Còn mục tiêu còn hạnh phúc
Các anh chị có theo dõi tôi qua Facebook thì các anh chị cũng biết là mấy tuần rồi tôi đang trở về Úc. Lần trở về này ngoài mục đích chủ yếu là giải quyết một số vấn đề nhà cửa thì nó cũng là để tranh thủ giải quyết một số công việc chính. Trong đó có một thương vụ quan trọng của một công ty mà tôi đã cố vấn từ trước tới nay. Người sáng lập của công ty này là một bạn trẻ mà tôi xem gần như là em trai của mình. Bạn cũng xem tôi như một người anh, bạn rất là giỏi và chịu khó. Tuy nhiên, điều mà tôi quý nhất ở bạn là sự chân thành và cực kì khiêm tốn. Công ty của bạn chỉ trong vài năm nhưng mà nó liên tục tăng trưởng kể cả ở trong giai đoạn cực kì khó khăn như 2 năm dịch bệnh mà công ty vẫn phát triển. Hôm vừa rồi, bạn mời tôi lên công ty trao đổi và hỏi ý kiến về một lựa chọn rất khó khăn mà bạn đang phải ra quyết định. Đầu đuôi đó là có một công ty lớn họ đang muốn mua lại toàn bộ doanh nghiệp của bạn, giá trị của thương vụ này cực kì lớn; và với số cổ phần hiện tại bạn đang sở hữu thì số tiền bạn nhận được sau thương vụ nó có thể đảm bảo cho bạn và cả gia đình của bạn một cuộc sống sung túc tới cuối đời mà không cần phải lo lắng gì về tiền bạc. Ban đầu tôi tưởng là bạn sẽ hỏi ý kiến của tôi về vấn đề định giá công ty. Nhưng sau một lúc trò chuyện thì dần dần tôi mới nhận ra là vấn đề làm bạn suy nghĩ không phải là về định giá mà một câu hỏi lớn hơn đó là "Bạn có nên bán hay không?" Bạn tâm sự với tôi là khi nhận được offer công ty kia, ban đầu bạn đã rất là vui bởi vì khi đó bạn cũng nghĩ giống với đại đa số mọi người chúng ta là bạn đã bỏ ra gần 10 năm để làm việc và giờ đây nếu mà bạn chấp nhận đề xuất kia thì ngay lập túc bạn sẽ có một cái số tiền lớn và cuộc sống sẽ sung sướng hơn rất là nhiều. Thế rồi cái sự phấn khích qua đi thì bạn bắt đầu suy nghĩ suy nghĩ sâu hơn. Và từ từ một câu hỏi lớn hình thành trong đầu bạn "Có đáng hay không khi bán lại toàn bộ doanh nghiệp của mình" Bạn lo là sau khi mà mình đã mất cái công ty rồi thì bạn sẽ không biết làm gì nữa. Bạn nói với tôi là bạn luôn có mục tiêu lớn trong cuộc sống. Bạn luôn biết là mình cần đi về hướng nào. Mọi quyết định của bạn đều có mục đích là đưa công ty đi tiếp lên một cái tầm gần hơn nữa tới những cái dự định của bạn. Dù là có rất là nhiều khó khăn ở trong hành trình đó, rất là nhiều đêm mà bạn trằn trọc không ngủ được để xoay sở từng đồng lương cân nhắc từng hoạt động để đưa công ty đi qua giai đoạn khó khăn nhưng chính tất cả cái điều đó nó làm cho bạn cảm thấy vui, cảm nhận được mình đang sống. Bạn nói với tôi là bây giờ bạn tưởng tượng tới cảnh là khi bạn khi mà bạn đặt bút xuống bạn kí, bạn bán toàn bộ công ty của mình đi thì bạn sợ là sau đó bạn sẽ không còn biết phải làm gì nữa.
Nếu mà anh chị nào còn nhớ thì tập đầu tiên mà tôi chia sẻ ở trên podscast; tập mà tôi đặt tên là "Cuộc sống không mục tiêu" đó là tập mà tôi chia sẻ một câu chuyện trong khi tôi còn làm cố vấn cho Chính phủ Úc. Lần đó là tôi đi cùng đoàn công tác tới khu vực của người thổ dân Úc. Chuyến đi đó để lại cho tôi rất nhiều suy nghĩ. Chi tiết tập đó tôi xin không nhắc lại để tránh làm nội dung tập này quá dài. Ở đây tôi chỉ xin kể lại một cách vắn tắt đó là ở Úc có một nhóm người thổ dân - họ thuộc diện được Chính phủ Úc gần như được trợ cấp hoàn toàn. Và cứ tưởng là với một cuộc sống được chu cấp hoàn toàn như vậy không còn lo nghĩ gì về cơm áo gạo tiền thì đó sẽ là một cuộc sống rất là sung sướng khác gì ở trên thiên đường. Nhưng trong thực tế đây là nơi mà Chính phủ Úc đang phải đau đầu với đủ mọi vấn đề từ an ninh trật tự cho tới bạo lực ở trong gia đình tới cả cờ bạc thuốc sắc. Tất cả nó xuất phát từ việc là ở đó họ bị tước đi một thứ rất là quan trọng "mục tiêu sống". Những người ở đó mỗi ngày họ thức dậy họ không biết là mình đang sống để làm gì. Sự tồn tại nó dần dần trở nên vô nghĩa. Họ sống nhưng mà không khác gì là họ đã chết rồi nhưng mà chưa chôn. Đó cũng là lí do mà ở đây thường xảy ra cái tình trạng tự tử. Tôi còn nhớ câu nói của một anh bộ trưởng, anh nói với tôi ở trong buổi ăn trưa: "Những người ở đây họ đang tồn tại, chứ không phải đang sống." Cái việc tự tử của họ chỉ cơ bản chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác; từ trạng thái còn thở sang trạng thái ngừng thở còn lại thì mọi thứ khác đối với họ cũng như nhau. sở dĩ mà tôi kể lại câu chuyện này là để chúng ta có dịp tầm quan trọng của việc có mục tiêu trong cuộc sống. Chúng ta ở đây mỗi ngày mà chúng ta thức dậy hầu hết là chúng ta đều có mục tiêu. Có người mục tiêu là xây dựng doanh nghiệp tạo ra giá trị cho xã hội tạo ra công ăn việc làm cho những người cộng sự của mình. Có người thì mục tiêu là gia đình con cái hạnh phúc và xa hơn là được thấy con cái thành công hoặc kể cả khi chúng ta đi để hướng tới mục tiêu là cuối tháng có lương để có tiền trang trải cuộc sống. Mục tiêu lớn hay nhỏ không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta cũng đang có mục tiêu. Đôi khi cuộc sống khá khó khăn con đường đi tới mục tiêu đó quá gian nan. Nó làm cho chúng ta quên là chính việc chúng ta đang có mục tiêu bước tiếp mỗi ngày cũng đã là một may mắn mà chỉ khi nào mất đi rồi chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của nó. Nó cũng giống như là không khí mà chúng ta thở hằng ngày, bình thường là chúng ta không có ý thức được sự tồn tại của nó. Chỉ khi mà thiếu nó thì chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của nó. Và thường việc mất đi mục tiêu nó lại hay xảy ra ở trong những khoảnh khắc mà chúng ta không ngờ tới mất. Thường thì nó chính là những bức tranh mà người khác đang ao ước.
Ví dụ như câu chuyện những người thổ dân Úc được chính phủ trợ cấp hoàn toàn. Một viễn cảnh nghe quá là sung sướng, chúng ta sống mà chúng ta không cần phải làm, không cần phải lo về cơm áo gạo tiền nữa. Nhưng chính nó lại là nguyên nhân của toàn bộ mọi vấn đề và nó cũng là lí do của những lo lắng mà thoạt nghe rất là vô lí của người bạn của tôi. Nhưng nếu mà suy nghĩ tận cùng về gốc rễ của mọi thứ thì chúng ta sẽ thấy đó chỉ là những cái lo lắng rất là chính đáng. Bạn không nói với tôi là nếu không chắc là sau công ty này thì bạn còn có ý tưởng nào khác tốt như vậy hay không. rồi có ý tưởng rồi thì cũng không chắc là bạn có còn đủ sức để mà lại tiếp tục xây dựng nó lớn mạnh lên như là công ty hiện tại hay không. Đây cũng là một điểm mà tôi rất là quý ở người bạn này. Bạn luôn rất là khiêm tốn và chân thật với chính mình. Thường thì đa số những người ở trong vị trí của bạn gầy dựng được một công ty thành công như vậy thì người ta sẽ trở nên tự cao mà nghĩ mình là thiên tài; mình đã làm được một lần thì mình sẽ làm được lần thứ hai và nhiều lần khác. Riêng với bạn thì bạn lo là khi mà bán công ty này thì không có gì chắc chắn là bạn sẽ lại gầy dựng được công ty khác. Và điều bạn lo lắng hơn hết đó là khi cầm trong tay một số tiền lớn như vậy rồi thì chính số tiền đó nó trở thành sức ì bản thân bạn. Lúc trước khi mà khởi nghiệp thì bên cạnh nhiều lí do khác nó còn có một lí do lớn nữa là động lực để kiếm tiền. Còn bây giờ mất đi yếu tố lớn đó thì có khi nó trở thành một cái sức ì làm cho bạn không còn động lực để mà bạn bắt đầu lại thêm một lần nữa. Tất cả suy nghĩ đó nó làm cho bạn lo là nếu không khéo thì bạn sẽ trở thành phiên bản những người thổ dân kia, trở thành người chỉ đang tồn tại chứ không phải đang sống. Có thể là với số tiền lớn kia nó sẽ cho bạn mua bất kì ngôi nhà nào bất kì cái xe nào mà bạn muốn. Và có thể là cuộc sống đó sẽ hứng thú trong vòng vài năm 5 năm thậm chí là 10 năm thì liệu có đáng hay không. Bạn nói là bạn sợ cảnh mỗi buổi sáng thức dậy bạn không biết mình nên làm gì tiếp theo nữa. Bạn kết thúc với câu nói là số tiền bán công ty rõ ràng là một số tiền rất là lớn nhưng mà bạn đang có cảm giác là người ta đang dùng cái số tiền đó để lấy mất cái mục tiêu của bạn. Xa hơn nữa là lấy mất cuộc sống của bạn biến bạn trở thành người đã chết rồi nhưng chưa chôn. Đó là mở đầu câu chuyện mà bạn chia sẻ với tôi. Đây là một hiệu ứng mà trong tiếng anh gọi là "cold feet" là thường khi mà chúng ta đứng trước một sự thay đổi lớn ví dụ như trường hợp của bạn này là bán lại công ty. Hay phổ biến hơn là trong cuộc sống trước khi đám cưới chúng ta bắt đầu lo lắng trước những thay đổi lớn như vậy.
Sau khi tôi chia sẻ với một giải pháp tôi xin phép không kể lại phân tích của mình như những giải pháp mà tôi đã đưa ra bởi vì có thông tin nhạy cảm và cũng bởi vì nó không có liên quan lắm đến ý chính mà tôi muốn chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay. Ý chính hôm nay mà tôi muốn chia sẻ thông qua câu chuyện này nó chính là tầm quan của mục tiêu ở trong cuộc sống. Ở trên podscast này tôi thường chia sẻ về hành trình tự do tài chính và có một số ý kiến trái chiều cho rằng hành trình đó chỉ dành cho những người có năng lực dặc biệt còn đại đa số mọi người thì nó không khả thi. Về yếu tố khả thi thì tôi vẫn luôn tin là nếu nuôi dưỡng được cái sự kiên trì và xác định được cái hướng tích lũy và đầu tư sao cho nó đúng đắn thì tôi tin là đa số chúng ta đều sẽ làm được. Cách để làm thì tôi đã chia sẻ rất là chi tiết ở trong loạt bài về hành trình tự do tài chính. Sau đó là gần đây tôi cũng đã thực hiện thêm một loạt bài nữa về hành trình tự do tài chính dành cho người có xuất phát điểm là làm công ăn lương – chính là xuất phát điểm của đại đa số chúng ta. Trong đó thì tôi đã phân tích cụ thể từng bước rất là chi tiết để mà đi dần tới cái mục tiêu tự do tài chính sao cho nó hiệu quả và an toàn nhất. Do đó với góc nhìn của tôi thì tôi luôn tin hành trình này là hành trình khả thi. Nó không phải chỉ dành cho người đặc biệt xuất chúng mà chỉ cần chúng ta giữ được sự kiên trì thì ít nhiều chúng ta cũng đến được cái phiên bản tự do tài chính nào đó. Có thể đó không phải là phiên bản tự do hoàn toàn nhưng mà nó cũng sẽ đỡ hơn rất là nhiều so với chúng ta hoàn toàn không có bất kì tự do nào. Tuy nhiên lí do mà tôi thực hiện tập ngày hôm nay nó để tập trung vào một góc nhìn khác, góc nhìn về mục tiêu cuộc sống. Đó là kể cả khi mà chúng ta không thể đi hết được trọn vẹn cái hành trình về tự do tài chính thì chính việc mà chúng ta có mục tiêu cái hành trình mà chúng ta được đi trên đó mỗi ngày thì đó cũng là hạnh phúc rồi. Chúng ta đừng có nghĩ việc mà mình đang tiết kiệm đang thắt lưng buộc bụng là chúng ta đang làm cho cuộc sống của mình thiếu chất lượng. Chính cái việc có một tiêu đủ lớn để theo đuổi hiểu được những giá trị mà nó sẽ mang lại cho chúng ta nếu một ngày nào đó chúng ta tới được những mục tiêu đó. Rồi chính việc xây dựng được cho mình những cái quỹ dự phòng để biết là nếu chẳng may có một cái bất trắc nào đó xảy ra thì mình vẫn còn đường lui. Việc mỗi ngày nhìn con số ở trong tài khoản đầu tư mỗi ngày nó một đi lên
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top