Chiến thắng sự trì hoãn

Chiến thắng sự trì hoãn

Làm sao để vượt qua sự trì hoãn? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem cái sự trì hoãn nó là cái gì? Và tại sao nó lại nguy hiểm với chúng ta? Và xa hơn nữa chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cách để làm sao để chúng ta chiến thắng sự trì hoãn?

Ở trong cuộc sống thì chắc hẳn là có đôi lần chúng ta sẽ bắt gặp những câu nói như là hôm nay hoặc là hiện tại chúng ta đang không có hứng để làm một cái việc gì đó, chúng ta không có hứng để làm bài tập, không có hứng để viết báo cáo cho công ty. Nói chung là chúng ta biết có một cái việc gì đó mà mình cần phải làm nhưng mà chúng ta đợi mãi không có hứng để làm đặc biệt là những cái việc khó những cái việc phức tạp mà chúng ta chưa tìm ra phương pháp giải quyết như thế nào. Cái việc nó càng khó nó lại làm cho chúng ta ngại nghĩ về nó ngại đụng tới nó càng làm cho chúng ta không có hứng để mà bắt đầu. Và cứ như vậy nó dẫn chúng ta tới tình trạng là chừng nào mà còn thời gian thì chúng ta còn cho phép bản thân mình "hạn".

Ví dụ là cái việc gì đó cần phải hoàn thành vào cuối tuần mà bây giờ mới vào đầu tuần thì chúng ta sẽ cho phép mình dời tới giữa tuần, rồi tới giữa tuần vài ngày nữa chúng ta lại cho phép mình mình dời tới thứ 6 hoặc thứ 7. Cứ như vậy nó cứ treo lơ lửng trong đầu chúng ta, chỉ tới khi nào mà chúng ta biết là không còn có thể nào lùi được nữa thì lúc đó chúng ta bắt đầu uể oải chúng ta ngồi xuống bàn làm việc mà kể cả lúc đó rồi thì có khi là chúng ta còn vẫn bị cuốn vào những cái suy nghĩ như là "Thôi hay mở Facebook ra xem một chút rồi làm", rồi chúng ta lại bắt gặp một cái bài báo nào đó chúng ta lại nói

"Thôi thì đọc nốt rồi làm". Và tình trạng đó nó diễn ra kèm với một cảm giác rất là tội lỗi là tại sao mình biết rằng đó là những việc mình cần phải làm mà giờ này chúng ta còn ngồi đây mà hạn tới hạn lui để mà lướt Youtube hay là lướt Facebook. Nhưng song hành với cảm giác tội lỗi đó thì nó cũng kèm theo cái cảm giác là nghĩ tới cái việc bắt tay vào một cái việc gì đó thì chúng ta lại thấy là chúng ta không có một hứng thú nào hết. Đó là một cái ví dụ khá là phổ biến.

Một cái ví dụ khác chẳng hạn là nếu mà giỏi tiếng anh thì nó sẽ giúp ích rất là nhiều trong công việc và cuộc sống của mình. Và chúng ta cũng biết là để mà giỏi bất kì một cái thứ gì đó thì cái cách duy nhất là phải ngồi xuống để mà trau dồi và luyện tập. Nghĩa là chúng ta biết rất rõ là mình cần phải làm cái gì để mà có thể thành công hơn nhưng mà cái vấn đề ở đây là chúng ta không tìm được cái hứng thú để mà bắt tay vào để mà làm cái việc đó. Và cứ như vậy nó trôi từ ngày này qua ngày nọ đôi khi là nó trôi đi cả đời. Nghĩa là cả đời mình đôi khi mình không đến được cái thành công mà lẽ ra mà mình đã biết là mình cần phải làm cái gì để mà đạt được.

Có 1 câu nói rất là hay mà tôi không có nhớ rõ nguyên văn nhưng mà đại ý đó là: "Ai trong chúng ta cũng có thể thành công và hầu hết mọi người đều biết mình cần phải làm gì để đến được thành công. "Sự khác biệt duy nhất của hai nhóm người thành công và không thành công là một nhóm có thể ngồi xuống để bắt tay vào làm, còn một nhóm cứ nhìn vào những gì cần làm và trì hoãn." Vậy thì liệu có phải là những cái người thành công là những cái người có siêu năng lực đặc biệt bất kì lúc nào họ cũng tràn đầy cảm hứng để mà bắt tay vào công việc. Để trả lời cái câu hỏi này thì đầu tiên tôi phải nói là tôi không dám nhận mình là người có cái thành công gì đặc biệt nhưng mà tôi cũng đã làm được một số cái thành quả nhất định. Và từ đó tôi có thể xác nhận với các anh chị là tôi cũng không khác gì mọi người tôi cũng thích được nghỉ ngơi và thư giãn chứ không phải là người có cái năng lực siêu phàm gì đó để mà suốt ngày chỉ muốn ngồi xuống làm việc từ sáng tới tối. Vậy thì tại sao tôi vẫn có thể làm ngày làm đêm được? Bí quyết của tôi là gì để có thể vượt qua được những cái cảm giác mệt mỏi mỗi khi mà phải đối mặt với những cái khó khăn và những cái việc quá phức tạp? Tất cả nó đều nhờ một cái đúc kết rất là đơn giản mà phải mất một thời gian khá dài tôi mới nhận ra được. Cái đúc kết này nó xuất phát từ một cái hiểu lầm rất là căn bản mà có rất nhiều người trong chúng ta gặp phải. Đó chính là câu nói mà tôi có nhắc tới ở đầu cái bài nói chuyện ngày hôm nay. Chúng ta lớn lên chúng ta quá quen thuộc với cái câu nói là "Không có hứng làm gì đó". Chúng ta nghe nhiều qua thành ra dần dần nó hình thành một cái kết luận mặc định đó là phải có hứng thì mới làm được một cái điều gì đó cho nên thành ra chúng ta cũng không làm trừ khi là chúng ta có hứng. Và đây là một hiểu lầm rất là tai hại mà rất là nhiều người không nhận ra. Bởi vì thật ra cái sự hứng thú, cái động lực nó chỉ đến sau khi mà chúng ta bắt tay vào làm một cái gì đó chứ nó không có đến trước như chúng ta vẫn nghĩ. Do đó nên là nếu mà chúng ta cứ ngồi chờ động lực nó xuất hiện thì mới làm thì chúng ta sẽ mãi mãi không làm được cái việc gì hết. Đây là một cái sự thật vô cùng quan trọng mà có rất là nhiều người chúng ta hiểu lầm. Kể cả bản thân bản thân tôi từ cái thời còn trẻ tôi đã nghĩ như vậy. Và bây giờ có dịp nhìn lại thì tôi chỉ ước là có ai đó nói với mình những cái điều này sớm hơn.

Các anh chị để ý là cái đoạn này tôi dùng cái từ là "Đây là một cái sự thật". Nghĩa là nó là cái cách mà cơ thể chúng ta vận hành. Nó vận hành còn cái việc mà chúng ta có muốn hay không thì cơ thể chúng ta nó không quan tâm. Nó vẫn sẽ vận hạnh theo cách của nó. Nghĩa là động lực nó sẽ tới sau khi mà chúng ta bắt tay vào làm một cái việc gì đó. Cụ thể nếu mà chúng ta chờ có hứng mới làm thì vô tình chúng ta sẽ bị đẩy vào một cái vòng lặp mà tôi tạm gọi đó là cái vòng lặp tiêu cực theo cái kiểu là chúng ta không có hứng thì chúng ta không làm mà không làm thì chúng ta không có hứng nó cứ tiếp tục mãi như vậy thì không được bất kì một cái gì hết. Còn cái sự thật mà tôi vừa nói đó là "Cơ thể chúng ta nó vận hành theo hướng ngược lại". Bây giờ giả sử bằng cách nào đó các anh chị ép được bản thân mình ngồi xuống làm việc ngay cả khi không có hứng. Và các anh chị thử nhớ lại xem, tôi chắc chắn ai trong chúng ta cũng từng trải qua cái cảm giác này rồi. Các anh chị để ý là những cái lúc như vậy chỉ cần sau đó khoảng 10-15 phút tập trung làm việc thì tự động chúng ta sẽ bị cuốn vào cái công việc đó. Khi mà chúng ta để tâm suy nghĩ thì những cái vấn đề nó bắt đầu nó dần dần nó có hướng giải quyết hoặc kể cả mà nó không có hướng giải quyết đi nữa thì nó sẽ chúng ta tới những cái giải pháp khác và từ cái việc này lại dắt dây qua cái việc khác càng lúc sẽ càng tạo nên những cái hứng thú và từ nó giúp chúng ta giải quyết hết những vấn đề này đến vấn đề khác. Đến một lúc thì chúng ta hoàn thành được toàn bộ những việc mà chúng ta cần phải hoàn thành thì nhìn lại toàn bộ cái bức tranh chúng ta thấy là chỉ cần chúng ta ngồi xuống được để mà bắt tay vào làm một việc gì đó thì từ từ nó sẽ cuốn chúng ta vào một cái vòng lặp ngược lại. Tôi tạm gọi nó là một cái vòng lặp tích cực là càng làm thì chúng ta sẽ càng có hứng thú và càng có hứng thú thì chúng ta lại càng muốn tiếp tục làm nữa. Và cứ như vậy càng làm thì nó lại càng tạo thêm động lực thêm hứng thú cho chúng ta. Điểm mấu chốt để chúng ta thoát ra khỏi cái vòng lặp tiêu cực kia để mà bước sang cái vòng lặp tích cực đó chính là khoảng thời gian 5-10 phút ban đầu. Đây chính là mà cái lúc mà cơ thể chúng ta nó bị ghì lại tại vì chúng ta không có bất kì cái hứng thú nào để làm. Và nếu mà bằng cách nào đó chúng ta ép được bản thân mình ngồi xuống làm vượt qua được khoảng thời gian này rồi thì sau đó mỗi thứ nó lại rất là rất dễ dàng. Lúc đó chúng ta đã bắt đầu bị cuốn đi và chúng ta sẽ cảm thấy rất là hứng thú tiếp tục làm cái việc đó. Thậm chí là khi mà đã được cuốn đi rồi thì chúng ta có muốn dừng lại thì rất là khó. Bằng chứng là rất là nhiều lần chúng ta đang làm cái việc gì đó nếu mà có ai đó kêu chúng ta ngừng lại để đi ăn hay để làm việc một cái việc gì khác chúng ta sẽ có cái cảm giác rất là khó chịu. Lúc đó chúng ta chỉ muốn tiếp tục làm cho xong cái việc mà mình đang làm nghĩa là chúng ta chỉ muốn tiếp tục vòng lặp tích cực đó. Cho nên cái khó ở đây nó không phải là cái độ khó của công việc mà cái khó nhất chính là cái đoạn bắt đầu và chỉ đơn giản có vậy. Bằng cách nào đó chúng ta phải ép bản thân mình ngồi xuống để bắt tay vào làm việc.

Cái câu hỏi tiếp theo đó là "Làm sao để ép bản thân mình bắt đầu" và có thể ép được bản thân mình vượt qua 5-10 phút đầu đó. Và câu trả lời nó chính là câu hỏi "Chúng ta cứ ép bản thân mình ngồi xuống với một cái niềm tin là chỉ cần làm 5 phút 10 phút thôi hoặc lí tưởng hơn nữa là 15 phút nửa tiếng gì đó mọi việc nó sẽ thú vị hơn rất là nhiều. Hoặc là có một cái cách như vầy chúng ta đánh lừa bản thân bằng một cái thủ thuật. Bây giờ giả sử cái việc mà các anh chị cần phải hoàn thành là một cái việc rất là phức tạp thì lúc đó các anh chị hãy chọn ra một vài cái đầu việc đơn giản nhất ở trong cái mớ công việc mà mình phải làm và các anh chị tự đánh lừa bản thân mình là OK bây giờ mình chỉ cần làm xong vài cái việc nhỏ này thôi chỉ cần mình ngồi xuống làm 5-10 phút rồi mình nghỉ cũng được chủ yếu là để đánh lừa cái cơ thể chúng ta để mà nó chịu ngồi vô bàn làm việc. Và thường thì hầu hết trường hợp sau khi mà đã làm với thời gian như vậy thì chúng ta sẽ bị hút vô cái vòng lặp tích cực kia. Và rồi tự nó sẽ kéo chúng ta đi cho tới khi mà chúng ta xong việc. Đó là một cái mẹo nhỏ mà chúng ta cố thể đánh lừa cơ thể của mình để mà nó vượt qua được cái thời gian ban đầu. Các anh chị cứ bắt đầu với cái thủ thuật như vậy từ từ quen rồi thì sau này các anh chị sẽ không cần dùng tới cái thủ thuật đó nữa. Lúc đó các anh chị sẽ tập được cái thói quen là không có hứng nhưng mà chúng ta vẫn có thể ngồi xuống làm được. Và sau đó chỉ cần làm chút xíu là chúng ta sẽ có hứng.

Tất cả những cái gì mà tôi vừa chia sẻ nó cũng chính là cái kinh nghiệm đến từ chính cái hành trình cá nhân tôi. Khi mà còn trẻ cả cái khoảng thời gian dài tôi cũng rất là chật vật khổ sở với cái việc trì hoãn này cho tới khi mà dần dần tôi nhận ra là cái hứng thú nó chỉ đến sau khi mà chúng ta ngồi xuống bắt tay vào làm việc. Nếu mà đợi có hứng mới làm thì rất là hiếm khi nó tới nó có chứ không phải không nhưng mà nó hiếm hơn rất là nhiều so với cái trường hợp ngược lại. Rồi sau khi mà nhận ra cái mấu chốt đơn giản đó thì tôi mới bắt đầu tôi dùng một số cái thủ thuật như là tôi vừa chia sẻ với các anh chị để mà đánh lừa bản thân mình để rồi từ từ cho tới hôm nay tôi không còn phải dùng tới những cái thủ thuật đó nữa. Bây giờ tôi chỉ biết là khi tôi ngồi xuống bắt tay vào một cái việc gì đó nó sẽ làm cho tôi hứng thú. Và cứ như vậy cả ngày của tôi đi từ cái việc này sang cái việc khác thành ra là cả ngày tôi chỉ toàn làm cái việc mà nó mang lại cái hứng thú cho tôi. Đoạn này có thể có một số bạn hỏi là: "Nhưng mà cái trường hợp của anh do là anh đang làm những cái việc mà anh thích. Còn trường hợp của em thì em đang làm một số việc mà em không quá thích. Liệu cách này có hiệu quả hay không?" Câu trả lời là có. Bởi bất kì việc gì, một khi mà chúng ta đã dành thời gian để tìm hiểu đủ sâu dù đó là việc gì đi nữa thì nó cũng sẽ đều đem lại cái sự hứng thú nhất định cho chúng ta. Thật sự mà nói thì cá nhân tôi, có rất là nhiều việc tôi không thích làm nhưng tôi vẫn phải làm. Và tôi vẫn phải xác nhận là chỉ cần ta dành cho nó sự tập trung và sự quan tâm nhất định chắc chắn nó sẽ đủ để tạo ra cái sự hứng thú cho chúng ta. Đó là một cái kinh nghiệm nhỏ tuy là thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng nó giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của tôi. Có thể nói không quá lời là chính nó là một trong những thành phần rất là quan trọng trong cái thành công ngày hôm nay. Tôi hy vọng là nhân dịp này tôi sẽ giúp các anh chị thắng được những cái sự trì hoãn. Và từ đó các anh chị tìm ra được việc mà mình cần làm. Rồi xa hơn nữa nó sẽ mang các anh chị đến với thành công là những mục tiêu các anh chị mong muốn. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top