 ngày để WHO sửa chữa sai lầm. Nếu không, Mỹ sẽ rút khỏi WHO và cắt đứt nguồn tài trợ cho tổ chức này.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng Mỹ đang cố bôi nhọ Trung Quốc và đã có tính toán sai lầm bằng cách cố dùng Trung Quốc để tránh trách nhiệm của mình trong việc đối phó Covid-19.
Cùng ngày, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố WHO sẽ tiếp tục dẫn dắt cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch Covid-19. Ông nhấn mạnh WHO muốn làm rõ trách nhiệm của các bên hơn bất cứ ai khác và hoan nghênh việc các nước thông qua nghị quyết của Liên minh châu Âu trong đó kêu gọi đánh giá trách nhiệm của WHO và điều tra nguồn gốc Covid-19. Tuy nhiên, ông Tedros không nhắc đến tối hậu thư của Mỹ.
🛑 Căng thẳng Mỹ - Trung đốt nóng hội nghị WHO
Đại hội đồng Y tế Thế giới được tổ chức để các nước vạch ra con đường chống dịch, nhưng thay vào đó, nó biến thành nơi đối đầu Mỹ - Trung.
Phát biểu khai mạc cuộc họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) ngày 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ đóng góp hai tỷ USD để chống Covid-19 cũng như triển khai bác sĩ và vật tư y tế đến hỗ trợ châu Phi và các nước đang phát triển khác đối phó đại dịch.
Khoản tiền này sẽ được chi trong hơn hai năm, gấp hơn hai lần số tiền Mỹ đóng góp cho WHO trước khi Tổng thống Donald Trump quyết định cắt tài trợ vào tháng trước. Nó đưa Trung Quốc vào vị trí dẫn đầu nỗ lực quốc tế nhằm kiềm chế dịch bệnh đã cướp đi hơn 320.000 sinh mạng trên toàn cầu.
Nhưng nhiều người, đặc biệt các quan chức Mỹ, lại coi đây như nỗ lực "vung tiền bịt miệng" các nước nhằm chặn trước cuộc điều tra xem Trung Quốc có che giấu thông tin về dịch hay không.
WHA, cơ quan ra quyết sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm nay được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày do lo ngại về Covid-19. Tuy nhiên, Trump từ chối phát biểu tại hội nghị, tạo cơ hội để Chủ tịch Trung Quốc là lãnh đạo cường quốc đầu tiên phát biểu trước 194 quốc gia thành viên.
"Tại Trung Quốc, sau khi miệt mài nỗ lực và hy sinh, chúng tôi đã lội ngược dòng chống virus và cứu nhiều mạng sống", ông Tập nói. "Chúng tôi đã làm mọi thứ trong khả năng để hỗ trợ các quốc gia cần giúp đỡ".
Sau khi ông Tập phát biểu, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex M. Azar II phản bác bằng cách chỉ trích gay gắt cả WHO và Trung Quốc. "Chúng ta phải thẳng thắn với nhau về một trong những lý do chính khiến dịch bệnh này vượt khỏi tầm kiểm soát", Azar nói. "WHO đã không thu được thông tin mà thế giới cần và thất bại đó khiến nhiều người mất mạng".
"Để giấu dịch, ít nhất một quốc gia thành viên đã phớt lờ nghĩa vụ minh bạch của chính mình, khiến thế giới phải chịu hậu quả lớn", Azar nói, ám chỉ Trung Quốc.
Các quan chức chính quyền Trump chỉ trích tuyên bố đóng góp tiền của Trung Quốc là nhằm gây ảnh hưởng đến WHO khi nhiều quốc gia thành viên đang muốn điều tra xem liệu tổ chức này có "thông đồng" với Bắc Kinh, thiếu minh bạch trong những ngày đầu dịch bùng phát ở Vũ Hán hay không.
"Cam kết hai tỷ USD của Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng khi ngày càng nhiều quốc gia yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm khi không thực hiện nghĩa vụ theo quy định quốc tế là nói sự thật và cảnh báo thế giới", John Ullyot, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc Mỹ gia nói.
"Vì là nơi khởi phát Covid-19, Trung Quốc có trách nhiệm đặc biệt phải chi nhiều tiền hơn và trao đi nhiều hơn", ông nói thêm, nhấn mạnh dù Mỹ dừng tài trợ cho WHO, Washington đã cam kết chi tổng cộng 10,2 tỷ USD đối phó với đại dịch toàn cầu.
Căng thẳng Mỹ - Trung tại hội nghị còn gia tăng liên quan đến vấn đề Đài Loan. Trước hội nghị, Mỹ đã tích cực vận động hành lang để các thành viên ủng hộ hòn đảo tham dự sự kiện với tư cách quan sát viên, tuy nhiên nỗ lực này thất bại khi chỉ 29 nước đồng ý, dù Đài Loan là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới xử lý Covid-19 thành công.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và phản đối để hòn đảo tham dự WHA. Đài Loan từng dự WHA với tư cách quan sát viên từ năm 2009, khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc còn nồng ấm. Tuy nhiên, Trung Quốc đã gây sức ép tước tư cách quan sát viên WHA của Đài Loan sau khi bà Thái Anh Văn, người phản đối chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo hòn đảo từ năm 2016. WHO bị chỉ trích đã phớt lờ cảnh báo của Đài Loan rằng nCoV lây từ người sang người, nhiều ngày trước khi Trung Quốc đại lục thừa nhận.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tiếp nhận những chỉ trích về cách tổ chức xử lý dịch trong giai đoạn đầu, nói rằng cơ quan này sẽ đánh giá "tất cả bài học rút ra được". Nhưng ông không đề cập đến giả thuyết mà Trump và nhiều quan chức Mỹ đang thúc đẩy là nCoV bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập kêu gọi bất kỳ cuộc điều tra nào cũng phải diễn ra sau khi khủng hoảng đã lắng xuống.
Trong những tuần gần đây, cả lãnh đạo và người dân Trung Quốc ngày càng cảm nhận rõ những lời chỉ trích và ác cảm quốc tế đối với cách Trung Quốc xử lý dịch trong giai đoạn đầu. Không chỉ các quan chức hàng đầu Mỹ gay gắt về vấn đề này, các lãnh đạo châu Âu cũng đặt câu hỏi về những bí ẩn xoay quanh dịch ở Trung Quốc.
Chiến lược ngoại giao "chiến lang" cùng những lô thiết bị y tế xuất khẩu kém chất lượng của Trung Quốc cũng góp phần làm gia tăng căng thẳng. Khoảng 100 quốc gia đã ủng hộ lời kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch.
Trong bối cảnh đó, cộng với việc quốc hội Trung Quốc sẽ bắt đầu họp tại Bắc Kinh vào 22/5, động thái cam kết tài trợ của ông Tập dường như là nỗ lực để giành được sự ủng hộ của quốc tế và xoa dịu lo lắng của công chúng ở Trung Quốc.
"Chắc chắn đây là thời điểm rắc rối với ông Tập", Dali L. Yang, nhà khoa học chính trị tại Đại học Chicago nói. "Rõ ràng ông ấy không muốn bị vướng vào những vấn đề này, khi rất nhiều quốc gia lên tiếng yêu cầu điều tra nguồn gốc virus".
Việc Trump rút lui khỏi trường quốc tế tạo ra cơ hội cho Trung Quốc, bên đang tìm cách định hình lại các thể chế đa phương mà Washington từ lâu đã chi phối. Ryan Hass, học giả chuyên về Trung Quốc tại Viện Brookings, cho biết có một xu hướng thường xuyên xuất hiện: Bất cứ khi nào Trump rút Mỹ khỏi vị trí lãnh đạo quốc tế, Trung Quốc sẽ tiến lên để thế chỗ.
"Ông Tập luôn nhanh chóng tận dụng cơ hội nhằm phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc", Hass nói.
Trong khi đó, tại WHA, các lãnh đạo khác phàn nàn thế giới thiếu đoàn kết chống đại dịch và kêu gọi các quốc gia gạt bỏ bất đồng, dù không nêu tên cụ thể nước nào. "Không quốc gia nào có thể giải quyết vấn đề này một mình", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói. "Chúng ta phải làm việc cùng nhau".
🍋tính đến 6-6- SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG ĐÃ VƯỢT 400.000, NHIỀU QUỐC GIA TĂNG GẦN 30.000 CA NHIỄM MỖI NGÀY.
BIỂU TÌNH LAN RỘNG BẤT CHẤP BỆNH DỊCH. Người biểu tình ở thủ đô của Mỹ: "Chúng tôi không thể chịu được nữa"
Thế giới hiện có:
📌6,970,630 ca nhiễm
📌401,964 ca tử vong
📌3,410,994 ca hồi phục
Xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.
- 1. Mỹ: 1.988.544 ca nhiễm, 112.096 ca tử vong
- 2. Brazil: 673.587 ca nhiễm, 35.957 ca tử vong. (tăng hơn 27.000 ca nhiễm sau 24h qua)
- 3. Nga: 458.689 ca nhiễm, 5.725 ca tử vong.
- 4. Tây Ban Nha : 288.390 ca nhiễm, 27.135 ca tử vong.
- 5. UK: 284.868 ca nhiễm, 40.465 ca tử vong.
- 6. India: 246.63 ca nhiễm, 33.340 ca tử vong.
- Trung Quốc xuống vị trí thứ 18.
🔆 Người biểu tình ở thủ đô của Mỹ: Chúng tôi không thể chịu được nữa
Hàng chục nghìn người biểu tình đã tuần hành tại Washington và các thành phố khác của Mỹ vào hôm 6/6 để yêu cầu chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc và b.ạo lực cảnh sát.
Đây là ngày thứ 12 các cuộc biểu tình này nổ ra tại Mỹ, theo Reuters.
Cuộc biểu tình ở thủ đô Washington, D.C cũng là cuộc tuần hành lớn nhất trong tuần này trên toàn nước Mỹ cũng như ở các nước khác trên thế giới. Cuộc biểu tình trên cũng trùng với ngày diễn ra lễ tưởng niệm thứ hai cho George Floyd, người đàn ông da đen 46 tuổi đã chết vào ngày 25/5 sau khi một cảnh sát da trắng q.ùy gối trên cổ ông trong gần chín phút.
Cái c.hết của Floyd đã dẫn đến làn sóng phản đối rộng khắp trên một đất nước từng có lịch sử ngược đãi người Mỹ gốc Phi và các nhóm người thiểu số khác.
Truyền thông địa phương dự báo rằng hàng chục nghìn người sẽ xuất hiện ở Washington, D.C bất chấp những rủi ro từ virus corona. Hiện chưa có số liệu chính xác về số người tham gia biểu tình.
Những ngày trước, các cuộc biểu tình ở các thành phố từ Los Angeles, Chicago đến New York và Washington gồm nhiều cuộc tuần hành được tổ chức lỏng lẻo.
Hôm 6/6, tại thủ đô nước Mỹ, hàng nghìn người đã tập trung tại Đài tưởng niệm Lincoln và nhiều nơi khác trước khi đến Nhà Trắng. Đám đông di chuyển qua bệnh viện Đại học George Washington đã hô vang “Giơ tay lên, đừng bắn!”, “Chúng tôi tuần hành vì hy vọng, không phải vì sự t.hù hằn”, và “Tôi không thở được”.
Gần mặt trước của Nhà Trắng, bà Katrina Fernandez, 42 tuổi, cho biết bà vừa hy vọng vừa thiếu kiên nhẫn khi tham gia các cuộc biểu tình đòi hỏi cải cách những thứ bà xem là "quá hạn từ lâu" trong việc trị an.
"Tôi chỉ hy vọng rằng những gì đang diễn ra thực sự dẫn đến thay đổi. Mọi người đã quỳ xuống, phản đối và cầu xin trong một thời gian dài và như vậy là quá đủ rồi", bà nói với Reuters. "Chúng tôi không thể chịu được nữa".
Tại New York, một đám đông người biểu tình đã đi qua cầu Brooklyn xuống Manhattan vào 6/6. Họ diễu hành trên một con đường vắng vẻ, nơi nhiều cửa hàng đã đóng ván gỗ lên cửa để ngăn cướp bóc.
Hôm 6/6, người biểu tình cũng tập trung trên các bậc thang của Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia và hô vang “Không có công lý, không có hòa bình”. Những người khác diễu hành dọc theo đường Benjamin Franklin và xung quanh Tòa thị chính Philadelphia.
Tại California, bang đông dân nhất nước Mỹ, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều thành phố như Los Angeles và San Francisco. Những người biểu tình đã chặn xe trên Cầu Cổng Vàng trong một thời gian ngắn trong khi những người lái xe bóp còi ủng hộ.
🔆Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 1.988.544 người nhiễm và 112.096 người tử vong, tăng lần lượt 33.970 và 682.
Tất cả 50 bang của Mỹ đã nới lỏng phong tỏa ở các cấp độ khác nhau, dân chúng được phép tụ tập tới 10 người nếu duy trì quy tắc cách biệt động đồng. Tổng thống Donald Trump nói nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh hơn nếu các bang và địa phương chấm dứt lệnh phong tỏa.
Tuy nhiên, giới chức và cơ quan y tế lo ngại đại dịch sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, số ca nhiễm sẽ tăng vọt trở lại khi các cuộc biểu tình phản đối cảnh sát ghì chết người đàn ông da màu George Floyd. Nhiều người biểu tình không đeo khẩu trang và giữ khoảng cách cần thiết.
🔆Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, tăng 13.108 ca nhiễm và 409 ca tử vong do nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca lên lần lượt 673.587 và 35.957. Với số liệu mới, Brazil trở thành vùng dịch chết chóc thứ ba thế giới, sau Mỹ và Anh.
Bất chấp nhiều chuyên gia cảnh báo Brazil vẫn chưa đạt đỉnh dịch, giới chức một số địa phương đã nới lỏng các biện pháp hạn chế. Thành phố Rio de Janeiro mở cửa trở lại các địa điểm tôn giáo và khu thể thao dưới nước từ 2/6.
Tổng thống Jair Bolsonaro dọa rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi cơ quan này cho rằng Brazil chưa đủ điều kiện dỡ bỏ các hạn chế ngăn dịch bệnh.
🔆Nhiều quốc gia Mỹ Latin đang đối mặt với tình trạng quá tải y tế, trong đó nghiên trọng nhất ở Peru, Chile và Mexico. Tuy nhiên, Mexico đã khởi động lại nền kinh tế sau hơn hai tháng đình trệ, bất chấp số ca nhiễm và tử vong vẫn tăng cao, lần lượt là 4.442 và 816, lên 105.680 và 12.545.
🔆Nga báo cáo thêm 197 ca tử vong trong 24 giờ, nâng tổng số người chết lên 5.725. Số ca nhiễm tăng thêm 8.855, lên 458.689. Giới chức y tế Nga cho biết 221.388 người đã hồi phục và hơn 12 triệu lượt xét nghiệm nCoV đã được thực hiện.
Chính phủ Nga tuần trước bắt đầu dỡ bỏ các giới hạn nhằm ngăn chặn nCoV lây lan, nói rằng tình hình đã ổn định và tiến hành mở cửa trở lại nền kinh tế. Thủ tướng Mikhail Mishustin thông báo một kế hoạch ba giai đoạn nhằm vực dậy đà suy giảm của nền kinh tế do dịch bệnh. Ông tin nền kinh tế sẽ ổn định vào cuối năm nay, hoàn toàn phục hồi vào nửa đầu năm sau và sẽ đạt được tăng trưởng bền vững vào cuối năm 2021.
Nhà chức trách chưa quyết định nối lại du lịch. Hàng không quốc tế và đường sắt vẫn bị đình chỉ hoạt động, biên giới vẫn đóng với người nước ngoài.
🔆Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Tây Âu đang trên đà giảm ổn định. Tây Ban Nha ghi nhận thêm một ca tử vong và 332 ca nhiễm với số người nhiễm và tử vong lần lượt là 288.390 và 27.135. Nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế từ hôm 25/5, nhưng tình trạng khẩn cấp vẫn được duy trì ít nhất tới 21/6.
🔆Anh báo cáo thêm 1.557 ca nhiễm và 204 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 284.868 và 40.465. Anh là một trong những quốc gia châu Âu cuối cùng nới lệnh phong tỏa, vốn có hiệu lực từ 23/3. Một số trường học và nhà hàng được mở cửa trở lại vào 1/6. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng giới chức Anh mở cửa quá vội vàng khi số ca nhiễm và chết mỗi ngày vẫn cao.
🔆Italy ghi nhận thêm 270 ca nhiễm và 72 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 234.801 và 33.846. Quốc gia Nam Âu cho phép tự do đi lại khắp đất nước từ 3/6, dù quyết định này khiến nhiều quan chức lo ngại về nguy làm bùng lên sóng lây nhiễm nCoV thứ hai.
🔆Đức báo cáo thêm 282 ca nhiễm và 6 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 185.696 và 8.769. Các biện pháp cách biệt cộng đồng sẽ được dỡ sau ngày 29/6, lệnh cảnh báo công dân không tới các nước EU sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/6.
🔆Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.269 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm nCoV ở nước này lên 169.425, trong đó 8.209 người chết, tăng 75.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo người dân chuẩn bị phải sống một khoảng thời gian dài với nCoV trong bối cảnh nước này dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.
Hoạt động gần như đã trở lại bình thường ở hầu hết 31 tỉnh của đất nước. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới tăng đột biến trở lại và việc người dân không tuân thủ các biện pháp cách biệt cộng đồng đang khiến giới chức lo lắng.
Theo Tổng thống Rouhani, không có "con đường thứ hai" cho Iran và hoạt động kinh tế trên cả nước phải tiếp tục. Ông cũng tuyên bố nới lỏng thêm hạn chế với các công ty du lịch từ 13/6, trong khi rạp chiếu phim và các buổi hòa nhạc được hoạt động trở lại với nửa công suất bình thường từ 21/6.
🔆Arab Saudi báo cáo thêm 3.121 ca nhiễm và 34 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 98.869 và 676. Chính phủ Arab Saudi cho biết họ sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ 21/6, trừ thành phố Mecca, sau hơn hai tháng kiểm soát nghiêm ngặt. Các tín đồ được phép tới cầu nguyện tại tất cả nhà thờ ngoài Mecca từ ngày 31/5.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) báo cáo thêm 626 ca nhiễm và một ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 38.268 và 275. Các biện pháp hạn chế tại nước này cũng đã được nới lỏng, cho phép cửa hàng bán lẻ, phòng gym, rạp chiếu phim và nhiều địa điểm giải trí khác hoạt động trở lại, nhưng vẫn cần tuân thủ các quy tắc cách biệt cộng đồng.
🔆Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 246.622 ca nhiễm và 6.946 ca tử vong, tăng lần lượt 10.438 và 297. Tỷ lệ tử vong tại Ấn Độ tương đối thấp, song các chuyên gia cảnh báo đại dịch tại đây chưa đạt đỉnh. Ấn Độ đã vượt Italy và đứng thứ 6 thế giới về số ca nhiễm.
Những cơ sở tôn giáo, khách sạn, nhà hàng và trung tâm thương mại nằm ngoài các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao sẽ được mở cửa từ ngày 8/6. Các trường học sẽ nối lại hoạt động sau khi chính phủ thảo luận với chính quyền địa phương, quyết định dự kiến được đưa ra vào tháng 7.
Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết các đường bay quốc tế, trung chuyển quy mô lớn, rạp chiếu phim, bể bơi, quán bar vẫn phải đóng cửa. Giờ giới nghiêm trên toàn quốc cũng bắt đầu từ 21h, muộn hơn hai tiếng so với trước đó.
🔆Singapore là vùng dịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á với 37.527 ca nhiễm, tăng 344, trong đó 25 người tử vong. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá.
🔆Indonesia xếp thứ hai với 30.514 ca nhiễm và 1.801 người tử vong, tăng lần lượt 993 và 31. Chính quyền Indonesia đã quyết định hủy tổ chức cuộc hành hương thường niên cho người dân đến Mecca và Medina, hai thánh địa thiêng liêng của người Hồi giáo.
Khoảng 340.000 binh sĩ Indonesia được triển khai nhằm đảm bảo người dân tuân thủ các biện pháp cách biệt cộng đồng, trong bối cảnh chính phủ tái mở cửa các doanh nghiệp do lo sợ nền kinh tế sụp đổ. Tuy nhiên, giới chuyên gia ước tính số liệu tại Indonesia trên thực tế cao hơn nhiều so với thống kê, do tỷ lệ xét nghiệm thấp gần nhất thế giới.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV nào.
🔆 6 đánh giá sai bét về COVID-19
Virus SARS-CoV-2 là chủng virus corona mới, nên các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn. Có 6 đánh giá sai bét về COVID-19 được các chuyên gia đưa ra từ đầu dịch đến nay.
☘Virus corona không vượt khỏi biên giới Trung Quốc?
Tại cuộc họp báo hôm 21-1, Bộ trưởng Đoàn kết và y tế Pháp Agnès Buzyn - giáo sư về huyết học, miễn dịch học về ung thư và cấy ghép - đưa ra đánh giá "nguy cơ virus corona xâm nhập vào Pháp là thấp nhưng không thể loại trừ", đồng thời khẳng định "hệ thống y tế của chúng ta được chuẩn bị tốt".
Bốn tháng sau, Pháp là quốc gia thứ năm có số ca tử vong nhiều hơn hết trên thế giới (29.111 ca tử vong tính đến chiều 6-6).
☘Virus corona không lây từ người sang người?
Đầu đại dịch, không ai chắc chắn về khả năng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm giữa người với người.
Trong bản tin ngày 12-1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra nhận định: "Theo điều tra dịch tễ học sơ bộ, hầu hết các trường hợp nhiễm là người buôn bán, người giao hàng hoặc người thường xuyên đến chợ bán sỉ hải sản Hoa Nam (Vũ Hán). Chính phủ Trung Quốc cho biết không có bằng chứng rõ ràng về vấn đề lây nhiễm từ người sang người".
Đến ngày 28-1, Đức chính thức thông báo ca nhiễm từ người sang người đầu tiên ở châu Âu.
☘COVID-19 chỉ là cúm nhẹ?
Đầu tháng 2-2020, giáo sư Didier Raoult - giám đốc Viện nghiên cứu Bệnh viện đại học (IHU) - bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải ở Marseille (Pháp) - giải thích trên kênh truyền hình BFM-TV rằng "không có lý do gì để sợ" virus SARS-CoV-2 vì virus này "không quá dữ dằn".
Giáo sư Didier Raoult là một nhà chuyên môn đang gây nhiều tranh cãi ở Pháp dù nhiều người cũng nhận định ông là một trong những chuyên gia giỏi.
Đến ngày 10-3, trên các mạng xã hội vẫn lan truyền thông tin COVID-19 chỉ là đợt cảm cúm bộc phát mạnh.
Giáo sư Gilles Pialoux - trưởng khoa các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới tại Bệnh viện Tenon (Paris) - kể với báo Libération: "Khi bệnh nhân Trung Quốc đầu tiên được chẩn đoán dương tính với virus corona, một đồng nghiệp đã nói với tôi rằng đừng quên nói với các cô y tá đây là bệnh cúm nhẹ! Bây giờ anh ta là một trong những người lo lắng nhất".
☘Không cần thiết phải mang khẩu trang?
Ngày 26-2, Bộ trưởng Đoàn kết và y tế Pháp Olivier Véran (tiến sĩ thần kinh học) đánh giá: "Hôm nay cũng như ngày mai, một người không có triệu chứng đi đến nơi công cộng hay đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng thì không cần mang khẩu trang. Điều đó không cần thiết".
Một tháng sau, người phát ngôn Chính phủ Pháp Sibeth Ndiaye tuyên bố: "Không cần phải mang khẩu trang khi tôn trọng khoảng cách bảo vệ với những người khác".
Những tuyên bố như thế xuất hiện vào thời điểm Chính phủ Pháp đang đối phó với tình trạng thiếu khẩu trang và ưu tiên phân phối khẩu trang cho các nhân viên y tế.
Sau đó thì chính phủ đã quay ngoắt 180 độ. Đầu tháng 4, Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế Pháp (Bộ Đoàn kết và Y tế) Jérôme Salomon nhấn mạnh: "Chúng tôi khuyến khích công chúng, nếu họ muốn nên mang… luân phiên khẩu trang đang được sản xuất".
Từ đó, mang khẩu trang trở thành yêu cầu bắt buộc trên các phương tiện giao thông công cộng và một số địa điểm.
☘Trẻ em là nguồn lây nhiễm tiềm năng?
Giữa tháng 4, giáo sư Robert Cohen - chuyên gia bệnh truyền nhiễm trẻ em - trao đổi với báo Ouest-France: "Là bác sĩ đa khoa hoặc nhi khoa, tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng COVID-19 chủ yếu do trẻ em nhiễm và lây truyền ngay cả khi các em không mắc bệnh như nhiều chủng virus đường hô hấp khác. Với giả thuyết như thế, đóng cửa trường là điều đương nhiên để ngăn chặn virus lây nhiễm".
Đến ngày 4-6, giáo sư Robert Cohen công bố nghiên cứu trên 605 trẻ em ở vùng Île-de-France (Pháp) do ông cùng 26 bác sĩ nhi thực hiện. Nghiên cứu cho thấy trẻ em ít lây nhiễm COVID-19 hơn người lớn.
Ở Île-de-France (vùng bị nhiễm COVID-19 nhiều nhất của Pháp), chỉ có 0,6% trẻ em bị nhiễm. 90% trường hợp là người lớn lây cho trẻ em.
Theo giáo sư Robert Cohen, trẻ em được bảo vệ nhiều hơn người lớn vì nhiễm nhiều loại virus corona khác (miễn dịch chéo) và trên niêm mạc mũi có ít thụ thể virus hơn.
Do các em còn nhỏ, những giọt bắn không đến được người lớn. Các em cũng khó nhiễm hơn vì sổ mũi thường xuyên hơn.
☘Ibuprofen nguy hiểm với virus corona?
"Thuốc giảm đau chống viêm Ibuprofen có thể là tác nhân làm tăng nặng tình trạng nhiễm trùng" ở bệnh nhân COVID-19. Ngày 14-3, Bộ trưởng Đoàn kết và y tế Olivier Véran lại cảnh báo như thế trên tài khoản Twitter.
Trong khi đó, các nhà khoa học Anh đang thử nghiệm xem liệu thuốc Ibuprofen có thể giúp bệnh nhân nhiễm COVID-19 hay không. Họ tin rằng Ibuprofen vừa chống viêm và giảm đau vừa có thể điều trị bệnh hô hấp.
Trong khi đó, Ủy ban Dược phẩm dành cho người của Anh (CHM) đã nghiên cứu và kết luận: tương tự như paracetamol, thuốc Ibuprofen không gây nguy hiểm đối với người nhiễm COVID-19. Hai loại thuốc này đều hạ sốt và giảm triệu chứng cúm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top