Chương 10: Trước thù hận và đau khổ, lương tâm vẫn còn tại

Thiếu nữ bi thương khóc nức nở, đám người lại tụ tập trong chốc lát rồi giải tán.

Một bộ quan tài mỏng ít nhiều gì cũng cần hai lượng bạc trắng, ngoài ra còn có những chi phí khác phát sinh, nếu muốn an táng lão nhân gia thì ít nhất phải tốn bốn lượng bạc. Người tới họp chợ đều là nông dân, trong nhà vừa không cần nha đầu, vừa không có khả năng sẵn sàng lấy ra số tiền như vậy.

Tiếng khóc bất lực của thiếu nữ truyền đi xa, mặc dù những người khác có dừng chân đứng lại chốc lát nhưng phần nhiều vẫn vội vàng rời đi.

Thời tiết tháng ba có chút lạnh lẽo, người nằm trên xe đẩy dần bốc mùi. Trong đám người rộn ràng nhốn nháo, thiếu nữ cứ như vậy bất lực quỳ gối, ngay cả tiếng khóc cũng bị lu mờ bởi những tiếng hét to hết đợt này đến đợt khác.

Lạp Lệ Sa đứng yên tại chỗ, nàng thỉnh thoảng bị người đi ngang qua xô đẩy, nỗi đau trong lòng cũng khó mà yên. Nàng lại nhìn thoáng qua thiếu nữ, sau đó xoay người rời đi.

Khi trở lại tiểu viện, Lạp Lệ Sa cắt giấy rồi mài mực, tùy tiện suy nghĩ một phần văn chương rồi lập tức đề bút, đầu bút lông sắc bén bị đè nén tạo ra những con chữ hung tàn, mãi đến khi viết đầy ba tờ giấy, nét bút mới khôi phục dáng vẻ bằng phẳng mượt mà ngày xưa.

Lạp Lệ Sa buông bút lông rồi thở ra, nhìn bản thảo trên án thư tựa như hai người khác nhau thì có chút bực bội: Chỉ mới gặp con của kẻ thù mà đã mất khống chế như thế, quả thực là không nên thân.

Nàng lại than một tiếng, cầm lấy bản thảo ném vào bếp lò nhà chính, sau đó trở lại phòng và nằm ở trên giường.

Tháng ba, thời tiết ở Duẫn Châu thay đổi thất thường, ban ngày vẫn là trời trong nắng ấm nhưng đến chạng vạng thì lại hạ mưa to tầm tã. Theo một tia chớp cắt qua phía chân trời, Lạp Lệ Sa nằm ở trên giường đột nhiên ngồi dậy bưng kín lỗ tai.

"Ầm vang!"

Sấm rền dường như muốn nổ tung bầu trời, Lạp Lệ Sa thu mình tới góc giường, sắc mặt trắng bệch. Trong căn phòng trống rỗng sạch sẽ bỗng xuất hiện hương vị gia súc gay mũi, Lạp Lệ Sa thống khổ bò đến mép giường, không ngừng nôn khan.

Thảo nguyên vương tử Khất Nhan A Cổ Lạp không sợ sấm, bởi vì bọn họ quan niệm gió lửa sấm sét đều là thiên thần ban cho. Nhưng "người Vị Quốc" Lạp Lệ Sa đối với sấm sét lại sợ hãi đến tận xương tủy.

Trong năm năm bái sư, mỗi khi mưa gió ập đến, người đeo mặt nạ sẽ đi vào phòng của Lạp Lệ Sa, thừa dịp tiếng sấm mà lạnh giọng chất vấn nàng: Lần thứ hai trở lại thảo nguyên ngươi nhìn thấy cái gì? Tia chớp lướt qua, mặt nạ màu đen chợt sáng chợt tắt, tiếng nói khàn khàn khó nghe giống như con dao nhỏ sắc bén, từng chút đâm vào ngực Lạp Lệ Sa.

Cũng không biết khoảng thời gian này đã trải qua bao nhiêu mưa gió, mà dông tố hoàn toàn trở thành ác mộng của Lạp Lệ Sa. Cho đến ngày nay, nếu như tâm cảnh của Lạp Lệ Sa không ổn định, nàng thậm chí sẽ nghe tiếng sấm mà sinh ra ảo giác.

"Vương trướng đâu?" Trước mắt Lạp Lệ Sa dần hiện ra hình ảnh năm năm trước, vô vàn gia súc đạp lên lớp phân thật dày, trong không khí nồng đậm mùi hương gia súc nhưng làm thế nào cũng đều không tìm thấy vương trướng quen thuộc, nhìn không tới nhà của nàng.

Lạp Lệ Sa thống khổ lắc đầu, nghiêng ngả lảo đảo xông ra ngoài. Những giọt mưa to đánh thật mạnh vào mặt nàng, xua tan đi ảo giác.

Nàng lang thang không có mục tiêu, chạy vội mệt mỏi thì nằm ngửa ra mặt đất lầy lội, mặc cho bùn lầy dính lấy và chảy vào vành tai nàng.

Đối mặt với người đeo mặt nạ, nàng lại kính, lại sợ, lại hận..., người đeo mặt nạ thường xuyên phát điên nhưng cũng không khó xử Đinh Dậu, lúc nào cũng chỉ nhắm tới một mình Lạp Lệ Sa.

Kỳ thật một hai năm gần đây, Lạp Lệ Sa hầu như sẽ không thất thố, mặc dù nhìn thấy ảo giác nàng cũng có thể khắc chế. Chỉ là hôm nay nhìn thấy con của kẻ thù làm nhiễu loạn tâm cảnh của nàng, cộng thêm một việc khác nàng ép bản thân không phải đối mặt.

Lạp Lệ Sa bò lên, lảo đảo đi vào trong thành. Vì mưa to ập đến nên chợ cũng đã tan, nàng liếc mắt một cái liền trông thấy thiếu nữ lúc nãy, nàng ta quấn lấy dây thừng, gian nan kéo xe đẩy đi về phía trước. Lạp Lệ Sa như trút được gánh nặng, nàng thở ra một hơi, một góc khuất nào đó trong lòng bỗng trở nên nhẹ nhàng rất nhiều. Nàng nhanh chóng đi tới, kêu một tiếng: "Cô nương."

Thiếu nữ dừng lại, giơ tay xoa xoa đôi mắt, trước mắt nàng là một vị thiếu niên lang rất chật vật. Xem vóc người hẳn là mười sáu mười bảy tuổi, nhưng ngũ quan chưa thoát tính trẻ con, dường như tuổi thật trẻ hơn nhiều.

Lạp Lệ Sa thấy thiếu nữ không nói lời nào, chủ động nói: "Ta có thuê một gian tiểu viện ở ngoại ô, nếu ngươi tin ta thì có thể theo ta trở về tránh mưa trước."

Nghe vậy, mũi thiếu nữ bỗng chua xót, đau thương trả lời: "Nhưng mà cha ta..." Mấy ngày nay nàng không có chỗ đặt chân, đều là vì người khác ngại không may mắn.

"Người chết vi tôn, cũng không biết trời sẽ mưa trong bao lâu, cô nương có nguyện đi theo ta không?"

Thiếu nữ gật gật đầu, Lạp Lệ Sa lấy dây thừng cột vào người mình rồi lại tiếp tục nắm lấy tay vịn, thiếu nữ kinh hãi hô to: "Công tử trăm triệu không thể, vẫn là nô gia làm vậy!"

"Ta đi có chút nhanh, cô nương theo sát."

Thiếu nữ vốn đã kiệt sức, do dự một chút liền không lại chối từ, nhắm mắt chạy theo bên xe đẩy, thỉnh thoảng gạt lệ.

Trở lại tiểu viện, thiếu nữ kiên quyết không chịu nâng thi thể vào nhà, hai người động thủ dọn củi lửa trong lán đến nhà chính, đẩy xe đẩy vào lán rồi mới về phòng.

Thiếu nữ nói tạ rồi ôm cánh tay rúc vào một góc, nàng ăn mặc đơn bạc lại bị dầm mưa, trai đơn gái chiếc một chỗ khó tránh khỏi bất an.

Lạp Lệ Sa hiểu rõ, vào nhà lấy một bộ y phục sạch sẽ đưa cho thiếu nữ: "Trong nồi có sẵn nước ấm, bồn tắm thì ở phía sau bình phong, ngươi đi tắm chớ để cảm lạnh. Ta đi dọn dẹp tây phòng trước, ngươi đã khỏe rồi thì gọi ta một tiếng."

Sau nửa canh giờ, Lạp Lệ Sa trở lại nhà chính, y phục của nàng mà thiếu nữ đang mặc có vẻ có chút lỏng lẻo.

"Công tử." Thiếu nữ dùng hai tay đưa cho nàng cái khăn nóng, Lạp Lệ Sa nói tạ rồi nhận lấy lau đi nước bùn trên mặt.

Thiếu nữ lặng lẽ ngẩng đầu nhìn thoáng qua, lại nhanh chóng cúi đầu xuống.

"Xin hỏi cô nương, an táng lệnh tôn cần bao nhiêu tiền?"

Thiếu nữ đột nhiên ngẩng đầu, vẻ mặt hoài nghi nhìn Lạp Lệ Sa, "rầm" một tiếng quỳ trên mặt đất. Lạp Lệ Sa thật vất vả nâng người dậy, lại kiên nhẫn chờ đợi đối phương ngừng khóc thút thít để lặp lại một lần nữa.

Thiếu nữ nức nở đáp: "Chỉ cần một bộ quan tài mỏng, một chút tiền giấy, một đĩa lương khô. Nếu như công tử thương hại, xin thưởng cho một khối gỗ chắc để làm bia."

"Những thứ ngươi nói cần bao nhiêu ngân lượng?"

"Vốn cần hai lượng là đủ, nhưng một giới nữ lưu như nô gia không đủ sức lo liệu, còn cần mướn vài vị tráng đinh hỗ trợ đào đất nâng quan, hẳn là cần thêm ba...hai trăm văn tiền đồng."

Thiếu nữ nói xong lại muốn quỳ xuống, cũng may Lạp Lệ Sa đã chuẩn bị, nàng nhanh chóng đỡ lấy: "Cô nương chớ như thế."

"Công tử, nô gia nguyện làm nô làm tì phụng dưỡng công tử suốt đời, nô gia nhiều thế hệ đều là nông hộ trong sạch! Sau khi an táng cha xong, nô gia nhất định theo công tử đến quan phủ ký tên ấn dấu tay."

Lạp Lệ Sa xoay người vào phòng, nàng mở hòm xiểng lấy ra một túi tiền, đổ ra cũng chỉ thấy hơn một lượng. Nàng lại lấy tất cả đồ vật trong hòm xiểng ra, mở khóa, nhấc đáy lên, bên trong ám cách là một tầng bạc vụn trắng bóng. Trước khi đi, người đeo mặt nạ cho Lạp Lệ Sa năm mươi lượng bạc vụn và hai chuỗi tiền đồng dùng làm lộ phí dự thi và du ngoạn lần này.

Lạp Lệ Sa lấy ra hai khối cầm ở trong tay, ước chừng ít nhất có bốn lượng. Sau đó nàng lấy đồ che lại, để đồ vật như cũ rồi mới bước ra.

Nàng giao túi tiền cho thiếu nữ: "Nơi này có chừng năm lượng, ngươi cứ cầm lấy. Ngày mai mưa tạnh thì vào thành tìm lão bản thương lượng giá cả, nhờ hắn toàn quyền xử lý, số còn lại ngươi cứ lấy dùng làm lộ phí về quê. Hôm nay ngươi cứ ở lại tây phòng, đệm chăn ta đã lấy ra rồi."

"Công tử..."

Lạp Lệ Sa trách móc: "Ta không thích có người hầu hạ cũng không cần cô nương làm nô làm tì. Cạnh cửa có dù, không tiễn."

Thấy thiếu nữ ngây ngẩn không đi, Lạp Lệ Sa nhăn lại mày, lạnh lùng nói: "Ta mệt rồi, cô nương đi đi."

Thiếu nữ vô cùng khó hiểu, không biết vì sao vị công tử tốt bụng này thay đổi thái độ nhanh như vậy. Khi nàng đang có rất nhiều nghi vấn thì lại bị vẻ mặt lạnh băng mang theo chán ghét của Lạp Lệ Sa bức lui, nàng cầm lấy túi tiền xoay người rời đi, ngay cả dù cũng quên mất, cứ dầm mưa đi vào tây phòng.

Lạp Lệ Sa chốt then cửa, một lần nữa nấu nước, nàng dựa bên cạnh thùng gỗ, nhắm mắt lại thở dài một tiếng, ở trong lòng thầm nói với mình: Đây là lần cuối cùng nàng thương hại người Vị Quốc, xem như...xem như vì người mẫu thân quá cố trả lại ân tình cho Vị Quốc.

Nghĩ thông suốt chuyện này Lạp Lệ Sa mới hơi dễ chịu một chút. Nàng cúi đầu nhìn đầu Lang Vương sinh động như thật trên khuôn ngực bằng phẳng của mình, không biết vì sao sư phụ lại đáp ứng cho nàng giữ lại một chút ấn ký...

Nhiệt khí bốc lên làm mờ đi con ngươi màu hổ phách, làn nước lay động cũng khiến cho hình xăm Lang Vương vặn vẹo. Trong lồng ngực là một trái tim bị dây leo thù hận quấn chặt xuyên thấu, không ngừng rỉ máu, nhảy lên.

Hôm sau

Trời vừa sáng thiếu nữ đã rời giường vì Lạp Lệ Sa chuẩn bị cơm sáng, nàng đi đến đông phòng thì phát hiện cửa đã bị khóa lại. Nhớ tới đêm qua ánh mắt đối phương lạnh băng, thiếu nữ yên lặng rời khỏi tiểu viện, tìm được cửa hàng giấy tiền vàng bạc trong Duẫn Châu thành, thương lượng giá cả với chưởng quầy như Lạp Lệ Sa nói, dẫn bốn tiểu nhị nâng một bộ quan tài mỏng nhập liệm phụ thân. Chưởng quầy cũng nghe nói hôm qua ở chợ có người bán mình táng phụ, vì thế rất là thương hại, thấy cô nương bơ vơ không nơi nương tựa liền dặn dò tiểu nhị giúp nâng cờ.

Thiếu nữ lại lần nữa đi đến trước phòng Lạp Lệ Sa, cửa vẫn được khóa như cũ, nàng cười khổ một tiếng, quỳ gối ở cửa: "Công tử đại ân nô gia đời này khó quên, kiếp sau nguyện làm trâu làm ngựa phụng dưỡng bên cạnh công tử."

Thiếu nữ đợi trong chốc lát, thấy Lạp Lệ Sa vẫn không nói gì thì bái lạy ba lần quay đầu rời đi. Mãi đến khi tiểu viện hoàn toàn biến mất trong tầm mắt, nàng vẫn không tin rằng bản thân có thể gặp được một người ban ân không cầu báo như thế. Chẳng lẽ là trời xanh phù hộ? Cũng hoặc là thần tiên nghe thấy được lời cầu xin của nàng, đặc biệt phái người tới tương trợ?

Nàng không khỏi nhớ lại dung mạo Lạp Lệ Sa, đáng tiếc đêm qua trong phòng tối om, hơn nữa hắn một thân lầy lội nên vẫn chưa nhìn rõ ràng, chỉ có cặp mắt màu hổ phách khắc sâu ở trong lòng nàng.

Mùng ba tháng tư, đồng sinh viện được mở.

Năm nay cuộc thi dành cho đồng sinh có quy mô lớn chưa từng có, nguyên nhân là vì trước đó vài ngày, người luôn luôn chủ trương tiết kiệm như hoàng đế đặc biệt tu sửa một tòa phủ đệ có quy cách tương đồng với thân vương, ban cho Phác Thái Anh mười tuổi, cũng ban phong hào: Phác Thái Anh.

Không ít người đều suy đoán Hoàng Thượng muốn mở ân khoa, cho nên rất nhiều người chưa lấy được thân phận đồng sinh đều đổ xô đi thi trong năm nay.

Vì sao vị Phác Thái Anh công chúa này được sủng ái như thế? Ngay cả bá tánh bình thường đều biết được một chút.

Đương triều hoàng đế Phác Nhượng có chín nhi tử và ba nữ nhi, nhưng Phác Thái Anh là đích xuất duy nhất, thân phận tất nhiên là vô cùng tôn quý.

Khi Phác Nhượng vẫn còn là thừa tướng, hắn cùng phu nhân Mã thị phu thê tình thâm, thành thân nhiều năm nhưng chỉ có một nữ, đó là vị Phác Thái Anh công chúa này.

Đáng tiếc Mã thị sinh ra nữ nhi không lâu thì hoăng thệ vì bệnh. Phác Nhượng vô cùng đau đớn, bãi triều một ngày tế điện vong thê, lúc sau sửa chữa lại tiền triều Đông Cung, đổi tên thành "Vị Ương cung" ban cho Phác Thái Anh.

Mã Hoàng Hậu đi về cõi tiên đã gần mười năm nhưng Phác Nhượng vẫn luôn bỏ trống hậu vị, nghe nói việc ở hậu cung đều do một vị quý phi chủ trì, dường như hoàng đế cũng không có ý định lập hậu.

Phác Thái Anh còn cóhai vị tỷ tỷ là con vợ lẽ, lần lượt tên là: Tố Nữ, Xu Nữ. Hai người đều qua tuổicập kê nhưng còn chưa được ban phong hào chứ nói gì đến việc lập phủ. Các bátánh đều nói: Nếu vị Phác Thái Anh công chúa này là nam nhi, nhất định sẽ là ứngcử viên đầu tiên cho ngôi vị Thái Tử.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #notag