ktnt14
Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường. Những biện pháp chủ yếu là:
Tín dụng xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu
Chính sách tỉ giá hợp lí
Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế
1.Tín dụng xuất khẩu
a. NN đ/bảo TD XK
Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu và trả chậm, hoặc dưới hình thức tín dụng hàng hóa với lãi suất ưu đãi với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro dẫn đến mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu bằng cách bán chịu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu của nhà nước đứng ra bảo hiểm, đền bù nếu bị mất vốn. Tỉ lệ đền bù có thể lên tới 100% vốn bị mất, nhưng thường tỉ lệ đền bù có thể lớn 60-70% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu quan tâm đến việc thu tiền bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng.
Nhà nước đứng ra đảm bảo tín dụng xuất khẩu ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu còn nâng giá bán hàng hóa vì giá bán chịu bao gồm cả bán trả tiền ngay và phí tổn đảm bảo lợi tức. Đây là hình thức khá phổ biến trong chính sách ngoại thương của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường.
b. Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu.
Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng của nước vay. Nguồn vốn cho vay thường lấy từ ngân sách Nhà nước. Việc cho vay này thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước cho vay
Hình thức này có tác dụng:
- Giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh được xuất khẩu vì sẵn có thị trường
- Các nước cho vay thường là những nước có tiềm lực kinh tế. Nhà nước cấp tín dụng cho nước ngoài trên khía cạnh nào đó giúp các nước này giải quyết tình trạng dư thừa hàng hóa trong nước
Nhà nước ta chưa có vốn để cho nước ngoài vay với khối lượng lớn. Tuy nhiên, khi có điều kiện Chính phủ không nên bỏ qua hình thức cấp tín dụng gắn với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của ta. Một vấn đề lưu ý ở đây là phải cân nhắc đến việc bảo hộ sản xuất nội địa, không vì mua hàng bằng nguồn vốn đi vay dẫn tới phá hoại sản xuất trong nước và những ràng buộc chính trị bất lợi
b. Nhà nước cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước
* Lí do:
- Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thường là rất lớn.
- Người xuất khẩu cần 1 số vốn cả trước klhi giao hàng và sau khi giao hàng để thực hiện 1 hợp đồng xuất khẩu.
- Nhiều người xuất khẩu cũng cần có thêm vốn để kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ dành cho người mua nước ngoài. Đặc biệt, khi bán hàng theo phương thức bán chịu thu tiền hàng xuất khẩu sau thì việc cấp tín dụng trước khi giao hàng rất quan trọng.
- Nhiều chương trình phát triển xuất khẩu không thể thiếu được việc cấp tín dụng của chính phủ theo những điều kiện ưu đãi. Điều đó càng làm giảm được chi phí xuất khẩu
Các ngân hàng thường hỗ trợ cho các chương trình xuất khẩu bằng cách cấp tín dụng trước và sau khi giao hàng:
2. Trợ cấp xuất khẩu.
- Khái niệm: Là những ưu đãi tài chính mà Nhà nước dành cho người xuất khẩu khi họ bán hàng hóa ra thị trường nước ngoài.
- Mục đích: Giúp nhà xuất khẩu tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh làm đẩy mạnh xuất khẩu.
- Có 2 loại trợ cấp:
+ Trợ cấp trực tiếp: Áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn giảm thuế đối với các nhà xuất khẩu...Cho các ngành xuất khẩu được hưởng giá ưu đãi cho các đầu vào: điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuất khẩu...
+ Trợ cấp gián tiếp: Dùng ngân sách nhà nước để giới thiệu, triển lãm, quảng cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu, hoặc nhà nước giúp đỡ kỹ thuật, đào tạo chuyên gia...
- Mức độ trợ cấp phụ thuộc vào:
+ Chính sách của Nhà nước đối với từng mặt hàng
+ Mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Xu hướng chung hiện nay trợ cấp xuất khẩu vẫn còn được dùng rộng rãi, nhất là trợ câp cho những sản phẩm nông nghiệp. Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp có xu hướng bị thu hẹp do sự đấu tranh giữa các chính phủ có quan hệ buôn bán với nhau.
3. Chính sách tỉ giá hối đoái
- Khái niệm: tỉ giá hối đoái là giá cả tại đó ngoại hối được mua và bán.
- Tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tỉ giá hối đoái chính thức (HDCT) không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước về mặt hàng có khả năng thương mại, đối với hàng nhập khẩu và trên các thị trường xuất khẩu. Vấn đề là họ có được một tỉ giá chính thức được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và lạm phát xảy ra tại các nền kinh tế của bạn hàng họ.
- Một tỉ giá hối đoái chính thức được điều chính theo quá trình lạm phát trong nước và lạm phát có liên quan là tỉ giá hối đoái thực tế (HDTT). Tỉ giá này cho phép các nhà xuất khẩu cạnh tranh một cách thành công.
4. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế
Để khuyến khích xuất khẩu nhà nước qui định việc miễn, giảm, hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top