ktxd
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
..
3
I. Khái niệm về ngành xây dựng và các ngành khác liên quan
.
3
II. Vai trò của đầu tư xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
.
3
III. Các lực lượng tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng
.
5
IV. Quá trình hình thành công trình xây dựng
.
6
1. Theo nghĩa rộng (theo góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước)
6
2. Theo nghĩa hẹp (theo giác độ quản lý của chủ đầu tư)
8
V. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng
.
8
1. Khái niệm về sản phẩm xây dựng
.
9
2. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng
.
9
VI. Những đặc điểm của sản xuất xây dựng
.
11
MỞ ĐẦU
Đối tượng, mục đích, yêu cầu, vị trí môn học:
1.
Đối tượng môn học:
Chương trình dành cho sinh viên các ngành hệ dài hạn: Xây dựng, Cầu đường, Công trình biển, Công trình thuỷ, Tin học xây dựng, Môi trường, Vật liệu xây dựng, Máy xây dựng, Kinh tế xây dựng, Kinh tế và quản lý đô thị ...
2.
Mục đích, yêu cầu:
-
Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản của môn học Kinh tế xây dựng để sinh viên hiểu rõ và vận dụng được khía cạnh kinh tế trong công tác chuyên môn của mình.
-
Yêu cầu: Sinh viên phải nắm vững những khái niệm cơ bản, hiểu rõ nội dung những vấn đề kinh tế xây dựng nêu ra và biết đối chiếu, vận dụng với thực tế; nắm và thực hành được các bài toán và tình huống kinh tế xây dựng.
3.
Vị trí của môn học trong chương trình đào tạo: Môn học tiến hành ở giai đoạn cuối của chương trình đào tạo sau khi sinh viên đã tích luỹ đủ các học phần cơ bản, cơ sở và một số học phần chuyên môn.
Nội dung chương trình
Nội dung chương trình gồm có 6 chương
1.
Chương I: Xây dựng trong nền kinh tế quốc dân.
2.
Chương II: Một số vấn đề quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
3.
Chương III: Quản lý lao động và tiền lương trong xây dựng
4.
Chương IV: Vốn sản xuất kinh doanh xây dựng
5.
Chương V: Cung ứng vật tư xây dựng
6.
Chương VI: Định giá sản phẩm xây dựng và hạch toán sản xuất kinh doanh xây dựng
Phương pháp nghiên cứu
Sinh viên là trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Sinh viên tự học, tự nghiên cứu với sự hướng dẫn của giáo viên. Sinh viên phải đọc giáo trình, tài liệu liên quan trước khi đến lớp. Việc học tập trên lớp dưới hình thức trao đổi hai chiều giáo viên nêu vấn đề, sinh viên thảo luận, giáo viên bổ sung và kết luận vấn đề.
CHƯƠNG 1.
NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
I.
Khái niệm về ngành xây dựng và các ngành khác liên quan
1.
Ngành xây dựng
: bao gồm toàn bộ các hoạt động của chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng, doanh nghiệp cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng; các đơn vị thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị vào công trình; các tổ chức cung ứng vốn, các tổ chức cung cấp dịch vụ khác phục vụ xây dựng, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo phục vụ xây dựng và của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.
Lĩnh vực đầu tư mà ngành xây dựng quan tâm là lĩnh vực đầu tư được thực hiện thông qua việc xây dựng công trình để vận hành và sinh lợi mà không bao gồm các lĩnh vực đầu tư khác như đầu tư tài chính, đầu tư không kèm theo các giải pháp xây dựng công trình.
2.
Ngành công nghiệp xây dựng
: là ngành thực hiện các hoạt động thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc công trình. Ngành công nghiệp xây dựng đóng vai trò là ngành kết thúc giai đoạn cuối cùng tạo thành công trình xây dựng. Ngành công nghiệp xây dựng hiện nay bao gồm tất cả các doanh nghiệp xây dựng và lắp máy.
3.
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
: là ngành sản xuất các vật liệu và cấu kiện xây dựng. Về bản chất, đây là ngành sản xuất vật chất độc lập. Thông thường các doanh nghiệp xây dựng vẫn có các hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
4.
Ngành cơ khí xây dựng
: là ngành sản xuất các máy móc thiết bị xây dựng để cung cấp cho ngành công nghiệp xây dựng.
II.
Vai trò của đầu tư xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
1.
Ngành xây dựng là ngành kinh tế lớn, đóng vai trò chủ chốt trong khâu cuối cùng để tạo ra cơ sở vật chất, tài sản cố định cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Các bệnh viện, trường học, nhà ở, nhà máy, đường xá.... đều là sản phẩm của ngành xây dựng
2.
Ngành xây dựng đóng góp rất lớn cho tích lũy của nền kinh tế quốc dân thông qua các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động
§
Tổng sản phẩm trong nước của ngành xây dựng theo giá thực tế
%
Năm
2008
2009
Theo số tuyệt đối
95.696tỷ
/ 1.477.717 tỷ
110.252 tỷ / 1.645.481 tỷ
Theo số tương đối
6,48%
6,7%
(Nguồn: Niên giám thống kê 2009)
§
Trích thống kê Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo phân theo ngành kinh tế
% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ 2008 Phân theo ngành kinh tế Nông nghiệp và lâm nghiệp 58,66 56,98 55,37 53,61 51,78 50,20 48,87 Công nghiệp chế biến 10,53 11,24 11,62 12,34 13,05 13,50 14,04 Xây dựng 3,86 4,16 4,62 4,70 4,93 5,13 5,33 TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình 10,84 11,17 11,46 11,60 11,80 11,98 11,96 (Nguồn: theo niên giám thống kê 2008) à lao động làm trong ngành xây dựng chiếm số lượng đông thứ 4 trong tất cả các ngành kinh tế. 3.
Ví dụ: để vận chuyển hàng hoá, sản phẩm, đặc sản từ các vùng sâu, vùng xa đến các thành phố lớn tiêu thụ thì cần phải xây dựng hệ thống giao thông tốt.
Ví dụ: để đảm bảo đầu ra cho người nông dân nuôi trồng chè, mía, người ngư dân nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cá ba sa... thì cần phải xây dựng các nhà máy chế biến chè, đường, chế biến thuỷ sản.
4.
Xây dựng cơ bản tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc phòng thông qua việc đầu tư xây dựng các công trình xã hội, dịch vụ cơ sở hạ tầng ngày càng đạt trình độ cao. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân trong xã hội
Ví dụ: chúng ta nghe đến rất nhiều cụm từ “điện, đường, trường, trạm”
Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là:
-
Phát triển
sản xuất
, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;
-
Phát triển
cơ sở hạ tầng
;
-
Phát triển các
dịch vụ công cộng địa phương
thiết yếu như
điện
, trường học, trạm y tế, nước sạch
-
Nâng cao đời sống
văn hóa
.
Khi giai đoạn I kết thúc (1997-2006), Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng
10
nghìn
tỷ
đồng
,
cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn
25 nghìn công trình thiết yếu các loại
, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt
nông thôn
miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
5.
Ngành xây dựng có thể được coi là “hàn thử biểu” của nền kinh tế quốc dân. Khi ngành xây dựng phát triển báo hiệu khả năng phát triển của các ngành khác và ngược lại.
6.
Xây dựng cơ bản sử dụng một nguồn lực rất lớn của xã hội: lao động, tiền vốn, vật tư, máy móc, thiết bị... vì vậy trong xây dựng nếu mắc sai lầm từ khâu xét duyệt chủ trương đầu tư đến khâu thi công thì sẽ gây thất thoát lớn, hậu quả kéo dài nhiều năm khó sửa chữa.
§
Vốn đầu tư của ngành xây dựng theo giá thực tế
Tỷ đồng % Nội dung 2007 Sơ bộ 2008 2007 Sơ bộ 2008 Tổng vốn đầu tư của nền kinh tế 532.093 610.876 100% 100% Vốn đầu tư của ngành xây dựng 21.136 25.005 3,97% 4,09% III. Các lực lượng tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng 1. Chủ đầu tư: là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất quyết định mọi vấn đề của đầu tư. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật. 2.
3.
Các doanh nghiệp xây dựng và lắp máy
4.
Các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án đầu tư ở mọi giai đoạn của quá trình đầu tư
5.
Các tổ chức cung cấp và tài trợ vốn cho dự án đầu tư
6.
Các khách hàng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án
7.
Các cơ quan Nhà nước có liên quan dến đầu tư
8.
Cac tổ chức xã hội, các hiệp hội có liên quan đến như Hội xây dựng, Hội bảo vệ môi trường và nhân dân ở địa phương đặt dự án.
IV.
Quá trình hình thành công trình xây dựng
1.
Theo nghĩa rộng (theo góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước)
Quá trình hình thành công trình xây dựng bắt đầu từ giai đoạn lập chiến lược kinh tế xã hội và quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai lãnh thổ đến giai đoạn đưa công trình vào vận hành sử dụng:
Quy hoạch xây dựng được lập và phê duyệt để làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng;
Hình 1.1:
Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa rộng
Ví dụ
: Nhà nước lập tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội miền Trung, trong đó định hướng phát triển Dung Quất thuộc huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi thành khu kinh tế tổng hợp , phát triển đa ngành – đa lĩnh vực.
-
Phát triển công nghiệp nặng bao gồm công nghiệp lọc-hoá dầu, công nghiệp luyện cán thép, đóng tàu, sản xuất xi măng, chế tạo cơ khí, thiết bị nặng, sản xuất lắp ráp ô tô...
-
Phát triển công nghiệp nhẹ, chủ yếu là các ngành điện-điện tử, vật liệu công nghệ cao, dệt may, giày da, chế biến hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu...
-
Phát triển dịch vụ công nghiệp; dịch vụ tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; giáo dục đào tạo; nhà ở, vui chơi-giải trí, du lịch...(gắn liền với thành phố Vạn Tường hiện đại với tính chất là đô thị công nghiệp-dịch vụ).
à
Nhà nước lập quy hoạch xây dựng khu Dung QuấtTheo mục đích sử dụng đất
-
Đất công nghiệp: 2.428,9 ha
-
Đất hạ tầng kỹ thuật: 1.779,1 ha
-
Đất dân cư: 1.415,8 ha
-
Đất nông nghiệp, đồi núi, mặt hồ, bãi cát: 3.930,2 ha
-
Mặt nước: 746,0 ha
Theo khu chức năng
-
Khu công nghiệp phía Tây (CN nhẹ): 2.100,0 ha
-
Khu công nghiệp phía Đông (CN nặng): 4.316,0 ha
-
Thành phố Vạn Tường: 3.800,0 ha
-
Cảng Dung Quất: 746,0 ha
-
Khu Bảo thuế: 300,0 h
à
sau khi có quy hoạch, xuất phát từ nhu cầu và khả năng đầu tư của NN, dn, cá nhân mà đã hình thành nên các công trình xây dựng như:
Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Petro Vietnam), khu bến số 1 Cảng tổng hợp Dung Quất (Công ty Germadept) (đã xây dựng xong và vận hành giai đoạn 1), nhà máy thép Quảng Liên (đang ở bước khảo sát thiết kế)…
2.
Theo nghĩa hẹp (theo giác độ quản lý của chủ đầu tư)Quá trình hình thành công trình xây dựng gồm ba giai đoạn:
Hình 1.2:
Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa hẹp
1.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: bắt đầu từ lúc hình thành ý tưởng đầu tư cho đến lúc dự án được phê duyệt
Giai đoạn này bao gồm một loạt các bước kể từ khâu nghiên cứu xác định sự cần thiết phải đầu tư, đến các khâu thăm dò khảo sát thị trường, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án để quyết định đầu tư.
2.
Giai đoạn thực hiện đầu tư: từ lúc có quyết định đầu tư đến lúc xây dựng xong
Giai đoạn này bao gồm một loạt các bước kể từ khâu xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các khâu thiết kế, thi công xây dựng công trình... cho dự án đầu tư. Thực chất của khâu này là phải hình thành được hai loại tài sản sản xuất của dự án, đó là tài sản cố định (ví dụ: nhà xưởng, máy móc) và tài sản lưu động (dự trữ vật tư, tiền mặt...) để chuẩn bị đưa công trình vào hoạt động.
3.
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào vận hành khai thác
Giai đoạn này bao gồm các công việc như hoàn trả mặt bằng; nghiệm thu, bàn giao, khánh thành công trình; hướng dẫn sử dụng công trình và vận hành công trình; bảo hành công trình; quyết toán vốn đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Có thể thấy, quá trình đầu tư không phải chỉ đơn giản bao gồm có giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện xây dựng xong công trình mà còn phải kéo dài hàng chục năm để vận hành khai thác dự án.
V.
Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng
1.
Khái niệm về sản phẩm xây dựng
1.
Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng đã hoàn chỉnh (theo nghĩa rộng) là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất khác như các ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, hóa chất, luyện kim…và cuối cùng là ngành công nghiệp xây dựng đóng vai trò tổ chức cấu tạo công trình ở khấu cuối cùng để đưa vào hoạt động.
2.
Sản phẩm trực tiếp của ngành công nghiệp xây dựng chỉ bao gồm phần kiến tạo các kết cấu xây dựng làm chức năng nâng đỡ, bao che và phần lắp đặt các thiết bị máy móc cần thiết vào công trình xây dựng để đưa chúng vào hoạt động.
3.
Theo Điều 3, khoản 2 Luật Xây dựng 16/2003/QH11: “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.”
4.
Các sản phẩm xây dựng thường rất lớn và phải xây dựng trong thời gian dài nên để phù hợp với công việc thanh quyết toán cần phân biệt sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng của xây dựng. Sản phẩm trung gian có thể là công việc xây dựng, các giai đoạn, các đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao. Sản phẩm cuối cùng là các công trình hay hạng mục công trình xây dựng đã hoàn chỉnh và có thể bàn giao đưa vào sử dụng.
2.
Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng
1.
Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, được xây dựng và sử dụng tại chỗ nhưng lại phân bố tản mạn trên toàn vùng lãnh thổ
2.
Sản phẩm xây dựng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, vào địa phương nơi xây dựng
Ví dụ: đất ở khu vực thành phố thành phố Hồ Chí Minh thường nền đất yếu nên phải tiến hành các biện pháp xử lý nền đất yếu như cọc cát, cọc ximăng đất, rải lưới địa kỹ thuật.
Ví dụ: nhà ở Đà Lạt thường không có lắp điều hoà.
3.
Sản phẩm xây dựng mang tính cá biệt cao cả về phương diện kết cấu và cả về phương diện chế tạo, kiến trúc.
Xuất phát từ nhu cầu, khả năng đầu tư, cũng như điều kiện tự nhiên, khí hậu, xã hội nơi xây dựng mà các công trình xây dựng rất đa dạng:
Ví dụ: yêu cầu sinh viên nêu đặc điểm của trường học, các ngôi nhà trọc chời thường sử dụng vật liệu kính, thép
4.
Sản phẩm xây dựng có kích thước, chi phí lớn, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài. Do vậy phải tính toán kỹ lưỡng khi thiết kế vì nếu có sai sót sẽ rất khó sửa chữa.
Kim tự tháp Kheops hay kim tự tháp Kê ốp, kim tự tháp Khufu hoặc Đại kim tự tháp Giza
29°58′41″B, 31°07′53″Đ
), là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số
Bảy kỳ quan thế giới
. Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý rằng kim tự tháp được xây trong khoảng thời gian 20 năm từ khoảng năm 2560 TCN
[1]
. Mọi người cũng cho rằng Đại kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho
pharaon
Kheops
(
chuyển tự từ tiếng Hy Lạp
Χέωψ;
tiếng Ai Cập
: Khufu) thuộc
Triều đại thứ tư
thời
Ai Cập cổ đại
, vì thế nó đã được gọi là Kim tự tháp Kheops
[2]
. Vị tể tướng của Kheops là
Hemiunu
được cho là kiến trúc sư của Đại Kim tự tháp này
[3]
.
5.
Sản phẩm xây dựng đóng vai trò nâng đỡ, bao che, không trực tiếp tác động lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất, trừ các công trình đường ống.
6.
Sản phẩm xây dựng có liên quan nhiều ngành: bao gồm các ngành cung ứng vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất đồng thời cũng liên quan đến nhiều ngành sử dụng các sản phẩm (các công trình sau này).
à
yêu cầu các công tác cung ứng phải tổ chức tốtVí dụ: giá thép tăng vào năm 2008 làm đình trệ rất nhiều công trình
Ví dụ: người sử dụng cảm thấy không thoải mái nếu ngôi nhà không phù hợp
7.
Sản phẩm xây dựng có liên quan đến cảnh quan kiến trúc, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, do đó nó ảnh hưởng tới cả cộng đồng cả theo hướng có lợi hoặc có hại.
Ví dụ: con đường gốm sứ ven sông Hồng
Ví dụ: nhà siêu mỏng
8.
Sản phẩm xây dựng có tính chất tổng hợp về kinh tế kỹ thuật, văn hóa, chính trị xã hội, quốc phòng...
VI.
Những đặc điểm của sản xuất xây dựng
1.
Vì sản phẩm xây dựng là cố định nên sản xuất xây dựng phải di động, lực lượng thi công luôn luôn phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác. Các giải pháp kỹ thuật, tổ chức thi công do vậy luôn luôn phải thay đổi để phù hợp với từng công trình, không ổn định như các ngành khác
à
do vậy phải tốn chi phí xây dựng các công trình tạm và di chuyển lực lượng thi công, tạo tâm lý tạm bợ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, NSLĐ, NS thiết bị và tuổi thọ thiết bị thấp
à
Có thể khắc phục bằng cách tận dụng lao động địa phương, trang bị các máy móc gọn nhẹ có tính cơ động cao và phát triển các doanh nghiệp cho thuê máy xây dựng; giáo dục tư tưởng ổn định cho các cán bộ công nhân viên.2.
Thời gian xây dựng (chu kỳ sản xuất) trong xây dựng thường dài do đó gây thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư và thiệt hại do ứ đọng vốn sản xuất (vốn đầu tư là vốn của chủ đầu tư, vốn sản xuất là vốn của nhà thầu xây dựng) cũng như dễ gặp các rủi ro do tự nhiên, biến động giá thị trường
à
Có thể khắc phục (giảm thiệt hại) bằng cách giảm thời gian xây dựng, nhanh chóng đưa công trình vào sản xuất và sử dụng, giảm thiệt hại do ứ đọng vốn.3.
Sản phẩm xây dựng mang tính cá biệt cao nên sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng trừ trường hợp các doanh nghiệp xây dựng các căn hộ để bán, cho thuê.
4.
Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, có nhiều đơn vị tham gia xây dựng trên cùng một diện tích theo một trình tự thời gian và không gian nhất định vì vậy đòi hỏi người cán bộ tổ chức thi công phải có trình độ tổ chức phù hợp của các đơn vị sao cho đảm bảo tiến độ đề ra.
5.
Sản xuất xây dựng thường phải tiến hành ở ngoài trời và chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khí hậu do đó khi lập kế hoạch và tiến độ thi công phải chú ý đến yếu tố thời tiết. Phải chú ý cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân như làm lều che mưa nắng, cơ giới hóa tối đa...
6.
Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do địa điểm xây dựng mang lại: cùng loại công trình nhưng xây ở các địa phương khác nhau thì giá vật liệu, nhân công, máy thi công khác nhau do vậy giá thành khác nhau dẫn đến lợi nhuận khác nhau.
7.
Tốc độ phát triển kỹ thuật ở xây dựng thường chậm hơn so với các ngành công nghiệp khác, tỷ lệ lao động thủ công cao và ngành xây dựng là một ngành khó nhập khẩu.
MỤC LỤC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
..
3
I. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng
.
3
1. Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng
.
3
2. Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng
.
3
3. Khái niệm về hoạt động xây dựng
.
3
4. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
.
3
5. Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng
.
4
6. Quy chuẩn xây dựng
.
4
7. Tiêu chuẩn xây dựng
.
5
8. Chủ đầu tư xây dựng công trình
.
5
8.1. Khái niệm
..
5
8.2. Xác định chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình
.
5
9. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng
.
7
II. Những đặc điểm của ngành xây dựng đòi hỏi phải tăng cường quản lý của nhà nước
.
8
III. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng
.
8
IV. Nguyên tắc quản lý nhà nước về xây dựng
.
9
V. Các công cụ quản lý nhà nước về xây dựng
.
9
1. Bộ máy quản lý nhà nước
.
9
2. Chiến lược và kế hoạch hóa
.
10
3. Hệ thống văn bản pháp quy
.
10
4. Công cụ thuế
.
10
5. Doanh nghiệp nhà nước
.
10
VI. Dự án đầu tư xây dựng
.
10
1. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng
.
10
2. Vòng đời của một dự án
.
11
3. Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư xây dựng công trình)
11
3.1. Khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng (báo cáo nghiên cứu khả thi)
11
3.2. Khái niệm Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)
11
3.3. Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình
.
12
4. Vốn đầu tư của dự án
.
12
4.1. Khái niệm vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình
.
12
4.2. Nội dung
.
12
4.3. Cơ cấu vốn đầu tư
.
12
5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
.
13
5.1. Phân loại theo tính chất và quy mô dự án
.
13
5.2. Phân loại theo nguồn vốn
.
14
VII. Quản lý dự án đầu tư xây dựng
.
14
1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
.
14
2. Các quy định chung về quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng
.
14
3. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
.
15
3.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng
.
15
3.2. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
.
16
4. Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
.
17
4.1. Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng
.
17
4.1.1. Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trình
.
18
4.1.2. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình
.
19
4.1.3. Nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình
.
19
4.2. Quản lý thẩm định và quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình
.
20
4.2.1. Quy định chung về phân cấp quyết định (phê duyệt) dự án đầu tư xây dựng công trình
.
20
4.2.2. Quy định chung về phân cấp thẩm định, quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình
.
20
4.2.3. Nội dung thẩm định
.
22
5. Quản lý thiết kế xây dựng công trình
.
23
5.1. Các bước thiết kế xây dựng công trình
.
23
5.2. Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế
.
23
5.3. Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
.
24
5.4. Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
.
24
5.4.1. Các quy định chung
.
24
5.4.2. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trình
.
25
6. Quản lý lựa chọn nhà thầu
.
26
6.1. Các yêu cầu trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng
.
26
6.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng
.
26
6.2.1. Đấu thầu rộng rãi
27
6.2.2. Đấu thầu hạn chế
.
27
6.2.3. Chỉ định thầu
.
27
6.2.4. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
.
28
6.2.5. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá
.
29
6.2.6. Tự thực hiện
.
29
6.2.7. Mua sắm trực tiếp
.
29
6.2.8. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
29
7. Quản lý hợp đồng
.
29
7.1. Khái niệm về hợp đồng trong xây dựng
.
29
7.2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong xây dựng
.
30
7.3. Các hình thức giá hợp đồng xây dựng và hình thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng
.
30
7.3.1. Khái niệm giá hợp đồng xây dựng
.
30
7.3.2. Các hình thức giá hợp đồng xây dựng
.
31
7.3.3. Thanh toán hợp đồng xây dựng
.
32
MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
I.
Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng
1.
Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng
Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo dựng nên một tài sản nào đó (vật chất, tài chính, nghiên cứu phát triển) và sau đó tổ chức, khai thác, vận hành để sinh lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu nào đó của người bỏ vốn trong thời gian nhất định trong tương lai.
Ví dụ:
-
Đầu tư vật chất như đầu tư vào nhà xưởng, đường xá, cầu cống, hầm mỏ…
-
Đầu tư tài chính như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu…
-
Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển như mua phát minh, sáng chế, đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ
Đầu tư xây dựng là đầu tư vào các đối tượng, vật chất là các công trình xây dựng.
2.
Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng
Quản lý đầu tư xây dựng là
tập hợp những tác động
của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ bước xác định dự án đầu tư xây dựng đến khi thực hiện dự án tạo ra công trình xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng
để đạt được mục tiêu đầu tư đã xác định.
3.
Khái niệm về hoạt động xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
“Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.”
4.
Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
Theo Điều 5 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và điều 49/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng:
Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình.
1.
Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng:
a.
Công trình dân dụng;
b.
Công trình công nghiệp;
c.
Công trình giao thông;
d.
Công trình thủy lợi;
e.
Công trình hạ tầng kỹ thuật.
2.
Căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng của công trình bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV
à
Cấp công trình là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình xây dựng.
3.
Bộ Xây dựng quy định cụ thể loại và cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.
Trong thời gian chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng cho phép tiếp tục áp dụng phương pháp phân loại và cấp công trình quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
5.
Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
“Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ”.
6.
Quy chuẩn xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
“Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước
vng
có thẩm quyền
v
ề
x
â
y d
ự
ng
ban hành”.
Ví dụ:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình mã số QCVN 06:2010/BXD.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn, mã số QCVN 14:2009/BXD.
7.
Tiêu chuẩn xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
“Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được
c
ơ
quan
,
t
t
ổ chức
, c quan
có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.”
Ví dụ
:
Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn
TCXDVN 390 : 2007 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu "
à
Tóm lại: Quy chuẩn xây dựng quy định các yêu cầu phải đạt được, các yêu cầu này có thể là tối thiểu, có thể là tối đa tuỳ theo từng đặc trưng công việc. Tiêu chuẩn xây dựng hướng dẫn cách thức để đạt được các yêu cầu của Quy chuẩn xây dựng.8.
Chủ đầu tư xây dựng công trình
8.1.
Khái niệm
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người
sở hữu vốn
hoặc là người
được giao quản lý và sử dụng vốn
để đầu tư xây dựng công trình.
8.2.
Xác định chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công
trình
[a1]
1.
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình
do người quyết định đầu tư quyết định
trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình
phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
a)
Đối với
dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư
,
chủ đầu
tư là
một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là
cơ quan cấp Bộ
), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
) và
doanh nghiệp nhà nước
;
Ví dụ:
Ngày 15/1/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Về việc phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La.
Dự án thủy điện Sơn La gồm các dự án thành phần sau:
a) Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư gồm:
- Công trình đầu mối: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu bê tông trọng lực;
- Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước; đường dẫn nước áp lực; nhà máy thuỷ điện sau đập với 6 đến 8 tổ máy; trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời;
- Đường dây tải điện 220 - 500 kV đấu nối nhà máy với hệ thống điện quốc gia;
- Nhà quản lý vận hành; nhà ở của cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy;
b) Dự án tái định canh định cư (theo địa bàn quản lý) do ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là chủ đầu tư.
c) Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư.
b)
Đối với dự án do
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư
,
chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình
. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư.
Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng;
c)
Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b nêu trên thì người quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư.
2.
Đối với các
dự án sử dụng vốn tín dụng
,
người vay vốn là chủ đầu tư.
3.
Đối với các
dự án sử dụng vốn khác
,
chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện
theo quy định của pháp luật.
9.
Nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Theo các loại hình hoạt động xây dựng, có thể có các loại nhà thầu sau:
-
Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng
-
Nhà thầu cung cấp thiết bị
-
Nhà thầu thi công xây dựng
Theo đối tác ký kết hợp đồng và phạm vi công việc, các nhà thầu được phân ra: tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính, nhà thầu phụ
Loại nhà thầu
Đối tác ký kết hợp đồng
Phạm vi công việc
Tổng thầu xây dựng
Chủ đầu tư
Nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau:
-
tổng thầu thiết kế;
-
tổng thầu thi công xây dựng công trình;
-
tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình;
-
tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC)
-
tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
Nhà thầu chính
Chủ đầu tư
Nhận thầu trực tiếp thực hiện
phần việc chính của một loại công việc
của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Nhà thầu phụ
Nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng
Nhận thầu thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.
II.
Những đặc điểm của ngành xây dựng đòi hỏi phải tăng cường quản lý của nhà nước
Nhà nước phải tăng cường vai trò quản lý đối với ngành xây dựng vì:
-
Ngành xây dựng gắn liền với hoạt động đầu tư của nhà nước, của người dân, của doanh nghiệp
-
Vốn của ngân sách cấp phát cho đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của nền kinh tế và hạ tầng văn hóa xã hội, các công trình an ninh quốc phòng là khá lớn
-
Ngành xây dựng gắn liền với quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên tự nhiên, môi trường; gắn liền với vấn đề văn hóa xã hội, gắn với lợi ích cộng đồng
-
Khối lượng đầu tư và xây dựng có liên quan đến nguồn vốn nước ngoài hiện nay chiếm một lượng vốn khá lớn
III.
Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng
Theo Điều 111 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng như sau:
1.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng.
2.
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
hong
xây dựng.
3.
Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
4.
Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
5.
Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng
theo quy t
.
6.
Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra
,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng.
7.
Tổ chức
cho
nghiên cứu khoa học
v
à
c
ô
ng ngh
ệtrong hoạt động xây dựng.
8.
Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
9.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
IV.
Nguyên tắc quản lý nhà nước về xây dựng
Theo Điều 4 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản
sau đây:
1.
Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh
phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
2.
Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội
c
ủ
a
từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội
v
v
ớ
i
quốc phòng, an ninh;
3.
Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng
do cnh
;
4.
Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản,
ph
ò
ng ch
ố
ng ch
á
y, n
ổ
,
bảo
bo
đảm
m
vệ sinh môi trường
trong xyng
;
5.
Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật;
6.
Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí
,
thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng.
V.
Các công cụ quản lý nhà nước về xây dựng
1.
Bộ máy quản lý nhà nước
Theo Điều 112 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Các cơ quan sau đây quản lý nhà nước về xây dựng:
1.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước.
2.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng.
3.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi
trch
nhiệm
v
ụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.
4.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
2.
Chiến lược và kế hoạch hóa
Nhà nước xây dựng các chiến lược quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương
Ví dụ: lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong đó có kế hoạch phát triển ngành xây dựng
3.
Hệ thống văn bản pháp quy
Ban hành các Luật, Nghị định, thông tư, các định mức....
4.
Công cụ thuế
Ví dụ: thuế để hạn chế vật liệu nhập khẩu
5.
Doanh nghiệp nhà nước
Cấp và quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp nhà nước
VI.
Dự án đầu tư xây dựng
1.
Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng
Dự án được định nghĩa là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để thu được các kết quả hay
mục tiêu duy nhất, thường là mang đến những thay đổi về lợi ích hoặc các giá trị gia tăng.
“tạm thời” vì dự án có điểm khởi đầu và điểm kết thúc.
“duy nhất” vì các kết quả hay mục tiêu luôn khác nhau.
Các dự án và các hoạt động chia sẻ các đặc điểm chung sau:
-
Được thực hiện bởi con người
-
Bị ràng buộc bởi nguồn lực hạn chế
-
Được lên kết hoạch, thực thi và kiểm soát
Tuy nhiên các hoạt động được diễn ra liên tục và lặp lại, các dự án thì mang tính tạm thời và duy nhất.
Dự án đầu tư xây dựng là các dự án gắn liền với hoạt động đầu tư xây dựng các công trình.
Cần phân biệt khái niệm dự án đầu tư xây dựng nêu trên và khái niệm “dự án đầu tư xây dựng” là “báo cáo nghiên cứu tiền khả thi” được lập trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của một dự án.
2.
Vòng đời của một dự án
Vòng đời của một dự án gồm có ba giai đoạn:
-
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
-
Giai đoạn thực hiện đầu tư
-
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng
(xem thêm ở phần Quá trình hình thành công trình xây dựng tại Chương 1) 3. Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư xây dựng [a2] công trình) 3.1. Khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng (báo cáo nghiên cứu khả thi) Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án ĐTXDCT thông thường, chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu khả thi dự án và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (
(còn gọi là dự án đầu tư xây dựng công trình theo Luật Xây Dựng).
-
Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) nói chung là một tập hợp các biện pháp được đề xuất một cách có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được.
-
Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng: dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXDCT)
là tập hợp các đề xuất
có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
-
Vai trò của dự án đầu tư:
o
Dự án đầu tư là căn cứ để chủ đầu tư quyết định bỏ vốn và là căn cứ để các nhà tài trợ cho vay vốn
o
Là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt thông qua phân tích kinh tế xã hội của dự án
3.2.
Khái niệm Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)
Với các công trình quan trọng, phức tạp trước khi nghiên cứu khả thi dự án,
chủ đầu tư
tổ chức nghiên cứu tiền khả thi dự án và lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (pre-feasibility study)
Theo điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
3.3.
Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình
Với các dự án quy mô nhỏ, đơn giản và một số trường hợp khác, chủ đầu tư không phải lập Dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Theo điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.
4.
Vốn đầu tư của dự án
4.1.
Khái niệm vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình
-
Vốn đầu tư (ban đầu) của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ giá trị của tài sản được đầu tư vào dự án gồm tài sản cố định và tài sản lưu động
-
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình
[U3]
.
Tổng mức đầu tư = Vốn đầu tư (ban đầu) + VAT (trong tổng mức đầu tư)
4.2.
Nội dung
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
Vốn đầu tư (ban đầu) của dự án đầu tư xây dựng công trình gồm các chi phí như nêu trên nhưng không bao gồm VAT (nếu có).
4.3.
Cơ cấu vốn đầu tư
Hai bộ phận cơ bản của vốn đầu tư là:
1.
Vốn cố định dùng để xây dựng công trình, mua sắm máy móc và thiết bị để hình thành nên tài sản cố định của dự án đầu tư
2.
Vốn lưu động ban đầu bao gồm chủ yếu là dự trữ vật tư, sản xuất dở dang, vốn tiền mặt... theo dự kiến trong thời gian sản xuất thử
5.
Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Tại sao lại phải phân loại dự án ?
Bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng phải quản lý, nhưng do đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng nên càng phải được quản lý chặt chẽ.
Để quản lý phải chỉ ra được ai là người quản lý, xây dựng được bộ máy giúp việc cho người quản lý, cơ chế hoạt động, điều hành tổng thể và của từng bộ phận giúp việc.
Đồng thời, nguyên tắc quản lý là phải tập trung. Nhưng thực tế không cá nhân, tổ chức nào có thể đủ thời gian, sức lực, năng lực để quản lý hết mọi việc – vì vậy phải phân cấp quản lý.
Để phân cấp quản lý có hiệu quả thì phải phân loại dự án để trên cơ sở đó có sự phân cấp phù hợp.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:
5.1.
Phân loại theo tính chất và quy mô dự án
Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo quy mô và tính chất của dự án bao gồm các loại sau:
-
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư
-
Dự án nhóm A
-
Dự án nhóm B
-
Dự án nhóm C
Chi tiết về phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình trong phụ lục 1 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
Ví dụ:
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư trên 1500 tỷ đồng thuộc dự án nhóm A, từ 75 tỷ đến 1500 tỷ đồng thuộc dự án nhóm B, dưới 75 tỷ đồng thuộc dự án nhóm C
Ví dụ:
Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp không kể mức vốn đều thuộc dự án nhóm A.
5.2.
Phân loại theo nguồn vốn
Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo nguồn vốn bao gồm các loại sau:
-
Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
-
Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
-
Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
-
Dự án sử dụng vốn khác bao gồm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (gồm đầu tư trực tiếp FDI và vốn vay ODA), vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, của tư nhân, các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác ở Việt Nam hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
VII.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án là hướng dẫn và phối hợp các nguồn nhân lực và vật lực để đạt được các yếu tố định trước như:
-
Phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng
-
Sự thỏa mãn của các bên tham gia
Theo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.
2.
Các quy định chung về quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng
1.
Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
2.
Tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây:
Loại dự án Mức độ quản lý của Nhà nước DA sử dụng vốn ngân sách nhà nước Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD à từ việc xác định chủ trương ĐT, lập DA, quyết định ĐT, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công XD đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng DA của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, Vốn tín dụng ĐT phát triển của Nhà nước Vốn ĐT phát triển của doanh nghiệp nhà nước Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô ĐT à Doanh nghiệp có DA tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý DA theo các quy định của pháp luật Với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân à chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý DA. Với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau - Các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý - Hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư. 3. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định. 3. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng Theo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Người quyết định đầu tư quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây: 3.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng - Là hình thức chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động và năng lực hành nghề quản lý dự án trực tiếp quản lý toàn bộ các công việc của dự án. - Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có thể thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. - Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. - Ưu điểm của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Các công việc và những vướng mắc trong quản lý dự án được giải quyết trực tiếp nên có điều kiện giải quyết nhanh, kịp thời. o Tiết kiệm được chi phí quản lý dự án - Hạn chế của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án không cao o Thiếu kinh nghiệm và các trang thiết bị cần thiết o Vai trò giám sát xã hội trong quản lý dự án ít được mở rộng 3.2. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng - Là hình thức chủ đầu tư không đủ điều kiện về năng lực quản lý dự án mà phải thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng. - Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. - Ưu điểm của hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án cao. o Kinh nghiệm quản lý dự án được tích lũy liên tục, trang thiết bị quản lý đầy đủ, đồng bộ o Trách nhiệm pháp lý và vai trò giám sát xã hội trong quản lý dự án được mở rộng và nâng cao - Hạn chế của hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Chất lượng quản lý dự án phụ thuộc vào chất lượng lựa chọn nhà tư vấn quản lý dự án và chất lượng thực hiện hợp đồng quản lý dự án o Chi phí quản lý dự án tăng Sau đây là một số nội dung cụ thể về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư XDCT: Hình 2.1:
4.
Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
4.1.
Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng
-
Tổ chức cá nhân tham gia lập dự án đầu tư phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định
-
Lập dự án đầu tư theo các bước khác nhau được quy định theo pháp luật hiện hành
Loại dự án
Các bước lập dự án
Dự án quan trọng cấp quốc gia
Lập theo hai bước đó là:
1.
Bước 1: lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)
à
để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
2.
Bước 2: lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi)
Dự án nhóm A, B, C
Lập theo một bước:
1.
Có thể là dự án đầu tư xây dựng công trình
2.
Hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các
a.
Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b.
Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng;
N
hà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư xây dựng công trình
à
không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trừ trường hợp:
à
Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt
4.1.1.
Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trình
Theo Điều 36
Luật Xây dựng số 16/2003/QH112: Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
-
Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
-
Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
-
Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;
-
Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và
hiệu quảkinh tế - xã hội
của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.
4.1.2.
Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo Điều 37
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm hai phần (phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở)
1.
Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và
tổng mức đầu tư
, chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi trường;
Các giải pháp thực hiện bao gồm:
a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
2.
Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về kiến trúc; kích thước, kết cấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng; công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng để xây dựng công trình.
4.1.3.
Nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình
Theo Điều 37
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm: sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ;
bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.
4.2.
Quản lý thẩm định và quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình
4.2.1.
Quy định chung về phân cấp quyết định (phê duyệt) dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo Điều 39
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau
Loại dự án đầu tư xây dựng
Thẩm quyền quyết định
I. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Các dự án quan trọng quốc gia
à
Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo nghị quyết của Quốc hội
Các dự án nhóm A, B, C
à
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C và được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
à
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
à
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
II. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm. 4.2.2. Quy định chung về phân cấp thẩm định, quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình 3. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình trước khi phê duyệt theo quy định của Chính phủ 1. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư Loại dự án Đầu mối thẩm định dự án I. Do Thủ tướng quyết định đầu tư Hội đồng thẩm định Nhà nước (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư là chủ tịch Hội đồng) II. Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước Dự án do cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư Đơn vị chuyên môn trực thuộc Dự án do UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư Sở Kế hoạch và đầu tư Dự án do UBND cấp huyện, xã quyết định đầu tư Đơn vị có chức năng quản lý ngân sách trực thuộc III. Các dự án khác Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án 2. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng. Chú ý: Với báo cáo kinh tế - kỹ thuật: à thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán là Chủ đầu tư à thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật và quyết định đầu tư là người quyết định đầu tư. Người quyết định đầu tư sử dụng các kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán nêu trên của Chủ đầu tư để ra quyết định đầu tư 3. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở: a. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A; b. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm C. 4. Nhà nước quy định về thời gian thẩm định dự án 5. Tổ chức, cá nhân thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. 4.2.3. Nội dung thẩm định à Nội dung thẩm định bao gồm 3 nội dung: xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án và xem xét thiết kế cơ sở của dự án (Nội dung chi tiết xem tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nghị định 83/2009/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghi định 12/2009/NĐ-CP) 1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm: a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy; đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. 5. Quản lý thiết kế xây dựng công trình 5.1. Các bước thiết kế xây dựng công trình Theo Điều 54 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 16 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 : Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế. Thiết kế cơ sở được lập trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; các bước thiết kế tiếp theo được lập trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Hình 2.2: Các bước thiết kế xây dựng công trình 5.2. Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế Hình 2.3: Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế 5.3. Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình Các nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng công trình và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thể hiện trong sơ đồ sau: Hình 2.4: Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế (Các nội dung thiết kế được thể hiện trong hồ sơ thiết kế) 5.4. Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình Theo Điều 59 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 5.4.1. Các quy định chung 1. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt. Người thẩm định, phê duyệt thiết kế chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình. 2. Người quyết định đầu tư tự chịu trách nhiệm về việc thẩm định thiết kế cơ sở và các nội dung khác của dự án khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình để phê duyệt dự án; trong trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên quan về thiết kế cơ sở. Trong nội dung phê duyệt dự án phải xác định rõ các giải pháp thiết kế cơ sở cần tuân thủ và các giải pháp thiết kế cơ sở cho phép chủ đầu tư được thay đổi trong các bước thiết kế tiếp theo. 3. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế tiếp theo phù hợp với thiết kế cơ sở đã được duyệt. 5.4.2. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trình Chính phủ quy định cụ thể nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (yêu cầu sinh viên tìm đọc trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP) Thẩm định thiết kế cơ sở: - Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; s ự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; - Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; - Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; - Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy; Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. Thẩm định thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công: - Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở; - Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình; - Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; - Đánh giá mức độ an toàn công trình; - Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; - Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản. 6. Quản lý lựa chọn nhà thầu Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác. Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình. 6.1. Các yêu cầu trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng Theo Điều 96 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm những yêu cầu sau đây: a) Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý; c) Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch; 6.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng Theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Luật đấu thầu số 61/2005/QH11: có các hình thức lựa chọn nhà thầu sau đây: - Đấu thầu rộng rãi - Đấu thầu hạn chế - Chỉ định thầu - Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá - Mua sắm trực tiếp - Tự thực hiện - Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt - Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng 6.2.1. Đấu thầu rộng rãi Theo Điều 99 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1: 1. Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia 2. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu. 3. Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời thầu. 4. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu. 6.2.2. Đấu thầu hạn chế Theo Điều 99 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1: 1. Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu. 2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu. 6.2.3. Chỉ định thầu Theo Điều 101 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1: 1. Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp sau đây: a. Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm; b. Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm; c. Công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản theo quy định của Chính phủ; d. Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá; e. Các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép. 2. Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. 3. Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình; có tài chính lành mạnh, minh bạch. 6.2.4. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 và Điều 102 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1: 1. Công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải được tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình; người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình; đối với công trình khác thì việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình do chủ đầu tư quyết định 2. Chi phí thi tuyển được tính vào tổng mức đầu tư của công trình xây dựng. 3. Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình. 6.2.5. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá 1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây: a. Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng; b. Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng. 2. Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau. 6.2.6. Tự thực hiện 1. Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng. 2. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính. 6.2.7. Mua sắm trực tiếp 1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng. 2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự. 3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó. 4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác. 6.2.8. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 7. Quản lý hợp đồng 7.1. Khái niệm về hợp đồng trong xây dựng Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi là hợp đồng xây dựng) là hợp đồng dân sự; là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật. Các tranh chấp chưa được thoả thuận trong hợp đồng thì giải quyết trên cơ sở qui định của pháp luật có liên quan. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng. 7.2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong xây dựng Theo Điều 108 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1: Hợp đồng trong hoạt động xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Nội dung công việc phải thực hiện; 2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc; 3. Thời gian và tiến độ thực hiện; 4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao; 5. Giá cả, phương thức thanh toán; 6. Thời hạn bảo hành; 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 8. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng. 7.3. Các hình thức giá hợp đồng xây dựng và hình thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng 7.3.1. Khái niệm giá hợp đồng xây dựng Giá hợp đồng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác qui định trong hợp đồng xây dựng. 7.3.2. Các hình thức giá hợp đồng xây dựng a. Giá hợp đồng trọn gói Giá hợp đồng trọn là giá hợp đồng xây dựng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có qui định trong hợp đồng (nếu có). Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định được khối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói. b. Giá hợp đồng theo đơn giá cố định Giá hợp động theo đơn giá cố định là giá hợp đồng xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh qui định trong hợp đồng (nếu có). Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện công việc và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn giá xây dựng công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá. Đơn giá cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng. c. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng xây dựng mà khối lượng công việc và đơn giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp được qui định tại hợp đồng xây dựng. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng xây dựng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh (tại thời điểm ký kết giá hợp đồng chỉ là tạm tính) sẽ được điều chỉnh thay đổi khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo qui định trong hợp đồng. d. Giá hợp đồng kết hợp Giá hợp đồng kết hợp là giá hợp đồng được xác định theo các hình thức qui định tại điểm a, b, c nêu trên. Giá hợp đồng kết hợp áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu có qui mô lớn, kỹ thuật phức tạm và thời gian thực hiện kéo dài . Bên giao thầu và bên nhận thầu căn cứ vào các loại công việc trong hợp đồng để thoả thuận, xác định các loại công việc áp dụng theo giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh cho phù hợp. 7.3.3. Thanh toán hợp đồng xây dựng Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng. a. Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng trọn gói Việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng sau khi đã có hồ sơ thanh toán được kiểm tra, xác nhận của bên giao thầu. Bên nhận thầu được thanh toán toàn bộ giá hợp đồng đã ký với bên giao thầu và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có) sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu. b. Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định Việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung trong hợp đồng. c. Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh Việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo qui định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký kết hợp đồng để tạm thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng qui định của hợp đồng. d. Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng kết hợp Việc thanh toán thực hiện tương ứng với các qui định tại điểm a, b, c nêu trên. [a1] Trước hết cần xác định nguồn vốn của dự án --> sau đó xác định người quyết định đầu tư --> xác định chủ đầu tư [a2]
[U3]
Tổng mức đầu tư cho biết phải chuẩn bị bao nhiêu tiền để thực hiện dự án.
Vốn đầu tư cho biết giá trị tài sản đầu tư
MỤC LỤC
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG
..
2
I. Quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng
.
2
1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp xây dựng
.
2
1.1. Khái niệm lao động trong xây dựng
.
2
1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp xây dựng
.
2
2. Khái niệm và mục đích quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng
.
4
2.1. Khái niệm về quản lý lao động
.
4
2.2. Ý nghĩa của công tác quản lý lao động
.
4
2.3. Mục đích của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng
.
4
3. Nội dung của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng
.
5
II. Năng suất lao động trong xây dựng
.
5
1. Khái niệm
..
5
2. Các phương pháp tính năng suất lao động trong xây dựng
.
6
3. Tăng năng suất lao động trong xây dựng
.
9
3.1. Thực chất tăng NSLĐ
..
9
3.2. Hiệu quả của tăng NSLĐ
..
9
3.3. Biện pháp tăng năng suất lao động
.
9
III. Tiền lương trong xây dựng
.
10
1. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương
.
10
1.1. Khái niệm tiền lương (trong nền kinh tế thị trường)
10
1.2. Ý nghĩa của tiền lương
.
10
2. Một số khái niệm liên quan đến tiền lương
.
11
2.1. Ngạch lương
.
11
2.2. Thang lương
.
11
2.3. Nhóm lương
.
11
2.4. Hệ số cấp bậc lương
.
11
2.5. Mức lương
.
12
2.6. Phụ cấp theo lương
.
12
3. Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng
.
14
3.1. Tiền lương trả theo thời gian
.
14
3.2. Tiền lương trả theo sản phẩm
..
15
CHƯƠNG 3.
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG
I.
Quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng1.
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp xây dựng1.1.
Khái niệm lao động trong xây dựng
Hoạt động có ý thức của con người ở mọi lĩnh vực (sản xuất vật chất, hay phi vật chất) đều được gọi là lao động.
1.2.
Phân loại lao động trong doanh nghiệp xây dựng
Bao gồm các hình thức phân loại sau:
a.
Phân loại theo tính chất trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình lao động
Theo hình thức này lao động của doanh nghiệp phân ra: lao động trực tiếp và gián tiếp
-
Lao động trực tiếp: đối tượng này là những người trực tiếp liên quan đến sản xuất ra sản phẩm, thường được gọi là công nhân (tức những người làm việc bằng chân tay hay điều khiển các máy móc thiết bị sản xuất. Lực lượng này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh nghiệp, thường ≈ 85% tổng lao động của doanh nghiệp như công nhân sản xuất chính, công nhân sản xuất phụ, phục vụ công nhân chính và công nhân khác (điều khiển thiết bị, sửa chữa, dọn dẹp…)
-
Lao động gián tiếp (các cán bộ quản trị) đó là những người tham gia các hoạt động quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà công việc của họ không trực tiếp gắn với sản phẩm sản xuất ra như nhân viên quản lý kinh tế, quản lý kĩ thuật, quản lý hành chính…
Trong xây dựng người ta quy ước lao động gián tiếp là những cán bộ quản lý điều hành từ cấp đội xây dựng trở lên đến cơ quan cao nhất của doanh nghiệp như xí nghiệp, công ty, tổng công ty.
à
Đội ngũ lao động gián tiếp còn được gọi là “viên chức doanh nghiệp”à
Tập hợp cả hai khối được gọi là “công nhân viên chức” của doanh nghiệpb.
Phân loại theo loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo hình thức này lao động của doanh nghiệp xây dựng được phân thành
-
Lực lượng lao động chính là lao động trong sản xuất kinh doanh xây lắp
-
Lực lượng lao động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh khác (trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều loại hoạt động sản xuất kinh doanh khác)
à
việc phân loại này là nhằm biết đối tượng nào thừa hành và người nào quản lý và khi thanh toán tiền lương của doanh nghiệp thì có chính sách khác nhau giữa lực lượng lao động chính và lực lượng lao động khác
c.
Phân loại theo tính chất, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp
Theo cách phân loại này lao động của doanh nghiệp được phân thành công nhân và viên chức doanh nghiệp:
-
Đối với công nhân:
o
Phân loại theo nghề bao gồm: công nhân nghề mộc, nề, sắt, bê tông…
o
Phân loại theo trình độ lành nghề bao gồm: công nhân ở các nghề có các bậc tương ứng khác nhau từ bậc 1 đến bậc 7
-
Đối với viên chức doanh nghiệp: phân chia theo trình độ chuyên môn nhân viên (cán bộ quản trị) bao gồm:
o
Đại học
o
Trên đại học
o
Sơ cấp
o
Trung cấp
à
đồng thời còn gắn với các chức danh khác nhau để phục vụ công tác trả lương
VD: trình độ đại học có thể phân ra:
-
Chuyên viên gồm có: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp
-
Kỹ sư gồm có: kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp
-
Nhân viên: kinh tế, hành chính, văn thư, lái xe con…
d.
Phân loại theo hình thức quản lý và tuyển dụng-
Theo hình thức quản lý bao gồm:
o
Công nhân viên trong danh sách là số lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương
o
Công nhân viên ngoài danh sách là số lao động không do doanh nghiệp quản lý và trả lương
-
Theo hình thức tuyển dụng bao gồm:
o
Lao động làm việc theo hợp đồng dài hạn
o
Lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn
o
Lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ (tạm thời)
à
người lao động được trả “tiền công”
2.
Khái niệm và mục đích quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng
2.1.
Khái niệm về quản lý lao độngQuản lý lao động là
tổng thể các hoạt động
nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân
để đạt được các
mục tiêu
của doanh nghiệp, của xã hội và của bản thân người lao động.
2.2.
Ý nghĩa của công tác quản lý lao độngQuản lý lao động trong xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng bởi bốn lý do sau đây:
1.
Con người là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh vì con người chính là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh
2.
Nếu ta quản lý tốt lao động thì sẽ tạo điều kiện để sử dụng tốt, có hiệu quả các nguồn lực khác của doanh nghiệp như vốn, máy móc, vật tư, thiết bị
3.
Quản lý lao động tốt ngoài ý nghĩa mang lại lợi ích xã hội to lớn hơn nhiều (tạo cơ hội để phát triển chính bản thân người lao động)
4.
Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh là phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau do vậy việc quản lý lao động là cần thiết nhằm để giảm thiểu các lãng phí hoặc sử dụng kém hiệu quả.
2.3.
Mục đích của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựngMục đích cuối cùng của quản lý lao động là hướng về các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội trong đó:
-
Lợi ích kinh tế bao gồm cả lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và bản thân người lao động
-
Lợi ích xã hội là:
o
Tạo ra một tập thể đoàn kết và nhất trí cao trong hành động
o
Tạo tập thể lao động làm việc theo phong cách hiện đại, văn minh
o
Tạo điều kiện tối đa để người lao động phát huy đầy đủ tính sáng tạo
3.
Nội dung của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng
Nội dung của quản lý lao động có thể chia theo 3 giai đoạn sau đây:
a.
Giai đoạn chuẩn bị và tiếp nhận nguồn lao động
-
Nghiên cứu, phân tích và thiết kế vị trí, công việc
-
Dự kiến nguồn lao động
-
Tuyển dụng lao động
b.
Giai đoạn tổ chức và sử dụng hiệu quả nguồn lao động
-
Phân công và hợp tác lao động
-
Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc
-
Định mức thời gian lao động
-
Năng suất lao động
-
Trả công lao động: tiền lương và bảo hiểm xã hội
-
Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
-
Đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động
-
Tăng cường kỷ luật lao động và thi đua sản xuất…
c.
Giai đoạn phát triển nguồn lao động
-
Đào tạo và đào tạo lại
-
Đề bạt vào các vị trí công tác thích hợp
-
Thuyên chuyển và sa thải
-
Ngoài ra quản lý nguồn lao động còn giải quyết một số nội dung quan trọng khác như:
o
Bảo đảm thông tin cho người lao động
o
Công đoàn và giải quyết tranh chấp lao động
o
Phúc lợi và chia lợi nhuận
Sau đây sẽ nghiên cứu một số nội dung quan trọng của quản lý lao động trong doanh nghiệp
II.
Năng suất lao động trong xây dựng1.
Khái niệm
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động của con người trong một thời gian nhất định và được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian hay là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hợp quy cách chất lượng.
2.
Các phương pháp tính năng suất lao động trong xây dựng
a.
Phương pháp xác định NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật
Theo phương pháp này NSLĐ được xác định bằng số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian:
Ws = (sản phẩm/ giờ công, ngày công)
(3.1)
Trong đó:
-
Ws: NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật
-
Q: Tổng khối lượng sản phẩm được hoàn thành trong kỳ nào đó được đo bằng đơn vị đo là tổng hiện vật
-
T: Tổng hao phí lao động (thời gian lao động) để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Q (ngày công, giờ công, người – tháng, người – quý, người – năm)
à
chỉ tiêu này phản ánh W càng cao thì năng suất lao động càng cao và ngược lại
Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm sau:
-
Ưu điểm:
o
Tính toán đơn giản, phản ánh chính xác NSLĐ.
o
Không chịu ảnh hưởng của yếu tố giá cả và cơ cấu công tác
o
Có thể dùng để so sánh NSLĐ của cá nhân và tập thể khi thực hiện công tác có đơn vị đo đồng nhất.
-
Nhược điểm:
o
Không mở rộng tính NSLĐ chung cho nhiều công tác có đơn vị đo sản phẩm khác nhau và do vậy không dùng để tính NSLĐ cho toàn doanh nghiệp trong kỳ hoàn thành nhiều công tác
o
Chưa phản ánh được điều kiện làm việc (chuyên môn hoá, hợp tác hoá) và mức độ chất lượng sản phẩm.
b.
Xác định NSLĐ theo lượng lao động hao phí (thời gian lao động hao phí) (Wt)Wt =
(giờ công, ngày công/sản phẩm)
(3.2)
Trong đó:
Wt: NSLĐ tính theo lượng lao động hao phí
à
Chỉ tiêu này phản ánh để làm được một đơn vị khối lượng sản phẩm thì cần lượng hao phí lao động như thế nàoƯu điểm và nhược điểm của phương pháp này :
à
Về cơ bản cũng như phương pháp tính NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật.Chú ý:
1.
Hiện nay hệ thống định mức lao động là định mức trình bày dưới dạng thời gian do vậy NSLĐ theo thời gian lao động hao phí dễ so sánh với định mức lao động để đánh giá tình hình hoàn thành định mức lao động.
> ĐM: không hoàn thành định mức
< ĐM: vượt định mức
= ĐM: hoàn thành định mức
2.
Từ định mức, năng suất lao động theo thời gian hao phí có thể tính ngược lại để xác định định mức, năng suất lao động theo khối lượng sản phẩm hiện vật
c.
Phương pháp xác định NSLĐ theo giá trị bằng tiền(Wg)
NSLĐ theo giá trị được xác định theo một số dạng công thức sau:
Wg =
(đồng/giờ công, đồng/ngày công v.v)
(3.3)
Wg =
(đồng/người năm, đồng/người quý v.v)
(3.4)
Trong đó:
-
Qi: Khối lượng sản phẩm loại i hoàn thành trong kỳ đang xét (tính theo hiện vật)
-
Đi: Đơn giá của sản phẩm i (đơn giá đầy đủ bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, lãi và có thể gồm cả các loại thuế)
-
Ti: Lượng hao phí lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác Qi
-
: số lao động trung bình trong kỳ đang xét để hoàn thành khối lượng Qi
= Sđầu kỳ + Stăng – Sgiảm
Ưu và nhược điểm của phương pháp:
-
Ưu điểm:
o
Có thể dùng để tính NSLĐ cho từng công việc hay nhiều loại công việc
à
do đó có thể dùng tính NSLĐ bình quân chung cho cả doanh nghiệp trong kỳ:
o
Có thể dùng để lập kế hoạch NSLĐ cho doanh nghiệp, cũng như ở các khâu, bộ phận của doanh nghiệp.
Năng suất lao động của 1 công nhân xây lắp trong kỳ:
Năng suất lao động của 1 công nhân viên xây lắp trong kỳ:
Trong đó:
-
GXL: giá trị khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
-
SCNXL: số công nhân xây lắp bình quân trong kỳ
-
SCNVXL: số công nhân viên xây lắp bình quân trong kỳ
-
Nhược điểm:
o
Phương pháp này chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố giá cả.
o
Phương pháp này chịu ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu công tác
à
Muốn dùng chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị bằng tiền để so sánh đánh giá doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hay giữa kỳ này với kỳ khác của doanh nghiệp thì
cần chú ý làm đồng nhất mặt bằng giá và đồng nhất cơ cấu công tác.
3.
Tăng năng suất lao động trong xây dựng
3.1.
Thực chất tăng NSLĐThực chất của tăng năng suất lao động là khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian của kỳ đang xét phải cao hơn khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian của kỳ so sánh.
Hoặc tổng hao phí lao động cần thiết để làm ra một khối lượng sản phẩm nào đó của kỳ đang xét phải thấp hơn tổng hao phí lao động để làm ra một khối lượng sản phẩm của kỳ so sánh
3.2.
Hiệu quả của tăng NSLĐ
-
Nếu số lượng công nhân vẫn được sử dụng như kỳ cũ hay kỳ gốc thì sản lượng hoàn thành trong kỳ tăng
o
à
doanh thu tăng,
o
à
giảm được các chi phí phụ thuộc thời gian
à
tăng lợi nhuận-
Nếu cố định khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
à
số lượng công nhân giảm đáng kể do tăng NSLĐ
à
các chi phí phục vụ công nhân giảm đi
-
Tăng NSLĐ có thể đồng hành kéo theo việc giảm thời gian xây dựng và mang lại nhiều hiệu quả như:
o
giảm chi phí xây lắp,
o
giảm thiết hại do ứ đọng vốn của chủ đầu tư, nhà thầu;
o
tạo thêm lợi nhuận do đưa công trình vào sử dụng sớm
-
Tăng NSLĐ đi kèm với tốc độ tăng trả lương (theo sản phẩm) chậm hơn tốc độ tăng NSLĐ
à
tiết kiệm chi phí tiền lương
-
Có thể giảm bớt quỹ thời gian làm việc cho người lao động mà thu nhập của họ vẫn đảm bảo không đổi
-
Ngoài các lợi ích trực tiếp mang lại cho doanh nghiệp như trên còn có các lợi ích khác cho nhà nước và bản thân người lao động
3.3.
Biện pháp tăng năng suất lao động-
Mở rộng áp dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến, đặc biệt là mở rộng cơ giới hoá, thay thế lao động thủ công
-
Cải tiến công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh:
o
cải tiến bộ máy của doanh nghiệp, bộ máy quản lý công trường
o
tổ chức tốt phục vụ nơi làm việc cho công nhân
o
hoàn thiện chế độ trả lương, thưởng, các khuyến khích có liên quan đến tăng năng suất
o
Chuẩn bị tốt các công việc triển khai ban đầu như về công tác chuẩn bị vật tư, các công trình phục vụ thi công, các công tác tài chính…
-
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động
-
Sử dụng tối đa các lợi thế do điều kiện tự nhiên mang lại: vd: mùa khô năng suất cao thì chú ý phân bố công việc hợp lý
III.
Tiền lương trong xây dựng1.
Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương
1.1.
Khái niệm tiền lương (trong nền kinh tế thị trường)
-
Trong nền kinh tế thị trường: Tiền lương là giá cả của việc sử dụng lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
-
Thực tế hiện này thường phân biệt giữa hai khái niệm tiền lương và tiền công:
o
Tiền lương thường dùng để chi trả cho thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng thêm các thu nhập khác như: thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà doanh nghiệp mua cho người lao động, các phúc lợi khác của doanh nghiệp…
o
Tiền công: giá cả chi trả cho công lao động, ngoài tiền công người lao động không được thụ hưởng thêm các khoản khác
1.2.
Ý nghĩa của tiền lương-
Tiền lương là công cụ để đánh giá chất lượng, số lượng lao động, trình độ nghề
-
Tiền lương là công cụ phân phối lợi ích một cách hợp lý và là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, kích thích nâng cao năng suất lao động và ý thức phấn đấu của người lao động
à
Chế độ tiền lương hợp lý có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội
-
Tiền lương phải đáp ứng được mục đích kinh tế và mục đích xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích và công bằng xã hội.
2.
Một số khái niệm liên quan đến tiền lương
2.1.
Ngạch lương
Ngạch lương là một khái niệm để phân biệt trả lương cho các đối tượng hưởng lương khác nhau trong hệ thống trả lương của nhà nước.
Ví dụ: ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính…
2.2.
Thang lương
Thang lương được hiểu là các bảng thể hiện các bậc lương và các hệ số bậc lương khác nhau từ thấp đến cao nằm trong một ngạch lương
Ví dụ: thang lương của công nhân xây dựng
Bảng 3.1:
Thang lương của công nhân xây dựng
Nhóm nghề
Bậc/Hệ số
I
II
III
IV
V
VI
VII
Nhóm I
1,55
1,83
2,16
2,55
3,01
3,56
4,20
Nhóm II
1,67
1,96
2,31
2,71
3,19
3,74
4,40
Nhóm III
1,85
2,18
2,56
3,01
3,54
4,17
4,90
2.3.
Nhóm lươngNhóm lương là phạm trù để phân biệt tính chất phức tạp, riêng biệt, nặng nhọc của từng ngành nghề để phân biệt nhóm lương
Đối với công nhân xây dựng cơ bản, được phân thành 3 nhóm I, II, III
2.4.
Hệ số cấp bậc lương
-
Trong mỗi thang lương, hệ số cấp bậc lương là tỷ lệ giữa mức lương theo các bậc khác nhau so với mức lương tối thiểu
-
Đối với công nhân thuộc ngành xây dựng cơ bản thì chia làm 7 bậc tương ứng với 3 nhóm lương (I, II, III). Nếu công nhân có cùng bậc mà khác nhóm thì hệ số bậc lương sẽ khác nhau. Ví dụ:
o
Công nhân bậc I thuộc nhóm I có hệ số cấp bậc lương là 1,55
o
Công nhân bậc I thuộc nhóm II có hệ số cấp bậc lương là 1,67
o
Công nhân bậc I thuộc nhóm II có hệ số cấp bậc lương là 1,85
2.5.
Mức lương
Thể hiện số tuyệt đối về tiền lương tính cho một đơn vị thời gian tuỳ theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và hệ số cấp bậc tiền lương của từng ngành.
Có thể phân biệt ba loại:
-
Mức lương tháng - người
-
Mức lương ngày - người
-
Mức lương giờ - người
à
Nếu lựa chọn trả lương theo hình thức này thì mức độ chính xác tăng dần từ lương theo tháng - người đến lương theo giờ - người
2.6.
Phụ cấp theo lươngCác chế độ phụ cấp lương, bao gồm:
a.
Phụ cấp khu vực:Áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.
b.
Phụ cấp trách nhiệm công việc:Áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
c.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:Áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
d.
Phụ cấp lưu động:Áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
Riêng với công nhân ngành xây dựng, đồng loạt tất cả đều được hưởng mức phụ cấp này ở mức tối thiểu 0,2 và phụ cấp này được đưa vào đơn giá xây dựng cơ bản của tình thành phố
e.
Phụ cấp thu hút:
Áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.
f.
Phụ cấp làm đêm và thêm giờ-
Phụ cấp làm đêm: để bổ sung thêm tiền bồi dưỡng cho người lao động làm đêm và được phân ra làm hai trường hợp:
o
Nếu làm đêm không thường xuyên (phụ cấp này tính bằng 30% / lương cấp bậc)
o
Nếu làm đêm thường xuyên (phụ cấp này tính bằng 40% / lương cấp bậc)
-
Phụ cấp làm thêm giờ
Tiền lương làm thêm giờ
=
Tiền lương
cấp bậc theo giờ
x
150% hoặc 200%
hoặc 300%
x
Số giờ
làm thêm
o
Mức 150%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
o
Mức 200%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần
o
Mức 300%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ Luật Lao động);
g.
Phụ cấp đắt đỏPhụ cấp đắt đỏ được xác định đối với những nơi có giá lương thực, thực phẩm, dịch vụ so với bình quân chung của cả nước cao hơn từ 10% trở lên.
Phụ cấp đắt đỏ gồm 5 mức: 0,1; 0,15; 0,20; 0,25 và 0,30 so với mức lương tối thiểu
h.
Phụ cấp không ổn định sản xuất
Phụ cấp do không có việc làm thường xuyên, thường ở mức 10% lương cấp bậc. Nhà thầu lấy nguồn này để dự trữ quỹ lương, và khi người lao động không có việc làm thì trích ra để trả.
Ngoài ra còn có một số phụ cấp khác được khoán trực tiếp cho người lao động như công tác phí và một số phụ cấp liên quan đến đi lại khoảng 4% lương cấp bậc.
Trong đơn giá XDCB của các tỉnh, thành phố còn bổ sung thêm tỷ lệ % nhất định để kể đến lương phụ (lương người lao động được hưởng trong những ngày nghỉ theo chế độ như ngày lễ, ngày tết…
3.
Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng3.1.
Tiền lương trả theo thời gianLà hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc, trình độ nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo, đơn giá tiền lương thoả thuận theo thời gian
Ltt = Ttt * L
(3.5)
Trong đó:
-
Ttt - Thời gian làm việc thực tế dùng để tính lương (tháng, ngày, giờ)
-
L - Tiền lương cho một đơn vị thời gian dùng để tính lương (đồng/tháng, đồng/ngày .v.v…)
Có thể áp dụng một số dạng sau:
a.
Tiền lương theo thời gian giản đơn
Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn nghĩa là chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và mức lương trên một đơn vị thời gian của nhân viên để trả lương
-
Tiền lương theo giờ làm việc
-
Tiền lương theo ngày làm việc
-
Tiền lương theo tháng làm việc
Trả lương theo giờ chính xác hơn > trả lương theo ngày > trả lương theo tháng.
à
dễ mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian lao động và nâng cao chất lượng công việc.
b.
Tiền lương theo thời gian có thưởng (phạt)Là hình thức tiền lương theo thời gian giản đơn kết hợp với thưởng (hay phạt) theo thoả thuận khi đạt được (hoặc vi phạm) các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng nhất định như:
-
Thưởng do tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác
-
Thưởng do rút ngắn thời gian
-
Thưởng do tiết kiệm vật tư (
à
với công nhân xây dựng là rất quan trọng)-
Thưởng do làm gọn, làm sạch, không gây ô nhiễm môi trường
Nguồn tiền thưởng có thể lấy từ:
-
Khai thác từ giá trị làm lợi mang lại
-
Dùng quỹ khen thưởng của doanh nghiệp
Ưu điểm:
-
Ở mức độ nhất định nào đó phản ánh được chất lượng lao động, điều kiện làm việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động
-
Rất thích hợp cho các công việc lao động mang tính trí óc, sáng tạo hay các công việc khó xác định khối lượng rõ ràng, công việc đòi hỏi có trách nhiệm cao
Hạn chế:
-
Giữa tiền lương, kết quả lao động và chất lượng lao động không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
à
tác dụng khuyến khích tăng năng suất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng tạo… bị hạn chế
Điều kiện áp dụng phù hợp:
-
Áp dụng cho các công việc có tính chất nghiên cứu, sáng tạo
-
Các công việc có khả năng quản lý tốt được kết quả, chất lượng. VD: các công việc sản xuất công nghiệp theo dây chuyền
-
Trả lương cho các công việc quản lý điều hành ở các doanh nghiệp
-
Trả lương cho các công việc không thể xác định chính xác khối lượng hay không có định mức để thực hiện giao khoán
3.2.
Tiền lương trả theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động hoàn thành tính bằng khối lượng sản phẩm tương ứng với chất lượng, thời hạn quy định và đơn giá tiền lương tính theo đơn vị sản phẩm
Lsp = Ntt x Đg
(3.6)
-
Lsp: tiền lương tính theo sản phẩm
-
Ntt : khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành nghiệm thu
-
Đg: đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm
Ưu điểm: -
à
hình thức này cho phép kích thích người lao động quan tâm đến việc tăng năng suất hoặc kích thích người lao động tìm được các cải tiến sáng tạo để tăng khối lượng sản phẩm hoàn thành và tăng thu nhập tiền lương cũng như thúc đẩy việc cải tiến công tác tổ chức, quản lý lao độngNhược điểm:
-
Áp dụng hình thức tiền lương này thường hay gây ra tâm lý chạy theo số lượng sản phẩm mà ít quan tâm đến chất lượng và sử dụng tiết kiệm vật tư v.v…
Một số biến loại của trả lương theo sản phẩm:
a.
Lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
Là hình thức trả lương theo sản phẩm được xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành (bao gồm khối lượng sản phẩm hoàn thành trong định mức và vượt định mức) và đơn giá tiền lương cho một
sản phẩm; đồng thời hình thức trả lương này không khống chế khối lượng sản phẩm hoàn thành
Đây là hình thức để trả lương cho những người lao động trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm cuối cùng trong dây chuyền sản xuất (thợ chính);
b.
Lương theo sản phẩm gián tiếp
Áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, phục vụ; tiền lương của họ phụ thuộc vào kết quả sản xuất của các công nhân chính và do vậy cũng không khống chế khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Hình thức này khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn cho công nhân chính,tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của các công nhân chính.
Hai hình thức trên khác nhau ở đơn giá tiền lương:
[ Tiền lương theo sp trực tiếp ] = [Kl sp hoàn thành] x [đơn giá tính cho 1 đơn vị sản phẩm của thợ chính]
[ Tiền lương theo sp gián tiếp ] = [Kl sp hoàn thành] x [đơn giá tính cho 1 đơn vị sản phẩm của thợ phụ]
c.
Lương theo sản phẩm có thưởng (phạt)
Là hình thức trả lương theo sản phẩm bình thường kết hợp với tiền thưởng hay phạt. Thưởng do đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, tiết kiệm vật tư và ngược lại. Cần phải quy định đúng đắn điều kiện thưởng, mức thưởng và nguồn tiền thưởng.
Thu nhập của người lao động khi đó được tính như sau:
[Thu nhập] = [Tiền lương theo sản phẩm] + [Tiền thưởng] (- [Tiền phạt] )
d.
Lương theo sản phẩm luỹ tiếnHình thức này áp dụng ở những “khâu yếu” trong sản xuất góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. Ở hình thức này có hai loại đơn giá lương: cố định và luỹ tiến. Đơn giá cố định để trả cho mức sản phẩm trong mức quy định. Đơn giá luỹ tiến tính cho các sản phẩm vượt mức. Đơn giá này được tính dựa vào đơn gía cố định và một hệ số tăng đơn giá (dùng một phần số tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định).
e.
Tiền lương khoán gọn (trả lương theo sản phẩm thông qua hợp đồng khoán)Thực chất là hình thức trả lương theo sản phẩm, nhưng được tính toán và giao khoán trước cho cá nhân hoặc tổ đội thực hiện thông qua các hợp đồng giao khoán.
Tiền lương khoán là hình thức phát triển cao hơn của hình thức lương theo sản phẩm. Nó có mấy đặc điểm khác với tiền lương theo sản phẩm là:
-
Sản phẩm giao khoán đa dạng, ví dụ: khoán theo một loại công việc riêng lẻ, khoán cho một quá trình tổng hợp, khoán cho một hạng mục công trình v.v…
-
Đảm bảo cho người lao động liên kết chặt chẽ với nhau hơn, quan tâm đến kết quả cuối cùng, (ở hình thức trả lương cho sản phẩm còn có thể có hiện tượng bỏ sót công việc giáp ranh do hai đơn vị làm, khối lượng công việc có thể bị tính trùng lặp, người làm công việc trước ít quan tâm đến người làm công việc tiếp theo).
-
Khi thức hiện phải ký hợp đồng giữa bên nhận và bên giao khoán, trong đó chỉ rõ trách nhiệm, các tính toán cụ thể, người nhận khoán biết trước được nhiệm vụ phải làm, các khoản chi phí, các khoản thu nhập được hưởng và thời gian thực hiện nó nên có tính kích thích cao hơn nhiều.
-
Bên nhận khoán có thể là một đơn vị xây dựng, một đội xây dựng hay một cá nhân.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 4. VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG
..
2
I. Khái niệm chung về vốn sản xuất kinh doanh xây dựng
.
2
1. Khái niệm
..
2
2. Thành phần
.
2
II. Vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng
.
2
1. Các khái niệm về vốn cố định và tài sản cố định
.
2
1.1. Khái niệm vốn cố định
.
2
1.2. Khái niệm tài sản cố định hữu hình
.
2
1.3. Khái niệm tài sản cố định vô hình
.
3
2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
.
3
2.1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình
.
3
2.2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
.
3
3. Phân loại tài sản cố định sản xuất kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp
.
4
3.1. Phân loại theo hình thái tồn tại và chức năng của tài sản
.
4
3.2. Phân loại theo hình thức sở hữu
.
5
3.3. Phân loại theo nguồn vốn hình thành
.
5
3.4. Phân loại theo mức độ khấu hao TSCĐ
..
6
3.5. Phân loại theo mức độ hao mòn của tài sản
.
6
3.6. Phân loại theo tính chất tác động
.
6
4. Đánh giá tài sản cố định
.
6
4.1. Đánh giá tài sản cố định về mặt giá trị
6
4.2. Đánh giá tài sản cố định về tính năng kỹ thuật
10
5. Hao mòn tài sản cố định
.
11
5.1. Hao mòn hữu hình TSCĐ
..
11
5.2. Hao mòn vô hình TSCĐ
..
14
5.3. Các giải pháp hạn chế tác hại của hao mòn TSCĐ
..
16
6. Khấu hao tài sản cố định
.
17
6.1. Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định
.
17
6.2. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định
.
17
6.3. Ưu, nhược điểm của các phương pháp tính khấu hao
.
22
7. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
.
23
7.1. Mục đích của việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
.
23
7.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
.
23
8. Các biện pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng
.
24
III. Vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng
.
25
1. Khái niệm, thành phần và cơ cấu của vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng
.
25
1.1. Khái niệm
..
25
1.2. Phân biệt giữa vốn (tài sản) cố định hữu hình với tài sản lưu động là các đối tượng lao động trong sản xuất
25
1.3. Nội dung và cơ cấu của vốn lưu động trong DNXD
..
26
2. Sự chu chuyển của vốn lưu động
.
28
2.1. Khái niệm
..
28
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự chu chuyển của vốn lưu động
.
28
2.3. Hiệu quả do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
.
29
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
.
31
3.1. Đối với giai đoạn dự trữ sản xuất
31
3.2. Đối với giai đoạn sản xuất
31
3.3. Đối với giai đoạn thanh quyết toán
.
32
CHƯƠNG 4.
VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG
I.
Khái niệm chung về vốn sản xuất kinh doanh xây dựng
1.
Khái niệm
Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
là toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp
tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, các loại giấy tờ có giá (cổ phần, trái phiếu, trái phiếu, tín phiếu…), các tài sản có hình thái vật chất và phi vật chất
được sử dụng vào sản xuất kinh doanh
để sinh lợi cho doanh nghiệp.
Trong thực tiễn: thường quan niệm vốn theo nghĩa hẹp là tiền
2.
Thành phần
Căn cứ vào chức năng của vốn và đặc điểm quay vòng của vốn để chia vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 bộ phận là:
-
Vốn cố định trong sản xuất kinh doanh
-
Vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh
II.
Vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng
1.
Các khái niệm về vốn cố định và tài sản cố định
1.1.
Khái niệm vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định thể hiện thông qua những tài sản có giá trị sử dụng lâu dài, sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều thời kỳ và giá trị của nó thoả mãn tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Vốn cố định bao gồm toàn bộ tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp
1.2.
Khái niệm tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động tồn tại dưới hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
à
Như vậy có thể xem xét tài sản cố định hữu hình ở các đặc điểm sau đây:
-
Xét về hình thái tồn tại: Vật chất
-
Xét về chức năng: Đóng vai trò là tư liệu lao động
-
Xét theo đặc điểm tham gia vào quá trình sản xuất: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất (thời gian dài)
-
Xét về giá trị: Giá trị lớn
-
Xét theo hình thức chuyển giá trị: Chuyển dần từng phần thông qua khấu hao
Chú ý:
Tài sản cố định có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định mà nếu thiếu một bộ phận nào đó thì hệ thống không hoạt động được
1.3.
Khái niệm tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, được thể hiện ở
một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình,
có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ: một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...Giá trị của nó cũng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm qua mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.
2.
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
2.1.
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình
-
Tư liệu lao động là những
tài sản hữu hình nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn
dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
1.
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
2.
Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
3.
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
2.2.
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
-
Mọi khoản
chi phí thực tế
mà doanh nghiệp đã chi ra
thoả mãn đồng thời cả ba điều kiện
quy định tại điểm trên, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình.
-
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
3.
Phân loại tài sản cố định sản xuất kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp
3.1.
Phân loại theo hình thái tồn tại và chức năng của tài sản
Để phục vụ cho quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản người ta phân loại như sau:
Hình 4.1:
Phân loại tài sản theo hình thái tồn tại và chức năng của tài sản
a.
Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh
Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Tài sản cố định hữu hình
o
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc:
là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi...
o
Loại 2: Máy móc, thiết bị:
là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy khoan, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, trạm trộn bê tông, máy vận thăng, cần trục...
o
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:
là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải.
o
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý:
là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.
o
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm:
là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…(loại này ít gặp trong các DNXD)
o
Loại 6: Các loại tài sản cố định khác:
là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
-
Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh về xây dựng...
b.
Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi
Đây là nhóm tài sản cố định song song cùng xuất hiện trong các doanh nghiệp nhưng không liên quan đến mục đích kinh doanh mà chỉ phục vụ cho mục đích phúc lợi công cộng của doanh nghiệp.
Phân loại cho nhóm tài sản này cũng tương tự như nhóm dùng cho mục đích kinh doanh (
à
không trích khấu hao)
c.
Tài sản cố định dùng cho mục đích an ninh và quốc phòng
Đây là nhóm TSCĐ dùng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
Phân loại cho nhóm tài sản này cũng tương tự như nhóm dùng cho mục đích kinh doanh.
d.
Tài sản cố định bảo quản hộ, cất hộ, giữ hộ nhà nước
Đây là những TSCĐ được cơ quan có thẩm quyền giao cho doanh nghiệp cất hộ, giữ hộ.
3.2.
Phân loại theo hình thức sở hữu-
TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp
-
TSCĐ do doanh nghiệp áp dụng hình thức thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Trong đó TSCĐ được xem là thuê tài chính thường phải thoả mãn được những điều kiện sau:
o
Thời hạn thuê ít nhất bằng 60% thời hạn khấu hao tài sản
o
Tổng giá trị hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương giá trị tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng
o
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê (theo mức giá tính toán (danh nghĩa) < giá trị thị trường của tài sản lúc mua lại) hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.
3.3.
Phân loại theo nguồn vốn hình thành
Theo cách phân loại này chia ra:
-
TSCĐ hình thành từ vốn ngân sách nhà nước
-
TSCĐ hình thành từ các nguồn khác như:
o
TSCĐ hình thành từ vốn tín dụng
o
TSCĐ hình thành từ vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
o
TSCĐ hình thành từ vốn góp cổ phần…
3.4.
Phân loại theo mức độ khấu hao TSCĐ
-
TSCĐ phải tính khấu hao: là TSCĐ chưa hết niên hạn sử dụng và tiền trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh chưa đủ bù đắp nguyên giá của TSCĐ
-
TSCĐ không được trích khấu hao: là những TSCĐ đã trích khấu hao bù đắp đủ nguyên giá TSCĐ nhưng TSCĐ vẫn còn sử dụng được
3.5.
Phân loại theo mức độ hao mòn của tài sản-
TSCĐ có chất lượng còn tốt: đạt 80% trở lên
-
TSCĐ còn sử dụng được nhưng có yêu cầu phải sửa chữa lớn: chất lượng đạt từ 50% đến < 80%
-
TSCĐ chất lượng sử dụng kém: loại này có thể thanh lý hoặc sử dụng tạm thời kết hợp các biện pháp khắc phục hao mòn nhằm đảm bảo an toàn cho sử dụng.
3.6.
Phân loại theo tính chất tác động
-
Tài sản cố định sản xuất tích cực: ví dụ các máy móc, thiết bị
-
Tài sản cố định sản xuất thụ động: ví dụ vỏ kiến trúc của các nhà xưởng
4.
Đánh giá tài sản cố định-
Mục đích: biết được
thực trạng của tài sản khi đưa tài sản vào sử dụng ở thời điểm đánh giá
(số lượng, chất lượng, chủng loại, tính năng kỹ thuật, nguyên giá…) thông qua đó doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng, kế hoạch đầu tư thay thế một cách phù hợp nhất.
-
Nội dung: đánh giá theo hai góc độ
o
Đánh giá theo giá trị bằng tiền của tài sản
o
Đánh giá về tình trạng kỹ thuật
4.1.
Đánh giá tài sản cố định về mặt giá trị
a.
Nguyên giá tài sản cố định (Giá trị nguyên thuỷ, giá trị ban đầu)Nguyên giá của TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để hình thành nên TSCĐ tính đến thời điểm TSCĐ ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Công thức tổng quát xác định nguyên giá TSCĐ:
G0 = Ct + Cvc + Cs + Clđ + Cct + Cl + Ck
(4.1)
Trong đó:
-
G0 : Nguyên giá của TSCĐ
-
Ct : Giá trị thực tế của tài sản khi mua sắm hoặc xây dựng theo tài liệu quyết toán (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) (giá gốc)
-
Cvc : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)
-
Cs : Chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)
-
Clđ : Chi phí lắp đặt, chạy thử (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)
-
Cl : Chi phí trả lãi vay vốn đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TS vào sử dụng
-
Ck : Toàn bộ chi phí thực tế khác có liên quan đến hình thành tài sản đưa vào sử dụng như thuế và lệ phí trước bạ (nếu có) (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)
-
Chú ý:
Tuỳ từng loại tài sản cố định cụ thể mà thành phần (2) à
Thành phần (1) Ct trong phép tính nguyên giá cũng có thể được xác định theo các cách khác nhau tuỳ từng loại tài sản
Cách xác định nguyên giá của một số loại TSCĐ như sau:
1.
TSCĐ do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu hoặc tự xây dựng: Nguyên giá TSCĐ là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành
2.
TSCĐ loại tự sản xuất: Ct giá thành sản xuất thực tế khi đưa vào sử dụng
3.
TSCĐ loại mua sắm: Ct lấy theo giá trị thực tế phải chi trả theo hoá đơn, có trừ chiết khấu bán hàng nếu có
4.
TSCĐ mua theo hình thức trao đổi: Ct là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi
5.
TSCĐ được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:
Nguyên giá
TSCĐ
là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhậnhoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.
6.
TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến: Ct là giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật
7.
TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: nguyên giá TSCĐ là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luậtvà được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận
8.
TSCĐ hình thành do thuê tài chính:
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc
giá trị hiện tại
của khoản thanh toán tiền thuê (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê) cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.
9.
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:
a.
trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho bồi thường giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
b.
Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình.
b.
Giá trị khôi phục của TSCĐ (Nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ)
Lý do phải đánh giá lại nguyên giá: 1. Do tác động của yếu tố trượt giá làm thay đổi giá trị tài sản 2. Do tiến bộ khoa học công nghệ tác động đến từ đó nó có thể xuất hiện hiện tượng hao mòn vô hình tài sản cố định 3. Để đảm bảo cho việc tính toán khấu hao TSCĐ một cách thống nhất VD: máy mua năm 1995 G0 = 700tr, máy mua năm 2000 có G0 = 690tr. Nếu máy mua năm 1995 cất đi đến năm 2000 mới dùng vậy thì nguyên giá vẫn giữ nguyên để tính khấu hao là không phù hợp. Khái niệm: Nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ là toàn bộ giá trị của TSCĐ đã hình thành ở thời kỳ trước được đánh giá lại theo phương pháp đánh giá nguyên giá nhưng với mặt bằng giá tại thời điểm đánh giá. Hoặc: Nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ phản ánh giá trị của tài sản hình thành ở thời kỳ trước nhưng được đánh giá theo giá hiện hành ở thời điểm đánh giá trong điều kiện tài sản đó xem như ở trạng thái mới hoàn toàn Công thức tính: G0đgl = G0ch x k (4.2) -
-
G0ch: nguyên giá của TSCĐ cùng loại, cùng công dụng được chọn làm chuẩn hay làm gốc để đánh giá lại
-
k: hệ số điều chỉnh để kể đến sự chênh lệch về chất lượng, tính năng kỹ thuật, quy mô công suất (nếu có) của TSCĐ đang xét so với TSCĐ chọn làm chuẩn đánh giá
o
k>1: TSCĐ đang xét có tính năng kỹ thuật, chất lượng, công suất cao hơn TSCĐ làm chuẩn
o
k = 1: TSCĐ đang xét có tính năng kỹ thuật, chất lượng, công suất tương đương TSCĐ làm chuẩn
o
k<1: TSCĐ đang xét có tính năng kỹ thuật, chất lượng, công suất kém hơn TSCĐ làm chuẩn
Giá trị còn lại của TSCĐ (giá trị bút toán) là giá trị của TSCĐ được xác định tại thời điểm đánh giá bằng cách lấy nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế đến thời điểm đánh giá.
Tuỳ thuộc vào việc đánh giá TSCĐ dựa trên mặt bằng giá ở thời điểm mua sắm hay thời điểm đánh giá mà có 2 loại giá trị còn lại:
c.
Giá trị còn lại của TSCĐ tính theo nguyên giá (Nguyên giá còn lại của TSCĐ)
Giá trị còn lại của TSCĐ tính theo nguyên giá phản ánh phần đầu tư ban đầu vào tài sản chưa được thu hồi lại tại thời điểm đánh giá.
Ý nghĩa:
Nghiên cứu chỉ tiêu nguyên giá còn lại nhằm vào một số ý nghĩa chính sau:
-
Biết được giá trị tài sản còn lại tại thời điểm đánh giá
-
So sánh giữa giá trị còn lại với mức độ hao mòn kỹ thuật xem có tương xứng với nhau không
à
tìm ra giải pháp quản lý tài sản khấu hao cho phù hợp hơn-
Giúp cho việc lập kế hoạch đầu tư của DN một cách chính xác ngoài ra còn được sử dụng trong các trường hợp góp vốn liên doanh hay cổ phẩn hoá doanh nghiệp
Cách tính:
G0cl: có thể tính toán theo nhiều quan điểm tính khác nhau:
1.
Tính theo quan điểm của kế toán:
Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán có thể tính như sau:
G0cl(kế toán) = G0 - tổng số khấu hao tích luỹ (luỹ kế) tính đến thời điểm đánh giá
(4.3)
Trong đó:
Tổng số khấu hao luỹ kế phản ánh số tiền đầu tư ban đầu đã thu hồi được, trị số của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
-
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (VD: doanh nghiệp không huy động được tài sản để sử dụng và sinh lợi)
-
Các quy định liên quan đến phương pháp tính khấu hao
2.
Tính theo một số quan điểm khác:
Tính giá trị còn lại của tài sản khi góp vốn liên doanh hoặc khi xác định lại giá trị của doanh nghiệp
à
có thể xác định giá trị còn lại của tài sản cố định
theo mức độ hao mòn:
G0cl = G0 (1-Hm)
(4.4)
-
Hm: mức độ hao mòn chung của TSCĐ tại thời điểm đánh giá
à
tính theo cách này thì G0cl có thể khác khác với giá trị trên sổ sách kế toán:
-
Nếu G0cl > G0cl(kế toán) thì tài sản được quản lý sử dụng tốt
-
Nếu G0cl < G0cl(kế toán) thì tài sản được quản lý sử dụng chưa tốt
d.
Giá trị còn lại của TSCĐ tính theo nguyên giá đánh giá lại (Giá trị còn lại của TSCĐ theo giá trị khôi phục)
G0clđgl = G0dgl - số khấu hao lũy kế
tính theo nguyên giá đánh giá lại
(4.5)
4.2.
Đánh giá tài sản cố định về tính năng kỹ thuậta.
Mục đích-
Biết về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tại thời điểm đánh giá
-
Để xác định được chính xác năng lực sản xuất của từng TSCĐ và của chung toàn doanh nghiệp
-
Đánh giá được trình độ kỹ thuật chung trong sản xuất kinh doanh của cả DN để xác định được vị thế cạnh tranh của DN trong thị trường
-
Làm căn cứ để lập các kế hoạch đầu tư, thay thế, bổ sung, nâng cấp và thanh lý những TSCĐ đã hết niên hạn sử dụng
-
Để so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu giá trị bằng tiền (phần nguyên giá còn lại của TSCĐ so với mức độ hao mòn về mặt kỹ thuật xem có tương xứng không để từ đó đưa ra giải pháp hiệu chỉnh cho phù hợp)
b.
Tài liệu dùng-
Các sổ sách theo dõi tình hình đầu tư, mua sắm và sử dụng TSCĐ của DN
-
Các tài liệu về lý lịch TSCĐ
-
Hồ sơ các đợt kiểm kê, đánh giá TS
c.
Nội dung đánh giá
-
Đánh giá về mặt số lượng để biết được một số chỉ tiêu sau đây:
o
TSCĐ hiện có của DN tại thời điểm đánh giá
o
TSCĐ được phép đưa vào sử dụng: là những TSCĐ theo kế hoạch sản xuất của DN và theo chấp thuận của cấp có thẩm quyền đưa chúng vào hoạt động trong các kỳ
-
Đánh giá về tình trạng kỹ thuật thông qua đánh giá hao mòn hữu hình về kỹ thuật và hao mòn vô hình về kỹ thuật của tài sản
5.
Hao mòn tài sản cố địnhHao mòn TSCĐ là
sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ
do tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do sự bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật…trong quá trình hoạt động.
Căn cứ vào nguyên nhân sinh ra hao mòn và đặc điểm của hiện tượng hao mòn mà chia hao mòn ra 2 loại:
5.1.
Hao mòn hữu hình TSCĐ
a.
Khái niệm
Hao mòn hữu hình TSCĐ
là hao mòn có hình thái vật chất
do tác động của quá trình sử dụng và các nguyên nhân khác (như do sự bào mòn của tự nhiên và do sự lão hoá của các chi tiết cấu tạo của TSCĐ trong quá trình hoạt động) làm cho cấu tạo vật chất, tính năng kỹ thuật của tài sản giảm sút dần
à
kéo theo TSCĐ bị hư hỏng dần, đến mức độ nhất định thì hư hỏng toàn bộ không sử dụng được nữa phải thải loại khỏi sản xuất (hao mòn hữu hình về mặt kỹ thuật)
Bên cạnh hao mòn hữu hình về mặt kỹ thuật, giá trị của TSCĐ cũng bị giảm sút theo (hao mòn hữu hình về mặt kinh tế)
à
Hao mòn hữu hình TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tác động trong quá trình sản xuất, do sự bào mòn của tự nhiên và do sự lão hoá của các chi tiết cấu tạo của TSCĐ trong quá trình hoạt động.
b.
Các nhân tố ảnh hưởng tác động gây ra hao mòn hữu hình
Chia làm ba nhóm nhân tố:
1.
Nhóm các nhân tố thuộc về chế tạo, xây dựng (quá trình hình thành)
-
Nhân tố thuộc về chất lượng thiết kế, chế tạo TSCĐ
-
Chất lượng các nguyên vật liệu đưa vào chế tạo
-
Công nghệ chế tạo
-
Trình độ con người trong khâu chế tạo, lắp ráp
2.
Nhóm các nhân tố thuộc về giai đoạn sử dụng
Đây là nhân tố rất cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hao mòn nhiều hay ít
-
Điều kiện làm việc của TSCĐ
-
Trình độ sử dụng (công nghệ sử dụng, thời gian, các thao tác)
-
Năng lực chuyên môn và ý thức giữ gìn bảo quản của người sử dụng
-
Chế độ sửa chữa, bảo dưỡng
3.
Nhóm các nhân tố phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nơi làm việc
c.
Các tác hại gây ra-
Làm giảm sút chất lượng và tính năng kỹ thuật so với ban đầu dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng theo thời gian
-
Gây ra hư hỏng TSCĐ trước niên hạn sử dụng
à
đầu tư ban đầu mua sắm tài sản cố định chưa được thu hồi đầy đủ-
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút
-
Tốn kém chi phí cho việc bảo trì, sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hỏng
-
Gây nên ngừng sản xuất đột xuất hay kéo dài
à
từ đó xuất hiện những thiệt hại kéo theo-
Hiệu quả sản xuất chung của doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo đặc biệt là ảnh hưởng đến bảo toàn bốn của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng
d.
Đánh giá về mức độ hao mòn hữu hình về kỹ thuật của tài sảnCó thể dùng các cách sau:
Cách 1:
Cách 1:
Hm =
(4.6)
Hm =
(4.7)
-
Ts: thời gian đã sử dụng TSCĐ đang xét
-
Tđm: thời gian sử dụng TSCĐ theo định mức hay quy định (của Nhà nước hay của doanh nghiệp)
-
Tcl: thời gian còn lại được phép sử dụng của tài sản đang xét
-
à
1 – Hm: chất lượng còn lại của tài sản
Cách 3:
Sử dụng phương pháp kiểm định, kiểm nghiệm, theo phương pháp này có thể tiến hành kiểm định, kiểm nghiệm phương tiện kỹ thuật để đánh giá mức độ hao mòn
Cách 4:
Dùng phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật: theo phương pháp này đánh giá mức độ hao mòn của TS căn cứ vào mức độ hao mòn của từng chi tiết cấu thành tài sản sau đó người ta sẽ xác định tỷ trọng giá trị của từng bộ phận chi tiết so với tổng giá trị tài sản và tính được mức độ hao mòn trung bình chung cho cả tài sản:
(4.8)
-
Hmi: mức độ hao mòn về tình trạng kỹ thuật của bộ phận chi tiết i
-
yi: tỷ trọng giá trị của bộ phận chi tiết i / tổng giá trị của tài sản
5.2.
Hao mòn vô hình TSCĐ
a.
Khái niệm
Hao mòn vô hình
là sự hao mòn không thể nhận biết được về mặt vật chất, nó chỉ thể hiện ở hiện tượng: tài sản cố định cũ bị mất giá (cả về giá trị và giá trị sử dụng) khi so sánh chúng với TSCĐ khác cùng loại tiến bộ hơn.
Hao mòn vô hình là sự lạc hậu về kỹ thuật và sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây nên.
b.
Phân loại hao mòn vô hình TSCĐ
Hiện tượng mất giá này do tác động của hai nguyên nhân:
-
Hao mòn vô hình loại 1: Do kinh nghiệm sản xuất được đúc kết ngày càng nhiều, hợp lý hoá sản xuất nâng cao, năng suất lao động tăng, do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khâu chế tạo
à
người ta chế tạo được TSCĐ có trình độ kỹ thuật hoàn toàn giống cũ nhưng giá bán thấp hơn (không có hiện tượng tài sản cũ bị lạc hậu về kỹ thuật)
Loại máy
Năng suất ca
Giá mua máy
Giá thành 1 m3
Máy đào cũ
Máy đào mới
250
250
350 triệu
280 triệu
3500
3000
à
không cần thiết phải sử dụng biện pháp hiện đại hoá, nâng cấp các TSCĐ cũ
-
Hao mòn vô hình loại 2: hơn do việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào cả khâu thiết kế và chế tạo
à
sản xuất ra TSCĐ mới có cùng công dụng nhưng có nguyên lý cấu tạo tiến bộ hơn, có hiệu quả sử dụng lớn hơn thể hiện ở năng suất cao hơn. Trong trường hợp này giá mua TSCĐ mới có thể cao hơn so với TSCĐ cũ nhưng chắc chắn giá thành một đơn vị sản phẩm do TSCĐ mới làm ra nhỏ hơn so với TSCĐ cũ
Loại máy
Năng suất ca
Giá mua máy
Giá thành 1 m3
Máy đào cũ
Máy đào mới
250
400
350 triệu
420 triệu
3500
2800
c.
Đánh giá về mức độ hao mòn vô hình về kỹ thuật của tài sản
Do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho TSCĐ bị hao mòn vô hình.
à
Đánh giá hao mòn vô hình kỹ thuật của tài sản là đánh giá tình trạng lạc hậu kỹ thuật của tàn sản đang xét so với TSCĐ cùng loại, cùng công dụng nhưng có mức độ hiện đại cao hơn (lấy mức độ hiện đại cao nhất có thể có được tại thời điểm đánh giá)
-
Để dánh giá phải dùng rất nhiều hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khác nhau nhưng phải được quy về một chỉ tiêu duy nhất, khi đó trình độ kỹ thuật của tài sản cố định hiện có so với tài sản cố định hiện đại nhất được ký hiệu là Kc
Kc =
(4.9)
-
Hm: chỉ tiêu tổng hợp đặc trưng cho trình độ hiện đại của TSCĐ mới nhất, hiện đại nhất (đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo)
-
Hc: chỉ tiêu tổng hợp đặc trưng cho tình độ kỹ thuật của TSCĐ đang xét
-
Những chỉ tiêu thành phần để xác định Hc, Hm thường xem xét thông qua các chỉ tiêu sau:
o
thế hệ kỹ thuật của tài sản
o
mức độ cơ giới hoá, mức độ tự động hoá
o
độ lâu sản xuất ra một sản phẩm
o
hệ số sử dụng các nguyên vật liệu xuất phát (với máy hiện đại thì dùng ngay nguyên vật liệu không qua sơ chế)
o
độ bền chắc , tin cậy trong sử dụng: xác xuất laà việc không hỏng hóc theo dự kiến
o
tuổi thọ, công suất
o
độ sạch của công nghệ
o
mức độ cải thiện điều kiện làm việc cho con người
o
tính dễ sử dụng
o
ảnh hưởng tác động đến môi trường bên ngoài
d.
Tác hại của hao mòn vô hình-
Trong mọi trường hợp, hao mòn vô hình làm cho sức cạnh tranh của TSCĐ bị giảm sút.
-
Đối với TSCĐ bị hao mòn vô hình loại một nếu vẫn sử dụng buộc phải đánh giá lại để hạ mức khấu hao thì mới cạnh tranh được, như vậy làm cho TSCĐ bị mất giá, không thu hồi đủ vốn đầu tư đã bỏ ra để mua sắm.
-
Đối với TSCĐ bị hao mòn vô hình loại hai thì phải đặt vấn đề thay thế bằng TSCĐ mới hoặc hiện đại hoá TSCĐ cũ, như vậy hoặc là không thu hồi đủ vốn đầu tư mua sắm TSCĐ cũ, hoặc là tốn kém cho chi phí hiện đại hoá.
5.3.
Các giải pháp hạn chế tác hại của hao mòn TSCĐ
a.
Đối với hao mòn hữu hình-
Nâng cao chất lượng giai đoạn chế tạo hoặc xây dựng để hình thành TSCĐ
-
Cải tiến các giai đoạn sử dụng
-
Các biện pháp hạn chế các tác động của điều kiện tự nhiên và môi trường
b.
Đối với hao mòn vô hình
-
Với hao mòn vô hình loại 1:
o
Chủ động dự báo thời hạn có thể xảy ra hao mòn vô hình loại 1 để quyết định thời hạn khấu hao TSCĐ cho hợp lý (< thời gian xảy ra hao mòn vô hình)
o
Khi đã xảy ra hao mòn vô hình loại 1:
§
Bán những tài sản đó hoặc cho thuê
§
Tăng tốc độ khấu hao để mau chóng thu hồi phần đầu tư còn lại (tăng ca làm việc, tăng năng suất)
-
Với hao mòn vô hình loại 2:
o
Chủ động dự báo thời hạn có thể xảy ra hao mòn vô hình loại 2 để quyết định thời hạn khấu hao TSCĐ cho hợp lý (< thời gian xảy ra hao mòn vô hình)
o
Khi đã xảy ra hao mòn vô hình loại 2:
§
Bán những TSCĐ cho những doanh nghiệp hay địa phương khác có nhu cầu về trình độ kỹ thuật thấp hơn
§
Kết hợp một cách tốt nhất 3 phương án: Tiếp tục sử dụng tài sản lạc hậu thêm một thời gian nữa để khi DN có điều kiện về tài chính là có thể thực hiện thay thế tài sản mới có chất lượng tốt hơn / thực hiện việc cải tạo, nâng cấp những TS cũ, lạc hậu / thay thế bằng những TS mới
6.
Khấu hao tài sản cố định6.1.
Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định
a.
Khái niệm về khấu hao TSCĐ
Như đã nêu trên: trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ hao mòn dần (gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình)
Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ.
à
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái đầu tư TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng.
Hoặc:
Khấu hao
TSCĐ
là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống tổng giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.
b.
Ý nghĩa của khấu hao TSCĐ
Ý nghĩa của khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi vốn đầu tư ban đầu bỏ ra để hình thành TSCĐ.
c.
Tổng giá trị của TSCĐ phải trích khấu hao
Tổng giá trị phải trích khấu hao cho cả đời TSCĐ có thể là các giá trị sau:
A = G0
A = G0 – SV (có kể đến giá trị thu hồi khi hết thời hạn khấu hao)
A = G0đgl
A = G0đgl - SV
Trong đó:
-
G0: là nguyên giá TSCĐ
-
G0đgl: nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ
-
SV: là giá trị thu hồi khi thanh lý TSCĐ nếu có (Salvage Value)
6.2.
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khấu hao. ở đây giới thiệu một số phương pháp chính hay được sử dụng
a.
Khấu hao đều theo thời gian (khấu hao đường thẳng / khấu hao tuyến tính)
*)Khái niệm:
Khấu hao đều theo thời gian là sự phân bổ đều đặn tổng giá trị tài sản phải thu hồi lại trong suốt thời gian khấu hao tài sản
Hoặc: khấu hao đều theo thời gian là số tiền trích khấu hao cho một đơn vị thời gian luôn luôn không thay đổi trong suốt thời hạn khấu hao.
*)Công thức tính toán:
Mức khấu hao đều hàng năm:
(4.10)
Trong đó:
-
K: số tiền trích khấu hao đều hàng năm
-
A: tổng giá trị tài sản phải trích khấu hao
-
Nk: thời gian tính toán khấu hao tài sản
Nếu tính toán trước mức khấu hao đều M
à
số tiền trích khấu hao hàng năm
K = A x M
(4.11)
b.
Phương pháp khấu hao nhanh theo thời gian
*)Khái niệm:
Là số tiền phải trích khấu hao ở thời đoạn đầu tiên có giá trị lớn nhất sau đó giảm dần ở các thời đoạn tiếp theo
*)Phương pháp khấu hao cân đối giảm dần:
Kt =
(4.12)
-
Kt: số tiền khấu hao ở thời đoạn t
-
: giá trị còn lại của tài sản ở đầu thời đoạn t hoặc cuối thời đoạn (t-1)
-
M: mức khấu hao không thay đổi cho mỗi thời đoạn (tính bằng %)
Hoặc
Kt =
G0 x
(4.13)
-
Thời đoạn 1:
= G0
à
K1 = G0 x M
-
Thời đoạn
2:
= G0 – K1 = G0 – G0 x M = G0 (1- M)1
à
K2 = G0 (1- M)1 x M
-
Thời đoạn 3:
=
– K2 = G0(1- M)1 - G0(1- M)1 x M = G0 (1- M)2
à
K3 = G0 (1- M)2 x M
…….
-
Thời đoạn t:
= G0(1- M)t-1
à
Kt =
G0 x
-
Thời đoạn Nk:
= G0(1- M)Nk-1
à
KNk =
G0 x
-
Cuối thời đoạn Nk :
= G0(1- M)Nk
à
tìm M như sau:
-
Trong trường hợp A = G0 – SV:
Giá trị còn lại ở cuối thời đoạn khấu hao (cuối thời đoạn n) chính là SV (SV
0)
à
G0(1-M)Nk = SVà
M = (1 - ) x 100 (%)
(4.14)
-
Trong trường hợp A = G0
à
M sẽ tìm được từ phương trình =
à
= 0
*)Phương pháp khấu hao nhanh theo tổng số thứ tự của thời gian tính khấu hao: Theo phương pháp này thì ở những năm đầu cũng khấu hao nhanh, tốc độ khấu hao giảm dần ở những năm sau. Kt = A x Mt (4.15) Mức khấu hao thay đổi qua mỗi năm như sau: Mt = (4.16) Trong đó 1 + 2 + 3 +...+ Nk = à tổng số thứ tự của thời gian tính khấu hao à
*)Phương pháp khấu hao nhanh đặc biệt (khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh):
K*t =
(4.17)
K*t = G0(1-M*)t-1xM*
(4.18)
Trong đó:
-
M* là mức khấu hao nhanh = Mức khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
M* = αM = α
(4.19)
-
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định
Hệ số điều chỉnh
(lần)
Đến 4 năm
( t
£
4 năm)
1,5
Trên 4 đến 6 năm
(4 năm < t
£
6 năm)
2,0
Trên 6 năm
(t > 6 năm)
2,5
-
à
tổng số tiền phải trích được thông qua khấu hao theo công thức trên sẽ khác với tổng giá trị tài sản phải tính khấu hao
à
ở những năm cuối khi số tiền khấu hao tính theo công thức trên <= số tiền tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm khấu hao còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Ví dụ
: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC)
là 5 năm.
Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:
-
Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.
-
Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%
-
Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể
theo bảng dưới đây:
Đơn vị tính: Đồng
Năm thứ
Giá trị còn lại của TSCĐ
Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm
Mức khấu hao
hàng năm
Mức khấu hao
hàng tháng
Khấu hao luỹ kế cuối năm
1
10.000.000
10.000.000 x 40%
4.000.000
333.333
4.000.000
2
6.000.000
6.000.000 x 40%
2.400.000
200.000
6.400.000
3
3.600.000
3.600.000 x 40%
1.440.000
120.000
7.840.000
4
2.160.000
2.160.000 :
2
1.080.000
90.000
8.920.000
5
2.160.000
2.160.000 :
2
1.080.000
90.000
10.000.000
Trong đó:
-
Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).
-
Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000).
[
Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (2.160.000 x 40%= 864.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000)
]
.
c.
Khấu hao theo sản lượng
Phương pháp này cho rằng mức độ hao mòn của TSCĐ là một hàm của sản lượng do TSCĐ là ra.
-
Số tiền khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm làm ra
KQ =
(4.20)
Q: tổng số lượng sản phẩm mà TSCĐ làm ra trong suốt thời kỳ tính khấu hao
-
Số tiền khấu hao tính cho mỗi thời đoạn:
Kt = KQ x Qt
(4.21)
6.3.
Ưu, nhược điểm của các phương pháp tính khấu hao
a.
Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao đều theo thời gian
-
Ưu điểm:
o
Tính toán đơn giản
o
Dễ dàng lập kế hoạch khấu hao tài sản
o
Thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
-
Hạn chế:
o
Không linh hoạt khi thị trường có nhiều thay đổi
o
Không khuyến khích đầu tư ở các doanh nghiệp do tốc độ thu hồi vốn chậm / rủi ro trong sử dụng có thể gặp phải nhiều hơn / không tạo được lợi thế tương đối cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp so với phương pháp khấu hao nhanh
b.
Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao nhanh theo thời gian
-
Hạn chế:
o
Tính toán phức tạp
o
Khó khăn trong việc lập kế hoạch khấu hao tài sản
o
Khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
-
Ưu điểm:
o
Cho phép khấu hao thay đổi linh hoạt khi khi thị trường có nhiều thay đổi về giá cả
o
Khuyến khích đầu tư ở các doanh nghiệp do tốc độ thu hồi vốn đầu tư khá nhanh / tránh được rủi ro trong quá trình sử dụng / tạo được lợi thế tương đối trong nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (tổng số thuế TNDN
tính cho cả vòng đời của tài sản không đổi thì nộp thuế ít ở những năm đầu, nộp nhiều ở những năm sau sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp)
o
Cho phép khắc phục một cách đáng kể ảnh hưởng của hao mòn vô hình
c.
Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao theo sản lượng
-
Ưu điểm: cho phép hạch toán chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm dễ dàng và chính xác
-
Hạn chế: khi hạch toán chi phí theo thời gian để xác định thu nhập chịu thuế cho doanh nghiệp phải chuyển đổi khấu hao theo sản lượng sang khấu hao theo thời gian
7.
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
7.1.
Mục đích của việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 giai đoạn: giai đoạn mua sắm, tạo dựng TSCĐ và giai đoạn vận hành khai thác TSCĐ. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ là để xem xét việc vận hành, khai thác TSCĐ của doanh nghiệp có mang lại hiệu quả cao hay không, từ đó để đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả
cho đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
7.2.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
a.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung
-
Mức doanh lợi của một đồng vốn cố định:
Chỉ tiêu này thường tính cho một kỳ kế hoạch (năm)
Mlcđ = L(kỳ) / Vcdbq(kỳ)
(4.22)
o
L: Lợi nhuận tạo ra trong kỳ đang xét
o
Vcdbq: vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ đang xét
à
Đánh giá: Nếu Mlcđ càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao
à
Ý nghĩa: Trung bình một đồng vốn cố định trong kỳ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận
-
Hiệu suất sử dụng TSCĐ (hiệu suất sử dụng vốn cố định)
Đánh giá bằng tỷ số giữa
giá trị khối lượng hoàn thành trong kỳ
so với vốn cố định sử dụng trung bình trong kỳ
Hscđ = Gxl(kỳ) / Vcdbq(kỳ)
(4.23)
Chỉ tiêu này cũng thường tính cho một kỳ kế hoạch (năm)
à
Đánh giá: Nếu Hscđ càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại
à
Ý nghĩa: Trung bình một đơn vị vốn cố định trong kỳ tạo được bao nhiêu đơn vị giá trị sản lượng trong kỳ đó
b.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả riêng rẽ từng mặt
-
Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ theo số lượng
Stt / Shc ;
Stt /
Slv
o
Stt: Số TSCĐ thực tế làm việc trong năm
o
Shc: Số TSCĐ hiện có của doanh nghiệp
o
Slv: Số TSCĐ được phép làm việc của doanh nghiệp
-
Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ theo thời gian
Ttt / Tđm
;
Ttt / Tkh
;
Ttt / Tl
o
Ttt: Thời gian làm việc thực tế của TSCĐ trong kỳ
o
Tđm: Thời gian làm việc theo định mức của TSCĐ trong kỳ
o
Tkh: Thời gian làm việc theo kế hoạch của TSCĐ trong kỳ
o
Tl: Thời gian theo lịch
-
Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ theo năng suất
Ptt / Pđm
;
Ptt / Pkh
;
Ptt / Pkt
o
Ptt: Năng suất thực tế của TSCĐ
o
Pđm: Năng suất định mức của TSCĐ
o
Pkh: Năng suất kế hoạch của TSCĐ
o
Pkt: Năng suất kỹ thuật của TSCĐ
8.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựngĐể nâng cao hiệu quả của vốn cố định cần phải đề ra và thực hiện các biện pháp ở cả giai đoạn đầu tư mưa sắm tạo dựng TSCĐ và giai đoạn sử dụng nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất của TSCĐ và hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của hao mòn TSCĐ, đặc biệt là hao mòn vô hình.
a.
Các biện pháp trong giai đoạn mua sắm, tạo dựng TSCĐ-
Lựa chọn nguyên lý thiết kế TSCĐ tiên tiến, hiện đại
-
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khâu thiết kế và chế tạo TSCĐ để tránh hao mòn vô hình và hạ giá thành chế tạo TSCĐ
-
Đối với TSCĐ mua sắm cần lựa chọn mua sắm TSCĐ có nguyên lý hoạt động tiến bộ, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện môi trường làm việc mà TSCĐ sẽ hoạt động. (Lập dự án đầu tư mua sắm và phân tích đánh giá dự án)
b.
Các biện pháp trong giai đoạn vận hành, sử dụng TSCĐ-
Khai thác TSCĐ tối đa về thời gian và năng suất trong điều kiện kỹ thuật cho phép
-
Sử dụng TSCĐ đúng mục đích và năng lực
-
Cải thiện điều kiện làm việc cho TSCĐ
-
Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, bảo quản và sửa chữa thường xuyên TSCĐ
-
Nâng cao tay nghề và ý thức trách nhiệm cho công nhân vận hành.
III.
Vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng
1.
Khái niệm, thành phần và cơ cấu của vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng1.1.
Khái niệm
Vốn lưu động là một bộ phận cấu thành vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được luân chuyển hay quay vòng liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm để thoả mãn được các nhu cầu dự trữ cho sản xuất (dự trữ nguyên vật liệu, năng lượng, nhiên liệu...); thoả mãn nhu cầu vốn nằm trong giai đoạn sản xuất và vốn ở giai đoạn bàn giao, thanh toán (giai đoạn lưu thông)
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất mà doanh nghiệp xây dựng phải ứng trước ra để thoả mãn nhu cầu cho các giai đoạn dự trữ sản xuất, giai đoạn sản xuất và giai đoạn lưu thông, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên liên tục.
1.2.
Phân biệt giữa vốn (tài sản) cố định hữu hình với tài sản lưu động là các đối tượng lao động trong sản xuất
TSCĐ hữu hình
TS lưu động là các đối tượng lao động trong sản xuất
-
Phân biệt theo chức năng:
Là các tư liệu lao động (máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ)
Là các đối tượng lao động
-
Đặc điểm khi tham gia sản xuất kinh doanh
Tham gia nhiều lần vào sản xuất kinh doanh.
Hình thái hiện vật của TS không bị biến mất để chuyển sang hình thái khác
Có bị hao mòn về vật chất, giảm sút về tính năng kỹ thuật dẫn đến TS bị hư hỏng dần, phải thải loại khỏi quá trình sản xuất
Tham gia một lần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh
Toàn bộ hình thái hiện vật ban đầu bị biến đổi để chuyển hoá thành hình thái hiện vật khác
-
Phương pháp chuyển giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh
Đối với TSCĐ kể cả hữu hình và vô hình
à
chuyển dần nhiều lần vào CPSXKD thông qua việc phân bổ khấu hao
Chuyển ngay toàn bộ một lần giá trị vào CPSXKD tạo ra sản phẩm
1.3.
Nội dung và cơ cấu của vốn lưu động trong DNXD
a.
Nội dung của vốn lưu động trong DNXD
Vốn lưu động của DNXD thường phân ra: Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất và vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông:
Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất - Đây là toàn bộ lượng vốn cần phải ứng trước cho nhu cầu dự trữ cho sản xuất, chủ yếu là dự trữ các nguyên vật liệu xây dựng. - Lượng vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: o Quy mô sản xuất của doanh nghiệp o Khả năng cung ứng vật tư của thị trường và tình hình công tác cung ứng vật tư của DN (thu mua, vận chuyển, bảo quản, tìm nguồn hàng...) Vốn lưu động nằm trong sản xuất thi công - Lượng vốn nằm trong sản xuất thi công thể hiện chủ yếu ở: o Giá trị khối lượng xây dựng dở dang là giá trị của khối lượng công tác xây dựng đang thi công dở và đã thi công nhưng chưa làm thủ tục nghiệm thu thanh toán với bên giao thầu . o Chi phí chờ phân bổ là những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra một lần nhưng do đặc điểm riêng mà không thể phân bổ toàn bộ một lần vào một khối lượng công tác cụ thể, mà nó phải được phân bổ nhiều lần vào nhiều khối lượng công tác khác nhau. (ví dụ chi phí ván khuôn, đà dáo, chi phí một lần của máy, chi phí công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ…) - Về quy mô, lượng vốn này cũng phụ thuộc vào các nhân tố chính: o Quy mô sản xuất o Công việc tổ chức thi công của doanh nghiệp (VD: DN áp dụng hình thức thi công dàn trải thì lượng vốn nằm trong giai đoạn này nhiều hơn. Nếu DN tập trung dứt điểm từng việc để nhanh chóng nghiệm thu thanh toán thì lượng vốn này giảm đi) Vốn lưu động nằm trong thanh toán - Vốn lưu động nằm trong thanh toán là toàn bộ lượng vốn để thỏa mãn các nội dung sau: o Phần vốn nằm trong khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành, đã nghiệm thu bàn giao cho bên giao thầu theo hợp đồng và đang chờ thanh toán thu tiền về. o Vốn bằng tiền là toàn bộ tiền ở quỹ, ở tài khoản ngân hàng, các khoản thế chấp, kí quỹ ngắn hạn… o Các chi phí cho những hoạt động nghiệm thu, thanh toán - Quy mô của lượng vốn này phụ thuộc vào một số nhân tố chủ yếu: o Số lần thanh toán trong kỳ đã được lựa chọn o Hình thức thanh toán o Thời gian luân chuyển các chứng từ thanh toán các loại: Thời gian cần thiết để nhà thầu lập bảng đề nghị thanh toán; thời gian để bên A (chủ đầu tư) kiểm tra, xác nhận; thời gian thẩm tra và chấp nhận việc thanh toán của các cơ quan thanh toán (kho bạc trong trường hợp dùng vốn ngân sách) b. Cơ cấu của vốn lưu động Cơ cấu của vốn lưu động là tỷ trọng của từng thành phần vốn chiếm trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất nhất định. Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động sơ bộ đánh giá được trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2. Sự chu chuyển của vốn lưu động 2.1. Khái niệm Sự vận động của đồng vốn có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưu thông và ngược lại gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động. Một chu kỳ vận động của đồng vốn (một vòng quay) trải qua 3 giai đoạn: T - Đ - SX - TP - T’ T và T’- tiền Đ – đối tượng lao động SX – sản xuất TP – thành phẩm - Giai đoạn 1 (T-Đ): Doanh nghiệp dùng tiền để mua nguyên nhiên vật liệu đưa vào dự trữ cho sản xuất. Vốn chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật. Tốc độ vận động của vốn ở giai đoạn này phụ thuộc vào việc tổ chức công tác cung ứng vật tư và xác định mức dự trữ vật tư hợp lý. - Giai đoạn 2 (Đ – SX – TP): Doanh nghiệp đưa nguyên nhiên vật liệu vào sản xuất để làm ra sản phẩm. Tốc độ vận động của vốn ở giai đoạn này phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. - Giai đoạn 3 (TP – T’): Doanh nghiệp bán sản phẩm để thu tiền về. Vốn chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Tốc độ vận động của vốn ở giai đoạn này phụ thuộc vào công tác nghiệm thu, bàn giao và thanh quyết toán với bên giao thầu. 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự chu chuyển của vốn lưu động a. Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ (số lần luân chuyển trong kỳ) Chỉ tiêu này cho biết trung bình trong một kỳ (1 năm, 1 quý, 1 tháng) thì toàn bộ vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh luân chuyển được bao nhiêu lần. n(kỳ) = (4.24) - n(kỳ): số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ - D(kỳ): doanh thu do bán sản phẩm tạo ra trong kỳ hay chính là giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành, bào giao, nghiệm thu, thanh toán không bao gồm VAT - : vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ Nhận xét: - n(kỳ) càng lớn nghĩa là luân chuyển vốn lưu động của DN càng nhanh và ngược lại. - Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì càng mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp - Có thể tính giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành, bàn giao, nghiệm thu, thanh toán trong kỳ như sau: = D(kỳ) = n(kỳ) x (4.25) b. Độ lâu của một vòng quay vốn lưu động (độ dài của một chu kỳ luân chuyển) Độ dài của một chu kỳ luân chuyển là thời gian cần thiết thường được tính bằng ngày để toàn bộ lượng vốn lưu động luân chuyển 1 lần hay 1 vòng. t(kỳ) = (ngày / 1 chu kỳ luân chuyển) (4.26) - t(kỳ): độ dài của một chu kỳ luân chuyển - Nhận xét: Thời gian một chu kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại. c.
mv =
=
(4.27)
Ý nghĩa:
-
Để tạo ra một đơn vị giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ thì cần bao nhiêu đơn vị vốn lưu động
-
mv càng nhỏ đồng nghĩa với luân chuyển vốn càng nhanh và hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại
2.3.
Hiệu quả do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Khi tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ mang lại các hiệu quả sau:
-
Nếu giá trị khối lượng hoàn thành bàn giao thanh toán không thay đổi sẽ tiết kiệm được lượng vốn lưu động sử dụng
o
Nếu vốn lưu động đi vay thì giảm được chi phí trả lãi do sử dụng vốn trong kỳ
à
chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ giảm theo
à
lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ tăng lên.
o
Nếu vốn lưu động tự có
à
có thể dùng vốn này để sinh lợi ở lĩnh vực khác
-
Nếu vẫn triệt để huy động số vốn lưu động thì sẽ làm tăng giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ
à
tăng lợi nhuận trong kỳ
a.
Đánh giá hiệu quả do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong trường hợp giữ nguyên quy mô sử dụng vốn lưu động
à
Tính giá trị sản lượng bàn giao thanh toán tăng lên do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
(4.28)
-
giá trị sản lượng bàn giao thanh toán tăng lên
-
: vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ gốc và kỳ đang xét
-
n1,n2 là số lượng vòng quay vốn lưu động tương ứng của kỳ gốc và kỳ đang xét(n2> n1)
à
Hiệu quả mang lại khi tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động làm tăng giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ:
H() =
(4.29)
-
H() : hiệu quả mang lại do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động làm tăng giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ (tăng doanh thu)
-
h1: tỷ suất lợi nhuận tính trung bình cho một đơn vị doanh thu
b.
Đánh giá hiệu quả do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động làm tiết kiệm lượng vốn lưu động sử dụng trong kỳ (giả định sản lượng bàn giao thanh toán là không đổi)
à
Tính lượng vốn lưu động tiết kiệm trong kỳ:
(4.30)
-
: lượng vốn lưu động tiết kiệm trong kỳ
-
: giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ hay doanh thu trong kỳ
-
T: toàn bộ thời gian trong kỳ đang xét
-
t1, t2 độ dài của một vòng quay vốn lưu động ở kỳ gốc và kỳ đang xét (t2 < t1)
à
Tính hiệu quả do tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong kỳ:
H() =
(4.31)
-
H(): hiệu quả do tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong kỳ
-
: lượng vốn lưu động tiết kiệm trong kỳ
-
: lãi suất trung bình sử dụng các nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ đó.
3.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần tìm các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ quay vòng cuả vốn. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng của vốn gồm 3 nhóm thuộc 3 giai đoạn quay vòng của vốn:
-
Các nhân tố thuộc phạm vi sản xuất như trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất…
-
Các nhân tố thuộc phạm vi cung ứng và dự trữ vật tư
-
Các nhân tố thuộc phạm vi thanh quyết toán
ở mỗi giai đoạn quay vòng của vốn cần đề ra các biện pháp thích hợp để rút ngắn thời gian quay vòng:
3.1.
Đối với giai đoạn dự trữ sản xuất
-
Áp dụng các biện pháp tổ chức cung ứng vật tư hợp lý
-
Tăng cường sử dụng vật liệu địa phương tại chỗ, khai thác các nguồn vật tư gần công trường với giá bán hợp lý nhằm giảm cự ly vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển, giảm lượng dự trữ
-
Tổ chức tốt công tác bảo quản vật tư, tránh rơi vãi, mất mát.
-
Xác định mức dự trữ vật tư hợp lý, không thừa, không thiếu.
3.2.
Đối với giai đoạn sản xuất
-
Lập kế hoạch thi công có tính khả thi cao
-
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất, dùng các biện pháp nâng cao năng suất… nhằm rút ngắn thời gian thi công
-
Áp dụng các biện pháp tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu
-
Mở rộng áp dụng cơ giới hóa xây dựng
-
Tổ chức tốt mặt bằng thi công, tăng cường các biện pháp quản lý và kích thích lao động...
3.3.
Đối với giai đoạn thanh quyết toán
-
Lựa chọn và thương thảo hình thức thanh toán có lợi
-
Chủ động chuẩn bị tốt các hồ sơ thanh toán
-
Áp dụng các biện pháp thúc đẩy tiến trình thanh toán…
MỤC LỤC
CHƯƠNG 5. CUNG ỨNG VẬT TƯ XÂY DỰNG
..
2
I. Khái niệm và phân loại vật tư xây dựng
.
2
1.
Khái niệm về
vật
tư xây dựng
.
2
2.
Phân loại vật tư xây dựng
.
2
2.1.
Phân loại theo tính chất vật lý
.
2
2.2.
Phân loại theo chức năng
.
2
2.3.
Phân loại theo công việc xây dựng và định mức sử dụng vật tư
.
2
2.4.
Phân loại theo yêu cầu kho bãi
2
II. Khái niệm, nhiệm vụ của công tác cung ứng vật tư xây dựng
.
3
1.
Khái niệm
..
3
2.
Nhiệm vụ
.
3
III. Nội dung của công tác cung ứng vật tư xây dựng
.
4
1.
Xác định nhu cầu vật tư cho doanh nghiệp
.
4
1.1.
Căn cứ xác định
.
4
1.2.
Các phương pháp xác định nhu cầu vật tư
.
4
2.
Dự trữ vật tư cho sản xuất xây dựng
.
5
2.1.
Dự trữ thường xuyên cho sản xuất xây dựng
.
6
2.2.
Dự trữ bảo hiểm
..
6
3.
Các hình thức cung ứng vật tư trong doanh nghiệp xây dựng
.
7
3.1.
Cung ứng trước vật tư ở các kho bãi
7
3.2.
Hình thức cung ứng thẳng đến nơi thi công theo tiến độ xây dựng hàng ngày
.
8
CHƯƠNG 5.
CUNG ỨNG VẬT TƯ XÂY DỰNG
I.
Khái niệm và phân loại vật tư xây dựng
1.
Khái niệm về
vật
tư xây dựng
-
Vật tư xây dựng theo nghĩa rộng là các nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, cấu kiện xây dựng, kết cấu xây dựng, phụ tùng thay thế, các dụng cụ thi công không đủ tiêu chuẩn TSCĐ.
-
Vật tư xây dựng theo nghĩa hẹp gồm các vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu kiện xây dựng, kết cấu xây dựng giữ chức năng là các đối tượng lao động, dưới sự tác động của con người và các công cụ lao động trở thành các sản phẩm là các công trình xây dựng.
2.
Phân loại vật tư xây dựng
2.1.
Phân loại theo tính chất vật lý
-
Vật liệu xây dựng phi kim loại gồm:
o
Vật liệu thông thường như cát, đá, ximăng, gạch, sơn, kính, gỗ…
o
Vật liệu hỗn hợp như bê tông thường, bê tông át phan, vữa xây, vữa bê tông
-
Vật liệu kim loại như thép tròn, thép ống, thép dẹt, cọc ống thép, cọc cừ thép, que hàn…
2.2.
Phân loại theo chức năng-
Các vật liệu chính như cát, đá, gạch, ximăng, thép, vữa bê tông, tấm lợp…
-
Các vật liệu phụ như đinh vít, đinh, dầu mỡ
2.3.
Phân loại theo công việc xây dựng và định mức sử dụng vật tư-
Vật liệu dùng cho công tác bê tông
-
Vật liệu dùng cho công tác xây, trát, lát, làm trần, làm mái và hoàn thiện khác
-
Vật liệu dùng làm giàn giáo
-
Vật liệu dùng cho công tác sản xuất cửa và kết cấu gỗ
-
Vật liệu dùng gia công kim loại và sản xuất kết cấu kim loại
-
Vật liệu dùng để làm mặt đường bộ, đường sắt
-
Vật liệu dùng thi công hệ thống cấp thoát nước
-
Vật liệu dùng thi công hệ thống điện
-
Vật liệu dùng cho các công tác khác
2.4.
Phân loại theo yêu cầu kho bãi-
Vật liệu, cấu kiện có nhu cầu kho có mái che như ximăng, cửa gỗ, ván khuôn gỗ, thép, que hàn, bột màu…
-
Vật liệu, cấu kiện có thể để ở bãi ngoài trời như cát, đá, gạch,
-
Vật liệu, cấu kiện cung ứng trực tiếp từ phương tiện vận tải cho thi công như vữa bê tông thương phẩm, bê tông át phan….
II.
Khái niệm, nhiệm vụ của công tác cung ứng vật tư xây dựng
1.
Khái niệm
Cung ứng vật tư xây dựng là các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức, tìm kiếm các nguồn hàng, tổ chức việc thu mua, vận chuyển, bảo quản, cấp phát vật tư cho nhu cầu của sản xuất nhằm để đảm bảo cho hoạt động sản xuất thuận lợi nhất.
2.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của công tác cung ứng vật tư là
đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ về số lượng, về chất lượng, về cơ cấu chủng loại vật tư theo quy mô sản xuất và tiến độ xây dựng.
-
Phải tổ chức tốt công tác khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng phù hợp nhất để cung cấp cho doanh nghiệp. Phù hợp ở đây thể hiện ở:
o
chất lượng
o
quy mô, số lượng cung cấp
o
giá cả
o
các dịch vụ bốc xếp
o
các dịch vụ thanh toán
o
cự ly vận chuyển vật tư
-
Lựa chọn hình thức cung ứng và phương tiện vận chuyển phù hợp
-
Tổ chức hệ thống kho bãi, bảo quản tại hiện trường phù hợp yêu cầu thi công và đảm bảo tính hiệu quả cao
-
Tổ chức tốt công tác cung ứng vật tư thông qua việc kiện toàn bộ máy và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo hoạt động có hiệu quả
-
Xác định lượng dự trữ vật tư thích hợp để vừa đảm bảo cung cấp cho thi công liên tục nhưng tránh dự trữ quá lớn, dư thừa.
-
Phải xây dựng và quản lý tốt hệ thống các định mức ở tất cả các khâu:
o
định mức hao hụt trong khâu vận chuyển
o
định mức hao hụt trong bảo quản
o
định mức cấp phát vật tư cho tiêu dùng...
III.
Nội dung của công tác cung ứng vật tư xây dựng
Nội dung công tác cung ứng vật tư gồm:
-
Công tác xác định nhu cầu vật tư cần mua, vật tư cho tiêu dùng (Qcần mua ≠ Qsd)
-
Công tác thu mua
-
Công tác tổ chức vận chuyển
-
Công tác bảo quản, cấp phát vật tư tại kho bãi
-
Công tác dự trữ vật tư
-
Xây dựng và quản lý các hệ thống định mức liên quan đến sử dụng vật tư
-
Công tác nghiên cứu phát triển các loại vật tư mới thay thế vật tư truyền thống
-
Lập kế hoạch chi phí cho hoạt động cung ứng và quản lý chi phí đó bỏ ra tối thiểu
1.
Xác định nhu cầu vật tư cho doanh nghiệp
1.1.
Căn cứ xác định
-
Căn cứ vào hợp đồng giao nhận thầu của DN kèm theo thiết kế tương ứng (
à
xác định được quy mô, chất lượng của vật tư)
-
Kế hoạch sản xuất của DN trong từng thời kỳ: quý, tháng, tuần
-
Hệ thống các định mức: định mức cấu thành, định mức hao hụt trong vận chuyển, định mức hao hụt trong thi công, định mức hao hụt trong bảo quản.
1.2.
Các phương pháp xác định nhu cầu vật tư
-
với các vật liệu chính
à
thường dùng phương pháp tính toán trực tiếp theo khối lượng và định mức
-
Với các vật liệu phụ
à
căn cứ vào số liệu thống kê để tính ra được tỷ lệ % vật liệu phụ / vật liệu chính
a.
Xác định nhu cầu vật tư cần mua sắm
Xác định căn cứ vào:
-
Khối lượng công trình
-
Định mức sử dụng vật tư theo thiết kế chế tạo
-
Tỷ lệ hao hụt trong vận chuyển, bảo quản và thi công
Lượng vật tư loại i cần mua sắm cho hợp đồng được xác định như sau:
(5.1)
Trong đó:
-
: lượng vật tư loại i cần mua sắm cho hợp đồng
-
: lượng vật tư loại i để thự hiện công việc loại j trong hợp đồng thi công đang xét
-
j: loại công việc thi công (j = 1÷n)
(5.2)
-
Qj: khối lượng công việc xây dựng loại j trong hợp đồng thi công đang xét
-
DMVLij: định mức sử dụng vật liệu loại i để tạo một đơn vị khối lượng công việc loại j (chỉ tính định mức cấu tạo nên sản phẩm theo thiết kế)
-
kvc: tỷ lệ hao hụt trong vận chuyển
-
kbq: tỷ lệ hao hụt trong bảo quản ở kho bãi
-
ktc: tỷ lệ hao hụt trong thi công
b.
Xác định khối lượng vật tư cấp pháp cho thi công
Khối lượng vật tư cấp phát cho thi công chỉ bảo gồm hai phần:
-
Phần vật tư cấu tạo nên sản phẩm theo thiết kế
-
Lượng vật tư để kể đến hao hụt trong thi công
(5.3)
(5.4)
Nếu hao hụt trong thi công được đưa luôn vào định mức thì:
(5.5)
: định mức sử dụng vật liệu loại i để thực hiện công việc loại j có kể đến hao hụt trong thi công
2.
Dự trữ vật tư cho sản xuất xây dựng
2.1.
Dự trữ thường xuyên cho sản xuất xây dựng
-
Dự trữ thường xuyên là dự trữ để đảm bảo cho thi công liên tục giữa hai lần cung ứng cách nhau
-
Nếu lượng tiêu dùng vật tư là đều đặn theo thời gian
à
lượng dự trữ thường xuyên ở thời điểm nhập kho sẽ đạt giá trị Max và ở thời điểm nhập kho ở đợt tiếp theo lượng dự trữ ở chu kỳ trước sẽ đạt giá trị Min = 0
phải đảm bảo để thi công từ đợt đầu đợt i đến đầu đợt i + 1
=
(5.6)
-
: cường độ sử dụng vật tư đang xét tính bình quân trong 1 ngày của đợt i
-
: thời gian giữa hai lần cung cấp cách nhau tính toán cho đợt i
2.2.
Dự trữ bảo hiểm
-
Dự trữ bảo hiểm là dự trữ để phòng ngừa cung ứng không đúng kỳ hạn nhưng vẫn đủ vật tư cho đảm bảo sản xuất liên tục
-
Dự trữ bảo hiểm max được tính toán căn cứ vào lượng vật tư sử dụng bình quân trong một ngày và thời gian dự trữ bảo hiểm
= [lượng vật tư sử dụng bình quân trong 1 ngày] x [thời gian dự trữ bảo hiểm tính theo ngày]
-
Thời gian dự trữ bảo hiểm căn cứ vào
o
dựa vào tình hình cung ứng vật tư của các kỳ trước để xác định được các lần cung ứng không đúng hạn và thời gian chậm trễ của từng lần cung ứng
o
căn cứ vào phân tích tình hình khả năng cung ứng vật tư của kỳ đang xét
o
căn cứ vào thời gian cần thiết để thông báo và làm các thủ tục tiếp tục cung ứng khi có thời gian chậm trễ
o
thời gian dự trữ bảo hiểm khó xác định chính xác do vậy phải theo dõi liên tục để điều chỉnh mức dự trữ cho phù hợp
-
Ngoài hai lượng dự trữ chính nêu trên, có một số loại vật tư có nhu cầu dự trữ theo mùa vụ. Xác định tương ứng như dự trữ thường xuyên nhưng đòi hỏi lượng dự trữ tăng lên
-
Ngoài ra không phải loại vật tư nào cũng có thể dự trữ (năng lượng)
-
Ngoài ra phải đảm bảo chất lượng vật tư theo yêu cầu
3.
Các hình thức cung ứng vật tư trong doanh nghiệp xây dựng
3.1.
Cung ứng trước vật tư ở các kho bãi
-
Là hình thức cung ứng vật tư trong đó vật tư được chuyển đến các kho bãi chứa rồi mới được cấp phát cho thi công
-
Sơ đồ thể hiện:
Hình 5.1:
Sơ đồ thể hiện hình thức cung ứng vật tư trước ở các kho bãi
à
vật tư có thể được cấp thẳng đến cho kho bãi ở công trường hay kho doanh nghiệp
-
Ưu điểm:
o
Quá trình thi công hoàn toàn chủ động được do vật tư đã có sẵn
o
Rất ít xảy ra trường hợp ngừng thi công do thiếu hụt vật tư
o
Tạo điều kiện để tận dụng hết năng suất máy móc, thiết bị và lao động
o
Trong một vài trường hợp có thể hạn chế được việc sử dụng vật tư có giá cao
-
Hạn chế:
o
Phải bỏ chi phí cho xây dựng kho bãi do đó giá vật tư tính tại hiện trường xây lắp tăng lên do có phân bổ chi phí này
o
Nhu cầu vốn lưu động cho dự trữ vật tư tương đối lớn
à
các chi phí liên quan đến sử dụng vốn lưu động (như tiền lãi phải trả nếu vay vốn) tăng làm cho chi phí sản xuất tăng
o
Xuất hiện các hao hụt ở kho bãi cũng như chi phí bốc xếp ở các kho bãi
o
Nếu có xu hướng biến động giảm giá thì doanh nghiệp có thể phải chịu thiệt hại do đã mua vật tư từ trước với giá cao
-
Phạm vi áp dụng hợp lý:
o
Cho các loại vật tư có các nguồn cung cấp xa địa điểm xây dựng
o
Chỉ thích hợp khi xác định tương đối chính xác được số lượng vật tư và địa điểm tiêu thụ
o
Nên áp dụng cho trường hợp khi có xu hướng vật tư khan hiếm và biến động giá tăng và trong trường hợp vật tư có giá trị bé
3.2.
Hình thức cung ứng thẳng đến nơi thi công theo tiến độ xây dựng hàng ngày
-
Đây là hình thức cung ứng vật tư chuyển từ nơi cung cấp đến thẳng nơi thi công và vật tư đó được xuất cho tiêu dùng ngay từ phương tiện vận tải mà không cần tập kết trước ở bất kỳ kho bãi nào
-
Sơ đồ thể hiện
Hình 5.2:
Sơ đồ thể hiện cung ứng vật tư thẳng đến nơi thi công
-
Ưu điểm: khắc phục được nhược điểm của hình thức cung ứng vật tư qua kho bãi
-
Nhược điểm: ngược lại với các ưu điểm của hình thức cung ứng vật tư qua kho bãi
-
Áp dụng: cho các trường hợp vật tư được chuyển từ trạm cung ứng tập trung đến công trường để xuất dùng cho thi công ngay
-
Chú ý: cần chú ý đến hiện tượng bị ách tắc trong giao thông làm giảm sút chất lượng vật liệu hay chậm trễ trong cung ứng để có các giải pháp phòng ngừa tích cực nhất
MỤC LỤC
CHƯƠNG 6. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG
3
I. Các khái niệm về giá sản phẩm xây dựng
.
3
1.
Giá trị sản phẩm xây dựng
.
3
2.
Giá thành sản phẩm xây dựng
.
3
3.
Giá cả sản phẩm xây dựng
.
3
4.
Giá gói thầu trong hoạt động xây dựng
.
4
5.
Giá dự thầu trong hoạt động xây dựng
.
4
6.
Giá trúng thầu trong hoạt động xây dựng
.
4
7.
Giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng
.
5
II. Những đặc điểm của việc định giá sản phẩm xây dựng
.
5
III. Định mức xây dựng, hệ thống đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng
.
5
1.
Định mức xây dựng
.
5
2.
Hệ thống đơn giá xây dựng
.
7
3.
Chỉ số giá xây dựng công trình
.
9
IV. Các chỉ tiêu chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng giai đoạn và các phương pháp hình thành giá xây dựng
10
1.
Tổng mức đầu tư của dự án ĐTXD công trình
.
11
1.1.
Khái niệm
..
11
1.2.
Vai trò
.
11
1.3.
Nội dung
.
11
2.
Dự toán xây dựng công trình
.
15
2.1.
Khái niệm
..
15
2.2.
Vai trò
.
15
2.3.
Nội dung
.
16
3.
Các phương pháp hình thành giá xây dựng
.
17
3.1.
Phương pháp xác định theo đơn giá của từng công việc xây dựng
.
18
3.2.
Phương pháp xác định theo phân tích thống kê nguồn lực và giá cả từng yếu tố nguồn lực
.
18
3.3.
Phương pháp xác định dựa theo tỷ lệ % so với giá chuẩn dùng để tính giá
.
18
V. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư
.
18
1.
Căn cứ xác định
.
18
2.
Các phương pháp xác định
.
19
2.1.
Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án
.
19
2.2.
Phương pháp xác định theo diện tích / công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình
.
32
2.3.
Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện
33
2.4.
Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư
.
34
VI. Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình
.
34
1.
Căn cứ xác định
.
34
2.
Phương pháp xác định
.
35
2.1.
Xác định chi phí xây dựng
.
35
2.2.
Xác định chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác
.
40
2.3.
Xác định chi phí dự phòng
.
40
VII. Hạch toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng
.
40
1.
Khái niệm hạch toán sản xuất kinh doanh
.
40
2.
Hạch toán kết quả SXKD doanh nghiệp xây dựng
.
40
2.1.
Khái niệm kết quả SXKD
..
40
2.2.
Phân biệt kết quả SXKD và hiệu quả SXKD
..
41
2.3.
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD xây dựng
.
41
3.
Hạch toán lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng
.
42
4.
Hạch toán chi phí và giá thành xây lắp của doanh nghiệp xây dựng
.
42
4.1.
Khái niệm chi phí SXKD và chi phí SXKD xây dựng
.
42
4.2.
Phân biệt chi phí SXKD của DN trong kỳ và giá thành sản phẩm
..
43
4.3.
Nội dung của giá thành sản phẩm xây dựng và chi phí SXKD xây dựng
.
43
4.4.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây dựng
.
44
4.5.
Hạch toán giá thành sản phẩm xây dựng
.
45
4.6.
Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành
.
47
4.7.
Các nhân tố giảm giá thành xây dựng và biện pháp giảm giá thành xây dựng
.
48
CHƯƠNG 6.
ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
2.
Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
I.
Các khái niệm về giá sản phẩm xây dựng
1.
Giá trị sản phẩm xây dựng
Giá trị của các sản phẩm hàng hóa xã hội nói chung và hàng hóa xây dựng nói riêng được hiểu là toàn bộ
-
C: toàn bộ hao phí lao động xã hội vật hóa (quá khứ) được tính ở mức trung bình để tạo nên hàng hóa đang xét. VD: hao phí về nguyên vật liệu, cấu kiện, nhiên liệu, năng lượng, khấu hao các máy móc, thiết bị sản xuất
-
V: toàn bộ hao phí lao động hiện tại hay hao phí lao động sống được tính ở mức trung bình để tạo nên sản phẩm hàng hóa đang xét
-
m: hao phí lao động xã hội để tạo nên sản phẩm thặng dư
2.
Giá thành sản phẩm xây dựng
-
Giá thành của sản phẩm hàng hóa nói chung và hàng hóa xây dựng nói riêng là bộ phận
-
Giá thành < giá trị
3.
Giá cả sản phẩm xây dựng
-
Theo quan điểm kinh tế chính trị Mác – Lenin: giá cả của sản phẩm hàng hóa là giá trị của sản phẩm đó được biểu hiện bằng tiền
-
Theo quan điểm của cơ chế thị trường: giá cả của sản phẩm hàng hóa nói chung và hàng hóa xây dựng nói riêng phải được hình thành theo quan hệ cung cầu có một phần điều tiết của nhà nước.
a.
Giá trên giác độ người mua hàng hóa:
Giá trên giác độ người mua (chủ đầu tư) là
mức giá dự kiến bỏ ra
để nhận được (có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng) hàng hóa hay dịch vụ mình mong muốn. Giá này được hình thành trên cơ sở giá của hàng hóa tương tự trên thị trường. Giá trên giác độ người mua có tác dụng để người mua chuẩn bị ngân quỹ và là ngưỡng khống chế khi đàm phán mua hàng hóa hoặc dịch vụ.
Giá sản phẩm xây dựng trên giác độ người mua (chủ đầu tư) là
tổng chi phí dự kiến
của chủ đầu tư để thực hiện xây lắp công trình hay hạng mục công trình; được xác định trên cơ sở các bản vẽ thiết kế và
quy định tính toán giá của chủ đầu tư
.
b.
Giá trên giác độ người bán hàng hóa
Giá trên giác độ người bán hàng hóa (nhà thầu) là mức tiền tối đa
mong muốn nhận được
khi trao hàng hóa cho khách hàng.
Giá sản phẩm xây dựng trên giác độ nhà thầu (giá dự thầu) là mức giá nhà thầu đưa ra nhằm trúng thầu. Nó được xác định dựa trên giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp thi công mà nhà thầu lựa chọn, các định mức, dự toán
của nhà thầu
và chiến lược kinh doanh của nhà thầu.
c.
Giá cả sản phẩm xây dựng
Giá cả sản phẩm hàng hóa là số tiền mà
người mua chấp nhận trả
cho người bán để nhận được hàng hóa dịch vụ mình mong muốn.
Giá cả sản phẩm xây dựng là mức giá mà chủ đầu tư
chấp nhận chi trả
để nhận được sản phẩm hàng hóa xây dựng (được xây dựng theo đúng yêu cầu) sau thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu (chi phí này dựa trên quan điểm cả người mua và người bán đều hài lòng)
4.
Giá gói thầu trong hoạt động xây dựng
Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành
[U1]
.
5.
Giá dự thầu trong hoạt động xây dựng
Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá
[U2]
.
6.
Giá trúng thầu trong hoạt động xây dựng
-
Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
-
Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
7.
Giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Giá hợp đồng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác qui định trong hợp đồng xây dựng
[U3]
.
II.
Những đặc điểm của việc định giá sản phẩm xây dựng
Việc định giá sản phẩm xây dựng có những đặc điểm sau đây:
-
Giá cả của các sản phẩm xây dựng có tính cá biệt rất cao (do đặc điểm của sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc), có thể nói mỗi công trình xây dựng có mức giá thường khác nhau
-
Do nhu cầu phải mua bán khi sản phẩm xây dựng chưa hình thành, quá trình hình thành sản phẩm xây dựng nói chung phải kéo dài suốt từ khâu ban đầu lúc lập dự án qua khâu thiết kế, đấu thầu, thanh toán, quyết toán do vậy:
o
Hình thành giá xây dựng là cả một quá trình, quá trình đó có xu hướng tiến dần đến giá thực
o
Giá công trình xây dựng được hình thành ở những giai đoạn khác nhau, được lập theo các cách khác nhau và yêu cầu quản lý cũng khác nhau, tên gọi của nó cũng khác nhau
-
Sự hình thành giá xây dựng trong cơ chế thị trường phụ thuộc vào các hình thức lựa chọn nhà thầu. Có thể gặp một số trường hợp sau: giá xây dựng hình thành theo hình thức chỉ định thầu, giá xây dựng hình thành theo hình thức đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế)
-
Giá sản phẩm xây dựng có giá trị lớn vì vậy thông thường chủ đầu tư tạm ứng và thanh toán dần từng phần cho nhà thầu theo các đợt nghiệm thu bàn giao thanh toán
-
Vai trò của nhà nước trong việc hình thành giá cả sản phẩm xây dựng đặc biệt quan trọng đặc biệt là các công trình hình thành từ nguồn vốn nhà nước.
-
Để giúp cho việc lập và quản lý giá công trình xây dựng đỡ phức tạp, tiết kiệm thời gian và để thống nhất trong quản lý
à
nhà nước công bố các định mức hao phí vật chất và đơn giá xây dựng cơ bản cho từng loại công việc cấu thành nên công trình.
III.
Định mức xây dựng, hệ thống đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng
1.
Định mức xây dựng
-
Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức chi phí tỷ lệ.
-
Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
o
Định mức mở rộng
: là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phản ánh mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành
một đơn vị đo mở rộng
của công trình:
Ví dụ
: nhà 3 tầng, móng băng BTCT, dầm sàn toàn khối:
thép d≤10: a kg/m2 sàn,
thép d≥10: b kg/m2 sàn,
lao động c ngày công /1m2 sàn
à
nhà nước ta chưa công bố chỉ tiêu này, do vậy muốn có chỉ tiêu này phải dựa vào số liệu thống kê thực tế các công trình xây dựng để tính bình quân
o
Định mức dự toán tổng hợp
: là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phản ánh mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành
một đơn vị khối lượng xây dựng tổng hợp
(nhóm công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình) tương ứng với điều kiện kỹ thuật và chất lượng cho trước
Ví dụ
: định mức dự toán tổng hợp cho 1m3 tường xây gạch chỉ, vữa ximăng mác 50 (chung cho mọi chiều cao xây, chiều dày xây
à
đây là 1 nhóm công tác)
Gạch chỉ: 580 viên/1m3xây
Cát vàng: 0,335m3/1m3 xây
Ximăng: 77,1kg/1m3 xây
Lao động bậc thợ bình quân 4/7: 2,8 công/1m3 xây
Máy trộn vữa: 0,036 ca/1m3 xây
Máy vận thăng: 0,08 ca/1m3 xây
à
định mức dự toán tổng hợp có thể dùng để lập đơn giá xây dựng tổng hợp
o
Định mức dự toán xây dựng cơ bản (chi tiết)
: là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phản ánh mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành
một đơn vị khối lượng xây dựng chi tiết
tương ứng với điều kiện kỹ thuật, thi công nhất định
à
dùng để xây dựng đơn giá bình quân khu vực của các tỉnh, thành phố hoặc đơn giá xây dựng công trình chi tiết
-
Định mức chi phí tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng bao gồm: quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chuẩn bị công trường, chi phí chung, trực tiếp phí khác, nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, thu nhập chịu thuế tính trước và một số công việc, chi phí khác.
2.
Hệ thống đơn giá xây dựng
-
Đơn giá xây dựng công trình lập cho từng công trình cụ thể với với mức giá vật liệu, giá nhân công và giá ca máy thiết bị thi công tính đến chân công trình:
o
Đơn giá xây dựng công trình chi tiết
: là giá tính cho một đơn vị khối lượng của một công tác xây lắp chi tiết của công trình, có thể là đơn giá không đầy đủ (chỉ bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công) hoặc đơn giá đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung, lãi tính trước và có thể là đơn giá trước VAT hoặc sau VAT);
o
Đơn giá xây dựng công trình tổng hợp
: là giá tính cho một đơn vị đo khối lượng xây dựng tổng hợp của công trình (nhóm công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình), có thể là đơn giá không đầy đủ (chỉ bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công) hoặc đơn giá đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung, lãi tính trước và có thể là đơn giá trước VAT hoặc sau VAT)
-
Đơn giá bình quân khu vực thống nhất (đơn giá xây dựng cơ bản của các tỉnh, thành phố
): được lập với mức giá tính bình quân trong cả vùng (tỉnh, thành phố); đây là giá tính cho một đơn vị khối lượng của một công tác xây lắp chi tiết tương ứng với điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, chất lượng quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản; đơn giá bình quân khu vực thống nhất hiện đang được nhà nước công bố là đơn giá không đầy đủ (chỉ bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công)
-
Suất vốn đầu tư
: là lượng đầu tư (mức chi phí cần thiết) tính cho một đơn vị công suất, một đơn vị năng lực sản xuất hay phục vụ theo thiết kế của công trình. (Suất vốn đầu tư xây dựng công trình bao gồm các chi phí cần thiết cho việc xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, các khoản chi phí khác và thuế giá trị gia tăng được tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc phục vụ theo thiết kế của công trình thuộc dự án)
-
Suất chi phí xây dựng
: là mức chi phí xây dựng cần thiết tính cho một đơn vị công suất, một đơn vị năng lực sản xuất hay phục vụ theo thiết kế của công trình.
-
Giá chuẩn xây dựng
: là đơn giá tính cho một đơn vị khối lượng xây dựng được chọn làm chuẩn (làm gốc) để tính chi phí xây dựng cho công trình tương tự. Giá chuẩn thường được tính cho một đơn vị đo mở rộng của công trình như tính cho 1m2 sàn, 1m2 diện tích sử dụng của công trình, 1km dài của công trình
-
Một số loại đơn giá khác như:
o
Đơn giá đền bù, đơn giá thuê đất
o
Giá ca máy và thiết bị xây dựng
o
Giá ngày công lao động
3.
Chỉ số giá xây dựng công trình
-
Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh
mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian
-
Chỉ số giá xây dựng dùng phục vụ cho việc
lập, điều chỉnh
tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
-
Chỉ số giá xây dựng được xác định theo loại công trình, theo các yếu tố chi phí, cơ cấu chi phí, loại vật liệu xây dựng chủ yếu, theo khu vực và được công bố theo từng thời điểm.
Ví dụ
: chỉ số giá xây dựng công trình và chỉ số giá phần xây dựng của công trình nhà ở
Chỉ số giá xây dựng công trình và chỉ số giá phần xây dựng so với năm 2000 (Năm 2000=100) Đơn vị tính: % STT LOẠI CÔNG TRÌNH 2001 2002 2003 Chỉ số giá XDCT Chỉ số giá phần XD Chỉ số giá XDCT Chỉ số giá phần XD Chỉ số giá XDCT Chỉ số giá phần XD I Công trình xây dựng dân dụng 1 Công trình nhà ở 102.9 102.8 110.1 110.5 123.9 125.7 Chỉ số giá xây dựng công trình và chỉ số giá phần xây dựng so với năm trước (Năm trước=100) Đơn vị tính : % STT LOẠI CÔNG TRÌNH 2001 2002 2003 Chỉ số giá XDCT Chỉ số giá phần XD Chỉ số giá XDCT Chỉ số giá phần XD Chỉ số giá XDCT Chỉ số giá phần XD I Công trình xây dựng dân dụng 1 Công trình nhà ở 102.9 102.8 107.1 107.5 112.4 113.7 IV. Các chỉ tiêu chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng giai đoạn và các phương pháp hình thành giá xây dựng GĐ lập chi phí ĐTXDCT Chỉ tiêu chi phí ĐTXD GĐ Chuẩn bị đầu tư: - Lập dự án ĐTXDCT - Tổng mức đầu tư (trường hợp dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thì lập dự toán xây dựng công trình) GĐ thực hiện đầu tư - Thiết kế kỹ thuật - Thiết kế bản vẽ thi công - Tồng dự toán của dự án - Dự toán xây dựng công trình - Lựa chọn nhà thầu - Giá gói thầu của bên mời thầu - Giá dự thầu của nhà thầu - Giá đề nghị trúng thầu - Giá trúng thầu - Ký kết hợp đồng - Thi công - Giá ký hợp đồng - Giá thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành GĐ kết thúc xây dựng - Vốn đầu tư được quyết toán - Vốn đầu tư hình thành TSCĐ của dự án - Vốn đầu tư hình thành TSLĐ của dự án 1. Tổng mức đầu tư của dự án ĐTXD công trình 1.1. Khái niệm Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư được xác định trong giai đoạn lập dự án phù hợp với thiết kế cơ sở hoặc phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 1.2. Vai trò Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư - Lựa chọn hướng đầu tư - Chọn phương án đầu tư - Chuẩn bị ngân sách đầu tư - Lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình 1.3. Nội dung Tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí khác nhau từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc xây dựng bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Tổng mức đầu tư được tổng hợp và chia thành các nhóm lớn sau đây: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB) ; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ( G BT,TĐC) ; chi phí quản lý dự án ( GQLDA) ; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ( GTV) ; chi phí khác ( GK) và chi phí dự phòng ( G DP ) . V = GXD + GTB + GBT,TĐC + GQLDA + GTV + GK + G DP (6.1) Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau: b. Chi phí xây dựng bao gồm: - Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; - Chi phí phá dỡ các công trình xây dựng; - Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; - Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công [U4] ; - Nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công; c. Chi phí thiết bị bao gồm: - Chi phí mua sắm thiết bị [a5] gồm giá mua (gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình. - Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); - Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; ( à chi phí thiết bị bao gồm tất cả các chi phí để đầu tư mua sắm thiết bị và đưa thiết bị vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.) d. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: - Chi phí bồi thường nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất theo quy định được bồi thường và chi phí bồi thường khác; - Các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; - Chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [U6] ; - Chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); - Chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có); e. Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí cho chủ đầu tư để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ khi lập dự án đến đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư; - Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc; - Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình; - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - - Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo; - Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác. Nội dung định mức chi phí quản lý dự án bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp tiền lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền thưởng, phúc lợi tập thể của cá nhân tham gia quản lý dự án, chi phí cho các dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, hội thảo, tập huấn, công tác phí, thuê nhà làm việc, thuê phương tiện đi lại, thiết bị làm việc, chi phí mua sắm tài sản phục vụ quản lý, chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản của ban quản lý, các khoản phí, lệ phí, thuế và các chi phí khác. f. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan. - Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng; - Chi phí khảo sát xây dựng; - Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; - Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc; - Chi phí thiết kế xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán công trình; - Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xây dựng,... - Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn); - Chi phí thí nghiệm chuyên ngành; - Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn); - Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng; - Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác. Nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp [U7] , thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng (GTGT). g. Chi phí khác Chi phí khác là các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình nhưng không thuộc 5 thành phần nói trên. Chi phí khác bao gồm: - Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; - Chi phí bảo hiểm công trình; - Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; - Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; - Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình; - - Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được; - - Một số khoản mục chi phí khác. h. Chi phí dự phòng bao gồm: - Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án - Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. 2. Dự toán xây dựng công trình 2.1. Khái niệm Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) là dự trù chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng xây dựng của từng công trình, hạng mục công trình thuộc dự án và được xác định ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán chi phí của các công trình và các chi phí có liên quan thuộc dự án. 2.2. Vai trò Dự toán công trình giúp chủ đầu tư: - Lập kế hoạch nguồn vốn và phân phối vốn đầu tư theo các thời kỳ của tiến độ đầu tư - Là cơ sở để khống chế các chi phí thực hiện các công việc đầu tư xây dựng 2.3. Nội dung Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB); chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP). Công thức xác định dự toán công trình: GXDCT= GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (6.2) b. Chi phí xây dựng (GXD) Chi phí xây dựng là chi phí để thực hiện phần xây dựng của công trình, hạng mục công trình; bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối với công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều hành thi công. Chi phí xây dựng bao gồm: 1. Chi phí trực tiếp bao gồm: o C hi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), o C hi phí nhân công, o C hi phí sử dụng máy thi công o Chi phí trực tiếp khác là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên và không xác định được khối lượng từ thiết kế . 2. Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác 3. Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình. 4. Thuế giá trị gia tăng c. Chi phí thiết bị Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có [U8] ); Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: giá mua (kể cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình d. Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí tương tự như nội dung của chi phí quản lý dự án thuộc tổng mức đầu tư e. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các khoản chi phí tương tự như nội dung của chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thuộc tổng mức đầu tư. Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự toán công trình không bao gồm: chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; chi phí tư vấn quản lý dự án. f. Chi phí khác Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy định tại các điểm a, b, c và d. Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí khác của dự toán công trình không bao gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ, chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được), các khoản phí và lệ phí. g. Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng bao gồm dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình 3. Các phương pháp hình thành giá xây dựng Có nhiều phương pháp hình thành giá xây dựng, nhưng thực tế thường gặp một số phương pháp chủ yếu sau: 1. 2. Phương pháp xác định theo phân tích thống kê nguồn lực và giá cả từng yếu tố nguồn lực 3. 3.1. - Phương pháp này căn cứ vào khối lượng công việc xây dựng hoặc tư vấn xây dựng và đơn giá tương ứng từng công việc để xác định. - - Đơn giá sử dụng để xác định giá xây dựng có thể là đơn giá xây dựng chi tiết hay tổng hợp (đầy đủ hoặc không đầy đủ) 3.2.
-
Các yếu tố nguồn lực chủ yếu để tạo ra sản phẩm xây dựng là vật liệu xây dựng, nhân công và máy móc thiết bị thi công.
-
Theo phương pháp này người ta phải bóc tách và thống kê tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu xây dựng từng loại, lượng tiêu hao về số ngày công theo cấp bậc thợ của công việc, lượng tiêu hao về số ca máy từng loại
-
Sau đó xác định đơn giá từng yếu tố nguồn lực tính tại hiện trường cũng như một số quy định khác để xác định ra giá sản phẩm xây dựng
-
Phương pháp này hiện nay được sử dụng chủ yếu để tính toán kiểm tra khi lập giá dự thầu của nhà thầu và một số công việc phù hợp khác về tư vấn xây dựng
3.3.
Phương pháp xác định dựa theo tỷ lệ % so với giá chuẩn dùng để tính giá-
Theo phương pháp này phải xác định một tỷ lệ % so với một giá trị chuẩn để tính ra mức giá hợp lý.
-
Phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng các số liệu thống kê để tính ra tỷ lệ trung bình đặc trưng.
-
Phương pháp này thường sử dụng để xác định giá các sản phẩm tư vấn xây dựng hoặc dùng để tính toán sơ bộ giá cho một sản phẩm xây dựng nào đó.
V.
Phương pháp xác định tổng mức đầu tư
1.
Căn cứ xác định
-
Dự án đầu tư xây dựng công trình hay báo cáo nghiên cứu khả thi (đi kèm là thiết kế cơ sở) hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (đi kèm là thiết kế bản vẽ thi công)
-
Hệ thống các định mức, đơn giá và các văn bản khác có liên quan
-
Tỷ giá hối đoái, thuế suất VAT và các loại thuế khác
-
Số liệu từ các công trình tương tự đã thực hiện
2.
Các phương pháp xác định
Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau:
1.
Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án
2.
Phương pháp xác định theo diện tích / công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình
3.
Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng tương tự đã thực hiện
4.
Phương pháp kết hợp: sử dụng kết hợp các phương pháp trên
2.1.
Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án
à
đây là phương pháp đang được sử dụng chủ yếu hiện nay
V = GXD + GTB +
GGPMB +
GQLDA + GTV + GK
+
G
DP
(6.3)
b.
Xác định chi phí xây dựng của dự án
Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được tính theo công thức sau:
GXD =
(6.4)
Trong đó:
-
n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
-
GXDCTi là chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình thứ i của dự án
à
Để xác định GXDCTi:
-
Trước hết, dựa vào thiết kế cơ sở bóc tách khối lượng QXDj (j=1÷m) của các công tác xây dựng chủ yếu / bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình
-
Sau đó xác định đơn giá xây dựng Zj cho các công tác chủ yếu / bộ phận kết cấu chính Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng chi tiết
đầy đủ
, hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp
đầy đủ
(trước VAT)
-
Cuối cùng tổng hợp chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được tính như sau:
GXDCT = () x (1+tGTGT-XD)
(6.5)
Trong đó:
-
GQXDK: Chi phí xây dựng các công tác khác
còn lại
/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình
được ước tính theo tỷ lệ phần trăm
(f%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu/ tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.
GQXDK = f%
(6.6)
Tuỳ theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình.
-
tGTGT-XD: thuế suất thuế giá trị gia tăng công tác xây dựng
Ví dụ:
chi phí xây dựng phần điện, nước trong công trình dân dụng thường chiếm tỷ lệ khoảng 7% chi phí xây dựng của công trình.
-
tGTGT-XD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng.
CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH STT Tên công tác xây dựng chủ yếu Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá Chi phí trước thuế VAT Chi phí sau thuế (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) x (5) (7) = (6) x tGTGT-XD (8) = (6) + (7) 1 Công tác chủ yếu 1.1 X x ... 1.m 2 Công tác còn lại % f% f% X x Tổng cộng x X x TỔNG HỢP CHI PHÍ PHẦN XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN STT Tên công trình, hạng mục công trình Đơn vị tính Chi phí trước thuế Thuế VAT Chi phí sau thuế (1) (2) (3) (4) (5) = (4) x tGTGT-XD (6) = (4) + (5) 1 Chi phí xây dựng công trình (hạng mục công trình) A 2 Chi phí xây dựng phần công trình, hạng mục công trình B ... Tổng cộng c. Ví dụ minh họa: CHI PHÍ XÂY DỰNG HẠNG MỤC: BÃI CHỨA HÀNG DỰ ÁN ĐTXDCT CẢNG KÊ GÀ – BÌNH THUẬN Đơn vị tính: 1000 đồng STT Tên công tác xây dựng Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá Chi phí trước thuế VAT Chi phí sau thuế 1 Bê tông mác 150 dày 5cm, đá 1x2cm, độ sụt 14-17 cm, xi măng PC40 m3 8.152,9 1.017 8.290.269 829.027 9.119.296 2 Bê tông mác 300 dày 27cm, đá 1x2cm, độ sụt 14-17 cm, xi măng PC40 m3 44.025,602 1.330 58.570.073 5.857.007 64.427.080 3 Sản xuất vữa bê tông qua dây chuyền trạm trộn công suất >30 đến <=50 (m3/h) m3 52.178,5 38 2.002.908 200.291 2.203.198 4 Vận chuyển vữa bê tông bằng ôtô chuyển trộn 14,5 trong phạm vi >0,5 đến <=1km 100m3 521,785 5.623 2.934.223 293.422 3.227.645 5 Đá dăm cấp phối lớp trên h = 30cm 100m3 489,173 29.895 14.623.805 1.462.381 16.086.186 6 Đất đồi đầm chặt K=0,98. 100 m3 489,173 16.785 8.210.934 821.093 9.032.028 7 Làm khe co giãn m 65.223,0 257 16.738.230 1.673.823 18.412.053 8 Sơn kẻ đường bằng sơn dẻo nhiệt phản quang chiều dày lớp sơn 2mm. m2 1.131,0 314 355.114 35.511 390.626 Tổng cộng 111.725.556 11.172.556 122.898.111 d. Xác định chi phí thiết bị của dự án GTB = GMS + GĐT + GLĐ (6.7) Trong đó: - GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ. - GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ. - GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị của dự án. *) Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về số lượng, chủng loại và giá trị của các thiết bị hay dây chuyền công nghệ: - Chi phí mua sắm thiết bị GMS được tính theo công thức sau: GMS = (6.8) Trong đó: o Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1÷ n). o Mi: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1÷ n), o tiGTGT-TB : mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1÷ n). M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T (6.9) Trong đó: o Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo (không bao gồm VAT) o Cvc: chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình (không bao gồm VAT) o Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu (không bao gồm VAT) o Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường. (không bao gồm VAT) o T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị). - Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (GĐT)được tính bằng cách lập dự toán tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án: o Dự toán chi phí đào tạo: căn cứ vào quy mô, khối lượng đào tạo, đơn giá đào tạo tính cho 1 đơn vị khối lượng đào tạo (đào tạo 1 công nhân kỹ thuật, 1 cán bộ quản lý...) o Dự toán chi phí chuyển giao công nghệ: dự toán chi phí chuyển giao công nghệ căn cứ vào khối lượng chuyển giao công nghệ và đơn giá chuyển giao tính cho một đơn vị khối lượng chuyển giao công nghệ) - Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (GLĐ) được lập dự toán như đối với chi phí xây dựng BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ STT Nội dung Chi phí trước thuế VAT Chi phí sau thuế (1) (2) (3) (4) (5) 1 Chi phí mua sắm thiết bị GMS 1.1 1.2 ... 1.n 2 Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ GĐT 3 Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh GLĐ Tổng cộng *)Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định như sau: GTB = STB x N + GCT-STB (6.10) Trong đó: - STB: Suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất / một đơn vị năng lực phục vụ / một đơn vị diện tích của công trình thuộc dự án. - GCT-STB: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bịcủa công trình thuộc dự án. Ví dụ : Tính chi phí thiết bị cho Nhà chung cư cao tầng kết cấu khung bê tông cốt thép 15 tầng, tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ có số tầng là 15 tầng, diện tích sàn 250m2/sàn à Theo Tập suất vốn đầu tư XDCT năm 2009 công bố theo quyết định 411/QĐ-BXD ngày 31/3/2010 của Bộ Xây Dựng có: STB(2009) = 350.000 đồng / m2 sàn à Điều chỉnh suất chi phí thiết bị về mặt bằng giá quý II/2010 sử dụng chỉ số giá xây dựng liên hoàn của Quý I/2010 so với quý IV/2009 (109,4%) và quý II/2010 so với quý I/2010 (103,6%) STB(2010) = 350.000 x 109,4% x 103,6% = 397.000 (đồng / m2 sàn) à GTB = (15 x 250) x 397.000 = 1.487.634.000 (đồng) *) Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng b ộ về thiết bị, dây chuyền công nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này . e. Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư ( GBT,T ĐC) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành [U9] . Các chi phí như chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định bằng cách: - Lập dự toán - Hoặc tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) - Hoặc tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể được ước tính từ 10 ¸ 15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án. (GXD + GTB) f. Xác định chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau: GQLDA = fQLDA x (GXDtt + GTBtt [a10] ) (6.11) Trong đó : - fQLDA: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án. - GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế. - GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế. g. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau: (6.12) Trong đó: - GTVi: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n). - GTVj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1÷m). - TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ. - TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán. h. Chi phí khác (GK) Chi phí khác được tính theo công thức sau: (6.13) Trong đó : - GKi: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n). - GKj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (i=1÷n). - TiGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ. - TjGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán. Lưu ý: Vốn lưu động ban đầu ( VLD) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án ( LVay ) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định. Ví dụ : Xác định lãi vay trong thời gian thực hiện DA của Cảng tổng hợp quốc tế ITC – Phú Hữu: - Bước 1: Lập kế hoạch tiến độ huy động vốn theo tỷ lệ - Bước 2: Lập kế hoạch tiến độ huy động vốn theo giá trị - Bước 3: Xác định tiến độ huy động vốn theo từng nguồn vốn (vốn tự có, vốn đi vay) - Bước 4: Tính toán lãi vay trong thời gian thực hiện dự án tùy vào phương án vay vốn và lãi suất vốn vay B Ả NG IX-2: PHÂN KỲ Đ Ầ U T Ư THEO T Ỷ L Ệ STT N ộ i dun g Th ờ i gian xây d ự n g Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 5 Quý 6 Quý 7 Quý 8 Quý 9 Quý 1 0 A Chi phí xây d ự n g I Công trình thu ỷ côn g 1 B ế n c ậ p t ầ u 10% 16% 16% 16% 16% 16% 10% 2 Kè và t ườ ng gó c 30% 30% 30% 10% 3 N ạ o vét khu n ướ c giai đo ạ n 1 25% 75% 4 N ạ o vét khu n ướ c giai đo ạ n 2 25% 60% 15% II San l ấ p và tôn t ạ o 25% 60% 15% III Đ ườ ng bãi 10% 16% 16% 16% 16% 16% 10% IV Công trình ki ế n trúc và m ạ ng k ỹ thu ậ t 10% 16% 16% 16% 16% 16% 10% B Thi ế t b ị 1 Thi ế t b ị công trình c ả n g 100% 2 Thi ế t b ị công trình ki ế n trú c 100% C Chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 100% D Chi phí quản lý dự án 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% 10% E Chi phí tư vấn đầu tư xây dưng 36% 10% 6% 6% 6% 6% 6% 6% 6% 12% F Chi phí khác Chi phí khác chưa kể lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu 90% 10% B Ả NG IX-3: PHÂN KỲ Đ Ầ U T Ư THEO GIÁ TR Ị [U11] Đ ơ n v ị tính: 1.000.000 đ ồ n g STT N ộ i dun g Th ờ i gian xây d ự n g Quý s ố 1 Quý s ố 2 Quý s ố 3 Quý s ố 4 Quý s ố 5 Quý s ố 6 Quý s ố 7 Quý s ố 8 Quý s ố 9 Quý s ố 1 0 A Chi phí xây d ự n g I Công trình thu ỷ côn g 1 B ế n c ậ p t ầ u 0 0 0 81.136 129.818 129.818 129.818 129.818 129.818 81.136 2 Kè và t ườ ng gó c 0 0 0 0 46.348 46.348 46.348 15.449 0 0 3 N ạ o vét khu n ướ c giai đo ạ n 1 0 0 7.351 22.052 0 0 0 0 0 0 4 N ạ o vét khu n ướ c giai đo ạ n 2 0 0 0 0 0 0 0 11.026 26.463 6.616 II San l ấ p và tôn t ạ o 0 22.923 55.015 13.754 0 0 0 0 0 0 III Đ ườ ng bãi 0 0 0 30.573 48.917 48.917 48.917 48.917 48.917 30.573 IV Công trình ki ế n trúc và m ạ ng k ỹ thu ậ t 0 0 0 36.509 58.414 58.414 58.414 58.414 58.414 36.509 B Thi ế t b ị 1 Thi ế t b ị công trình c ả n g 0 0 0 0 0 0 0 0 0 843.126 2 Thi ế t b ị công trình ki ế n trú c 0 0 0 0 0 0 0 0 0 22.323 C Chi phí đ ề n bù và gi ả i phóng m ặ t b ằ n g 150.000 0 0 0 0 0 0 0 0 0 D Chi phí qu ả n lý d ự á n 1.888 1.888 1.888 1.888 1.888 1.888 1.888 1.888 1.888 1.888 E Chi phí t ư v ấ n đ ầ u t ư xây d ự n g 6.052 1.681 1.009 1.009 1.009 1.009 1.009 1.009 1.009 2.017 F Chi phí khác Chi phí khác ch ư a k ể lãi vay và v ố n l ư u đ ộ ng ban đ ầ u 20.925 0 0 0 0 0 0 0 0 2.325 T ổ ng c ộ n g 178.865 26.492 65.263 186.922 286.395 286.395 286.395 266.522 266.509 1.026.514 B Ả NG IX-4: C Ơ C Ấ U V Ố N Đ Ầ U T Ư Đ ơ n v ị tính: 1.000.000 đ ồ n g STT Ngu ồ n v ố n Th ờ i gian xây d ự n g Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 5 Quý 6 Quý 7 Quý 8 Quý 9 Quý 1 0 1 V ố n t ự c ó 178.865 26.492 65.263 186.922 286.395 118.944 0 0 0 0 2 V ố n vay ư u đã i 0 0 0 0 0 119.607 204.568 190.373 190.364 733.224 3 V ố n vay ngân hàng th ươ ng m ạ i 0 0 0 0 0 47.843 81.827 76.149 76.145 293.290 4 T ổ ng v ố n c ầ n huy đ ộ n g 178.865 26.492 65.263 186.922 286.395 286.395 286.395 266.522 266.509 1.026.514 B Ả NG IX-5: XÁC Đ Ị NH LÃI VAY TRONG TH Ờ I GIAN TH ỰC HIỆN DỰ ÁN Đ ơ n v ị tính: 1.000.000 đ ồ n g STT N ộ i dun g Th ờ i gian xây d ự n g Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 5 Quý 6 Quý 7 Quý 8 Quý 9 Quý 1 0 I V ố n vay ngân hàng th ươ ng m ạ i 1 V ố n vay trong quý 0 0 0 0 0 47.843 81.827 76.149 76.145 293.290 2 Ti ề n v ố n vay tích lu ỹ ở cu ố i m ỗ i quý (v ố n g ố c ) 0 0 0 0 0 47.843 129.670 205.819 281.965 575.254 3 T ổ ng s ố tích lu ỹ ở cu ố i m ỗ i quý (g ố c + lãi) (vay d ầ n trong quý ) 0 0 0 0 0 48.471 132.644 213.275 296.018 600.928 4 S ố ti ề n lãi ph ả i tr ả tích lu ỹ đ ế n cu ố i các qu ý 0 0 0 0 0 628 2.974 7.456 14.054 25.673 II V ố n vay ư u đãi 1 V ố n vay trong quý 0 0 0 0 0 119.607 204.568 190.373 190.364 733.224 2 Ti ề n v ố n vay tích lu ỹ ở cu ố i m ỗ i quý (v ố n g ố c ) 0 0 0 0 0 119.607 324.175 514.548 704.912 1.438.136 3 T ổ ng s ố tích lu ỹ ở cu ố i m ỗ i quý (g ố c + lãi) (vay d ầ n trong quý ) 0 0 0 0 0 120.579 328.768 526.030 726.489 1.477.476 4 S ố ti ề n lãi ph ả i tr ả tích lu ỹ đ ế n cu ố i các qu ý 0 0 0 0 0 972 4.593 11.483 21.577 39.340 i. Xác định chi phí dự phòng của dự án Chi phí dự phòng được xác định như sau: G DP = GDP1 + GDP2 (6.14) Trong đó: - GDP1: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh: GDP1 = ( GXD + GTB + GBT,TĐC + GQLDA + GTV + GK ) x 10% (6.15) (Riên với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 5%) - GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá: GDP2 = (6.16) Trong đó: o T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm); o t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1 ¸ T) o Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t; o LVayt: c hi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t. o IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng công trình bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình (theo loại công trình) của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng); o : mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với chỉ số giá xây dựng công trình bình quân năm đã tính Cách xác định chỉ số giá xây dựng công trình bình quân IXDCTbq như sau: (1) Chọn 3 năm gần nhất với thời điểm tính toán (không kể các năm có biến động giá bất thường). (2) Tính chỉ số giá liên hoàn của 3 năm đã lựa chọn bằng cách chia chỉ số giá xây dựng của năm sau cho chỉ số giá xây dựng của năm trước. (3) Tính trung bình nhân của các chỉ số giá liên hoàn vừa xác định ở bước 2 bằng cách lấy căn bậc 3 của tích các chỉ số giá liên hoàn. Ví dụ : tính chi phí dự phòng trượt giá cho dự án cảng VINACOMIN – Kê Gà (dự án được thực hiện trong 3 năm (kể từ năm 2010) à Trước hết tính chỉ số giá xây dựng công trình bình quân Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Q3/2009 Chỉ số giá xây dựng 143 153 178 230 229 Chỉ số giá xây dựng liên hoàn 1,070 1,163 1,292 0,996 Chỉ số giá xây dựng bình quân 1,125 à Tính dự phòng trượt giá cho dự án: Nội dung Tiến độ thực hiện dự án Năm 1 Năm 2 Năm 3 Vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm 1.063.508 822.610 1.201.451 Dự phòng trượt giá theo từng năm 132.862 218.373 508.882 Dự phòng trượt giá tích lũy 132.862 351.235 860.117 2.2. Phương pháp xác định theo diện tích / công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình a. Trường hợp sử dụng suất vốn đầu tư xây dựng công trình: V = [Công suất thiết kế / diện tích công trình] x [suất vốn đầu tư xây dựng công trình Ví dụ : Nhà máy ximang lò quay có suất vốn đầu tư 130USD/ 1tấn xi măng à nhà máy thủy điện có công suất 1,2 triệu tấn/năm sẽ có tổng mức đầu tư là: V = 1.200.000 x 130 = 156.000.000 (USD) b. Trường hợp sử dụng giá xây dựng tổng hợp 1. Xác định chi phí xây dựng của dự án (GXD) Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án: GXD = (6.17) Trong đó: - n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. - GXDCTi là chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình thứ i của dự án à tương tự như khi lập chi phí xây dựng theo thiết kế cơ sở nhưng GXDCTi được xác định như sau : GXDCT = SXD x N + GCT-SXD (6.18) Trong đó: - SXD: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ/ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. - GCT-SXD: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. - N: Diện tích hoặc công suất sử dụng của côngtrình, hạng mục công trình thuộc dự án Ví dụ : Nhà từ 2 đến 3 tầng, kết cấu khung chịu lực BTCT, tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ có suất chi phí xây dựng là 3,710 triệu đồng/1m2 sàn (đã bao gồm VAT) à xây dựng nhà dân 3 tầng, mỗi tầng có diện tích sàn 40m2 à chi phí xây dựng là: GXD =(40 x 3) x 3,710 = 445,2 (triệu đồng) 2. Xác định chi phí thiết bị của dự án Chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo suất chi phí thiết bị (đọc thêm phần xác định tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở ) 3. Xác định các c hi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, c hi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định như phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở 2.3. Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những công trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, qui mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau. - Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức: V = (6.19) Trong đó: o GCTTTi: Chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án (i=1÷ n) o Ht: Hệ số qui đổi về thời điểm lập dự án. o Hkv: Hệ số qui đổi về địa điểm xây dựng dự án [a12] . o GCT-CTTTi: Những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i. - Trường hợp với nguồn số liệu có được chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng GXD và chi phí thiết bị GTB của các công trình à thì xác định các chi phí trên theo chi phí đầu tư của công trình, hạng mục công trình tương tự à Trên cơ sở GXD và GTB của dự án đã xác định được, xác định các chi phí GGPMB GQLDA, GTV, GK,GDP được xác định tương tự như trường hợp lập tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở 2.4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình. VI. Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình 1. Căn cứ xác định - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - Định mức xây dựng công trình do nhà nước công bố và do chủ đầu tư thuê tư vấn lập - Đơn giá xây dựng công trình hoặc đơn giá xây dựng bình quân vùng của tỉnh, thành phố - Thuế suất thuế GTGT - Các văn bản liên quan khác như: o Văn bản hướng dẫn lập dự toán công trình o Thông báo thay đổi giá cả vật liệu, nhân công, máy thi công ở từng thời kỳ o Văn bản liên quan đến quy định về các khoản phụ cấp cho nhân công thi công công trình 2. Phương pháp xác định 2.1. Xác định chi phí xây dựng Xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình có thể theo các cách sau: 1. không đầy đủ a. Có thể là khối lượng XD tổng hợp tương ứng với đơn giá XD tổng hợp b. Hoặc khối lượng XD chi tiết tương ứng với đơn giá XD chi tiết (có thể là đơn giá XD công trình hoặc đơn giá bình quân khu vực thống nhất) 2. đầy đủ i. Khối lượng XD tổng hợp và đơn giá XD công trình tổng hợp đầy đủ ii. Khối lượng XD chi tiết và đơn giá XD công trình chi tiết đầy đủ 3. Theo tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng 4. Xác định chi phí xây dựng theo suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư hoặc trên cơ sở công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện. a. Xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình theo khối lượng và đơn giá xây dựng không đầy đủ. - Bước 1: Tính toán khối lượng (bóc khối lượng) theo hồ sơ thiết kế phù hợp với định mức, đơn giá xây dựng công trình dùng để tính dự toán o Nếu sử dụng đơn giá chi tiết, định mức dự toán chi tiết à bóc khối lượng theo danh mục công việc chi tiết o Nếu sử dụng đơn giá tổng hợp, định mức dự toán tổng hợp à bóc khối lượng theo danh mục công việc tổng hợp - Bước 2: lập bảng tính toán chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo đơn giá xây dựng công trình đã lập hoặc theo đơn giá xây dựng đã công bố của nhà nước (thường là đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh thành phố [U13] ) - Bước 2: xác định các chi phí còn lại và tổng hợp dự toán BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG KHÔNG ĐẦY ĐỦ (CÔNG TRÌNH) HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH: (nêu tên công trình, hạng mục công trình) STT Khoản mục chi phí Cách tính Ký hiệu I Chi phí trực tiếp T = VL + NC + M + Tk T 1 Chi phí vật liệu VL = + CLVL VL 2 Chi phí nhân công NC = x (1+ Knc) NC 3 Chi phí máy thi công M =x (1 + Km) M 4 Chi phí trực tiếp khác Tk = (VL + NC + M) x tk% Tk II Chi phí chung T x p1% hoặc NC x p2% C Giá thành xây dựng Z = T + C Z III Thu nhập chịu thuế tính trước (T + C) x l% TL Chi phí xây dựng trước thuế T + C + TL G IV Thuế giá trị gia tăng (VAT) G x tGTGT-XD VAT Chi phí xây dựng sau thuế G + VAT GXDC V Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công GXDC x f% x (1 + tGTGT-XD) hoặc lập dự toán GXDNT Tổng cộng GXDC + GXDNT GXD Trong đó: - Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp: o Qi là khối lượng của công việc xây dựng tổng hợp thứ i của công trình (i=1 ¸ n) o ,,là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng tổng hợp thứ i của công trình. - Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: o Qi là khối lượng công tác xây dựng chi tiết thứ i (i =1 ¸ n). o ,, là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công tác xây dựng thứ i. - (1+Knc), (1 + Kmtc) : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có) - CLVL: chênh lệch vật liệu (nếu có) trong trường hợp có thay đổi về giá vật liệu xây dựng [U14] - tk%: định mức tỷ lệ chi phí trực tiếp khác - p1%, p2%: định mức tỷ lệ chi phí chung - l%: định mức tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước [U15] - tGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. - f%: tỷ lệ chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công - Chênh lệch vật liệu thường có khi: o Thời điểm lập dự toán khác thời điểm lập đơn giá dẫn đến có sự thay đổi về giá vật liệu o là chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh thành phố do vậy cần điều chỉnh giá vật liệu về đến chân công trình BẢNG TÍNH CHÊNH LỆCH VẬT LIỆU (CÔNG TRÌNH) HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH: (nêu tên công trình, hạng mục công trình) Đơn vị tính: đồng STT Loại vật liệu Đơn vị tính Khối lượng Giá trong đơn giá Giá tại hiện trường xây lắp Chênh lệch vật liệu (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) = (4) x [(6) – (5)] 1 Đá dăm 1x2 m3 1.500 120.000 154.000 51.000.000 2 Ximang PC30 kg 15.000 900 1.200 4.5000.000 ..... n Tổng cộng CLVL - Hệ số điều chỉnh nhân công thường được sử dụng khi: o Nhà nước thay đổi chế độ tiền lương tối thiểu o Do công trình lập dự toán được tính với nhóm lương khác với nhóm lương dùng để xây dựng đơn giá [U16] o Do phải bổ sung thêm các khoản phụ cấp chưa được tính hoặc tính chưa đủ trong đơn giá v.v… (VD: phụ cấp khu vực…) - Hệ số điều chỉnh máy thi công thường được sử dụng khi: o Xảy ra các trường hợp như trên (làm thay đổi chi phí tiền công thợ điều khiển máy) o Do thay đổi giá nhiên liệu, động lực chạy máy o Do máy thi công làm việc trong các môi trường bất lợi như môi trường nước mặn - Chi phí nhân công, máy thi công cũng có thể được điều chỉnh bằng cách tính chênh lệch nhân công hoặc chênh lệch máy thi công như chênh lệch vật liệu Ví dụ : Hãy tổng hợp dự toán chi phí xây dựng theo số liệu sau: - Chi phí vật liệu theo đơn giá: 10.200 triệu đồng - Chi phí nhân công theo đơn giá: 480 triệu đồng - Chi phí sử dụng máy theo đơn giá: 290 triệu đồng - Tỷ lệ chi phí trực tiếp khác: 1,5% - Tỷ lệ chi phí chung: 5,5% - Tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước: 6% - Thuế suất thuế giá trị gia tăng: 10% - Tỷ lệ chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công: 1% - Chênh lệch vật liệu: 800 triệu đồng - Hệ số điều chỉnh nhân công: 3,36 - Hệ số điều chỉnh máy thi công: 1,4 Cách làm: - Chi phí vật liệu: 10.200 + 800 = 11.000 (triệu đồng) - Chi phí nhân công: 480 x 3,36 = 1.612,8 (triệu đồng) - Chi phí máy thi công: 290 x 1,4 = 406 (triệu đồng) - Chi phí trực tiếp khác: 1,5% x (11.000 + 1.612,8 + 406) = 130,188 (triệu đồng) - Chi phí trực tiếp: 11.000 + 1.612,8 + 406 + 130,188 = 13.148, 988 (triệu đồng) - Chi phí chung: 5,5% x 13.148, 988 = 723,19 (triệu đồng) - Giá thành xây dựng: 13.148, 988 + 723,19 = 13.872,18 (triệu đồng) - Thu nhập chịu thuế tính trước: 6% x 13.872,18 = 762,97 (triệu đồng) - Chi phí xây dựng trước thuế: 13.872,18 + 762,97 = 14.635,15 (triệu đồng) - Thuế giá trị gia tăng: 10% x 14.635,15 = 1463,52 (triệu đồng) - Chi phí xây dựng sau thuế: 14.635,15 + 1463,52 = 16098,67 (triệu đồng) - Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công: 1% x 14.635,15 (1 + 10%) = 160,99 (triệu đồng) - Chi phí xây dựng tổng cộng: 16.098,67 + 160,99 = 16.259,66 (triệu đồng) b. Xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình theo khối lượng và đơn giá xây dựng đầy đủ Các bước tính toán tương tự như trường hợp xác định chi phí xây dựng theo khối lượng và đơn giá xây dựng không đầy đủ. Chi phí xây dựng được tổng hợp theo bảng sau: TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG ĐẦY ĐỦ (CÔNG TRÌNH) HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH: (nêu tên công trình, hạng mục công trình) STT Khoản mục chi phí Cách tính Ký hiệu I Chi phí xây dựng trước thuế G IV Thuế giá trị gia tăng (VAT) G x tGTGT-XD VAT Chi phí xây dựng sau thuế G + VAT GXDC V Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công GXDC x f% x (1 + tGTGT-XD) hoặc lập dự toán GXDNT Tổng cộng GXDC + GXDNT GXD Trong đó: - Trường hợp chi phí xây dựng được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp: o Qi là khối lượng của công việc xây dựng tổng hợp thứ i của công trình (i=1 ¸ n) o Di là đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ để thực hiện công việc xây dựng tổng hợp thứ i của công trình. - Trường hợp chi phí xây dựng được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: o Qi là khối lượng công tác xây dựng chi tiết thứ i (i =1 ¸ n). o Di là đơn giá xây dựng đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ để thực hiện công việc xây dựng chi tiết thứ i của công trình. 2.2. Xác định chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác Các chi phí nêu trên lập tương tự như khi lập tổng mức đầu tư chỉ lưu ý các vấn đề sau: - Các chi phí này được lập cho từng công trình, hạng mục công trình thuộc dự án - Có những khoản mục chi phí nằm trong tổng mức đầu tư nhưng không nằm trong dự toán công trình 2.3. Xác định chi phí dự phòng Cách xác định GDP trong dự toán công trình tương tự như khi xác định GDP trong tổng mức đầu tư. Tuy nhiên - Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác định như sau: GDP1 = ( GXD + GTB + GBT,TĐC + GQLDA + GTV + GK ) x 5% (6.20) - Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán công trình có thể tính theo tháng, quý, năm. VII. Hạch toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng 1. Khái niệm hạch toán sản xuất kinh doanh Hạch toán sản xuất kinh doanh là việc đo đếm, tính toán, ghi chép, phân tích các quá trình chi tiêu và kết quả đạt được trong phạm vi doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho việc hoạch định các quyết định kinh doanh và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Hạch toán kết quả SXKD doanh nghiệp xây dựng 2.1. Khái niệm kết quả SXKD Kết quả SXKD là chỉ tiêu phản ánh những khoản mà doanh nghiệp thu nhận được sau một chu kỳ kinh doanh nhất định nào đó. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ, doanh thu tạo ra trong kỳ. 2.2. Phân biệt kết quả SXKD và hiệu quả SXKD Hiệu quả SXKD được xác định bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng: - Xét về mặt định tính: hiệu quả SXKD là các ý nghĩa về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng… của những hoạt động SXKD hoặc thông qua kết quả SXKD tạo ra. - Xét về mặt định lượng: hiệu quả SXKD là chỉ tiêu được xác định dựa trên cơ sở so sánh kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra với chi phí bỏ ra để có được các kết quả đó. Ví dụ: tổng lợi nhuận tạo ra trong một kỳ; tỷ suất lợi nhuận / chi phí SXKD 2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD xây dựng a. Doanh thu của kinh doanh xây dựng - khối lượng xây dựng được hoàn thành nghiệm thu thanh toán trả tiền không bao gồm thuế giá trị gia tăng . - này có thể được hạch toán chung cho toàn doanh nghiệp, từng bộ phận kinh doanh hay theo từng hợp đồng. b. Giá trị khối lượng xây dựng thực hiện - Giá trị khối lượng xây dựng thực hiện bao gồm cả giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu thanh toán; giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu nhưng chưa thanh toán trả tiền và giá trị khối lượng xây dựng thực hiện dở dang chưa được nghiệm thu thanh toán. - - c. Giá trị xây dựng ký trong hợp đồng - Giá trị xây dựng ký trong hợp đồng là giá trị xây dựng của công trình được ký hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng d. Giá dự thầu các gói thầu xây dựng (Đã nêu khái niệm ở phần trước) Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá. Hạch toán xác định giá dự thầu và giá hợp đồng là hạch toán SXKD trước khi thực hiện hợp đồng kinh doanh Hạch toán xác định doanh thu, giá trị khối lượng xây dựng dở dang, giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu chưa thanh toán là hạch toán SXKD khi thực hiện hợp đồng kinh doanh 3. Hạch toán lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng Hạch toán lợi nhuận sản xuất kinh doanh xây dựng được tiến hành cho toàn doanh nghiệp hay cho bộ phận sản xuất kinh doanh và hạch toán cho từng hợp đồng. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh xây dựng được xác định như sau: Ltr = D - C (6.21) Ls = Ltr - TTNDN (6.22) TTNDN = Ltr x tTNDN = (D - C) x tTNDN (6.23) Trong đó: - Ltr: lợi nhuận trước thuế - D: Doanh thu sản xuất kinh doanh xây dựng hay giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng . - C: Chi phí sản xuất kinh doanh xây dựng - Ls: Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) - TTNDN: thuế thu nhập doanh nghiệp - tTNDN : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện nay phổ biến ở mức 25%) 4. Hạch toán chi phí và giá thành xây lắp của doanh nghiệp xây dựng 4.1. Khái niệm chi phí SXKD và chi phí SXKD xây dựng - Chi phí SXKD được hiểu là toàn bộ hao phí về vật chất, sản phẩm dịch vụ và lao động được thể hiện bằng tiền bạc mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ nhằm đạt được các kết quả kinh doanh nhất định nào đó. - Do đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là phải đa dạng hóa các loại hình sản xuất sản phẩm, DNXD bên cạnh hoạt động kinh doanh xây lắp còn có thể tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh khác như: đầu tư vào bất động sản, đầu tư tài chính... do đó khi hạch toán chi phí SXKD của DN trong kỳ ngoài việc hạch toán chung còn được hạch toán cho từng loại hình SXKD à chỉ tập trung xem xét hoạt động kinh doanh chính của DNXD là kinh doanh xây dựng. - Chi phí SXKD xây dựng được hiểu là toàn bộ hao phí về vật chất, sản phẩm dịch vụ và lao động được thể hiện bằng tiền bạc mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành khối lượng công tác xây dựng trong kỳ. - Giá thành sản phẩm xây dựng được hiểu là toàn bộ hao phí về vật chất, sản phẩm dịch vụ và lao động được thể hiện bằng tiền bạc mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành sản phẩm xây dựng (có thể là từng hợp đồng xây dựng hay từng công trình xây dựng) 4.2. Phân biệt chi phí SXKD của DN trong kỳ và giá thành sản phẩm Chi phí SXKD của DN Giá thành sản phẩm - Đối tượng hạch toán: Hạch toán cho toàn bộ các loại sản phẩm mà DN thực hiện trong kỳ Hạch toán cho từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm - Phạm vi hạch toán: Hạch toán cho từng bộ phận SXKD hay cho toàn DN Phân bổ chi phí SXKD theo từng sản phẩm trong đó có các khoản tính trực tiếp, các khoản không tính trực tiếp thì được phân bổ cho các sản phẩm - Theo thời gian hạch toán: Bao giờ cũng được hạch toán theo khoản thời gian nhất định như năm, quý, tháng Không quan tâm đến thời gian hình thành sản phẩm 4.3. Nội dung của giá thành sản phẩm xây dựng và chi phí SXKD xây dựng Chi phí SXKD xây dựng và giá thành sản phẩm xây dựng đều bao gồm: a. Chi phí vật liệu xây dựng Chi phí vật liệu xây dựng bao gồm cả vật liệu chính, vật liệu phụ, các kết cấu bán thành phẩm xây dựng, các vật liệu, phụ kiện của các thiết bị vệ sinh b. Chi phí nhân công Là toàn bộ tiền lương, tiền công kể cả các khoản phụ cấp trả cho công nhân để hoàn thành sản phẩm xây dựng. c. Chi phí sử dụng máy thi công Là toàn bộ các chi phí để đảm bảo cho xe máy thi công trên công trường hoạt động bình thường bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí tiền lương thợ điều khiển máy, chi phí nhiên liệu, năng lượng, và chi phí khác. d. Chi phí trực tiếp khác Là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế. e. Chi phí chung Chi phí chung bao gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác. 4.4. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây dựng a. Phân loại theo khoản mục chi phí - Chi phí trực tiếp: là những chi phí có khối lượng lớn, có thể tính toán trực tiếp từ khối lượng xây dựng, từ định mức đơn giá bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và các chi phí trực tiếp khác. - Chi phí chung: là những chi phí liên quan đến điều hành quản lý thi công trên công trường, quản lý doanh nghiệp, chi phí phục vụ công nhân, phục vụ thi công và chi phí chung khác. b. Phân loại theo yếu tố chi phí - Chi phí vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí máy thi công - Chi phí trực tiếp khác - Chi phí chung c. Phân loại theo thời gian, gồm: - Chi phí phụ thuộc thời gian: là những chi phí tăng giảm tuỳ theo thời gian xây dựng tăng lên hay giảm đi. Ví dụ: chi phí trả lương theo thời gian… - Chi phí không phụ thuộc vào thời gian: là những chi phí không thay đổi theo thời gian như chi phí vật liệu xây dựng, chi phí trả lương theo sản phẩm… d. Phân loại theo cách tính toán, gồm: - Chi phí cơ sở: là những chi phí tính toán trực tiếp được từ khối lượng, định mức, đơn giá. Ví dụ: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công - Chi phí tính theo tỷ lệ: là những chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm cho trước so với chi phí cơ sở. e. Phân loại theo tính chất cố định hay biến đổi, gồm: - Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. Ví dụ chi phí trả lương theo thời gian, chi phí khấu hao máy móc thiết bị… - Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. Khi khối lượng tăng thì chi phí biến đổi tăng và ngược lại. Ví dụ chi phí nguyên vật liệu xây dựng, chi phí trả lương theo sản phẩm. 4.5. Hạch toán giá thành sản phẩm xây dựng a. Giá thành xây dựng ghi trong hợp đồng (ZHĐ) Là bộ phận chủ yếu của giá trị hợp đồng để đảm bảo hoàn thành khối lượng xây dựng của hợp đồng với chất lượng, thời gian và các yêu cầu khác có liên quan đã được ký kết trong hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. ZHD = GHD - VATHD -LHD(nếu có) (6.24) ZHD = (6.25) Trong đó: - ZHD: giá thành xây dựng ghi trong hợp đồng - GHD: giá trị hợp đồng ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư - LHD: Lãi hoặc thu nhập chịu thuế tính trước nằm trong giá trị hợp đồng - VATHD: thuế giá trị gia tăng nằm trong giá trị hợp đồng - tVAT-XD: thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định - l%: Tỷ lệ lãi hoặc thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo % so với giá thành XD ghi trong HĐ (có khi còn gọi là giá thành dự toán nhận thầu) Nhận xét: - ZHĐ được hiểu là mức chi phí tối đa để thực hiện hợp đồng à Nhà thầu muốn đạt lợi nhuận lớn hơn so với LHĐ thì phải phấn đấu giảm giá thành thực tế để giá thành xây dựng thực tế nhỏ hơn giá thành xây dựng ghi trong hợp đồng. - à Tính toán chỉ tiêu này để phục vụ cho kế hoạch hạ giá thành sản xuất xây dựng của doanh nghiệp b. Giá thành xây dựng theo kế hoạch (ZKH) - ZKH là mức chi phí xây dựng do doanh nghiệp hạch toán (tính ra hay dự kiến ra) và là căn cứ để khống chế quá trình thi công hay đóng vai trò chỉ tiêu kế hoạch mà toàn DN phải hướng theo. Để chủ động kinh doanh có lãi cao hơn thì DN phải hạch toán sao cho ZKH ≤ ZHĐ. - DN có thể xác định ZKH bằng cách dự trù các khoản chi phí theo kế hoạch căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật công nghệ và biện pháp tổ chức sản xuất nhà thầu lựa chọn sau khi thắng thầu thực hiện hợp đồng. ZKH = VLKH + NCKH + MKH + TKKH + CKH (6.26) Trong đó: VLKH, NCKH, MKH, TKKH, CKH tương ứng là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, trực tiếp phí khác, chi phí chung theo kế hoạch để thực hiện khối lượng xây dựng theo hợp đồng ký với chủ đầu tư. - Hoặc DN có thể dự trù các khoản chi phí tiết kiệm nhờ các giải pháp kỹ thuật và tổ chức sản xuất mang lại và tính được: ZKH = ZHĐ - ΔZKH (6.27) Trong đó: o ZKH: giá thành xây dựng theo kế hoạch của từng hợp đồng xây dựng o ΔZKH: lượng hạ giá thành theo kế hoạch của từng hợp đồng xây dựng c. Giá thành xây dựng thực tế (Zt) - Zt là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện khối lượng xây dựng trong hợp đồng ký với chủ đầu tư. - Zt được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả các chi phí thực tế để thực hiện hợp đồng (những chi phí liên quan đến nhiều công trình, nhiều hợp đồng như chi phí quản lý doanh nghiệp thì phải phân bổ cho từng công trình, từng hợp đồng cụ thể) Zt = VLt + NCt + Mt + TKt + Ct (6.28) Trong đó: VLt, NCt, Mt,TKt,Ct tương ứng là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, trực tiếp phí khác, chi phí chung thực tế đã sử dụng để thực hiện khối lượng xây dựng theo hợp đồng ký với chủ đầu tư. à Chỉ tiêu Zt càng nhỏ thì lượng hạ giá thành để xây dựng công trình (thực hiện hợp đồng) càng lớn và lợi nhuận tạo ra càng cao 4.6. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành Khi kết thúc hợp đồng xây dựng, người ta thường phải phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành đặt ra thông qua so sánh đánh giá một số chỉ tiêu như: so sánh Zt với ZKH; Zt với ZHĐ. Quá trình so sánh các chỉ tiêu giá thành xây dựng thường gặp một số trường hợp sau: a. Trường hợp 1 Zt < ZKH và Zt < ZHĐ (6.29) Trong trường hợp này kết luận doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch hạ giá thành xây dựng. ΔZVKH = ZKH - Zt (6.30) ΔZt = ZHĐ – Zt = ΔZKH + ΔZVKH (6.31) Tổng lợi nhuận ròng bao gồm toàn bộ lợi nhuận ròng nằm trong LHĐ và phần lợi nhuận ròng tạo nên từ ΔZt b. Trường hợp 2 Zt = ZKH và Zt < ZHĐ Trong trường hợp này kết luận doanh nghiệp hoàn thành 100% kế hoạch hạ giá thành đặt ra. ΔZt = ΔZKH (6.32) Tổng lợi nhuận ròng bao gồm toàn bộ lợi nhuận ròng nằm trong LHĐ và phần lợi nhuận ròng tạo nên từ ΔZt c. Trường hợp 3 Zt>ZKH và Zt < ZHĐ Trong trường hợp này kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành xây dựng đặt ra. Tổng lợi nhuận ròng bao gồm toàn bộ lợi nhuận ròng nằm trong LHĐ và phần lợi nhuận ròng tạo nên từ ΔZt d. Trường hợp 4 Zt>ZKH và Zt = ZHĐ Trong trường hợp này kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Tổng lợi nhuận ròng mang lại chỉ còn phần lợi nhuận ròng nằm trong nằm trong LHĐ e. Trường hợp 5 Zt>ZKH và Zt > ZHĐ, Zt < Trong trường hợp này kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận ròng mang lại chỉ còn một phần lợi nhuận ròng từ LHĐ f. Trường hợp 6 Zt>ZKH và Zt > ZHĐ, Zt = Trong trường hợp này kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành đặt ra. Lợi nhuận thực hiện bằng không. Doanh nghiệp chỉ có khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra nằm trong giá trị hợp đồng để khấu trừ các khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào. g. Trường hợp 7 Zt>ZKH và Zt > ZHĐ, Zt > Trong trường hợp này kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành đặt ra. Lợi nhuận âm (bị lỗ thực hiện hợp đồng) 4.7. a. Các nhân tố giảm giá thành xây dựng - Giảm giá thành do giảm chi phí vật liệu: giảm chi phí vật liệu chủ yếu nhờ giảm hao hụt vật liệu trong thi công và giảm giá cả vật liệu tính tại hiện trường xây dựng. - Giảm giá thành do giảm chi phí nhân công: giảm chi phí nhân công chủ yếu nhờ tốc độ tăng năng suất nhanh hơn tốc độ tăng lương phải trả cho nhân công. - Giảm giá thành do giảm chi phí máy thi công: giảm chi phí sử dụng máy thi công nhờ tăng năng suất máy để giảm số ca máy và giảm chi phí của một ca máy - Giảm giá thành do giảm chi phí trực tiếp khác: giảm chi phí trực tiếp khác chủ yếu nhờ giảm chi phí chuyên chở máy và nhân lực đến công trường, giảm chi phí cho an toàn trong thi công, giảm chi phí bơm nước, vét bùn… - Giảm giá thành do giảm chi phí chung: giảm chi phí chung chủ yếu nhờ giảm chi phí quản lý điều hành thi công tại hiện trường và doanh nghiệp, giảm chi phí phục vụ thi công, chi phí phục vụ công nhân trong quá trình xây dựng. b. Các biện pháp giảm giá thành xây dựng theo hợp đồng - Tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu có giá cả, phương thức thanh toán và dịch vụ bốc xếp hợp lý. - Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, chọn hình thức cung ứng hợp lý để giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí kho bãi. - Dự trữ vật tư hợp lý để không bị ngừng thi công nhưng cũng không quá nhiều gây ứ đọng vốn lưu động. - Tổ chức bảo quản tốt vật tư tại kho bãi. - Xây dựng và áp dụng các định mức vật tư có cơ sở khoa học chính xác - Ứng dụng công nghệ xây dựng tiến bộ, mở rộng áp dụng mức cơ giới hóa hợp lý - Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ máy móc xây dựng đạt năng suất cao - Áp dụng các hình thức tiền lương, các khuyến khích kinh tế khác một cách có hiệu quả. - Nâng cao trình độ tay nghề và trách nhiệm của người lao động đối với công việc. - Tổ chức công trình và bộ máy quản lý công trường, bộ máy quản lý doanh nghiệp hợp lý nhất… [U1] [U2] Đây là giá trên giác độ người mua [U3] [U4] Công trình tạm là gì? Công trình phụ trợ là gì? [a5] Trong thông tư 04/2010/TT-BXD chỉ nêu thiết bị công nghệ [U6] [U7] Tại sao lại phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp? [U8] [U9] Lưu ý: công tác bồi thường không thuộc đối tượng tính VAT [a10] [U11] Đây chính là tiến độ chi trả tiền của chủ đầu tư (không phải của nhà thầu) [a12] [U13] Xem thêm phần hệ thống định mức, đơn giá đã trình bày ở trên [U14] Vi dụ: nếu sử dụng đơn giá XDCB của tỉnh thành phố thì mặt bằng giá sử dụng là mặt bằng giá bình quân trong khu vực cũng như thời điểm lập đơn giá XDCB tỉnh, thành phố có thể khác thời điểm lập dự toán à cần điều chỉnh [U15] 04/2010/TT-BXD [U16] à cần điều chỉnh
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top