bản chất của dịch bệnh
NHỮNG HUỚNG DẪN KHOA HỌC GIÚP BẠN TRÁNH LÂY NHIỄM CORONAVIRUT TỪ
ĐẠI HỌC JOHNS HOPKINS
Đại học Johns Hopkins đã gửi ghi chú chi tiết về việc tránh lây nhiễm.Các bạn hãy chia sẻ càng nhiều càng tốt !
* Virus không phải là một sinh vật sống, mà là một phân tử protein (DNA) được bao phủ bởi một lớp lipid bảo vệ (chất béo), khi được hấp thụ bởi các tế bào của niêm mạc mắt, mũi hoặc buccal, làm thay đổi mã di truyền (đột biến) và chuyển đổi chúng thành các tế bào xâm lược và nhân.
* Vì virut không phải là một sinh vật sống mà là một phân tử protein, nó không bị giết mà tự phân rã.
Thời gian phân rã phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và loại vật liệu nơi nó nằm.
* Virus rất dễ vỡ; điều duy nhất bảo vệ nó là một lớp mỡ mỏng bên ngoài.
Đó là lý do tại sao bất kỳ xà phòng hoặc chất tẩy rửa là phương thuốc tốt nhất, bởi vì bọt CUTS the FAT (đó là lý do tại sao bạn phải chà xát quá nhiều: trong 20 giây trở lên, để tạo ra nhiều bọt).
Bằng cách hòa tan lớp chất béo, phân tử protein tự phân tán và tự phân hủy.
* NHIỆT làm tan mỡ; Đây là lý do tại sao nó rất tốt để sử dụng nước trên 25 độ C để rửa tay, quần áo và mọi thứ. Ngoài ra, nước nóng tạo ra nhiều bọt hơn và điều đó càng hữu ích hơn.
* Rượu hoặc bất kỳ hỗn hợp nào có cồn trên 65% DISSOLVES BẤT KỲ FAT NÀO, đặc biệt là lớp lipid bên ngoài của virus.
* Bất kỳ hỗn hợp nào với 1 phần thuốc tẩy và 5 phần nước hòa tan trực tiếp protein, phá vỡ nó từ bên trong.
* Nước có oxy giúp giữ lâu sau xà phòng, rượu và clo, vì peroxide hòa tan protein virut, nhưng bạn phải sử dụng nó nguyên chất và nó làm tổn thương làn da của bạn.
* KHÔNG DÙNG BACTERICIDE. Virus không phải là một sinh vật sống như vi khuẩn; họ không thể giết chết những gì không còn tồn tại với anthobamel, nhưng nhanh chóng làm tan rã cấu trúc của nó với mọi thứ đã nói.
* KHÔNG BAO GIỜ lắc rũ quần áo, tấm ga giường hoặc vải đã sử dụng hoặc chưa sử dụng. Trong khi nó được dán vào một bề mặt xốp, nó rất trơ và tan rã chỉ trong khoảng 3 giờ (vải và xốp), 4 giờ (đồng, vì nó có tính sát trùng tự nhiên và gỗ, vì nó loại bỏ tất cả độ ẩm và không để nó bóc ra và tan rã), 24 giờ (bìa cứng), 42 giờ (kim loại) và 72 giờ (nhựa). Nhưng nếu bạn lắc nó hoặc sử dụng khăn lau lông vũ, các phân tử virus trôi nổi trong không khí tới 3 giờ và có thể đọng lại trong mũi bạn.
* Các phân tử virus vẫn rất ổn định trong cái lạnh bên ngoài, hoặc nhân tạo như máy điều hòa không khí trong nhà và xe hơi.
Chúng cũng cần độ ẩm để ổn định, và đặc biệt là bóng tối.
Do đó, môi trường hút ẩm, khô, ấm và sáng sẽ làm suy giảm nó nhanh hơn.
* UV LIGHT trên bất kỳ vật thể nào có thể chứa nó sẽ phá vỡ protein của virus. Ví dụ, để khử trùng và tái sử dụng mặt nạ là hoàn hảo. Hãy cẩn thận, nó cũng phá vỡ collagen (vốn là protein) trong da, cuối cùng gây ra nếp nhăn và ung thư da.
* Virus KHÔNG THỂ đi qua làn da khỏe mạnh.
* Giấm KHÔNG hữu ích vì nó không phá vỡ lớp mỡ bảo vệ.
* SPIRITS, VODKA, KHÔNG CÓ TÁC DỤNG. Vodka mạnh nhất là 40% cồn, và bạn cần 65%.
* LISTERINE TRỊ NÓ! Đó là cồn 65%.
* Không gian càng bị giới hạn, càng có nhiều nồng độ của virus. Càng mở hoặc thông gió tự nhiên, càng ít.
* Đây là siêu nói, nhưng bạn phải rửa tay trước và sau khi chạm vào niêm mạc, thực phẩm, khóa, núm, công tắc, điều khiển từ xa, điện thoại di động, đồng hồ, máy tính, bàn, TV, vv Và khi sử dụng nhà vệ sinh .
* Bạn phải HUMIDIFY TAY KHÔ từ việc rửa tay thật nhiều, bởi vì các phân tử có thể ẩn trong các vết nứt nhỏ. Kem dưỡng ẩm càng dày thì càng tốt.
* Đồng thời giữ NAILS SHORT ( móng tay)của bạn ngắn để virus không ẩn ở đó.
St
TẠI SAO VIRUS COVID-19 LẠI CÓ SỨC MẠNH KHỦNG KHIẾP NHƯ VẬY ?
Hôm nay Chủ nhật, có thời gian xem qua báo Đức một chút thì tôi thấy các Nhà khoa học Đức họ phân tích do 5 nguyên nhân chính làm cho con virus này nó đánh tan tác cả loài người.
Có thể còn do nhiều nguyên nhân khác nữa mà người ta chưa thể tổng kết hết được. Tôi chỉ tóm tắt sơ bộ cho chúng ta có cái nhìn khái quát (Überblick) mà thôi. Để ta không coi thường về con virus tệ hại và cực kỳ nguy hiểm này.
5 nguyên nhân đó là:
1. Es kann fliegen (Nó có thể bay được) và bay xa tới 1,8 m qua không khí mà lây tới mình và lây qua cả mắt. Nên khẩu trang bà con ta may tặng ủng hộ chỉ mới che được miệng và mũi mà thôi.
2. Es operiert verdeckt (tạm dịch : Nó hoạt động một cách kín đáo và ngấm ngầm). Vì vậy mà có bệnh nhân bị nhiễm hàng tuần mà không thấy có triệu chứng gì (ohne Symptome) để mà đi chữa trị và cách ly. Trong thời gian dài như vậy thì Bệnh nhân này đã lây cho biết bao người rồi. Nó không như Sars-CoV-2 khi người bị nhiệm là virus này nó đột nhập ngay vào phổi, làm người bệnh cảm thấy không ổn ngay. Và họ phải đi bác sỹ gấp, từ đó được kịp thời chữa chạy và cách ly làm giảm sự lây nhiễm (Epidemie einzudämmen) cho cộng đồng.
3. Es ist perfekt an uns angepasst ( Nó hộị nhập, thích ứng vào cơ thể của ta một cách ngoạn mục)
Vì nó có dạng vỏ hình cầu (kugelförmige Hülle) nên bề mặt của nó lớn, từ đó nó lập trình thành những "Nhà máy" sản sinh ra con cháu nhanh và đông đúc (Viren-Fabrik) . Chúng cư ngụ ở các tế bào của con người và phá phách. Đặc biệt là nó bám rất chặt vào các tế bào ( Zelle) của ta. Bám chặt gấp 10 lần so với Sars-CoV. nên đánh bật nó ra rất khó!
4. Es ist robust (Con Virus này nó vạm vỡ, khỏe mạnh và rất cường tráng) Vì thế mà nó có thể tốn tại một cách ngạo nghễ ngay môi trường bên ngoài với điều kiện khắc nghiệt chứ không yếu ớt như các virus khác. Thậm chí nó tồn tại tới 24 tiếng trên bề mặt Karton, từ 2 đến 3 ngày trên bề mặt của đồ nhưa hay kim loại.
5. Es hält sich fit (Nó luôn tự giữ được sự sung sức)
Chính vì vậy mà khi nó thâm nhập vào cơ thể ta thì nó phát triển mạnh bằng cách nhân lên (hohe Anzahl von Kopieren). Sự can thiệp của con người qua sự làm biến đổi đột biến di truyền (Mutationen) gen của nó qua quá trình sao chép (Replikationsprozess) của nó để tìm cách kìm hãm và làm nó suy yếu đi là rất gian nan. Nó mạnh như vậy, nên khả năng đề kháng của cơ thể ta và tìm ra được vacin công hiệu là không đơn giản.
Chính vì con viris này mang những đặc thù không như những con vurus khác mà các Nhà nghiên cứu khoa học trên toàn Thế giới đang tăng tốc vào cuộc để vắt óc tìm ra ngọn ngành và các biện pháp để cứu con người trong cơn khủng hoảng này.
Nguyễn Doãn Đôn dịch và tổng hợp
GS NGUYỄN LÊ ANH: VIỆT NAM SẼ KẾT THÚC DỊCH VÀO 15/05
Bắt đầu từ hôm nay tôi muốn các bạn cùng tôi theo dõi dự đoán về diễn biến dịch Covid-19 ở Việt Nam của GS Nguyễn Lê Anh, người đã dự báo chính xác diễn biến dịch covid-19 ở Việt Nam trong 10 ngày qua.
Tại sao lại là GS Nguyễn Lê Anh?
Thứ nhất bởi GS Lê Anh đã dự báo khá chính xác diễn biến của dịch covid-19 ở Việt Nam trong 10 ngày qua, bắt đầu từ ngày 21/03, một công việc vô cùng khó khăn, hiếm ai có thể dự báo gần chính xác. Những con số về số ca đang điều trị (số ca nhiễm trừ đi số ca hồi phục) từ ngày 22/03 đến 30/03 trên thực tế đều thấp hơn một chút so với dự báo của GS Nguyễn Lê Anh.
Thứ hai bởi GS Lê Anh đã bám rất sát chiến lược chống covid-19 của chính phủ Việt Nam, đó là chiến lược "khống chế đến mức loại bỏ hoàn toàn khả năng lây chéo mất kiểm soát trong cộng đồng". Chi tiết thuật toán chống dịch như sau:
- Lập hồ sơ bệnh án từng bệnh nhân, phản ánh rõ sự di chuyển gặp gỡ theo thời gian để xác định chính xác cây lây nhiễm.
- Khoanh vùng và cách li triệt để các đối tượng nghi nhiễm.
- Chữa trị tốt nhất cho các bệnh nhân.
Theo GS Lê Anh đây là thuật toán chống dịch mẫu mực nhất thế giới, chưa từng có quốc gia nào thực hiện.
Thứ ba bởi GS Lê Anh là người cực thông minh, cực giỏi Toán, là người thông minh nhất trong số số những người Việt Nam tài giỏi mà tôi biết. Bằng trí tuệ và kiến thức Toán và Vật Lý siêu việt của mình, GS đã mô hình hoá dịch covid-19 ở Việt Nam thành một hàm số phân bố Tanh(x), ban đầu là phân bố Gauss, sau khi đạt đỉnh dịch thì theo phân bố Poission. Khi chọn hàm phân bố, GS đã tính toán đến sự hỗn loạn và ngẫu nhiên gia tăng, trong điều kiện phụ thuộc vào khoảng cách, cùng với các dữ liệu được thống kê qua dịch H5N1 và SARS trước đây trên toàn thế giới.
Bổ sung thêm, GS Nguyễn Lê Anh đã dùng Toán học để tính toán đúng toạ độ máy bay MIG bị rơi trên đỉnh núi Tam Đảo từ cách đây 49 năm (1971) và cùng với BQP tìm được mảnh xác máy bay.
ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỰ BÁO DỊCH 10 NGÀY QUA
Đây là dự báo và thực tế về số ca đang điều trị của Việt Nam từ ngày 22/03 đến 30/03 mà GS Lê Anh đã dự báo từ ngày 21/03:
Ngày 22/03: dự báo 95, thực tế 96
Ngày 23/03: dự báo 108, thực tế 104
Ngày 24/03: dự báo 121, thực tế 117
Ngày 25/03: dự báo 134, thực tế 131
Ngày 26/03: dự báo 147, thực tế 136
Ngày 27/03: dự báo 160, thực tế 149
Ngày 28/03: dự báo 172, thực tế 158
Ngày 29/03: dự báo 183, thực tế 169
Ngày 30/03: dự báo 193, thực tế 151
Như vậy là số thực tế luôn thấp hơn số dự báo của GS Lê Anh. GS Lê Anh cho rằng số thực tế thấp hơn là do chúng ta đã bỏ sót người đã dương tính với covid-19 chưa phát hiện và chưa nhập viện điều trị (thời điểm ngày 30/03 là 42 người).
DỊCH SẼ ĐƯỢC KHỐNG CHẾ VÀO GIỮA THÁNG 5
GS Lê Anh dự báo tổng số ca nhiễm của Việt Nam toàn mùa dịch trong khoảng 500 ca (cộng, trừ), trong đó số ca phải điều trị nhiều nhất tại một thời điểm là 225 ca (vào ngày 05/04 và 06/04). Điều đó có nghĩa là đỉnh dịch sẽ vào ngày 06/04. Sau ngày 06/04 số ca phải điều trị sẽ giảm dần từ 225 ca xuống 20 ca vào ngày 08/05 và sẽ được khống chế vào giữa tháng 5 (tất nhiên với điều kiện chúng ta vẫn đóng cửa quốc tế).
Sau đây là dự báo số ca phải điều trị (active cases) 40 ngày kế tiếp từ ngày 30/03 đến ngày 08/05 của GS Lê Anh:
193 202 209 215 220 223 225 225
224 221 217 212 206 200 192 184
102 175 166 157 147 138 129 120
111 94 86 78 71 64 58 52
47 42 38 33 30 26 23 20
GS Lê Anh cũng dự báo đến cuối tuần sau (12/04) sẽ có khoảng 50 bệnh nhân được hồi phục và sẽ có thêm 100 ca nhiễm mới được phát hiện.
Điểm cuối cùng tôi muốn nói chức danh "Giáo sư" là tôi tự phong cho Anh Nguyễn Lê Anh, chứ thực tế thì nhà nước mình chưa phong và chắc chắn Anh Nguyễn Lê Anh không bao giờ làm hồ sơ để xét phong GS cả.
PS: Ai quan tâm chi tiết thuật toán vào fb của GS Nguyễn Lê Anh
https://www.facebook.com/nguyenleanh2007
🍋 đối phó với con virus Vũ Hán (xem FB Than Ngoc Pham):
bài nói chuyện của bác sỹ David Price về cách ngừa Covid-19.
Bác sỹ Price hiện đang làm trong ICU của bệnh viện ở New York và đây là chia sẻ của ông sau khi chuyên điều trị toàn bệnh nhân covid-19 trong những tuần qua.
"Tôi là bác sĩ trong phòng ICU (khoa hồi sức cấp cứu) ở bệnh viện ở New York. Bệnh viện chúng tôi có 1200 giường bệnh. Trước đây bệnh viện có điều trị và mổ nhiều căn bệnh khác nhau nhưng nay chỉ điều trị 100% bệnh nhân nhiễm Covid. Hiện bệnh viện đang lãnh 20% của số bệnh nhân Covid tại New York.
Bổn phận của tôi là chăm sóc những ca bịnh nặng đã được đưa vào ICU. Tôi là người quyết định bịnh nhân nào được dùng máy thở và nằm với máy thở bao lâu. Vì vậy tôi nghĩ tôi có thẩm quyền để nói về những gì đang xảy ra. Trong ba tháng vừa rồi chúng tôi đã học hỏi thêm được rất nhiều về con virus này. Hiện giờ bạn nghe giọng tôi hơi nghẹn ngào không phải vì tôi sợ mà lần đầu tiên trong rất lâu, TÔI THẤY HẾT SỢ!! Tôi muốn chia sẻ với quý vị để làm quý vị bớt hoang mang và biết cách bảo vệ bản thân và gia đình.
TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID
-Nóng
-Sốt
-Đau cổ
Virus vào người sẽ đi khắp nơi nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là phổi. 80% bệnh nhân chỉ nói là họ "Không cảm thấy khỏe trong người... ho nhẹ... nhức đầu". Bệnh thường kéo dài 5, 7 đến 14 ngày. Bị nhẹ thì bắt đầu ngày thứ 5 sẽ thấy khỏe lại.
Bệnh nặng hơn trong 3 tới 5 ngày sẽ thấy khó thở (bạn chỉ nên vào nhà thương khi thấy khó thở chứ nóng sốt thì không cần đến). Tới ngày thứ 7 sẽ bắt đầu thấy khỏe lại.
COVID NHIỄM CÁCH NÀO
Covid nhiễm qua "SUSTAINED CONTACT" (đụng chạm lâu) với một người bệnh hoặc với người sắp phát triệu chứng trong một, hai ngày sắp tới. "Sustained contact"- "đụng chạm lâu" có nghĩa là đứng gần (dưới 6 feet = 1,82m) và tiếp xúc từ 15 đến 30 phút ở một nơi bít bùng, đóng kín, và không có đồ bảo vệ, chẳn hạn như khi không đeo khẩu trang. Nên các bạn khỏi phải sợ là con virus còn nằm trong không khí rồi mình vô tình đi qua rồi bị lây.
Gần như CÁCH DUY NHẤT để lây bệnh là khi virus dính vào tay mình rồi mình đưa tay lên sờ mặt. Như vậy virus có thể vào mắt, mũi, hoặc miệng mình.
Xin tóm lại một cách đơn giản là phần đông những người bị nhiễm là do họ chạm tay vào một người bệnh rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Khi hiểu được nguyên lý này thì mấy hôm nay tôi bắt đầu cười lại được vì tôi biết tôi sẽ không bị nhiễm. Tôi muốn nhắc nhở các bạn những điều quan trọng sau đây:
1) Covid hiện đang ở trong cộng đồng của quý vị dù quý vị ở đâu.
2) Rửa tay thường xuyên. Để ý tay mình vừa chạm vào đâu, đụng vào cái gì và nhớ lúc nào cũng tẩy bằng hand sanitizer hoặc rửa tay cho sạch. Bản thân tôi đi đâu cũng cầm theo lọ Purell (nước tẩy tay). Ví dụ tôi đi từ nhà trọ ra thang máy tôi vẫn có thể bấm nút thang nhưng sau đó liền đổ một vài giọt Purell vào tay. Ra đến cửa cũng vậy, có thể dùng tay mở cửa nhưng sau đó lại Purell. Nếu GIỮ TAY SẠCH SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM COVID.
3) Đây không phải là căn bệnh mà một người bệnh chạm vào thứ gì rồi cả cộng đồng lây theo khi đụng vào thứ đó. Chúng ta chỉ lây khi gặp và đụng chạm nhau lâu "sustained contact". Muốn kỹ hơn thì rửa hoặc tẩy trùng tay sau khi chạm vào bất cứ vật gì.
4) Bạn cần phải để ý và sửa cái tật ưa chạm vào mặt (dụi mắt, ngoáy mũi, cậy mụn... v.v). TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHẠM TAY VÀO MẶT. Bạn đi ăn tiệc. Bắt tay một người bệnh rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Đó là cách lây Covid. Đơn giản chỉ có vậy.
5). Tôi khuyên mọi người nên đeo khẩu trang không phải vì nó sẽ bảo vệ hay ngăn ngừa được Covid nhưng nó sẽ tập cho bạn thói quen tốt là không sờ vào mặt. CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG RỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.
6) Bạn không cần khẩu trang chuyên dụng y tế như loại N95. Ngay cả tôi trong bệnh viện, gặp toàn bệnh nhân Covid, tôi cũng chỉ đeo N95 trong những trường hợp đặc biệt.
7) Đứng xa mọi người, giữ khoảng cách 6 feet (1,82m), rửa tay, thì các bạn không phải lo gì cả"
🍋THÔNG TIN NÓNG: Theo PGS - TS Lê Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, ngay từ khi có bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam, các nhà khoa học của Viện đã nghiên cứu nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2, gây dịch Covid-19, từ bệnh phẩm của ca bệnh Covid-19.
🛑TS Mai đánh giá: "Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã qua 2 đợt dịch. Khi phân tích các virus trên bệnh phẩm từ các bệnh nhân, kết quả cho thấy, virus gây bệnh đã tách thành 2 nhóm khác hẳn nhau. Giai đoạn trước, các bệnh nhân là những người về từ châu Á, còn giai đoạn hiện nay, các bệnh nhân nhiễm virus có nguồn gốc bắt đầu từ châu Âu chiếm đa số. Và virus mà ta phân lập được trên ca bệnh Covid-19 về từ châu Âu thì khác với virus gây bệnh tại châu Á".
Hiện tại, các nhà khoa học của Viện chưa khẳng định về độc lực của virus này liên quan đến nguồn gốc địa lý, nơi mà chúng tồn tại. "Tuy nhiên, nó rất khác, khác biệt rõ rệt, có tiến hóa'', TS Mai cho biết.
Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cũng cho hay: "Virus nào lây nhiễm nhiều hơn, mạnh hơn hiện vẫn chưa khẳng định. Vì ngoài yếu tố đặc tính riêng, thì việc virus lây nhiễm còn phải có điều kiện tốt, môi trường tốt và cơ thể cảm nhiễm tốt".
🛑Trước đó, hồi đầu tháng 2, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đã nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV gây dịch Covid-19. Việc phân lập, nuôi cấy thành công đã giúp phát triển các sinh phẩm xét nghiệm, cũng như phục vụ cho nghiên cứu điều chế vắc-xin dự phòng bệnh.
Với các nghiên cứu về virus SARS-CoV-2, Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất mồi chuẩn thực hiện các xét nghiệm chính xác khẳng định ca bệnh Covid-19, cho kết quả xét nghiệm sớm hơn với số lượng lớn mẫu bệnh phẩm.
Việc này càng có ý nghĩa khi dịch Covid-19 tại Việt Nam đang lây lan trong cộng đồng, số người cần xét nghiệm tăng cao.
Thanh niên. 4-4-20
🍋 8-4
ĐỪNG XEM THƯỜNG COVID-19: SARS-CoV-2 là một loại virus thuộc họ corona, được biết đến với phương thức tấn công vào hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng giống cúm thông thường như ho khan và sốt. Các công trình nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ bị tổn thương phổi lâu dài. Tuy nhiên, hậu quả của bệnh chưa dừng lại ở đó.
- Theo Gizmodo, nhiều bác sĩ và nhà khoa học cho biết xuất hiện hàng loạt trường hợp bệnh nhân bị tổn thương tim trong khi nhiễm SARS-CoV-2, có thể dẫn đến tình trạng tim ngừng đập và tử vong.
Trong bài báo đăng trên Tạp chí Hiệp hội y khoa Mỹ, Matt Arentz, nghiên cứu sinh tại Đại học Washington (Mỹ) cùng các đồng sự thống kê có đến 1/3 bệnh nhân Covid-19 ở phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) gặp vấn đề với tim.
Ngoài ra, một số ít ca bệnh có triệu chứng bị tấn công hệ thần kinh, chẳng hạn như sưng não, co giật, đột quỵ, mất vị giác và khứu giác. Thậm chí, tỷ lệ khá lớn bệnh nhân Covid-19 bị rối loạn tiêu hóa, bằng chứng cho thấy virus ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan này.
Gizmodo nhận xét việc xuất hiện hàng loạt tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau cho thấy phản ứng của hệ miễn dịch đối với virus đôi lúc mang lại tác dụng tiêu cực.
Bệnh nhân Covid-19 có thể gặp Hội chứng giải phóng Cytokine, hiện tượng hệ miễn dịch sản sinh quá nhiều tế bào miễn dịch trong hầu khắp cơ thể, tấn công cả tế bào khỏe mạnh và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh lý sẵn có.
-Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không loại trừ khả năng chính virus SARS-CoV-2 trực tiếp tấn công vào tim và não bệnh nhân.
giới khoa học đang chạy đua để tìm ra thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa. Một số loại thuốc có hiệu quả với các virus trước đây như hydroxychloroquine (trị sốt rét), avigan (trị cúm), ritonavir (phòng ngừa nhiễm HIV)... cũng được nghiên cứu và thử nghiệm điều trị SARS-CoV-2.
Theo: Gizmodo
Zing
🍋Bài nên đọc tham khảo:
THẬT QUÁ SỬNG SỐT VỀ CON VIRUS THUỶ LÔI NÀY !
Ts-Bs. Đặng Thanh Huy
Nó đánh kinh tế nhân loại toàn cầu tan hoang
Bằng khả năng lây nhiễm lớn, nó cướp đoạt mạng sống của rất nhiều người mà nó thích!
Ban đầu người ta nghĩ người lớn tuổi, bệnh nền dễ đứt! Nhưng có người 94-101 tuổi mắc bệnh vẫn qua!
Thế nhưng trẻ tuổi, chơi thể thao chuyên nghiệp, thân thể tráng kiện v.v.. vẫn không qua được nó!
Trước đây người ta nghĩ nó là virus viêm phổi, khi lây nhiễm sẽ gây viêm phổi, suy hô hấp, ARDS ... là chủ yếu!
Bây giờ người ta phát hiện là nó có thể tấn công tim, gây viêm cơ tim, thần kinh, tiêu hóa...
Mà ác một nỗi là thể viêm cơ tim thường chết ngay, dạng đột tử do ngưng tim cấp!
Còn thể tiêu hóa, gây tiêu chảy thì thường ít gặp, mà hễ gặp là khó qua khỏi!
Riêng thể hay gặp nhất là suy hô hấp, trước giờ người ta nghĩ là viêm phổi cấp, ARDS v.v...
Nên khi nồng độ Oxy trong máu tụt giảm (Hypoxemia), các bác sĩ thử cho thở oxy, nếu vẫn không hiệu quả thì chuyển sang thở máy không xâm lấn, rồi xâm lấn (ngậm ống thở máy)
Không hiệu quả nữa thì chạy ECMO (Dẫn máu ra ngoài cho tiếp xúc với oxy qua màng chuyên dụng để trở thành máu giàu oxy rồi truyền trở lại cơ thể thay phổi)
Nhưng càng ngày, các BS càng phát hiện nhiều chuyện lạ!
Mời chi bộ xem hình ảnh này của BS Eric Lee gửi từ tâm dịch New York:
Người bệnh Covid-19 ở NYC được đặt nằm sấp, thở HFNC (High Flow Nasal Cannula), nồng độ oxy máu chỉ có 54% (bình thường 93-95%), vẫn tỉnh táo và đang lướt web trên smartphone của cô cổ?!
Đây không phải là trường hợp cá biệt mà rất nhiều case covid-19 như vậy khiến các BS đau đầu tìm cơ chế và phương hướng điều trị
Vì nếu không phải là thiếu oxy máu do suy hô hấp do viêm phổi hay ARDS thì ... không cần máy thở!! Ngạc nhiên chưa?
Các BS Mỹ ở NYC bàn nhau thế này:
"Frontline NYC doctors think COVID19 should be treated like hypoxemia (altitude sickness) and not like ARDS (respiratory disease). This means less use of ventilators"
(BS tại tuyến đầu NYC đang cho rằng nên điều trị covid-19 theo hướng thiếu oxy máu (giống như bệnh lý thiếu oxy vùng núi cao) chứ không giống như ARDS (bệnh lý hô hấp). Vậy là ít cần dùng đến máy thở hơn)
Có nhiều giả thiết về cơ chế của virus khi tấn công cơ thể người, có thể nó bất hoạt HEM (thành phần chính là sắt, để chuyên chở oxy của hồng cầu)
Anh đã nghiên cứu nhiều tài liệu và cho rằng có lẽ cơ chế này làm cho virus bất hoạt chức năng chuyên chở oxy của hồng cầu,
Nó làm cho hồng cầu mặc dù còn nguyên vẹn, nhưng mất chức năng, và do bị mất chức năng, nên hồng cầu bị cơ thể biến thành phế liệu, tái chế để thu hồi sắt
Chính quá trình này xảy ra mãnh liệt trong thời gian ngắn đã gây ra một bệnh lý là hemosiderosis (nghĩa là ứ đọng sắt ở nội tạng)
Và chính quá trình pulmonary hemosiderosis (Ứ đọng sắt ở phổi) đã gây ra các triệu chứng hô hấp mà trước đây người ta nghĩ là do viêm phổi hay ARDS!!
Mời chi bộ nghiên cứu các triệu chứng của hemosiderosis xem nó có giống với hậu quả xảy ra sau khi bị nhiễm sars-coV-2 không nhé
Hemosiderosis often doesn't cause symptoms. Over time, however, if there is an accumulation of hemosiderin in your organs, you may notice:
- coughing (with blood, in severe cases)
- difficulty breathing
- fatigue
- shortness of breath, especially when exercising
- pain throughout the body
- unexplained weight loss
- wheezing
Anh cũng đã nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học Xquang phổi và CT ngực của hemosiderosis và covid-19 thấy có nhiều điểm tương đồng:
Chest radiography
- The most common finding is patchy alveolar infiltrates that are often perihilar or basilar and are usually bilateral. Infiltrates may be migratory.
- Interstitial changes are found in long-standing pulmonary hemosiderosis.
- Occasionally, chest radiograph findings may be normal.
- Hilar lymph nodes may be enlarged, especially in the acute stage.
- Resolution, often with a persistent reticular pattern, occurs in less than 2 weeks.
CT scanning
- May show areas of increased pulmonary density due to intra-alveolar hemorrhage and/or hemosiderin-laden macrophages, even when the chest radiograph findings appear normal
- Useful in distinguishing superimposed infections from fresh hemorrhages
- Helpful if focal pulmonary causes, endobronchial lesions, or vascular malformations are suspected
https://emedicine.medscape.com/article/1002002-workup#c4
Và ngay cả hậu quả của pulmonary hemosiderosis gây xơ phổi (fibrosis) cũng tương đồng với hậu quả xảy ra do nhiễm sars-coV-2, too!
Nếu là ARDS với viêm phổi cấp, thì với diễn biến dữ dội vài ngày đến vài tuần rồi hết thì là bệnh lý cấp tính, làm sao gây xơ phổi như bệnh lý mãn tính được!
Như vậy nhiều khả năng sars-coV-2 là một thứ gì khác chứ không phải là ARDS với viêm phổi như ta trước giờ vẫn nghĩ!
Nếu quả thực nó đánh vào hồng cầu theo cơ chế này, thì đúng là con virus Thủy Lôi này đã cho nhân loại ăn một quả lừa rất hoành tráng khi nước nào, hãng nào cũng đua nhau sản xuất máy thở!
Cũng rất may là Việt Nam ta đã trì hoãn dịch để bức tranh về con virus Thủy Lôi này dần dần hé lộ
Cũng rất ngạc nhiên tại sao các đồng nghiệp Trung Quốc trước đây không phát hiện được điều này mà phải đợi đến anh em thầy thuốc Mỹ mới phát hiện ra!
Và nếu phát hiện của anh em thầy thuốc Mỹ là đúng, thì có thể nói rằng "Chúng ta đã thấy ánh sáng cuối đường hầm"
DISCLAIMER: Bài này phản ánh suy nghĩ riêng của tác giả về một giả thiết trong cơ chế bệnh sinh của sars-coV-2 về chuyên môn và dành cho nhân viên y tế tham khảo.
Link đây: https://www.healthline.com/health/hemosiderosis
/2884454361630895/
🍋Đại dịch Covid-19 làm hơn 100.000 người chết, khiến hơn một nửa nhân loại sống trong tình trạng bị phong toả hoặc giãn cách xã hội, đe dọa đẩy nền kinh tế toàn cầu vào đại suy thoái. Tuy nhiên, tác động của Covid-19 không giống nhau giữa các quốc gia. Gần đây xuất hiện một số điều tra sơ bộ đáng chú ý, cho thấy các quốc gia có truyền thống tiêm phòng lao ít bị tác động bởi dịch Covid-19.
Nhân tố này có thể giải thích một phần đáng kể cho tỉ lệ tử vong rất thấp tại nhiều quốc gia châu Á, vì Covid-19. RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này.
Tương phản kỳ lạ giữa Nhật và Ý
Trang mạng Asia Times, hôm 10/04/2020, trong một bài sơ kết về chủ đề này, dẫn điều tra của ông Gonzalo Otazu, giáo sư chuyên ngành y sinh học tại New York Institut of Technology, trong thời gian làm việc tại Nhật Bản mới đây, đã hết sức ngạc nhiên trước số lượng tử vong rất thấp, vì bệnh dịch này. Kết quả nghiên cứu sơ bộ được công bố ngày 25/03 trên mạng medRxiv, chuyên công bố các nghiên cứu đã hoàn thiện, đang chờ các đồng nghiệp phản biện. Giáo sư Otazu và các cộng sự đã nhận ra một tương phản kỳ lạ giữa các quốc gia, nơi người dân được tiêm chủng phòng lao, và các nơi không có.
Tại Ý và Hoa Kỳ, nơi không có chính sách tiêm chủng lao đại trà, tỉ lệ tử vong do Covid-19 rất cao. Ngược lại, tại Nhật Bản, tỉ lệ này là rất thấp, cho dù Nhật đã ''không thực thi chính sách phong toả xã hội nghiêm ngặt''.
Tương phản rõ nét ngay tại châu Âu
Về nội bộ các nước châu Âu, sự tương phản cũng rõ nét. Tại Ý, nơi không có chương trình vác-xin phòng lao, tỉ lệ người chết là 292 trên một triệu dân. Trong khi tại Đức, số lượng người chết chỉ bằng một phần mười, 28 trên một triệu dân. Nhóm nghiên cứu ghi nhận việc vác-xin phòng lao đã được sử dụng rộng rãi tại miền đông nước Đức, tỉ lệ tử vong tại khu vực này thấp hơn phần còn lại của đất nước.
Các quốc gia có chương trình tiêm chủng lao khác, như Hàn Quốc, New Zealand cũng có tỉ lệ tử vong do Covid-19 thấp.
Ê kíp nghiên cứu của giáo sư Otazu cũng đi sâu so sánh hai nhóm quốc gia. Một bên là các nước thực hiện chương trình tiêm chủng từ sớm, và những người cao tuổi, nhờ được tiêm chủng khi còn nhỏ, dường như đã ít bị tổn thương do dịch bệnh Covid-19. Bên kia là những nước bắt đầu chương trình tiêm chủng muộn hơn, như Iran, nơi nguy cơ tử vong cao hơn, có thể do những người cao tuổi không được tiêm chủng phòng lao.
Nhật Bản tiêm chủng sớm, Iran tiêm chủng muộn
Nhật Bản bắt đầu tiêm chủng kể từ năm 1947, trong khi Iran chỉ mới tiêm chủng từ năm 1984. Tỉ lệ tử vong do Covid-19 của Nhật thấp hơn Iran đến 100 lần.
Nghiên cứu của giáo sư Đại học New York không phải là duy nhất. Ngày 27/03, một điều tra khác đã được công bố trên mạng. Nghiên cứu do nhà niệu học Paul Hegarty, bệnh viện Mater, Dublin (Ailen) tiến hành liên quan đến 178 quốc gia. Tương tự như nghiên cứu của giáo sư Otazu, điều tra của bệnh viện Ailen cho thấy các quốc gia có chương trình tiêm chủng lao có tỉ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia không có. Tỉ lệ bị nhiễm virus cũng tương tự.
Nghiên cứu nhóm khoa học Ailen ghi nhận các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Hồng Kông đã có chương trình vác-xin phòng lao ngay từ khi sinh. Tính trung bình các quốc gia này có tỉ lệ tử vong do Covid-19 là 0,7 người trên một triệu dân.
Bệnh viện Ailen khuyến cáo sử dụng
Riêng Đài Loan, tỉ lệ tử vong chỉ là 0,2 trên một triệu dân. Điểm đáng chú ý là Đài Loan có chương trình tiêm phòng lao từ những năm 1950, nhưng đã bắt đầu tiêm phòng ngay từ những năm 1940. Một điểm khác tạo nên sự khác biệt của Đài Loan là do chính sách cách ly hiệu quả, dựa trên xét nghiệm.
Nghiên cứu của bệnh viện Ailen kết luận là: ''Vác-xin phòng lao đã được sử dụng từ gần một thế kỷ. Ba tỉ liều vác-xin đã được tiêm kể từ khi vác-xin chính thức được sử dụng. Tính chất an toàn của loại vác-xin này đã được kiểm nghiệm... Trong khi chờ đợi có vác-xin đặc hiệu cho virus, việc sử dụng vác-xin phòng lao đã có, và đã chứng tỏ độ an toàn, để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, là một công cụ quan trọng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19''.
Lý do nào khiến người được tiêm phòng lao ít bị tử vong hơn?
Vác-xin phòng lao, do hai nhà khoa học Pháp - bác sĩ, nhà vi trùng học Albert Calmette (1863 - 1933) và nhà thú y, nhà sinh học Camille Guérin (1872- 1961) - chế tạo, đã được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1921. Vác-xin phòng lao còn gọi là vác-xin BCG, tên viết tắt của "Bacille Calmette-Guerin" (vi trùng lao mang tên hai nhà khoa học Pháp).
Trong suốt quá trình sử dụng, loại vác-xin này đã chứng tỏ nhiều lợi ích, không chỉ trong việc phòng lao. Vác-xin làm tăng cường hệ miễn dịch, cho phép bảo vệ người được tiêm khỏi nhiều căn bệnh và nhiều loại virus. Những người cao tuổi được tiêm phòng lao ít bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hơn. Đối với các bệnh nhân bị ung thư bàng quang, vác-xin phòng lao giảm kính thước của khối u và giảm tỉ lệ tử vong. Tiêm phòng lao cũng được chứng minh giảm nguy cơ tiểu đường loại 1.
Ông Mihai Netea, chuyên gia về bệnh lây nhiễm của Radboud University Medical Center, Hà Lan, phát hiện ra là loại vác-xin này có tác dụng đánh thức ''một thứ ký ức của tế bào'', ký ức của hệ thống miễn dịch bệnh sinh, cho phép cơ thể biết cách kháng cự lại các nhân tố gây bệnh mới. Đây là điều mà các nhà khoa học gọi là ''miễn dịch được huấn luyện''.
Trang mạng Science et Avenir, trong bài ''Vác-xin phòng lao có hiệu quả để chống Covid-19 hay không?'' giải thích thêm là, vác-xin này cho phép tránh cho hệ thống miễn dịch, phụ trách bảo vệ cơ thể, trong cuộc chiến chống lại virus, rơi vào tình trạng hoạt động quá tải, và chống lại chính cơ thể người bệnh. Hiện tượng - được gọi là ''cơn cuồng phong cytokin'', tức việc hệ miễn dịch sản xuất ồ ạt chất cytokin, các phân tử kích thích các phản ứng viêm - xuất hiện vào khoảng sau một tuần, kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên ở người bệnh. Khi phân tử này được sản xuất với khối lượng quá lớn, tình trạng viêm diễn ra quá mức nghiêm trọng, làm tổn thương các cơ quan nội tạng, như phổi.
Pháp: Vác-xin phòng lao giúp đề kháng với Covid-19 được nhìn nhận ra sao ?
Cũng như nhiều nơi khác, Pháp đã ngay lập tức chú ý đến tiềm năng lớn của vác-xin phòng lao. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành song song. Trước hết là nghiên cứu điều tra về tiềm năng đã có có loại vác-xin này, bởi tại Pháp, tiêm phòng lao đã từng là bắt buộc cho đến năm 2007.
Inserm (Viện Quốc Gia về Y Tế và Nghiên Cứu Y Khoa) tiến hành một nghiên cứu lâm sàng với các hộ lý. Bà Camille Locht, giám đốc nghiên cứu của Inserm tại Viện Pasteur Lille, đang điều hành nghiên cứu này. Giám đốc nghiên cứu Viện Pasteur Lille cho biết đã tiến hành vác-xin lần thứ hai cho các hộ lý, tham gia nghiên cứu này, để theo dõi xem liều tiêm nhắc lại này có tác dụng như thế nào. Inserm sẽ so sánh kết quả này với các kết quả được tiến hành tại Hà Lan và Úc, nơi những người tham gia thử nghiệm lần đầu tiên được tiêm phòng lao (hai quốc gia này không có chính sách tiêm phòng lao đại trà trong quá khứ).
Cùng nhóm nghiên cứu này chuẩn bị tiến hành một nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn khác, phối hợp với Tây Ban Nha, cho phép đối chiếu kết quả tác động của vác-xin dựa trên sự so sánh hai nhóm, một được tiêm phòng, và một không. Inserm cho biết kết quả sẽ chỉ có được sau từ 2 đến 3 tháng, kể từ khi nghiên cứu khởi sự.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu Pháp vẫn khá thận trọng, khi khẳng định khả năng tiêm phòng lao giúp cơ thể kháng cự tốt hơn với virus gây bệnh Covid-19 là hướng rất đáng chú ý, nhưng cần phải được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng nghiêm ngặt. Về mặt chính thức, Inserm cho rằng chưa đủ bằng chứng để đưa ra khuyến nghị tiêm phòng lao nhằm tự vệ trước Covid-19.
Thử nghiệm vác-xin phòng lao: Ưu tiên các nhân viên y tế trên tuyến đầu
Dù sao, nhóm nghiên cứu của Inserm nhấn mạnh, nỗ lực của Pháp trước hết nhắm vào các nhân viên y tế, họ là những người trên tuyến đầu, gánh chịu nhiều rủi ro nhất, cần được bảo vệ trước tiên, nếu phương pháp này tỏ ra thực sự hiệu quả. Ông Mihai Netea, chuyên gia về bệnh lây nhiễm của Radboud University Medical Center, Hà Lan, cũng khẳng định, đây cũng chính là mục tiêu của thực nghiệm lâm sàng, được khởi sự từ giữa tháng 3. Nghiên cứu được tiến hành trên 1.000 nhân viên y tế (chia làm hai nhóm đối chứng, 500 được tiêm, 500 không).
Theo bà Camille Locht, giám đốc nghiên cứu của Inserm, cũng cần hỗ trợ khẩn cấp nhằm triển khai nghiên cứu này tại các quốc gia ''có tiềm lực giới hạn''. Cuối tháng 3/2020, Inserm thông báo đang xem xét tiến hành nghiên cứu tại châu Phi.
Một vấn đề khác cũng được đặt ra là, cần nhanh chóng tăng cưởng sản xuất vác-xin phòng lao tại châu Âu, bởi với nhu cầu sử dụng vác-xin tăng vọt cho các bệnh nhân Covid-19 hiện nay, rất có nguy cơ thiếu vác-xin cho trẻ em tại nhiều quốc gia, nơi lao vẫn còn là một bệnh dịch đáng sợ.
Hiện tại, nhiều phương pháp hứa hẹn có triển vọng đang được triển khai. Tuy nhiên, trước tốc độ lan truyền nhanh chóng của virus gây bệnh Covid-19, nhiều người cho rằng tốc độ nghiên cứu và phát triển các phương pháp vác-xin hay trị liệu như hiện nay là không đủ. Hôm qua, 12/02/2020, tỉ phú Bill Gates - người sáng lập Quỹ Bill và Melinda Gates, chuyên hỗ trợ tiến trình nghiệm vác-xin và các phương pháp mới cho phép chóng có được miễn dịch - đã kêu gọi các cường quốc chung tay đầu tư mạnh, để khẩn trương cho ra đời một vác-xin mới chống Covid-19.
🍋VIRUS CORONA ĐÃ ĐÁNH THỨC TRÍ TUỆ TẬP THỂ CỦA THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO
Marc Santolini
Mạng lưới năng lực các dự án Covid-19 trên nền tảng JOGL. Marc Santolini/JOGL, do tác giả cung cấp.
Khắp nơi trên thế giới, các nhà dịch tễ học, các nhà thực hành, các kỹ sư (và nhiều người khác) đang khai thác không mệt mỏi các dữ liệu về dịch bệnh để mô hình hóa diễn tiến của dịch, dự đoán tác động các can thiệp có thể hoặc phát triển những giải pháp cho tình trạng thiếu thốn các thiết bị y tế.
Họ tạo ra những mô hình và mã mở và được các phòng thí nghiệm khác sử dụng lại.
Giới nghiên cứu và sáng tạo đổi mới có vẻ như bị cuốn vào một sự cuồng nhiệt hợp tác và sáng tạo kiến thức mở, mang tính lây lan không kém gì virus Corona.
Liệu đây có phải là "trí tuệ tập thể" nổi tiếng, được cho là để giải quyết những vấn đề lớn của hành tinh chúng ta hay không?
Khoa học, một mạng lưới được xây dựng trên vai của những người khổng lồ
Năm 1675 Newton đã viết: "Nếu tôi nhìn xa hơn, thì đó là bằng cách đứng trên vai của những người khổng lồ."
Kể từ đó, việc thừa nhận di sản trí tuệ tập thể đó đã trở thành một tiêu chuẩn trong nghiên cứu khoa học. Ngày nay, trong khoa học và kỹ thuật, 90% các công bố khoa học đều được viết bởi các nhóm nhà nghiên cứu.
Trong ba thập kỷ qua, sự đăng quang của Internet và sau đó là của các mạng lưới xã hội đã góp phần xóa bỏ những hạn chế truyền thống của trí tuệ tập thể, của xã hội các "học giả" độc quyền đối với những tạp chí mà muốn truy cập thì phải trả tiền, thông qua sự lù mù của hệ thống tạp chí có bình duyệt.
Nghiên cứu học thuật sống bằng sự thuận lợi công nghệ và sự cởi mở chưa từng có tiền lệ, cho phép một đối tượng đa dạng các tác nhân tương tác với nhau một cách tức thì và có phân bổ. Chúng ta đang chứng kiến một sự tăng trưởng, chưa từng có tiền lệ, các tạp chí với nguồn mở và các trang web lưu trữ các bài báo.
Bên ngoài hệ thống học thuật, còn có các cộng đồng phi định chế: các tin tặc, tin tặc sinh học hoặc thậm chí các nhà kiến tạo tự tổ chức trao đổi trực tuyến với nhau và tham gia vào nỗ lực tập thể để tạo ra kiến thức. Chính mảnh đất màu mỡ này đã giúp tạo ra một phản ứng chưa từng có tiền lệ đối với cuộc khủng hoảng Covid-19.
Covid-19 đánh thức trí tuệ tập thể
Khi khởi đầu dịch bệnh, chúng ta đã thấy các nghiên cứu "truyền thống" tăng tốc và mở ra các phương tiện sản xuất của họ một cách đáng kể. Những tờ báo uy tín, như Science [Khoa học], Nature [Thiên nhiên], và The Lancet, vốn thường thu phí khi truy cập các bài báo của họ, đã mở quyền truy cập đối với những bài viết về virus Corona và Covid-19.
Dữ liệu về diễn tiến của dịch bệnh được cập nhật hàng ngày - ví dụ như các dữ liệu của Đại học John Hopkins là kết quả của một công trình mở và hợp tác và các dữ liệu đó đã được sử dụng lại gần 9.000 lần trên nền tảng hợp tác Github thông qua dự án của các bên thứ ba.
Kết quả các nghiên cứu được công bố ngay lập tức trên các máy chủ tiền-xuất bản với nguồn truy cập mở, hoặc trên trang web của các phòng thí nghiệm. Các thuật toán và trực quan hóa tương tác đều diễn ra dưới hình thức trực tuyến trên GitHub; video giáo dục và phổ biến trên YouTube.
Những con số làm chúng ta chóng mặt, với hơn 45.000 bài báo học thuật về chủ đề nói trên đã được đăng cho đến nay.
Léo Blondel
Thomas Landrain
Gần đây, đã xuất hiện các sáng kiến đại chúng, tập hợp nhiều tác nhân khác nhau, ngoài khuôn khổ các định chế, và sử dụng các nền tảng trực tuyến. Ví dụ, đã xuất hiện cộng đồng các nhà sinh học, các kỹ sư và các nhà phát triển trên nền tảng cộng tác Just One Giant Lab (JOGL), nhằm phát triển những công cụ với chi phí thấp và nguồn mở, chống lại virus. Nền tảng này, được chúng tôi thiết kế cùng với Léo Blondel (đại học Harvard) và Thomas Landrain (La Paillasse, PILI) trong ba năm qua, có thiên hướng trở thành một viện nghiên cứu ảo, nguồn mở và phân bổ trên hành tinh.
Nền tảng này cho phép các cộng đồng tự tổ chức nghiên cứu để mang lại những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề khẩn cấp, đòi hỏi những năng lực cơ bản liên ngành cũng như những kiến thức "thực địa". Nó hoạt động như một yếu tố chủ chốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp, bằng cách liên kết các nhu cầu và nguồn lực trong cộng đồng, hoạt náo xung quanh các chương trình nghiên cứu, và tổ chức các hoạt động mang tính thách thức.
Đặc biệt, việc sử dụng các thuật toán khuyến nghị giúp sàng lọc thông tin, để những người đóng góp có thể theo dõi hoạt động và những nhu cầu xác đáng nhất của cộng đồng, hợp lý hóa công cuộc hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai trí tuệ tập thể.
Khi dự án đầu tiên gắn với Covid-19, một xét nghiệm chẩn đoán nguồn mở với chi phí thấp, ra đời bốn tuần trước, thì chúng ta đã chứng kiến một cơn sốt thực sự trên nền tảng đó. Số lượng đóng góp đã không ngừng tăng lên theo từng phút: hàng trăm cuộc tương tác, thành lập dự án, trao đổi... đến mức máy chủ lưu trữ nền tảng bị quá tải! Chỉ trong vòng một tháng, đã có hơn 60.000 lượt người viếng đến từ 183 quốc gia, trong đó có 3.000 người đóng góp tích cực tạo ra hơn 90 dự án, từ việc thiết kế các mặt nạ bảo hộ y tế đến các nguyên mẫu thông gió chi phí thấp.
Cộng đồng rộng lớn này đã nhanh chóng tự tổ chức thành các nhóm làm việc nhỏ, pha trộn nhiều năng lực và lĩnh vực đa dạng: các nhà dữ liệu khoa học từ các doanh nghiệp quy mô lớn, các nhà nghiên cứu nhân học, các kỹ sư và nhà sinh học đang đồng hành với nhau như thế trong vũ trụ ảo này.
Người tích cực nhất, nữ điều phối viên mới nổi của cộng đồng thậm chí hóa ra là... một nữ học sinh trung học 17 tuổi đến từ Seattle! Giờ đây, sáng kiến này là một chương trình nghiên cứu toàn phần, OpenCOVID19, với 100.000 euro tiền tài trợ từ Quỹ Nghiên cứu Axa để phân bổ lại cho các dự án mới nổi, trên một hệ thống tạp chí có bình duyệt của cộng đồng, trong quan hệ đối tác với AP-HP (L'Assistance publique-Hôpitaux de Paris, Trung tâm y tế vùng Paris-Ile de France - ND) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá và xác nhận những thiết kế được sử dụng ở các bệnh viện và nhiều hướng sử dụng chính khác: chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị hoặc phân tích dữ liệu và mô hình hóa.
Bản đồ các năng lực được người tham gia chia sẻ trên nền tảng JOGL liên quan đến các dự án Covid-19, và các tương tác của họ. Marc Santolini, JOGL, CRI, do tác giả cung cấp.
Công tác tự tổ chức các cộng đồng là đặc điểm riêng của thế giới nguồn mở và nguồn gốc của những dự án to lớn như Linux. Ngày nay, nó đã trở nên hiển nhiên trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và đa ngành, đặt sự đa dạng các năng lực phục vụ cho sự phức tạp.
Trí tuệ tập thể là gì?
Nếu chúng ta có thể đo trí thông minh của cá nhân thông qua hiệu suất hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau để từ đó xây dựng "chỉ số thông minh" cá nhân (chỉ số IQ nổi tiếng), thì tại sao không đo trí thông minh của một nhóm người từ hiệu suất hoàn thành các nhiệm vụ tập thể của họ?
Năm 2010, các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự tồn tại của một "nhân tố c", trí tuệ tập thể tiên đoán hiệu suất hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau của nhóm.
Nếu một nhóm muốn phát huy tối đa trí tuệ tập thể của nhóm, thì nhóm không cần phải tập hợp những người có chỉ số IQ cao. Vấn đề là sự nhạy cảm xã hội của các thành viên, tức là khả năng tương tác hiệu quả, khả năng tham gia phát biểu công bằng trong các cuộc thảo luận, hoặc sự đa dạng của các thành viên, đặc biệt là tỷ lệ phụ nữ trong nhóm.
Nói cách khác, một nhóm thông minh không phải là một nhóm được tạo thành từ những cá nhân thông minh, mà là từ nhiều cá nhân khác nhau, tương tác một cách thoả đáng. Và các tác giả kết luận: "Có vẻ như dễ làm tăng trí thông minh của một nhóm hơn là trí thông minh của một cá nhân. Liệu có thể làm tăng trí tuệ tập thể, ví dụ, nhờ vào những công cụ cộng tác trực tuyến tốt hơn hay không?"
Đó là tinh thần khi thiết lập nền tảng JOGL: chúng ta có thể đánh giá, theo thời gian thực, diễn tiến của cộng đồng và tiến độ của các dự án, giúp triển khai một sự phối hợp tốt hơn đối với nhiều chương trình nghiên cứu khác nhau, trong đó, tất nhiên, có các chương trình nghiên cứu về Covid-19.
Dữ liệu cũng cung cấp một thước đo định lượng những cách "thực hành tốt" tạo điều kiện thuận lợi cho trí tuệ tập thể, cho phép tiến hành những nghiên cứu cơ bản dựa trên những sự hợp tác mà chúng tôi đang xúc tiến trong nhóm nghiên cứu của tôi tại Trung tâm nghiên cứu liên ngành ở Paris. Trên thực tế, bằng cách vận dụng các công cụ của khoa học mạng, chúng tôi đang nghiên cứu cách thức các động thái hợp tác này làm nền tảng cho sự tiến bộ của kiến thức.
Thức tỉnh phù du hay biến động dài hạn?
Làm thế nào để những cuộc cách mạng như thế này có thể kéo dài? Nếu có một bài giảng mà chúng ta học được từ sự kiện "hackathon [ngày hack]", những sự kiện này triển khai các nguyên lý của trí tuệ tập thể để tạo ra những dự án trong vòng một hoặc hai ngày, thì đó là, với thời gian, sẽ rất khó để ổn định hoạt động của các dự án trên, sau thời kì sôi động của sự kiện.
Ngay cả khi còn quá sớm để đưa ra kết luận về vấn đề này trong trường hợp của OpenCOVID19, thì có rất nhiều đường hướng để suy nghĩ về tương lai của những hợp tác đại chúng như vậy.
Một điểm chung của các cộng đồng, đang nhanh chóng trở nên rộng lớn hơn, là chúng ta nhanh chóng bị thất lạc trong đó! Chúng ta sẽ liên hệ với ai để giải quyết một vấn đề nào đó hoặc trả lời một câu hỏi nào đó? Giải pháp: "kiến trúc gây chú ý", giúp hướng dẫn cá nhân đến đúng nơi mà tài năng của họ phù hợp nhất với tiến độ của dự án. Nói cách khác, chính trong các hệ thống khuyến nghị, cũng chính là các thuật toán từng tạo nên thành công của các mạng xã hội như Twitter, Instagram hay Facebook, mà các cộng đồng có thể tìm ra lời giải được liên tục tìm kiếm cho câu hỏi trên.
Kiểu tiếp cận như vậy, dựa trên các nguyên tắc nền tảng của khoa học nhóm và khoa học mạng, cho phép sử dụng những dấu vết kỹ thuật số do cộng đồng để lại (các cuộc tương tác, thảo luận, các dự án đã hoàn thành, các năng lực đã tuyên bố) để trình bày, trong một luồng các hoạt động, ai sẽ là người tốt nhất để liên hệ, dự án nào xác đáng nhất để giúp đỡ, hoặc nhiệm vụ hợp lý nhất để tiến hành sau đó.
Ở trung tâm kiến trúc của JOGL, những thuật toán như vậy có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc gặp ngẫu nhiên đó cuối cùng chứng tỏ một cách bất ngờ là có lợi cho một dự án.
Việc phát triển những thuật toán khuyến nghị như vậy, vì lợi ích của sự hợp tác đại chúng, đòi hỏi sự đóng góp của nhiều ngành khác nhau, từ khoa học máy tính đến khoa học xã hội, qua đến toán học hoặc đạo đức học. Cuối cùng, tương lai của trí tuệ tập thể quay lại với chính mình: bởi vì đúng là trí tuệ tập thể sẽ phải phục vụ cho tương lai của chính mình.
Marc Santolini
Tác giả
Marc Santolini
Nghiên cứu viên, UMR1284 INSERM và Đại học Paris tại CRI, nhà nghiên cứu khách mời tại Trung tâm Nghiên cứu Mạng phức tạp (đại học Northeastern University), và đồng sáng lập phòng thí nghiệm One Giant Lab, Đại học Paris.
Tuyên bố công khai
Marc Santolini là nhà đồng sáng lập và Giám đốc nghiên cứu của phòng thí nghiệm Just One Giant Lab.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Comment le coronavirus a réveillé l'intelligence collective mondiale, The Conversation, ngày 05/04/2020.
CORONA: Một hồi chuông cảnh tỉnh?
Posted: 15 Apr 2020 07:00 PM PDT
CORONA: MỘT HỒI CHUÔNG CẢNH TỈNH?
Tác giả: Tôn Thất Thông
Chỉ vì một con vi-rút nhỏ xíu mà bỗng dưng mọi hoạt động xã hội ngưng đọng, kinh tế đình trệ, con người bị giam lỏng trong nhà, nhiều người lao động nhìn về tương lai như nhìn một chân trời vô định. Chỉ trong vòng vài tháng, thiệt hại kinh tế thế giới lên đến vài ngàn tỉ đô-la, gần một tỉ người lao động cấp thấp mất nguồn thu nhập, đấy là chưa kể làn sóng nợ nần, công cũng như tư, sẽ trào lên như thủy triều trong vài tháng tới. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng chính trị, hay kinh tế, hay tài chánh, mà là cuộc khủng hoảng ngừng trệ toàn diện, có lẽ là khủng hoảng lớn nhất của thế hệ chúng ta. Vì đâu đến nỗi này? Có phải giới tinh hoa thiếu năng lực phán đoán để phòng ngự? Không hẳn là thế. Bài tiểu luận này đưa ra vài phán đoán dựa vào một trong nhiều góc nhìn khác nhau về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng.
***
Peter Daszak
Trong thời gian 20 năm qua, chúng ta đã gặp phải một vài đại dịch tương tự như Sars, Mers, Ebola. Qui mô của chúng tuy không lớn như cuộc khủng hoảng Covid-19 lần này, nhưng tính chất và nguyên nhân thì giống nhau. Ngay cả trước đây hàng nửa thế kỷ, giới khoa học đã định danh được động lực thúc đẩy đến thảm họa tương tự, nhưng kết luận của họ đều bị phớt lờ hoặc bác bỏ. Một vài vị nguyên thủ ích kỷ còn cho là "hoax". Ngay cả các cảnh báo của chuyên gia về nguy cơ đại dịch toàn cầu có thể sẽ xảy ra đều được chính phủ các nước đón nhận như gió thoảng qua tai. Nhà nghiên cứu Peter Daszak của Eco Health Alliance ở New York thì tố cáo không úp mở: "chính chúng ta là nguyên nhân của tất cả các dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai" [Irmer].
Phá hoại môi trường và sự lây lan của vi-rút
Các nhà vi trùng học đã báo động nhiều lần rằng, từ các trận dịch Sars, cho tới Mers và bây giờ là Covid-19, nguyên do đều xuất phát từ các chủng loại vi-rút thuộc gia hệ Corona. Nhưng chúng chỉ là nhóm tiền phong của một đội quân khổng lồ có hàng ngàn chủng loại khác nhau. Các chủng loại vi-rút này đang tồn tại trong các loài động vật hoang dã, mà chính cách hành xử của chúng ta, về khía cạnh kinh tế cũng như xã hội, đã xâm nhập vào môi trường sống của đội quân vi-rút này. Đó chính là nguyên nhân đã mở đường cho vi-rút tấn công con người.
Chuyên gia dịch tễ chỉ ra rằng, điều này có nguyên do sâu xa từ việc phá rừng khủng khiếp cộng thêm việc mở rộng đất đai canh tác để cung ứng thực phẩm và nông sản cho loài người vốn đã tăng lên gấp đôi từ 3 tỉ người năm 1960 đến 7,7 tỉ vào đầu thế kỷ 21 [McCarthy]. Vi-rút vốn là một loài phi-sinh-vật, không có ý định làm khó dễ con người, mà chúng chỉ cần một môi trường thích hợp để sinh tồn. Vì thế, vi-rút có thể có sẵn ở một loài động vật này, lúc khác thì nhảy qua một loài động vật khác, nếu ở đó chúng tìm được môi trường sinh sản. Quá trình lan tỏa này đã xảy ra hàng vạn năm trước và còn tiếp tục xảy ra, nếu như con người không xâm phạm vào quá trình tiến hóa của chúng.
Dirk Pfeiffer
Giáo sư dịch tễ của đại học Hồng Kông, Dirk Pfeiffer cho rằng, "đó là chuyện hết sức tự nhiên, khi sự lan tỏa này luôn xảy ra từ môi trường này qua môi trường khác. Nhưng vì hoạt động của con người trong suốt thế kỷ qua đã thay đổi mọi chuyện. Chúng ta đã tạo nên một tình trạng mất cân đối trong thiên nhiên, đã tiến đến quá gần các khu rừng và phá hủy môi trường sống của động vật hoang dã vốn đã mang sẵn các mầm bệnh mà chúng ta chưa biết. Chúng ta đã thay đổi hành tinh này theo cách thức thuận lợi nhất để làm tiền và phục vụ cho một cuộc sống vật chất thừa mứa. Nhưng chính bằng cách làm đó, chúng ta đã tạo ra một môi trường vô cùng thuận lợi khả dĩ cho các mầm bệnh từ động vật hoang dã lây sang con người" [McCarthy].
Chúng ta cũng đừng quên rằng, trong 100 năm qua, với việc phá rừng, sử dụng bừa bãi hóa chất, chăn nuôi công nghiệp ở mức đại trà, con người đã tiêu diệt hơn nửa triệu loài sinh vật trên trái đất, từ các loài thú vật quí hiếm đến vô vàn loại côn trùng nhỏ bé. Sự đa dạng trong hệ sinh thái tồn tại từ trước đã tạo thế cân bằng trong thiên nhiên, đồng thời đó cũng là môi trường sống của rất nhiều chủng loại vi-rút. Khi môi trường sống bị phá hủy, thì tất yếu vi-rút phải kiếm đường thay thế. Con người đã bước vào quĩ đạo của vi-rút một cách vô thức. Thêm vào đó, việc khai thác và buôn bán động vật hoang dã với doanh thu nhiều tỉ đô-la mỗi năm đã lót đường cho việc lây lan xảy ra dễ dàng hơn. Những bức hình chụp từ chợ thú rừng ở Vũ Hán hoặc ở Nam Dương, nơi người và thú vật tiếp cận với nhau hàng ngày, cũng cho chúng ta một hình dung cụ thể.
Chợ động vật hoang dã. Ảnh: Ronny Adolof Buol/Sijori Images via ZUMA Wire/REX/Shutterstock
Nhà sinh vật học của đại học Ulm, Simone Sommer cho rằng, tất cả các loài động vật đều đang sống chung hòa bình với ít hoặc nhiều loại vi-rút và các chất kích thích khác. Chúng đang tồn tại ở đó và tương thích với môi trường sống, ngày nào cả hai bên không phá hoại lẫn nhau [Irmer]. Trong một hệ sinh thái cân bằng, sự tiến hóa sẽ xảy ra rất tự nhiên. Nhưng khi môi trường bị phá hủy, một số không gian sống bị thu hẹp và một số khác được tạo thêm. Trong các không gian mới thành hình đó, chỉ còn tồn tại những vi-rút có khả năng thích ứng cao, với mã di truyền đã thay đổi để phù hợp với môi trường mới. Giới chuyên gia vi trùng học gọi chúng là các loài vi-rút vạn năng (Generalists) cực kỳ nguy hiểm.
Christine Kreuder Johnson
Simone Sommer
Giám đốc One Health Institute ở Mỹ, Christine Kreuder Johnson kết luận trong đề án nghiên cứu được phổ biến trên Proceedings of the Royal Society rằng, "việc lan tỏa vi-rút
🍋
NÓNG -AI CŨNG NÊN BIẾT: Tồn tại 1 giờ ở 60 độ C, chỉ số lây nhiễm cao gấp đôi ước tính ban đầu, điều hòa không khí giúp virus phát tán, 1 người nhiễm lây cho 5,7 người... là một số phát hiện mới về virus corona chủng mới.
Cứ mỗi ngày trôi qua, hiểu biết của con người về chủng virus corona gây bệnh COVID-19 càng tích lũy nhiều hơn. Những phát hiện mới nhất cho thấy con người đã đánh giá thấp dịch bệnh này khi nó mới xuất hiện.
Sau đây là một số công trình nghiên cứu mới được công bố, theo báo South China Morning Post.
🛑1 người nhiễm lây cho 5,7 người
Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Emerging Infectious Diseases, các nhà khoa học của Phòng nghiên cứu quốc gia Los Alamos (New Mexico, Mỹ) phát hiện một người nhiễm COVID-19 ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) trung bình lây cho 5,7 người khác, cao hơn gấp đôi so với ước tính ban đầu.
Trước đó, các nhà dịch tễ học ước tính chỉ số lây nhiễm (R0) của virus SARS-CoV-2 chỉ khoảng 2-3 (một người nhiễm lây cho 2-3 người) dựa trên dữ liệu của Trung Quốc.
Nhưng nhóm khoa học Mỹ nhận định sự hỗn loạn ở Vũ Hán thời điểm ban đầu khiến dữ liệu không đầy đủ và làm méo mó bức tranh về tình hình dịch bệnh.
Các tác giả nhận xét chỉ số lây nhiễm cao đồng nghĩa việc truy tiếp xúc và cách ly những người có triệu chứng là không đủ để ngăn sự lây lan.
"Nếu 20% sự lây nhiễm bắt nguồn từ người bệnh không triệu chứng, cần phải áp dụng các nỗ lực giãn cách xã hội mạnh hơn nữa mới ngăn được con virus", nghiên cứu viết.
Phát hiện này có thể giúp các nhà quản lý, chuyên gia y tế cộng đồng định hình lại chiến lược khoanh vùng, truy tiếp xúc và tiêm chủng giai đoạn sau này.
🛑Virus vẫn sống và sinh sôi ở nhiệt độ cao
Trong công trình nghiên cứu chưa được phản biện đăng trên trang bioRxiv.org, một nhóm các nhà khoa học Pháp phát hiện virus corona chủng mới có thể sống sót lâu trong môi trường nhiệt độ cao.
Giáo sư Remi Charrel và các đồng nghiệp ở Đại học Aix-Marseille, miền nam Pháp, đun nóng virus ở nhiệt độ 60 độ C trong 1 giờ và nhận thấy một số vẫn sống và có khả năng sinh sôi. Họ phải tăng nhiệt độ lên gần 100 độ C mới tiêu diệt hoàn toàn virus.
Trong phần kết luận, các tác giả nhận xét quá trình tăng nhiệt độ làm giảm rõ rệt khả năng lây nhiễm của virus, nhưng trong môi trường "bẩn", một số chúng vẫn có thể sống sót.
Kết quả này gợi ý những người làm nghiên cứu, xét nghiệm virus corona trong môi trường phòng lab nên cẩn thận trong quy trình thao tác.
🛑Có thể phán tán nhờ điều hòa không khí
Một nghiên cứu trên 3 ổ dịch gia đình ở miền nam Trung Quốc phát hiện hệ thống điều hòa không khí có thể đã giúp phán tán virus. 10 ca bệnh thuộc 3 ổ dịch này ăn tối trong cùng một nhà hàng ở Quảng Châu hồi cuối tháng 1.
"Luồng không khí mạnh từ máy điều hòa có thể đã phán tán các hạt dịch nhỏ chứa virus giữa 3 bàn ăn. Trong trường hợp này, tiếp xúc gần chưa đủ để giải thích sự lây nhiễm", nghiên cứu của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Quảng Châu mô tả.
Nhóm nghiên cứu khuyến cáo các nhà hàng nên nới rộng khoảng cách giữa các bàn ăn, tăng cường thông gió để giảm rủi ro lây nhiễm.
Các ổ dịch gia đình chiếm rất nhiều trong số gần 2 triệu ca nhiễm virus corona trên khắp thế giới hiện nay.
Theo: Tuổi trẻ
🍋
KHẨN: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, các chuyên gia trên thế giới hiện dự đoán 3 kịch bản xảy ra với COVID-19. Trong đó, kịch bản xấu nhất là COVID-19 tiếp tục lây lan tốc độ khủng khiếp như hiện nay, khiến kinh tế thế giới thiệt hại nặng nề, sự phát triển bị kéo lùi lại hàng thập kỷ, nghèo đói, bệnh tật, bạo lực hoành hành.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo thành phố sáng 17/4, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cảnh báo hiện tượng tái nhiễm virus tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ông nói: "Chúng ta không lạc quan vội mà cần tiếp tục công tác chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và những điều kiện để ứng phó nhanh nhất với dịch bệnh này".
Theo Chủ tịch thành phố, thực hiện nghiêm cách ly ít nhất từ 1 đến 2 tuần sau khi có ca nhiễm cuối cùng được phát hiện là biện pháp hiệu quả nhất. Sau đó, dần mở lại các hoạt động kinh doanh kết hợp với việc theo dõi tất cả các trường hợp có triệu chứng, xét nghiệm, kiểm tra và cách ly.
🛑3 KỊCH BẢN
Dẫn thông tin từ nghiên cứu, đánh giá do một số chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài đã tham gia cộng tác với Hà Nội trong thời gian qua, Chủ tịch Hà Nội thông tin về 3 kịch bản của dịch bệnh.
📌KỊCH BẢN THỨ NHẤT: là đại dịch sẽ kéo dài thêm khoảng 3 tháng và được khống chế, kiểm soát trên phạm vi toàn cầu.
Đây kịch bản tốt nhất đối với mọi quốc gia, dù ít nhiều bị ảnh hưởng nhưng sau đó các hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Các trường học và công sở sẽ mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh buôn bán, giao thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng dần khôi phục.
Theo kịch bản này, đa phần các nước bị ảnh hưởng và thiệt hại nhưng thiệt hại sẽ sớm được khắc phục theo thời gian.
📌KỊCH BẢN THỨ HAI: dịch bệnh có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm, cho đến khi con người tạo được vaccine hiệu quả cho bệnh nhân nhiễm Covid -19.
Lúc này Covid-19 xem như một loại cúm mùa, không loại trừ được hoàn toàn nhưng có thể sống chung. Hầu hết quốc gia và kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái, con người sống trong điều kiện khắc khổ nhưng vẫn phải dành nguồn lực đáng kể để phòng, chống dịch bệnh.
📌KỊCH BẢN THỨ BA: là Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện nay trong một thời gian dài, bất chấp các biện pháp mà nhiều nước đang áp dụng; số ca nhiễm, số người chết vẫn duy trì đều đặn ở mức cao.
Theo kịch bản này, số người tử vong có thể tăng lên 1 triệu người, hàng chục triệu người có khả năng lây nhiễm khiến hệ thống y tế công cộng, hệ thống phòng dịch các nước thất thủ.
🍋
CÚM TÀU VŨ HÁN NGUY HIỂM NHẤT ??
Đương nhiên cúm Tàu rất nguy hiểm, quá nguy hiểm. Cho đến ngày hôm nay, nó đã giết đi 130 ngàn người, và lấy đi mỗi ngày sinh mạng của 5 đến 7 ngàn người. Nó đang làm gần như cả nhân loại thành tê liệt, không còn được di chuyển theo ý mình muốn...
Nhưng bài viết hôm nay xin đề cập đến một con virus khác, một thế lực đen tối, một quyền lực ngầm còn nguy hiểm hơn con cúm Tàu này rất nhiều...
Trở lại những cuối thập niên cuối 1990s, khi cả nhân loại thở phào khi chủ nghĩa CS ma quái bị sụp đổ ở Đông Âu. Thế giới (trừ vài ba nước CS còn lại, dẫn đầu bởi TQ) tưởng chừng đã bỏ được cái chủ nghĩa quái thai để nhìn về một tương lai màu xanh trước mắt...
Nhưng rồi chỉ vài chục năm sau một thế lực ngầm đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới, ít hay nhiều gì cũng đều liên quan đến TQ "vĩ đại" .. Nó bao trùm trước hết ở những nước Châu Âu và lan dần qua cả nước Mỹ , đôi khi nó được mang cái tên mỹ miều là "toàn cầu hóa" hay "xã hội chủ nghĩa dân chủ"...
Nhìn về nước Đức, nơi đồng Euro được khai sinh, nó bám chặt vào thân phận của những quốc gia theo nó. Ban đầu, cứ ngỡ là nó mang cho dân chúng Châu Âu được một cuộc sống thịnh vượng. Nhưng qua nhiều năm, nhất là trong dịch cúm Tàu hiện nay , mới thấy nó chẳng mang gì ích lợi, mà còn ngược lại... Một Hy lạp, một Bồ Đào Nha, một Tây Ban Nha, một nước Ý và nhiều nước nhỏ khác, túi nợ càng ngày càng ngập đầu, tất cả đều đứng trước nguy cơ phá sản...
Nhìn bà Thủ Tướng Đức Merkel thường xuyên tiếp xúc Tập Cận Bình và Putin, cho dù nước Đức trong khối Nato, và sự thống nhất nước Đức phải cảm ơn Mỹ và Nato, người ta ít nhiều phải đặt câu hỏi tại sao như vậy. Và cũng không nên quên, bà từng là đoàn viên của đoàn thanh niên CS đông đức...
Dường như cái bóng ma của chủ nghĩa CS chưa chết hẳn, nó chỉ đổi tên là chủ nghĩa xã hội "dân chủ" hay đại loại vậy ... Với danh xưng đó, nó xây dựng một xã hội làm cho người dân phương Tây không còn ý chí tự chủ, mang sức lao động của mình để sống hiên ngang, mà chỉ thích ngậm viên kẹo ngọt ngào của cái gọi là "an sinh xã hội"
Biết bao nhiêu người ở phương Tây không còn thiết làm việc, chỉ thích bám sống vào welfare, bằng tiền xã hội. Họ vô tình bị rơi vào cái bẫy, chỉ cần với số tiền vừa đủ sống chật vật, họ sợ hãi phải bầu những đảng phái mà giữ được cái nồi cơm nho nhỏ cho họ...
Thế lực đen tối này không cần những con người biết suy nghĩ, mà chỉ cần những con người biết phục tòng. Những thế lực này không bao giờ đưa cần câu dạy người dân biết câu cá, mà cứ đưa cá cho họ dùng...
Đâu đó thấp thoáng cái câu giáo điều ngụy biện trơ trẽn của CNCS "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"... Con người còn năng lực đâu mà lao động. Họ đã biến thành những sinh vật thích ăn bám và chỉ biết tuân lời...
Nhìn qua nước Mỹ, thành trì của chủ nghĩa Tư Bản... Những thế lực đen tối dần dần xuất hiện và bắt tay nhau, đôi khi được nuôi dưỡng bởi TQ... Nó nằm gần như hầu hết trong đảng Dân chủ, từ Clinton tới Obama, gần 20 năm .. Nó tập cho người dân Mỹ phải lệ thuộc vào sự sản xuất với nhân công giá rẻ TQ... cứ xài đi, rẻ mà.. Để đến ngày hôm nay mới bật ngửa, ngay cái khẩu trang rất bình thường, một viên thuốc ký ninh rẻ tiền cũng phụ thuộc vào Trung Quốc...
Có 2 lần tôi thực sự kinh hãi, lần thứ nhất khi nhìn Obama, Tổng Thống cường quốc số 1 trên thế giới, mà nhục nhã chui ra phía sau máy bay, vì TQ không trải thảm đỏ đón ông...
Lần thứ 2 hoảng sợ khi thấy ứng cử viên Bennie Sanders của đảng dân chủ xùi cả bọt mép khi ca ngợi chủ nghĩa xã hội, ca ngợi Cuba, TQ...
Và tôi cũng không quên bài diễn văn của Trump khi nhậm chức Tổng Thống. Lúc đó tôi cau mày và cười khẩy ngẫm nghĩ, sao cái ông này ngạo mạn đến thế, dám chê tất cả tiền nhiệm của ông. Lại còn hứa, sẽ trả lại sức mạnh quyền lực cho người dân...
Bây giờ ngẫm nghĩ lại, qua cuộc chiến tranh kinh tế với TQ, thấy ông rất có lý... dân Mỹ qua gần 2 thập niên Clinton, Obama... gần như đã bị xỏ mũi thành những kẻ tiêu dùng của TQ, làm cho TQ càng ngày càng hùng mạnh, ngày càng hung hãn... Trump đã thành công khi kéo được nhiều công ty trở về nước Mỹ và qua đó tạo nhiều triệu công ăn việc làm cho dân của ông.
Bạn có biết Bill Gates đã dự đoán được thảm họa cúm Tàu này từ năm 2015 ? Bill Gates với sự thông minh cực kỳ đã muốn dùng tiền mình để thành giáo chủ vaccin, y như PC một thời đã từng là một máy tính trong mọi gia đình. Sự giao thương qua lại giữa Bill Gates với TQ cho ta không ngạc nhiên khi Gates chỉ vài phút sau đã chỉ trích Trump về việc khóa tài trợ cho cái ổ tham nhũng WHO.
WHO, con đường tơ lụa, Clinton, Obama, Bill Gates, Tập Cận Bình và bao nhiêu chính trị gia, tỷ phú ...đã hình thành một mạng lưới, một thế lực ngầm bao phủ cả toàn thế giới.. Và chính cái sản phẩm cúm Tàu, một lần nữa cho ta thấy sự hiện diện trần truồng của họ ..
Cũng chính lão già 73 tuổi có cái tên Trump, người mà tôi rất ghét khi nghe bài diễn văn nhậm chức, qua vụ cúm Tàu ông đã làm rõ cho tôi hiểu cái thế lực ngầm này còn nguy hiểm hơn con virus Vũ Hán gấp nhiều lần
😢😢
Nhi Dương
🍋CẢ CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC THƯƠNG TIẾC CHO SỰ RA ĐI CỦA ÔNG: Liu Bing, nhà nghiên cứu 37 tuổi, làm việc tại Khoa Y Đại học Pittsburgh (Mỹ), được phát hiện tử vong vào ngày 2/5. Cảnh sát kết luận án mạng là một vụ giết người rồi tự sát.
🛑Nạn nhân tử vong tại nhà riêng. Thi thể ông Liu có vết đạn ở đầu, cổ và thân người, theo CBS.
"Ông Bing đã ở rất gần các phát hiện quan trọng giúp thấu hiểu những cơ chế vận động tế bào trong lây nhiễm SARS-CoV-2 (chủng virus gây nên dịch Covid-19) và nền tảng mức tế bào của các biến chứng. Chúng tôi sẽ nỗ lực hoàn thành công trình do ông khởi đầu như một cách bày tỏ lòng kính trọng với tài năng khoa học của ông", thông cáo của Khoa Y Đại học Pittsburgh, bang Pennsylvania, cho biết.
"Cả cộng đồng khoa học thương tiếc cho sự ra đi của ông".
🛑Theo điều tra ban đầu, cảnh sát đã phát hiện thi thể một người đàn ông khác trong ôtô đậu gần nhà riêng của tiến sĩ Liu Bing. Nguyên nhân tử vong là một phát đạn vào đầu, có thể do người này tự gây ra.
Cảnh sát cho biết ông Liu Bing và người đàn ông này có quen biết nhau. Các điều tra viên tin rằng người đàn ông tử vong trong xe riêng đã sát hại ông Liu Bing, sau đó tự sát.
Cơ quan điều tra vẫn đang tìm hiểu bối cảnh và động cơ vụ án. Cảnh sát tin rằng không có nghi phạm nào khác đang lẩn trốn và gây đe dọa xã hội.
"Bing sắp đi đến những phát hiện rất ý nghĩa trong việc tìm hiểu cơ chế tế bào gây nhiễm SARS-CoV-2 và cơ sở tế bào của các biến chứng", theo một tuyên bố từ khoa Sinh học hệ thống và tính toán của trường Y, nơi Bing làm việc.
Nghiên cứu của Bing đã được công bố rộng rãi và nhận được nhiều tôn vinh vì những đóng góp.
Bing Liu nhận bằng cử nhân và tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore, từng làm việc tại Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh. Đối với đồng nghiệp, Bing là một người "kiên nhẫn, thông minh, cực kỳ trưởng thành, là một nhà nghiên cứu và cố vấn xuất sắc, nhiệt huyết và một đồng nghiệp đáng ngưỡng mộ".
Các đồng nghiệp cam kết sẽ hoàn thành nghiên cứu dang dở của Bing để tỏ lòng kính trọng với những cống hiến khoa học của anh.
Ảnh: Tiến sĩ Liu Bing được Khoa Y Đại học Pittsburgh tiết lộ đang tiến gần những phát hiện quan trọng về Covid-19 trước khi bị sát hại. Ảnh: CBS.
Theo: CBS
🍋ĐỪNG CHỦ QUAN KHI CHƯA CÓ VACCINE VÀ THUỐC ĐẶC TRỊ: Vũ Hán ghi nhận ổ dịch đầu tiên sau gần một tháng dỡ phong toả
Vũ Hán, nơi khởi phát dịch Covid-19, hôm 11/5 ghi nhận ổ dịch đầu tiên kể từ khi thành phố này dỡ bỏ lệnh phong toả hồi tháng trước.
Năm ca nhiễm virus corona mới được xác nhận tại thành phố Vũ Hán. Đáng chú ý, các ca nhiễm đều sống ở cùng một khu dân cư.
Người đầu tiên được phát hiện là nam bệnh nhân 89 tuổi, cũng là ca nhiễm đầu tiên của Vũ Hán sau gần một tháng dỡ phong toả.
Các trường hợp mới đều được xếp vào diện bệnh nhân không có triệu chứng. 5 bệnh nhân đã được đưa đến bệnh viện để theo dõi.
Tính đến ngày 11/5, Trung Quốc ghi nhận 82.918 ca nhiễm cà 4.663 ca tử vong.
📌Số ca nhiễm tại Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua. Theo quan chức y tế tại Vũ Hán, hàng trăm trường hợp không có triệu chứng đang được theo dõi sát sao.
Chính phủ nước này hôm 8/5 cho biết sẽ dần mở cửa các địa điểm vui chơi giải trí như rạp chiếu phim hay bảo tàng, song vẫn nghiêm túc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.
Ông Zhang Wenhong, Giám đốc khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan, cho biết ước tính có khoảng 18%-31% bệnh nhân nhiễm virus không triệu chứng.
Dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy số người nhiễm virus không triệụ chứng có thể lên tới 1/3 số người có kết quả dương tính. Dữ liệu này cho thấy hơn 43.000 người tại Trung Quốc đã dương tính vào cuối tháng 2 nhưng không có triệu chứng ngay lập tức.
--------------------------
🛑 'Làn sóng thứ hai' bùng phát đúng ngày Hàn Quốc dỡ bớt giãn cách.
Hàn Quốc lại đối mặt làn sóng Covid-19 mới sau khi ghi nhận số ca nhiễm mới một ngày cao nhất trong một tháng nay, nhiều ca liên quan đến các hộp đêm ở khu Itaewon, Seoul.
Cho đến nay, đã có hơn 50 ca nhiễm có liên quan tới một người đàn ông 29 tuổi, người đã tới 5 hộp đêm ở khu Itaewon đông đúc của Seoul. Người này phát hiện dương tính ngày 6/5, đúng vào ngày chính phủ Hàn Quốc công bố nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Các ca nhiễm mới xuất hiện sau nhiều ngày không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng, minh họa cho chặng đường khó khăn và đầy "cạm bẫy" mà các nước phải trải qua trong quá trình khôi phục đời sống bình thường, theo Wall Street Journal.
📌ĐIỀU TRA 5.000 NGƯỜI
Hàn Quốc, với 51 triệu dân, đã chặn được làn sóng dịch đầu tiên mà không phải phong tỏa như Mỹ và châu Âu. Thay vào đó, Hàn Quốc dựa vào xét nghiệm diện rộng và truy vết tiếp xúc, và sự tự nguyện ở nhà, đeo khẩu trang của người dân.
Sau thành công ban đầu, chính phủ đã có nhiều tuần cân nhắc các biện pháp mới để "sống chung với virus corona". Cuối tháng trước, chính phủ ban hành hướng dẫn, chẳng hạn khuyên mọi người không nên đập tay kiểu high-five ở các sự kiện thể thao, phải ngồi chéo góc tại các nhà hàng, hay ở vườn thú phải đứng cách nhau một khoảng bao nhiêu.
Khi các biện pháp trên chưa kịp có hiệu lực, thì giới chức nước này đã phát hiện cụm lây nhiễm liên quan đến các hộp đêm ở khu Itaewon của Seoul, theo Wall Street Journal.
Giới chức y tế, dựa vào hình ghi được trên camera và giao dịch thẻ tín dụng, đã mở rộng điều tra, truy vết tới hơn 5.000 cá nhân. Một số khách tới hộp đêm đã lây bệnh cho các thành viên khác trong gia đình. Số trường hợp nhiễm bệnh liên quan đến khu phố này, tính đến chiều 11/5, là 86, theo Korea Times.
Ngày 9/5, Thị trưởng Seoul Park Won Soon ban hành lệnh cấm đám đông ở các hộp đêm và điểm giải trí trong vòng một tháng. Tỉnh Gyeonggi cũng ra lệnh tương tự để ngăn lây lan qua tỉnh này.
Các hộp đêm vốn nhộn nhịp, đông thanh niên ở khu Itaewon cuối tuần qua trở nên trống không, theo Korea Herald.
Tại một quán bar chuyên phục vụ cocktail ở khu Itaewon, khách hàng phải kiểm tra thân nhiệt và cung cấp tên, số điện thoại. Chủ quán Wendell Louie dự định vẫn mở vì cho rằng lệnh cấm chỉ áp dụng với bar có sàn nhảy, thay vì nhà hàng như của anh. Nhưng đợt lây lan này đang dập tắt kỳ vọng sớm trở lại bình thường của các hàng quán trong khu vực.
"Tôi nghĩ mọi thứ sẽ phải lùi lại một tháng", Louie nói với Wall Street Journal. "Bây giờ, mọi người hy vọng sẽ là tháng 6". Các hàng quán ở Itaewon đã yêu cầu khách ghi lại số điện thoại.
Nhưng nhà chức trách chưa thể liên hệ được với 1.300 trong số 5.000 người trong diện truy vết, theo Korea Herald. Hiện có nghi ngờ những người đi hộp đêm đã cung cấp thông tin không chính xác.
📌KÊU GỌI NGỪNG CHỈ TRÍCH NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
Khi trường hợp nhiễm bệnh của người thanh niên 29 tuổi được công bố, truyền thông Hàn Quốc đưa tin các hộp đêm mà anh tới nằm trong số những hộp đêm phổ biến nhất dành cho người đồng tính. Điều này có thể giải thích vì sao nhiều khách lại khai báo sai thông tin liên hệ.
Hôn nhân đồng giới không hợp pháp ở Hàn Quốc. Trong số 35 nước thuộc khối OECD, nước này xếp thứ tư từ dưới lên về sự chấp nhận đối với người đồng tính hay chuyển giới.
Quy trình truy vết của Hàn Quốc đã xác định thanh niên 29 tuổi được cho là khởi đầu cụm lây lan đã đi những đâu từ tối ngày 1/5 đến sáng sớm ngày hôm sau. Lịch trình được đăng lên trang web chính quyền địa phương, kèm theo tên công ty và các thông tin nhạy cảm khác. Tuy tên không được công khai, nhiều người cho rằng danh tính có thể xác định từ các thông tin đã công khai.
Những ngày sau đó, "virus corona Itaewon" và "đồng tính" là những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất ở Hàn Quốc. Một số bình luận còn bảo những người này hãy rời khỏi Hàn Quốc.
Một số tổ chức vì quyền người đồng tính đã ra thông cáo đề nghị người dân dừng chỉ trích, chế giễu những người đồng tính, vì như vậy không giúp gì được cho việc chống dịch. Họ cũng chỉ trích việc công khai nhiều thông tin nhạy cảm về người thanh niên 29 tuổi.
Cùng ngày, một thanh niên 26 tuổi gửi thỉnh nguyện thư lên Nhà Xanh, yêu cầu phủ tổng thống hãy can thiệp đối với "các bản tin trên truyền thông đầy thiên kiến và đi ngược với nhân quyền" liên quan đến ca nhiễm ở Itaewon.
Thị trưởng Park kêu gọi người từng đến các hộp đêm hãy tự nguyện đi xét nghiệm, nếu không thành phố sẽ tham vấn với cảnh sát để có thêm các biện pháp.
Một số báo đài ở Hàn sau đó đổi tít, sửa từ "câu lạc bộ đồng tính" thành "câu lạc bộ lớn". Đã có một tỉnh cho phép người tới xét nghiệm mà không phải tiết lộ công khai liệu người đó có tới hộp đêm và bar ở Itaewon hay không - nhưng những người đó vẫn sẽ phải tránh người khác trong hai tuần.
Jung Eun Kyeong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), cho biết thông tin cá nhân sẽ được bảo vệ nhiều nhất có thể. Nhưng bà nói người đã tới các hộp đêm Itaewon nên đi xét nghiệm để bảo vệ người khác, ngay cả khi chưa có triệu chứng.
"Đây là cuộc chiến với thời gian", bà nói tại một buổi họp báo ngày 10/5.
Tổng hợp Zing
🍋ĐIỀU TẤT CẢ CHÚNG TA MONG ĐỢI NHẤT LÚC NÀY: Tìm ra kháng thể giúp 'ức chế 100%' virus corona.
🛑Trong tuyên bố ngày 15/5, Sorrento Therapeutics, công ty dược phẩm sinh học có trụ sở tại San Diego, California, Mỹ cho biết đã tìm thấy STI-1499, kháng thể giúp "ức chế 100%" virus SARS-CoV-2. Loại kháng thể này ngăn virus Covid-19 xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh trong 4 ngày đầu ủ bệnh.
Kháng thể mới được xem là bước tiến đầy hứa hẹn trong việc tìm ra cách điều trị virus khi chưa có vaccine. Sorrento còn đang nghiên cứu phác đồ phối hợp giúp điều trị SARS-CoV-2 ngay cả với các thể đột biến của virus.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu tiền lâm sàng, cần trải qua nhiều khâu đánh giá nghiêm ngặt để được áp dụng chính thức. Nghiên cứu cũng mới được thử nghiệm giả lập trong phòng thí nghiệm, chưa tiến hành trên người thật.
🛑Theo Sorento, họ tin rằng kháng thể STI 1499 được cho là một trong những kháng thể tiềm năng trong số hàng tỷ kháng thể được nghiên cứu về khả năng chặn đứng sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào tế bào con người. Chúng có thể ngăn chặn virus tấn công vào tế bào chủ dẫn đến sự ủ bệnh và lây nhiễm.
Sorrento cho biết STI-1499 là kháng thể đầu tiên được đưa vào phác đồ điều trị phối hợp. Điều này giúp ngăn cản sự liên kết protein cho phép virus đột biến.
Một trong những câu hỏi được đặt ra là virus SARS-CoV-2 sẽ biến đổi thế nào, vì nhiều loại virus corona gây các bệnh như cảm lạnh cho thấy xu hướng đột biến khá nhanh, khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn.
Dự án COVID-SHIELD của Sorrento có thể giải quyết vấn đề này thông qua hỗn hợp nhiều kháng thể giúp chống lại các chủng đột biến của virus.
Thay vì kết hợp với các nhóm nghiên cứu khác, Sorento quyết định sẽ nghiên cứu kháng thể STI-1499 độc lập. Sorrento đang thảo luận với các cơ quan y tế để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu phác đồ điều trị mới. Đồng thời, công ty này đặt mục tiêu sản xuất một triệu kháng thể và nỗ lực xin Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng.
Tổng hợp
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top