CHƯƠNG 5.2:
Và sau đây là những ý chính trong lập luận của tôi:
THUYẾT VỐN LIẾNG SỰ NGHIỆP CỦA MỘT CÔNG VIỆC TUYỆT VỜI
+Những đặc điểm xác định một công việc tuyệt vời là rất hiếm có và quý giá
+Quy luật Cung cầu nói rằng nếu bạn muốn sở hữu những đặc điểm này, bạn cần phải có những kỹ năng hiếm có và quý giá để trao đổi. Hãy xem những kỹ năng hiếm có và quý giá này như là vốn liếng sự nghiệp của bạn.
+Tư duy thợ lành nghề, với quan niệm rằng bạn cần phải tập trung không ngưng nghỉ vào việc "trở nên giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ bạn,"là một chiến lược rất tốt để kiếm được vốn liếng sự nghiệp. Đây là lý do vì sao nó đánh bại tư duy niềm đam mê nếu mục tiêu của bạn là tạo nên công việc mà bạn yêu thích.
Jobs, Glass và Merrick đều đi theo tư duy thợ lành nghề. (Một số người thậm chí còn sử dụng đúng những từ này để miêu tả họ. "Tôi là một người thợ lành nghề,"Merrick chia sẻ trong một buổi phỏng vấn vào những ngày đầu làm thợ thiết kế ván lướt.) Thuyết vốn liếng sự nghiệp nói rằng không có gì là ngẫu nhiên cả. Những đặc điểm xác định một công việc tuyệt vời đòi hỏi bạn phải có một thứ gì đó hiếm có và quý giá để trao đổi - đó chính là những kỹ năng. Tư duy thợ lành nghề, với sự tập trung không ngừng nghỉ vào thành phẩm, chính là tư tưởng mà bạn cần phải quán triệt nếu như mục tiêu của bạn là kiếm được càng nhiều vốn liếng sự nghiệp càng tốt. Chính vì thế đây là lý do vì sao tôi lại tích cực ủng hộ tư duy thợ lành nghề hơn là tư duy niềm đam mê. Đây không phải là một tranh luận triết lý về sự tồn tại của đam mê hay giá trị của làm việc chăm chỉ - Tôi đang rất thực tế ở đây: Bạn cần phải trở nên tài giỏi để đạt được những thứ tốt đẹp trong cuộc đời sự nghiệp của mình, và tư duy thợ lành nghề tập trung vào việc đạt được chính xác mụctiêu đó.Tư duy niềm đam mê không chỉ thiếu hiệu quả trong việc tạo nên công việc bạn yêu thích; trong nhiều trường hợp nó còn chủ động đi ngược lại mục tiêu này, đôi lúc với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
TỪ SỰ CAN ĐẢM CHO ĐẾN TEM PHIẾU LƯƠNG THỰC
Hai bài viết được đăng cách nhau hai ngày trên tờ New York Times vào mùa hè năm 2009 nhấn mạnh sự tương phản giữa tư duy niềm đam mê và tư duythợ lành nghề. Bài báo đầu tiên nói về Lisa Feuer. Thời điểm Lisa 38 tuổi, cô từ bỏ sự nghiệp trong ngành quảng cáo tiếp thị. Mệt mỏi với những áp lực nơi công sở, cô bắt đầu tự hỏi liệu đây có phải là sứ mệnh của mình hay không. Cô nói, "Tôi thấy chồng mình tự ra kinh doanh, và tôi cảm thấy mình cũng có thể làm như vậy"Vì thế cô quyết định thử.
Tờ Times thuật lại rằng Feuer đăng ký tham dự một lớp đào tạo yoga 200 giờ. Cô dùng khoản tiền vay nhờ thế chấp căn nhà để trả khoản học phí 4.000 đô. Khi đã đạt được bằng chứng nhận, cô mở Karma Kids Yoga, một dạng yoga tập trung vào trẻ em và phụ nữ mang thai. "Tôi yêu công việc mình làm,"cô nói với phóng viên khi lý giải cho những khó khăn đi kèm với việc khởi đầu công việc kinh doanh tự do.
Tư duy niềm đam mê chống lưng cho quyết định của Feuer. Đối với những người chết mê chết mệt câu chuyện hoang đường về tiếng gọi con tim, thì không gì dũng cảm hơn việc đánh đổi sự thoải mái để đi theo đam mê của mình. Ví dụ như Pamela Slim, một người tin vào tư duy niềm đam mê, tácgiả quyển sách nổi tiếng Escape from Cubicle Nation (Thoát Khỏi Thế Giới Văn Phòng). Slim mô tả trên trang web của cô đoạn hội thoại mẫu sau, mà cô khẳng định đã gặp rất nhiều lần:
Tôi: Vậy bạn đã sẵn sàng hành động để tiến về mục tiêu của mình chưa?
Được truyền động lực từ những cuộc đối thoại này, Slim ra mắt một sản phẩm hội-thảo-qua-điện-thoại có tên gọi Rebuild Your Backbone (Tạo Dựng Lại Nghị Lực của Bạn). Mục tiêu của nó là thuyết phục mọi người hãy trở nên giống như Lisa Feuer bằng cách tìm thấy sự can đảm để theo đuổi ước mơ của mình. Mô tả về khóa học, Slim sẽ trả lời các câu hỏi như "Sao chúng ta lại mắc kẹt trong việc sống theo quan điểm thành công của người khác?"và "Làm thế nào có được lòng dũng cảm để thực hiện những điều to lớn trong cuộc đời này?"Phí tham gia hội thảo là 47 đô-la
Rebuild Your Backbone là một ví dụ của nền văn hóa dũng cảm, hiện tại có một cộng đồng những tác giả và các nhà bình luận trên mạng ủng hộ ý tưởng sau: Trở ngại lớn nhất giữa bạn và công việc bạn yêu thích chính là thiếu lòng dũng cảm - sự can đảm cần thiết để bước ra khỏi "định nghĩa thành công của người khác"và theo đuổi ước mơ của riêng mình. Đó là một ý kiến hoàn toàn có lý khi được chống lưng bởi tư duy niềm đam mê: Nếu có một công việc hoàn hảo nào đó đang đợi chúng ta ở ngoài kia, cứ mỗi ngày chúng ta không theo đuổi niềm đam mê này là một ngày trôi qua phí phạm.Khi nhìn từ góc độ này, hành động của Feuer có vẻ là can đảm và đáng lẽ phải làm từ lâu rồi; cô ấy có thể trở thành giảng viên khách mời cho buổi hội thảo qua điện thoại của Pamela Slim. Nhưng ý tưởng này lại vỡ vụn khi nhìn dưới góc độ của thuyết vốn liếng sự nghiệp - một góc nhìn khiến cho KarmaKids Yoga đột nhiên trở thành một ván cược tồi.
Nhược điểm của tư duy niềm đam mê nằm ở chỗ nó loại bỏ hết mọi thành quả. Đối với những người ủng hộ niềm đam mê như Slim, việc dấn thân vào một sự nghiệp tự do vốn mang đến quyền kiểm soát, sự sáng tạo, và tầm ảnh hưởng là rất dễ dàng - điểm khởi đầu mới là nơi khiến ta vấp ngã. Thuyết vốn liếng sự nghiệp không đồng ý với quan điểm đó. Nó nói rằng công việc tuyệt vời không chỉ đòi hỏi sự can đảm mãnh liệt, mà còn những kỹ năng có giá trị tuyệt vời (và thực tế) nữa. Khi Feuer rời bỏ sự nghiệp quảng cáo để mở lớp dạy yoga, cô không chỉ vứt bỏ đi hết số vốn liếng sự nghiệp tích cóp bao nhiêu năm qua trong ngành tiếp thị, mà cô còn chuyển sang một ngành không liên quan nơi cô gần như không hề có một số vốn nào. Xét đến tính phổ biến của yoga, thì chương trình đào tạo một tháng đặt Feuer vào vị trí gần cuối trong hệ thống thứ bậc kỹ năng của những người thực hành yoga,khiến cô phải đi một quãng đường dài để trở nên giỏi đến mức không ai phớt lờ cô. Chính vì thế, theo như thuyết vốn liếng sự nghiệp, cô có rất ít ưu thế trong công việc hướng dẫn yoga. Vậy nên mọi thứ khó mà suôn sẻ với Feuer- và, thật không may, đó chính xác là những gì đã diễn ra.
Khi cơn khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008, công việc kinh doanh của Feuer gặp khó khăn. Một trong những phòng tập thể dục nơi cô mở lớp dạy yoga đã đóng cửa. Sau đó, hai lớp yoga của cô ở một trường trung học phổ thông bị hủy, và với tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu thuê giáo viên yoga dạy riêng cũng giảm bớt. Vào năm 2009, khi được đăng trên tờ Times,cô cho biết chỉ kiếm được 15.000 đô một năm. Ở phần kết luận của bài báo ,Feuer gửi cho phóng viên tin nhắn sau: "Tôi đang ngồi chờ ở phòng tem phiếu lương thực."Ở dưới ký tên: "Gửi từ iPhone của tôi."
Hai ngày sau bài báo nói về Lisa Feuer được đăng, tờ Times giới thiệu tới độc giả một chuyên viên marketing khác, Joe Duffy. Cũng như Feuer, Duffy làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với những áp lực nơi công sở. Anh nhớ lại, "Tôi đã mệt mỏi với ngành quảng cáo lắm rồi. Tôi muốn đơn giản hóa cuộc sống và tập trung vào khía cạnh sáng tạo một lần nữa."Trước đây Duffy được đào tạo làm nghệ sĩ - anh bước vào ngành quảng cáo với vai trò đồ họa kỹ thuật chỉ sau khi công việc vẽ tranh của anh khiến anh rơi vào cảnh khốn khó - những người ủng hộ tư duy niềm đam mê có lẽ sẽ khuyến khích một người trong tình huống của Duffy nên rờibỏ ngành quảng cáo và quay lại với đam mê nghệ thuật sáng tạo của mình.
Nhưng hóa ra Duffy lại là người theo trường phái tư duy thợ lành nghề. Thay vì trốn chạy khỏi áp lực trong công việc hiện tại, anh bắt đầu tích góp vốn liếng sự nghiệp cần thiết để tự đưa mình thoát khỏi nó. Chuyên môn của anh chuyển thành thiết kế logo quốc tế và các biểu tượng nhãn hiệu. Khi khả năng của anh lớn dần lên, những lựa chọn của anh cũng nhiều hơn. Cuốicùng, anh được công ty quảng cáo Fallon McElligott tọa lạc ở Minneapolis nhận vào. Nơi đây anh được phép điều hành chi nhánh riêng của mình trong công ty, và anh đặt tên nó la Duffy Designs. Nói cách khác, số vốn của anh đã mang lại cho anh nhiều sự tự chủ hơn.
Sau 20 năm làm tại Fallon McElligott, thiết kế logo cho các công ty lớn như Sony và Coca-Cola, Duffy một lần nữa lại đầu tư vào số vốn của mình để đổi lại nhiều sự tự chủ hơn, lần này là bằng việc tự mở cửa hàng gồm 15 nhân viên: Duffy & Partners. Hành động này trái ngược hoàn toàn với Feuer.Duffy mở công ty riêng với đủ vốn liếng sự nghiệp để ngay lập tức phát triển lớn mạnh - anh là một trong những chuyên gia giỏi nhất thế giới về logo vàcó sẵn danh sách khách hàng xếp hàng chờ. Feuer mở công ty với chỉ vỏn vẹn 200 giờ đào tạo và lòng dũng cảm cao ngút.
Chẳng có gì là quá lố khi dự đoán rằng trước thời điểm Duffy nghỉ hưu gần đây, anh yêu công việc mình làm. Công việc cho anh rất nhiều quyền kiểm soát, sự tôn trọng, và tùy thuộc vào cách nhìn của bạn về tầm quan trọng của quảng cáo, nó cũng tạo ra tác động lớn lên thế giới. Tuy nhiên, đối với tôi, sự tương phản rõ rệt nhất với câu chuyện của Feuer nằm ở việc Duffy mua Duffy Trails, một khu nghỉ mát rộng 100 héc-ta trên bờ sông Totagatic của Wisconsin. Duffy là người đam mê trượt tuyết xuyên quốc gia, và với tám ki-lô-mét đường trượt trong rừng, có thể trượt được trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3, nơi nghỉ mát này trở nên hấp dẫn khó cưỡng.Tờ New York Times cho biết, khu nghỉ mát có thể phục vụ chỗ ở thoải mái cho ít nhất 20 khách, trải dài ra ba khu vực nhà ở khác nhau, nhưng vào những đêm hè nóng bức, chính những nhà chòi giữa mặt hồ rộng 160 ngàn mét vuông, có cá vược bơi xung quanh, mới chính là thứ hấp dẫn du khách.Duffy mua khối tài sản này lúc anh 45 tuổi: nói cách khác, không cách biệt lắm với số tuổi của Feuer khi cô rời bỏ ngành quảng cáo để theo đuổi công việc yoga. "Hai con đường rẽ nhánh trong một khu rừng vàng,"và một người lữ hành chọn con đường tiến đến sự tinh thông trong khi người còn lại bị thu hút bởi ánh hào quang của đam mê. Người đầu tiên cuối cùng được tung hô và ngưỡng mộ trong ngành nghề của mình, được quyền kiểm soát cuộc sống bản thân, và dành những ngày nghỉ cuối tuần với gia đình trong một khung hỉ dưỡng. Kẻ còn lại đi đến kết cục tại quầy tem phiếu lương thực.
So sánh này chưa hẳn là công bằng. Chúng ta không biết liệu Feuer có thể mô phỏng được thành công của Duffy nếu cô vẫn còn ở lại ngành quảng cáo tiếp thị và dồn hết sức lực vào việc trở nên xuất chúng hay không. Nhưng nếu được dùng như một phép ẩn dụ, câu chuyện này rất hợp. Hình ảnh Feuer đứng xếp hàng để nhận tem phiếu lương thực, trong khi Duffy, ở độ tuổi tương đương, trở về từ một chuyến đi nước ngoài thành công để dành thời gian nghỉ dưỡng và trượt tuyết tại Duffy Trails, quả là một sự tương phản nổi bật. Nó làm bật lên cả yếu tố rủi ro và bất hợp lý của việc bắt đầu lại từ đầu,so với việc tận dụng ưu thế bằng cách tích lũy nhiều vốn liếng sự nghiệp hơn. Cả Feuer và Duffy đều gặp phải cùng một vấn đề trong công việc;những vấn đề này xuất phát gần như cùng một thời điểm; và cả hai đều có cùng mong muốn yêu thích công việc mình làm. Nhưng họ có hai hướng tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề. Cuối cùng, tư duy thợ lành nghề của Duffy rõ ràng đã thắng cuộc.
(cont)
**************************
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top