BỨC ẢNH PHẢI SUY NGẪM... NGÀY BÃO DỊCH! -- bệnh nhân 91

Đây là hình ảnh cuối cùng của bác sĩ Hadio Ali (bác sĩ vừa qua đời sau khi điều trị cho những người bị nhiễm bởi virus Corona ở Jakarta, Indonesia)

Trong ảnh ghi lại chuyến thăm nhà cuối cùng của Bác sĩ, đứng ngoài cổng, lặng nhìn ngắm con mình và người vợ đang mang thai đứa con thứ 3 sắp chào đời.

Điều gì sẽ ở trong tâm trí của những đứa trẻ đó... Bố ơi, chúng ta có thể gặp nhau một lần và lại gặp nhau không?

Bác sĩ không muốn bất kỳ sự tiếp cận nào với gia đình để tránh đi sự lây lan của dịch bệnh. Thật tội nghiệp, vị Bác sĩ đứng ở cổng nhìn vào như một người xa lạ.

Nhưng đó lại là lần gặp mặt gia đình lần cuối cùng của anh ấy!

Vị bác sĩ này là anh hùng của Indonesia. Người hùng đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân cho đến khi... anh ra đi mãi mãi cũng chính vì...

Cảm ơn và trân trọng.

RỢN NGƯỜI... LÀ THẬT! Nhìn người Nhật đi ngắm hoa anh đào trong mùa dịch mà thấy hoảng luôn. Yêu cái đẹp bất chấp bệnh dịch chết chóc là đây!

Thấy có nhiều bạn, trong đó có cả những quan chức đang ca ngợi mô hình của Nhật về chống dịch để học hỏi. Mình cũng chưa biết học hỏi gì? Nhưng chỉ biết là Nhật giờ đang lộ dần ra cái đuôi rất khủng khiếp.

🛑1/ Ngày 25/3, Nhật cho một cú thêm 96 ca, chỉ riêng Tokyo là 41 ca. Ngày 26 tăng tiếp 46 ca. Nay Nhật có 1307 ca và 45 ca tử vong. Cái này chưa tính hơn 700 ca ở tàu Công chúa hoàng gia, chứ tính hết thì Nhật thành hơn 2000 ca rồi và tử vong cũng bộn. Vì hiện dù không tính thì cái hơn 700 ca đó vẫn chữa tại Nhật.

🛑2/ Trong ngày 26-3, chính phủ Nhật Bản thành lập cơ quan đầu não đặc biệt để giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19. Cơ quan này trực thuộc văn phòng Thủ tướng Abe Shinzo. Đây có thể là bước chuẩn bị cho giai đoạn tuyên bố tình trạng khẩn cấp, theo hãng thông tấn Kyodo.Thống đốc Tokyo, bà Yuriko Koike, đã tổ chức một cuộc họp báo khẩn cấp vào cuối ngày 25-3 và yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài cho đến ngày 12-4.

🛑3/ Dù rất giàu nhưng Nhật chơi bài test hạn chế, làm như mọi cái bình thường mà chắc là vì cố tổ chức Olympic chăng?

Nhưng nay thì hoãn cả rồi. Các biện pháp quản lý lỏng lẻo thời gian qua gây ra sự "tự mãn an toàn". Chính quyền chỉ cho xét nghiệm một cách hạn chế, đi ngược lại lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bộ Y tế Nhật Bản phân bua họ làm vậy để tránh khuấy động sự hoảng loạn trong người dân, có thể làm quá tải hệ thống y tế. Số liệu của bộ này cho biết có tổng cộng 23.521 người trong tổng số 126,7 triệu dân được xét nghiệm Covid-19, tính đến 0 giờ sáng 26-3.

Trong khi đó, Singapore chỉ có 5,7 triệu dân nhưng đã thực hiện ít nhất 39.000 cuộc xét nghiệm. Kết quả, Singapore hiện có 631 ca nhiễm trong khi Nhật Bản chỉ có 1.314 ca nhiễm - con số mà cựu Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Yoichi Masuzoe cho là quá thấp, khiến mọi người chủ quan.

Đây có thể là một lý do tại sao các chuyến tàu vào giờ cao điểm ở Nhật Bản vẫn chật cứng. Nhiều người tiếp tục ra ngoài thưởng thức các bữa tiệc ngắm hoa anh đào hoặc đi mua sắm ở khu Shibuya và Ginza thoải con gà mái.

Cứ cùng chờ xem, điều gì sẽ xảy ra tại đây!

Theo: Nguyễn Thị Bích Hậu
🍋BN 91 trả lời độc quyền BBC:

Bệnh nhân 91: ‘Từng có phương án đưa tôi về bằng quan tài’

Tưởng chừng không qua khỏi, phi công Stephen Cameron, người được biết đến với mã số bệnh nhân 91, đã hồi phục ngoạn mục.

Lúc Stephen Cameron nhập viện với mã số bệnh nhân 91 vào ngày 18/3, cả thế giới mới có chưa đến 200.000 ca nhiễm. Lúc ông tự ngồi dậy được vào ngày 9/6, số ca dương tính toàn thế giới đã vượt qua 7 triệu người. Từ căn phòng hồi sức đặc biệt của mình, phi công đến từ thị trấn Motherwell ở North Lanarkshire, Scotland chia sẻ độc quyền với BBC News những hồi ức ngắt quãng.

"Tôi đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM khi thân nhiệt khoảng 41, 42 độ và được bệnh viện đưa vào phòng cách ly. Triệu chứng tôi có lúc đó không phải nhẹ và các bác sĩ ở đấy biết chắc rằng tôi đã nhiễm Covid-19", bệnh nhân 91 chia sẻ.

Tình hình diễn biến xấu đi nhanh chóng và Cameron sau đó đã trở thành bệnh nhân nguy kịch nhất trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Trước khi rơi vào hôn mê, mọi thứ đối với Cameron như thước phim trắng, không rõ nét với những chập chờn khi ông được đưa từ phòng bệnh này sang phòng bệnh khác.

"Tôi chưa từng nghĩ rằng tôi sẽ hôn mê suốt 10 tuần. Tôi nhớ lúc được mở khí quản, được đẩy xe qua hành lang bệnh viện và rồi những ngày sau đó là một làn sương mờ", Cameron - 43 tuổi, người chỉ mới có hai chuyến bay đầu tiên cho hãng Vietnam Airlines trong vai trò cơ phó máy bay Boeing 787 - hồi tưởng.

Trong lúc ông chìm vào hôn mê và các bác sĩ phải gồng mình để chữa trị, các bệnh nhân phải thở máy khác ở Việt Nam lần lượt bình phục và xuất viện.

Được chữa khỏi Covid-19, nhưng tình trạng sức khỏe của Cameron vẫn cực kỳ xấu vào thời điểm ông được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM sang Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 22/5 để điều trị hồi phục. Các bác sĩ đã tính tới việc ghép hai phổi và thận cho bệnh nhân, trong khi ở bên ngoài, người ta đã dự phòng tới trường hợp ông không qua khỏi.

"Craig, bạn tôi kể rằng, từng có lúc cậu ấy được Văn phòng Ngoại giao thông báo rằng tôi chỉ còn 10% cơ hội sống nên cậu ấy đã lên kế hoạch cho trường hợp xấu nhất. Cậu ấy trả lại căn hộ của tôi và bắt đầu chuẩn bị những việc cần làm nếu tôi trở về quê hương trong quan tài", Cameron kể sau khi đã tỉnh lại và gọi điện cho một số bạn bè.

Trả lời BBC, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê cho biết ngành y tế Việt Nam đã huy động toàn bộ các phương tiện hồi sức tích cực hiện đại như thở máy chức năng cao, ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc thận và các can thiệp giải quyết hậu quả của bệnh Covid-19 như rối loạn đông máu, tắc mạch…

"Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM được sự phối hợp của bệnh viện Chợ Rẫy 24/7 tham gia cứu chữa ngay từ đầu. Bệnh viện bố trí bệnh nhân ở phòng áp lực âm, dùng Hydrochloroquin, kháng sinh, trợ giúp hô hấp bằng thở máy qua mặt nạ, dinh dưỡng, dự phòng huyết khối tắc mạch, động viên tinh thần", PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, chia sẻ với BBC News tiếng Việt.

Nhớ lại thời kỳ khó khăn, ông Khuê cho biết: "Bệnh nhân có diễn biến nặng dần lên đến suy đa tạng. Giai đoạn bi quan nhất là khi người bệnh tổn thương toàn bộ hai bên phổi rất nhanh, kèm theo đó là sự suy giảm chức năng của các tạng khác như thận, gan và rối loạn đông máu".

....
Khi tỉnh dậy sau nhiều tuần, mọi thứ đối với Cameron dường như là một thế giới mới khi số ca lây nhiễm, tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu nói chung, châu Âu nói riêng tăng nhanh chóng.

"Khi tôi tỉnh lại thì chưa được dùng điện thoại. Sau đó, bạn bè đã nói cho tôi biết chuyện gì đang xảy ra và tôi cũng vào một số trang báo nhất định để đọc. Tôi rất sốc khi có thời điểm, ở Anh quốc ghi nhận hàng trăm người chết mỗi ngày, trong khi tôi đang ở một đất nước chưa có ca tử vong nào", anh nói.

Trong phòng hồi phục riêng tại bệnh viện Chợ Rẫy, nơi ông được chuyển đến sau khi cai máy thở và âm tính với Covid-19, viên phi công cảm thấy hậu quả của những tháng ngày nằm bất động trong tình trạng bệnh nặng.

Bệnh nhân sụt 20 kg và các cơ trở nên yếu ớt đến mức ông phải cố gắng mới có thể đưa chân lên vài cm, thêm vào đó là tình trạng mệt mỏi và căng thẳng nghiêm trọng sau khi tỉnh dậy. Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương cũng là một mối lo khác.

"Tôi rất may mắn khi tác dụng phụ cuối cùng chỉ là chân tôi chưa đủ khỏe để đứng vững nhưng tôi đang tập vật lý trị liệu 2 lần/ngày", Cameron chia sẻ.

'Tôi muốn về nhà'

Stephen Cameron mô tả tuần đầu tiên tỉnh dậy mọi thứ rất hỗn loạn, tới tuần tiếp theo anh đã có thể gọi điện cho bạn bè.

"Mọi người đều rất lo lắng khi tin nhắn gửi đến tôi không được phản hồi. Tôi ghét cảm giác nhìn bạn bè mình khóc qua điện thoại khi nhận được cuộc gọi từ tôi vì họ từng nghĩ sẽ không bao giờ có thể nghe hay nhìn thấy tôi nữa", Cameron bồi hồi.

Anh chia sẻ thêm: "Tôi muốn trở về quê hương. Khi nằm trong phòng hồi sức cấp cứu của bệnh viện Chợ Rẫy quá lâu như vậy, tôi cảm thấy mình đang giành mất suất cứu chữa của người khác mà có thể họ đang bệnh rất nặng. Đó cũng là một trong những lý do tôi muốn quay về nhà".

"Tinh thần của tôi đã chịu nhiều thương tổn. Ngay bây giờ đây, tất cả những gì tôi muốn làm là về nhà. Tôi rất nhớ quê hương mình, nhớ đội bóng và những trận đấu", bệnh nhân 91 chia sẻ.

Phi công đến từ Scotland cũng nhớ lại thời gian mới bị bệnh cũng như nỗi áy náy khi gây phiền phức cho người khác.

"Khi tôi nghĩ mình bị nhiễm Covid, tôi đã tự cách ly mình, sử dụng găng tay, xịt khử trùng mọi thứ và liên hệ với công ty tôi làm việc để báo cáo tình hình. Tôi cảm thấy khá bất tiện cho người dân sống trong khu nhà tôi khi họ phải chịu việc cách ly vì tôi bị nhiễm bệnh", anh nói và không quên bày tỏ lòng biết ơn đến các y bác sĩ.

"Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được người Việt Nam quan tâm đến như vậy. Trên hết, tôi biết ơn lòng quyết tâm cứu tôi đến cùng của các bác sĩ. Có những người đã gửi hoa và quà đến cho tôi, những bài báo viết về tôi được nhận rất nhiều sự quan tâm của người dân nơi đây. Điều đó thực sự làm tôi cảm thấy choáng ngợp và hạnh phúc."

Với tất cả những trải nghiệm có một không hai ở đất nước này, Caremon dự tính sẽ quay trở lại Việt Nam khi anh hoàn toàn khỏe mạnh.

Theo Cameron, công việc làm phi công của anh rất áp lực, hàng giờ phải tập trung cao độ để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay nên việc hồi phục về tinh thần đối với anh lúc này rất quan trọng.

"Rất nhiều bạn bè tôi trông đợi tôi sẽ chiến thắng căn bệnh này. Bạn bè tôi nói tôi đã rất cố gắng và không bỏ cuộc để sống sót nhưng có thể trong tương lai, tôi sẽ bị sang chấn tâm lý. Tôi cần nhận thức rõ điều đó, nhất là khi tôi là một phi công chuyên nghiệp và có trách nhiệm với công việc của mình".

Cameron cho biết, anh không hề hút thuốc nhưng có thời điểm, phổi của anh bị tổn thương rất nặng. Điều đó cho thấy sự kinh khủng của virus này thế nào.

"Khi truyền thông đưa tin rằng tôi cần ghép phổi, rất nhiều người đã đề nghị hiến tặng, bao gồm cả một cựu binh 70 tuổi. Nhưng ca phẫu thuật cần tới cả 2 lá phổi nên sẽ không tốt cho ông ấy".

"Nếu ở nơi khác trên trái đất này, tôi có thể đã chết", bệnh nhân 91 bộc bạch.

Trong vài tuần qua, Cameron được nhiều bác sĩ, y tá, các nhà ngoại giao và quan chức chính quyền đến thăm ngay tại giường bệnh của anh. Gần đây nhất, phòng bệnh của anh đã được Tổng lãnh sự Anh và Chủ tịch UBND TP HCM thăm hỏi.

Cameron cho biết thêm, dự định của anh vẫn sẽ quay lại Việt Nam khi đã hồi phục hoàn toàn. Với những trải nghiệm có một không hai ở đất nước này, anh chắc chắn sẽ quay trở lại.

Với tốc độ phục hồi như hiện nay, người ta dự kiến sẽ đưa bệnh nhân về nước vào ngày 12/7. Cuộc chiến cam go giành sự sống của phi công Scotland đã thành công ngoạn mục.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top