ky sinh trung duog tieu hoa

.ĐẠI CƯƠNG:

Bệnh ký sinh trùng hệ tiêu hoá là bệnh ký sinh trùng sống trong hệ tiêu hoá gây ra, chủ yếu chúng chiếm đoạt các chất dinh dưỡng, gây ra tổn thương, rối loạn chức phận hệ tiêu hoá và toàn thân.

Hai nhóm ký sinh trùng thường gặp:

- Các loại sán:

+ Sán lá gan (Fascola hepatiea) gan nhỏ (Clonorchis sinensis)

+ Sán lá ruột (Fasichosis buski)

+ Sán dây lợn (Taenia solium)

+ Sán dây bò (Teania saginata)

- Các loại giun:

+ Giun đũa (Ascais lumbricoides)

+ Giun kim (Enterobilus vermicularis)

+ Giun móc (Acylostoma duodenal & Necator americanus)

+ Giun tóc (Tricocepalus triciuriu)

II. Bệnh ký sinh trùng hệ tiêu hoá thường gặp

A. SÁN LÁ GAN NHỎ (CLONORCHIS SINENSIS)

Người mắc bệnh này do ăn cá gỏi (trong cá có vĩ ấu trùng sán lá sống)

1. Triệu chứng học:

a. Loại Clonrchis & Opistorchis:

Sau ăn cá gỏi có ấu trùng sán lá 15-20 ngày sán theo đường dẫn mật lên gan, gây ra cá dấu hiệu:

- Đau vùng thượng vị, nôn, sốt.

- Các triệu chứng về gan: đau vùng gan, sốt kiểu sốt rét cơn, vàng da, gan to, lách to.

- Dần dần gầy, sốt, phù thũng.

- Có khi dẫn tới sơ gan, ung thư gan.

b. Loại Fasciola hepatica:

Có 2 thời kỳ:

* Thời kỳ xâm nhiễm (3-4 tháng sau khi nhiễm sán):

+ Có hội chứng nhiễm trùng máu (sán còn ở máu), sốt cơn tái liên tiếp, vã mồ hôi, đau cơ vùng gáy, vùng gan.

+ Có khi phát ban

+ Sờ thấy gan to, ấn đau.

+ Xét nghiệm: HC giảm, BC tăng (ái toan lên tới 75-77%)

* Thời kỳ toàn phát (sán lên gan đẻ trứng):

+ Toàn thân: mệt, hoa mắt chóng mặt, gầy hay sốt. Có hội chứng vàng da tắc mật (vàng da, gan to, phân bạc màu). Xét nghiệm HC giảm.

+ Triệu chứng gan: đau vùng gan âm ỉ hoặc đau quặn gan. Gan to 2-3cm. Vàng da tuỳ mức độ, có khi vàng xẫm.

Triệu chứng khác: đau thượng vị, ợ hơi ứa nước dãi, miệng đắng, sợ mỡ, lợm giọng, nôn, đôi khi nôn ra máu, ỉa táo lỏng. Dần dần dẫn tới cổ trướng, phù chân.

2. Chẩn đoán:

a. Chẩn đoán xác định dựa vào:

- Tìm thấy trứng sán trong phân, dịch tá tràng, dịch mật.

- Dùng kháng nguyên chẩn đoán.

b. Chẩn đoán phân biệt:

* Thời kỳ xâm nhiễm của bệnh dễ nhầm:

+ Sốt rét: điều trị thử bằng quinin (nếu sốt rét thì đỡ)

+ Bệnh giun xoắn (Trichinella-spivalis): không có triệu chứng gan chỉ có sốt, BC tăng (ái toan tăng cao).

+ Bệnh kalaaza: tăng lympho. Chọc tuỷ xương tìm leishmania.

* Thời kỳ toàn phát nhầm với:

+ Xơ gan: vì có cổ ctrướng, chẩn đoán nhờ soi ổ bụng.

+ Sỏi mật: đau sốt vàng da, chẩn đoán nhờ soi siêu âm.

3. Điều trị:

a. Cloroquin diphosphate: ngày 0,5 trong 4 tuần (theo Edelgan 1949). Hoặc 1g trong 3 ngày, tiếp đó 0,5 x 20 ngày (Basnuevo 1949).

Chú ý: thuốc có thể gây đau đầu, mờ mắt, ngứa, mệt, do vậy khi thuốc dùng thêm vitamin B1 100mg/24 giờ.

b. Hexachloroparaxylol: 50mg/kg/24 giờ một liều hoặc cách ngày với sữa vào các bữa ăn. Uống trong 3-4 ngày.

c. Praziquantel: 10mg/1kg/tổng liều (thuốc tốt nhưng đắt).

d. Dương xỉ đực

e. Phòng bệnh không ăn cải xoong sống, không ăn cá gỏi.

B. SÁN LÁ RUỘT (FASCICLOSIS BUSKI)

Người mắc bệnh do ăn phải ấu trùng hoặc các loại rau nước có chứa nang ấu trùng sán.

1. Triệu chứng học:

a. Ỉa lỏng, đau bụng lúc đói, có khi có bệnh cảnh tắc ruột

b. Thiếu máu phù dinh dưỡng.

c. Xét nghiệm máu: HC giảm, BC tăng (chủ yếu BC ái toan tăng)

2. Chẩn đoán:

a. Lâm sàng có hội chứng kiết lỵ

b. Xét nghiệm phân thấy trứng sán.

c. Dùng kháng nguyên chẩn đoán.

3. Điều trị:

a. Nước sắc hạt cau: 1g/1kg, ngâm hạt cau vào nước lạnh 300-500ml sau khi ngâm lạnh sắc cạn 1/2 lượng nước cho uống vào lúc đói, sau 3 lần uống thấy kết quả 100%.

b. Betanaphtol viên 0,2: mỗi ngày 0,2, dùng 2 ngày liền.

c. Hexylresorcinol: 0,4g cho trẻ dưới 10 tuổi, 1g/24 giờ cho người lớn.

d. Phòng bệnh không ăn những rau, củ dưới nước sống. Vệ sinh ăn uống, vệ sinh nguồn nước ăn.

C. SÁN DÂY LỢN (TAENIA SOLIUM)

Người mắc bệnh này do ăn phải trứng sán hoặc tự nhiễm. Người bị sán lợn khi nôn oẹ trứng sán lên dạ dày lại xuống ruột sẽ nở thành con sán. Người mắc sán dây lợn trong ruột thường có từ 2 con sán trở lên.

1. Triệu chứng học:

Người mắc sán lợn dây có thể không có biểu hiện triệu chứng gì, chỉ thấy có đốt sán theo phân ra ngoài. Nhưng cũng có thể gặp một số dạng lâm sàng như sau:

a. Ở trẻ em:

- Gây ứa nước dãi, lợm giọng, ợ hoặc nôn.

- Đau bụng gan, vàng da, nôn dịch mật.

b. Có trường hợp nổi bật là triệu chứng dạ dày ruột:

- Đau vùng thượng vị kiểu như loét dạ dày tá tràng.

- Có những cơn đau như viêm ruột thừa.

- Có những cơn đau như viêm đường mật.

c. Có trường hợp nghĩ tới xơ gan:

- Gan to, lách to, cổ trướng, THBH

- Chảy máu cam, phù hai chân.

- Sau tẩy sán ra rồi các triệu chứng trên hết

d. Các triệu chứng ngoài ống tiêu hóa rất đa dạng:

- Rối loạn thần kinh:

+ Cơn động kinh, múa vờn có khi nhức đầu, ỉa táo. Giống viêm màng não, có khi bại nửa thân (gặp ở trẻ em) .

+ Ở người lớn: lo lắng, trầm tư, bẳn tính.

- Mắt: gây ảo ảnh nhìn đôi, thấy mọi vật màu vàng, có khi bị loà nhất thời.

- Tim mạch: đánh trống ngực, ngoại tâm thu, rối loạn vận mạch.

- Hô hấp (rối loạn do hành tuỷ): khó thở như hen, mất tiếng, có khi ho từng cơn khái huyết.

- Dị ứng: gây những cơn ngứa, phù Quinck. Có những cơn tấy đỏ, cơn ngứa di chuyển nhanh cùng với cảm giác khó chịu, đau mình mẩy, buồn nôn.

- Xét nghiệm máu: BC ái toan tăng (có thể tới 55%)

2. Chẩn đoán:

Dựa vào tìm thấy đốt sán trong phân.

3. Điều trị:

a. Quinacrin liều 1g-1,2g cho người lớn.

- Cách tẩy như sau: 8 giờ sáng (bệnh nhân nhịn ăn) đặt sond tá tràng. Hoà 1g-1,2g Quinacrin với nước ấm 40 độ chừng 30-40ml sau đó bơm qua sond vào tá tràng (chú ý không bơm thuốc vào khi sond còn nằm ở dạ dày), tiếp theo hoà tan 30g magnesie sulfat vào 50-100ml nước ấm tiếp tục bơm qua sond vào tá tràng. Rút sond cho bệnh nhân ăn sáng và nghỉ tại giường. Khi bệnh nhân mót đi ngoài bảo bệnh nhân ngâm đít vào chậu nước ấm 37-40 độ, chờ khi thấy sán ra hết.

b. Diclorophen (BD: Ovis (Anh), Plath-Lyse (Pháp), Preventol (Đức), Vermiple (Mỹ)). Viên bọc đường 500mg.

- Cách dùng: người bệnh nhịn đói từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Người lớn uống 14 viên (cứ 5 phút uống 2 viên) với 1 lít nước rồi tiếp tục nhịn nước trong 3 giờ. Trẻ em 1 tuổi uống 1 viên. Khi uống thuốc kiêng các dung dịch nước kiềm và hoàn toàn kiêng rượu trong khi dùng và 24 giờ sau (làm mất nguy cơ nhiễm độc ở thần kinh trung ương). Với trường hợp khó ra sán có thể uống 3 ngày liền. Người lớn 2 ngày đầu mỗi ngày 12 viên, ngày cuối uống 6 viên.

c. Niclosamid (BC: Cesticid, Devermine (Hung), Lintex, Phenasal, Radeverm (Đức), Tredermine & Yomesan (Đức)), viên nén 0,5g.

- Cách dùng: tối trước ăn nhẹ, lỏng. Sáng sớm hôm sau thức dậy không ăn gì uống 2 viên, sau 1 giờ uống thêm 2 viên nữa theo liều người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Thuốc có thể nhai kỹ rồi nuốt, hoặc hoà tan vào nước trà để uống. Hai giờ sau khi uống lần cuối mới được ăn uống bình thường. Trẻ em dưới 24 tháng 2 lần uống 1/2 viên cách nhau 1/2 giờ. Từ 2-3 tuổi uống 2 lần, mỗi lần 1 viên như trên.

- Chú ý: uống thuốc có thể buồn nôn đau bụng nhẹ. Không cần uống thuốc tẩy. Nếu táo thì uống 1 liều thuốc tẩy từ tối hôm trước, kiêng rượu. Nếu đầu sán chưa ra thì cần dùng một liều thuốc tẩy.

d. Trong dân gian tẩy sán bằng hạt bí ngô, liều 1 lần tẩy khoảng 30 hạt bí ngô tươi đã bóc vỏ cứng.

D. SÁN DÂY BÒ (TAENIA SAGINATA)

Người mắc bệnh vì ăn thịt bò sống (hoặc tái bò) có ấu trùng sán.

1. Triệu chứng:

- Tức vùng thượng vị khi đói

- Ỉa lỏng

- Sút cân

- Đôi khi buồn nôn

- Đốt sán già tự bò qua hậu môn ra ngoài

2. Chẩn đoán:

- Dựa vào đốt sán tự bò qua hậu môn.

- Phân biệt với sán dây lợn (Đốt sán chỉ theo phân ra ngoài)

3. Điều trị:

Dùng các thuốc và cách tẩy như với sán dây lợn.

E. BỆNH GIUN ĐŨA (ASCARIDISOE)

Người mắc bệnh giun đũa do ăn những thức ăn có nhiễm trứng giun.

1. Triệu chứng học:

1.1. Những dấu hiệu chứng tỏ có nhiễm giun đũa:

a. Lâm sàng:

- Gai mũi, dặng hắng, khạc luôn khi có dị vật trong họng, có cơn ho gà, có khi lạc tiếng khản giọng.

- Đêm ngủ ra nhiều dãi ướt cả gối

- "Nét mặt có giun": da hơi vàng xạm xung quanh miệng mắt như người ở bẩn chưa rửa mặt. Trông mặt buồn thiu mâu thuẫn với 2 mắt sáng, đồng tử mở to (theo Boncount & Leo).

- Lưỡi: xung quanh bờ lưỡi nổi lên những nốt đỏ, cả hầu và lưỡi gà cũng vậy (Kagiokaet & đồng sự)

- Sốt cách nhật hoặc liên tục (Rivoi & Hofmann) thường nhầm với thương hàn.

- Biểu hiện dị ứng: ngứa hoặc sưng húp mắt kiểu phù Quinck sổ mũi đột ngột, chảy nước mắt, đỏ bừng mặt, nhức đầu, có khi phát ban nổi cục.

- Ở trẻ nhỏ vì nhiễm giun ăn uống kém thiếu thốn, không tẩy giun được dẫn đến trẻ bị phù rồi gầy dần, "bụng ỏng đít beo".

- Có khi gặp tình trạng choáng - truỵ tim mạch đột ngột chết ngay hoặc sau vài ngày (do giun chết nhiều giải phóng độc tố gây nhiễm độc cơ thể đột ngột. Khả năng này ít gặp nhưng có. Khi tẩy giun ở người có nhiều giun phải tẩy từ từ.

b. Xét nghiệm:

- Máu: HC giảm, Hb giảm, BC tăng (nhất là BC ái toan rất cao)

- Đường máu giảm có thể gây tử vong ở trẻ em (Aguil 1949 Biné 1952)

- Xét nghiệm phân: có trứng giun đũa.

1.2. Những triệu chứng về bệnh giun đũa:

a. Biểu hiện về tiêu hoá:

- Đau bụng: thường đau quanh rốn (vào sáng sớm hoặc chiều tối) đau âm ỉ, có khi đau lăn lộn như thắt ruột.

- Chán ăn, chậm tiêu, đầy bụng sau khi ăn, ợ hơi.

- Hay ứa nước rãi.

- Nôn ra giun hoặc ỉa ra giun.

- Các biểu hiện khác nhầm như chứng kiết lị hay chứng viêm mật.

b. Biểu hiện về thần kinh tâm thần:

- Trẻ em: thay đổi tính nết, ngủ mê, nghiến răng, kém trí khôn.

- Biểu hiện giống như bệnh thần kinh:

+ Về vận động: như cơn động kinh với hen khi uống thuốc tẩy giun, hết nhìn một hoá hai, giật giật ở mi mắt.

+ Hội chứng màng não tuỷ: có phản ứng màng não tuỷ (dịch não tuỷ bình thường chỉ hơi tăng áp lực) hoặc viêm màng não tuỷ bán cấp (tăng lympho, tăng albumin như lao màng não).

c. Biểu hiện ngoại khoa:

Cơ chế sinh ra các dấu hiệu ngoại khoa là yếu tố cơ học do giun lạc đường, giun cuộn vào nhau thành búi hay gặp ở trẻ em.

- Về ruột:

+ Tắc ruột non (đau bụng, sờ thấy từng cục, nôn)

+ Viêm ruột thừa (do giun một nửa nằm ở manh tràng, một nửa nằm ở ruột thừa).

- Gan mật tuỵ tạng:

+ Giun chui qua ống mật: đau bụng, chổng mông đỡ đau

+ Áp xe gan do giun đũa.

+ Viêm tuỵ cấp

- Tai biến khác:

+ Viêm phúc mạc toàn bộ

+ Viêm hạch mạc treo ruột cấp

2. Chẩn đoán:

a. Lâm sàng: nôn hoặc đi ngoài ra giun

b. Xét nghiệm phân thấy trứng giun đũa.

c. X-quang sau khi uống thuốc cản quang chụp phát hiện giun

3. Điều trị:

a. Pipeazin viên 0,3 hoặc 0,5 (dạng adipat) làm tê liệt giun lọ 30-60ml 5ml/50mg (dạng xitrat).

Liều uống 2 ngày liền theo bảng sau liều uống 1 lần:

12-24 tháng

0,2g

2 lần/24 giờ

27-36 tháng

0,2g

3 lần/24 giờ

4-6 tuổi

0,5g

2 lần/24 giờ

7-9 tuổi

0,5g

3 lần/24 giờ

10-14 tuổi

1g

2 lần/24 giờ

15 tuổi trở lên

1g

3 lần/24 giờ

Uống sau bữa ăn 1 giờ không cần thuốc tẩy.

b. Mebendazol (BD Noverme, Panteimin, Toloxin, Vermoc) viên nén 100g dạng xiro 20mg/ml (lọ 30ml)

- Thường dùng trường hợp người có nhiều loại giun. Thuốc ức chế hấp thu glucoga của giun, làm APT giun không hoạt động, giun bị liệt chết.

- Liều dùng: 1 đợt 3 ngày liền mỗi ngày 2 lần mỗi lần 1 viên (sáng, tối).

- Chú ý: ngày uống thuốc không uống rượu, tránh dùng đồng thời với didaken và dầu giun.

c. Levamisol (decaris):

Thuốc ức chế men succinat dehidrogenaza ngăn cản chuyển fumarat làm tê liệt giun.

- Dạng thuốc: viên 30mg, 50mg, 150mg, xiro 40mg/5ml.

- Liều lượng người lớn uống 1 lần 100mg (2,5mg/kg) uống sau bữa ăn sáng hoặc sau bữa ăn tối. Không cần uống thuốc tẩy.

- Trẻ em: 2,5mg/1kg uống 1 lần

Sau 2 tuần nếu vẫn còn giun có thể dùng một đợt nữa.

d. Pyrantel (BD Antiminth (Mỹ), Cobatrin (Pháp), Helmex (Đức), Pyrenquan, Santrim Strongid, Trilombrin)

- Dạng thuốc: viên nén 125mg, dịch treo 125mg/5ml.

- Liều dùng: 1 lần 10mg/kg/24h.

e. Oxy:

Ngấm vào mô giun hình thành nước dưỡng oxy, giun có ít men catalaza nên không phân huỷ được làm giun chết.

- Cách tẩy: đặt sond tá tràng. Người lớn bơm 1500ml trong 20 phút, 2 giờ sau cho tẩy thuốc tẩy muối Magnesiesulfat 15-30g.

- Trẻ em: 100ml/1 tuổi.

Không dùng khi đang mang thai, có bệnh tim, đang hành kinh.

F. BỆNH GIUN KIM (ENTEROBIUS VERNICULARIS)

Người mắc bệnh theo đường tiêu hoá tự nhiễm.

1. Triệu chứng học:

a. Ngứa hậu môn:

Ngứa có giờ nhất định, ngứa không chịu nổi thường vào buổi tối trước khi đi ngủ. Khám hậu môn lúc ngứa ngáy thấy xung quanh hậu môn có huyết, có những chấm đỏ tươi hay đã ngả màu nâu hoặc tím ngắt. Trong chất nhầy có giun kim.

b. Các rối loạn về ruột:

Đau bụng đi ngoài có 2 dạng:

- Trẻ em buổi sáng ỉa ra một ít nhầy đặc trong máu tươi hay đã ngả màu nâu tím ngắt, trong chất nhầy có nhiều giun kim. Ngoài ra trẻ ăn luôn miệng, lúc chán ăn cỏ thể gầy sút, sốt vặt. Trẻ tự nhiên biếng ăn phải nghĩ đến giun kim.

- Phân nhiều, ở những người nhiều giun kim từ lâu luôn đi ngoài ngày mấy lần. Đi nhiều, phân lỏng có lẫn máu, nhung nhúc giun kim.

Thăm khám lưỡi: sạch, rìa lưỡi có chấm đỏ nổi lên. Ruột hay bị viêm ở vùng hồi manh đại trùng tràng. Có khi soi trực tràng cũng nhìn thấy giun kim trên niêm mạc. Giun kim có thể gây viêm ruột thừa.

c. Các rối loạn thần kinh:

Rối loạn này nhiều và phức tạp vừa về cảm giác vừa về vận động, về tâm thần... do nguyên nhân cơ học, do kích thích hoặc độc tính của giun kim gây nên.

- Ngứa mũi mức độ nhẹ cảm giác như có vật gì vướng mắc, ngứa hay lan toả xung quanh mũi có khi như kim châm. Cơn ngứa về tối hoặc suốt ngày trẻ hay cho tay ngoáy mũi. Vì vậy nếu tay vừa gãi hậu môn lại ngoáy mũi sẽ đưa ấu trùng tái nhiễm (nguyên nhân ngứa mũi do độc tố của giun kim gây ra).

- Nghiến răng: dấu hiệu có giá trị chẩn đoán giun kim (do phản xạ từ ruột hoặc do độc tố của giun kim).

- Mê hoảng: đúng giờ vài đêm liền, bẵng đi rồi lại xuất hiện. Nếu cùng với nghiến răng và ngứa hậu môn phải nghĩ đến giun kim (cơ chế do phản xạ ruột, do độc tố của giun kim).

- Các rối loạn tâm thần (trẻ đi học) thay đổi tính nết, trẻ bần thần, buồn bã hay cáu gắt, trước vẫn ngoan bỗng nhiên bẳn tính không nghe lời. Trong lớp lười biếng, lơ đãng. Có triệu chứng như vậy cần nghĩ đến giun kim.

- Rối loạn vận động màng não tuỷ:

+ Sài kinh, múa giật, run rẩy hay chóng mặt.

+ Biểu hiện của viêm màng não hiếm, có thể giống như lao màng não chỉ khác số tế bào tăng ít hơn bệnh lao (nguyên nhân do nhiễm độc hay dị ứng).

d. Rối loạn ở các cơ quan khác:

- Sinh dục: ở nữ giun kim lên âm hộ vào tử cung gây đau bụng mỗi khi hành kinh (Leo 1932). Gây viêm âm hộ, âm đạo ở trẻ em gái, ở nam giới ngứa ngáy dương vật, di mộng tinh và thủ dâm (Lan Lemann). có khi thấy giun kim trong ống niệu (Henle). Trường hợp khí hư lâu khỏi, Simon và Vich đã tìm thấy nhiều trứng giun kim trong khí hư.

- Giun kim cái di động gây ngứa vùng âm hộ, ở bẹn, hạ nang làm tấy đỏ, lở và nứt kẽ. Nếu cạo các nơi đó đem soi kính hiển vi sẽ thấy trứng giun kim. Có thể thấy trứng giun kim dưới da và trong các mụn nhọt quanh hậu môn.

- Nổi tịt từng cơn đau khi vận động.

- Rối loạn ngũ quan: tai điếc, chóng mặt, hoa mắt, loà.

2. Chẩn đoán:

a. Lâm sàng:

Nét mặt xanh xao buồn bã, mắt thâm quầng, tính tình biến đổi, nghiến răng, ngứa mũi, ngứa hậu môn ban đêm nhất là trẻ em.

b. Tìm giun buổi tối:

Soi hậu môn lúc trẻ kêu ngứa thấy giun kim.

c. Xét nghiệm:

- Xét nghiệm phân: soi tươi lúc bệnh nhân mới đi ngoài để tìm giun kim còn sống.

- Xét nghiệm phân tìm trứng giun: nạo nếp nhăn hậu môn phết lên kính soi (PP Scriabin hoặc phương pháp Graham): sáng sớm chưa đi ngoài, chưa tắm rửa, chổng mông, căng kẽ hậu môn và ấn lên một phiến kính băng celophan dính, bỏ ra gián lên phiến kính đem soi tìm trứng (phương pháp Hoàng Nguyên Dực 1958).

- Dùng giấy bóng kính phết cồn dán (Gomme arabic) áp vào hậu môn rồi đặt lên phiến kính soi.

3. Điều trị:

a. Piperazin:

* Dạng sebacat (BD Nematorazine) viên nén 0,25, thuốc đạn 0,2

- Liều người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: ngày 2 lần x 6 viên uống trong 2 ngày. 15-20 ngày sau dùng một đợt thứ hai như trên để tránh tai biến. Dạng thuốc đạn người lớn và trẻ em trên 10 tuổi sáng và tối mỗi lần nạp 1 viên. Dùng 2 ngày, uống sau bữa ăn một giờ.

- Chống chỉ định: suy gan, suy thận, động kinh.

* Piperazin hydrat (BD Antepar, piperascat, vemitox)

Thuốc ngọt (hydrat 500mg/5ml) thuốc cốm hydrat, xiro (15% hydrat hoặc 10% citrat), viên nén 0,2; 0,3; 0,5 (adipat hoặc adipinat), viên nén 0,26; 0,52 (phosphat).

- Liều dùng: người lớn ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên 0,5 sau bữa ăn 1 giờ, dùng 5 ngày liền, nghỉ 7 ngày, uống một đợt nữa nếu còn giun.

- Có tác giả cho liều 50-100mg/kg/24h chia 2 lần uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1h. Uống 1 đợt 7-10 ngày, nghỉ 10 ngày tiếp đợt 2 nếu còn giun.

b. Albendazol (BD Anben, Zeben - Thái, Zenten - Anh)

- Viên nén 200mg, dịch treo uống 100mg/5ml

- Liều duy nhất: ngày 2 viên

- Không ăn kiêng, không cần uống thuốc tẩy

c. Mebendazol (BD Althel - Đài Loan, Noverme - Bỉ, Vermox - Hung)

- Viên nén 100mg, dịch treo 20mg/ml.

- Ngày 1 viên (100mg) sau 2 tuần uống 1 viên nữa.

d. Teramyxin là kháng sinh có tác dụng với giun kim (HVQY 1979)

Liều uống:

5 tuổi trở xuống : 1g/24h

5-10 tuổi : 1,5g/24h

10 tuổi trở lên : 2g/24h.

Uống trong 10 ngày liền.

e. Pyrvinium (BD Viprinium, Molevac, Pamovin (Mỹ), Ponavyl, Pover (Pháp), Vanquin và Vermigal dạng HCl)

- Viên nén, bọc 50mg (dạng pamoat), bazơ, dịch treo 1,5g/100ml

- Liều dùng 1 lần 5mg/kg vào bữa ăn hoặc ngủ tối.

f. Phòng bệnh vệ sinh cá nhân và gia đình. Một tháng không tái nhiễm sẽ hết giun.

G. Bệnh giun móc (Ancylostoma duodenlane et necator Americanus)

Người nhiễm bệnh do ấu trùng xuyên qua da vào cơ thể là chính.

1. Triệu chứng bệnh học:

Biểu hiện triệu chứng qua 3 giai đoạn di chuyển của ấu trùng

a. Giai đoạn ấu trùng qua da:

Độ vài ngày sau nhiễm ấu trùng giun:

- Nổi mẩn da ngứa gãi nên gây nhiễm trùng ở chân, tay, ngực ...

- Nổi mẩn ngứa lan dần, vết đỏ rộng 0,5mm, dài 1-2mm lan dần mỗi ngày vài cm hoặc vài mm trong vài ngày (gặp ở trẻ em). Giai đoạn này chỉ điều trị tại chỗ bằng xát xà phòng, xoa bạc hà cho đỡ ngứa hoặc rửa bằng sulfat đồng pha thật loãng hoặc xoa chất kháng histamin

b. Giai đoạn ấu trùng tới phổi:

Khoảng vài ngày:

- Ho khan ho cơn không có đờm, giọng khàn mất giọng.

- Có khi sốt thất thường, hen suyễn.

- Nghe phổi có ran từng nơi.

- X-quang phổi thấy mờ rải rác.

- Máu BC ái toan tăng cao.

c. Giai đoạn giun trưởng thành đến tá tràng:

- Bắt đầu: nuốt đau, khó nuốt, chán ăn. Sau đau vùng thượng vị không có chu kỳ (viêm tá tràng) X-quang dạ dày không thấy tổn thương, có tác giả cho thấy rộng đoạn III tá tràng và phù niêm mạc (Pose) gầy sút, nôn oẹ, ỉa chảy sau đó ỉa máu vi thể, Web Mayer (+)

- Thiếu máu, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, da niêm mạc nhợt phù thũng, chân nặng, tim có thổi tâm thu, mạch nhanh.

- Xét nghiệm: HC giảm, Hb giảm, Fe giảm, tuỷ xương HC non tăng không có ái toan.

- Toàn thân: nếu là trẻ em chậm lớn, nét mặt cằn cỗi, da mồi như ông lão, lì xì, ngu độn, tóc thưa.

Nếu ở tuổi dậy thì: dậy thì chậm (nam: liệt dương, nữ: mất kinh, vú teo)

Trẻ em đôi khi thấy cứng gáy, múa giật, động kinh...

2. Chẩn đoán:

- Lâm sàng dựa vào chứng thiếu máu (sau loại trừ các nguyên nhân)

- Xét nghiệm phân: thấy trứng giun móc.

3. Điều trị:

a. Tẩy giun móc:

* Vermox (viên 100mg)

Liều dùng: 1 lần 2 viên x 2 lần/24h, dùng 3 ngày liền. Nếu sau 7 ngày còn trứng giun tiếp tục một đợt nữa. Uống sáng và tối. Khi uống thuốc không uống rượu và không dùng thuốc tẩy.

* Levamisol (viên 150mg)

Mỗi lần 1 viên x 2 lần/24h uống 2 ngày liền, sau 7 ngày còn trứng cho uống đợt nữa.

* Tetraclorethylen (didakeene) nang, gelatin 0,5ml (0,5mg) và 1ml (1g).

Người lớn trên 16 tuổi 0,1ml/kg (không quá 4ml/24h) uống vào sáng sớm lúc đói (cứ 15' nuốt chửng 1 nang), 2h sau khi nuốt nang cuối cùng cho uống 1 liều thuốc tẩy Mangne siesulfat 30g, kiêng rượu, dầu mỡ khi đang uống thuốc.

* Pyrantel pamonat viên 125mg, liều dùng 1 lần 10mg/kg/24h cho 2-3 ngày liền.

b. Điều trị thiếu máu:

- Truyền máu tươi cùng nhóm máu (thận trọng)

- Vitamin B12 microgam 1ống/24h tiêm bắp trong 10-15 ngày

- Viên sắt: Siderfol ngày 1viên trong 30ngày.

H. Bệnh giun tóc (Trichiuris Trichiura)

Người mắc bệnh theo đường tiêu hoá: rau sống, nước lã, bụi, tay bẩn.

1. Triệu chứng:

- Hội chứng lỏng như kiết lị

- Thiếu máu mạn gầy sút

- Kém ăn giảm trí nhớ

2. Chẩn đoán:

Xét nghiệm phân tìm trứng giun

3. Điều trị:

a. Mebendazol viên 100mg

Mỗi lần 1 viên x 2 lần/24h cho 3 ngày liền, uống vào buổi tối và sáng, không uống rượu, không dùng thuốc tẩy.

b. Tiabendazol (BD Mitezol, Minzolum, Thibenzol) viên 0,5, dịch treo 1g/5ml.

Liều uống 50mg/kg chia 2 lần sáng và tối. Không quá 3g/24h, uống sau bữa ăn, uống 1-2 ngày liền. Không kết quả 2 ngày sau uống 1 đợt 2 ngày nữa.

c. Hexyresorsinol dung dịch 0,2% trong nước thụt hậu môn 500-700ml dd trên 24h kết quả tốt (HVQY 1979)

d. Thuốc diệt KST ruột: Helmintox (hãng Ceteco Hà Nội)

DT: viên 250mg người lớn, trẻ em trên 15 tuổi uống 3 viên, uống 1 lần. Viên 125mg trẻ em 1 viên/10kg cân nặng, uống 1 lần.

Hình thức và thành phần:

Viên 250mg Pyrantel (dạng pamoate) hộp 3 viên

Viên 125mg Pyrantel (dạng pamoate) hộp 6 viên.

Tác dụng: trị giun công hiệu với giun kim, móc, đũa và Necatoramericanus Helmitox làm tắc nghẽn hệ thần kinh cơ khiến giun bị tê liệt và đẩy theo phân do nhu động ruột.

Thận trọng khi suy gan, thai nghén.

Cách dùng: có thể uống vào bất kỳ lúc nào không cần thuốc tẩy.

Với giun đũa, giun kim liều trung bình 10mg/kg cân nặng.

Với giun móc (nhiễm nặng): cần dùng 20mg/kg/24h uống làm 1 hay 2 lần trong vòng 3 ngày.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: