KTYT241860

Câu 1: Kinh tế học là gì? và sự cần thiết

1.Định nghĩa:

-Kinh tế học là môn khoa học lựa chọn, môn khoa học giải thích sự lựa chọn và giải thích sự thay đổi lựa chọn của con người để sử dụng tốt nhất nguồn lực khan hiếm.

-Là môn khoa học tập nghiên cứu tập trung vào ứng sử của con người và các mối quan hệ trong xã hội

2.Sự cần thiết.

Là người tiêu dùng chúng ta muốn thỏa mãn cao trong tiêu dùng hơn khi chi tiêu – tức là chúng ta muốn thu được giá trị tối đa từ nhũng đồng tiền của mình. là nhà sản xuất chúng ta tìm cách tối đa hóa lợi nhuận thu được. là chính phủ chúng ta muốn đảm bảo cho thế hệ của chúng ta và các thế hệ tương lai tăng trưởng kinh tế ổn định. Muốn đạt được điều này chúng ta cần có kinh tế học.

Câu 2: Chi phí cơ hội là gì? Cho ví dụ?

Định nghĩa:

-Lợi ích mang lại từ hàng hóa không được sản xuất là chi phí cơ hội của hàng hóa được sản xuất ra.

-Nói cách khác là giá trị của một phương án khác tốt nhất mà ta đã bỏ qua khi lựa chọn phương án hiện tại - là con số thể hiện sự chọn lựa trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp

-Ví dụ:

Nếu anh sinh viên sử dụng thời gian để đi dự sinh nhật thì chi phí cơ hội của việc đi dự buổi tiệc sinh nhật đó là lợi ích mang lại từ việc ở nhà hoàn thành bài tập tiếng anh.

Câu 3:nêu 3 câu hỏi của kinh tế học?Cho ví dụ?

Câu hỏi của kinh tế học.

1.Sản xuất cái gì?

vCon người luôn tìm cách sản xuất ra các loại hàng hóa/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cần thiết cũng như việc vui chơi giải trí của con người.

vVí dụ: ngày nay ở hà nội chúng ta có rất nhiều dụng cụ thể dục thể thao và các cửa hàng bán các dụng cụ này rất nhiều trong khi những năm trước không có.

vNên sản xuất như thế nào và với số lượng bao nhiêu là câu hỏi là đầu tiên của kinh tế học với các thời điểm khác nhau ta sẽ thu được các câu trả lời rất khác nhau.

2.Sản xuất như thế nào?

-Để sản xuất hàng hóa có nhiều cách khác nhau.

-Ví dụ: khi tuốt lúa người ta có thể dùng máy đạp chân hoặc là máy phụt với năng suất cao và nhân lực ít hơn.

3.Sản xuất cho ai?

-Về tổng thể ai có thu nhập cao sẽ sử dụng nhiều hàng hóa dịch vụ hơn hay với cùng 1 loại hàng hóa dịch vụ người ta có thu nhập cao hơn sẽ sử dụng các laoij hàng hóa/ dịch vụ có chất lượng cao hơn.

-Ví dụ: áo len hàng hiệu dành cho người có thu nhập cao, còn các loại áo len hàng chợ sẽ cho các đối tượng có thu nhập thấp hơn. Và giữa hai loại áo này có sự khác biệt về màu sắc

Câu 4:Định nghĩa kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô? Cho ví dụ?

1.Kinh tế vĩ mô.

üKinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Kinh tế vĩ mô không quan tâm đến những chi tiết cụ thể nhấn mạnh đến sự tương tác trong nền kinh tế nói chung.

üVí du: các nhà kinh tế vĩ mô thường không quan tâm đến việc phân loại hàng hóa tiêu dùng thành ô tô, xe máy, máy tính. Mà trái lại họ nghiên cứu các hàng hóa này dưới dạng 1 nhóm là hàng tiêu dùng vì họ quan tâm tới tương tác giữa việc mua hàng tiêu dùng của gia đình và quyết định của các hãng về việc mua máy móc nhà cửa.

2.Kinh tế học vi mô.

üKinh tế học vi mô đề cập đến hoạt động của các đơn vị kinh tế riêng lẻ. các đơn vị này bao gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, các nhà đầu tư, các chủ đất, các hang kinh doanh. Kinh tế học vi mô giải thích tại sao các đươn vị, cá nhân này lại đưa ra quyết định về kinh tế và họ làm thế nào để có các quyết định đó.

üVí dụ: chúng ta có thể nghiên cứu tại sao các gia đình thích mua xe máy hơn ô tô và các nhà sản xuất sẽ quyết định như thế nào trong việc lựa chọn sản xuất ô tô hay xe máy.

Câu 5:Giaỉ thích khái niệm thị trường, lực cung và lực cầu? Cho ví dụ?

1.Khái niệm thị trường. ví dụ.

-Thị trường là sự biểu hiện phân công lao động xã hội, ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó có thị trường. thị trường là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua bán,là 1 quá trình mà trong đó người mua và người bán 1 thứ hàng hóa/dịch vụ nào đó tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa/ dịch vụ.

-Ví dụ; thị trường hàng tiêu dùng.

2.Lực cung, lực cầu.(không biết????)

Câu 6:Giaỉ thích khái niệm “cần”, “cầu” và “muốn” trong chăm sóc sức khỏe?

1.Cần.

-Là do nhà chuyên môn quyết định, trong trường hợp này là thầy thuốc. người thầy thuốc chỉ làm việc tốt khi được đào tạo, được trang bị thích hợp và có đầy đủ khả năng chuyên môn cũng như lương tâm nghề nghiệp. hành vi của họ đôi khi bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác hơn là những thứ mà người bệnh thật sự cần.

2.Cầu.

-Là cái mà cuối cùng người tiêu dùng mua. Cái người tiêu dùng mua thường là do hiểu biết về y học của họ quyết định nhưng nhiều khi còn do những yếu tố khác.

3.Muốn.

-Là cái mà người bệnh cho rằng sẽ tốt nhất với họ, là cái mà họ muốn. mong muốn có thể phù hợp hoặc không phù hợp với “cần”.

Câu 7:Thế nào là một thị trường hoàn hảo? Vì sao dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một hàng hóa đặc biệt?

1.Một thị trường được gọi là hoàn hảo khi:

üKhông có hàng rào vào và ra với người cung ứng

üHàng hoán tự điều chỉnh điểm cân bằng.

üKhông hạn chế, không khuyến khích việc tiêu dùng và sản xuất.

üHàng hóa không mang tính công cộng.

üTrên thực tế hiếm có 1 thị trường hoàn hảo.

2.Vì sao nói dịnh vụ chăm sóc sức khỏe là hàng hóa đặc biệt.

·Do tính chất đặc biệt của dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà thị trường chăm sóc sức khỏe có những điểm đặc thù của nó hay người ta gọi cách khác là hàng hóa CSSK là hàng hóa đặc biệt. các đặc tính của CSSK.

·Thứ nhất, đó là sự hiểu biết của người cung và người cầu về dịch vụ CSSK rất khác nhau. Người cung cấp dịch vụ thì hiểu rất rõ về loại dịch vụ này nhưng người sử dụng thì lại biết rất ít. Đặc tính này gọi là thông tin bất đối.

·Thứ hai, đặc tính không lường trước được. người ta không thể biết trước khi nào mình mắc bệnh nên dịch vụ CSSK cũng được quyết định đột ngột và hoàn toàn ngẫu nhiên. Do đó “cần” về CSSk là là cái không chắc chắn và không đoán trước được. người cung ứng dịch vụ cũng phải đối đầu với việc này vì không phải bệnh nhân nào cũng có những triệu chứng giống nhau và cách điều trị giống nhau.

·Thứ ba, một điểm nữa làm cho thị trường CSSK khác với thị trường khác là tính ngoại biên. Thuật ngữ này dùng để chỉ những tác động gây ra bởi người sử dụng hàng hóa/dịch vụ với người không mua hàng hóa/ dịch vụ đó. Tính ngoại biên có cả mặt dương tính và âm tính bao hàm cả lọi ích và chi phí.

Câu 8:Giải thích khái niệm chi phí và giá? So sánh chi phí và giá dịch vụ trong ngành y tế ở Việt Nam, giải thích nguyên nhân có sự khác biệt?

1.Khái niệm chi phí và giá.

·Chi phí của 1 loại hàng hóa hoặc dịch vụ là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ đó.

·Khi nói đến chi phí cho sản xuất ra 1 loại hàng hóa dịch vụ nào đó người ta thường nghĩ đến số tiền phải trả cho các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ đó mà không nghĩ rằng cần có cách nhìn rộng hơn đối với chi phí. Như vậy trong các lĩnh vực khác , trong CSSK, chi phí để tạo ra dịch vụ y tế cụ thể là giá trị của các nguồn lực được sủ dụng để tạo ra các dịch vụ y tế đó.

·Giá của dịch vụ là số tiền mà người mua hoặc người bệnh phải trả khi họ sử dụng dịch vụ.

2.So sánh và giải thích.

-So sánh chi phí trong ngành y tế và giá dịch vụ thì chi phí cao hơn so với giá dịch vụ.

-Có sự chênh lệch này là do ngành y tế là ngành mà Nhà nước đang khuyến khích phát triển và có những hỗ trợ nhất định. Do vậy khi 1 hoạt động dịch vụ y tế được thành thì chi phí mà nhà nước bỏ ra như đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, máy móc thiết bị, các trang thiết bị khác …là rất lớn nhưng khoản tiền mà người sử dụng dịch vụ y tế đó thì rất là thấp, nó chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong chi phí mà nhà nước bỏ ra.

Câu 9:Phân biệt chi phí trung bình và chi phí biên? Cho ví dụ

Phân biệt chi phí trung bình và chi phí biên.

Chi phí trung bình

Chi phí biên

-Là chi phí cho 1 sản phẩm đầu ra. Chi phí trung bình được tính bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm.

-Ví dụ: chi phí trung bình cho 1 trẻ được tiêm chủng đủ bằng tổng chi phí cho số trẻ được tiêm chủng chia cho số trẻ được tiêm chủng. hoặc chi phí tb cho 1 học viên tham dự khóa tập huấn ngắn hạn về lập kế hoạch bằng tổng chi phí cho khóa học đó chia cho tổng số học viên tham dự khóa học.

-Là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm hàng hóa nào đó nói cách khác đó là chi phí nảy sinh khi ‘chuyển từ n sản phẩm sang n+1 sản phẩm.

-Ví dụ: chi phí tăng thêm của chương trình tiêm chủng mở rộng khi có thêm 1 trẻ được tiêm chủng.

Câu 10: Giaỉ thích các khái niệm: chi phí vốn, chi phí thường xuyên, chi phí cố định, chi phí biến đổi? Cho ví dụ

1.Chi phí vốn.

Chi phí vốn hay chi phí đầu tư là chi phí để mua hàng hóa có giá trị sử dụng 1 năm hoặc trên 1 năm.

Ví dụ :máy móc thiết bị , chi phí xây dựng bệnh viện,phòng khám….

2.Chi phí thường xuyên.

Chi phí thường xuyên hay còn gọi là chi phí triển khai là chi phí để mua các hàng hóa có giá trị sử dụng dưới 1 năm.

Ví dụ: chi trả lương cho cán bộ, bảo dưỡng máy móc thiết bị,, chi phí cho đào tạo định kỳ….

3.Chi phí cố định.

Chi phí cố định là chi phí mà trong khoảng ngắn hạn không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được tạo ra, là các chi phí cần cho thiết lập 1 hoạt động sản xuất nào đó.

Ví dụ: chi phí nhân sự, cơ sở vật chất….

4.Chi phí biến đổi.

Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm.

Ví dụ: vacxin, bong, kim tiêm…

Câu 11: Nêu và giải thích các phương pháp đánh giá kinh tế Y tế?

Các phương pháp đánh giá y tế.

1.Phân tích chi phí tối thiểu.

·Khi đầu ra hay hiệu quả của các can thiệp là tương đương nhau thì chúng ta cần quan tâm đến đầu vào, chương trình nào có chi phí thấp hơn thì được coi là hiệu quả hơn.

·Nhiệm vụ của phân tích chi phí tối thiểu không chỉ là ước tính được các loại chi phí của phương pháp điều trị hay dự án can thiệp mà còn phải tính đến thời gian có liên quan đến hệ số khấu hao và 1 số phân tích độ nhạy khác.

2.Phân tích chi phí – hiệu quả.

·Phân tích chi phí hiệu quả là phương pháp đánh giá kinh tế xem xét đến chi phí và kết quả của các phương án khác nhau nhằm đạt được mục tiêu nhất định, thông thường kết quả được biểu thị bằng chi phí/ một đơn vị hiệu quả của từng phương án và chi phí hiệu quả của của các phương án được so sánh với nhau. Phương án có chi phí/ một đơn vị hiệu quả thấp được coi là phương án hiệu quả nhất.

·Phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả thường áp dụng phổ biến trong công tác y tế nhất là các chương trình y tế.

·Có 6 bước phân tích:

oXác định mục tiêu của chương trình.

oXác định các phương án có thể đạt được mục tiêu.

oXác định các chi phí của từng phương án

oXác định và đo lương hiệu quả của từng phương án.

oXác định chi phí – hiệu quả của từng phương án và so sánh kết quả này giữa các phương án

oPhân tích độ nhạy.

3.Phân tích chi phí thỏa dụng.

·Phân tích chi phí thỏa dụng là 1 dạng đặc biệt của phân tích chi phí hiệu quả với đơn vị đầu ra là QUALY.

·Áp dụng phân tích chi phí thỏa dụng khi nào:

oKhi đầu ra nghiên cứu liên quan đến chất lượng cuộc sống.

oKhi kết quả của chương trình đồng thời liên quan đến tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh.

oKhi chương trình đòi hỏi nhiều đầu ra mà người ta lại muốn những đầu ra này có chungg 1 mẫu.

oKhi người ta muốn so sánh các chương trình khác nhau bằng các khái niệm của chi phí thỏa dụng.

4.Phân tích chi phí lợi ích.

·Khi cả đầu ra và đầu vào của các chương trình can thiệp đều được quy ra tiền, chúng ta tiến hành phân tích chi phí lợi ích. Khi so sánh đầu vào và đầu ra của 1 chương trình (đều được quy ra tiền)thì chương trình là có lợi nếu chi phí đầu vào thấp hơn lợi ích thu được.

·Các bước phân tích chi phí lợi ích:

oXác định mục tiêu của chương trình.

oXác định và tính chi phí của chương trình.

oXác định và ước tính quy ra tiền tệ.

oTính lợi ích ròng = tổng lợi ích – tổng chi phí.

oTính tỉ suất lợi ích/ chi phí.

5.So sánh các phương pháp đánh giá kinh tế y tế .

Câu 12: DALY là gì? QALY là gì? giải thích ý nghĩa của 1 DALY và 1 QALY? Khác biệt cơ bản giữa DALY và QALY là gì?

1.Định nghĩa.

vDALY là đơn vị đo lường gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng thể hiện được sự mất đi những năm sống do tàn tật, bệnh tật,(mất từ những năm sống khỏe) và do chết sớm. DALY cho phép so sánh tất cả các dạng đầu ra về sức khỏe khác nhau. 1 DALY nghĩa là mất đi 1 năm sống khỏe.

vQUALY là đơn vị đo lường thể hiện cả số lượng và chất lượng những năm sống(số năm sống tới khi tử vong – kì vọng sống) và cả chất lượng của những năm sống đó.

2.Giải thích ý nghĩa 1 DALY và 1QUALY.

ü1 DALY tức là mất đi 1 năm sống khỏe mạnh.

üMột năm sống hoàn toàn khỏe mạnh(thỏa dụng = 1) tương đương 1 QUALY.

3.Khác biệt cơ bản giữa DALY và QUALY.

QUALY

DALY

-QUALY là đơn vị đo lường thể hiện cả số lượng và chất lượng những năm sống và cả chất lượng của những năm sống đó.

-QUALY là lợi ích mà chúng ta cần phải tối đa hóa.

-Hệ số chất lượng cuộc sống có giá trị từ 0(tử vong) đến 1(hoàn toàn khỏe mạnh)

-DALY là đơn vị đo lường gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng thể hiện được sự mất đi những năm sống do tàn tật, bệnh tật và do chết sớm.

-DALY là mất mát mà chúng ta cần giảm thiểu.

-Hệ số bệnh tật có chiều ngược lại có giá trị bằng 0(hoàn toàn khỏe mạnh) và bằng 1 nếu trường hợp tử vong.

Câu 13: Liệt kê và giải thích các nguồn tài chính cho y tế ở Việt Nam?

Các nguồn tài chính trong y tế, có 4 nguồn tài chính :

vChi trả trực tiếp: chi trả trực tiếp bao gồm các chi trả mà người sử dụng phải lấy tiền túi ra để mua dịch vụ y tế. người sử dụng có thể phải chi trả toàn bộ chi phí hay đồng chi trả với BHYT. Các chi trả này xảy ra nhay sau khi sử dụng dịch vụ.

vBảo hiểm y tế tư nhân: người sử dụng dịch vụ y tế mua BHYT tư nhân theo mệnh giá nhất định. Mệnh giá được quyết định tùy theo nguy cơ mắc bệnh của người mua bảo hiểm. với mệnh giá này họ sẽ được cung cấp gói dịch vụ như đã thỏa thuận với công ty BHYT tư nhân. Công ty bảo hiểm tư nhân là loại công ty hoạt động có lợi nhuận.

vBảo hiểm xã hội(bảo hiểm y tế xã hội): mọi người đều đóng BHYT xã hội dựa trên thu nhập, không kể người đó có sử dụng dịch vụ CSSK hay không. BHYT xã hội cũng có thể được cắt từ thuế ra.

vThuế:có thể dưới 2 hình thức:

•Trực tiếp: theo thu nhập , thông thường mức đóng thuế trực tiếp này theo lũy tiến, tức là thu nhập càng cao thì tỉ lệ thuế phải đóng càng nhiều.

•Gián tiếp: theo mức tiêu thụ thuế(thuế VAT)

Câu 14: Bảo hiểm là gì, nêu nguyên tắc và tính chất của bảo hiểm?

·Định nghĩa 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít

·Định nghĩa 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xẩy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê .

·Định nghĩa 3: Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được

Tính chất của bảo hiểm:Bảo hiểm mang tính chất chính trị và xã hội:

üTính xã hội biểu hiện ở chỗ gánh nặng tài chính cho CSSK thường ảnh hưởng đến các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội nhiều hơn nhóm khác .

üTính chính trị biểu hiện ở chỗ nhiều người cho rằng CSSK là quyền lợi hay phúc lợi xã hội

Câu 15: Giaỉ thích sự khác biệt giữa bảo hiểm y tế xã hội và bảo hiểm y tế tư nhân?

BHYT xã hội

BHYT tư nhân

-Các thành viên trong 1 tổ chức, cộng đồng nào đó bắt buộc phải mua BHYT theo mức lương, hoặc theo thu nhập.

-Với 1 mức phí quy định.

-Đảm bảo độ bao phủ cao, thường áp dụng chế độ bắt buộc có thể hiểu là thuế khám chữa bệnh đặc thù.

-Người tham gia bảo hiểm có thể chọn công ty bảo hiểm y tế tư nhân

-Mệnh giá và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm sẽ là sự thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và cá nhân người tham gia bảo hiểm.

-Công ty bảo hiểm y tế tư nhân cung cấp các gói dịch vụ khách nhau có mệnh giá và mức độ thụ hưởng dịch vụ y tế khác nhau.

Câu 16; Nêu và giải thích các hình thức bảo hiểm chi trả cho người cung cấp dịch vụ y tế?

•Chi trả toàn bộ chi phí thường xuyên của cơ sở y tế

•Chi trả theo phí dịch vụ (Fees for Services): Trả theo số lượng dịch vụ x đơn giá của từng dịch vụ.

–Không có trần

–Có trần

•Trả theo định mức đầu thẻ (Capitation): Trả cho cơ sở y tế = Số thẻ x mệnh giá BH – chi phí quản lý (có cả lợi nhuận)

•Trả theo định mức đầu bệnh (DRG: Diagnosis related Group): Trả cho cơ sở y tế = Số người mắc bệnh 1 (n1) x đơn giá bệnh 1 (a1) + n2*a2+ n3*a3+….+nx*ax

Câu 17:Nêu và giải thích những khó khăn khi thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân?

Để triển khai được 1 mô hình BHYT thật hiệu quả trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn vì sẽ gặp phải 1 số các vấn đề sau:

vThứ nhất, mọi người không nhận ra lợi ích mà BHYT mang lại nên họ không muốn tham gia hoặc sau 1 thời gian sẽ không tham gia nữa.

vThứ hai, tâm lý lạm dụng của thầy thuốc và của bệnh nhân tham gia BHYT. Sự lạm dụng của thầy thuốc xảy ra khi không có hợp đồng thảo thuận chi tiết giữa cơ quan BHYT và bệnh viện cũng không có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan BHYT. Vì lợi ích của mình, cơ sở y tế có thể cho bệnh nhân làm những xét nghiệm hoặc dùng thuốc hay dịch vụ không cần thiết, thậm chí thanh toán khống với cơ quan BHYT.

Câu 18; Giải thích nguyên tắc công bằng, hiệu quả và phát triển áp dụng trong thiết kế tài chính y tế quốc gia?

Giải thích nguyên tắc công bằng hiệu quả và phát triển và áp dụng trong thiết kế tài chính quốc gia.

1.Công bằng: Mọi người được tiếp cận và thụ hưởng DV CSSK với chất lượng như nhau. Cân đối

a.Giữa người bị bệnh với người khỏe mạnh

b.Giữa người thu nhập thấp với người thu nhập cao

c.Giữa vùng kém phát triển với vùng phát triển hơn

2.Hiệu quả:được đánh giá bằng các chỉ số sức khỏe; chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe; sự hài lòng của người sử dụng; hiệu quả, tối ưu hóa sử dụng nhân lực, trang thiết bị và vật tư y tế. Hiệu quả này liên quan việc sắp xếp tổ chức và nhân lực, giảm cho phí quản lý, kết hợp công và tư; kể cả huy động nguồn lực đầu tư hỗ trợ của quốc tế.

3.Phát triển: hệ thống cung ứng DV CSSK chất lượng và hiệu quả cao; trình độ trang thiết bị y tế; trình độ nhân lực chuyên môn y tế; khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ, y học hiện đại; trình độ và hiệu lực quản lý y tế, v.v.

Câu 19: Nêu và giải thích các mô hình tài chính cho y tế trên thế giới?

1.Mô hình beveridge.

·Mô hình này là nguồn chi cho y tế chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước(từ thuế), vì tài chính y tế từ nguồn ngân sách Nhà nước nên mọi người dân đều được khám chữa bệnh miễn phí. Nước đại diện sử dụng loại hình y tế này là nước Anh.

·Điều kiện để thực hiện:

oNgân sách nhà nước đủ lớn

oNền kinh tế phát triển

oHệ thống thu thuế hoàn thiện.

2.Mô hình semashko

·Chăm sóc y tế miễn phí cho mọi người

·Tài chính y tế cũng từ nguồn NSNN, nhưng không có “thuế y tế”

·Hệ thống y tế nằm trong hệ thống hành chính nhà nước

·Chú trọng quan điểm dự phòng

·Áp dụng ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước kia

3.Mô hình Bismarch.

·Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho toàn dân, đảm bảo mọi người dân được chăm sóc y tế

·Doanh nghiệp, người dân (người lao động + không lao động) và nhà nước đóng góp và BHXH

·Hệ thống BHYT tách biệt với nhà nước, hoạt động phi lợi nhuận và các qui định của pháp luật

4.Mô hình tài chính y tế dựa vào bảo hiểm y tế tư nhân.

•Các nguyên lý cung cầu của thị trường giữ vai trò chủ đạo

•DV CSSK là hàng hóa. BHYT cũng là hàng hóa. Nhà nước điều tiết và không tham gia thị trường này.

•Hệ thống tài chính y tế ở Mỹ

–HMO (Health Maintainace Organization): BHYT tư nhân

–Medicare, medicaid của nhà nước cho người già và người nghèo

–Nhiều người phải tự chi trả cho KCB khi ốm đau

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: