ktnt8

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là biểu hiện đặc trưng về lượng tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế. Trong thực tế, việc phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu

1.Chỉ tiêu tổng hợp

a) Biểu thị sự tương quan giữa thu nhập quốc dân sản xuất và thu nhập quốc dân được sử  dụng.

HQnt=Nv/Np

Trong đó

NV: Thu nhập quốc dân được sử dụng

  Np: Thu nhập quốc dân được sản xuất ra

* Ý nghĩa:

- Chỉ tiêu này cho biết thu nhập quốc dân của một nước được tăng giảm như thế nào trong thời gian tính toán khi có ngoại thương.

- Nếu tương quan trên lớn hơn 1 thì ngoại thương đã làm tăng thu nhập quốc dân, còn ngược lại là làm giảm.

* Để tăng thêm được hiệu quả kinh tế quốc dân sử dụng cần:

-   Xác định hợp lý cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở tính toán lợi thế của sản xuất trong nước.

- Sử dụng vốn nước ngoài và hướng nhập khẩu vào đầu tư và chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nước có hiệu quả, tạo điều kiện mở rộng thị trường nước ngoài.

- Tạo thêm công ăn việc làm nhờ mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho sản xuất

- Đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh, trong đó chú ý tới việc hạch toán nghiệp vụ vay trả sao cho có hiệu quả.

b) Chỉ tiêu điều kiện thương mại đánh giá hiệu quả kinh tế ngoại thương. Đây là chỉ tiêu so sánh giữa chỉ số giá xuất khẩu với chỉ số giá nhập khẩu.

                                                                 Tc=(Px1/Px0):(Pn1/Pn2)

Với:    Tc    :  Điều kiện thương mại (hay tỉ lệ trao đổi)

                        x,n:  Chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu

                       1,0 :  Thời kỳ 1 và thời kỳ gốc

*  Ý nghĩa:Chỉ số này cho biết nền kinh tế quốc dân bán ra nước ngoài đắt hơn, hoặc ngược lại là ít đắt hơn so với cái mà nó mua vào. Nếu tương quan cao hơn 1 thì có sự cải thiện về các quan hệ trao đổi, còn ngược lại là sự huỷ hoại các quan hệ trao đổi.

*   Để đạt được điều kiện thương mại có lợi cần lưu ý

- Cải tiến cơ cấu và chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu theo hướng tăng nhanh các mặt hàng nông sản chế biến và công nghiệp chế biến.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, giá cả, vận dụng các phương thức buôn bán phù hợp để tranh thủ được điều kiện thị trường có lợi nhất.

2. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cụ thể của các hoạt động xuất nhập khẩu

a. Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu và nhập khẩu: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

b.Chỉ tiêu so sánh giá xuất nhập khẩu so với giá quốc tế. Trong trao đổi ngoại thương, giá quốc tế là mức ngang giá chung. Các doanh nghiệp phải lấy giá quốc tế làm tiêu chuẩn để so sánh với giá xuất nhập khẩu đã được thực hiện. Qua đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hoạt động xuất nhập khẩu về mặt đối ngoại.

c.Chỉ tiêu so sánh doanh thu xuất khẩu tính ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành của Ngân hàng Nhà nước với giá thành xuất khẩu ở trong nước của từng mặt hàng, nhóm hàng, của từng chuyến hàng, hay của từng thời kỳ xuất khẩu khác nhau.

d.Chỉ tiêu so sánh doanh thu bán hàng nhập khẩu ở trong nước với chi phí nhập khẩu tính ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành của Ngân hàng Nhà nước của từng mặt hàng, từng nhóm hàng, từng chuyến hàng nhập khẩu hay của từng thời kỳ nhập khẩu.

e.Chỉ tiêu so sánh giá cả nhập khẩu của từng mặt hàng, nhóm hàng giữa các khu vực thị trường và các thương nhân khác nhau. Qua đó có thể rút ra lợi thế trao đổi đối với các khu vực thị trường và thương nhân khác nhau.

f.Chỉ tiêu hiệu quả xuất nhập khẩu kết hợp tính cho cả nước hay từng dịch vụ đổi hàng riêng lẻ.

Các chỉ tiêu trên thể hiện sự tiết kiệm lao động xã hội được thực hiện trực tiếp qua trao đổi ngoại thương. Phạm trù giá cả đo lường chi phí lao động mang tính quốc gia và quốc tế trong việc sản xuất ra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thể hiện qua các chỉ tiêu đó. Vì vậy, khi tính toán các chỉ tiêu trên, hai yếu tố giá trị tiền tệ và phương thức thanh toán có ý nghĩa quan trọng.

Về giá tri tiền tệ

-  Các loại giá bằng ngoại tệ thực chi, thực thu trong xuất khẩu, nhập khẩu thường tính ra USD để dễ so sánh với giá quốc tế.

- Các loại giá ngoại tệ thực thu, thực chi trong xuất nhập khẩu sẽ được tính ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành của ngân hàng để có thể so sánh với chi phí xuất khẩu và doanh thu nhập khẩu ở trong nước.

Phương thức thanh toán

- Xuất nhập khẩu trả tiền ngay: trong mối quan hệ này có thể xuất khẩu và nhập khẩu tách riêng, cũng có thể xuất khẩu và nhập khẩu kết hợp. Khi tính hiệu quả xuất khẩu, nhập khẩu không phải tính đến các yếu tố của lãi suất tín dụng.

- Xuất khẩu và nhập khẩu thanh toán sau: trong trường hợp này, yếu tố lãi suất tín dụng có ý nghĩa quan trọng khi tính toán hiệu quả của xuất khẩu, nhập khẩu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: