2. Phát hiện, thu lượm, bảo quản dấu vết sinh vật.
1.1-Khái quát chung:
+Dấu vết sinh vật rất đa dạng, bao gồm :
-Từ con người và động vật: DV máu, chất bài tiết, lông, tóc, thịt, da, cơ, xương...
-Từ thực vật: Gỗ, hoa, lá, quả.hạt.sợi ...
-Từ các vi sinh vật : Tảo , nấm, vi khuẩn ...
-Từ các nguyên liệu , sản phẩm của ngành dệt : tơ, sợ, vải và các sản phẩm từ sợi vải...
+Đặc điểm chung của dấu vết sinh vật :
-Nhanh chóng bị phân huỷ , mất mát và biến đổi vì các yếu tố của môi trường, con người
-Thường tồn tại dưới dạng vi vết và dễ hoà lẫn vào môi trường .
Do đóviệc tìm dấu vết phải được tiến hành kịp thời, thận trọng, tỉ mỉ với sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật cần thiết (Đèn pin, Đèn cự tím).Việc thu giữ bảo quản thực hiện theo nguyên tắc :Kịp thời, đầy đủ; Để khô tự nhiên, : Đóng gói riêng rẽ; Bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ 0-40 C: Gửi GĐ ngay.
1.2-Phương pháp cơ bản phát hiện , thu lượm và bảo quản dấu vết sinh vật:
1.2.1-Đối với dấu vết máu:
[Only registered and activated users can see links]
+Đặc điểm: Máu là một loại mô liên kết ở dạng lỏng , chỉ chảy ra ngoài cơ thể khi có tác động của ngoại lực làm tổn thương mất sự liên tục của da, phần mềm, mạch máu , trừ một số trường hợp sinh lý và bệnh lý. , Ngay sau khi hình thành và tồn tại ngoài môi trường , DV máu thay đổi nhanh chóng : Chuyển từ màu đỏ sang mầu đỏ nâu (do bị khô) và màu xám đen hoặc đen (do bị thối) vì độ ẩm quá cao)ở từng độ cao với góc rơi khác nhau sẽ tạo ra hình dạng khác nhau
+ý nghĩa hình sự : Dựa vào mầu sắc của DV ta có thể xác định thời gian xuất hiện.Mặt khác căn cứ vào hình dạng,vị trí DV ta có thể xác định chiều hướng ,vị trí và phương thức hình thành DV (xem bảng)
+ Các hình thái của dấu vết máu :
-Vết nhỏ giọt : Thường gặp trong khi di chuyển nạn nhân. Do máu rơi ở độ cao nhất định với một góc nào đó.Có thể hình tròn,xung quanh hình răng cưa
-Vết máu chùi, vết quệt : Thường gặp trên khăn lau, tường nhà, bàn ghế...do thủ phạm để lại sau khi gây án: DV rõ , dài nhiều khi còn hình cả bàn tay hoặc 5 ngón tay.
-Vết máu phun hay bắn thành tia : Do bị đứt các vùng mạch trên cơ thể. Có thể tạo thành vệt liên tục hoặc không liên tục. Càng xa nguồn máu dấu vết càng nhạt và nhỏ dần.
-Vết máu loang hay chảy thành dòng : ở gần nạn nhân do tổn thương quá lớn.
-Ngoài ra có thể dấu vết máu hình ô van, chấm than .
+Nơi hay gặp :
-Các vị trí có khả năng là nơi thủ phạm đột nhập và tẩu thoát, lục lọi, va chạm ( cánh cửa, công tắc điện...).Phải luôn chú ý tới ý đồ xoá dấu vết của thủ phạm (khăn lau, chậu ...).
-Trên các đồ vật : chú ý tới các vị trí khó quan sát ; khó có thể xoá hết dấu vết như kẽ nhà, kẽ trên đồ gỗ ...trên các vật nghi là phương tiện gây án cần chú ý tới các vị trí khớp nối giữa các phần : chuôi và lưỡi dao , đầu và cán búa...Đối với các loại quần áo việc tìm dấu vết không chỉ ở mặt ngoài mà còn phải xem xét cả mặt trong vì quần áo khi giặt, chùi ...thì mặt ngoài không thấy nhưng mặt trong vẫn có thể tìm thấy được , nhất là mặt của các túi, các kẽ đường may...
-Khám đối tượng càng sớm càng tốt : khám đồ dùng, quần áo, cơ thể...bởi có thể có dấu vết sinh vật hoặc thương tích nạn nhân gây ra cho thủ phạm trong khi tự vệ ( cắn, cào..).
+Cách thu dấu vết máu :
-Nếu dấu vết máu trên các đồ vật nhỏ thì tốt nhất là thu cả vật mang dấu vết đó.
-Nếu là đồ vật lớn thì có thể tách lấy phần mang dấu vết đó (nếu có thể tách được) hoặc tách lấy dấu vết.Có hai cách tách dấu vết : Dùng dao sắc mỏng cạo nhẹ tách dấu vết khỏi vật mang hoặc dùng bông, vải sạch thấm ẩm (nước cất )và lau lấy toàn bộ dấu vết.
-Nếu dấu vết nghi máu thấm vào đất cát (thường có màu thẫm hơn chỗ khác)thì thu phần đất, cát đó.
Chú ý : Trước khi thu DV thì cần chụp ảnh hoặc vẽ lại vật mang dấu vết đó. Cần thu hết dấu vết không để lẫn tạp chất vào dấu vết. Sau khi thu cho DV vào giấy hoặc ống nghiệm sạch
+Bảo quản dấu vết máu:
-Mọi dấu vết máu sau khi thu phải được làm khô (trước khi bao gói) : để nơi thóang, mát, không được phơi nắng, không sấy bằng nhiệt.
-Việc bao hói mẫu vật phải cẩn thận, không được : làm hỏng dấu vết, mất dấu vết, bao gói khi mẫu vật còn ướt.
-Sau khi bao gói dấu vết phải ghi chú rõ ràng, niêm phong đúng qui định.
+Lấy mẫu so sánh :
-Nhất thiết phải lấy mãu từ nạn nhân, từ các đối tượng nghi vấn để tiến hành giám định so sánh.
-Lấy máu từ nạn nhân còn sống hoặc đối tượng nghi vấn : Có thể nhờ cán bộ y tế lấy máu ở đầu ngón tay hoặc lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay bảo quản bằng bông, gạc sạch
-Lấy máu ở tử thi: dùng bông gạc sạch thấm máu từ vết thương hoặc buồng tim. Trường hợp tử thi đã thối rữa lâu ngày thì thu tóc (nhổ 15-20 sợi cả chân tóc)
-Số lượng mẫu so sánh không dưới 01 ml.Tất cả mẫu so sánh phải được bảo quản, ghi chú, niêm phong riêng rẽ .
1.2.2-Dấu vết lông tóc :
[Only registered and activated users can see links]
+Đặc điểm, ý nghĩa hình sự : Dấu vết lông tóc trong giám định sinh học pháp lý gồm các sợi lông của động vật, các sợi lông-tóc của người thu đựơc trong quá trình Khám nghiệm hiện trường các vụ án hình sự.
-DV lông tóc có kích thước rất nhỏ, số lượng thường ít, rất dễ bị đứt, gãy, mất và xáo trộn do thiên nhiên hoặc con người khi tham gia công tác hiện trường.
-Việc giám định dấu vết lông tóc có thể xác định đó là của người hay của động vật;nếu là người thì xác định được giới tính và nhóm máu A, B, O và gen ADN giúp cho việc truy nguyên nhóm hay truy nguyên cá biệt.
+Nơi hay gặp :
-Có thể là nơi thủ phạm chuẩn bị gây án ( cành cây, mặt đất nơi thủ phạm ẩn náu ), lối thủ phạm ra vào ( bờ rào, cạnh cửa, mép lỗ chui...)trên các đồ vật nghi là phương gây án( búa, dao, gậy ...)đồ vật của thủ phạm để lại ở hiện trường ( khăn, mũ...) trên đồ vật của nạn nhân ( quần, áo ...) trên cơ thể nạn nhân ( móng tay, lòng bàn tay, vùng cơ quan sinh dục...) trên các phương tiện trong các vụ tai nạn giao thông...
+Các hình thái của dấu vết lông- tóc:
-Lông- tóc còn nguyên vẹn cả gốc, thân, ngọn .
-Lông- tóc bị biến dạng như : bị cắt xén , rứt đứt mất ngọn hoặc mất gốc ; bị chẻ ; bị dập ; bị nhiễm bẩn ; bị thay đổi vì nhiệt, vì hoá chất...
+Cách thu dấu vết lông- tóc :
-Khi phát hiện thấy DV lông -tóc hoặc nghi là DV lông-tóc thì dùng tay hoặc kẹp có đầu mềm để thu.Nếu dấu vết bị dính chặt trên đồ vật thì nên thu cả vật hoặc một phần mangvết. .Đảm bảo vị trí dấu vết trên vật mang.
-Cố gắng tận dụng thu hết dấu vết đã phát hiện
+Bảo quản dấu vết lông tóc :
- DV lông -tóc sau khi thu phải cho vàp phong bì rộng và cố gắng giữ nguyên vẹn
-Bao gói dấu vết có thể là hộp giấy, lọ miệng rộng, túi ni lon...Nếu dấu vết bị ướt thì làm khô tự nhiên trước khi bao gói.Các dấu vết thu được ở vị trí khác nhau thì bao gói và đánh số khác nhau.Cần ghi chú, niêm phong đúng qui định.
+Lấy mẫu so sánh :
-Phải thu mẫu lông tóc từ nạn nhân và các đối tượng nghi vấn :nhổ lông-tóc đảm bảo đủ số lượng (tối thiểu là 15 sợi), nguyên vẹn ( còn cả gốc, thân , ngọn ).
-Việc bảo quản niêm phong giống như bảo quản niêm phong DV cần GĐ đã thu được
1.2.3-Dấu vết chất bài tiết :
Chất tiết của người (và động vật) là tinh dịch, nước bọt, nước mắt, nước mũi, dịch âm đạo còn chất bài tiết là phân , nước tiểu, mồ hôi.
1.2.3.1-Dấu vết tinh dịch :
+ Đặc điểm, ý nghĩa hình sự : Dấu vết tinh dịch dễ bị thay đổi bởi các yếu tố vật lý hoá học... điều kiện môi trường , do con người. Giám định DV này ( xác định nhóm máu, Gen ) giúp cho việc truy nguyên cá thể thường có trong các vụ phạm tội tình dục và nó chỉ có khi có hiện tượng xuất tinh.
+ Nơi hay gặp : Trên cơ thể nạn nhân : Vùng đùi, bụng , vùng lông sinh dục...đặc biệt là cơ quan sinh dục của nạn nhân ( âm hộ, âm đạo, cổ tử cung ).Trên các đồ dùng của nạn nhân :Quần, áo, chiếu, chăn, màn, bàn ghế, nền nhà...Trên đồ dùng của thủ phạm để lại ở hiện trường : khăn , quần lót...
+ Các hình thái của dấu vết: Dấu vết tinh dịch khi mới hình thành có dạng lỏng nhớt, màu trắng đục, có mùi tanh đặc biệt.Khi khô đi có dạng vết hồ tinh bột .Nếu thấm vào vải và khô đi thì có dạng vết loang sẫm màu với bờ mép nhăn nheo, bề mặt vết loang hơi cứng hơn chỗ vải không có dấu vết thấm vào( trên vải trắng thì bờ mép vết loang có màu hơi vàng).
+ Cách thu dấu vết tinh dịch:
Nếu tinh dịch còn mới sau khi giao hợp thì dùng ống hút rồi cho vào ống nghiệm , lọ sạch và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oc.
Nếu dấu vết trên đồ vật dễ mang thì thu luôn cả vật mang vết. Trường hợp không thu được vật mang thì dùng bông sạch ( tốt nhất là thấm d2 NACL 9%o ) để lau lấy toàn bộ dấu vét và làm khô (như đối với dấu vết máu) rồi mới cho vào ống nghiệm hoặc lọ sạch .
Chú ý : Tuyệt đối không dùng tay hoặc vật khác tác động vào dấu vết để tránh làm bong mất xác tinh trùng.Trong khi thu phải thực hiện nhẹ nhàng, thận trọng.
+ Bảo quản dấu vết tinh dịch : Dấu vết tinh dịch sau khi thu cần được đựng trong bao gói cẩn thận đảm bảo sự nguyên vẹn của dấu vết và ghi chú ( số thứ tự, ký hiệu, tên nạn nhân, vị trí phát hiện, nơi lấy, thời gian ), niêm phong đúng qui định.
+ Lấy mẫu so sánh : Nhất thiết phải lấy mẫu máu ( như thu mẫu so sánh DV máu ) và nước bọt của nạn nhân và đối tượng nghi vấn để giám định so sánh.
1.2.3.2-Dấu vết nước bọt.
+ Đặc điểm, ý nghĩa hình sự : Dấu vết nước bọt nhanh khô, dễ bị phân tán vào vật mang vết. Giám định dấu vết nước bọt ( Độ PH, kháng huyết thanh nhóm máu ) kết hợp với giám định dấu vết khác ( DV máu, tinh dịch...) giúp chúng ta truy nguyên cá thể trong các vụ án hình sự đặc biệt .
+ Nơi hay gặp : Khi Khám nghiệm hiện trường cần chú ý thu dấu vết nước bọt trên : Đầu mẩu thuốc lá, khăn tay, phong bì thư, trên quần áo nạn nhân, thủ phậm ( vết cắn, vết nhổ..), miệng cốc chén, có khi là vết nhổ trên nền nhà, mặt đất...
+ Các hình thái của dấu vết: Do dấu vết nước bọt dễ khô nên ta khó tìm được DV điển hình ( Vết nhổ khi còn mới ).
+ Cách thu dấu vết nước bọt: Cần dựa vào tình tiết của vụ án để nhận định khả năng có thể tìm và thu dấu vết nước bọt ở đâu .Có thể thu vật mang vết ( nếu vật mang vết nhỏ ) hoặc dùng giấy lọc thấm dấu vết , nếu dấu vết còn ướt thì làm khô ( như DV máu ) trước khi bao gói.
+ Bảo quản dấu vết nứớc bọt : Sau khi thu dấu vết nước bọt , việc bao gói cần ghi chú cụ thể rõ ràng vị trí (tránh để chung nhiều dấu vết trong một bao gói )và niêm phong đúng qui định
+ Lấy mẫu so sánh : Khi thu được DV nước bọt cần thu DV nước bọt của nạn nhân , đối tượng để giám định so sánh ( cho nạn nhân, ĐT ngậm hoặc nhổ vào vải, giấy lọc chuẩn bị sẵn ).Cần thu cả mẫu máu gửi kèm theo.
1.2.4-Dấu vết sợi vải :
+ Đặc điểm, ý nghĩa hình sự : Dấu vết sợi vải thường là đồ dùng của nạn nhân hoặc thủ phạm ( quần áo, chăn màn ...) để lại trên hiện trường các vụ án .
+ Nơi hay gặp : Tuỳ thuộc vào tình tiết của từng vụ án khác nhau .
+ Các hình thái của dấu vết: Có thể nhìn thấy được ( khăn, vải...) có khi ở dạng vi vết .
+ Cách thu dấu vết sợi vải : Nếu dấu vết nhìn thấy được thì dùng cặp nhựa để thu. Nếu là vi vết ở trên vật mang chắc , không dễ bong chóc thì dùng băng dính trong suốt : áp mặt keo dán lên vi vết, miết phẳng nhẹ nhàng, từ từ bóc mảnh băng ra áp lên một lam kính sạch. Nếu vật mang dễ bông chóc thì thu cả vật mang hoặc một phần vật mang.Các mẫu vật coi là công cụ thì phai thu và bảo quản nguyên vẹn.
+ Bảo quản dấu vết sợi vải : Bao gói ghi chú rõ ràng, niêm phong đúng qui định.
+ Lấy mẫu so sánh: Tuỳ thuộc vào tình tiết vụ án , xem xét sơ bộ dấu vết thu được mà có định hướng để thu mẫu so sánh.
Tóm lại : Dấu vết có nguồn gốc sinh vật có những tính chất đặc trưng của vật chất sống , đặc điểm riêng biệt với các qui luật hình thành. Nó tồn tại , liên quan và chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường , sự tác động của con người , đòi hỏi chúng ta trong việc phát hiện, thu, bảo quản dấu vết phải tuân theo theo những nguyên tắc nghiêm ngặt.Đó chính là điều kiện cần và đủ , có ý nghĩa quyết định tới khả năng và chất lượng giám định dấu vết sinh vật.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top