35. Giám định dấu vết súng,đạn.
Những kiến thức chung về hỏa khí (súng).
Súng là một cơ cấu cho phép bắn mục tiêu bằng đạn được đẩy ra bởi áp suất lớn khi thuốc súng cháy.
Trong thực tiễn điều tra thì đối tượng chính của loại giám định này là các loại súng cầm tay như súng trường, tiểu liên, súng máy, súng săn, súng lục,.. thuộc nhiều chủng loại, mục đích sử dụng, hệ thống và cỡ nòng khác nhau.
Súng cầm tay có thể được phân loại theo mục đích sử dụng (vũ khí chiến đấu, dân sự, súng săn, súng thể thao), theo cấu tạo và nguyên tắc hoạt động (tự động, bán tự động, không tự động), theo độ dài của nòng súng (súng nòng dài - carbin, súng trường; nòng trung - tiểu liên, súng máy; hay nòng ngắn - súng lục) hoặc là theo cỡ nòng (12.7 - 9 - 7.62 - 5.56 - 5.45 vv).
Vũ khí chiến đấu thường được dùng để trang bị cho các lực lượng vũ trang. Nòng súng có thể là loại dài, trung bình, hoặc ngắn. Súng có thể là tự động, bán tự động hay lên đạn bằng tay.
Các loại vũ khí chiến đấu hiện đại ngày nay thường là loại có nhiều đạn, nòng có rãnh xoắn, tự động hoặc bán tự động và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly rất xa (2-3 km). Cỡ nòng khá đa dạng từ 5.45 đến 11.5 mm, thậm chí là 12.7 mm như khẩu Barrett của Mỹ hay Kord của Nga.
Các loại vũ khí dân sự thường là súng lục loại có rãnh xoắn hoặc nòng trơn. Chúng khá phổ biến ở các nước phương Tây và được dùng vào mục đích tự vệ. Vũ khí dân sự tiêu diệt mục tiêu ở cự ly gần (khoảng 50m) và là loại có cỡ nòng nhỏ (đến 9 mm).
Súng săn (súng trường, carbin) được dùng để đi săn (thợ săn nghiệp dư hoặc chuyên nghiệp). Nòng súng có thể trơn, có rãnh hay hỗn hợn cả hai. Có thể là loại 1, 2, hay nhiều nòng. Súng săn phần lớn là loại vũ khí được lên đạn bằng tay, cỡ nòng khá đa dạng - từ 5.6 đến 26 mm.
Súng thể thao được dùng để tập luyện và thi đấu. Chúng có thể có nòng súng dài, trung hoặc ngắn; bán tự động hoặc không tự động; nòng trơn hoặc có rãnh; cỡ nòng phổ biến nhất là 5.6 mm.
Trong nhiều trường hợp những tên tội phạm sử dụng vũ khí tự chế, thường là súng lục. Vũ khí tự chế có thể được làm từ các bộ phận riêng rẽ, hoặc là được sửa từ các loại vũ khí kể trên.
Qua giám định súng đạn chúng ta có thể biết được:
1. Đối tượng giám định có phải là hỏa khí (súng) hay không?
2. Nếu có thì nó thuộc loại nào?
3. Nó có còn hoạt động tốt hay không?
4. Nếu đó là vũ khí tự chế thì nó được "chế" từ loại vũ khí nào?
5. Hai hay nhiều vũ khí tự chế có cùng cấu tạo hay không?
6. Trong điều kiện nào làm phát sinh những hư hỏng của vũ khí?
7. Có khi nào không cần bóp cò mà viên đạn vẫn được bắn ra?
8. Chi tiết được tìm thấy thuôc loại vũ khí nào?
9. Các số và kí hiệu nào có trên vũ khí?
10. Kể từ khi được lau chùi lần cuối thì vũ khí có được sử dụng không?
11. Thuốc súng được dùng có cấu tạo thế nào?..vv.
Để tiến hành giám định không cần thêm mẫu vật nào khác để so sánh. Khi giám định không được phép lau chùi, bôi dầu mỡ hay thử nghiệm gì khác trên khẩu súng ngoại trừ trường hợp khẩu súng được nạp đạn từ trước. Trong trường hợp này phải tháo đạn ra và điều này phải được khi trong biên bản điều tra hoặc kết luận giám định.
Giám định đạn dược và dấu vết sau khi bắn
Những thông tin cần biết về đạn dược và dấu vết sau khi nổ súng.
Đạn dược, các bộ phận cấu tạo của chúng và các đồ vật chứa dấu vết sau khi bắn là vật chứng trong các vụ án hình sự.
Đạn dược dùng để bắn từ các vũ khí cầm tay ngày nay bao gồm viên đạn được cấu tạo bởi đầu đạn nối liền với thuốc súng nhờ tút đạn. Đầu đạn có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như mục đích sử dụng, cỡ đạn, hình thù, khối lượng, kích thước..vv.
Tùy theo hình dạng đầu đạn có thể có hình trụ, cầu, nhọn đầu,..vv. Theo mục đích sử dụng có đầu đạn thường hoặc đầu đạn đặc dụng, tức là dùng để thực hiện các yêu cầu đặc biệt (đạn điều hướng, xuyên giáp, đạn cháy,...vv).
Phần lớn thuốc súng trong đạn chứa thuốc nổ không khói, thành phần khác nhau tùy loại đạn. Trong một vài súng săn nòng trơn người ta cũng có thể sử dụng loại có khói. Thuốc súng không khói có thành phần chính là nitroeste của xenluloza; loại có khói - than, lưu huỳnh và nitrat (KNO3).
Tút đạn có dạng hình trụ, hình cái lọ hoặc hình nón. Chúng được làm từ đồng thau, thép mạ đồng. Cũng có loại tút đạn được làm từ bìa các tông với đầu bằng kim loại dùng trong súng săn nòng trơn.
Bộ phận ngòi nổ được làm bằng sắt hoặc đồng thau mạ đồng, bên trong chứa chất kích nổ và sẽ cháy khi bị kim hỏa đập vào.
Giám định đạn dược trong điều tra tội phạm thường liên quan đến việc xác định cấu tạo, chức năng, thành phần và nguồn gốc của chúng.
Trên vật bị bắn để lại các dấu vết như thủng, cong, mẻ,...vv, gây ra bởi đầu đạn. Ngoài ra còn có thể có các dấu vết phụ về nhiệt, khói, bụi do thuốc súng hoặc ngòi nổ cháy để lại. Các sản phẩm phụ này cho ta biết rằng viên đạn được bắn ra ở một cự li gần. Tuy nhiên cự li này lại phụ thuộc vào loại súng và loại đạn được sử dụng. Những dấu vết đó có thể được phát hiện trên chính người bắn (tay, mặt, quần áo) vì chúng bay ra từ những khe hở giữa các bộ phận của khẩu súng.
Giám định dấu vết sau khi bắn giúp ta xác định thương tổn gây ra có phải do súng hay không, xác định đầu vào và đầu ra của viên đạn, loại đạn, khoảng cách bắn..vv. Cụ thể, giám định giúp cơ quan điều tra trả lời những câu hỏi sau:
1. Viên đạn thuộc loại gì, chúng dùng cho loại súng nào?
2. Đạn có còn dùng được không?
3. Viên đạn được sản suất bằng cách nào, công nghiệp hay tự chế?
4. Đạn được nạp vào như thế nào?
5. Những viên đạn thu được có cùng một chủng loại và có dùng cho một loại súng được không?
6. Viên đạn thu được tại hiện trường và viên đạn thu được trên người nghi phạm có được sản xuất theo cùng một cách hay không?
7. Những vết xước trên viên đạn là do đâu?
8. Dấu vết để lại trên đồ vật có phải do bị bắn mà ra không?
9. Nếu vết thủng trên một vật là do viên đạn xuyên qua thì viên đạn đã đi qua vật theo chiều nào?
10. Vật bị bắn bao nhiêu lần?
11. Khoảng cách bắn là bao nhiêu?..vv
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top