Kỹ năng làm việc nhóm
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
KỸ NANG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
1.Trình bày khái niệm về nhóm và vai trò của các cá nhân trong nhóm.
2. Trình bày khái quát về đặc điểm tâm lý của nhóm. Nếu bạn bị ghép vào một nhóm mà mình không thích thì nên ứng xử thế nào?
3. Trình bày các nguyên tắc làm việc nhóm?
4. Sự cần thiết phải làm việc theo nhóm?
5. Để tạo được thành công khi làm việc nhóm, cần chú ý các yếu tố nào?
6. Giao tiếp là gì? Vẽ sơ đồ minh họa mô hình giao tiếp chi tiết.
7. Ngôn ngữ không lời trong quá trình giao tiếp có vai trò gì? Muốn sử dụng ngôn ngữ
không lời một cách hiệu quả nên làm thế nào?
8. Tại sao nói giao tiếp là quan trọng? Lấy ví dụ minh họa.
9. Nguồn gốc của xung đột/mâu thuẫn trong nhóm là gì?
10. Vì sao phải chú ý lắng nghe? Muốn lắng nghe hiệu quả thì làm thế nào?
11. Hãy nêu các xu hướng và các bước giải quyết xung đột trong nhóm?
12. Cho biết vai trò của người nhóm trưởng ?
13. Làm thế nào để tăng cường động lực làm việc nhóm?
14. Để lãnh đạo nhóm, người nhóm trưởng cần làm những gì?
15. Điều gì tạo nên một người nhóm trưởng thành công?
16. Trình bày nội dung của các hoạt động xây dựng nhóm ?
17. Anh ( chị) đã học được những gì thông qua môn học Kỹ năng làm việc nhóm. Trong thực tế, anh (chị) đã làm gì để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của bản thân?
18. Mục tiêu và động lực có ý nghĩa như thế nào trong sự thành công của mỗi người? Liên hệ với bản thân.
19. ĐỂ thiết lập một làm việc nhóm hiệu quả cần lưu ý điều gì?
I. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
1. Trình bày khái niệm về nhóm và vai trò của các cá nhân trong nhóm.
a.Khái niệm về nhóm
Vậy nhóm là gì?
Nhóm là tập hợp nhiều người cùng có chung mục tiêu, thường xuyên tương tác với nhau, mỗi thành viên có vai trò nhiệm vụ rõ ràng và có các quy tắc chung chi phối lẫn nhau.
*Có thể chia ra thành nhóm chính thức và nhóm không chính thức.
- Nhóm chính thức là nhóm được hình thành xuất phát từ nhu cầu của một tổ chức, trên cơ sở quyết định của tổ chức đó.
- Nhóm không chính thức là nhóm hình thành tự nhiên từ nhu cầu của mỗi thành viên của nhóm.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhóm là phải có mục tiêu nhóm. Mục tiêu chung (hay mục đích) của nhóm phải cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu này phải được các thành viên nhóm hiểu rõ và cùng cam kết thực hiện. Mục tiêu xuyên suốt quá trình hoạt động của nhóm , nhưng cũng có thể điều chỉnh thay đổi để phù hợp môi trường mà nhóm tồn tại. Tuy nhiên mục tiêu từng thành viên, mục tiêu của nhóm phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Yếu tố thứ hai của một nhóm là các thành viên phải tương tác, liên hệ, giao tiếp với nhau thường xuyên. Tiếp xúc và tương tác sẽ làm ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên và tác động ảnh hưởng này làm nên động lực phát triển nhóm: có thể tích cực hoặc tiêu cực.
Yếu tố thứ ba là các quy tắc nhóm. Nhóm phải xây dựng được quy tắc, quy định, nội quy của nhóm để sao cho nhóm hoạt động hiệu quả. Đây là những quy tắc chính thức. Trong nhóm còn có những quy tắc ngầm không công bố nhưng cũng có hiệu lực không kém phần quan trọng.
Yếu tố cuối cùng là vai trò, trách nhiệm rõ ràng của các thành viên trong nhóm. Nhóm chỉ hoạt động hiệu quả khi các thành viên được biết rõ nhiệm vụ, phù hợp năng lực của mình, không chồng chéo, giẫm đạp lên nhau. Nhóm làm việc được thành lập để giải quyết và thực hiện công việc nào đó có mục tiêu rõ ràng mà một cá nhân không thể hoàn thành . Nếu những công việc đơn giản, có thể giải quyết bởi 1 cá nhân, không đòi hỏi phải phối hợp, không cần phối hợp nhiều kỹ năng thì không cần thiết tới thành lập nhóm.
- Khái niệm làm việc nhóm: đối với sinh viên
+ Tập hợp một nhóm người (từ 3 thành viên trở lên, tối đa 10 thành viên)
+ Có cùng một nhiệm vụ, mục tiêu
+ Có sự hợp tác, mối quan hệ giữa các thành viên
vai trò của các cá nhân trong nhóm
Các thành viên nhóm thường có vai trò nhất định, được phân công hoặc nhận những nhiệm vụ cụ thể. Nhóm chính thức có trưởng phó nhóm, thư ký, hậu cần…Nhóm không chính thức cũng có thể có các vai trò đó.
Trưởng nhóm giữ vai trò người tổ chức, người thực hiện và người điều hành. Trưởng nhóm phải lo bố trí các cuộc họp từ buổi gặp mặt đầu tiên đến khi nhóm tan rã. Việc tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch sao cho có sự tham gia bình đẳng giữa các thành viên là kỹ năng cần có của trưởng nhóm. Lập kế hoạch và phân công công việc cho các thành viên cũng là nghệ thuật của trưởng nhóm. Tất cả các giai đoạn hoạt động của nhóm, người nhóm trưởng phải nắm vững và điều hành cho tốt. Các kỹ năng điều hành hoạt động nhóm đã có rất nhiều sách viết và có những lớp tập huấn kỹ càng. Nhưng quan trọng nhất là trưởng nhóm phải là người có các kỹ năng truyền thông và thúc đẩy và càng có nhiều trải nghiệm càng tốt ( xem phần Kỹ năng giao tiếp). Các kỹ năng này được xây dựng dựa trên nền tảng của 4 thái độ: cảm thông, tôn trọng, quan tâm và tin tưởng vào tiềm năng nhóm. Tóm lại trưởng nhóm phải là người có trách nhiệm với công việc của nhóm, với từng thành viên của nhóm và với cả nhóm nói chung.
Ngoài ra khi đề cập đến vai trò thành viên còn lại trong nhóm người ta thường phân các thành viên thành các “kiểu vai trò” hỗ trợ hay cản trở các hoạt động của nhóm. Có ba loại vai trò như vậy.
Loại thứ nhất là các thành viên hỗ trợ cho viêc hoàn thành công việc như người khởi xướng, người làm sáng tỏ, người thực hiện, người thông tin, người đóng góp.
Loại thứ hai là các thành viên củng cố nhóm như người khuyến khích, người giữ cửa, người quan sát, người đề xuất và củng cố quy tắc, người đùa vui.
Nhóm thứ ba là nhóm những người tiêu cực như người gây hấn, người phu thuộc, người thống trị, người đùa dai, người lè phè, người phá đám…
Hai nhóm đầu là nhóm tích cực. Khi có những hành vi tiêu cực cần đưa quy tắc, quy chế của nhóm ra để các thành viên tự giác tuân theo.
2. Trình bày khái quát về đặc điểm tâm lý của nhóm. Nếu bạn bị ghép vào một nhóm mà mình không thích thì nên ứng xử thế nào?
a. Một số hiện tượng tâm lý diễn ra trong nhóm:
- Nhóm trưởng của nhóm chính thức nhiều khi không được sự đồng tình ủng hộ của các nhóm viên (không ưa, kèn cựa nhau…)
- Sự phân thành tiểu nhóm – giữa các tiểu nhóm không có sự thống nhất.
- Giữa các nhóm viên trong quá trình tương tác diễn ra sự hợp tác hay xung đột mâu thuẫn là một hiện tượng tâm lý tất yếu trong nhóm cũng như trong cuộc sống.
- Như vậy vấn đề ở đây là giải quyết những mâu thuẫn trên để đưa nhóm tiến lên. Người tác viên phải nắm được tâm lý nhóm. Biết dựa vào thủ lĩnh trong nhóm để giải quyết những mâu thuẫn đó nhưng phải rất nghệ thuật, nghĩa là phải biết tác động đúng lúc và khéo léo.
b. Sự tương đồng trong nhóm:
- Tương đồng là sự hòa hợp, phù hợp các thuộc tính tâm lý của các thành viên trong nhóm. Nhờ đó đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục đích chung của nhóm. Sự tương đồng ở mức độ cao làm cho nhóm đạt tới sự thống nhất cao trong hành động – những nhóm có sự tương đồng cao gọi là nhóm đồng tính. Trái ngược với sự tương đồng là sự không tương đồng gồm có các yếu tố sau:
+ Do không thống nhất về quan điểm, lối sống, niềm tin
+ Do khác biệt về tâm lý cá nhân
+ Do những quy định sai lầm của người lãnh đạo dẫn đến không tương đồng.
c. Sự ảnh hưởng lây lan tâm lý:
- Đây là hình thức tâm lý phổ biến diễn ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày của con người, nó diễn ra trong phạm vi rộng lớn. Hiện tượng lây lan tâm lý được diễn ra trong sinh hoạt, trong hoạt động hàng ngày. Tâm lý các thành viên bao giờ cũng ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra hiện tượng tâm lý mới.
- Ví dụ: Trong nhóm có một người có chuyện buồn thì cả nhóm cùng buồn, không khí không vui. Hoặc đua đòi về quần áo, đầu tóc… đó cũng là hiện tượng lây lan tâm lý (chạy theo mốt).
- Cơ sở của sự lây lan: nó phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Do sự bắt chước làm theo.
+ Do tính chất của quan hệ: càng thân cành gần thì tính lây lan càng mạnh, xa lạ thì lây lan ít hơn.
d. Sự xung đột trong nhóm:
- Nguyên nhân dẫn đến xung đột:
+ Do mâu thuẩn giữa các thành viên trong nhóm: va chạm về quyền lợi vật chất hoặc tinh thần. Xung đột thường xuyên xảy ra khi một thành viên cho rằng những cái mình không đạt được là do nhóm hay do một cá nhân nào đó trong nhóm gây nên.
+ Xung đột có thể sinh ra do nhân cách xấu: ích kỷ, tham lam, vụn vặt…
- Các xung đột thường gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhóm tạo nên bầu không khí căng thẳng trong nhóm.
- Xung đột là điều kiện tất yếu trong nhóm, muốn giải quyết những xung đột đó vai trò chính là người lãnh đạo. Bởi vậy lãnh đạo phải nắm được tâm lý nhóm, tâm lý cá nhân, biết tác động đúng lúc đúng chỗ, tế nhị thì mới đưa nhóm tiến lên được.
e. Bầu không khí tâm lý trong nhóm:
- Quan sát hay tham gia vào trong một nhóm ta có cảm giác chung: có nhóm thì sinh hoạt chân tình cởi mở, ít câu nệ hình thức; có nhóm chú ý đến hình thức bên ngoài… điều đó có thể biểu hiện cho một ngấm ngầm hay một mục tiêu chưa đạt được.
- Vậy bầu không khí tâm lý là sự kết tinh những yếu tố chi phối nhóm – phong cách lãnh đạo nhóm – tiến trình phát triển nhóm.
- Bầu không khí ảnh hưởng đến quan hệ tâm lý và hiệu quả hoạt động. Cần phải xây dựng bầu không khí nhóm làm sao để nhóm có bầu không khí thoải mái… Muốn xây dựng bầu không khí nhóm tốt, ta cần các yếu tố sau:
+ Phải hòa hợp về xã hội tâm lý – cùng sở thích – cùng nhu cầu – cùng hứng thú.
+ Phải hòa hợp tâm sinh lý.
+ Cách xử sự công việc của người lãnh đạo – có sự công bằng hợp lý.
+ Điều kiện làm việc – điều kiện sinh hoạt phải đảm bảo.
+ Tăng cường sự sinh hoạt tập thể (vui chơi).
3. Trình bày các nguyên tắc làm việc nhóm?
- Các nguyên tắc làm việc nhóm:
+ Tôn trọng: lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm
+ Bình đẳng: mỗi người có quyền đưa ra ý tưởng, các ý tưởng đều có giá trị như nhau
+ Chia sẻ: mỗi người có trách nhiệm chia sẻ ý tưởng với người khác
+ Trợ giúp: nếu một thành viên gặp khó khăn thì cả nhóm cùng hỗ trợ (tinh thần, vật chất)
+ Chung sức: tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn
- Đặc điểm nhóm làm việc hiệu quả:
+ Các yếu tố cần thiết để xây dựng nhóm làm việc: mục tiêu, năng lực, đóng góp và hưởng lợi, môi trường khuyến khích
+ Tuân theo các nguyên tắc của nhóm đề ra
+ Tạo nên các giá trị của nhóm
-Để là một thành viên nhóm hiệu quả, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:
i. Hãy đúng giờ, điều đó giúp cho các thành viên khác trong nhóm làm việc không phải mất thêm thời gian.
ii. Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu, tránh nói chuyện về những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung.
iii. Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ. Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Hãy rõ ràng và ngắn gọn. Luôn ý thức rằng bạn đang sử dụng thời gian của tất cả mọi người.
iv. Đừng ngắt lời người khác. Hãy lắng nghe và cố hiểu họ. Cũng đừng nghĩ về ý kiến sắp trình bày của mình, hãy chú ý những gì người khác nói. Nếu có gì chưa rõ, hãy hỏi lại khi họ kết thúc.
v. Hãy đoàn kết để đạt đến mục tiêu chung. Không ai có đầy đủ kiến thức về bất cứ một vấn đề nào, chỉ có là họ đóng góp được nhiều hay ít mà thôi. Hãy thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc.
vi. Đừng chỉ trích. Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó thiếu thực tế đến đâu. Cũng đừng gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ, chỉ thảo luận về ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả.
vii. Hãy luôn tâm niệm rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng lòng của cả nhóm, kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ. Việc này không thể nhanh chóng đạt được mà phải cần có thời gian.
viii. Hãy cố gắng tôn trọng những thành viên khác và hướng tới mục tiêu chung.
4. Sự cần thiết phải làm việc theo nhóm?
- Lợi ích của làm việc nhóm:
+ Tập hợp nhiều ý tưởng
+ Phát huy trí tuệ tập thể
+ Tăng hiệu quả
+ Tạo dựng mối quan hệ
+ Tăng tính sáng tạo
Làm việc theo nhóm tạo điều kiện tăng năng suất và hiệu quả của công việc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ. Vì trong nhóm, khi làm việc các kỹ năng và kinh nghiệm bổ trợ lẫn nhau.
Làm việc theo nhóm có thể giảm được một số nhân sự, khâu trung gian nên linh hoạt hơn. Vì linh hoạt nên tổ chức dễ thay đổi để đối phó với thay đổi của môi trường, nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ.
Nhóm có thể tạo ra môi trường làm việc mà các kiến thức và kinh nghiệm của các cá nhân bổ trợ cho nhau, các quyết định đưa ra toàn diện và phù hợp hơn.
Nhóm làm việc có đủ khả năng hoàn thành một dự án hoàn chỉnh trong khi mỗi cá nhân chỉ có thể hoàn thành một phần việc. Nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất của mỗi cá nhân trong công tác chuyên môn và cả ngoài chuyên môn. Các thành viên tự rút ra những gí tốt nhất để học hỏi lẫn nhau, cải thiện thái độ và ứng xử của mình.
Nhóm làm việc hiệu quả là nhóm hội tụ một số đặc điểm cơ bản như các thành viên hiểu rõ lý do tồn tại của nhóm; các nguyên tắc và quy chế được thảo luận, đồng thuận; thông tin trong nhóm thông đạt; các thành viên hỗ trợ nhau; có những quy tắc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng rõ ràng. Để có những đặc điểm trên nhóm phải giữ giá trị căn bản của nhóm, lấy đó làm định hướng hoạt động của mình chứ không phải là thi hành theo chỉ thị cấp trên. Các nhiệm vụ của cá nhân và nhóm được nêu rõ bằng các mục tiêu (SMART). Nhóm phải phối hợp lẫn nhau, sáng tạo. Tuy nhiên những đặc điểm trên không phải là có ngay mà phải hình thành xây dựng dần dần trong các giai đoạn phát triển của nhóm.
Tác động tới sự làm việc hiệu quả của nhóm là các yêu tố bối cảnh, quy mô nhóm, sự đa dạng của thành viên nhóm, các chuẩn mực nhóm, lãnh đạo…
5. Để tạo được thành công khi làm việc nhóm, cần chú ý các yếu tố nào?
1.Hội nhập thành viên mới vào nhóm. Khó khăn luôn xảy ra khi nhóm mới thành lập hoặc có thêm thành viên mới nhập vào nhóm. Thành viên mới cũng phải tự mình giải quyết vấn đề hội nhập. Các thành viên mới có thể thuộc một trong ba dạng chính như người thích tranh cãi, người tốt bụng hoặc người có lý, ba dạng này đều gây khó khăn cho quá trình hội nhập. Người thích tranh cãi hay phản ứng lại mọi vấn đề, muốn khẳng định sự nổi trội của mình trong nhóm. Người tốt bụng thì có thái độ phụ thuộc người khác, luôn muốn tìm phe nhóm để dựa, sợ hãi những điều bất ngờ, nhu cầu an toàn cao. Người có lý thì lo lắng về nhu cầu cá nhân của mình trong nhóm, bướng bỉnh khi hòa hợp nhu cầu cá nhân và định hướng của nhóm.
2.Lãnh đạo nhóm liên quan đến nhiệm vụ và các mối quan hệ. Để đạt được năng suất trong làm việc nhóm thì phải thỏa mãn hai nhu cầu: nhu cầu liên quan đến nhiệm vụ và nhu cầu liên quan đến các mối quan hệ. Hai nhu cầu này toàn thể thành viên nhóm và lãnh đạo nhóm phải cùng phấn đấu để thỏa mãn. Các công việc gồm nêu ra tất cả các ý kiến, tìm kiếm thông tin, làm sáng tỏ các nhiệm vụ, làm rõ và tóm tắt nội dung các cuộc họp nhóm, thảo luận nhóm, khuyến khích các thành viên, dung hòa sự khác biệt, tăng cường giao tiếp, khuyến khích tham gia, tránh các thái độ gây rối…
3.Vai trò trong nhóm và sự vận động. Trong nhóm làm việc các thành viên luôn có một vai trò và muốn người khác cũng có vai trò rõ ràng. Nếu vai trò không rõ thì sẽ dễ gây hiểu lầm, mất đoàn kết ảnh hưởng đến năng suất chung. Các thành viên cũng mong muốn được biết người khác chờ đợi gì ở cá nhân đó. Không nen để vai trò của người này quá nhiều (quá tải) và người khác thì quá ít. Xung đôt về vai trò có thể xảy ra bời cá nhân với cá nhân , bởi cá nhân với tập thể, bởi chính cá nhân với vai trò của anh ta.
4.Các chuẩn mực, quy định của nhóm. Đây là các quy chế, quy tắc mà nhóm tự đề ra để các thành viên theo đó mà thực hiện. Các chuẩn mực của nhóm rất quan trọng, nó cho phép các thành viên trong nhóm nhận các thông tin phản hồi tích cực. Các chuẩn mực được xây dựng có sự tham gia, sao cho mục tiêu của nhóm được thực hiện một cách tốt nhất.
5.Sự gắn kết trong nhóm. Sự gắn kết trong nhóm làm cho nhóm hoạt động hiệu quả và bền vững. Các thành viên càng tự hào về mình được tham gia nhóm thì sự gắn kết trong nhóm càng cao. Như vậy các thành viên cũng như trưởng nhóm phải làm sao cho nhóm đáng tự hào về các công việc làm. Trưởng nhóm và các thành viên cần phấn đấu để có sự gắn kết trong nhóm cao và sự tuân theo chuẩn mực của nhóm cũng cao, để hình thành nhóm lý tưởng, có hiệu suất làm việc cao.
6. Giao tiếp là gì? Vẽ sơ đồ minh họa mô hình giao tiếp chi tiết.
Giao tiếp là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp, nhưng nhìn một cách tổng thể, giao tiếp được hiểu là: - Quá trình trao đổi thông tin, niềm tin và cảm xúc giữa Người với Người - Sự chuyển giao thông tin và sự hiểu biết - Suy nghĩ của người này được chuyển đến người khác và hiểu rõ - Hành vi và thái độ được tiếp nhận bởi người khác
Giao tiếp là một quá trình phức tạp và được cấu thành bởi rất nhiều những yếu tố khác nhau như: người gửi, người nhận, thông điệp, kênh thông tin (có lời, không lời), bối cảnh,…Tuy nhiên, có 3 yếu tố cơ bản cần phải được chú trọng trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp đó là:
- Chủ thể và đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người gửi và người nhận): Mỗi một cá nhân tham gia giao tiếp là một con người cụ thể, khác biệt về tính khí, tính cách, nhu cầu, sở thích, niềm tin,…Chính vì điều này, trong giao tiếp rất dễ xuất hiện hiện tượng hiểu sai nghe nhầm.
- Thông điệp: Nội dung cần chuyển tải. Trong quá trình giao tiếp, thông điệp không phải lúc nào cũng dễ hiểu và dễ nhận thấy mà nó còn có những “nội dung ẩn” phía sau. Thông điệp có thể đơn thuần chỉ mang tính thông tin nhưng có nhiều trường hợp đan xen với cảm xúc, mong đợi, nhu cầu, sở thích,…của các đối tượng tham gia giao tiếp.
- Kênh thông tin: Ngôn ngữ có lời hoặc không lời (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười,…)
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp chính là rèn luyện những nội dung có liên quan đến 3 vấn đề quan trọng trên, cụ thể:
- Đối với những cá nhân tham gia giao tiếp cần phải quan tâm đến:
+ Khám phá bản thân: Tôi là ai? Tôi khác gì so với người khác? Tôi có những ưu và nhược điểm gì? Ước mơ của tôi là gì?,...
+ Xác định vị thế tâm lý
+ Phong cách ăn mặc
+ Tác phong
- Đối với thông điệp chuyển tải:
+ Ngắn gọn
+ Chính xác
+ Rõ ràng
- Đối với kênh thông tin:
+ Sử dụng ngôn ngữ có lời hiệu quả
+ Kỹ năng lắng nghe
+ Kỹ năng quan sát
+ Sử dụng ngôn ngữ không lời (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười,…)
- Nâng cao vốn từ cá nhân bằng cách:
+ Đọc sách
+Chơi ô chữ
+ Ghi lại những từ, câu hay vào sổ tay
- Tham gia các hoạt động do Đoàn - Hội tổ chức hoặc các hoạt động tập thể, xã hội khác.
- Tập quan sát và ghi nhận khi tiếp xúc với mọi người xung quanh: quan sát tướng mạo, quan sát cách ăn mặc, quan sát tư thế ngồi,…
- Tham gia các cuộc thi thuyết trình, hùng biện, người dẫn chương trình,....
7. Ngôn ngữ không lời trong quá trình giao tiếp có vai trò gì? Muốn sử dụng ngôn ngữ không lời một cách hiệu quả nên làm thế nào?
Giá trị thật sự của giao tiếp không lời là cho thấy một cách sâu sắc thái độ, tư tưởng, cảm xúc. Con người có khả năng đọc được những tín hiệu không lời theo trực giác (cảm thụ), qua các giác quan. Trong một buổi họp, nếu có một thành viên tham dự bổng ngồi ngả lưng vào ghế dựa và khoanh tay lại một cách đột ngột thì ta có thể hiểu ngay là đã có chuyện rắc rối. Cử chỉ biểu đạt nhiều sắc thái khác nhau, hàm chứa những ẩn ý về tâm lý. S. Freud có nói: "Không ai giữ được bí mật cả. Nếu miệng không nói thì ngón tay, ngón chân cũng động đậy. ".Thường con người thể hiện ngôn ngữ không lời một cách vô thức.
Việc đáp ứng hợp lý cho một số cách diễn đạt phi ngôn ngữ và cử chỉ thông dụng có thể tạo điều kiện cho việc giao tiếp và giúp phát triển mối quan hệ với người khác. Việc quan sát những hành vi không lời của người khác có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng có liên quan đến những thông điệp của họ và hiểu được những thông điệp này là một điều quan trọng của một sự giao tiếp tốt. Các yếu tố của giao tiếp không lời bao gồm:
•Giao tiếp bằng mắt
•Ngôn ngữ thân thể
•Giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ
•Giọng nói và tốc độ nói
•Khoảng cách, sử dụng không gian
•Thời gian.
•Sự im lặng
•Trang phục
•Đụng chạm
Muốn sử dụng ngôn ngữ không lời một cách hiệu quả nên:
•Bắt tay: Dù bạn bắt tay với nam hay nữ, thì cái bắt tay của bạn phải thật chặt và chắc để chứng tỏ bạn thật lòng. Đừng quên nhìn thẳng vào mắt người đối diện.
•Quần áo: Giày dép cũng rất quan trọng. Quần áo quá đẹp hay quá sờn cũ đều phản tác dụng vì đa phần các cuộc gặp là xã giao nên chỉ cần ăn mặc đúng mực.
•Giao tiếp bằng mắt: Khi bạn gặp một người nào đó lần đầu tiên, hãy nhìn thẳng vào mắt họ. Không nhìn chăm chăm mà hãy nhìn nhau bằng những “tia nhìn ấm áp”, nếu không người đối diện sẽ nghĩ là bạn không quan tâm đến những gì họ nói.
•Trò chuyện: Thông thường trong lần gặp đầu tiên, người ta hay có khuynh hướng hỏi thông tin về nhau, nhưng đừng biến buổi gặp thành một cuộc phỏng vấn. Nên dùng những câu hỏi gợi cho người đối diện bày tỏ ý kiến của họ và đừng quên tỏ dấu hiệu là bạn rất thích thú với những ý tưởng của người đối thoại.
•Mỉm cười: Nếu bạn bắt đầu với một nụ cười, những việc tiếp theo sau đó sẽ diễn ra suôn sẻ. Hãy nhớ rằng những người khác cũng có thể nhút nhát như bạn, cũng mang theo họ những lo lắng, bồn chồn giống như bạn. Một nụ cười báo rằng bạn cảm thấy rất thoải mái và rất vui lòng trong cuộc gặp gỡ này.
Việc tạo ấn tượng tốt trong lần gặp đầu tiên là hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn và một khởi đầu tốt đẹp chắc chắn sẽ mang lại những điều tốt lành theo sau đó.
Tập trung chú ý vào những đầu mối có lợi nhất: Chúng ta nhận thông tin về cảm xúc của người nói từ 6 nguồn:
•Những từ đặc trưng
•Âm thanh của giọng nói
•Tốc độ nhanh của câu nói
•Biểu hiện trên nét mặt
•Dáng điệu
•Cử chỉ
-Hiểu những thông tin không lời trong bối cảnh xảy ra.
•Không có cử chỉ nào tự nó có một ý nghĩa đặc trưng mà là một phần của một khuôn mẫu (như một từ trong một đoạn văn).
•Mục đích để lắng nghe có hiệu quả là nhận những tín hiệu từ toàn thể người truyền đạt.
•Ghi chú những điều không nhất quán nếu có giữa lời nói và cử chỉ.
-Nhận thức được những cảm nghĩ và phản ứng cơ thể của chính mình.
Những phản ứng của chúng ta khích lệ người khác nói ra được cảm nghĩ về tình huống của họ.
8. Tại sao nói giao tiếp là quan trọng? Lấy ví dụ minh họa.
- Trong những nguyên nhân thất bại của làm việc nhóm, nguyên nhân thành viên kém về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống trong môi trường là nguyên nhân thứ 2 ,chỉ sau nguyên nhân thành viên có sự khác biệt quá lớn về văn hóa, sắc tộc, vùng miền
- Trong định nghĩa về làm việc nhóm, cũng có yếu tố về giao tiếp, nó yêu cầu, các thàh viên trong nhóm phải giao tiếp một cách cởi mở và trung thực
- Trong các nhân tố tạo nên thành công khi làm việc nhóm, nhân tố Giao tiếp và thương thuyết hiệu quả là nhân tố quan trọng nhất.
+ Trong giao tiếp, kiên nhẫn và lắng nghe là 2 điều quan trọng nhất
+ Cách thức mọi người trong nhóm trao đổi, tóm tắt, đánh giá ý tưởng, giải hòa mâu thuẫn, dẫn dắt thảo luận giúp cho việc xây dựng mối quan hệ trong công việc, và sẽ đem lại những hiệu quả nhất định trong thành công
+ Đàm phám giúp phát triển mối quạn hệ, tạo long tin và thích ứng với sự khác biệt văn hóa. Trong đàm phán, có những dào cản về việc k chú ý lắng nghe, sợ mất mặt, kiêu ngạo, sợ bị chê bai, trách nhiệm cá nhân
- Giao tiếp không chỉ trong một nhóm, mà còn phải suy trì sự giao tiếp với các cá nhân quan trọng bên ngoài tổ chức, có những điều kiện để có thể giúp nhóm đạt được thành công
9. Nguồn gốc của xung đột/mâu thuẫn trong nhóm là gì?
*Tổ chức,lãnh đạo:
- Mục đích không rõ ràng
-Thiếu phân công,kiểm tra
-Năng lực,tổ chức,chuyên môn kém…
*Công việc:
-Quan điểm về công việc
-Tính chất công việc
- Cách tiếp cận công việc
-Nguồn lực trong làm việc
*Cá nhân con người (Khó giải quyết nhất)
-Tính cách, Tuổi tác, giới tình
- Quan điểm, Văn hóa,xuất thân…
10. Vì sao phải chú ý lắng nghe? Muốn lắng nghe hiệu quả thì làm thế nào?
a.Vì sao phải chú ý lắng nghe?
-Hầu hết những rắc rối trong quan hệ giữa người với người xuất phát từ sự yếu kém trong kĩ năng lắng nghe. Qua thời gian, chúng ta đã hình thành nên những thói quen xấu khi nghe. Chẳng hạn, thay vì lắng nghe, chúng ta lại nghĩ về điều sắp nói hoặc xao lãng khi người khác nói do mãi chú ý đến cử chỉ của họ hoặc những gì đang diễn ra xung quanh. Trong đó thói quen xấu nhất là ngắt lời khi người khác chưa nói xong. Chúng ta cứ ngỡ đã biết được điều họ định nói trong khi lại không biết được điều họ thật sự muốn nói. Hoặc là, chúng ta chỉ "nghe đánh giá", tức là đánh giá người nói, bỏ ngoài tai những điều họ nói chỉ vì không thích điệu bộ, cử chỉ của họ hay đơn giản là cho rằng những điều đó không đáng nghe. Hoặc là, chúng ta chỉ nghe những gì mình thích.
Mục tiêu chính để lắng nghe là hiểu, học hỏi, thưởng thức, giúp đỡ và hỗ trợ.
b. Muốn lắng nghe hiệu quả thì làm thế nào?
-Chuẩn bị lắng nghe bằng cách tập trung sự chú ý vào người nói. Tránh xem TV, nhìn ra cửa sổ hoặc xung quanh.
-Tạo sự giao tiếp bằng mắt bằng cách nhìn người nói. Nhìn thẳng người nói để hiểu được những tín hiệu không lời. Nhìn người nói giúp họ biết rằng chúng ta đang thật sự lắng nghe và vì thế mà truyền đạt tốt hơn. Đáp lại người nói bằng cách gật đầu, hướng người về phía trước hay mỉm cười. Những dấu hiệu này cho thấy sự lắng nghe một cách chăm chú.
-Tuyệt đối không nói chuyện riêng hay ngắt lời người nói. Một người nghe tốt phải biết dành thời gian cho người khác bày tỏ ý kiến cá nhân. Khi muốn nói điều gì, hãy đợi người nói dứt câu và dừng trong giây lát. Điểm dừng này cho phép chúng ta xem xét lại những gì vừa trình bày cũng như người nói xem xét cách lắng nghe của chúng ta
-Tránh phán xét hay kết luận. Hầu hết các lý do dẫn đến không lắng nghe là quá chú trọng đến những kinh nghiệm bản thân và không chú ý đúng mức đến người khác. Tránh làm một người nghe thụ động, thay vào đó, thử so sánh ý kiến của bản thân và người nói khi lắng nghe. Cố gắng không át lời hoặc ngắt lời người nói. Đừng bỏ ngoài tai hoặc xem nhẹ những điều được nói.
-Lắng nghe và tìm hiểu ẩn ý, chú ý vào nội dung được trình bày và cả những điều không được thể hiện bằng cảm nhận qua giọng điệu, nét mặt hay điệu bộ của người nói.
-Tự đặt câu hỏi, dùng nghi vấn từ ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào để hiểu rõ điều người nói muốn truyền đạt hơn là chỉ lắng nghe quan điểm của họ. Hỏi lại nếu không chắc về những điều được trình bày.
-Hiểu rõ bản thân, tự biết khi nào chúng ta mất tập trung. Để ý và vượt qua nó.
11. Hãy nêu các xu hướng và các bước giải quyết xung đột trong nhóm?
a. Xu hướng:
-Rút lui (rùa): Họ sẵn sàng hy sinh mục đích và mối quan hệ của mình để sống yên thân. Họ tránh né xung đột.
-Áp đảo (cá mập): Họ tìm mọi cách để đạt mục đích với bất cứ giá nào (đe dọa, trấn áp, đè bẹp…), họ không quan tâm đến nhu cầu người khác.
-Xoa dịu (gấu bông): Họ xem mối quan hệ là tối quan trọng vàquyền lợi của họ là thứ yếu. Họ sẵn sàng hy sinh mục đích, quyền lợi miễn là người khác yêu thương họ. Họ nghĩ rằng tránh mâu thuẫn để giữ hòa khí.
-Thỏa hiệp (chồn): Họ hy sinh một phần lợi ích để tìm giải pháp trung hòa nhằm đạt đến mục đích chung. Họ cũng vận động đối phương cũng làm như họ. Hài hòa giữa mối quan hệ và mục tiêu
-Hợp tác(cú): Họ coi mâu thuẫn là một vấn đề phải giải quyết,họ tìm giải pháp làm giảm căng thẳng, họ không thỏa mãn cho đến khi đạt đến mục đích chung và giải quyết được căng thẳng giữa đôi bên. Coi trọng mục đích và quan hệ
b. Các bước giải quyết xung đột trong nhóm:
Bước 1: Phân tích
-Mô tả mâu thuẫn như là một vấn đề chung cần giải quyết, không như là một cuộc đấu tranh có kẻ thắng người thua.
-Xác định nội dung mâu thuẫn càng cụ thể, càng đặc thù càng tốt.
-Mô tả hành động hơn là ý đồ, không dán nhãn, tố cáo
Bước 2: Trao đổi
-Lắng nghe, làm sáng tỏ, đánh giá ý kiến của nhau.
-Uyển chuyển và sẵng sàng thay đổi quan điểm khi được thuyết phục.
-Tập trung vào nhu cầu, mục đích và phát hiện ra những khác biệt giữa đôi bên.
Bước 3: Hiểu hoàn cảnh
-Cố gắng tìm hiểu hoàn cảnh, bối cảnh của bên kia bằng cách đặt mình vào vịtrí, hoàn cảnh của họ.
Bước 4: Thỏa thuận
-Tìm ra giải pháp khôn ngoan -> “Không có giải pháp tốt, chỉ có giải pháp tốt nhất”
12. Cho biết vai trò của người nhóm trưởng ?
-Trưởng nhóm giữ vai trò người tổ chức, người thực hiện và người điều hành.
-Trưởng nhóm phải lo bố trí các cuộc họp từ buổi gặp mặt đầu tiên đến khi nhóm tan rã. -Việc tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch sao cho có sự tham gia bình đẳng giữa các thành viên là kỹ năng cần có của trưởng nhóm.
-Lập kế hoạch và phân công công việc cho các thành viên ũng là nghệ thuật của trưởng nhóm.
-Tất cả các giai đoạn hoạt động của nhóm, người nhóm trưởng phải nắm vững và điều hành cho tốt. Trưởng nhóm phải là người có các kỹ năng truyền thông và thúc đẩy và càng có nhiều trải nghiệm càng tốt. Các kỹ năng này được xây dựng dựa trên nền tảng của 4 thái độ: cảm thông, tôn trọng, quan tâm và tin tưởng vào tiềm năng nhóm.
-Tóm lại trưởng nhóm phải là người có trách nhiệm với công việc của nhóm, với từng thành viên của nhóm và với cả nhóm nói chung.
13. Làm thế nào để tăng cường động lực làm việc nhóm?
-Cổ vũ sự hợp tác
- Nhóm cần gần gũi nhau lúc làm việc.
- Mọi người cần thoải mái khi làm việc với nhau.
- Những hành xử tiêu cực cần sớm được loại bỏ khi có cơ hội.
-Sự bất an là kẻ thù của việc điểu hành nhóm đạt đến thành công
-Cần giải quyết ngay những nguyên nhân chia rẽ tiềm ẩn.
*Có 3 yếu tố quan trọng để tăng cường động lực làm việc nhóm:
- Sự tôn trọng
-Chú ý đến thành tích
-Và đựơc thừa nhận
14. Để lãnh đạo nhóm, người nhóm trưởng cần làm những gì?
1. Đảm bảo sự hợp tác trong nhóm
- Muốn có sự hợp tác, người lãnh đạo phải nêu rõ mục đích, mục tiêu của mỗi công việc hoặc mỗi giai đoạn.
- Nhóm viên chỉ có thể xác định họ sẽ hợp tác cái gì, như thế nào nếu họ đã hiểu rõ mục đích, mục tiêu.
2. Sử dụng quyền của người lãnh đạo
- Người lãnh đạo điều hành công việc của nhóm và có nhiệm vụ thực hiện những công việc mà nhóm đã thảo luận và nhất trí. Người lãnh đạo không được ép nhóm viên phải làm trái với lợi ích của nhóm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp người trưởng nhóm phải sử dụng quyền của mình để quyết định miễn là quyết định đó không trái với lợi ích của nhóm.
- Trong một số trường hợp chỉ có nhóm trưởng mới có quyền quyết định. Do đó cần người lãnh đạo biết sử dụng đúng quyền của mình.
3. Phân công, giao việc, đôn đốc và kiểm tra
- Người trưởng nhóm giống như người thuyền trưởng, có trách nhiệm phân công mọi người cùng làm việc để lái con tàu cho đến đích.
o Phân công vừa sức
o Giao việc đúng khả năng
o Đôn đốc công việc trôi chảy và kiểm tra xem kết quả công việc có đúng yêu cầu đề ra hay không.
4. Duy trì trật tự, kỷ luật
- Mọi người có trách nhiệm tuân theo nội quy của nhóm. Nhóm trưởng tự mình chấp hành đúng các nội quy ấy và yêu cầu mọi người tuân theo.
- Các công việc cần được tiến hành cho khớp với kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu. Nhóm trưởng có quyền yêu cầu mọi người tôn trọng và làm đúng những gì đã bàn bạc.
5. Phát triển tinh thần tập thể (giữ lửa)
- Khen thưởng đúng lúc đúng việc.
- Phê phán đúng cách, đúng lúc, đúng nơi – trên nền tảng tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
- Cần chú ý rằng, mỗi người trong nhóm đều có những đặc điểm riêng của cá nhân họ. Họ chỉ hòa mình vào trong nhóm theo mục đích chung của nhóm chứ không phải để trở thành người khác theo khuôn mẫu định sẵn.
15. Điều gì tạo nên một người nhóm trưởng thành công?
Trả lời :
Người lãnh đạo nhóm hoặc người trực tiếp chỉ huy nhóm luôn phải suy nghĩ ra những phương cách để xây dựng nhóm làm việc sao cho đem lại kết quả tốt đẹp cho mục tiêu chung của nhóm và cho từng cá nhân trong nhóm. Để làm được điều này không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên một số điều dưới đây có thể
giúp bạn tìm kiếm được đúng phương cách để thực hiện điều đó.
1. Làm rõ sự trông đợi: Với cương vị và uy quyền của một trưởng nhóm, hãy truyền đạt một cách rõ ràng sự trông đợi của bạn vào việc thi hành và những kết quả. Làm cho những thành viên của nhóm hiểu vì sao cần phải làm việc theo nhóm. Tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tốt nhiệm vụ chung bằng các nguồn
tài nguyên về nhân lực, thời gian và ngân sách. Làm sao để họ lĩnh hội đầy đủ tầm quan trọng cũng như ưu thế của họ trong các điều khoản về thời gian, các cuộc thảo luận và sự quan tâm của người chỉ đạo.
2. Bối cảnh: Để các thành viên trong nhóm hiểu được vì sao họ có mặt trong nhóm. Vạch rõ cho họ thấy được kế hoạch làm việc nhóm sẽ giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra, và tầm quan trọng của việc làm nhóm để hoàn thành những mục tiêu chung. Làm cho họ hiểu được đâu là việc làm thích hợp trong mọi mục tiêu, nguyên tắc, tầm nhìn và giá trị của tổ chức?
3. Sự giao phó: Làm thế nào để mỗi thành viên lôi cuốn vào công việc chung của nhóm? Làm thế nào để họ cảm thấy nhóm của họ có một sứ mệnh rất quan trọng và luôn cố gắng hết năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của nhóm, và trông chờ vào một kết quả tốt đẹp? Làm sao để mỗi thành viên của nhóm nắm bắt rõ nhiệm vụ, giá trị của họ trong tổ chức và trong sự nghiệp của cá nhân họ? Để mỗi thành viên trong nhóm thấy trước được sự công nhận về những đóng góp của họ đối với tổ chức, cống hiến năng lực của họ để đem đến sự tăng trưởng và phát triển cho nhóm. Để mỗi thành viên của nhóm bị cuốn hút và bị thách thức
bởi những cơ hội thăng tiến.
4. Khả năng: Làm cho các thành viên của nhóm cảm thấy họ đều thích hợp với vị trí của họ. Làm cho họ cảm thấy những hiểu biết, những kỹ năng và năng lực của họ luôn được nâng cao qua quá trình đào tạo và làm việc với nhóm. Nếu không, hãy làm cho các thành viên của nhóm dễ dàng cần sự hỗ trợ của cấp trên.
Để họ cảm thấy đó là một nguồn tài nguyên, chiến lược và sự hỗ trợ cần thiết cho việc hoàn thành sứ mệnh.
5. Đặc quyền: Để mỗi thành viên trong nhóm đảm nhận mỗi công việc riêng. Tự chịu trách nhiệm, sự sáng tạo, và thực hiện chiến lược để hoàn thành sứ mệnh của mỗi người. Để họ được nắm bắt rõ và được truyền đạt bởi những mục tiêu, thấy trước được kết quả và sự đóng góp, đo lường được qui trình mà nhóm đã thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ. Lãnh đạo nhóm, phối hợp và ủng hộ những gì mà nhóm đã sáng tạo.
6. Sự hợp tác: Nhóm là những thành viên cùng nhau làm việc một cách hiệu quả giữa các cá nhân. Làm cho họ hiểu được vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Những thành viên của nhóm là những vị lãnh đạo và những vị quan tòa của nhóm. Họ có quyền giải quyết mọi vấn đề của nhóm, đưa ra phương pháp cải thiện
công việc, đặt mục tiêu và có chung quyền lợi. Làm cho những thành viên của nhóm hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
7. Sự liên lạc: Làm sao để nhóm cung cấp và được cung cấp những thông tin quan trọng về hoạt động chuyên môn đều đặn. Để họ hiểu được đầy đủ bối cảnh xung quanh và sự tồn tại của họ. Làm cho những thành viên của nhóm có sự liên lạc rõ ràng và trung thực với nhau. Tạo động lực cho những thành viên của
nhóm mang đến những ý kiến khác nhau đặt trên bàn làm việc của bạn. Những sự đối lập tất yếu được nâng lên và được cộng thêm vào.
8. Sáng kiến, sáng tạo: Một tổ chức thực sự thì luôn quan tâm đến sự thay đổi. Hãy để nhân viên của bạn tự do đưa ra những ý tưởng mới, những suy nghĩ và những phương pháp độc đáo. Huấn luyện, đào tạo họ những kỹ năng cần thiết. Cho phép họ truy cập vào những quyển sách và phim ảnh, vào các lĩnh vực giải trí
cần thiết khác để khuyến kích cho những suy nghĩ mới.
9. Những hệ quả: Sau cùng, hãy làm cho những thành viên của nhóm cảm thấy họ có nghĩa vụ và trách nhiệm cho sự nghiệp chung của nhóm. Là những phần thưởng và sự công nhận được đáp ứng khi họ thành công. Sự mạo hiểm hợp lý thì được coi trọng và được khuyến khích. Đồng thời cũng xem xét về chế độ thưởng cho cả nhóm hay cho cá nhân nào có thành tích nổi bật, lúc đó hãy đề phòng hoặc đưa ra giải pháp nếu có sự hiềm khích và trả thù cá nhân. Nên xem xét một cách mềm dẻo và công bằng
Ngoài ra, trưởng nhóm là người hướng các thành viên vào những điều quan trọng nhất để tạo nên thành công. Trưởng nhóm cũng luôn phải loại trừ các hoạt động không cần thiết và là chổ dựa cho cả nhóm tránh những xao lãng từ bên ngoài.
- Trách nhiệm của trưởng nhóm là thúc đẩy cả nhóm làm việc với nhau để đạt mục đích chung.
- Phải có phẩm chất tư cách – đạo đức tốt, có uy tín.
- Phải có chuyên môn tốt.
- Biết tác động vào nhóm đúng lúc đúng chỗ.
- Nắm được đặt điểm tâm lý nhóm – tâm lý cá nhân.
Để có thể lãnh đạo nhóm đạt hiệu quả cao nhất, trưởng nhóm cần có cái nhìn vừa bao quát, vừa sâu sắc đối với các thành viên. Trong quá trình giải quyết xung đột khi làm việc nhóm, nếu trưởng nhóm nắm bắt được tâm lý và phong cách làm việc của các thành viên trong nhóm, đó sẽ là cơ sở cho các bước xử lý tiếp theo.
Nắm bắt tâm lý các thành viên trong nhóm
Dưới đây là 5 kiểu tâm lý cơ bản trong xung đột khi làm việc nhóm:
- Cạnh tranh: Những thành viên này có xu hướng giữ vững quan điểm của mình, và kết quả cuối cùng chỉ ý kiến một bên được nhóm công nhận. Kiểu này hữu ích khi khẩn cấp, và lúc phải ra quyết định nhanh chóng, hoặc chống lại lối suy nghĩ cá nhân, bất thường của một thành viên nào đó. Tuy nhiên, có thể nó để lại cho người khác cảm giác không hài lòng, bực bội khi dùng kiểu này trong nhũng trường hợp ít khẩn cấp.
- Hợp tác: Những thành viên này có thể rất quyết đoán nhưng không giống những người theo kiểu cạnh tranh, họ có xu hướng hợp tác và cố gắng đạt đến sự tương đồng với ý kiến những người liên quan, thừa nhận rằng mọi thành viên trong nhóm là quan trọng. Kiểu này hữu ích khi bạn cần tham khảo nhiều quan điểm để có được giải pháp tốt nhất, hoặc khi vừa mới có xung đột trong nhóm, hoặc khi tình huống đó quá quan trọng không thể dùng một thỏa hiệp đơn giản.
- Thỏa hiệp: Những người thích kiểu thỏa hiệp thường tìm giải pháp mà ít ra có thể phần nào làm hài lòng nhiều người. Kiểu thỏa hiệp này hữu dụng khi mọi việc đang bế tắc mà không còn đủ thời gian, hoặc khi cái giá phải trả của việc xung đột cao hơn là việc đánh mất lập trường.
- Dễ dãi: Kiểu tâm lý này biểu hiện sự sẵn sàng đồng ý và dễ bị thuyết phục từ bỏ quan điểm. Sự dễ dãi này phù hợp khi sự yên ổn tốt hơn là việc chiến thắng mà phải xảy ra tranh cãi hoặc muốn người khác hài lòng với thiện cảm từ phía mình. Tuy nhiên, xét toàn diện thì có vẻ như kiểu này không mang đến kết quả tốt nhất.
- Trốn tránh: Những thành viên này có thiên hướng trốn tránh xung đột xảy ra, tránh các quyết định gây tranh cãi. Kiểu này có thể phù hợp khi cuộc tranh luận là không đáng kể, hoặc khi đã có quan điểm của ai đó đúng hơn để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, phương cách này không mang lại nhiều hiệu quả.
Một khi hiểu được tâm lý của người tham gia cuộc xung đột, trưởng nhóm sẽ dễ dàng có được phương sách điều hòa thích hợp nhằm giải quyết chúng. Ngoài ra, hiểu về phong cách làm việc của các thành viên sẽ giúp cho trưởng nhóm trong việc phân công, phát huy thế mạnh của mỗi thành viên theo từng vị trí, công việc và tình huống thích hợp
16. Trình bày nội dung của các hoạt động xây dựng nhóm ?
Thông thường một nhóm nào đó chính thức hay không chính thức đều trải qua 5 giai đoạn trong quá trình phát triển xây dựng của nhóm. Các giai đoạn này được mô tả dưới đây.
Giai đoạn 1: Hình thành nhóm.
Giai đoạn này các thành viên nhóm bắt đầu tập hợp lại. Họ mang đến nhóm nhiều điểm khác biệt nhau từ tính cách đến cách làm việc, kiến thức và kỹ năng. Họ cần có thời gian tìm hiểu, thăm dò lẫn nhau để có thể thể hiện vai trò của họ hoặc không thể trong nhóm.
Vai trò trưởng nhóm giai đoạn này là thúc đẩy các thành viên cởi mở, giao tiếp với nhau, sau đó cùng phối hợp xây dựng định hướng hoạt động của nhóm hoặc mục tiêu hoạt động nhóm. Nhóm trưởng và các thành viên tìm hiểu các thành viên khác về tính tình, khả năng làm việc, sự tự tin, trách nhiệm và những suy nghĩ đóng góp cho nhóm…Sau đó nhóm quyết tâm xây dựng hoặc hiểu rõ mục tiêu mà nhóm phải hoàn thành. Các mục tiêu được xây dựng bởi nhóm thường được đánh giá bằng các tiêu chí cụ thể, đo được, được đồng thuận, khả thi và có thời hạn xác định (SMART). Nếu nhóm không xây dựng được mục tiêu hoặc các thành viên không hiểu rõ mục tiêu của nhóm thì nhóm không thể hoàn thành công việc hoặc sớm tan rã.
Giai đoạn 2: Hỗn loạn/ bão táp.
Giai đoạn này xảy ra khi các thành viên xung đột nhau về cách làm việc, công việc phân công và chia sẻ trách nhiệm. Mới hình thành nhóm nên có một số thành viên tỏ ra nổi trội, mất đoàn kết có thể xảy ra. Truyền thông, giao tiếp trong nhóm chưa suôn sẻ, người muốn thống trị, lôi kéo, người thì hãy thờ ơ. Trưởng nhóm lúc này phải là người cứng rắn, gương mẫu, gần gũi các thành viên, tránh để xảy ra căng thẳng quá, tổ chức tốt công việc và làm cho công việc bắt đầu có hiệu quả. Làm sao cho các thành viên nhóm hiểu nhau nhiều nhất, hiểu công việc, tránh các thành viên cạnh tranh nhau trở thành đối thủ. Tăng cường giao tiếp trong nhóm. Chuyển các công việc do thành tích cá nhân sang thành tích chung của nhóm.
Giai đoạn 3: Ổn định
Giai đoạn này các thành viên bắt đầu nỗ lực đóng góp vào công việc chung của nhóm. Các thành viên nhóm tin tưởng lẫn nhau, gắn kết với nhau qua công việc. lãnh đạo nhóm tạo điều kiện để các thành viên hỗ trợ nhau. Bảo đảm các kênh thông tin trong nhóm thông suốt, xây dựng được cơ chế phản hồi tích cực. Thành viên tin tưởng lẫn nhau, cùng gắn kết bởi mục tiêu chung. Nhóm viên lắng nghe ý kiến lẫn nhau.
Giai đoạn 4: Hoạt động.
Sau giai doạn ổn định là giai đoạn hoạt động hiệu quả. Đặc trưng giai đoạn này là các thành viên hoàn toàn hòa hợp nhau, tạo ra năng suất làm việc cao, mọi tiềm năng của cá nhân và tập thể nhóm được phát huy, vấn đề được giải quyết hiệu quả, các mâu thuẫn không còn xảy ra. Tuy nhiên không phải là đã loại bỏ hết xung đột, vì xung đột lúc nào cũng thường trực tác động đến bất cứ nhóm nào ở bất cứ giai đoạn nào. Các thành viên phải tự hoàn thiện mình trong nhóm, thích ứng với thay đổi, chấp nhận sự khác biệt, hướng mục tiêu chung, tham gia vào việc quản lý chung.
Giai đoạn 5: Kết thúc (hay tan rã!).
Giai đoạn này các thành viên đã hoàn thành mục tiêu chung (hoặc không hoàn thành mục tiêu nào cả). Các thành viên ít phụ thuộc vào nhau. Nhiệm vụ hoàn thành thì nhóm sẽ kết thúc vai trò (các nhóm nghiên cứu, nhóm dự án thường kết thúc như vậy), xây dựng hoặc tập hợp thành các nhóm mới với mục tiêu mới. Hoạt động của nhóm thường được giám sát và đánh giá để rút kinh nghiệm và bài học cho các nhóm khác, dự án khác.
2.2.Hoạt động nhóm:
Nhóm là tập hợp nhiều người do đó luôn có những thành viên mới với thành viên cũ, có quen nhau từ trước hoặc hoàn toàn chưa quen nhau. Người trưởng nhóm luôn phải giải quyết nhiều vấn đề về đoàn kết, tranh chấp, xung đột, ra quyết định, hài hòa các chức năng của nhóm. Các thành viên cũng cần hiểu rõ cá động thái của nhóm để xây dựng nhóm làm việc. Nhóm muốn vận hành hiệu quả thì cần làm tốt các hoạt động sau:
1.Hội nhập thành viên mới vào nhóm. Khó khăn luôn xảy ra khi nhóm mới thành lập hoặc có thêm thành viên mới nhập vào nhóm. Thành viên mới cũng phải tự mình giải quyết vấn đề hội nhập. Các thành viên mới có thể thuộc một trong ba dạng chính như người thích tranh cãi, người tốt bụng hoặc người có lý, ba dạng này đều gây khó khăn cho quá trình hội nhập. Người thích tranh cãi hay phản ứng lại mọi vấn đề, muốn khẳng định sự nổi trội của mình trong nhóm. Người tốt bụng thì có thái độ phụ thuộc người khác, luôn muốn tìm phe nhóm để dựa, sợ hãi những điều bất ngờ, nhu cầu an toàn cao. Người có lý thì lo lắng về nhu cầu cá nhân của mình trong nhóm, bướng bỉnh khi hòa hợp nhu cầu cá nhân và định hướng của nhóm.
2.Lãnh đạo nhóm liên quan đến nhiệm vụ và các mối quan hệ. Để đạt được năng suất trong làm việc nhóm thì phải thỏa mãn hai nhu cầu: nhu cầu liên quan đến nhiệm vụ và nhu cầu liên quan đến các mối quan hệ. Hai nhu cầu này toàn thể thành viên nhóm và lãnh đạo nhóm phải cùng phấn đấu để thỏa mãn. Các công việc gồm nêu ra tất cả các ý kiến, tìm kiếm thông tin, làm sáng tỏ các nhiệm vụ, làm rõ và tóm tắt nội dung các cuộc họp nhóm, thảo luận nhóm, khuyến khích các thành viên, dung hòa sự khác biệt, tăng cường giao tiếp, khuyến khích tham gia, tránh các thái độ gây rối…
3.Vai trò trong nhóm và sự vận động. Trong nhóm làm việc các thành viên luôn có một vai trò và muốn người khác cũng có vai trò rõ ràng. Nếu vai trò không rõ thì sẽ dễ gây hiểu lầm, mất đoàn kết ảnh hưởng đến năng suất chung. Các thành viên cũng mong muốn được biết người khác chờ đợi gì ở cá nhân đó. Không nen để vai trò của người này quá nhiều (quá tải) và người khác thì quá ít. Xung đôt về vai trò có thể xảy ra bời cá nhân với cá nhân , bởi cá nhân với tập thể, bởi chính cá nhân với vai trò của anh ta.
4.Các chuẩn mực, quy định của nhóm. Đây là các quy chế, quy tắc mà nhóm tự đề ra để các thành viên theo đó mà thực hiện. Các chuẩn mực của nhóm rất quan trọng, nó cho phép các thành viên trong nhóm nhận các thông tin phản hồi tích cực. Các chuẩn mực được xây dựng có sự tham gia, sao cho mục tiêu của nhóm được thực hiện một cách tốt nhất.
5.Sự gắn kết trong nhóm. Sự gắn kết trong nhóm làm cho nhóm hoạt động hiệu quả và bền vững. Các thành viên càng tự hào về mình được tham gia nhóm thì sự gắn kết trong nhóm càng cao. Như vậy các thành viên cũng như trưởng nhóm phải làm sao cho nhóm đáng tự hào về các công việc làm. Trưởng nhóm và các thành viên cần phấn đấu để có sự gắn kết trong nhóm cao và sự tuân theo chuẩn mực của nhóm cũng cao, để hình thành nhóm lý tưởng, có hiệu suất làm việc cao.
2.3.Thông tin trong nhóm:
Thông tin trong nhóm rất quan trọng , nó như là các mạch máu nuôi dưỡng cơ thể nhóm. Thông tin rõ ràng, chính xác thì mọi người sẽ hiểu nhau và hiểu nhiệm vụ để hơp tác với nhau. Thông tin có nguồn phát ra và có nơi tiếp nhận qua một kênh truyền nào đó, rồi lại phản hồi lại nơi phát thông tin. Cơ chế này phải thông suốt trong nhóm. Quá trình thông tin luôn tiếp diễn không ngừng.
Trong nhóm thì thông tin xảy ra giữa cá nhân mỗi thành viên với nhóm trưởng và ngược lại, các thành viên với nhau và ngược lại. Thông tin được truyền bởi các kênh truyền thông tin. Các kênh này như nói, viết, ngôn ngữ cơ thể (động tác tay, chân, nét mặt…)
Khi thông tin thì có những rào cản của thông tin. Các rào cản này làm hạn chế hoặc triệt tiêu thông tin mà mọi thành viên muốn gửi cho nhau và muốn nhận được. Do đó muốn nhậ thông tin tốt thì chúng ta phải rèn các kỹ năng truyền thông tin và nhận thông tin. Các kỹ năng này sẽ đề cập đến trong phần “ kỹ năng giao tiếp”.
2.4.Thảo luận và ra quyết định trong nhóm:
Nhóm là một tập thể làm việc để đạt được mục tiêu. Rất nhiều công việc cần phải được cùng bàn bạc, thảo luận và cuối cùng là ra quyết định. Cho nên đi tới quyết định định cuối cùng là nhiệm vụ rất quan trong của nhóm. Quá trình ra quyết định có sự tham gia có những đặc trưng riêng mà mỗi cá nhân trong nhóm cần phải hiểu để làm. Để ra quyết định có thể theo một số cách sau:
Ra quyết định theo kiểu thờ ơ: một người nào đó đưa ra ý tưởng, các thành viên khác không quan tâm và do đó quyết định được nhanh chóng thông qua. Theo kiểu này một số ý tưởng hay khác không được phân tích và bị bỏ qua.
Ra quyết định từ trên xuống: Theo kiểu này người lãnh đạo nhóm hay cấp cao hơn chỉ cần phổ biến, thông báo, nhân danh cả nhóm thông qua mà không qua thảo luận. Ra quyết định kiểu này nhanh chóng, nhưng cũng như kiểu trên có thể nhiều ý kiến hay khác bị bỏ qua. Nó trở nên xấu nếu người ra quyết định có quá ít thông tin, chủ quan và độc đoán. Khi thực hiện quyết định sẽ xảy ra vấn đề khác không lường trước.
Ra quyết định theo kiểu thiểu số: Cách này một hoặc một vài cá nhân gợi ý rồi thúc giục,
ép mọi người theo ý kiến mình. Khuyết điểm của cách này cũng như trên. Ra quyết định theo nguyên tắc đa số: Theo cách này mang danh dân chủ qua bỏ phiếu hoặc giơ tay tán thành lấy số đông. Quyết định sẽ thông qua nhưng không phải tất cả các thành viên đều hài lòng. Một số không hài lòng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu suất công việc. Nguy cơ trong nhóm sẽ kéo bè cánh để lấy phiếu áp đảo cho quyền lợi của một nhóm nào đó. Ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận: cách này chỉ ra quyết định khi đã thảo luận kỹ mọi ý tưởng, không
bỏ qua ý kiến nào kể cả các ý kiến trái ngược. Quyết định được ra khi có đa số tán thành nhưng thiểu số khác cũng được nghe, được phân tích và có ý kiến của mình. Kiểu ra quyết định này mất nhiều thời gian nhưng sẽ tiến tới dần sự đồng thuận hoàn toàn – là lý tưởng đối với tiến trình ra quyết định.
Để ra quyết định các thành viên cần được biết những khó khăn và thuận lợi khi ra quyết định, nhất là quyết định có sự đồng thuận, có sự tham gia. Những thuận lợi ở đây có thể là nhóm có nhiều hiểu biết, có nhiều lựa chọn hơn một người. Nhóm một khi đồng thuận thì có động lực cùng thực hiện quyết định. Khó khăn là có một số thành viên như bị bắt phải đồng ý, phải theo một ý tưởng, có thể có bè phái và áp đặt ý tưởng của các nhóm nhỏ, thảo luận nhiều thì chậm ra quyết định và có thể mất cơ hội.
Nhóm cũng cần phải tránh kiểu “tư duy nhóm” nghĩa là đoàn kết quá thiếu dần tư duy phê phán. Tham gia trong nhóm lâu nên các thành viên gắn kết , không còn sẵn sàng phê phán ý tưởng của thành viên khác. Cần phát hiện sớm tư duy nhóm và có biện pháp phòng trừ.
Để ra quyết định các thành viên và nhất là nhóm trưởng cần có các kỹ năng phát huy ý tưởng các thành viên khi thảo luận, bàn bạc và ra quyết định. Các kỹ năng này như phương pháp động não, cây vấn đề, phương pháp Delphi (dùng bảng hỏi gửi trước), thảo luận nhóm, đóng vai chậu cá…
17. Anh ( chị) đã học được những gì thông qua môn học Kỹ năng làm việc nhóm. Trong thực tế, anh (chị) đã làm gì để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của bản thân?
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Nếu bạn ra ngoài chơi, bạn ngồi cạnh một nhóm người, mỗi người làm một việc như: người đọc sách, người nghe nhạc, hai người chuyện trò tán ngẫu thì đấy không phải là một nhóm người. Đó chỉ là một quần thể người hội tụ lại với nhau tại một điểm. Có thể nhận thấy nghe một nhóm gần nhất và quen thuộc với mỗi chúng ta đó chính là nhóm gia đình. Nhóm này ít bạn nào biết vì gia đình rất thân thuộc, mọi người ít để ý. Nhưng đây lại là một nhóm bao gồm các thành viên trong gia đình, các thành viên sống cùng nhau, làm việc và hòa hợp với nhau để tạo nên một gia đình hạnh phúc.
•Khi làm việc nhóm có 7 lợi ích:
• Thỏa mãn nhu cầu thể hiện và khẳng định mình của mỗi thành viên (khi họ đứng một mình khó mà thẻ hiện được).
. • Cái “tôi” cá nhân bị phá vỡ, sự thân thiện và cởi mở được thúc đẩy.
. • Nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều cơ hội phát triển
• Môi trường hào hứng khởi và giàu động lực
. • Công việc được thực hiện tốt hơn vì có kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.
.• Luôn sẵn sàng phản ứng trước những thay đổi và nguy cơ rủi ro
*Chia sẻ trách nhiệm công việc và cam kết vì mục tiêu chung của cả nhóm. Ủy thác công việc hiệu quả
Sau khi học về lý thuyết, chúng em còn được thực hành bằng cách cô giáo chia nhóm cho chúng em để chúng em làm quen với nhóm mới. Em được tham gia với các bạn của lớp khác. Ban đầu em có cảm giác không tự lắm và ngại giao tiếp. Qua nhiều buổi học, nhiều trò chơi cô giáo hướng chúng em. Em có nhiều động lực hơn khi học tập, em tham gia hoạt động với nhóm sôi nổi hơn. Các bạn nhóm em luôn luôn cố gắng đoàn kết với nhau, đưa ra nhiều ý tưởng để giành chiến thắng với các nhóm khác trong lớp. Để xây dựng một nhóm tốt thì mọi người trong nhóm cần xác định mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng. Mỗi một trò chơi thì chúng em luôn phải hoàn thành nhanh, mọi người xác định mục tiêu chính xác của trò chơi đấy. Sau đó trưởng nhóm sẽ giải thích cụ thể cho các thành viên cho nhóm. Phân công công việc cho các thành viên. Mỗi thành viên đều phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn phải cộng tác với các thành viên khác để hoạt động nhóm được hiểu quả hơn. Sau khi kết thúc môn kỹ năng làm việc nhóm em học được rất nhiều kiến thức bổ ích. Em biết cách lắng nghe ý kiến mọi người, đưa ra ý kiến của mọi. Sau đó sẽ chia sẻ với nhau xem ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai để hiểu sau thêm về vấn đề. Thông qua môn học này, em còn học được cách giao tiếp tự tin trước đám đông. Có khả năng nói trước đám đông và giữ được bình tĩnh.
Để hoạt động nhóm có hiệu quả thì động lực làm việc cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Động lực chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay trong lòng anh ta, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Một nhân viên có động lực làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra.
Cách thức để tạo ra động lực: là phải tìm hiểu, nhận biết nhu cầu của mỗi người. Tạo ra các hoạt động cho con người nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó. Nếu nhu cầu chưa cao, cần kích cầu. Nếu trình độ tư duy và hành động còn thấp, cần nâng cao trình độ. Mỗi hoạt động phải có cơ chế ràng buộc rõ ràng về mức độ tham gia đóng góp và hưởng thụ.
Một số cách giữ cho nhóm làm việc có động lực: Khen thưởng mỗi cá nhân và thành tích của nhóm. Khuyến khích tính sáng tạo, đặt ra những mục tiêu để thử thách năng lực của nhân Tôn trọng, làm cho các thành viên thấy mình được quan tâm. Có mối ràng buộc giữa các bên Tăng cường thông tin và sự liên lạc. Cung cấp cho họ những trang bị để được thành công
Trong thực tế để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm em đã tham gia hoạt động với rất nhiều nhớm. Nhóm đầu tiên là nhóm gia đình, em luôn yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ em, nhường nhị các em ít tuổi hơn. Gia đình luôn là nơi thân thuộc nhất với em. Ngoài ra em còn tham gia câu lạc bộ sinh viên thình nguyện của trường HVCNBCVT. Đây là một nhóm lớn nhất mà em từng tham gia. Có rất nhiều bạn tham gia, mỗi bạn ở một lứa tuổi khác nhau, quê khác nhau tạo nên một nhóm có nhiều màu sắc. Em biết được nhiều hơn về các nơi khác, nhiều đặc sản của quê hương khác. Tất cả những kỹ năng học được thì luôn cần được áp dụng vào đời sống và nó sẽ tạo thành thói quen tốt mình. Đó là những chiếc chìa khóa để tìm thấy thành công của mình. Mặc dù vậy nhưng em vẫn còn một chút e thẹn, không tự tin khi hoạt động trong một nhóm mới. Để hòa nhập với nhóm mới, cùng làm việc với các bạn mới đưa nhóm phát triển hơn thì luôn gặp nhiều khó khăn.
18. Mục tiêu và động lực có ý nghĩa như thế nào trong sự thành công của mỗi người? Liên hệ với bản thân.
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng muốn mình tìm ra con đường thành công của chính mình. Để thành công thì đó không phải là những gì mơ hồ. Vì vậy nếu không đặt ra mục tiêu cho chính mình thì tất cả những gì bạn làm nó không thể đi đến thành công được. Có khi bạn không phát triển mà chỉ làm làm tảng cho thất bại rộng ra. Mục tiêu và động lực có ý nghĩa quan trọng sự thành công của mỗi người.
Mục tiêu là cái để mà mỗi người lập ra một kế hoạch cụ thể. Để đạt thành công cho một việc gì đấy thì cần nhiều mục tiêu khác nhau. Mục tiêu lớn bao quát tất cả và sau đó đề ra các mục tiêu nhỏ, gần sát với thành công hơn, dễ thực hiện hơn.
Khi không có mục tiêu thì không thể tiến tới thành công. Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe trên đường cao tốc. Và bạn đang tìm kiếm một đường rẽ, một lối thoát khỏi đó. Bạn sẽ lái ở làn xe nào? Tất nhiên sẽ là làn xe chậm, bởi vì bạn không muốn bỏ lỡ các đường rẽ có thể xuất hiện. Nhưng nếu không cần tìm một ngõ rẽ, bạn sẽ lái xe trên làn có tốc độ nhanh. Và như thế, một các vô thức, bạn sẽ không tập trung vào bất cứ thứ gì khác cả, trừ khi nhìn thấy cảnh sát hoặc một đám kẹt xe hay thứ gì khác tương tự như vậy.
Tuy nhiên, nếu đang trong tình trạng tìm đường rẽ, bạn sẽ không bao giờ thật sự chuyên tâm lái xe đến đích. Bạn sẽ không có đà để có thể lái thật nhanh. Nếu bạn làm những thứ mình yêu thích, nó giống như lái xe trên làn tốc độ cao vậy. Thời gian trôi rất nhanh, và con đường mở ra trước mắt bạn, và những con đường khác cứ nối tiếp nhau xuất hiện, trong khi bạn không hề biết về sự tồn tại của chúng.
Vậy tại sao chúng ta vẫn không làm thứ mà mình yêu thích? Bạn sẽ nghĩ điều đó rất tự nhiên, đúng không? Kiểu như có những người được hưởng những tài năng, những món quà đặc biệt từ tạo hóa, từ thần linh, từ bất cứ thứ gì mà bạn có thể nghĩ ra. Có thể bạn đã rất cố gắng mới có được năng lực đó, nhưng người ta lại cứ hay nói: “Đó là khả năng thiên bẩm của bạn!”
Lý do mà rất nhiều người không tìm ra, cũng như không làm công việc mà họ yêu thích – đó là vì họ sợ hãi. Tất nhiên rồi. Sợ thất bại, sợ những điều chưa biết trước
được, sợ sự thay đổi, sợ bị từ chối, sợ sẽ khiến bản thân mình trông như thằng ngốc, sợ không được thừa nhận. Tất cả đó là câu chuyện do chính bạn tạo ra, về những thứ có thể xảy ra trong tương lai.
Đi kèm với nỗi sợ hãi là sự vương vấn, ràng buộc không dứt được. Ràng buộc với những kí ức trong quá khứ, ràng buộc với những người khác, ràng buộc với sự cố chấp của chính mình! Nếu sự cố chấp đó đang cản trở cuộc sống của bạn, bạn sẽ buông thứ nào, giữ thứ nào? Bạn nghĩ một câu trả lời lô-gic sẽ là từ bỏ sự cố chấp đúng không, nhưng đoán xem phần lớn mọi người từ bỏ điều gì? Họ từ bỏ, buông rơi cuộc sống của mình. Thật quá nguy hiểm, đúng không?
Cho dù sự vương vấn, ràng buộc đó là gì đi chăng nữa, bản chất của nó cũng chỉ là nỗi sợ hãi của bạn: “Nếu tôi không làm điều này, những điều bất hạnh sẽ xảy ra.” Sự ràng buộc có thể là một việc “nên” làm. Nó có thể là một việc “phải” làm. Nó chỉ là một sự lựa chọn, không hơn không kém. Tất cả những sự ràng buộc đó đều do bạn tạo ra.
Chẳng đúng chút nào khi nói rằng bạn phải làm hay nên làm gì đó. Điều đó chẳng qua chỉ là ý kiến của bạn dựa trên một số sự việc khác trong cuộc sống, dựa trên nhận thức của bạn về bản thân mình, dựa trên việc những người khác có ý nghĩa như thế nào với ban, dựa trên việc gì là quan trọng, việc gì không. Hãy quên hết những sự ràng buộc đó đi. Nếu nó không hỗ trợ bạn thực hiện mục tiêu của mình, hãy bỏ qua những sự ràng buộc “nên làm”. Đừng chờ đợi!
Vì vậy hãy tìm ngay cho mình một đích tới và chọn lấy mục tiêu của mình. Có mục tiêu là chưa đủ, bạn cần có một động lực rõ ràng để thực hiện các mục tiêu đó. Động lực là sự quyết tâm, là sự chủ động làm tất cả những mục tiêu. Động lực và mục tiêu luôn có tầm quan trọng cho thành công.
* Liên hệ:
19. ĐỂ thiết lập một làm việc nhóm hiệu quả cần lưu ý điều gì?
1- Lắng nghe người khác nói; tôn trọng ý kiến của mỗi thành viên để cùng tìm ra giải pháp tối ưu; lắng nghe giúp thấu hiểu nhau hơn.
2- Giao đúng người, đúng việc . Trưởng nhóm nhận định khả năng của mỗi thành viên để giao việc ; theo sát tiến độ làm việc của mỗi thành viên.
3- Có trách nhiệm với công việc được giao, cố gắng hoàn thành công việc được giao , nếu gặp khó khăn phải nhanh chóng báo cáo .
4- Giúp đỡ lần nhau, cùng hợp sức giải quyết khó khăn, chỉ thảo luận, không tranh cãi.
5- Khuyến khích và phát triển cá nhân. Khuyến khích động viên các thành viên trong nhóm, không phán xét, chỉ trích
6- Gắn kết, không chia bè kết phái, giữ tinh thần đoàn kết là sức mạnh, thỉnh thoảng tổ chức các hoạt động team building
7- Vô tư , ngay thẳng: công tư phân minh, bỏ qua ích kỷ cá nhân, nếu có khúc mắc thì giải quyết ngay, chân thành đóng góp ý kiến.
II- KỸ NANG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
I – Lý thuyết:
1- Anh chị hãy cho biết các nguyên nhân mà vấn đề xảy ra không được giải quyết là gì?
- Không có phương pháp mà chỉ giải quyết vấn đề một cách ngẫu nhiên
- Thiếu sự cam kết trong giải quyết vấn đề
- Không nhìn thấy được sự liên kết giữa các phần nhỏ một vấn đề
- Thiếu kiến thức và kỹ thuật cho qui trình giải quyết vấn đề
- Thông tin không đủ hoặc không chính xác
- Không có khả năng phân tích và sáng tạo
- Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác chi phối như: tính cách, nhu cầu, sở thích, kì vọng, mục đích cá nhân, quyền hạn, sự bất đồng trong quan điểm, lòng tự trọng, môi trường làm việc, vị trí xã hội, ….
-
2- Anh ( chị) cho biết qui trình giải quyết một vấn đề ?
Bước 1: Xác định vấn đề
Bước 2: Tìm hiểu nguyên
Bước 3: Lập sơ đồ giải pháp
Bước 4: Lựa chọn phương án tối ưu
Bước 5: Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề
Bước 6: Giám sát và đánh giá
3- Anh chị cho biết các cách phương pháp tìm hiểu nguyên nhân
Cách 1:
1-Chủ quan:
• Nhận thức chưa đúng,thiếu thông tin không đầy đủ, ko chính xác
• Bất đồng quan điểm, cách thức giải quyết; Lòng tự trọng; Danh dự cá nhân
• Tình cảm, ý thức, khả năng phân tích và tư duy sáng tạo,
• Tính cách, nhu cầu, sở thích, kỳ vọng; mục đích cá nhân
• Hành động, thái độ, lời nói không thích hợp
• Mơ hồ về phạm vi, quyền hạn
2- Khách quan :
• Môi trường làm việc, nội dung , mối liên hệ lô gic giữa các phần
• Sự khác biêt về lối sống, văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo
• Sự đối lập về vị trí xã hội, quyền hạn, lợi ích, mục tiêu, giá trị
• Thiếu kiến thức,kỹ thuật cho qui trình giải quyết vấn đề.
Cách 2:
1-Theo chiều rộng ( theo PP Brainstorming): Nguyên nhân liên quan đến con người, nguyên nhân liên quan đến phương pháp, nguyên nhân liên quan đến thực thi.
càng nhiều nguyên nhân càng tốt, giúp chúng ta không bỏ sót nguyên nhân, nếu bỏ sót nguyên nhân sẽ không tìm được giải pháp tối ưu.
2-Theo chiều sâu( hãy nhớ nguyên tắc Pareto/ nguyên tắc 80/20) : dùng PP “ 5 Why?”, hoặc “ 3 Why?”, “ 7 Why?”, để tìm được nguyên nhân cốt lõi
VD: tại sao A vì B, tại sao B vì c, tại sao C vì D, tại sao D vì E?
4- Anh chị cho biết các kỹ thuật tìm hiểu nguyên nhân
• Kỹ thuật 1: 5 W – 1H
• Kỹ thuật 2: biểu đồ xương cá
• Kỹ thuật 3: sơ đồ tư duy mind map
• Kỹ thuật 4: công não
5- Để lựa chọn một phương án giải quyết tối ưu, anh chị cần dựa vào các tiêu chí nào?
- Lợi ích: Liệu giải pháp này sẽ hiệu quả như thế nào khi thực hiện.
- Nguồn lực: nguồn lực khi thực hiện giải pháp cao hay thấp. Các nguồn lực này bao gồm: Kinh phí, nhân lực, vật lực
- Thời gian: thời gian thực thi giải pháp sẽ nhanh hay chậm
- Tính khả thi: Phương án này có dễ thực hiện không, liệu có các rào cản nào có thể ngăn trở khi thực hiện phương án haykhông?
- Rủi ro: xem xét những rủi ro liên quan đến kết quả mong đợi, những rủi ro có thể xảy ra và mức độ thiệt hại được đo lường như thếnào?
- Khía cạnh đạo đức khi thực thi, liệu có vấn đề về luật pháp hay vấn đề đạo đức cần xem xét không?
6-Anh chị thường đưa ra những quyết định gì?Anh chị gặp phải khó khăn gì khi đưa ra quyết định?
7-Theo anh/chị, để đưa ra được những quyết định đúng đắn, người lãnh đạo cần phải có phẩm chất, kỹ năng và lưu ý những điều gì?
8-Anh chị cho biết những sai lầm khi ra quyết đinh
-Quá dựa tự tin vào kinh nghiệm từ quá khứ
- Không có mục đích rõ ràng
- Ra quyết định vội vàng
-Thiên kiến xác nhận
- Khung lựa chọn hẹp
9-Anh chị hãy trình bày các phương pháp ra quyết định quản trị
( nêu khái niệm, ưu điểm, nhược điểm, yêu cầu đối với từng phương pháp)
-Phương pháp độc đoán
- Phương pháp phát biểu cuối cùng
- Phương pháp nhóm tinh hoa
-Phương pháp cố vấn
- Phương pháp nhất trí
- Phương pháp luật đa số
II – Bài tập :
I -Dạng bài tập phân loại vấn đề:
Những tình huống sau thuộc loại vấn đề nào? Tại sao?
1- Vấn đề sai lệch xuất hiện trong trường hợp một cá nhân hay tập thể gặp phải khó khăn cần được tháo gỡ do sự biểu hiện không bình thường.
Chẳng hạn 2 vấn đề sau:
Vấn đề 1: Chúng ta phải thu hồi công nợ trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao hàng nhưng hiện trong HĐ với khách không có điều khoản bảo lãnh ngân hàng, không có điều khoản phạt. Điều này sẽ dẫn tới việc chúng ta gặp rủi ro không thể thu hồi công nợ khi tới hạn, dẫn tới phát sinh một khoản nợ kéo dài hoặc khó đòi.
Vấn đề 2:
- Phòng ban có tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên cao gấp đôi
– Hệ thống dây chuyền bị hư hỏng và không hoạt động
– Đơn hàng bị trễ do công ty bị mất điện dài ngày
2-Vấn đề hoàn thiện: là việc cần cải thiện để đạt một mục tiêu đo lường được. Chẳng hạn 5 vấn đề sau:
Vấn đề 1:
• Làm thế nào để chúng ta trở thành một tỉ phú, một doanh nhân thành đạt
• Cần phải giảm cân nặng cho cơ thể
• Giảm thiểu tỉ lệ sản phẩm lỗi
• Nâng cao tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học
Vấn đề 2: Xe buýt nhanh BRT phải hoàn thành chuyến đi từ bến Lương Yên tới bến Kim Mã trong 30 phút nhưng hiện tại phải mất tới 40 phút. Điều này dẫn tới việc thời gian của xe buýt nhanh xấp xỉ với xe buýt thường trong khi xe buýt nhanh được rất nhiều ưu tiên.
Vấn đề 3: Thời gian khởi động của máy in mà ta cam kết với khách hàng là 4 giây nhưng hiện khi kiểm tra ngẫu nhiên 5% tổng số hàng thì thời gian khởi động lên tới 6 giây. Sản phẩm không đúng như cam kết với khách hàng có thể khiến lô hàng bị trả lại, ảnh hưởng tới thương hiệu của công ty.
Vấn đề 4: Chúng ta cần chuyển lô hàng này đi sài gòn trong vòng 4 ngày và với kinh phí tối đa là 500.000 đồng, đảm bảo an toàn hàng hóa. Nhưng hiện tại khi check phương án vận chuyển của viettel thì thời gian là 6 ngày. Sử dụng phương án chuyển bằng đường xe khách thì thời gian đảm bảo nhưng lại không an toàn về hàng hóa. Nếu như chúng ta không tìm được phương án thỏa mãn các yêu cầu thì có thể bị đối tác phạt vì chậm giao hàng.
Vấn đề 5: Tháng này chúng ta cần hoàn thành chỉ tiêu doanh số là 100tr, nhưng hiện đã là tuần cuối cùng của tháng mà doanh số mới chỉ đạt 60%. Rất có khả năng là chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu tháng.
3- Vấn đề trước mắt: là khó khăn cần được xử lý ngay tại thời điểm gần với hiện tại. Chẳng hạn vấn đề sau:
Vấn đề : Mọi nhân viên phải có mặt ở công ty lúc 8h00 nhưng hiện tại có tới 20% số nhân viên thường xuyên đi làm sau 8h30. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc phối hợp công việc giữa các phòng cũng như chất lượng công việc được giao.
4- Vấn đề suy diễn: là những giả định có thể xảy ra trong tương lai nếu tình hình hiện tại không thay đổi hoặc thay đổi, chẳng hạn:
Vấn đề : Trong 3 năm vừa qua, doanh số bán hàng đang có xu hướng giảm, năm sau thấp hơn năm trước 10% trong khi để đạt mục tiêu dài hạn chúng ta phải có tăng trưởng dương 20% mỗi năm. Điều này dẫn tới khả năng là chúng ta không thể đạt mục tiêu dài hạn như đã được hội đồng cổ đông phê duyệt.
5- Vấn đề dự báo: là những khó khăn dự kiến sẽ xảy ra dựa trên tình hình hiện tại. Chẳng hạn:
Vấn đề: Làm thế nào để thêm khách hàng mới, để tăng thêm thu nhập của doanh nghiệp nếu không thu không thu không đủ chi
II -Dạng bài tập về qui trình giải quyết vấn đề:
1-Dựa theo qui trình giải quyết vấn đề, anh chị giải quyết các vấn đề sau đây:
- Khách hàng xúc phạm bạn
- Làm thế nào để giữ được mối quan hệ kinh doanh
- Bạn không thích ai đó trong công ty
-Khách hàng chê sản phẩm, phàn nàn về sản phẩm dịch vụ tại cửa hàng hoặc qua điện thoại
- Khách hàng được đòi đổi hoặc trả lại sản phẩm và yêu cầu bồi thường.
- Khách hàng khó chịu khi nhân viên bán hàng giải thích về một chính sách của cửa hàng.
- Khách hàng được nói chuyện trực tiếp với chủ cửa hàng từ phía khách hàng ngay lập tức.
2- Anh chị lấy ví dụ về 1 vấn đề của cuộc sống mà anh chị thường gặp. Dựa theo qui trình giải quyết vấn đề, anh chị hãy giải quyết vấn đề đó.
3- Anh (chị) hãy lựa chọn 1 vấn đề trong doanh nghiệp hiện nay, dùng biểu đồ xương cá để tìm hiểu nguyên nhân và biểu đồ tư duy để đi tìm giải pháp? Trong những giải pháp đó giải pháp nào là giải pháp tối ưu nhất? Tại sao
Gợi ý về một số vấn đề của doanh nghiệp
1- Dư thừa nhân sự
2- Năng lực nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu công việc
3- Cơ sở hạ tầng thiết bị lạc hậu
4- Đánh giá nhân lực, nhân viên chưa công bằng
5- Hiệu quả làm việc của nhân viên chưa cao
6- Thiếu kinh nghiệm làm việc
7 -Khách hàng không hài lòng
8- Đánh giá năng lực nhân viên chưa công bằng
9- Quy trình xử lý công việc chồng chéo, không thống nhất
10- Chất lượng nguồn nhân lực thấp
III -Dạng bài tập về kỹ năng ra quyết định:
1- Hãy đưa ra 10 quyết định của mình về những vấn đề trong học tập hoặc trong đời sống
2- Hãy đưa ra 10 quyết định của mình về vấn đề việc làm trong tương lai
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top