KTTM2
Đề cương ôn tập môn kinh tế thương mại II
Câu 1: Bản chất và vai trò của TMDN sx?
* Bản chất:
Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa, thông qua mua bán ngang giá, tự do.
H – T – H
Thời kỳ bao cấp ở Việt Nam không được gọi là thương mại vì hoạt động mua bán trao đổi không qua nganh giá, không tự do mà theo điều tiết của nhà nước, hay có thể nói, thương mại thời điểm đó bị “bóp méo”. Khi Việt Nam đổi mới, chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, thương mại mới hoạt động thực sự, và trở thành một lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế.
Doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân có thể là DNSX hoặc DNTM với các đặc trưng khác nhau.
DNSX: Sản xuất sản phẩm, đem bán và thu lợi nhuận.
DNTM: mua hàng hóa để bán, thu lợi nhuận.
Cả 2 doanh nghiệp đều hướng đến mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận, nhưng phương tiện nhằm đạt mục đích lại khác nhau. Cũng từ đó, trong quá trình vận động của hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng, vị trí của các doanh nghiệp là khác nhau, chúng ta có thể thấy qua sơ đồ sau:
SX -> Lưu thông -> Tiêu dùng
Tương ứng với: DNSX bán sản phẩm, DNTM mua các sản phẩm đó (sản phẩm trở thành hàng hóa vì được đưa ra thị trường), sau đó DNTM bán hàng hóa cho người tiêu dùng. Như vậy khâu đầu tiên: SX là cốt cõi, là nguồn gốc vận động của hàng hóa.
Quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất tuân theo 3 hoạt động cơ bản:
Bản chất của hoạt động tm ở dn sx là các hoạt động lien quan đến việc mua sắm vật tư kỹ thuật cho sx(TM đầu vào) và qtrinh tiêu thụ sp (tm đầu ra)
_Đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sx: đó là qtr mua sắm vật tư sx cho qtr sx của dn. Công tác này đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên lien tuc, đảm bảo số lượng, chất lượng với thời gian quy định thì sx kd mới bình thường và hiệu quả. Cần thực hiện tốt công tác hậu cần vật tư sx
_Tiêu thụ sp: là qtr thực hiện giá trị của hh từ hàng sang tiền, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của dn, đòi hỏi dn phải use tổng thể các biện pháp kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện các nghiệp vụ lien quan đến tiêu thụ sp
Doanh nghiệp sản xuất thực hiện chức năng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nó thực hiện được chức năng này khi tiêu thụ/bán được sản phẩm, sản phẩm được xã hội chấp nhận thì nguồn lực mà doanh nghiệp huy động mới được gọi là sử dụng hiệu quả, không lãng phí.
Như vậy, trong 3 hoạt động cơ bản của DNSX, thương mại hiện hữu trong hai hoạt động là thương mại đầu vào và đầu ra, vừa là khâu đầu tiên, vừa là khâu cuối cùng., tương ứng với bản chất của thương mại doanh nghiệp sản xuất: là mua để bán, cụ thể hơn là mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất, bán các sản phẩm đầu ra.
* Vai trò của TMDN SX:
Ở tầm vĩ mô: , vai trò của TMDN sx thể hiện ở 3 mặt
_Nó chính là tiền đề để thúc đẩy sx hh phát triển
_nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
_Gắn kte trong nc vs kte w, thực hiện chính sách mở cưa kte
để hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất huy động và sử dụng các nguồn lực của xã hội, để tạo ra của cải vật chất cho xã hội: tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư. SXKD nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng là hiệu quả xã hội của thương mại doanh nghiệp.
Ở tầm vi mô: Tm quyết định sự tồn tại phát triển của dn, đảm bảo quy trình phát triển: chu kỳ tiêu thụ và đb các yếu tố đầu vào , nó có ảnh hưởng quyết định đến các mục tiêu của dn. Thông qua hoạt động sx kd thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, giải quyết việc làm, đem lại thu nhập cho người lđ. thể hiện ở vai trò của thương mại đầu vào và thương mại đầu ra.
a. Vai trò của TM đầu vào
_ Là khâu đầu tiên của qtrình sx KD ở DNSX do đó TM đầu vào có vai trò qđịnh tới kết quả sx. Thông qua thực hiện thương mại đầu vào để đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và đồng bộ các yếu tố đầu vào cho tổ chức sx và có đc các yếu tố tiền đề này DN moiứ tổ chức đc HĐSXKD.
_Quá trình sx thực chất là qtrình biến đổi các yếu tố đàu vào đẻ tạo ra sp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng vì vậy trong hđsx TM đầu vào cho thấy số lượng cũng như chất lượng của các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp tới quy mô đầu ra của DN.
_Làm tốt tm đầu vào góp phần sd hợp lý và tiết kiệm vật tư trong sx, qua đó nâng cao chất lượng và hạ giá thành sp. Chi phí hợp lý giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của dn
b. Vai trò của TM đầu ra:
_Là khâu cuối cùng của qtrình sx KD ở DN nhưng TM đầu ra lại có vai trò qđịnh tới sự tồn tại và phát triển của DN, quyết định quy mô và góc độ tái sx mở rộng của dn
_Lợi nhuận của các DNSX thu đc sau qtrình sxkd chủ yếu sẽ đầu tư trở lại để mở rộng sx và ptriển DN. Do đó DN có tiêu thụ sp mới có lợi nhuận => có đkiện để tái sxkd, ptriển DN.
_Xem xét hiệu quả kinh tế xhội của 1 DNSXKD. Khi DN thực hiện HĐSXKD thu đc lợi nhuận tức là DN đạt đc kết quả sxkd nhưng đồng thời DN cũng tạo ra đc hiệu quả ktế xhội, tạo ra việc là cho người lđộng, tạo ra thu nhập cho người lđộng, đóng góp cho ngân sách nhà nc thông qua các chính sách thuế khác nhau.
=> Qua xem xét vai trò của TM đầu vào và TM đầu ra đã cho thấy những khía cạnh khác nhau của DNTM đối với HĐSXKD của DN nói riên cũng như đối với kết quả, hiệu quả sxkd của DN nói chung. Tm đầu vào là đkiện thực hiện TM đầu ra. Nhưng chỉ TM đầu ra đc thực hiện thì DN mới có đkiện để thực hiện TM đầu vào trong qtrình tái sxkd.
Câu 2: Những nội dung cơ bản của qtrình bảo đảm vật tư cho sx và tiêu thụ sp ở DN?
*Nội dung cơ bản của qtrình bảo đảm vật tư: Bất kỳ một dn nào khi tiến hành hđ sx đều phải tiến hành hđ mua sắm vật tư. Bao gồm
_Xác định nhu cầu:trong các dn sx, ngoài nhu cầu vật tư cho sxsp, có nhu cầu vật tư cho sp dở dang, nhu cầu nguyên vật liệu sửa chữa thiết bị, nhà xưởng, cho công tác nckh, cho xd nhà xưởng
+PP trực tiếp
+PP tính dựa trên cơ sở số liệu về thành phần chế tạo sp
+PP tính nhu cầu dựa trên cơ sở thời hạn sdụng
+PP tính theo hệ số biến động
_Lập kế hoạch mua sắm vật tư ở DN
-Công tác kế hoạch nghiệp vụ về hậu cần vật tư cho sx ở DN: theo quý, theo tháng
*Nội dung cơ bản của qtình tiêu thụ sp:
_Nghiên cứu thị trường:
Thông qua việc điều tra nghiên cứu thị trường giúp DN trả lời 2 câu hỏi:
+ TT đang cần sp hàng hóa nào? Trong nền KTTT các DNSX bói riêng và các DNKD nói chung nên hướng tới việc bán cái mà TT cần thay cho bán các mà TT có để đảm bảo cho sp hàng hóa mà DNSX ra có thể tiêu thụ đc.
+DN bị giới hạn bởi các nguồn lực nào? => chỉ có thể đầu tư 1 bộ phận nào đó => tìm kiếm sp phù hợp với đkiện sx của DN
_Lập kế hoạch tiêu thụ sp:
là cơ sở qtrọng bảo đảm cho qtrình sxkd có thể tiến hàng nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thu sp phải phản ánh đc các nội dung cơ bản sau: Khối lượng tiêu thụ sp, cơ cấu sp,cơ cấu thị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ...
_ Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán:
Là hđộng liên tục qtrình sxkd trong khâu lưu thôg. Muốn cho qtrình lưu thông hàng hóa đc liên tục, không bị gián đọan thì các DN phải chú trọng đến các nghiệp vụ sx ở kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sp, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho-bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng.
-Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sp:
Dòng lưu chuyển sp từ nơi sx đến nơi người tiêu dùng.
+Kênh phân phối trực tiếp: Hệ thống các cửa hàng bán và giới thiệu sp (đại lý trực tiếp của DN).
+Kênh phân phối gián tiếp: Trung gian là các DNTM. Giá cả càng tăng nếu càng lưu chuyển qua nhiều khâu. Thị trường rộng hơn.
=> lựa chọn kênh phân phối nào là tùy thuộc vào đkiện của DN để tiếp cận với khách hàng
-Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng:
Hđộng xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hđộng nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hđộng tiêu thụ sp. Xúc tiến bán hàng chứa đựng trong đó các hình thức, chác thức và những biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng bán ra của các DN, nhờ đó qtrình tiêu thụ sp của DN đc đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian.
Yểm trợ là các hđộng nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tạo đkiện thuận lợi để , thúc đẩy tạo đkiện thuận lợi để thực hiện tốt hđộng tiêu thụ ở DN. Những nội dung chủ yếu của hđộng xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kể đến là: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội trợ triển lãm...
-Tổ chức hđộng bán hàng:
Trong ndung này thực hiện nhiều hđộng cụ thể: lựa chọn địa điểm bán, thiết kế và xdựng điểm bán hàng, trưng bày hàng hóa sp, đào tạo nghiệp vụ bán hàng, tổ chức chuyển giao sp hàng hóa.
-Thực hiện các hđộng dịch vụ sau bán hàng:
Mục đích: Làm gia tăng thêm mức độ thỏa mãn nhu cầu. Khi các hđộng dịch vụ đc thực hiện sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng vào chất lượng sp cũng như chất lượng phục vụ của DN.
-Phân tich, đánh giá hiệu quản hđộng tiêu thụ sp
Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và xử lý các thông tin này, lượng hóa đánh giá sp thông qua chỉ tiêu định tính và định lượng.
Câu 3: Hệ thống chỉ tiêu của kế hoạch mua sắm vật tư và phương pháp xđịnh?
*Hệ thống chỉ tiêu của kế hoạch mua sắm vật tư:
_Phản ánh toàn bộ nhu cầu sử dụng vật tư của Dn trong kỳ
∑ N = Nsxsp + Ndd + Ndt + Nmmtb + N sửa chữa
∑ N: Tổng nhu cầu sử dụng vtư của DN trong kỳ
- Phản ánh tổng nguồn vtư của Dn trong kỳ
∑ P = Ođk + M + E + Nđk
*Phương pháp xđịnh các chỉ tiêu của kế hoạch:
_Nhu cầu vật tư cho sxsp (Nsxsp)
. PP tính theo mức sp:
Nsp = ∑ Qspi. Mspi
Qspi: số lượng sp loại i cần sx trong kỳ kế hoạch
Mspi: Mức tiêu dùng vtư cho sx 1 đvị sp i
N: Số loại sp trong kỳ kế hoạch
. PP tính theo chi tiết sp
Nsp = ∑ Qcti. Mcti
Qcti: số lượng chi tiết i cần sx trong kỳ
Mcti: Mức chi tiết tiêu dùng vtư cho sx 1 đvị sp
N: số loại chi tiết cần sx trong kỳ
. PP tính theo sp đại diện
Nsxsp = Qsp. Mdd
Qsp: là tổng số lượng spsx trong kỳ kế hoạch
Mdd: Là mức tiêu dùng vật tư để sx 1 đơn vị sp đại diện
. PP tính theo thành phần của vật tư:
Bước 1: Xđịnh tổng trọng lượng tinh (Ntl):
Ntl = ∑Qspi. hspi
Qspi: số lượng sp thứ i theo kế hoạch tiêu thụ trong kỳ
hspi: là trọng tinh của sp thứ i
N: số loại sp
Bước 2: Xđịnh tổng trọng lượng vtư đưa và sx có tính đến hao hụt (Nsx)
Nsx = Ntl/K
K: hệ số thu thành phẩm
(hệ số thu thành phẩm + số hao hụt = 1)
Bước 3: Xđịnh số lượng của từng loại vtư
Nvt = Nsx. hi (hi là tỷ lệ % của vtư thứ i)
. PP xđịnh nhu cầu vtư theo thời hạn sử dụng vtư
Nsxsp = P/T
P: Tổng nhu cầu vtư sử dụng trong kỳ
T: Thời hạn sử dụng vtư
. PP xđịnh vtư theo hệ số biến động
Nsxsp = Nbc . Tsx . Htk
Nbc: số lượng vtư sử dụng trong năm báo cáo
Tsx: nhịp độ phát triển sx kỳ kế hoạch
Htk: hệ số tiết kiệm vtư năm kế hoạch so với năm báo cáo
_Nhu cầu vtư cho sxspdd
. Dựa vào mức chênh lệch
Ndd = (Qcd2 – Qcd1).mdd
Qcd1, Qcd2: số lượng sp dở dang ở cuối kỳ và đầu kỳ kế hoạch
mdd: mức tiêu dùng vtư cho 1 đvị sp dd
. PP tính theo chu kỳ sx
Ndd = (Tk.M) – P
Tk: Thời gian cần thiết để spdd ở cuối năm kế hoạch (số ngày)
M: Mức tiêu dùng vtư 1 ngày đêm để sx 1 spdd
P: Số lượng vtư tồn kho đầu kỳ cho sxspdd
- Nhu cầu vtư cho dự trữ
NDTCK = m . t
Với t = ttx + tbh + tcb
_Nhu cầu về máy móc thiết bị ở DN:
Nmmtb = [(Qsp.m)+G]/[T.C.G.Ksd.Km] – A
Qsp: Khối lượng sp thứ I cần sx trong kỳ kế hoạch
M: định mức giờ máy để sx 1 đơn vị sp thứ i
Gk: Số giờ máy
T: số ngày máy làm việc trong kỳ kế hoạch
C: số ca làm việc trong ngày
G: số giờ để làm việc trong 1 ca
Ksd: hệ số sdụng thiết bị căn cứ vào công suất mmtb
Km: hệ số theo định mức
A: Số máy móc thiết bị hiện có ở DN
- Nguồn vật tư tồn kho đầu kỳ
Ođk = Qtt + Un – Ux
Ođk: lượng vật tu tồn kho đầu kỳ
Ott: Lượng vtư tồn kho thực tế tại thời điểm lập kế hoạch đến hết năm báo cáo
Ux: Lượng vtư ước xuất
Câu 4: Dự trữ hàng hóa: Cơ sở hình thành, vai trò, phân loại và xu hướng phân bổ dự trữ trong nến KTTT?
* Cơ sở hình thành:
Dưới tác động của phân công lđ xh đưa đến chuyên môn hóa sx => mỗi chủ thể thực hiện chuyên môn hóa sx vào hàng hoá mà mình có lợi thế rồi thực hiện trao đổi. Nhưng để tmãn nhu cầu tiêu dùng (các chủ thể này cần tiêu dùng nhiều loại hàng hóa khác nhau) tất yếu đưa đến sự ngưng đọng của sp khi lưu chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. Dưới tác động của phân công lđxh mỗi chủ thể sẽ tồn tại trên 1 khu vực địa lý nhất định do đó tất yếu hình thành khoảng cách địa lý giữa các vùng này với nhau. Nền KTTT càng phát triển thì khoảng cách địa lý càng ngày càng bị kéo giãn ra. Vì vậy khi hàng hóa lưu chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác sẽ bị ngưng đọng trong qtrình vận chuyển.
_Giữa qtrình sx và qtrình tiêu dùng sp hàng hóa thường không có sự phù hợp với nhau về số lượng và thời gian. Do sự không ăn khớp giữa sx và tiêu dùng cho nên tất yếu 1 bộ phận sp hàng hóa of xh sẽ bị ngưng đọng hoặc trong sx hoặc trong tiêu dùng.
_Chuyển sang hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường với sự ptriển nhanh chóng của TM với nhiều tiện ích cho cả sx và tiêu dùng cho thấy dự trữ đc chuyển từ các chủ thể sang chủ thể là thương nhân.
_Trong qtrình sxkd cũng như tiêu dùng của các chủ thể có thể chịu các tác động của các nguyên nhân khách quan (do thời tiết, khí hậu gây ra hoặc do chủ thể thứ 3 gây ra). Các nguyên nhân này khi xảy ra có thể tác động tiêu cực tới các chủ thể vì vậy trong thực tiễn ở các DN thường tồn tại 1 bộ phận dtrữ mang tính dự phòng (dtrữ bảo hiểm).
_Ở 1 số chủ thể sx trong đầu vào của DN thường các vtư hàng hóa phải trải qua 1 số hđộng nghiệp vụ có liên quan tới quá trình quản lý (nhập kho, xuất kho) ngoài ra có 1 số loại vtư trc khi đưa vào tiêu dùng sx bản thân nó phải trả qua 1 số hđộng nhằm hoàn thiện vtư làm cho vật tư phù hợp với các yêu cầu trong tiêu dùng. Khi các hđộng này thực hiện ở DN đòi hỏi 1 khoảng thời gian nhất định (thời gian này kéo dài 1-2 tháng) thường bộ phận dự trữ này người ta gọi là dự trữ chuẩn bị).
* Vai trò của dự trữ hàng hóa:
_Vai trò chung: bảo đảm cho nền kinh tế, cho sx kd, an ninh, quốc phòng diễn ra bình thường theo đúng kế hoạch dự kiến; Bảo đảm cho các hoạt động kinh tế xh diễn ra liên tục khi có những biến cố ngẫu nhiên xảy ra ngoài dự kiến.
_Xét trên khía cạnh dự trữ sản xuất: đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ những vật tư hàng hóa cần thiết trong sản xuất để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, dự trữ sản xuất vừa đủ cho quá trình sản xuất được liên tục, vừa hợp lý để nâng cao hiệu quả khâu dự trữ, giảm chi phí bảo quản hàng và hao hụt mất mát, giảm vốn ngưng đọng do dự trữ, tăng hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp.
_Xét trên khía cạnh kế hoạch tác nghiệp:xác định nhu cầu hàng hóa, khối lượng hàng hóa nhập về trong kế hoạch kinh doanh; điều chỉnh lượng hàng hóa nhập trong quá trình hoạt động kd; xác định mức vốn lưu đầu tư vào dự trữ sản xuất; Tính toán nhu cầu về diện tích kho hàng cần thiết cho doanh nghiệp đáp ứng cho việc dự trữ.
Ngoài ra, trong nền kinh tế, dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia có vai trò lớn. Dự trữ lưu thông bảo đảm cho quá trình kinh daonh thương mại tiến hành dược liên tục và có hiệu quả, góp phần ổn định thị trường hàng hóa. Dự trữ quốc gia bảo đảm các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân khi có thiên tai, chiến tranh và có sự biến động trên thị trường
* Phân loại:
-Theo công dụng của tư liệu vật chất:
+Dự trữ các TLSX là những vật tư kĩ thuật fục vụ cho tiêu dùng sx (dtrữ vtư)
+Dtrữ các TLSX dành cho hàng tiêu dùng
-Theo đặc điểm và quá trình chu chuyển hàng hóa
+Dtrữ lưu thông
. Dtrữ thành fẩm trong DN SX
. Dtrữ hàng trên đường
. Dtrữ trong các DNTM
+Dtrữ sxuất
. Dtrữ vật tư kĩ thuật
. Dtrữ các bán thành fẩm
-Theo mục đích và cấp độ qlý dtrữ
+Dtrữ quốc ja
+Dtrữ ở các DN, tổ chức ktế
+Dtrữ ở các hội tiêu dùng cá nhân
*Xu hướng phân bổ dự trữ
Thương mại càng phát triển trong nền kinh tế thị trường, dự trữ hàng hóa chủ yếu tâp trung trong khâu lưu thông, dự trữ tuyệt đối (xét về mặt số lượng) tăng lên, do quy mô sản xuất ngày càng tăng. Dự trữ tương đối (xét về mặt thời gian) có xu hướng giảm đi, vì ứng dụng của khoa học công nghệ ngày càng phát triển, làm cho thời gian sản xuất có xu hướng rút ngắn lại; vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải tìm cách rút ngắn thời gian dự trữ để tối thiểu chi phí; thương mại mua bán ngày càng thuận lợi, dễ dàng hơn
Câu 5: Dự trữ sản xuất và phương pháp định mức dự trữ
- Dữ trữ sản xuất là toàn bộ những vật tư đang nằm chờ để bước vào tiêu dùng sản xuất trực tiếp ở các DN ko có tính cơ động nên fải định mức, bao gồm 3 thành fần : DTthường xuyên , DT bảo hiểm , DTchuẩn bị
1. DTtx: bảo đảm sản xuất liên tục jữa các kù jao hàng kế tiếp nhau ở DN => thường đạt mức tối đa khi nhập hàng về DN và jảm dần đến tối thiểu khi cta cbị nhập lô mới => loại dtrữ này luôn luôn biến động từ tối đa è tối thiểu
DTsx = m . ttx
m = N/360 = N/90 = N/30
ttx = ∑ Tn. Vn / ∑Vn
ttx: Thời gian dự trữ thường xuyên (khoảng cách chênh lệch bình quân giữa các kỳ giao hàng)
Tn: Khoảng cách chênh lệch giữa các kỳ giao hàng kế tiếp nhau
Vn: Lượng hàng nhận đc trong 1 kỳ cung ứng
2. DTbh: Bảo đảm cho sx liên tục khi có sự vi phạm hđộng và mtt > mkh
DTbh = m . tbh
Tbh = ∑(T’n – ttx) . V’n / ∑V’n
Trong đó:
T’n: là khoảng cách chênh lệch các kỳ giao hàng > ttx
V’n: lượng hàng nhận đc trong kỳ cung ứng với T’n
3. DT chuẩn bị: hình thành do phải tiếp nhận hàng hóa về DN và chuẩn bị hàng hóa trc khi đưa vào sử dụng => thường đc quy định từ 1-2 ngày.
DTcb = m . tcb
=> đối với DNSX mang tính thời vụ thì hình thành thêm DTtvụ để đáp ứng nhu cầu sx
DTtv = m . ttv
=> hợp lý khi DTmin ≤ Ott ≤ DTmax
Câu 7: Cơ sở hình thành và đặc trưng cơ bản của các mối quan hệ kinh tế trong thương mại? Vì sao phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ KT?
*Cơ sở hình thành:
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi một doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập, doanh nghiệp tự quyết định sự tồn tại và phát triển của mình thông qua hoạt động sản xuất – kinh doanh. Mặt khác, phân công lao động xã hội, đưa đến chuyên môn hóa sản xuất đã làm tách biệt giữa các chủ thể kinh tế nói chung, và các doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể kinh tế cũng như các doanh nghiệp tất yếu phải hình thành các quan hệ khác nhau, trong đó có quan hệ thương mại, quan hệ trong mua bán hàng hóa dịch vụ.
*Đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất: các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp mang tính chất hàng hóa tiền tệ, hay, các quan hệ kinh tế trong thương mại được tiền tệ hóa.
Thứ hai: Vì quan hệ kinh tế trong thương mại liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất, do đó nó cần được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật của nhà nước nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể cũng như xác định rõ ràng quyền lợi, lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ mua bán.
Thứ ba: Quan hệ thương mại là quan hệ mang tính hợp tác, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
*Phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ vì:
Khi thiết lập hợp lý nó tạo ra cơ hội để cắt giảm chi phí trong kinh doanh; Giúp cho các chủ thể trong quan hệ đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong quan hệ kinh tế thương mại nói riêng, kinh doanh nói chung; Tạo ra cơ hội xây dựng, duy trì và phát huy chữ tín của các doanh nghiệp trong kinh doanh; Tạo điều kiện đơn giản hóa các mối quan hệ, càng giảm số lượng quan hệ càng dễ quản lý hơn.
Câu 8: Lựa chọn các mối quan hệ kinh tế trong thương mại. Vì sao các mối quan hệ kinh tế ngày càng trở nên phức tạp?
-Các mối quan hệ kinh tế ngày càng trở nên phức tạp vì:
Thứ nhất: Ngày càng xuất hiện nhiều chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào QH kinh tế, làm cho sự trao đổi sản phẩm mở rộng hơn và sâu sắc hơn, số lượng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngày càng tăng, theo cấp số cộng, tương ứng số mối quan hệ tăng lên theo cấp số nhân.
Dùng toán học có thể chứng minh được rằng mức tăng lên là (n+1)/3 khi tăng thêm 1 doanh nghiệp.
Thứ hai: Quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn làm cho quá trình mua bán hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Càng ngày càng đòi hỏi một khối lượng lớn hơn vật tư hàng hóa cho sản xuất kinh doanh, nhiều chi phí cho việc phân phối và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế từ hệ thống kho hàng để bảo quản hàng hóa, đến phương tiện vận chuyển…
Thứ ba: Mở rộng danh mục sản phẩm sản xuất, kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới trong nền kinh tế. Điều đáng chú ý là danh mục sản phẩm tăng nhanh hơn so với số lượng các doanh nghiệp mới.
Thứ tư: Phân công lao động xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng sâu sắc hơn, đưa đến chuyên môn hóa sản xuất, nó tạo ra tính phức tạp trong sản xuất sản phẩm hàng hóa, hay các sản phẩm ngày càng được tạo ra bởi nhiều chi tiết khác nhau. VD: chiếc Iphone thế hệ 3 sắp ra mắt của hãng Apple được cấu tạo từ linh kiện của các hãng ở 15 quốc gia trên khắp thế giới.
Thứ năm: xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại. Tính phức tạp đến từ sự khác biệt văn hóa, đặc trưng riêng của mỗi quốc gia
Câu 9: Quan hệ thương mại trực tiếp và gián tiếp: Khái niệm, ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng.
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRỰC TIẾP
Khái niệm: Là qhe mua bán hh, dv mà trong đó các vấn đề cơ bản về kinh tế, tổ chức, pháp luật,t thỏa thuận trực tiếp
Ưu điểm:
-Người sx có đk đb cho qtrinh sx được tiến hành nhịp nhàng và giảm thời gian ngừng sx do thiếu vật tư hh hoặc hh mua về chậm
-Nâng cao chất lượng hh mua bán, cải tiến cne sx ở các dn nhờ có nguyên vật liệu, thiết bị và bán thành phẩm có chất lượng cao
-HÌnh thành hợp lý lực lượng dự trứ sx ở các đv tiêu dùng, giảm đc dự trữ và cải tiến cơ cấu dự trữ
-Giảm đc chi phí lưu thông nhờ giảm bớt các khâu trung gian về bốc xếp, bao quản, use hợp lý ptvt, bao bì
Nâng có chất lượng và hạ giá thành sp nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của dn
-thiết lập các mqh kinh tế trực tiếp ổn định và lâu dài cho phép tạo đc thị trường tiêu thụ ổn định cho các DNsx, kd
(Bảo đảm cho sx sp phù hợp với nhu cầu thị trường, cho phép thống nhất những cố gắng của dn trong việc giải quyết các vấn đề thuộc về tiến bộ kh công nghệ, nâng cao chất lượng sp và bảo đảm quá trình mua bán vật tư hh và tiêu thụ sp của dn tốt hơn
Thứ nhất: Người sản xuất và người tiêu dùng có thể tìm hiểu nhu cầu của nhau và thỏa mãn nhu cầu này một cách tốt nhất.
Thứ hai: Vì hàng háo lưu chuyển trực tiếp từ sản xuất đến tiêu dùng nên thời gian lưu chuyển ngắn.
Thứ ba: Không qua trung gian, giúp giảm chi phí lưu thông, làm giảm giá bán của hàng hóa.)
Nhược điểm:
Thứ nhất: vì người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng đa dạng, do đó nếu thiết lập quan hệ thương mại trực tiếp sẽ làm tăng số lượng đầu mối giao dịch trong quan hệ thương mại, làm tăng chi phí, thời gian cho việc thiết lập quan hệ. Đối vs dnsx, do phải tốn nhiều công sức vào khâu tiêu thụ nên ảnh hưởng không tốt đến sx
Thứ hai: người tiêu dùng thường có nhu cầu nhỏ lẻ đột xuất trong khi đó sản xuất thường mang tính đại trà, dẫn đến không ăn khớp về thời gian và số lượng giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó nếu thiết lập QHTM trực tiếp sẽ làm tăng dự trữ trong tiêu dùng, và cả trong sản xuất., gây ứ đọng vốn kd
-KHó đáp ứng nhu cầu đồng bộ trong tiêu dùng
Điều kiện áp dụng: Quan hệ TM tực tiếp có hiệu quả trước hết vs những dn sx lớn và hàng loạt, có nhu cầu vật tư hh lớn và ổn định. Trong nên kte quốc dân, thiết lập qh trực tiếp là hợp lý vs những trường hợp:
-KHi mà các dn có qh mật thiết vs nhau về cne sx sp cuối cùng. Đó là trường hợp trao đổi các sp hợp tác giữa các dn cùng tham gia vào sx sp cuối cùng
-KHi mà thiết bị, máy móc, vật liệu sx theo đơn đặt hang đặc biệt, cần có sự thỏa thuận trực tiếp về tính năng kỹ thuật giữa những người sx
-Khi cung cấp nguyên vật liệu chính cho sx lớn, hàng loạt theo dnah mục lớn và ổn định với số lượng đủ để thực hiện có hiệu quả hình thức mua bán thẳng
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIÁN TIẾP
Khái niệm: Là loại hình QHTM trong đó người sản xuất bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian.
Có 2 dạng là qua trung gian và thông qua các DNTM:Với sự khác nhau về chuyển quyền sở hữu và phân phối lợi nhuận.
Ưu điểm:
-Qh Tm gián tiếp tạo ra sự linh hoạt và tiện lợi trong bán hàng. Nó cho phép dn mua bán vs số lượng vừa đủ cho tiêu dùng sx, nhờ đó các đv tiêu dùng use hiệu quả hơn đồng vốn của mìn, giảm đc các chi phí kho hàng, bảo quản hh ở dn. Điều này làm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các dnsx
-Có khả năng đáp ứng nhu cầu đồng bộ caocho sxkd cũng như tiêu dùng. SX cần nhiều yếu tố đầu vào, do đó nếu chỉ dựa vaofqh tm trực tiếp đv tiêu dùng sẽ gặp khó khăn. Nhưng vs qhe gián tiếp sẽ cho phép đv tiêu dùng mua bán một lúc nhiều đv hhkhacs nhau, vs số lượng và chất lượng phù hơp vs nhu cầu
-Cho phép thưc hiện các hđ dv tm tốt hơn. Các tổ chức kd tm có đk tốt hơn trong việc giúp các đv tiêu dùng về các dv tm, dv sx như tổ chức đóng gói, pha cắt phù hợp vs tiêu dùng, tổ chức lắp đặt và hướng dẫn sử dụng, bảo trì, đảm bảo thay thế phụ tungfg...
-đối vs những dn sx nhỏ, nhờ có các toorchuwcs kd tm chuyên nghiệp sẽ giúp cho người tiêu dùng đc biết đến sp của họ, từ đó tạo khả năng chiếm lĩnh đc thị trường
Thông qua QHTM gián tiếp người sản xuất sẽ chuyển giao toàn bộ khâu tiêu thụ cho thương nhân, và nhờ đó thời gian giành cho sản xuất sẽ nhiều hơn, và có điều kiện để tăng hiệu quả sản xuất.
Nhược điểm:
Thứ nhất: Vì hàng hóa phải lưu chuyển qua trung gian tất yếu sẽ làm phát sinh chi phí lưu thông hàng hóa (vận chuyển, bốc dỡ, dữ trữ, bảo quản) và khuynh hướng mỗi một chủ thể tham gia vào phân phối lưu thông hàng hóa tất yếu phải được xã hội bù đắp (lợi nhuận thu được) làm cho giá bán đến tay người tiêu dùng cuối cùng tăng.
Thứ hai: Vì hàng hóa phải lưa chuyển qua các trung gian nên thời gian lưu chuyển từ sản xuất đến tiêu dùng sẽ dài hơn, ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa.
Thứ ba: Trong quan hệ thương mại gián tiếp, người sản xuất và người tiêu dùng không trực tiếp gặp nhau, do đó dẫn đến những bất cập trong việc tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu, bởi vì sản xuất KD trong kinh tế thị trường muốn hiệu quả phải xuất phát từ thị trường (nhu cầu khách hàng).
Điều kiện áp dụng:
QHTM gián tiếp được thiết lập một cách hợp lý trong những trường hợp: sản phẩm hàng hóa là thông dụng; hàng hóa có thể dự trữ bảo quản được; những người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng nhiều loại hàng hóa với số lượng nhỏ, nhu cầu đột xuất.
-Đối vs những dnsx có tiềm lực về vốn hạn chế
- đối vs nhu cầu nhỏ, phân tán, không tập trung
-đvs nhu cầu đồng bộ cao, đòi hỏi về các dv chăm sóc kh'
Câu 11: Kinh doanh hàng hóa và các nguyên tắc đảm bảo cho sự thành công cảu DN trên thương trường
* Kinh doanh là việc thực hiện 1, 1 số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu từ từ sản xuất => tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
* Đối với DNTM có 5 mục tiêu cơ bản:
_Mục tiêu khách hàng: “ Chính là người trả lương cho cán bộ kinh doanh, là người nuôi sống DN”
_Mục tiêu đổi mới sản phẩm kinh doanh, các dịch vụ: Xuất phát từ quy luật: Ai có sp mới, dịch vụ mới tung ra thị trường đầu tiên thì bao h cũng được hưởng lợi nhuận lớn nhất trong kinh doanh => hình thành cách định giá bán cho DN cho 2 nhằm sp mới và sp truyền thống.
+ Đối với nhóm sp truyền thống: Định giá hướng vào khách hnàg sử dụng 2 công cụ là giá và chất lượng dành lợi ích tốt nhất cho khách hnàg => ổn định giá và nâng dần chất lượng hoặc ổn định chất lượng, giảm dần giá
+ Đối với sản phẩm cải tiến và mới định giá hướng vào lợi nhuận
_Mục tiêu chất lượng sản phẩm và chất lượng các dịch vụ xuất phát từ quy luật: ai mà có sphẩm chất lượng cao mà giá thành phải chăng thì người đó chiếm lĩnh thị trường
_Mục tiêu cạnh tranh: cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường đồng thời là mục tiêu của DN vì
+ Làm cho giá cả thị trường giảm xuống
+ Tối ưu hóa đầu vào => giảm chi phí => Nđk min
+ Buộc các DN phải ứng dụng các thành tựu của KHọc kĩ thuật => nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành => cơ sở lý luận của chữ tín trong kinh doanh là quy luật cạnh tranh
+ Cạnh tranh là công cụ tước quyền thống trị về mặt kinh tế trong lịch sử
_Mục tiêu lợi nhuận: lợi nhuận được coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và là hình thức hiểu hiện của hiệu quả kinh doanh
@ Các nguyên tắc
-Phải kinh doanh những hàng hóa dịch vụ có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.: người đáh giá sp là KH vì kh là người mua hàng. Dn tồn tại bằng cách bán cái gì đó. Kh đem lại lợi nhuận cho dn
-Trong kinh doanh trước hết phải lôi cuốn khách hàng, rồi sau đó mới nghĩ đến cạnh tranh: thu hút kh bằng chất lượng sp, những dv trước trong sau khi bán, tránh sự đối đầu( mọi sự đối đầu đều phát sinh chi phí). Xu hướng hợp tác
-Trong kinh doanh mỗi khi làm lợi cho mình thì đồng thời phải làm lợi cho khách hàng: “mua danh 3 vạn bán danh 3đồng. Gây dựng thương hiệu đã khó, giữ đc càng khó hơn. Nhiều dn vì lợi nhuân mà làm ăn lọc lừa, hàng kém cl, Kh mất lòng tin-mất kh
-tìm kiếm thị trường đang lên và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng: nếu dn không chớp thời cơ sẽ mất. phải biết nắm bắt thị hiếu, nắm bắt KHCN. Dn phải biêt thay đổi để thích nghi (đưa vd)
-Có chiến lc đầu tư cho nhận lực, vật lực, tài lực: nhân lực là qtrong nhat…
Câu 14: Các loại hình kinh doanh hàng hóa, ưu nhược điểm và biện pháp thúc đẩy kinh doanh
* Theo mật độ kinh doanh:
1. Kinh doanh chuyên môn hóa:
Loại hình kinh doanh chuyên môn hóa: là loại hình kinh doanh hàng hóa tỏng đó chỉ kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có liên quan đến nhau. VD: cửa hàng kinh doanh máy tính, oto, xe máy.
Ưu điểm:
_Do chỉ tập trung vào kinh doanh một hoặc một số mặt hàng nhất định nên tính chuyên môn trong hoạt động kinh doanh rất cao, là điều kiện để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
_Có khả năng đào tạo các chuyên gia hoặc là nhân viên kinh doanh có trình độ chuyên môn cao để nó tạo ra những lợi thế chuyên môn trong cạnh tranh.
Nhược điểm:
-Thị trường là biến động không, không những là cung mà còn là cầu, yêu cầu sự đa dạng của hàng hóa, giá cả, vì thế kinh doanh chuyên môn hóa đón nhận rủi ro cao. VD: KD mũ bảo hiểm làm cho những người KD mũ nón thất bát.
-Chuyển hướng kinh doanh chậm do đòi hỏi về chuyên môn của từng loại sản phẩm hàng hóa là khác nhau.
Loại hình kinh doanh tổng hợp: Là loại hình kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau mà không chuyên sâu vào mặt hàng nào. VD: siêu thị, trung tâm thương mại.
Ưu điểm:
-Đáp ứng nhu cầu đa dạng, đồng bộ trong tiêu dùng.
-Giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm về thời gian và chi phí.
-Hạn chế được một số rủi ro trong kinh doanh do dễ chuyển hướng kinh doanh.
Nhược điểm:
-Tính chuyên môn hóa đối với mỗi mặt hàng là kém.
Loại hình kinh doanh đa dạng hóa: là loại hình kinh doanh kết hợp của hai loại hàng hóa kinh doanh trên, trong đó người ta thực hiện kinh doanh nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực nhưng lợi nhuận đem lại dựa trên những mặt hàng, lĩnh vực chủ lực.
Ưu điểm: Loại hình kinh doanh này kết hợp được các ưu điểm của 2 loại hình kinh doanh nói trên đồng thời cũng khắc phục được các nhược điểm.
2. Theo chủng loại hàng hóa kinh doanh:
Loại hình kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng: gồm các hàng hóa phục vụ việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu khác của người tiêu dùng. Có các đặc điểm:
-Thị trường có nhiều người mua, hay, số lượng khách hàng lớn.
-Sự khác biệt trong nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Do sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, sở thích, văn hóa,…
-Số lượng mua mỗi lần của khách hàng thương là ít (nhu cầu tiêu dùng nhỏ lẻ), vì phù hợp với khả năng tiêu dùng của họ.
-Hiểu biết của khách hàng về hàng hóa thấp, vì có quá nhiều lựa chọn về nhiều mặt hàng và nhiều doanh nghiệp.
-Sức mua biến đổi lớn, khác nhau ở các khu vực khác nhau, ở các thời điểm khác nhau, hay khi mức giá có sự thay đổi lớn.
Loại hình kinh doanh hàng nông sản: kinh daonh các sản phẩm có liên quan mật thiết với nông, lâm, ngư nghiệp. Đặc điểm: Có tính thời vụ, tính phân tán (ở vùng nông thông và trong tay hàng triệu nông dân), tính khu vực (tùy theo địa hình, khí hậu khu vực mới có thể sx), tính tươi sống (phần lớn là động thực vật tươi sống, dễ bi hỏng, phải bảo quản, chế biến).
Kinh doanh tư liệu sản xuất:
-Người mua hiểu biết tương đối sâu về hàng hóa.
-Mỗi lần mua với số lượng lớn (bán buôn là chính), yêu cầu có số vốn lớn.
-Sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng là không lớn, tương đối ổn định.
Câu17: Dịch vụ: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
* Kn:
-Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế thứ 3 trong nền ktế quốc dân => Các hoạt động ktế nằm ngoài ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc dịch vụ.
-Theo nghĩa hẹp: Dvụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh bao gồm các hỗ trợ trước và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng.
# Đặc điểm:
+ Là sản phẩm vô hình, chất lượng khó đánh giá vì chịu nhiều yếu tố tác động nhưng bán, ng mua, thời điểm mua
+ Dvụ có sự khác biệt về chi phí so với sản phẩm vật chất
+ SX và tiêu dung dvụ diễn ra đồng thời, cung cầu dvụ không thể tách rời nhau mà phải tiến hành cùng lúc.
+ Dvụ không thể cất giữ trong kho làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nghiên cứu thị trường như các sản phẩm vật chất
% Vai trò:
+Fục vụ cho các nhiệm vụ của đời sống dân cư hoặc trợ júp, hoàn thiện, tiếp tục quá trình sx kinh doanh
+ Giúp cho doanh nghiệp thúc đẩy bán hàng, thu nhiều lợi nhuận
+ Rút ngắn thời gian ra quyết định mua
+ Đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, tiền tệ.
+ Dvụ lập nên hàng rào chắn, ngăn chặn xâm nhập của đối thủ cạnh tranh.
+ Dvụ giúp phát triển và giữ thị trường ổn đinh
+ Doanh thu từ các ngành dịch vụ trong tổn thu nhập quốc dân có tỉ trọng ngày càng cao 60 - 70% ở nước phát triển.
Câu 21: Hạch toán KD trong thương mại: Khái niệm, bản chất, vai trò và đặc điểm.
-Khái niệm: Doanh nghiệp thương mại là một tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng để thu lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Như vậy đầu vào doanh nghiệp sẽ sử dụng các nguồn lực (vốn, lao động, vật chất kỹ thuật) để tạo ra của cải vật chất, đó là sản phẩm hàng hóa địch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, do đó, nếu xem xét trên góc độ vi mô (doanh nghiệp) thì mục tiêu đặt ra đối với doanh nghiệp là thu lợi nhuận. Vì vậy, muốn xác định được lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán đầu vào, đầu ra, chúng ta phải đo lường chi phí. Nếu xem xét trên góc độ vĩ mô, khi doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của xã hội, để đem lại lợi ích riêng cho từng cá nhân, thì các doanh nghiệp phải trả chi phí cho việc sử dụng nguồn lực thông qua công cụ cơ bản là thuế. Do đó để xác định được nghĩa vụ của DN cũng đòi hỏi phải đo lường thông qua các chỉ tiêu.
Như vậy, hạch toán kinh doanh là hạch toán ở các doanh nghiệp nói riêng và các tổ chức kinh tế nói chung, nó vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là công cụ để tính toán xác định kết quả kinh doanh.
-Bản chất
Để làm rõ bản chất của hạch toán kinh doanh chúng ta so sánh hạch toán KT với hạch toán KD ở Việt Nam. Xét về bản chất, hạch toán KT và hạch toán KD là như nhau: được hiểu là công cụ để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khác ở chỗ: Hạch toán kinh tế là chế độ hạch toán được sử dụng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Thực chất là xác định đầu vào cho doanh nghiệp với cơ chế: gựa trên cở sở về mối quan hệ nhà nước – doanh nghiệp. Như vậy, phương pháp hạch toán này không tính toán đến chi phí đầu vào, kết quả đầu ra, vì thế không hiệu quả, dễ dẫn đến bệnh thành tích. Về hạch toán KD, được sử dụng khi VN chuyển sang KT thị trường – thay đổi căn bản về mối quan hệ nhà nước – doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp độc lập trong hạch toán SX-KD, hay doanh nghiệp tự quyết định sự tồn tại và phát triển, nhà nước chỉ tạo môi trường cho DN hoạt động. Do đó, để có thể tồn tại được, DN phải giải quyết tốt được vấn đề đầu ra để làm sao thu được lợi nhuận thông qua SX-KD, hay nói cách khác, đòi hỏi DN phải thực hiện chế độ hạch toán KD thực sự - hạch toán KD.
Như vậy bản chất của hạch toán kinh doanh là xác định kết quả và hiệu quả mà hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể của doanh nghiệp mang lại thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá.
- Vai trò: Đối với doanh ngiệp: thông qua các chỉ tiêu doanh nghiệp sẽ đánh giá dược quy mô chất lượng – hiệu quả của đầu vào, đầu ra để trên cơ sở đó xác định lợi nhuân, mức thu nhập, từ đó xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Đối với nhà nước, và các nhà đầu tư: thông qua hạch toán kinh doanh, xác định hiệu quả thực sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc xác định hiệu quả của việc huy động các nguồn lực doanh nghiệp. Hạch toán kinh doanh giúp cho nhà nước xác định chính xác nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện.
- Đặc điểm: Hệ thống hạch toán kinh doanh là chung cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, chế độ hạch toán kinh doanh áp dụng trong các doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm khác với doanh nghiệp sản xuất, do các doanh nghiệp thương mại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Về chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, các doanh nghiệp sx thu được từ bán sản phẩm, còn các doanh nghiệp thương mại là bán hàng hóa và thực hiện dịch vụ. Về chỉ tiêu vốn, các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là vốn cố định, còn các doanh nghiệp thương mại chủ yếu là vốn lưu động.
Câu 22: những nguyên tắc của Hạch toán kd và sự vận dụng của các nguyên tắc đó trong HTKD của các DN tm ?
Có 4 nguyên tắc
1. Tự chủ trong hđ kinh doanh:
- Dn tm là dn kd HH, dvụ. Để đảm bảo hđkd có lãi ,điều quan trọng là các Dn fải đc nhà nc đảm bảo quyền tự chủ kd. HTKD sẽ mất đj ý nghĩa nếu như quyền tự chủ kd của các DN k đc xác lập. vì: sự tập trung quá mức sẽ hạn chế tính tự chủ trong kd , coi thường các quy luật ktế, hạn chế các quan hệ HH tiền tệ, gây nhiều tổn thất cho nền ktếà chế độ HTKD trước đây trở thành hình thứcà thủ tiêu tính sáng tạo,năng động, sự quan tâm của người sản xuất đến kquả lđ, làm mất đj động lực trong qtr sxkd.
-Nguyên tắc này đòi hỏi các dn fải tự chịu mọi trách nhiệm trc pháp luật, nhà nc, khách hàng, tập thể lđ về mọi hình thức hđ kd.
-Tuy nhiên n.tắc này cho fép Dn chủ động trong hđkd trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch kd, mặt hàng kd, chủ động về vốn, cân đối các nguồn lực, chủ động tuyển lựa và bố trí lđ, chủ động trong phân phối kquả kd
2. Lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi:
Nguyên tắc này bao trùm toàn bộ quá trình hđkd.
Trong cơ chế tt, LN là mục tiêu kd của các dn vì vậy lấy thu bù chi là vấn đềcơ bản của kd; là yêu cầu khách quan để các dn tồn tại trong cạnh tranhva tiếp tục mở rộng kd.
+ Muốn kd có lãi thì các dn fải xdvà tổ chức thực hiện tốt các p.án kd của mình, chủ động tìm mọi biện pháp khai thác khả năng tiềm năng để tăng dthu , giảm chi phí kd nâng cao chất lg dvụ, bảo đảm yêu cầu văn minh tmại.
3. Thực hiện chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất:
N.tắc này có vị trí quan trọng và tạo ra động lực kd
Khi thực hiện chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất đòi hỏi fải sd phạm trù tiền lương, thưởng, LN để kích thích nlđ
- sự quan tâm v/c của các dn tm thể hiện ở việc sd hợp lý các nguồn thu nhập , giá cả Hh, dvụ, pphối, và sd hợp lý LN đc tạo ra
- Khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất đ thực hiện đến từng nlđ bằng cách thiết lập mqh trực tiếp giữa kquả lđ và thù lao lđ cho họ, thông qua lương, khen thưởng, và khuyến khích vật chất khác
4giám đốc bằng tiền: là sd quan hệ tiền tệ để theo dõi quá trình kd của Dn qua đó kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu ktế.
-Giám đốc bằng tiền đc thực hiện qua các cơ quan tài chính ngân hàng, qua việc đánh giá hđ kd của dn : tình hinhf mua, bán HH, dự trữ, chi phí kd, vốn kd, và Ln của dn
-Vì trong cơ chế quản lý tập trung, giám sát , kiểm tra có vai trò rất lớn;
+Các cq tài chính , n.hàng, kế hoạch và thống kê kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các mức và các hướng cụ thể về sd nguồn vốn của dn
+Các cq cấp trên ktra việc thực hiện số lg lớn các chỉ tiêu pháp lệnh về kinh tế tài chính
-Nd kiểm tra giám sát có n thay đổi: mở rộng quyền chủ động kd; chuyển các đơn vị này sang hạch toán kd; tự cấp vốn; không can thiệp trực tiến vào công tác nghiệp vụ, các biện pháp ktra hành chính , pháp lệnh đc thay bằng các pp ktế, ktra việc thực hiện nghĩa vụ với NN và tuân thủ pháp luật hiện hành.
Câu 23: chỉ tiêu dthu, doanh số bán, và mức lưu chuyển HH trong kdtm?
*Mức lưu chuyển hàng hóa: là chỉ tiêu phản ánh về mặt quy mô hoạt động của DNTM, nó cho thấy khối lượng hoặc số lượng hàng hóa đã được lưu chuyển thông qua hoạt động mua và bán của DN. Mức lưu chuyển có thể xét trên đơn vị hiện vật (khối, m2, tấn, lít,…) hoặc xét theo đơn vị giá trị (nghìn VNĐ, triệu VNĐ, USD,…).
Phân loại: theo hình thức bán, có lưu chuyển bán buồn (mua để bán) và lưu chuyển bán lẻ (mua để tiêu dùng).
Gắn liền với chỉ tiêu về kế hoạch lưu chuyển hàng hóa là chỉ tiêu về doanh số mua, doanh số bán và chỉ tiêu “tồn kho”, tỷ trọng các hình thức lưu chuyển hàng hóa, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động kỳ kế hoạch.
*Chỉ tiêu doanh số bán: phản ánh về mặt giá trị của lượng hàng hóa mà DNTM bán ra trong kỳ. Chỉ tiêu doanh số bán được tính theo các phương pháp:
Phương pháp cộng dồn: DSb =tổng Q i . Gi
Với Qi là số lượng hàng hóa loại i bán trong kỳ báo cáo; Gi là giá bán đơn vị hàng hóa i; i là loại hàng hóa tiêu thụ; n là chủng loại hàng hóa.
Phương pháp đơn hàng: DSkh =Tổng Nđhi . Gi
Trong đó Nđhi là nhu cầu đặt hàng loại hàng I kỳ kế hoạch.
Phương pháp thống kê – kinh nghiệm: DSkh = DSbc (1+h)
Trong đó h là nhịp độ tăng giảm mức bán.
Phương pháp kinh tế - kỹ thuật: DS = Ođk + N – Ock
Trong đó N là giá trị hàng hóa nhập trong kỳ.
* Chỉ tiêu doanh thu: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các nguồn thu của DN trong kỳ.
Công thức: DT = TổngQi . Pi
Nguồn hình thành gồm có 2 nguồn cơ bản:
-Doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa và thực hiện dịch vụ (sau khi đã trừ đi chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng hóa bị trả lại, và phần trợ giá của nhà nước).
-Các nguồn thu khác: Doanh thu từ các hoạt động tài chính: nguồn thu do DN thực hiện đầu tư tài chính ra bên ngoài; Doanh từ hoạt động bất thường: là nguồn thu không thường xuyên của DN, vd thu từ tiền phạt hợp đồng, do thanh lý tài sản,…
Doanh thu phản ánh đầy đủ quy mô đầu ra của doanh nghiệp thương mại, về mặt giá trị.
Câu24: chi phí kinh doanh và biện pháp cắt giảm chi phí kinh doanh?
-Khái niệm: Chỉ tiêu chi phí kinh doanh trong thương mại phản ánh toàn bộ các chi phí (hợp lý) và hợp lệ của DNTM trong mua bán hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ.
-Theo quy định hiện hành chi phí bao gồm:
Chi phí hoạt động kinh doanh: bao gồm các chi phí có liên quan đến hoạt động mua kinh doanh của DN như chi phí nguyên, nhiên vật lựu, khấu hao tài sản cố định, tiền lương…
Chí phí hoạt động khác: bao gồm:
Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đã đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Vd: chi phí mua bán cổ phiếu, trái phiếu, cho thuê tài sản,…
Chi phí bất thường: là những khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng,…
-Tiếp cận chi phí trên cơ sở các mục đích chính, chi phí kinh doanh bao gồm: chi phí thu mua, bảo quản hàng hóa, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, chi phí quản lý hành chính, chi phí hao hụt hàng hóa, chi phí bằng tiền khác.
-Tiếp cận theo tính chất của chi phí, chi phí kinh doanh bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định: là những khoản chi phí không thay đổi khi có sự tăng lên hoặc giảm đi của số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra, như tiền thuê đất đai, tiền khấu hao máy móc thiết bị,…
Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí tăng lên hay giảm đi theo sự thay đổi của số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra, như: chi phí mua và vận chuyển hàng hóa, bảo quản,…
-Biện pháp giảm chi phí kinh doanh trong thương mại:
Giảm chi phí kinh doanh trong thương mại là cần thiết, xong phải đảm bảo kinh doanh hiệu quả, vì thế cắt giảm những chi phí không cần thiết, không có ích cho hoạt động kinh doanh và quản lý. Các biện pháp thực tế như: số hóa các tài liệu, văn bản nhằm tiết kiệm không gian lưu trữ tài liệu và chi phí giấy mực, tăng cường việc tài sử dụng các thiết bị, công cụ vẫn còn sử dụng được, chọn các phương tiện chuyên chở hàng hóa tiết kiệm nhiên liệu hay giá thuê rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo tiến độ và an toàn, chọn các nhà cung ứng có vị trí tốt với đoạn đường đi thuận lợi và không quá xa nhằm tối ưu chi phí vận chuyển, áp dụng khoa học công nghệ, tự động hóa vào quản lý kho hàng, quản lý doanh nghiệp nhằm hạn chế chi phí nhân công và làm việc quản lý hiệu quả hơn, đào tạo tốt về nghiệp vụ cho các nhân viên kho để với vừa đủ người vẫn làm tốt công việc nhập hàng, kiểm kê, bảo quản hàng, tách phân loại và đồng bộ,…
Câu 25: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở DNTM
Gồm có 4 chỉ tiêu: -Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ (Số lần chu chuyển): trong một khoảng thời gian nhất định, vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.
1. Số lần chu chuyển(số vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ:
K= DSb/Cbq = DT/Cbq
K-số lần chu chuyển của vốn
DT-doanh thu (doanh số bán hàng)
Cbq-số dư vốn lưu động bình quân (theo ký hiệu của thầy. Trong sách ký hiệu là Obq)
Cbq= Tổng C trong kỳ/ số ngày trong kỳ (1 tháng, 1 quý, 6 tháng, 1 năm…)
2. Số ngày của một vòng quay của vốn lưu động: để quay 1 vòng, vốn lưu động cần bao nhiêu ngày.
V=T/K
V-Số ngày của một vòng quay vốn lưu động trong kỳ.
T-Thời gian trong kỳ (theo lịch)
K-số lần chu chuyển vốn lưu động trong kỳ.
3. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động: 1 đồng vốn lưu động thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
P’ = Tổng lợi nhuận trong kỳ/ Cbq
P’-Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động
Cbq-Số dư vốn lưu động bình quân
4. Số vốn lưu động tiêt kiệm được:
B =(K(kh)-K(bc))/K(bc)x.Obqkh
=(Vbc – Vkh) DT(kh)/T=C(bc)-C(kh)
B –số vốn lưu động tiết kiệm được
Kbc –số vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo
Kkh –số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch
Cbqkh – số dư vốn
Câu 26: Tỷ suất doanh lợi trong thương mại: Ý nghĩa và phương pháp xác định.
Tỷ suât doanh lợi (P’) là chỉ tiêu phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
P’1=LN/DT x 100 (%)
Chỉ tiêu này cho biết DN bán được 100đ doanh thu thì thu được bao nhiêu phần lợi nhuận.
P’2=LN/CP x 100 (%)
Chỉ tiêu này cho biết DN bỏ ra 100đ chi phí vào KD thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
P=LN/x100 (%)
Chỉ tiêu này cho biết DN đầu tư 100đ vốn cho KD thì thu được bao nhiêu phần lợi nhuận.
CÂU HỎI TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
1.Phân biệt giữa tiêu thụ với bán hàng.
2.Chứng minh rằng : Sản xuất thương mại là điều kiện, tiền đề cho sản xuất vừa là kết quả sản xuất.
3.Yếu tố nào trong các yếu tố này
+ quyết định nhất
+công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất
đối với doanh nghiệp sản xuất/ doanh nghiệp thương mại:
Chất lượng dịch vụ
Giá
Chủng loại
Dịch vụ
4.Phân biệt thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại.
5.Phân biệt thương mại qua các trung gian, giống và khác nhau như thế nào?
6.Tại sao nói: trong điều kiện hiện nay, Quan hệ thương mại đang có xu hướng là phát triển quan hệ thương mại trực tiếp. (vở)
7.Phân biệt hạch toán kinh tế với hạch toán kinh doanh ở Việt Nam. (vở)
8.Giải pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. (vở)
9.Trình bày khái quát kinh doanh hàng hóa trước và sau năm 86. (tờ ôn tập)
10.Phân biệt bảo dưỡng với bảo hành.
11.Vì sao trong kinh doanh phải coi trọng chữ tín.
12.Phân biệt dự trữ với tồn kho.
Câu 1: Phân biệt giữa tiêu thụ với bán hàng
Xét về bản chất, cùng là hoạt động chuyển giao hàng hóa cho khách hàng và nhận tiền, tuy nhiên khác nhau về:
- Đối tượng: của tiêu thụ là Sản phẩm, của bán hàng là Hàng hóa. Sản phẩm được đem ra thị trường, được thị trường định giá cái giá trị sử dụng thì mới trở thành hàng hóa, hàng hóa gắn liền với phạm trù giá cả, còn sản phẩm thì không.
Lấy ví dụ về hộ ND sx được 1 tạ thóc, đem 3 yến để ăn: sản phẩm, có 1 thuộc tính, đem 7 yến để bán: hàng hóa, với 2 thuộc tính.
-Cách thức hoạt động: Tiêu thụ thực hiện chứ năng chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa, đưa sản phẩm trở thành hàng hóa thông qua giá cả (quy luật cung cầu).
Câu 2: Chứng minh rằng: Sản xuất thương mại vừa là điều kiện, tiền đề cho sản xuất vừa là kết quả sản xuất.
CM điều kiện, tiền đề thông qua vai trò của thương mại đầu vào.
CM là KQ thông qua vai trò của thương mại đầu ra.
Câu 3: Yếu tố nào trong các yếu tố này quyết định nhất
công cụ ctrah hiệu quả nhất
Đối với doanh nghiệp sản xuất/ doanh nghiệp thương mại: Chất lượng; Giá; Chủng loại; Dịch vụ; Chữ tín
Đối với DNSX, yếu tố quyết định nhất là chất lượng sản phẩm, vì xu hướng đất nước càng phát triển, người tiêu dùng càng chọn sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp SX, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, đó là công cụ cạnh tranh về giá (thầy bảo, đối với nước VN đang còn nghèo).
Đối với DNTM, yếu tố quyết định nhất và cũng là công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất là dịch vụ, vi bản chất của thương mại là việc thực hiện dịch vụ,…
Câu 4: Phân biệt thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại.
Thương mại dịch vụ là hoạt động mua bán (kinh doanh) hàng hóa vô hình.
Dịch vụ thương mại là một bộ phận của dịch vụ, có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, hay chính là hoạt động hỗ trợ cho mua bán hàng hóa, vd: quảng cáo thương mại, vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán,…
Bênh cạnh đó, TM-DV và TM,DV là hoạt động mua bán hàng hóa hữu hình và vô hình.
Câu 5: Phân biệt thương mại qua các trung gian, giống và khác nhau như thế nào?
Quá đơn giản, khác nhau cơ bản ở việc chuyển quyền sở hữu và hình thức phân phối lợi nhuận.
Câu 6: Tại sao nói: trong điều kiện hiện nay, Quan hệ thương mại đang có xu hướng là phát triển quan hệ thương mại trực tiếp.
Do sự phát triển của sản xuất dẫn đến quá trình tích tụ và tập trung tư bản, hay nói cách khác, tất yếu sẽ hình thành các tập đoàn kinh tế, các tập đoàn kinh tế này đủ tiềm lực để thực hiện cả chức năng của một doanh nghiệp thương mại, bán tận tay người tiêu dùng, và nó tận dụng được tối đa ưu điểm của mối quan hệ thương mại trực tiếp: dễ dàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hơn, …
Do sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của mạng internet toàn cầu, từ đó hình thành một hình thức mới trong thương mại: thương mại điện tử (là hình thức mua bán hàng hóa dịch vụ thông qua các thiết bị điện tử và internet), nhờ hình thức mới này, nó xóa nhòa ranh giới khoảng cách giữa người mua và người bán.
Câu 7: Phân biệt hạch toán kinh tế với hạch toán kinh doanh ở Việt Nam.
Câu 8: Giải pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại.
Do khác nhau về bản chất, nên dẫn đến khác nhau về giải pháp nâng cao lợi nhuận của 2 doanh nghiệp này.
DNSX: LN = DT – CF
Biện pháp: tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí.
->>Nâng cao chất lượng sản phẩm, các biện pháp nhằm hạ giá thành.
DNTM: LN=Giá bán hàng hóa – giá mua hàng hóa.
Bản chất là thực hiện dịch vụ.
Biện pháp: mua tận gốc bán tận ngọn, mua cho người chán bán cho người cần (giá thấp giá cao đó), mua của nơi thừa bán cho nơi thiếu, tìm kiếm nguồn cung ứng giá tốt, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ: làm cho việc mua bán dễ hơn, thanh toán dễ hơn.
Câu 9: Trình bày khái quát kinh doanh hàng hóa trước và sau năm 86. (tờ ôn tập)
Trình bày khái quát KD hàng hóa trước và sau năm 86, chỉ ra điểm khác biệt giữa trước và sau năm 86.
Trước 86: bao cấp đầu vào đầu ra, KHH mọi lĩnh vực bằng các chỉ tiêu pháp lệnh. Như vậy KD hàng hóa trong thời kỳ này là thực hiện mua bán hàng hàng hóa theo đối tượng số lượng, địa chỉ và giá cả được nhà nước qui định. Bởi việc áp dụng cơ chế này, không tạo ra động lực cho các hộ kinh doanh phát triển vì không hướng đến mục tiêu lợi nhuận.
Sau năm 86: từ kHH sang cơ chế thị trường, nhà nước từng bước thực hiện tự do KD, tự do mua bán, lưu thông hàng hóa. KD hàng hóa ở nước ta sau năm 86 là “mua bán tự do”, “mua bán theo giá cả thị trường” – trong khuôn khổ qui định của pháp luật.
Câu 10: Phân biệt bảo dưỡng với bảo hành.
Giống nhau: đều mục đích nhằm kéo dài tuổi thọ hàng hóa.
Bảo dưỡng có sau, bảo hành có trước.
Bảo hành có trong một thời gian nhất định, nếu phát hiện ra nó là lỗi của nhà sx thì mới được bảo hành, chi phí bảo hành do nhà sx – nhà kd chịu trách nhiệm, vì nó đã được tính vào giá bán hàng hóa đó.
Bảo dưỡng thì lâu hơn, do người tiêu dùng chịu.
Câu 11: Vì sao trong kinh doanh phải giữ chữ tín.
Chữ tín, hay uy tín chính là một sản phẩm vô hình, là hình ảnh của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt, mà yếu tố quan trọng nhất là chỗ đứng vững của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Do vậy, uy tín đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong cuộc chiến để khẳng định sự tồn tại và sức mạnh của doanh nghiệp.
Câu 12: Phân biệt dự trữ với tồn kho.
Hàng hóa dự trữ: tạm thời, mang tính chất chủ động (chủ quan, trong ý muốn).
Hàng hóa tồn kho: lâu dài, phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh (khách quan, ngoài ý muốn).
Câu 1: Bản chất và vai trò của TMDN sx?
Câu 2: Những nội dug cơ bản của qtrình bảo đảm vật tư cho sx và tiêu thụ sp ở DN?
Câu 3: Hệ thống chỉ tiêu của kế hoạch mua sắm vật tư và phương pháp xđịnh?
Câu 4: Dự trữ hàng hóa: Cơ sở hình thành, vai trò, phân loại và xu hướng phân bổ dự trữ trong nến KTTT?
Câu 5: Dự trữ SX và PP định mức?
Câu 6: Các PP kiểm tra và điều chỉnh dự trữ SX của DN?
Câu 7: Vai trò và ndung của tiêu thụ sp ở DNSX?
Câu 8: Cơ sở hình thành và đặc trưng cơ bản của các mqh ktế trong TM? Vì sao phải thiết lập hợp lý các mqh ktế?
Câu 9: Lựa chọn các mqh ktế trog TM?Vì sao các mqh ktế ngày càg trở nên phức tạp?
Câu 10: Quan hệ TM trực tiếp và gián tiếp: Khái niệm, ưu, nhược điểm và đkiện ứng dụng?
Câu 11: Nhiệm vụ và ndung của tổ chức các mqh ktế trong TM?
Câu 12: KD hàng hóa và các nguyên tắc đảm bảo cho sự thành công của DN trên thương trường?
Câu 13: hệ thống kinh doanh TM hiện nay ở nc ta? Đặc trưng, thực trạng và giải pháp?
Câu 14: DNTM và đặc trưng của các lạo hình DNTM ở nc ta?
Câu 15: Các loại hình kinh doanh hàng hóa: ưu, nhc điểm và các biện pháp đẩy mạnh kinh doanh?
Câu 16: PP luận xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng hóa trong cơ chế thị trường?
Câu 17: Công tác kế hoạch nghiệp vụ-kinh doanh ở DNTM?
Câu 18: Dịch vụ: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân?
Câu 19: Các loại hình dịch vụ thương mại ở nc ta: Thực trạng và biện pháp phát triển?
Câu 20: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hđộng kinh doanh dvụ?
Câu 21: Thực trạng thương mại dvụ (KD dvụ) ở nc ta trong nhưngc năm đổi mới và biện pháp phát triển?
Câu 22: Hạch toán KD trong TM: Khái niệm, bản chất, vai trò và đặc điểm của hạch toán trong KDTM.
Câu 23: Những nghuyên tắc của hạch toán KD và sự vận dụng của những nguyên tắc đó trong hạch toán kd của DNTM?
Câu 24: Chỉ tiêu doanh thu, doanh số bán và mức lưu chuyển hàng hóa trong DNTM?
Câu 25: Chi phí KD và các biện pháp giảm chi phí KD trong TM?
Câu 26: Lợi nhuận và cơ chế phân phối lợi nhuận trong TM (DNNN và DN tư nhân)
Câu 27: Cơ chế trích lập và sdụng các quỹ trong DNTM nhà nc?
Câu 28: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động ở DNTM?
Câu 29: Tỷ suất doanh lợi trong TM?Ý nghĩa và PP xác định?
Câu 30: Hiệu quả KDTM dvụ và PP xđịnh các chỉ tiêu?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top