1

Chiêng gõ một tiếng, trống một tiếng xoắn xuýt vào nhau đan cùng tiếng kèn xô. Hỷ nhạc đưa tân nương về nhà chồng mà nghe như tang khúc não nề, ảm đạm. Chiếc kiệu mang sức nặng của người bên trong nhịp theo mỗi bước chân của kiệu phu. Chiếc kiệu lớn tận sáu người khiêng. Rất lâu rồi dân trong thành mới thấy đám cưới lớn đến thế. Cũng là lần đầu tiên người ta thấy đám rước dâu ban đêm.

Kiệu mang tân nương về biệt phủ Hình bộ Thượng Thư. Tân nương gả vào nhà họ Mã.

"Là tân nương của vị công tử nào?"

"Của con trai Mã thượng thư."

"Chẳng phải đã lâu rồi không thấy công tử hồi kinh sao?"

"Đúng! Đã lâu rồi không nhìn thấy công tử nữa."

"Là cô nương nhà ai có phúc vậy?"

"Phúc hay họa còn chưa định. Đừng vội mừng."

Đoàn rước ai nấy đều một thân y phục đỏ rực. Dẫn đầu là bốn nha đầu độ chừng 16, 17 tuổi chia làm hai bên cầm đèn lồng đỏ soi đường. Đi sau là đội kèn trống tổng cộng tám người. Vừa đi vừa chao người theo điệu nhạc. Tiếp theo là bà mai, người trong thành quen gọi là Lạp bà bà. Bà ta thân hình phốp pháp, ưỡn ẹo bước đi như một con rắn, tay bà điệu đà cầm khăn tay voan đỏ.

(catwalk mình xà:))

Chiếc khăn bay nhẹ theo mỗi cái hất tay. Vừa đi giọng điệu vừa hối vừa thúc cả đoàn người phía sau.

"Mau mau đưa tân nương về phủ kịp giờ bái lễ."

Theo sau Lạp bà bà là kiệu hoa được che bởi một tấm màn cũng là đỏ nốt cơ hồ giấu mất tân nương bên trong. Cạnh kiệu hoa bên trái là nha hoàn theo hầu tân nương, bên phải là một nha hoàn khác cầm đèn. Phía sau cùng là bốn người đàn ông khiêng hai chiếc rương gỗ chạm lớn. Người ta kháo nhau rằng trong đấy toàn là vàng bạc, châu báu, ngọc ngà,... là của hồi môn nhà chồng tặng cho tân nương làm sính lễ rước người.

"Quả nhiên, người trong kiệu phúc lớn."

- Đâu đó có tiếng người xuýt xoa mang chút tỵ hiềm như thế.

( tui lên tra tỵ hiềm thì nó hiện lên là tránh sự nghi ngờ,nghi ngờ, không tin nhau, nên tránh mọi sự hợp tác, quan hệ với nhau)

Khi kiệu đến trước cửa lớn phủ Thượng thư hai cánh cửa gỗ mun bóng bên trên dán đôi chữ Hỷ vẫn đóng kín im ỉm. Hai tràng pháo đỏ treo từ trên xà gỗ của mái hiên dài gần chạm đất khẽ đung đưa theo cơn gió đêm. Hai tên nô bộc dù chỉ mặc trên người bộ đồ vải thô bần hàn nhưng thắt lưng vẫn là buộc thêm vải đỏ, thấy đoàn kiệu hoa vừa đến thì từ đâu chạy lại châm lửa đốt hai dây pháo lớn.

Tràng pháo dài nổ vang động cả một vùng. Hai tràng pháo tựa như muốn gọi cả một phần ba người trong thành tỉnh dậy đến xem náo nhiệt. Xác pháo bay lả tả. Khói mang chút mùi vị lưu huỳnh lan theo gió khiến Lạp bà bà phẩy phẩy chiếc khăn voan trước mũi xua đi. Dáng vẻ điệu đà đến là vô cùng. Có khi bà còn yểu điệu hơn cả tân nương.

Viên pháo cuối cùng nổ xé mảnh giấy hồng nát vụn theo gió cuộn lên bay vài vòng rồi mới chao đảo vô lực rơi xuống, vừa kịp chạm đất lại bị gió câu nhẹ lên đẩy lướt đi mất để lại mỗi âm thanh xào xạc. Dưới ánh trăng mờ trông đẹp như một cánh bướm. Dưới bóng trăng mờ trông cũng không kém phần quỷ dị. Cổng lớn phủ họ Mã mở ra mang tiếng cót két kéo dài đến buốt lưng.Ở bên ngoài nhìn vào, chẳng thấy gì rõ ràng ngoài đèn lồng và những dải lụa đỏ giăng hai bên lối vào sâu hun hút. Mấy bóng cây trong sân lờ mờ dưới trăng sậm đen tựa như người ta, những bóng người không nhìn thấy rõ mặt đứng đợi đón tân nương vào nhà.

Nhưng mà, thực tế, có ai đâu.

Lạp bà bà vội vội vàng vàng tiến đến bên kiệu, tay vén màn, kiệu phu lại phối hợp nâng nhẹ phía sau cho kiệu dốc về trước. Tân nương một tay vịn vào kiệu, một tay khẽ đỡ trường bào, cúi nhẹ người lại khéo léo đến mức mão lớn bên trên không bị vướng vào bất cứ đâu. Cứ thế thuận lợi qua màn che bước ra ngoài.

Người từ trong kiệu chạm đôi giày đỏ thêu cánh mẫu đơn ở mũi xuống đất bước ra. Tân nương thoạt trông có vẻ mảnh khảnh nhưng thật ra lại cao lớn khác thường. So với các cô nương trong độ tuổi se duyên kết tóc quả là cao lớn hơn rất nhiều.Tân nương mặc trên người trường bào gấm đỏ, loại gấm đắt tiền, vải theo ánh sáng từ đèn lồng thôi mà đã óng ánh rồi. Trên áo thêu một đôi loan phụng lớn bằng chỉ vàng, đuôi của đôi chim lại được thêu bằng chỉ ngũ sắc. Viền cổ, viền tay, viền tà trường bào đều được kết cườm sáng lấp lánh. Đầu đội phượng quan lớn, bên ngoài phủ thêm khăn đỏ thêu Song Hỷ. Nhìn hình dáng khăn che trên phượng quan cũng có thể giúp người ta mường tượng ra được phượng quan kia cầu kỳ đến nhường nào. Chỉ có điều khiến người xem thắc mắc đó là vì sao tân nương tay không cầm khăn như bao tân nương khác và... danh tính, nhan sắc của tân nương vẫn là một bí mật.

Như lẽ thường, chỉ cần một nhà trong thành đến hiệu vải bất kỳ mua vài cây lụa đỏ thì ngay hôm sau gần như cả thành đều sẽ biết nhà đó sắp có hỷ sự. Chưa kể tân lang, tân nương là con cái nhà nào, gia cảnh ra sao tất thảy đều sẽ được phơi bày trước thiên hạ dẫu họ đến với nhau là tự nguyện, là hôn ước hoặc ép hôn. Không như hôm nay, người ta không biết tân nương là ai. Lại càng không biết Mã công tử hồi kinh từ bao giờ và hỷ sự này là có ai ép uổng ai không.

Lạp bà bà thuần thục đưa tay đón lấy tay tân nương rồi hỉ hả nói lớn:

"Tân nương đến rồi."

Kèn lại được cất lên, chiêng lại gõ, trống lại đánh. Đoàn người rồng rắn đưa tân nương bước qua chậu than hồng, qua cửa lớn vào nhà họ Mã. Tay tân nương lạnh toát. Mà bàn tay đó không để móng dài như các thiên kim tiểu thư khác. Như giả có là cô nương nhà thường dân nào đó không để móng cho tiện làm việc đi nữa thì ngày cưới cũng phải tô bộ móng màu đỏ rực y như hỷ phục.

Đằng này, tân nương... cũng không!

Hỷ sự với người sao qua loa đến thế?

Hỏi, nếu giá y trên thân không do nhà Hình bộ Thượng Thư mang đến chắc người cũng tùy tiện mặc thường phục mà gả vào nhà người ta?

Dường như lại thấy Lạp bà bà đỡ bàn tay đó không chút ngạc nhiên nào. Hình như bà biết điều gì đó.Dưới khăn che mặt nhìn ra tân nương không biết hỷ sự của mình có bao nhiêu người tham dự, là nhân vật nào, cũng không biết lễ phòng trang trí lộng lẫy ra sao. Dưới khăn phủ, tân nương chỉ nhìn thấy được mỗi gót hài của Lạp bà bà đi trước, mũi giày của mình theo sau và mấy bóng người bị ánh nến kéo cho dài ra, méo mó, đong đưa dưới đất.

"Cẩn thận qua cửa."

Lạp bà bà nhỏ giọng nhắc nhở rồi lại nâng nhẹ tay tân nương lên tựa như muốn nâng cả gót giày của người. Lạp bà bà bước qua ngạch cửa gỗ cao chừng một thốn vào đại phủ đường rồi bà đứng lại tại đó xoay người đợi tân nương bước qua. Tân nương khẽ co mấy ngón tay thuôn dài nắm tay Lạp bà bà, tay còn lại vẫn là cầm lấy trường bào nâng lên. Nha đầu theo sau cũng hai tay nâng phụ phía sau chờ cho giày đỏ qua cửa đủ một đôi mới thả nhẹ tà áo nặng ì kia xuống.

Lạp bà bà mang tân nương đến đứng bên đôi nệm quỳ hình tròn được bao bằng vải đỏ thêu rồng phượng. Ở đó, dưới lớp khăn che, tân nương nhìn thấy đã có người đứng sẵn bên trái mình từ lúc nào. Có lẽ người đó đã quan sát tân nương từ sân bước vào tận đây. Tà trường bào đỏ thêu chỉ ngũ sắc đính cườm lấp lánh chạm đến mũi giày đen. Nam nhân bên đó hẳn là tân lang.Lạp bà bà đặt vào tay tân nương một đầu dây lụa đỏ. Lụa thượng hạng vừa mềm, vừa mịn lại vừa rất mát tay. Dây lụa mềm rũ từ trên tay tân nương chạy vòng xuống gần chạm đất. Ở điểm gần chạm đất đó, lụa được kết lại thành một đóa hoa lớn. Đầu còn lại, Lạp bà bà đặt vào tay tân lang.Không gian của tiền đường từ lúc tân nương bước vào không quá yên ắng nhưng cũng không phải là quá náo nhiệt.

Không gian đó bao trùm một không khí rất kỳ lạ. Người ở đó không vui mừng cười nói như bao đám cưới khác. Người ở đó là xì xầm to nhỏ, họ nói gì đó với nhau.

Loáng thoáng tân nương nghe thấy họ bảo, "tân nương vậy mà cao lớn thế? Đội phượng quan cơ hồ cao hơn cả mão tân lang đang đội."

Quả thật, rất kỳ lạ. A hoàn theo hầu đứng còn chưa đến vai tân nương. Lạp bà bà thì còn thấp hơn thế. Chỉ mỗi tân lang may ra mới sánh được với sự cao lớn này.

"Giờ lành đã đến. Chuẩn bị hành lễ."

Lão quản gia, người làm lâu năm nhất ở Mã phủ và rất được lòng vợ chồng Mã Thượng thư. Ông đứng ngay cửa lớn của tiền đường hô to. Mặc nhiên, mọi người cũng vì thế mà trở nên trịnh trọng hơn. Gian phòng trong phút chốc im bặt.

Dưới ánh nến lập lòe nhảy nhót khiến mấy chiếc bóng trườn dưới nền nhà tỏa ra sự đáng sợ. Đặc biệt là với người đang bị hạn chế tầm nhìn như tân nương, nỗi sợ tăng lên nhiều lần. Chắc cũng vì lẽ đó mà người ta nhìn thấy đôi vai tân nương run lên từng hồi.

Cơ mà, thật sự là tân nương đang run sợ hay đang khóc? Là khóc hay là cười? Đôi vai cứ run nhẹ.

A hoàn đến đứng bên cạnh tân nương, hơi lui về sau một chút, tay chạm vào khuỷu tay tân nương qua mấy lớp vải chờ đợi hành lễ.

"Nhất bái thiên địa."

Giọng lão quản gia vang lên, ngân dài lan vào bóng tối tịch mịch cơ hồ muốn chui ra khỏi biệt phủ. Đâu đó có cơn gió lướt ngang qua mang tiếng lá cây xào xạc cắt đi sự vang vọng đó.A hoàn đỡ tân nương xoay về phía sau, hướng ra cửa tiền đường, lại đỡ tân nương quỳ xuống. Ở bên cạnh, tân lang cũng rất từ tốn chờ tân nương đầu gối chạm nệm rồi bản thân mới hạ người. Chẳng ai bảo ai, vậy mà cả hai lại rất đồng đều cùng nhau bái thiên bái địa. Một bái trán chạm xuống đất.

"Nhị bái cao đường."

Cái âm giọng đó vẫn ngân rất lâu, kéo dài hòa vào không gian tĩnh lặng và tiếng gió. Tự nhiên nghe có chút thê lương. Chẳng phải đang là hỷ sự sao?

A hoàn lại đỡ tân nương xoay người vào trong, nơi phu phụ Mã Thượng thư đang ngồi nghiêm nghị. Lại một lần nữa, tân nương nâng trường bào quỳ xuống. Đầu gối tân nương chạm nệm tân lang mới quỳ. Cùng nhau dập đầu bái song thân phụ mẫu.

"Phu thê đối bái."A hoàn đỡ tân nương đứng dậy. Cô xoay tân nương về phía bên trái đối mặt với nam nhân bên kia. Gọi là đối mặt chứ tân nương có nhìn thấy được tân lang đâu ngoài gấu trường bào và đôi giày đen. Cùng nhau cúi đầu. Phượng quan bên này chạm vào mão tân lang bên đó. Hóa ra, cả hai đứng gần nhau đến thế vậy mà tân nương lại gần như chẳng cảm nhận được chút nào. Cả hai cũng nhau bái lễ, một lạy từ nay vĩnh viễn không chia lìa.

Giây phút này, tân nương chính thức mang họ của mình đổi thành Mã, tên húy bị lùi về sau một bước. Người ta sau này sẽ chỉ còn gọi người là Mã thiếu phu nhân.

(về cái giải thích việc lùi tên hý với đổi tên khá dài nên tui sẽ giải thích ở cuối chap)

Hoặc, tướng quân phu nhân.

Hoặc, Hầu gia phu nhân.

"Kết lễ."

Tân nương tay nâng trường bào đứng thẳng dậy. Lại nhận lấy chung trà nhỏ âm ấm, nước sánh vàng từ a hoàn đưa cho. Hai tay cầm chung cung kính. Tân nương và tân lang được đưa đến trước mặt vợ chồng Mã lão gia. Không cần nói, lễ nghi này bản thân cả hai tự khắc biết phải làm gì. Họ quỳ xuống, cúi người kính trà.

Chung trà trên tay tân lang được Mã Thượng thư nhận lấy. Người ta thấy ông gật gù nhìn con trai rồi khẽ đưa mắt trông sang tân nương bên cạnh nghĩ suy gì đó sau mới đưa lên miệng uống cạn. Chung trà trên tay tân nương lại chờ mãi mà không được Mã phu nhân đón lấy. Bà quay mặt sang nhìn phu quân, đôi mắt dưới ánh nến hiện lên mấy phần không đành. Đến cuối cùng khi thấy chồng đã uống cạn chung trà của con trai hiếu kính bà mới cầm lấy chung trà từ tay tân nương miễn cưỡng đưa lên nhấp một ngụm nhỏ. Chung trà trả lại trên bàn gần như không hề vơi đi. Tay tân nương run rẩy.

"Đưa tân nương về hỷ phòng."

-------------------------------------

hê, sau một hồi tìm hiểu về việc lùi tên húy với con Chat GBT thì tui sẽ giải thích cho ai chưa hiểu về việc lùi tên húy

Lùi tên húy trong bối cảnh đám cưới Trung Quốc có thể hiểu là tên gọi thông thường của cô dâu sẽ không được sử dụng nhiều sau khi cô kết hôn, đặc biệt nếu cô có tên gọi trùng với tổ tiên hoặc những người có vị trí quan trọng trong gia đình, hoặc nếu có sự kiêng kỵ liên quan đến tên húy của người trong gia đình chồng. Trong một số trường hợp, việc này được thực hiện để tránh sự không tôn trọng đối với tổ tiên hoặc những người đã khuất trong gia đình của chồng.

mới đầu tui hiểu tên húy nó giống với tên cúng cơm nhưng không phải, đây là ví dụ về việc khác nhau của tên húy với tên cúng cơm

"Giả sử một gia đình có tổ tiên tên Lý Minh. Các thế hệ sau sẽ không gọi tên Minh của người tổ tiên đã khuất, vì đây là tên húy. Nếu cô dâu tên Lý Minh Lan, trong lễ cưới, cô có thể không được gọi là Lý Minh Lan mà thay vào đó là một tên khác hoặc biệt danh, để tránh trùng tên húy của tổ tiên. Còn tên cúng cơm của cô là Lý Lan, và tên này có thể được dùng trong gia đình mà không có sự kiêng kỵ."

quay về việc lùi tên húy, thì đây sẽ là ví dụ về việc anh Đinh lùi tên húy trong đám cưới với anh Mã

Trước khi kết hôn:Cô dâu: Đinh Trình Hâm (họ Đinh, tên Trình Hâm).Chú rể: Mã Gia Kỳ (họ Mã, tên Gia Kỳ).Sau khi kết hôn:

Sau khi kết hôn, cô dâu sẽ thay họ gia đình mình (họ Đinh) thành họ của chồng (). Tuy nhiên, tên gọi của cô Trình Hâm sẽ không thay đổi mà vẫn được giữ nguyên. Cô sẽ trở thành Mã Trình Hâm sau khi kết hôn.

Về việc xưng hô, thay vì gọi cô là Đinh Trình Hâm, người ta sẽ gọi cô là Mã thiếu phu nhân (nghĩa là "vợ của thiếu gia Mã").

Tóm tắt:Trước khi cưới: Cô dâu được gọi là Đinh Trình Hâm.

Sau khi cưới: Cô sẽ được gọi là Mã Trình Hâm, hoặc người ta sẽ gọi cô là Mã thiếu phu nhân (vợ của chú rể Mã Gia Kỳ).

Giải thích:

Họ thay đổi: Cô dâu đổi họ từ Đinh thành , mang họ của chồng.

Tên không thay đổi: Tên Trình Hâm của cô dâu không bị thay đổi, vẫn được giữ nguyên sau khi kết hôn.

Xưng hô: Người ta sẽ gọi cô là Mã thiếu phu nhân để thể hiện cô là vợ của chú rể Mã Gia Kỳ.Lùi tên húy trong bối cảnh đám cưới Trung Quốc có thể hiểu là tên gọi thông thường của cô dâu sẽ không được sử dụng nhiều sau khi cô kết hôn, đặc biệt nếu cô có tên gọi trùng với tổ tiên hoặc những người có vị trí quan trọng trong gia đình, hoặc nếu có sự kiêng kỵ liên quan đến tên húy của người trong gia đình chồng. Trong một số trường hợp, việc này được thực hiện để tránh sự không tôn trọng đối với tổ tiên hoặc những người đã khuất trong gia đình của chồng.

Ví dụ về "lùi tên húy" trong trường hợp cô dâu là Đinh Trình Hâm:

Trước khi cưới: Cô dâu là Đinh Trình Hâm, và tên "Trình Hâm" sẽ được sử dụng khi mọi người gọi cô.

Sau khi cưới:

Cô dâu sẽ mang họ , vì cô đã gia nhập gia đình của chồng. Tên của cô sẽ trở thành Mã Trình Hâm.

Tuy nhiên, nếu tên "Trình Hâm" của cô dâu trùng với tên húy (tên của một tổ tiên hoặc một người đã qua đời trong gia đình chồng), thì sẽ có thể có một sự thay đổi trong việc gọi tên. Ví dụ, nếu trong gia đình nhà chồng có người tên là Trình Hâm hoặc một người có tên húy trùng với cô dâu, thì cô có thể ít khi được gọi tên này trong cuộc sống hằng ngày.

Cô dâu sẽ được gọi chủ yếu là Mã thiếu phu nhân (vợ của thiếu gia Mã Gia Kỳ), và tên "Trình Hâm" có thể ít được nhắc đến trong các nghi lễ hoặc khi giao tiếp với người trong gia đình chồng.

Tại sao "lùi tên húy" lại xảy ra?

Kiêng kỵ tên húy: Trong văn hóa Trung Quốc, tên húy là những tên mà người ta không được phép sử dụng vì sự tôn trọng đối với tổ tiên hoặc các bậc tiền bối trong gia đình. Khi cô dâu gia nhập gia đình nhà chồng, nếu tên cô dâu trùng với tên húy của tổ tiên nhà chồng, cô sẽ ít khi được gọi tên này để tránh sự không tôn trọng.

Tên gọi chính thức: Do đó, tên chính thức của cô dâu sau khi cưới sẽ là Mã thiếu phu nhân, hoặc người ta sẽ gọi cô theo tên mới mang họ của chồng (Mã Trình Hâm) nhưng sẽ không sử dụng tên húy của cô trong các tình huống quan trọng.Tóm lại:

Lùi tên húy có thể xảy ra khi cô dâu có tên trùng với tên húy của tổ tiên nhà chồng. Sau khi kết hôn, cô sẽ được gọi theo họ chồng, và tên húy của cô có thể không được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, mà thay vào đó sẽ là Mã thiếu phu nhân hoặc Mã Trình Hâm (nếu tên "Trình Hâm" không trùng với tên húy của tổ tiên nhà chồng).

ai muốn biết thêm thì hỏi con chat gi bê tê nha

tui đang đợi cái ngày mà anh Đinh đổi tên thành Mã Trình Hâm:)))


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top