Ktra 1 tiết Sử

Cách mạng công nghiệp : tiền đề, hệ quả

Tiền đề : Kinh tế tư bản chủ nghĩa pt mạnh, nhất là công nghiệp. Cách mạng nổ ra sớm , chính quyền thuộc về giai cấp tư sản. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.

Hệ quả:

Về kinh tế: cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới với thành thị đông dân xuất hiện, máy móc đã cách mạng hóa quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo nguồn của cải xã hội dồi dào. Cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy ngành kinh tế phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải và nông nghiệp, quá trình cơ giới hóa nông nghiệp cũng góp phần giải phóng sức lao động của nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho công nghiệp và dịch vụ.

Về xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Giai cấp tư sản giàu có nhanh chóng hơn, trở thành giai cấp thống trị xã hội. Công nhân công nghiệp đã làm cho đội ngũ vô sản đã làm cho đội ngũ vô sản ngày càng trở nên đông đảo. Với thân phận là người lao động thuê, chịu áp bức bóc lột, giai cấp vô sản mâu thuẩn quyền lợi với giai cấp tư sản, đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột.

Các nước tư bản chuyển sang đế quốc chủ nghĩa: Anh Pháp Đức

Anh

Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, được gọi là "đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn"-> chủ nghĩa đế quốc thực dân

Pháp

Đặc điểm của tổ chức độc quyền Pháp là việc tập trung ngân hàng đạt mức cao ( ngân hàng lớn ở Pari nắm 70% tư bản của các ngân hàng trong cả nước). Pháp là nước đứng thứ 2 sau Anh về xuất khẩu tư bản, nhưng khác Anh ở chỗ tư bản được đem cho các nước chậm tiến (Nga, Thổ Nhĩ Kì, các nước Mĩ La Tinh) vay lấy nặng lãi. Vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Pháp được gọi là chủ nghĩa đế quốc

Đức:

Bước vào con đường tư bản chủ ghĩa tương đối muộn, nên khi trở thành cường quốc công nghiệp thì phần lớn đất đai trên thế giới đã là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp... Ngay từ thập niên 90 của TK XIX, Đức đã công khai đòi dùng vũ lực chia lại thế giới. Vì thế, mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp trở nên hết sức gay gắt dẫn đến cuộc WW1. Tính quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Công xã Pari là nhà nước kiểu mới:

Chính phủ được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

Bộ máy nhà nước: đứng đầu là hội đồng công xã, bên dưới là các ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một Ủy viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Công xã đưa ra nhiều chính sách tiến bộ: Giải tán quân đội và cảnh sát, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân; tách nhà thờ ra khỏi trường học, nhà trường ko dạy kinh thánh; quy định tiền lương tối thiểu, giảm giờ làm việc ban đêm, cấm cúp phạt công nhân; chủ trương giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

Những chính sách trên đem lại quyền lợi cho đại đa số người dân lao động. Một hình thức nhà nước của dân , do dân, vì dân như vậy gọi là nhà nước kiểu mới.

Quốc tế thứ nhất và chủ nghĩa xh kh

Quốc tế thứ nhất

Hoàn cảnh ra đời: Giữa thế kỉ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột. Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều xu hướng phi vô sản. Qua thực tế đấu tranh , công nhân thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước khiến kết quả còn hạn chế, đặt ra yêu cầu thành lập 1 tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước. Ngày 28/9/1864 QTT1 thành lập tại Luân đôn với sự tham gia của C.Mác

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: