ktn_ltd
Chương 1 :
DOANH NGHIỆP
VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I . KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH:
Có một số khái niệm khác nhau về kinh doanh :
• Kinh doanh là việc dùng công sức và tiền của để tổ chức các hoạt động
nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường.
• Kinh doanh là bỏ ra một số vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường để
thu lại một lượng vốn lớn hơn sau một khoãng thời gian nào đấy.
• Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện nhiệm vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lãi (điều 3 - Luật Doanh nghiệp
.1/1/00 ).
Kinh doanh là các hoạt động nhằm mục đích sinh lãi của chủ thể kinh
doanh trên thị trường.
Thị trường : nói đơn giản đó là nơi mua, bán. Kinh doanh gắn liền với thị
trường, diễn ra trên thị trường và tuân theo các thông lệ quy định và quy luật của thị
trường.
Định nghĩa về thị trường:
1. Thị trường là chổ gặp nhau giữa người bán, người mua và các hàng hóa
dịch vụ.
2. Thị trường là nơi mà những người hoặc tổ chức có nhu cầu cần được
thỏa mãn, có tiền để chi tiêu và sẵn sàng chi tiêu số tiền đó.
3. Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó, các
quyết định của các gia đình về tiêu dùng các loại hàng hóa nào đó, các
quyết định của công ty về sản xuất cái gì , sản xuất như thế nào, và các
quyết định của công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hòa
bằng sự điều chỉnh giá cả. Hay nói cách khác, đó là sự thỏa thuận mà
thông qua đó sẽ chi phối việc phân bố nguồn lực.
4. Thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận mà thông qua đó giá cả sẽ chi
phối việc phân bố nguồn lực.
Chủ thể kinh doanh: Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện, có thể là
tư nhân, các hộ gia đình hay doanh nghiệp; có các đặc trưng sau :
- Có quyền sở hữu các yếu tố cần có của quá trình kinh doanh (
vốn, tài sản, sức lao động ).
- Tự do và chủ động trong kinh doanh.
- Tự chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của quá trình kinh
doanh.
Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời, sự sinh lợi hợp pháp được nhà
nước và thị trường hiện tại chấp nhận công khai.
II. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP:
1. Các quan điểm về doanh nghiệp:
Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kỳ một quốc gia nào,
doanh nghiệp cũng là một đơn vị cơ sở, một tế bào của cả nền kinh tế, là nơi trực
-3-
tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là nơi trực tiếp phối hợp các yếu tố sản xuất
một cách hợp lý để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ một cách có hiệu quả nhất.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và thông tin, các hình
thức tổ chức doanh nghiệp ngày càng đa dạng, các loại sở hữu doanh nghiệp ngày
càng phong phú.
Do đó nếu đứng trên các quan điểm khác nhau thì có các định nghĩa khác
nhau về doanh nghiệp.
Theo quan điểm của nhà tổ chức: Doanh nghiệp là tổng thể các phương
tiện, máy móc, thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt được một mục đích.
Theo quan điểm mục tiêu cơ bản cho mọi hoạt động của mọi doanh
nghiệp là lợi nhuận: Doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thông qua đó, trong
khuôn khổ một số tài sản nhất định người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác
nhau nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường nhằm thu về một
khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm.
Theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh
doanh nhằm thực hiện một, hoặc một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình
đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc thực hiện các nhiệm vụ nhằm mục
đích sinh lãi.
Theo quan điểm lý thuyết hệ thống: Doanh nghiệp là một bộ phận hợp
thành trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sức tác động
tương hỗ lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt ra cho
hệ thống kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội.
Mỗi định nghĩa nêu trên đều được phát biểu dựa trên các quan điểm khác
nhau, nếu tổng hợp các định nghĩa của các quan điểm khác nhau đó sẽ khái niệm
toàn diện hơn về doanh nghiệp.
2. Định nghĩa doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh
doanh được tổ chức nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng
trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận, trên cơ sở tôn trọng pháp luật
nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như
• Chức năng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp là 2 chức nămg
không thể tách rời nhau, ngược lại chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau
và tạo thành một chu trình khép kín trong hoạt động của doanh nghiệp,
chu trình này được biểu diễn ở sơ đồ sau :
Nghiên
cứu
thị trường
Chọn sản
phẩm
hàng hoá
Điều tra
sau tiêu
thụ
Thiết kế
sản phẩm
Tổ chức tiêu
thụ sản
phẩm
Chuẩn bị
các yếu tố
sản xuất
Sản phẩm
hàng loạt
Tổ chức
sản xuất
Sản xuất
bán thử
nghiệm
-4-
Hoạt động sau điều chỉnh: hoạt động này hình thành dựa vào kết quả điều tra
sau tiêu thụ
Trong toàn bộ chu trình hoạt động trên, chức năng sản xuất là một giai đoạn
trung gian trong suốt chu trình, các giai đoạn đầu và cuối của chu trình thuộc về
chức năng lưu thông hay thuộc về lãnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD nào của doanh nghiệp cũng
chính là nhu cầu của thị trường, nói cách khác đó là nhu cầu của người tiêu dùng.
Mối quan hệ của người tiêu dùng và doanh nghiệp là mối quan hệ hai chiều
rất chặt chẽ, đó là hai thành phần trong hệ thống kinh tế. Sự tác động qua lại của hai
thành phần đó có thể biểu diễn qua chu trình hoạt động kinh tế sau :
Đối tượng tiêu dùng
1. Người tiêu thụ hàng hóa
2. Người sở hữu nguồn nhân lực
Thị trường sản phẩm
Thị trường yếu tố
sản xuất
Doanh nghiệp
1. Người sản xuất hàng hóa
2. Người sử dụng nguồn nhân lực
Để tăng doanh thu tiêu thụ hàng hóa, mọi doanh nghiệp phải tìm mọi cách
để người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm hàng hóa của mình, muốn vậy phải tạo ra
khả năng tiêu dùng cao nhất cho người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa của họ so
với hàng hóa của đơn vị khác, thông qua đó doanh nghiệp mới có khả năng tăng lợi
nhuận hoạt động của mình.Do đó việc đáp ứng, thỏa mãn cao nhất lợi ích tiêu dùng
cho đối tượng tiêu dùng chỉ là phương tiện để doanh nghiệp đạt được mục đích của
mình là tối đa hóa lợi nhuận.
• Tối đa hóa tiêu dùng là mục tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp,
tuy nhiên đi kèm mục tiêu kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp còn hướng tới
những mục tiêu xã hội nhất định.
Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải chấp nhận sự
cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có
chiến lược sản xuất kinh doanh thích ứng cũng như phải có công cụ, giải pháp phù
hợp để thực hiện chiến lược đó.
III. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP:
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp khác nhau, mỗi cách phân loại có tác
dụng khác nhau phục vụ công tác quản lý, công tác thống kê. Nhưng cách phân loại
phổ biến nhất là phân loại theo tính chất sở hữu tài sản của doanh nghiệp. nếu phân
theo tính chất sở hữu tài sản thì bao gồm các loại doanh nghiệp sau:
-5-
1. Doanh nghiệp nhà nước: là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh, hoặc hoạt động công ích nhằm
thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao.
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền lợi và nghĩa
vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số
vốn do doanh nghiệp quản lý. Loại hình doanh nghiệp nhà nước tồn tại trong bất kì
quốc gia nào và nó hiện diện phổ biến trong những ngành trọng yếu của nền kinh
tế, là những ngành tác động đến cân đối chung của quốc gia, đòi hỏi vốn đầu tư
lớn.
2. Doanh nghiệp tư nhân: Tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu
của một cá nhân duy nhất.
Việc quản lý và điều hành doanh nghiệp do người chủ sở hữu tài sản thực
hiện hoặc họ có thể thuê người điều hành doanh nghiệp, người chủ doanh nghiệp tư
nhân có trách nhiệm pháp lý vô hạn về các khoãng nợ của doanh nghiệp, tức là họ
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
3. Danh nghiệp chung vốn - công ty: là loại hình doanh nghiệp mà các
thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn
góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn
của mình góp vào công ty, như vậy trách nhiệm pháp lý của các thành viên trong
công ty là trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần vốn góp của mình.
Mỗi công ty muốn có đầy đủ tư cách pháp nhân phải thỏa mãn những
điều kiện tối thiểu:
• Phải có tài sản riêng và phải chịu trách nhiệm về tài sản của mình
• Phải có trụ sở và tên gọi riêng (đăng ký tại các cơ quan có thẩm
• Phải có đầy đủ tư cách pháp lý để tham gia các quan hệ dân sự.
• Phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động theo
luật công ty, hiện nay có hai loại hình công ty:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: là công ty mà mức góp của các thành
viên phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty, công ty không được phép phát hành
bất kỳ một loại chứng khoán nào, việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên
được tự do, nhưng nếu chuyển nhượng cho người ngoài thì phải được sự chấp nhất
trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất ¾ vốn điều lệ của công ty.
- Công ty cổ phần: là loại công ty có số cổ đông tối thiểu phải là 7.
Cổ phiếu của công ty có thể có ghi tên hoặc không ghi tên, và mỗi cổ đông có thể
mua một hoặc nhiều cổ phiếu. Loại phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng.
Trong quá trình hoạt động nếu cần thiết mở rộng quy mô thì công ty cổ phần có
quyền phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu.
Ưu điểm của công ty cổ phần:
. Trách nhiệm pháp lý hữu hạn.
. Công ty là một hình thức huy động vốn và tập trung vốn
hữu hiệu.
. Công ty càng phát triển với quy mô lớn, số lượng cổ đông
càng nhiều, sự đa dạng hóa cổ đông càng cao thì việc chia sẻ rủi ro càng tốt.
Giá trị danh nghĩa ( bề mặt ) của chứng khoán ( hay trái khoán ) -
per value or value: Là con số mang tính hình thức xác định lượng tiền nguyên gốc
ban đầu tối thiểu mà cổ đông đã trả cho chứng khoán đó.
-6-
Có hai loại cổ phiếu:
+Cổ phiếu thường : Các cổ phiếu có thể được phân hạng A, B...
. Cổ phiếu hạng A: Để bán rộng rãi trong công chúng, được
trả cổ tức nhưng không có quyền bầu cử, biểu quyết trong một thời gian nào đó
. Cổ phiếu hạng B: Cổ phiếu cho những người sáng lập, có
quyền biểu quyết nhưng có thể không được trả cổ tức trong một khoãng thời gian
nào đó.
+Cổ phiếu ưu đãi: (prefrence stock ) Được trả cổ tức theo một tỷ
lệ phần trăm nhất định và do đó nó luôn có một khoãng lãi cố định ( giống như với
trái khoán. Về mặt cổ phiếu đó là hình thức lai giữa cổ phiếu và trái phiếu.
Ngoài ra còn có hình thức chung vốn khác:
- Công ty hợp doanh: theo hình thức này phải có ít nhất 2 cá nhân
hoặc 2 đơn vị kinh doanh trở lên chung vốn với nhau để hình thành nên một doanh
nghiệp. Việc quản lý điều hành doanh nghiệp sẽ được thỏa thuận giữa các bên
chung vốn.
Ưu: Góp phần tăng quy mô của đơn vị sản xuất kinh doanh, tạo
lợi thế trong cạnh tranh, tranh thủ được bí quyết kỹ thuật, công nghệ của các bên
chung vốn.
Nhược: Trách nhiệm pháp lý vô hạn của các bên góp vốn, gặp
phải những khó khăn khi huy động thêm nguồn vốn, cũng như khi một bên tham gia
chung vốn có ý định rút vốn của mình ra. ( Do đó loại hình doanh nghiệp này ít phổ
biến ).
- Công ty dự phần: gần giống như các hình thức liên kết giữa các
đơn vị kinh doanh để thực hiện từng hoạt động kinh doanh cụ thể, quyết toán và
thanh toán riêng từng hoạt động kinh doanh.
Công ty dự phần không có tài sản riêng, không có cơ sở và thông
thường hoạt động của nó dựa vào tư cách pháp nhân của một trong các thành viên.
Công ty không có bảng tổng kết tài sản của công ty dự phần, nhưng phải lập bảng
tổng kết tài sản của mọi hoạt động liên kết kinh tế và hạch toán chia lời lỗ.
Ưu: Phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng không quá
tải trong quản lý và tranh thủ được vốn đầu tư từ bên ngoài. Có thể áp dụng hình
thức công ty dự phần với các đối tác là một tổ chức hay cá nhân có vốn đầu tư và
biết quản lý kinh doanh dựa trên quy mô lớn, nhỏ khác nhau để phát triển sản xuất.
4. Hợp tác xã: là một tổ chức kinh tế tự chủ do người lao động có nhu cầu,
lợi ích chung tự nguyện đóng góp vốn đầu tư, góp sức lập ra theo quy định của pháp
luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực
hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ cải thiện đời sống,
góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
5. Khu chế xuất / khu công nghiệp: Khu chế xuất là một hình thức đầu tư
nước ngoài xét về mặt giới hạn địa lý. Thường đó là các khu vực sản xuất cho phép
sản xuất hàng hóa nước ngoài phục vụ cho xuất khẩu mà nhà đầu tư không phải
đống các loại thuế xuất khẩu khi hàng hóa, nguyên vật liệu nhập vào và tái xuất.
Lợi ích của khu chế xuất : được xem xét trên hai mặt :
Phía công ty đầu tư vào khu chế xuất: được ưu đãi về thuế quan, giảm
chi phí sản xuất, ổn định thị trường đầu ra và đầu vào.
Phía nước chủ nhà mở khu chế xuất:Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thu
nhập cho ngân sách quốc gia, học tập kinh nghiệm quản lý - nhưng cần thận trọng
-7-
trong quy chế quản lý khu chế xuất và lựa chọn các hình thức kinh doanh phù hợp
cho khu chế xuất.
Nhà nước quản lý các doanh nghiệp bằng pháp luật vừa tạo điều kiện
pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển tốt vừa hạn chế các tiêu cực có thể
phát sinh, nhằm đảm bảo định hướng phát triển kinh tế lành mạnh, có hiệu quả. Vì
vậy trong thời gian qua nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật như:
+ Luật doanh nghiệp tư nhân
+ Luật công ty
+ Luật doanh nghiệp nhà nước
+ Luật phá sản...
IV. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP :
1. Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
- Nộp thuế cho nhà nước.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã
đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
- Đảm bảo việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh cũng như
quá trình phát triển sản xuất không gây tàn phá môi trường xã hội.
- Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế đã ký
kết với các đơn vị kinh tế khác.
- Đảm bảo các điều kiện làm việc, quyền lợi của người lao động.
2. Quyền hạn của doanh nghiệp :
- Chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tự chủ trong lĩnh vực tài chính.
- Tự chủ trong lĩnh vực sử dụng lao động.
- Tự chủ trong lĩnh vực quản lý.
V. DOANH NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP : Doanh nghiệp là một cộng đồng, cộng đồng này không phải cô lập mà
có quan hệ với môi trường xung quanh.
1. Tác động của môi trường tới doanh nghiệp :
* Môi trường kinh tế: Hiện trạng môi trường kinh tế vĩ mô quyết
định sức mạnh và tiềm lực của nền kinh tế. Điều này sẽ có tác dụng đến khả năng
tìm kiếm được lợi nhuận của công ty. Có 4 chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng là :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: có ảnh hưởng trực tiếp tốc độ
của những cơ hội và mối đe dọa mà công ty đang phải đối mặt. Tăng trưởng kinh tế
cao đưa đến khả năng tiêu dùng cao hơn, vì thế mà giảm bớt áp lực cạnh tranh cho
công ty. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp sẽ làm suy giảm việc tiêu dùng,
tăng áp lực về cạnh tranh, đe dọa đến lợi nhuận của doanh nghiệp, điều này dẫn
đến chiến tranh về giá giữa các doanh nghiệp.
- Lãi suất: mức độ về tỷ lệ lãi suất quyết định mức độ nhu cầu
đối với các sản phẩm của doanh nghiệp, bởi vì nó sẽ là quan trọng trong trường
hợp người tiêu dùng đi vay tiền để mua sản phẩm ( ví dụ mua nhà, ô tô...). Thêm
vào đó tỷ lệ lãi suất sẽ có ảnh hưởng tới chi phí vốn cho việc đầu tư của công ty, và
chi phí này là một yếu tố quan trọng để quyết định xem chiến lược đầu tư có khả thi
hay không ( Dự báo lãi suất thấp : nên đầu tư và ngược lại ).
-8-
- Tỷ giá hối đối: giá trị của đồng đô la ( nội tệ ) so sánh (
tương đối ) của đồng tiền các nước khác (đô la ). Nội tệ giá trị thấp : sản phẩm
nhập khẩu sẽ đắt ( xuất khẩu sẽ lợi ). Nội tệ có giá trị cao : nhập khẩu sẽ có lợi.
- Tỷ lệ lạm pháp: lạm pháp có thể gây mất ổn định nền kinh
tế, đưa đến việc giảm tăng trưởng nền kinh tế.
* Môi trường chính trị, pháp luật: các quy định pháp luật về kinh tế
có ảnh hưởng đến các giải pháp mang tính chiến lược của doanh nghiệp.
* Môi trường văn hóa, xã hội: Thay đổi về văn hóa sẽ có tác động
đến các cơ hội của doanh nghiệp. Ví dụ với trào lưu bảo vệ sức khỏe, sẽ tạo cơ hội
cho các sản phẩm giảm clorie, giảm cholesterol, mở rộng thị trường nước khoáng
hay ngược lại thu hẹp thị trường thuốc lá...
* Môi trường công nghệ: Tiến bộ về công nghệ làm cho các sản
phẩm đã xó trở nên lạc hậu trong một thời gian hết sức ngắn và tạo cơ hội cho các
sản phẩm mới. Tiến bộ công nghệ sẽ làm cho vòng đời của các sản phẩm ngắn lại.
Ví dụ sự phát triển công nghệ điện tử từ các valve chân không ( 1920-1960 ), đến
các transistor (1960-1979 ) và đến các bộ phận vi xử lý... ( tốc độ xử lý tăng 150%
trong vòng 18 tháng ). Đồng thời các tiến bộ công nghệ cũng mang lại các công
nghệ chế tạo mới với năng suất cao hơn, hoặc chi phí sản xuất thấp hơn.
* Xu hướng toàn cầu hóa.
* Các vấn đề về môi trường sinh thái.
2. Tác động của doanh nghiệp tới môi trường: Doanh nghiệp đóng góp
sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm, đóng thuế... đóng góp nâng cao mức
sống cho xã hội.
VI. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI:
Đạo đức kinh doanh được hiểu là thái độ và cách ứng xử của công ty đối với
nhân viên, khách hàng, với cộng đồng và với các cổ đông.
Hành vi đạo đức có chuẩn mực cao đòi hỏi doanh nghiệp phải cư xử với các
thành viên theo cách thức có đạo đức và trung thực.
Cam kết về đạo đức kinh doanh được đo lường bằng khuynh hướng của
doanh nghiệp và các nhân viên tuân theo pháp luật và luật lệ liên quan đến:
• Chất lượng và an toàn sản phẩm
• Đối xử tốt với công nhân
• Có các hoạt động bán hàng và marketing trung thực
• Không sử dụng thông tin mật cho các mục đích cá nhân
• Không có những hành vi tham nhũng và hối lộ
Đạo đức kinh doanh có liên hệ tích cực với lợi nhuận của công ty trong thời
gian dài hạn. Hành vi đạo đức giúp tăng lợi nhuận nhờ:
• Giảm các khoản tiền phạt và chi phí pháp luật
• Xây dựng được lòng tin đối với dân chúng
• Thu hút các khách hàng đánh giá cao hành vi đạo đức
• Thu hút và giữ được các nhân viên giỏi.
VII. XU THẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY:
Trong điều kiện hiện nay, với xu thế phát triển mạnh mẽ việc tập trung hóa
trong sản xuất, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng
phát triển gay gắt, xác suất rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng
-9-
cao, hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp đã xuất hiện những đặc trưng cơ
bản sau:
1. Sự hình thành những doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn (
công ty lớn). Đây là kết quả của quá trình tập trung hóa trong công nghiệp, nhờ vào
đó, với ưu thế về kỹ thuật, vốn sản xuất, các đơn vị này luôn có ưu thế lợi nhuận
nhất định trong cạnh tranh. Các đơn vị này đã mở rộng phạm vi thị trường của mình
từ trong nước sang thị trường khu vực, thậm chí thị trường thế giới ( công ty xuyên
quốc gia ).
2. Sự đa dạng hóa cơ cấu sản xuất trong các doanh nghiệp. Hoạt
động sản xuất kinh doanh của các nhà kinh doanh không chỉ dừng lại trong phạm vi
của một ngành kinh tế kỹ thuật chuyên môn hóa mà đã mở rộng ra nhiều ngành,
điều này không chỉ xuất phát từ tập trung hóa giản đơn, mà nó còn chịu sự tác động
của nhiều nguyên nhân khác nhau như: chia sẻ rủi ro trong kinh doanh, việc biến
động nhanh chóng nhu cầu của thị trường theo sở thích, thị hiếu, việc tận dụng cơ
sở vật chất, tiềm năng, uy tín nhãn hiệu, công ty, xí nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí
cơ bản, đẩy mạnh mãi lực tiêu thụ...
3. Sự gắn bó giữa nghiên cứu kỹ thuật với sản xuất. Sụ gắn bó này
cho phép giảm thời gian của chu kỳ đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, do đó
vai trò của bộ phận nghiên cứu, triển khai kỹ thuật mới trong các doanh nghiệp
ngày càng được mở rộng và nâng cao.
4. Sự phân ly mạnh mẽ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản
trong doanh nghiệp. ngoại trừ những doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ, người
chủ sở hữu trực tiếp đứng ra quản lý, khi quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn, một
đội ngũ các nhà quản lý chuyên nghiệp ( do nhu cầu của xã hội đã hình thành ) có
những kỹ năng quản lý, có nghiệp vụ cao sẽ được những chủ công ty thuê để làm
công việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, như vậy họ trở thành người sử
dụng tài sản, họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp với người chủ tài sản về việc đảm
bảo hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng số tài sản mà người chủ sở hữu đã giao phó.
Do đặc điểm này, nên cần phải phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn
giữa chủ sở hữu và người sử dụng tài sản thì hoạt động của doanh nghiệp mới tiến
hành trôi chảy, cũng như phải giả quyết thỏa đáng mâu thuẫn về quyền lợi giữa hai
bên.
- 10 -
Chương 2:
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
I. DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC
Doanh nghiệp tồn tại dựa vào ý chí của người sáng lập, doanh nghiệp phát triển (khi
các sản phẩm thành công trên thị trường) nhiệm vụ nhiều lên; từ đó nảy sinh nhu cầu tổ
chức.
Tổ chức là lời giải đáp cho vấn đề hoạt động tập thể: cùng làm trong một nhóm, mỗi
người có một vai trò và đóng góp theo cách riêng vào nhóm và họ cũng cần quyền hạn để
làm nhiệm vụ, công cụ và thông tin để thực hiện nhiệm vụ.
Công tác tổ chức là điều kiện cơ bản cho sự sống còn của hệ thống doanh nghiệp. Tổ
chức trong doanh nghiệp là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động
trong doanh nghiệp nhằm thực hiện mục đích đề ra của doanh nghiệp dựa trên cơ sở nguyên
tắc vá quy tắc quản lý doanh nghiệp.
4. Khái niệm cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức biểu thị việc sắp xếp theo trật tự nào
đó các bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ của chúng.
- Cơ cấu là cách thức mà các nhiệm vụ và trách nhiệm cũng như những mối liên hệ
giữa chúng đã được bố trí và ổn định.
- Cơ cấu mô tả kết hợp các yếu tố hợp thành các doanh nghiệp và xác định các đặc
trưng:
. Phân phối nhiệm vụ
. Phân phối quyền lực
. Phân phối trách nhiệm
. Truyền đạt thông tin
. Cơ chế phối hợp
Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (Đơn vị, cá
nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa
và có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những
khâu khác nhau nhắm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích
chung đã xác định của doanh nghiệp.
- Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý:
. Tính tối ưu
. Tính linh hoạt
. Tính tin cậy lớn
. Tính kinh tế
5. Các kiểu cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức trực tuyến
Dựa trên nguyên tắc thống nhất chỉ huy của Henry Fayol "một người một thủ trưởng"
Ưu điểm
• Đơn giản ràng do thống nhất chỉ huy
• Có khả năng tách biệt rõ ràng các trách nhiệm
• Có hiệu quả khi giải quyết mâu thuẫn
Nhược điểm
• Có sự ngăn cách giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp và thiếu sự
phối hợp giữa chúng
• Sự cứng nhắc của tuyến
- 17 -
• Khó khăn trong sự khuấy động tính sáng tạo
• Khó khăn trong truyền thông
• Thiếu chuyên gia - thủ trưởng phải có năng lực toàn diện
• Quan liêu
Cơ cấu tổ chức chức năng
Trong cơ cấu này có sự tham gia của các chuyên gia, những người được giao một
phần quyền lực. Kết quả là một người phụ thuộc có thể nhận những mệnh lệnh từ nhiều chỉ
huy.
Ưu điểm
• Sử dụng được chuyên gia đáp ứng được sự phức tạp của quản lý
• Tập trung năng lực trong các hoạt động chuyên sâu
Nhược điểm
• Nhiều chỉ huy, nguồn gốc của mâu thuẫn
• Thiếu sự phối hợp
• Phân tán trách nhiệm
• Làm yếu tính năng động các nhân
Cơ cấu trực tuyến chức năng
Theo kiểu cơ cấu này,bên cạnh đường trực tuyến đặt một hoặc nhiều bộ phận
tham mưu bao gồm nhiều chuyên gia có trách nhiệm làm rõ các quyết định của giám
đốc. Bộ phận tham mưu không có quyền chỉ huy.
Một tuyến có quyền chỉ đạo: gồm những người ra quyết định
Một tuyến có quyền lực chuyên môn
Ưu điểm
•Kết hợp ưu điểm của thống nhất chỉ huy và chuyên môn hóa
•Quản lý bằng các chức năng và thừa hành
Nhược điểm
• Có nguy cơ do khó khăn của mối quan hệ giữa thừa hành và chức trách
Cơ cấu ma trận
Cơ cấu này dựa vào nguyên tắc song trùng chỉ huy, tức là một người đồng thời có hai
tuyến cấp trên. Tính song trùng chỉ huy có thể là tạm thời, Hoặc cũng có thể ổn định.
(Cơ cấu theo dự án hoặc cơ cấu nhiều chiều)
Ưu điểm
• Nhiều người tham gia quyết định nên hạn chế phạm sai lầm
Nhược điểm
• Khó khăn khi phối hợp
• Chậm chạp, thiếu năng động
6. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tiến triển cơ cấu tổ chức:
• Quy mô
• Công nghệ : Theo Joan Woodward, có một mối quan hệ giữa loại hình sản xuất
của doanh nghiệp và loại hình cơ cấu quản lý.
• Môi trường (số lượng đối thủ cạnh tranh, công nghệ xác định hay thay đổi, thị
trường ổn định hay biến động...)
II. QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
5. Mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp
Mục đích: Thiên hướng, lý do tồn tại
Có thể là: Bảo đảm hoạt động
- 18 -
Bảo đảm tính bền vững
Lợi nhuận
• Doanh nghiệp có thể có nhiều mục đích
• Các mục đích có thể hình thành theo thứ bậc không giống nhau
• Mục đích có thể thay đổi theo doanh nghiệp, theo thời kỳ
Mục tiêu: lượng hóa con số mà doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục đích - hay nói
một cách khác mục tiêu biểu hiện mục đích của doanh nghiệp , một mục tiêu là một kết quả
cần đạt được trong một thời gian.
6. Khái niệm quản lý
Việc định nghĩa quản lý là để nhấn mạnh tầm quan trọng, tính phù hợp, và sự cần
thiết của công tác quản lý.
Trong thuật ngữ quản lý doanh nghiệp của tiếng Anh, hai từ Management và
Administration được coi là đồng nghĩa
Một số khái niệm quản lý :
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá nỗ lực của một nhóm người
cùng làm việc theo một mục đích chung. (Stanton at all)
Quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua những người khác để đạt được
các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường biến động. Trọng tâm của quả trình
này là tính hiệu lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực có giới hạn (Kreitner)
Các khía cạnh then chốt của quá trình quản lý :
+ Làm việc cùng và thông qua những người khác
Những nhà quản lý không thành công :
- Thiếu nhạy cảm với người khác
- Lạnh lùng, cách biệt và kiêu ngạo
- Không trung thực (khi không hoàn thành mục tiêu đã định)
- Tham vọng thái quá, thích chơi ván bài chính trị
- Ôm đồm trong quản lý, không biết ủy thác và không biết làm việc theo ê kíp
- Không có khả năng tư duy chiến lược
- Khó thích nghi với cấp trên với phong cách khác biệt; phụ thuộc vào các cố
vấn
+ Đạt mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp luôn là yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác quản
lý
+ Cân bằng giữa hiệu lực và hiệu quả
+ Sử dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên khan hiếm
+ Đối phó với môi trường đang thay đổi
7. Vai trò của các nhà quản lý
Hầu hết tất cả các hoạt động trong đời sống đều được đụng chạm tới ít nhất cũng là
một cách không trực tiếp bởi công việc của các nhà quản lý. Quản lý không đơn thuần là nói
với nhân viên những gì cần phải làm, đó là sự pha trộn phức tạp và năng động của các kỹ
thuật có tính hệ thống và cảm nhận của nhà quản lý.
Có hai cách tiếp cận để mô tả các công việc của nhà quản lý :
Theo chức năng quản lý : Thể hiện quan hệ với những kết quả mong muốn của các hoạt
động quản lý
Gồm các chức năng : + Kế hoạch
+ Ra quyết định
+ Tổ chức
+ Tuyển dụng và đào tạo cán bộ
- 19 -
+ Thông tin
+ Động viên khuyến khích, thúc đẩy
+ Lãnh đạo
+ Điều khiển
Theo vai trò của nhà quản lý : liệt kê và sắp xếp các ứng xử thực tế của các nhà quản
lý
Vai trò
Quan hệ con người
Nội dung
Hoạt động
11. Đại diện
12. Thủ trưởng
Do vị trí trong sự phân cấp, nhà Tham gia lễ tân
quản lý phải tham gia vào các sự
kiện khác nhau, phát biểu giới
thiệu nhóm và tổ chức của mình
Góp phần lớn vào việc tạo ra khí Tham gia vào mọi hoạt động
thế của tổ chức, điều hòa nhu cầu liên quan với các nhân viên
của cá nhân với của nhóm và của cấp dưới
doanh nghiệp; đào tạo và tạo ra
động cơ cho nhân viên
Đảm bảo thông tin trong nội bộ
đơn vị, với các đồng nghiệp khác,
Nhận thư tín, họp với các
phòng ban, tham gia hoạt
13. Liên hệ
Thông tin
14. Thu thập thông
với cấp trên trực tiếp và với các cá
nhân khác không dưới quyền mình
Phải là trung tâm thông tin
động thông tin với các nhân
vật khác không cùng đơn vị
Đọc thư từ báo chí, các quan
hệ, đến các văn phòng chỉ
dẫn
Quyết định cho hay không cho các
chỉ thị cho một số người về một
Truyền đạt các thông tin
15. Truyền đạt
16. Phát ngôn
tình thế hoặc sự kiện, một ý tưởng
hay một quan điểm
Đại diện cho nhóm can thiệp vào
các vấn đề với cấp trên và các nhân
vật khác không cùng đơn vị
trong nội bộ đơn vị, các cuộc
gặp gỡ
Truyền đạt thông tin, gặp gỡ
những người ngoài đơn vị
Ra quyết định
Luôn luôn là nguồn gốc của mọi
Khởi thảo chiến lược, họp
17. Đổi mới
thay đổi quan trọng trong doanh
nghiệp và có thể đẩy mạnh được
kiểm điểm việc thực thi một
số dự án
một số quá trình nhờ thông tin
mình nắm được
18. Quyết định
19. Phân phối
Quyết định hành động để giải
quyết các vấn đề
- 20 -
Họp tìm giải pháp
20. Đàm phán
Chịu trách nhiệm phân phân phối
các nguồn vật chất và tài chính
Kiểm tra ngân quỹ, kiểm tra
tiến độ công việc và kế
hoạch
Đại diện cho đơn vị mình trong
việc đàm phán
8. Để trở thành một nhà quản lý thành công
Các điều kiện khái quát có tính tiền đề (công thức cơ bản cho sự thành công trong quản
lý )
S=AxMxO
• Ability: Năng lực quản lý là những khả năngđược chứng tỏ để đạt được mục
tiêu của doanh nghiệp một cách có hiệu quả và hiệu lực
Các kỹ năng và đặc điểm
1, Lãnh đạo
2, Khả năng trình bày và diễn đạt
3, Viết
4, Kế hoạch và tổ chức
6, Ra quyết định
7, Ủy thác và điều kiện
8, Tự nhận biết điểm mạnh, yếu
9, ham muốn được lãnh đạo
5, Thu thập thông tin và phân tích vấn đề
• Motivation: Động lực làm công tác quản lý - desire
• Oportunity: Cơ hội - năng lực, động lực là hạt giống cần có đất màu để nuôi
lớn đó là cơ hội. Cơ hội cho quản lý được phát triển khi có một công việc phù hợp và có
được sự ủng hộ ngay khi bắt đầu công việc.
Các nhà quản lý học quản lý ra sao? Theo nghiên cứu của Ron Zemke:
Các nhà quản lý thành công
50% từ công việc
30% từ các mối quan hệ (cấp trên, cố vấn, người tiền nhiệm)
20% từ đào tạo chính thống
Trong thực tế, người ta có được kinh nghiệm những lần như : mắc một sai phạm
lớn bị căng thẳng bởi một nhiệm vụ khó khăn; có cảm giác bị đe dọa; bị kẹt trong một tình
thế khó xử; sợ mất mặt; v.v
- 21 -
Chương 3
CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP.
Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng thay đổi về công nghệ,
chính trị, khách hàng, đối thủ cạnh tranh..., làm cho những nhiệm vụ mục tiêu xác định
trong các kế hoạch dài hạn 5-7 năm thường xuyên phải tính lại. Sự cần thiết phải thích ứng
với sự thay đổi đa dạng đã đưa doanh nghiệp đến những vấn đề then chốt trong quản trị
chiến lược: Loại hình kinh doanh nào nên thực hiện? Có nên định hình lại hoạt động kinh
doanh không? Những đối thủ cạnh tranh nào đang thâm nhập vào ngành? Khách hàng thay
đổi ra sao? Những công nghệ nào đang phát triển có thể khiến doanh nghiệp phải phá sản?
Doanh nghiệp nên đeo đuổi những chiến lược phát triển nào?
Ngoài ra, ngày nay các tập đoàn, các công ty lớn có xu hướng phát triển hoạt động ở
trên toàn cầu. Do điều kiện hoạt động ở mỗi nước, mỗi vùng có những thay đổi khác nhau
nên việc quản lý của công ty bằng kế hoạch chiến lược cho phép các chi nhánh chủ động
phản ứng tích cực hơn với điều kiện đặc thù và những điều kiện thay đổi ở mỗi vùng.
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1. Quản trị chiến lược
- Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường hiện tại cũng như
trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực
hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như
trong tương lai.
- Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khao học thiết lập, thực hiện và đánh giá
các các quyết định có liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục
tiêu đề ra. Quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất quản trị, tiếp thị, tài chính kế
toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển, và các hệ thống thông tin các lãnh vực kinh doanh để
đạt được thành công của tổ chức.
- Vậy quản trị chiến lược, như mọi tiến trình quản trị khác, bao gồm việc hoạch
định, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện. Đối tượng quản trị ở đây chính là các tác
động của môi trường ( các bất trắc, cơ hội ) và cách thức doanh nghiệp phản ứng lại những
tác động của môi trường ( bằng nỗ lực của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp )
2. Chiến lược: là những phương thức hành động tổng quát ( phương châm ) để
doanh nghiệp đạt tới mục tiêu dài hạn, tăng sức mạnh của doanh nghiệp so với các đối thủ
cạnh tranh bằng cách phối hợp có hiệu quả nỗ lực của các bộ phận trong doanh nghiệp,
tranh thủ được cơ hội và tránh / giảm thiểu các mối đe dọa ( nguy cơ ) từ bên ngoài.
Chiến lược không đồng nghĩa với các giả pháp tình huống ứng phó với các khó
khăn doanh nghiệp đang gặp phải.
3. Báo cáo nhiệm vụ của doanh nghiệp: trình bày các mục đích lâu dài của một
doanh nghiệp, phân biệt một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác bằng cách xác định rõ
phạm vi hoạt động:
- Doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh nào? Sản phẩm gì?
- Thị trường nào? Khách hàng là ai?
- Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
- Công nghệ sản xuất.
- 22 -
- Mối quan tâm tới xã hội, tới nhân viên
Một bảng báo cáo nhiệm vụ xác định tổng quát chiều hướng của một tổ chức. Nó
được xác định khi thành lập một doanh nghiệp, có thể điều chỉnh và trình bày trong các báo
cáo định kỳ của tổ chức trước công luận.
Việc xem xét các nhiệm vụ, mục đích của doanh nghiệp cho phép các chiến lược
gia xác định mục tiêu chiến lược và phương thức hành động phù hợp.
4. Mục tiêu: là những thành quả xác định mà tổ chức tìm cách đạt được khi theo
đuổi mục đích, nhiệm vụ của chính mình. Nói cách khác mục tiêu là những cái mốc trên con
đường hướng tới mục đích của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp.
Định rõ mục tiêu là điều quan trọng trong thành công của tổ chức vì chúng định
rõ hướng đi, cho thấy những ưu tiên, những sự hợp tác cần thiết, là cơ sở cho việc lập kế
hoạch và hoạt động có hiệu quả.
Mục tiêu nên đặt ra cao hơn mức đã đạt được trong quá khứ, rõ ràng, hợp lý, đo
lường được, phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài công ty.
Các mục tiêu dài hạn là cơ sở định hướng quan trọng của việc hình thành các
chiến lược. Dài hạn có nghĩa là trên một năm, trong khi đó các mục tiêu ngắn hạn ( hàng
năm ) đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược. Đó là cơ sở để doanh nghiệp
tính toán phân bố các nguồn lực.
Trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận. Các mục tiêu được thiết lập cho toàn công
ty và cho mỗi bộ phận.
5. Chính sách: là các lời hướng dẫn, quy tắc, thủ tục được thiết lập để hậu thuẫn
cho các nỗ lực đạt tới mục tiêu đã đề ra. Đó là những chỉ dẫn cho người quản lý nhân viên
thừa hành đưa ra quyết định trong các tình huống thường lặp lại hay có chu kỳ.
Trong quản lý chiến lược, các chính sách được đề ra sau khi doanh nghiệp đã xác
định được mục tiêu và chiến lược hoạt động.
6. Những cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài:
Đó là những khuynh hướng, điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ, áp lực của
nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, sản phẩm thay thế có thể
làm lợi hay hoặc gây hại đến doanh nghiệp.
Những cơ hội và đe dọa xuất phát từ những thể chế, lực lượng nói trên nằm ngoài
tầm kiểm soát của doanh nghiệp, vì thế thường được gọi là những ảnh hưởng ( hoặc tác
động ) của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Khác với các điểm mạnh, điểm yếu là yếu tố
xuất phát từ bên trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm soát dễ dàng.
Các doanh nghiệp cần hình thành các chiến lược, tận dụng hết các cơ hội và giảm
thiểu tác động nguy cơ từ bên ngoài là một trong những triết lý cơ bản của quản lý chiến
lược. Khả năng doanh nghiệp kiểm soát được các cơ hội và nguy cơ lầ thiết yếu cho sự
thành công của doanh nghiệp trong điều kiện môi trường cạnh tranh thay đổi nhanh chóng
như hiện nay.
7. Điểm mạnh, điểm yếu của một doanh nghiệp: là sự yếu kém hay vượt trội của
doanh nghiệp so với các đối thủ, được rút ra từ sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh, với
mức trung bình về năng lực, kết quả thực hiện các hoạt động quản lý , tiếp thị, tài chính kế
toán, sản xuất điều hành, nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Các
yếu tố bên trong có thể được xác định theo những cách như tính toán các tỷ lệ, đo lường
thành tích, so sánh với các giai đoạn trước và trung bình của toàn ngành.
Điểm mạnh, điểm yếu của một doanh nghiệp là những yếu tố bên trong, mỗi doanh
nghiệp có thể quản lý, điều chỉnh được.
- 23 -
II. CÁC CẤP CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC.
1. Các cấp chiến lược:
Để chiến lược đề ra được thực hiện thành công cần có sự thống nhất từ trên xuống
dưới và sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng. Theo cấu trúc tổ chức của doanh
nghiệp, xét theo mức độ phạm vi bao quát của chiến lược, có thể chia làm 3 cấp:
- Chiến lược cấp công ty (doanh nghiệp kinh doanh đa ngành)(Corporate
Strategy)
- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ngành.(Bussiness Strategy)
- Chiến lược chức năng. (Functional Stratyge)
* Chiến lược cấp công ty tập trung trả lời các câu hỏi:
- Phân bổ tài nguyên như thế nào?
- Lãnh vực nào nên phát triển?
- Lãnh vực nào nên duy trì?
- Lãnh vực nào nên tham gia?
- Lãnh vực nào nên loại bỏ?
* Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (đơn ngành): xác định phương thức hoạt động
đối với từng lãnh vực kinh doanh của một công ty đa ngành hoặc một SBU (đơn vị kinh
doanh chiến lược) hoặc một xí nghiệp hoạt động đơn ngành.
Chiến lược này tập trung vào vấn đề làm thế nào để vượt qua các lực lượng cành
tranh? Dựa vào chi phí thấp hay khác biệt sản phẩm, hay tập trung vào trọng điểm? Đây
cũng chính là trọng tâm của chiến lược cạnh tranh.
Mục đích của chiến lược cạnh tranh của một đơn vị kinh doanh trong một ngành là
tìm được một vị trí trong ngành, nơi công ty có thể chống chọi lại với các lực lượng cạnh
tranh một cách tốt nhất hoặc tác động đến chúng theo cách có lợi cho mình.
* Chiến lược chức năng xác định phương thức hành động của từng bộ phận
chức năng: Marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất, nhân sự, tài chính, thông
tin... để hổ trợ, đảm bảo cho việc thực thi các chiến lược của công ty, chiến lược cạnh tranh
của đơn vị.
Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và một số doanh nghiệp lớn không có cấp bộ phận
hay đơn vị kinh doanh chiến lược. Vì thế những nhiệm vụ ở cấp chiến lược kinh doanh đơn
ngành cũng được cấp công ty xem xét, giải quyết.
2. Các loại chiến lược: đã được các doanh nghiệp sử dụng trong thực tế để tạo ra lợi
thế cạnh tranh, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
a. Các chiến lược kết hợp (còn gọi là hội nhập), gồm các loại:
* Kết hợp dọc, thuận chiều: là tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với công
ty mua hàng, nhà phân phối/ bán lẻ.
Ưu: giảm khó khăn về đầu ra, đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí
cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty.
Hạn chế: hạn chế nguồn lực cho phát triển sản phẩm hay đa dạng hóa ở những
ngành đã bão hòa. Sự lệ thuộc vào khách hàng có thể tạo ra chi phí đổi mới lớn.
* Kết hợp dọc ngược chiều: là tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với
các công ty cung cấp hàng.
Ưu: Giảm khó khăn về cung ứng nguyên vật liệu, giảm chi phí bán hàng, tăng lợi
nhuận cho công ty.
Nhược: Hạn chế nguồn lực cho các chiến lược đa dạng hóa, phát triển sản
phẩm... Chi phí đổi mới lớn.
* Kết hợp ngang: là tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh
tranh.
- 24 -
Ưu: Giảm sự cạnh tranh trong ngành. Có thể giành được ưu thế độc quyền về
một loại sản phẩm/ dịch vụ. Đạt mục tiêu tăng trưởng trong những ngành cấm cạnh tranh
giành khách hàng (ví dụ công ty kiểm toán, kế toán...). Sử dụng có hiệu quả các phương
tiện, cơ sở vật chất, nguồn tài nguyên hiếm.
Nhược: sẽ thất bại nếu kết hợp các đối thủ trong một ngành đang suy thoái.
b. Các chiến lược sản phẩm
* Thâm nhập thị trường: là tìm cách tăng thị phần cho các sản phẩm. dịch vụ
hiện tại trên các thị trường hiện tại bằng các nỗ lực tiếp thị.
* Phát triển thị trường: là đưa sản phẩm, dịch vụ hiện có vào khu vực mới.
* Phát triển sản phẩm: là tăng doanh số bằng việc cải tiến sản phẩm hiện có
hoặc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại.
* Các chiến lược đa dạng hóa sản phẩm/ dịch vụ: là các phương thức them vào
những sản phẩm/ dịch vụ mới có tác dụng cộng hưởng, làm tăng doanh số cả từ những sản
phẩm/ dịch vụ hiện tại.
c. Chiến lược liên doanh
Liên doanh là việc hai hay nhiều công ty đỡ đầu, góp vốn hình thành một công ty
riêng biệt khác chia sẻ quyền sở hữu trong công ty mới đó.
Liên doanh là một chiến lược phổ biến trong hoàn cảnh kinh doanh với những
nguồn tài nguyên khan hiếm, tốc độ thay đổi kỹ thuật nhanh chóng và những nhu cầu về vốn
đang tăng lên trên toàn cầu. liên doanh và các hợp đồng hợp tác cho phép các công ty có
được vốn và kỹ thuật, phát triển sản phẩm mới, xâm nhập thị trường mới, mở rộng hoạt
động trên toàn cầu, giảm thiểu được rủi ro.
Các liên doanh đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam, cho phép các công ty
Việt Nam được bổ sung vốn, kỹ thuật mới, kinh nghiệm thị trường, các công ty nước ngoài
có được lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên, khả năng mở rộng thị trường, giảm rủi ro...
d. Các chiến lược suy giảm
* Thu hẹp hoạt động: là việc giảm chi phí, giảm quy mô khi một doanh nghiệp
tổ chức lại hoạt động để cứu vãn doanh số và lợi nhuận sụt giảm, nhằm củng cố năng lực cơ
bản của doanh nghiệp. Trong quá trình thu hẹp bớt hoạt động có thể đòi hỏi giảm bớt số
nhân viên, ngừng các hoạt động kinh doanh không có lợi, ngừng hoạt động một số dây
chuyền sản xuất, giảm chi phí quảng cáo, nghiên cứu phát triển, đào tạo...
Trong nhiều trường hợp, phá sản là một hình thức của chiến lược th hẹp hoạt động có
hiệu quả, vì có thể cho phép doanh nghiệp tránh được nghĩa vụ trả nợ chính và vô hiệu các
hợp đồng liên kết và trở lại kinh doanh sau đó với một số điều kiện.
* Cắt bỏ bớt hoạt động: là việc bán đi một bộ phận hay một phần của doanh
nghiệp để tăng vốn cho các hoạt động đầu tư hay mua lại có tính chất chiến lược. Cắt bỏ bớt
hoạt động có thể là một phần của chiến lược thu hẹp hoạt động của toàn công ty để loại bỏ
các ngành kinh doanh không có lãi, hoặc đòi hỏi quá nhiều vốn, hoặc không phù hợp với
các hoạt động khác của công ty.
* Thanh lý : là việc bán di tất cả các tài sản của công ty từng phần một với giá trị
thực tế của nó. Thanh lý là việc chấp nhận về mặt thất bại vì thế khó khăn về mặt tình cảm.
Tuy nhiên, việc ngừng hoạt động tốt hơn là lỗ những khoản lớn.
III. QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1. Quá trình quản trị chiến lược: có thể chia thành 3 giai đoạn chính:
* Giai đoạn 1: Hình thành chiến lược, gồm: Xem xét nhiệm vụ, mục tiêu và
chiến lược hiện tại của doanh nghiệp, đánh giá các yếu tố bên ngoài để xác định các cơ hội
và đe dọa chủ yếu, đánh giá tình hình nội bộ để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, xác định
- 25 -
lại mục tiêu doanh nghiệp, thiết lập các mục tiêu dài hạn, lựa chọn các chiến lược để theo
đuổi.
* Giai đoạn 2: Triển khai chiến lược, gồm 3 nhiệm vụ chính: Thiết lập những
mục tiêu hàng năm, đề ra chính sách, phân phối các tài nguyên cho việc thực hiện các mục
tiêu chiến lược.
* Giai đoạn 3: Kiểm soát chiến lược, gồm việc đo lường, đánh giá thành tích đạt
được so với mục tiêu đã đề ra cho từng thời kỳ, đánh giá các thay đổi vị trí chiến lược xảy ra
bên ngoài, bên trong công ty, thực hiện điều chỉnh chiến lược khi có những thay đổi chính
bên trong, bên ngoài công ty, hoặc khi chiến lược hiện tại không thành công.
Trong thực tế, quá trình quản trị chiến lược không chia cắt, tách biệt các giai đoạn rõ
ràng như trong mô hình mà thực hiện liên tục, bổ sung, hổ trợ cho nhau.
2. Một số khác biệt trong các quy trình lập kế hoạch chiến lược.
3. Một số nguyên tắc chỉ đạo việc lựa chọn chiến lược.
4. Một số kỹ thuật để hoạch định chiến lược.
- 26 -
Chương 4
HOẠCH ĐỊNH VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC
TRONG DOANH NGHIỆP.
I. KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HOẠCH ĐỊNH CÁC
NGUỒN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm:
Hoạch định các nguồn lực trong doanh nghiệp là việc đề cập đến các quyết định về
khối lượng sản phẩm sản xuất và thời gian sản xuất trong 1 tương lai trung hạn từ 3 đến 18
tháng. Hoạch định các nguồn lực là kết hợp các nguồn lực một cách hợp lý vào quá trình sản
xuất nhằm cực tiểu hóa các chi phí trong toàn bộ các thời kỳ của kế hoạch, đồng thời giảm
mức dao động công việc và mức tồn kho sản phẩm là ít nhất.
2. Tầm quan trọng của hoạch định các nguồn lực :
Căn cứ vào dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp nhà quản trị tác nghiệp đề ra kế hoạch
về sử dụng nguồn lực hiện có, điều chỉnh mức tồn kho sản phẩm của doanh nghiệp.
Hoạch định các nguồn lực có liên quan đến các yếu tố bên trong và bên ngoài của
doanh nghiệp, thể hiện qua sơ đồ sau :
Thị trường và nhu cầu
của thị trường.
Quyết định
sản xuất
Nghiên cứu sản phẩm
và kỹ thuật sản xuất.
Tiến trình hoạch định
các quyết định
Lực lượng lao động.
Dự báo đặt
hàng đơn.
Hoạch định
các nguồn lực.
Nguồn nguyên liệu có
khả năng mua.
Tồn kho đã có.
Khả năng bên ngoài.
Khả năng công nghệ.
Lịch trình sản
xuất chủ yếu.
Hệ thống hoạch định
về nhu cầu nguyên
liệu.
Sắp xếp thứ tự ưu tiên của
các hoạch định và lịch trình.
II. CÁC CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC :
- 27 -
• Khi tiến hành xây dựng việc hoạch định các nguồn lực, nhà quả trị sản xuất thường
phải trả lời các câu hỏi sau :
- Mức tồn kho nên là bao nhiêu để đáp ứng cho nhu cầu thay đổi suốt thời kỳ kế
hoạch ?
- Có nên tạo sự thay đổi về lực lượng lao động để thích ứng với nhu cầu biến động
không ?
- Có nên sử dụng nhân viên tạm thời không ? Hay nên sử dụng nhân viên cố định
thích hợp với từng hoàn có cảnh ?
- Có nên sử dụng các nhà thầu lại để giả quyết những đơn đặt hàng thay đổi bất
thường để ổn định lực lượng lao động không ?
- Giá cả sản phẩm, dịch vụ có nên thay đổi để tiếp cận với nhu cầu luôn thay đổi
không ?
• Để trả lời các câu hỏi trên, nhà quản trị sản xuất cần thiết phải sử dụng các chiến lược
sau:
1. Chiến lược tồn kho:
Gia tăng sản phẩm dự trữ lúc nhu cầu thấp để tăng cường cho giai đoạn nhu cầu
tăng.
Ưu điểm: Những thay đổi về nhân lực không có hoặc ít. Không có những thay đổi
đột ngột trong sản xuất.
Nhược điểm : Chi phí dự trữ tăng do có chi phí bảo hiểm, bảo quản, mức hư hỏng
và chi phí đầu tư tăng.
Phạm vi áp dụng : Chiến lược này chỉ dùng cho sản xuất hàng hóa.
2. Chiến lược sản xuất ngoài giờ quy định :
Lượng lao động thường xuyên được ổn định trong doanh nghiệp, khi nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm tăng, có thể có tổ chức làm thêm giờ (ngoài giờ quy định), nhưng tăng với một
giới hạn cho phép (tùy thuộc vào công suất của doanh nghiệp). Ngược lại khi nhu cầu giảm
trong một giai đoạn nào đó thì xí nghiệp phải tìm cách khắc phục thời gian nhàn rỗi, đây là
một việc hết sức khó khăn.
Ưu điểm: Cho phép doanh nghiệp đối phó khi nhu cầu tăng cao theo thời vụ hoặc
thay đổi đột xuất nhu cầu. trường hợp này doanh nghiệp không cần thuê mướn bên ngoài.
Nhược điểm : Tiền thưởng vượt giờ, năng suất biên chế thấp, công nhân mệt mỏi có
thể không đáp ứng được nhu cầu.
3. Chiến lược sản xuất bằng hợp đồng phụ :
Khi nhu cầu vượt cao, doanh nghiệp có thể ký các hợp đồng bên ngoài.
Ưu điểm: Tạo sự linh hoạt của doanh nghiệp khi đối phó với nhu cầu cao.
Nhược điểm: Chi phí sản phẩm cao, sản phẩm khó đạt chất lượng như mong muốn, dẫn đến
việc mất uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dễ mất mối hàng.
Phạm vi áp dụng: áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ.
4. Chiến lược thuê lao động bán phần :
Trong những ngành sản xuất hoặc dịch vụ mà tính chất công việc không đòi không
đòi hỏi kỹ thuật cao, thì có thể dùng lao động tạm thời.
Ưu điểm : Giảm được chi phí không cần thiết và linh hoạt hơn khi sử dụng công nhân biên
chế.
Nhược điểm : Tạo sự biến động về lao động cao, khó quản lý, lịch trình làm việc
khó khăn.
Phạm vi áp dụng: Dùng cho các doanh nghiệp không đòi hỏi kỹ năng cao, các doanh
nghiệp ở địa phương có sẵn lao động phổ thông.
5. Chiến lược tăng, giảm lao động theo nhu cầu :
- 28 -
Khi dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sắp tới tăng cao. Doanh nghiệp có thể đào tạo huấn
luyện thêm lao động và sa thải lao động khi nhu cầu giảm.
Ưu điểm : Đáp ứng kịp thời khi nhu cầu tăng cao. Chất lượng sản phẩm bảo đảm,
giữ được uy tín cho doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Chi phí cao vì có thêm chi phí đào tạo, chất lượng sản phẩm thường không cao.
- Vì có sa thải công nhân khi nhu cầu thấp, nên công nhân không yên tâm trong công việc
của mình.
Phạm vi áp dụng : Dùng nhiều trong khu vực có nhiều lao động nhàn rỗi.
Trên đây là 5 chiến lược bị động của doanh nghiệp dùng để đối phó khi nhu cầu
giảm. Sau đây là 3 chiến lược để đối phó chủ động đối phó với nhu cầu :
6. Chiến lược tăng, giảm giá theo sự tăng, giảm của nhu cầu :
Khi nhu cầu thấp, doanh nghiệp có thể tăng cường quảng cáo, khuyến khích, mời
chào để khách mua hàng. hoặc có thể dùng cách giảm giá để tăng nhu cầu.
Khi nhu cầu tăng cao, doanh nghiệp tăng giá để tăng lợi nhuận, đồng thời tăng giá để hạn
chế nhu cầu mua, một hình thức vẫn giữ được uy tín cho doanh nghiệp.
Ưu điểm : Tận dụng năng lực sản xuất dư thừa và có thể tạo ra khách hàng mới khi
giảm giá, người ta sẽ duy trì lòng trung thành với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ
động thị trường.
Nhược điểm : Không xác định trước được nhu cầu sẽ tăng giảm bao nhiêu.
Phạm vi áp dụng : Có thể áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ.
7. Chiến lược hợp đồng chịu :
Trong giai đoạn nhu cầu tăng cao, đơn đặt hàng đã ký kết nhưng không thể đáp ứng
đúng thời hạn, thì doanh nghiệp tìm cách thuyết phục khách hàng chấp nhận sự chậm trễ,
nếu được thì đó là một chiến lược của doanh nghiệp.
Ưu điểm: Tránh được việc thuê nhân công, tạo thêm doanh thu, lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Nhược điểm : Dễ mất lòng khách hàng, từ đấy tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh
có thời cơ xâm lấn thị phần của doanh nghiệp.
Phạm vi áp dụng :
Chỉ nên áp dụng trong từng khoảng thời gian hợp lý, không nên quá lạm dụng.
8. Chiến lược tổ chức sản xuất những mặt hàng đối trọng :
Nhiều nhà sản xuất đã tổ chức sản xuất với chiến lược điều chỉnh những sản phẩm
đối nghịch theo mùa.
Ưu điểm : Tận dụng năng lực sản xuất. luôn tạo được việc làm cho nhân viên.
Nhược điểm : Các doanh nghiệp nếu áp dụng những chiến lược này sẽ gặp khó khăn
khi tìm kiếm thị trường vì sản phẩm đối nghịch nhau. và vì sản phẩm đối nghịch nhau nên
quá trình sản xuất đòi hỏi kỹ năng, công nghệ, kỹ thuật đa dạng, nên khó cho nhà điều hành.
Phạm vi áp dụng: Khó áp dụng trong thực tế.
CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH CÁC NGUỒN LỰC :
1. Phương pháp trực quan:
Là phương pháp không định lượng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của ban điều hành
doanh nghiệp để đưa ra kế hoạch tổng hợp tương tự từ năm này sang năm khác. Phương
pháp này thường gặp những mâu thuẫn nhỏ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
Ví dụ: bộ phận thị trường luôn muốn có đủ sản phẩm để bán trên thị trường, nhưng
bộ phận tài chính không muốn ứ đọng vốn trong hàng hóa. Tuy nhiên mâu thuẫn này cũng
dễ dàng giả quyết.
- 29 -
Ưu điểm: Vì không tính toán nên hoạch định nhanh.
Nhược điểm: Quyết định cuối cùng thuộc phái mạnh của doanh nghiệp.
2. Phương pháp biểu đồ và đồ thị
Kỹ thuật này thường dùng nhiều vì dễ sử dụng. Trong từng giai đoạn, việc thực hiện
kế hoạch sẽ có những thay đổi. Vì vậy cho phép người lập kế hoạch so sánh về nhu cầu đã
dự báo với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Những so sánh đó cho phép thử đúng sai
trong việc điều chỉnh, nhưng không đảm bảo một kế hoạch sản xuất thích hợp, chúng chỉ
cho ta những ước tính có giới hạn. Các bước tiến hành :
- Quyết định nhu cầu trong từng giai đoạn.
- Quyết định khả năng nào là ổn định, thời gian phụ trội và hợp đồng phụ ở mỗi
giai đoạn.
- Tính toán các chi phí : thuê mướn, sa thải, dự trữ sản phẩm.
- Xem xét chính sách công ty có thể áp dụng cho mức dự trữ tồn kho và yêu cầu
nhân lực không ?
- Phát triển các kế hoạch thay đổi và xác định chi phí của chúng.
Ví dụ trang 93.
3. Phương pháp bài toán vận tải:
Phương pháp này giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn lực khả thi,
với tổng chi phí là cực tiểu. Phương pháp này xét đến mọi tình huống của sản xuất : bình
thường, vượt giờ, khả năng thuê hợp đồng ngoài, lượng tồn kho có sẵn của các giai đoạn
kế hoạch. Từ đó sẽ đưa ra kế hoạch sử dụng lao động tối ưu, chi phí thấp nhất
Ví dụ trang 98
Ví dụ 1. Phương pháp biểu đồ và đồ thị
Tại một xí nghiệp nhu cầu về tiêu thụ một loại sản phẩm A được dự báo như sau :
Tháng
1
2
3
4
5
Cộng
Nhu cầu dự báo
(đvsp)
800
540
600
1360
1290
4590
Số ngày sản xuất
trong tháng
20
18
22
22
20
102
Nhu cầu từng ngày
(đvsp)
40
30
28
62
65
Các chi phí
Chi phí thực hiện dự trữ
Chi phí lao động thường xuyên
Chi phí lao động ngoài giờ
Chi phí thuê hợp đồng ngoài
Chi phí đào tạo huấn luyện
Chi phí sa thải lao động
Số giờ để sản xuất một đơn vị sản phẩm
Đơn giá
10.000 đ/sp/tháng
5.000 đồng/ giờ
10.000 đồng/ giờ
15.000 đồng/ sp
15.000 đồng/ sp
8.000 đồng/ sp
2,5 giờ/ sp
1. Xây dựng biểu đồ nhu cầu từng ngày trong từng tháng và nhu cầu trung bình của
một ngày trong kỳ kế hoạch
NCTB = 4590/102 = 45 đvsp
- 30 -
NC
62
65
40
30
NCTB=45
1
2
3
4
5
Tháng
2. Xây dựng các chiến lược
Chiến lược 1. Ổn định số công nhân, làm việc theo mức nhu cầu trung bình
(45đvsp/ngày), chấp nhận thay đổi mức dự trữ.
Số công nhân = 45 2,5/8 = 14 CN
Xác định mức dự trữ hàng tháng:
Mức dự trữ hàng tháng được tính theo mức sản xuất và nhu cầu của mỗi tháng:
Tháng
1
2
3
4
5
NC dự báo
800
540
600
1360
1290
Mức sx
hàng tháng
900
810
990
990
900
Số sản phẩm
thừa (+), thiếu (-)
+100
+270
+390
-370
-390
Dự trữ
cuối cùng
100
370
760
390
0
(1620)
* Tính các chi phí của chiến lược 1 :
Chi phí lao động thường xuyên: 8000x8x14x102 = 57.120.000 đ
Chi phí thực hiện dự trữ:
Tổng chi phí của chiến lược:
1.620x10.000 = 16.200.000 đ
73.320.000 đ
Chiến lược 2. Ổn định công nhân, làm việc theo mức thấp nhất của nhu cầu
(28 đvsp/ ngày), số sản phẩm còn thiếu sẽ thuê hợp đồng bên ngoài.
* Xác định số công nhân: 28x2,5/8 = 9 CN
* Tính các chi phí của chiến lược:
Chi phí lao động thường xuyên: 5000x8x9x102 = 36.720.000 đ
Chi phí thuê HĐ phụ:
(4590-28x102)15.000 = 26.010.000 đ
Tổng chi phí của chiến lược:
62.730.000 đ
Chiến lược 3. Ổn định công nhân làm việc theo mức thấp nhất của nhu cầu
(28đvsp/ ngày), số sản phẩm còn thiếu sẽ tổ chức làm vượt giờ.
* Tính các chi phí của chiến lược
Chi phí lao động thường xuyên:
36.720.000 đ
Chi phí làm vượt giờ:(4590-28x102)x10.000x2,5 = 43.350.000 đ
- 31 -
Tổng chi phí của chiến lược:
80.070.000 đ
Chiến lược 4. Ổn định công nhân làm việc theo nhu cầu tháng đầu tiên của kế
hoạch, sau đó nếu thiếu thì đào tạo, thừa thì sa thải.
Chi phí sản xuất thường xuyên để chế tạo một đơn vị sản phẩm:
5000x2,5= 12.500 đ/ đvsp.
Tháng
NC dự báo
Chi phí sx
thường xuyên
Chi phí sa
thải
Chi phí đào
tạo
Tổng chi phí
800
540
800x12.500
540x12.500 260x8000
10.000.000
8.830.000
600
1360
1290
600x12.500
1360x12.500
1290x12.500
70x8000
60x15.000
760x15.000
8.8400.000
28.400.000
16.685.000
Tổng chi phí của chiến lược
72.315.000
Với 4 chiến lược trên, tùy tình hình cụ thể của doanh nghiệp, người quản lý sẽ lựa chọn
chiến lược phù hợp với khả năng hiện tại và mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Ví dụ 2. Bài toán vận tải
Qua thăm dò thị trường, xí nghiệp A đã xây dựng các chỉ tiêu sản xuất tương ứng với
nhu cầu, khả năng thực tế và chi phí sản xuất theo bảng dưới đây :
Chỉ tiêu
- Nhu cầu (đvsp)
Tháng 4
700
Các thời kỳ
Tháng 5
1000
Tháng 6
700
Các chi phí tương ứng
- Khả năng SX
+ Bình thường
+ Vượt giờ
+ Thuê HĐ phụ
600
50
200
600
50
150
600
50
150
30.000 đ/ sp
50.000 đ/ sp
70.000 đ/ sp
+ Dự trữ ban đầu
4.000 đ/ sp/ tháng
Hãy dùng bài toán vận tải để hoạch định nguồn lực sản xuất tối ưu.
Bài giải: Nguyên tắc chung của bài toán vận tải là tổng cung = tổng cầu.
Vì vậy trong trường hợp này ta phải xây dựng thêm một cột giả (ảo) để chứa lượng
cung còn thừa thừa. Chi phí trên cột ảo bằng 0.
- 32 -
Cung từ các nguồn
Tháng 4
Nhu cầu cho các thời kỳ
Tháng 5 Tháng 6
Tháng 7
Tổng khả
năng sản xuất
Dự trữ ban đầu
SX bình thường
0
30
100
600
4
34
8
38
0
0
100
600
Tháng
4
SX vượt giờ
50
54
50
58
0
50
Tháng
5
HĐ phụ
SX bình thường
SX vượt giờ
HĐ phụ
70
74
30
50
70
150
600
50
150
78
34
54
74
0
0
0
0
50
200
600
50
150
SX bình thường
30
600
0
600
Tháng
6
SX vượt giờ
HĐ phụ
50
70
50
50
0
0
100
50
150
Tổng nhu cầu
700
1000
700
150
2550
Tổng chi phí của phương án:
Tmin = 600x30 + 50x54 + 150x74 + 600x30 + 50x50 + 150x70 + 600x30 + 50x50 + 50x70
= 86.800 (ngàn đồng) hay 86.800.000 đồng.
- 33 -
Chương 5:
HOẠCH ĐỊNH LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT
I. SẮP XẾP THỨ TỰ TRONG SẢN XUẤT, DỊCH VỤ
Trong quá trình sản xuất, dịch vụ, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều công việc khác
nhau. Những công việc này cần được sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ và khoa học. Nhất
là lúc có nhiều công việc, doanh nghiệp có thể vận dụng các nguyên tắc sau:
1. Các nguyên tắc ưu tiên đối với các công việc cần làm trước :
Những nguyên tắc này được sử dụng khi doanh nghiệp chỉ có một dây chuyền, nghĩa là
khi thực hiện, doanh nghiệp chỉ thực hiện một công việc, khi xong công việc này thì mới
thực hiện công việc tiếp theo, có 4 nguyên tắc phổ biến sau:
1) Công việc đặt hàng trước thì làm trước.
2) Công việc có thời gian thực hiện ngắn làm trước.
3) Công việc có thời gian hoàn thành sớm làm trước.
4) Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước.
Để so sánh các nguyên tắc này với nhau, thường dựa vào 3 chỉ tiêu :
• Thời gian hoàn thành trung bình 1 công việc = Tổng thời gian/ Tổng số công việc = Ttb.
• Số công việc thực hiện trung bình = Tổng dòng thời gian /Tổng thời gian sản xuất=Ntb
• Thời gian trễ hạn trung bình=Tổng dòng thời gian/Tổng số công việc= Ttb
Ví dụ: Có 5 công việc A B C D E ,thời gian xuất và thời gian hoàn thành của từng
công việc cho ở bảng sau : ( Giả sử thứ tự đặt hàng là A B C D E ).
Công việc
A
B
C
D
E
Thời gian sản xuất (ngày)
6
2
8
5
9
Thời điểm hoàn thành (ngày thứ...)
8
6
18
16
28
Thì chỉ tiêu trên được tính cho từng nguyên tắc ưu tiên như sau :
Theo nguyên tắc 1: Công việc đặt hàng trước thì làm trước.
Công việc
A
B
C
D
E
Tổng
Thời gian sản xuất
(ngày)
6
2
8
5
9
30
Thời điểm hoàn thành
kể cả chờ đợi (ngày)
6
8
16
21
30
81
Thời gian trễ hạn
(ngày)
0
2
0
5
2
9
Ttb = 81/5 = 16,2 ngày
Ntb = 81/30 = 2,7 ngày
Tth = 9/5 = 1,8 ngày
- 34 -
Theo nguyên tắc 2: Công việc có thời gian thực hiện ngắn làm trước.
Công việc
B
D
A
C
E
Tổng
Thời gian sản xuất
(ngày)
2
5
6
8
9
30
Thời điểm hoàn thành
kể cả chờ đợi (ngày)
2
7
13
21
30
73
Thời gian trễ hạn
(ngày)
0
0
5
3
2
10
Ttb = 75/3 = 14,6 ngày
Ntb = 73/30 = 2,43 ngày
Tth = 10/5 = 2 ngày
Theo nguyên tắc 3 : Công việc có thời gian hoàn thành sớm làm trước.
Công việc
B
A
D
C
E
Tổng
Thời gian sản xuất
(ngày)
2
6
5
8
9
30
Thời điểm hoàn thành
kể cả chờ đợi (ngày)
2
8
13
21
30
74
Thời gian trễ hạn
(ngày)
0
0
0
3
2
5
Ttb = 74/5 = 14,8 ngày
Ntb = 74/30 = 2,47 ngày
Tth = 5/5 = 1 ngày
Theo nguyên tắc 4 : Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước.
Công việc
E
C
A
D
B
Tổng
Thời gian sản xuất
(ngày)
9
8
6
5
2
30
Thời điểm hoàn thành
kể cả chờ đợi (ngày)
9
17
23
28
30
107
Thời gian trễ hạn
(ngày)
0
0
15
12
24
51
Ttb = 107/5 = 21,4 ngày
Ntb = 107/30 = 3,56 ngày
- 35 -
Tth = 51/5 = 10,2 ngày
2. Đánh giá mức độ hợp lý của việc bố trí các công việc :
Để kiểm tra việc bố trí các công việc có hợp lý không, dùng chỉ tiêu mức độ
hợp lý sau:
Thời gian còn lại
Mức độ hợp lý =
Số công việc còn lại tính theo thời gian
Ví dụ: tại một công ty có 3 công việc được đặt hàng như bảng sau:
Công việc
A
B
C
Thời điểm giao hàng
30/12
28/12
27/12
Công việc còn lại tính
theo ngày
4
5
2
Nếu thời điểm đang xét là ngày 25/12 thì mức độ hợp lý của các công việc được tính
như sau:
Công việc
A
B
C
Mức độ hợp lý
35− 25
4
28− 25
4
27− 25
2
Thứ tự ưu tiên
3
1
2
Nhận xét:
- Công việc A có mức độ hợp lý > 1 chứng tỏ công việc này sẽ hoàn thành sớm hơn
kỳ hạn, do đó không cần phải ưu tiên.
- Công việc B có mức độ hợp lý < 1 chứng tỏ công việc này sẽ hoàn thành chậm so
với kỳ hạn, do đó cần xếp ưu tiên 1 để tập trung chỉ đạo.
- Công việc C có mức độ hợp lý = 1 chứng tỏ công việc này sẽ hoàn thành đúng
hạn, nên xếp ưu tiên
Công dụng của chỉ tiêu " mức độ hợp lý" khi lập lịch trình :
+ Quyết định vị trí của các công việc.
+ Lập quan hệ ưu tiên giữa các công việc.
+ Lập quan hệ giữa các công việc được lưu lại và các công việc được thực
hiện.
+ Điều chỉnh thứ tự ưu tiên trên cơ sở tiến triển của các công việc.
+ Theo dõi chặt chẽ sự tiến triển và vị trí của các công việc.
3. Nguyên tắc Johnson :
a. Lập trình n công việc trên 2 máy :
Mục tiêu của việc lập trình là tổng thời gian thực hiện các công việc là nhỏ nhất;
nhưng vì thời gian thực hiện các công việc trên mỗi máy không đổi, do đó cần có tổng thời
gian ngừng làm việc trên các máy là nhỏ nhất.
Nguyên tắc Johnson bao gồm các bước sau:
• Bước 1: Liệt kê tất cả các công việc và thời gian thực hiện chúng trên máy.
- 36 -
• Bước 2 : Chọn thời gian thực hiện nhỏ nhất :
- Nếu thời gian nhỏ nhất này nằm trên máy I thì công việc tương ứng với
thời gian nhỏ nhất đó được bố trí đầu tiên.
- Nếu thời gian nhỏ nhất này nằm trên máy II thì công việc tương ứng
với thời gian nhỏ nhất đó được bố trí sau cùng.
• Bước 3 : loại bỏ công việc đã bố trí xong và tiếp tục bước sang bước 2 cho
những công việc còn lại
Ví dụ : Có 5 công việc được sản xuất trên 2 máy: máy khoan và máy tiện. Thời
gian thực hiện các công việc trên mỗi máy cho trong bảng sau:
Công việc
Thời gian thực hiện (giờ)
Máy khoan Máy tiện
A
B
C
D
E
5
3
8
10
7
2
6
4
7
12
Nếu sản xuất theo trình tự B E D C A thì sẽ có tổng thời gian hoàn thành các công
việc này nhỏ nhất, tổng thời gian này sẽ được xác định bằng cách vẽ dòng thời gian:
0
3
B=3 E=7
B=6
10
D=10
E=12
20
C=8
D=7
28
A=5
33
C=4 A=2
9
22
29
33
35
Vậy tổng thời gian hoàn thành công việc này là 35 giờ, và là tổng thời gian nhỏ nhất.
b. Lập trình n công việc trên 3 máy :
Để có thể lập trình n công việc trên 3 máy đảm bảo tổng thời gian hoàn thành các
công việc là nhỏ nhất thì phải có đủ 2 điều kiện :
• Điều kiện 1: Thời gian nhỏ nhất trên máy I phải lớn hơn hoặc bằng thời gian
dài nhất trên máy II.
• Điều kiện 2: Thời gian ngắn nhất trên máy III phải lớn hơn hoặc bằng thời gian
dài nhất trên máy II.
Khi đã có đủ 2 điều kiện này, ta thực hiện tiếp việc sau: Đối với mỗi công việc, lấy
thời gian của máy I cộng với thời gian của máy II cộng với thời gian của máy III để đưa về
trường hợp lập trình n công việc trên 2 máy để xác định tổng thời gian nhỏ nhất, ta dùng
lịch trình đã lập và bảng thời gian gốc (gồm đủ 3 máy) để vẽ dòng thời gian.
4. Tổng quát : Lập trình cho n công việc trên m máy
Đây là trường hợp phức tạp, phải áp dụng một thuật toán khác, tuy hơi rườm rà
nhưng sẽ cho kết quả chính xác. Cơ sở của thuật toán này là đảm bảo tất cả các máy đều làm
việc liên tục với các công việc khác nhau.
Ví dụ: Xét trường hợp n=3, m=4 công việc là A, B, C; 4 máy là máy I, máy II, máy
III, máy IV. Khi thay đổi m, n thì thuật toán vẫn không thay đổi.
Gọi : a1, a2, a3, a4 là thời gian thực hiện công việc A trên máy I, máy II, máy III, máy IV.
b1, b2, b3, b4 là thời gian thực hiện công việc B trên máy I, máy II, máy III, máy IV.
c1, c2, c3, c4 là thời gian thực hiện công việc C trên máy I, máy II, máy III, máy IV.
- 37 -
x1, x1 ' , x1 '' là thời gian chờ đợi khi chuyển công việc A từ máy I sang máy II, từ
máy II sang máy III, từ máy III sang máy IV.
x2, x2 ' , x2 '' là thời gian chờ đợi khi chuyển công việc B từ máy I sang máy II, từ máy
II sang máy III, từ máy III sang máy IV.
x3, x3 ' , x3 '' là thời gian chờ đợi khi chuyển công việc C từ máy I sang máy II, từ máy
II sang máy III, từ máy III sang máy IV.
Ta vẽ được sơ đồ với trình tự sản xuất là A, B, C.
x1
x1 '
x1 ''
a1
b1
a2
x2
b2
a3
x2 '
b3
a4
x2 ''
b4
c1
x3
c2
x3 '
c3
x3 ''
c4
T ừ sơ đồ trên ta lập được các phương trình sau:
x1+ a2= b1+ x2
' + a3= b2+ x2 '
'' + a4= b3+ x2 ''
x2+ b2= c1+ x3
x2 ' + b3= c2+ x3 '
x2 '' + b4= c3+ x3 ''
Ta được 3 hệ phương trình bậc nhất chứa 3 ẩn số, nhưng chỉ có 2 phương trình. Để giả các
hệ phương trình này, ta lưu ý trường hợp bố trí tốt nhất (để có tổng thời gian hoàn thành
nhỏ nhất) thì giữa x1, x2, x3 phải có một giá trị bằng 0; tương tự giữa x1 ' , x2 ' , x3 ' phải có ít
nhất một giá trị bằng 0, và giữa x1 '' , x2 '' , x3 '' c ũng phải có ít nhất một giá trị bằng 0. Do đó
ta giải hệ phương trình bằng cách cho một x nào đó bằng 0, cần lưu ý rằng tất cả các x đều
phải x≥ 0, do đó trong quá trình giải nếu xuất hiện x<0 thì tất cả các x phải cộng thêm đối
số của một số âm nào đó. Như vậy ta có thể tính được tất cả các giá trị x≥ 0 và xác định
được tổng thời gian nhỏ nhất để hoàn thành công việc theo thứ tự A, B, C là:
T = a1 + x1 + a2 + x1 ' + a3 + x1 '' + a4 + b4 + c4
Thay đổi trình tự sản xuất, ta sẽ tính được một T khác. Có bao nhiêu trình tự sản xuất
sẽ tính được bấy nhiêu T, từ đó sẽ xác định được Tmin ứng với trình tự sản xuất tối ưu.
Số lượng trình tự sản xuất la n!, tức là T của các trình tự tối ưu đều phải bằng nhau và
bằng Tmin.
II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:
1. Bài toán cực tiểu
a. Điều kiện:
- Có n công nhân thì có n công việc.
- Mỗi công nhân có thể làm bất kỳ một công việc nào trong số n công việc đó.
- Thời gian (hoặc chi phí) để các công nhân thực hiện các công việc là khác
nhau.
- Mỗi công nhân chỉ làm một công việc và mỗi công việc cũng chỉ giao cho
một công nhân.
- 38 -
b. Mục đích:
Phân công để có tổng thời gian hoàn thành( hoặc chi phí) các công việc là nhỏ nhất.
Thuật toán như sau :
• Bước 1: Viết ma trận thời gian( hoặc chi phí).
• Bước 2: Chọn số nhỏ nhất trên mỗi hàng , lấy tất cả các số trên hàng trừ cho số
nhỏ nhất đó.
• Bước 3: Chọn số nhỏ nhất trên mỗi cột, lấy tất cả các số trên cột trừ cho số nhỏ
nhất đó.
Ba bước trên gọi là bước chuẩn bị, cần chú ý rằng khi thực hiện bước sau chúng ta
lấy ma trận của bước trước đó để thực hiện.
• Bước 4: Chọn lời giải của bài toán, ta thực hiện các bước sau:
1) Xét trên hàng, có 2 trường hợp :
- Hàng nào khác 1 số 0 : để yên,
- Hàng nào có 1 số 0 : Ta khoanh tròn số 0 đó và gạch bỏ cả cột chứa số 0 đó.
Lưu ý rằng ta xét từ hàng thứ 1 đến hàng thứ n, sau đó quay lại hàng thứ 1xét lại đến khi
nào trên hàng không được nữa thì ngưng ( vì những số bị gạch bỏ coi như không có ).
2) Xét trên cột ( chỉ thực hiện sau khi thực hiện xong việc xét trên hàng mà
chưa có lời giải của bài toán ), có 2 trường hợp:
- Cột nào khác 1 số 0 : để yên,
- Cột nào có 1 số 0: Ta khoanh tròn số 0 đó và gạch bỏ nguyên cả hàng chứa
số 0 đó. Cũng xét từ cột thứ 1 đến cột thứ n xong quay lại cột thứ 1 xét tiếp.
Khi thực hiện xong bước chọn lời giải, thì có thể có 2 trường hợp có thể xảy ra:
+ Trường hợp 1: Số 0 bị khoanh tròn đúng bằng n thì bài toán đã giải
xong và kết quả phân công tương ứng với các vị trí số 0 bị khoanh tròn đó.
+ Trường hợp 2 : Số 0 bị khoanh tròn < n thì chưa có lời giải cho bài
toán, sẽ phải chuyển bài toán sang bước 5.
• Bước 5: Điều chỉnh, ta thực hiện các việc sau :
- Chọn số nhỏ nhất trong các số chưa bị gạch bỏ.
- Viết lại ma trận mới ở bước 4 theo các nguyên tắc sau :
+ Những số nào bị gạch 1 gạch cắt qua sẽ viết lại như cũ.
+ Những số nào bị gạch 2 gạch cắt qua sẽ cộng thêm số nhỏ nhất vào.
+ Những số nào không bị gạch sẽ trừ đi số nhỏ nhất.
Sau khi thực hiện việc điều chỉnh sẽ quay về bước 4 và nếu chưa có lời giả sẽ thực
hiện bước 5; cứ như thế bài toán sẽ quay vòng ở 2 bước: bước 4 và bước 5 cho đến khi có
lời giải.
2. Bài toán cực đại.
Các điều kiện tương tự bài toán cực tiểu, nhưng khác ở dữ kiện. Đối với bài toán cực
tiểu thì mục đích phân công là cực tiểu hóa chi phí (hoặc thời gian) còn đối với bài toán cực
đại thì mục đích phân công là tối đa hóa năng suất (hoặc lợi nhuận); do đó bài toán cực tiểu
và cực đại có thể có cùng câu hỏi là tìm cách phân công sao cho có hiệu quả nhất.
Để giải bài toán cực đại, ta cũng sử dụng thuật toán giống hệt bài toán cực tiểu chỉ có
một điểm khác duy nhất là ở bước 1 khi viết ma trận năng suất ( hoặc lợi nhuận) sẽ phải
thêm vào trước tất cả các số hạng một dấu -; lưu ý rằng tất cả các bài toán cực tiểu và cực
đại đều có lời giải.
3. Bài toán khống chế thời gian.
Điều kiện cũng giống như bài toán cực tiểu, nhưng mục đích phân công thì có khác.
Với bài toán cực tiểu thì mục đích phân công là cực tiểu hóa chi phí (hoặc thời gian), còn
- 39 -
đối với bài toán khống chế thời gian thì mục đích phân công là cực tiểu hóa thời gian và tất
cả công việc đều phải được hoàn thành trước với thời gian nhỏ hơn một số cố định trước
(gọi là thời gian khống chế).
Để giải với bài toán khống chế thời gian, ta cũng sử dụng phương pháp giống như bài
toán cực tiểu chỉ có 1 điểm khác duy nhất là ở bước 1, khi viết ma trận thời gian thì những
vị trí nào có thời gian khống chế ta sẽ bỏ đi và thay vào đó là những dấu (x) để chứng tỏ
rằng đây là các vị trí không được phân công.
Bài toán khống chế thời gian thì có trường hợp có lời giải nhưng cũng có trường hợp
không có lời giải.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CÔNG VIỆC :
1. Phương pháp sơ đồ Gantt :
Đối với các chương trình sản xuất, dịch vụ đơn giản, gồm ít công việc như đối với các
chương trình ngắn hạn, có thể dùng phương pháp sơ đồ Gantt để quản lý công việc.
Mục tiêu cần đạt được là đưa các nguồn tài nguyên, nguồn lực vào sử dụng phù hợp với
các quá trình sản xuất và đạt được thời gian yêu cầu.
Phương pháp sơ đồ Gantt biểu diễn các công việc và thời gian thực hiện chúng theo
phương pháp nằm ngang với 1 tỷ lệ định trước.
Lịch trình có thể lập theo kiểu tiến tới, từ trái sang phải, công việc nào cần làm trước thì
xếp trước, công việc nào cần làm sau thì xếp sau theo đúng quy trình công nghệ.
Lịch trình cũng có thể lập theo kiểu giật lùi từ trái sang phải, công việc cuối cùng xếp
trước, lùi dần về công việc đầu tiên.
Ví dụ: Một công trình gồm 4 công việc : A1, A2, A3, A4; thời điểm bắt đầu và thực
hiện công việc như sau :
Công việc
A1
A2
A3
A4
Thời điểm bắt đầu
Bắt đầu ngay
Bắt đầu ngay
Trước khi A1 kết thúc 1 tháng
Trước khi A3 kết thúc 2 tháng
Thời gian thực hiện (tháng)
3
6
6
6
Sơ đồ Gantt biểu diễn như sau:
Thời gian
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Công việc
A1
A2
A3
A4
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ vẽ.
- 40 -
- Nhìn thấy rõ các công việc và thời gian thực hiện chúng.
- Thấy rõ tổng thời gian hoàn thành công trình.
Nhược điểm :
- Không thấy được mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc.
- Không thấy rõ công việc nào là trọng tâm cần tập trung chỉ đạo.
- Khi có nhiều phương án lập sơ đồ thì khó đánh giá được sơ đồ nào tốt hơn.
- Không có điều kiện giải quyết bằng sơ đồ các tối ưu hóa về tiền bạc, thời gian
cũng như các nguồn lực khác.
2. Phương pháp sơ đồ Pert :
Để quản lý những công trình phức tạp và khi cần giải quyết các vấn đề tối ưu hóa
trên lịch trình thì dùng sơ đồ Pert.
• Quy tắc lập sơ đồ Pert :
- Sơ đồ lập từ trái sang phải, không theo tỷ lệ.
- Mũi tên biểu diễn các công việc không được cắt nhau.
- Số hiệu của các sự kiện không được trùng nhau.
- Các công việc không được trùng tên. nếu 2 công việc có cùng sự kiện đầu và sự
kiện cuối, thì phải dùng công việc giả để tách chúng ra.
• Trình tự lập sơ đồ :
- Liệt kê các công việc, không được bỏ sót công việc nào.
- Xác định trình tự thực hiện các công việc theo đúng quy trình công nghệ.
- Tính thời gian thực hiện các công việc bằng công thức:
TA = tij =
a 4m b
6
Trong đó:
A:Tên công việc A.
i : Sự kiện khởi đầu của công việc A.
j : Sự kiện cuối cùng của công việc A.
a :Thời gian lạc quan (Thời gian thực hiện công việc trong điều
kiện thuận lợi).
b : Thời gian bi quan (Thời gian thực hiện công việc trong điều
kiện khó khăn).
m : Thời gian thực hiện (Thời gian thực hiện công việc trong
điều kiện bình thường).
- Vẽ sơ đồ Pert.
Ví dụ: Công trình xây dựng cảng biển gồm 7 công việc, các số liệu tính toán
như sau :
- 41 -
Công việc
Nội dung
a
M
Trình tự
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
Làm cảng
Làm đường ô tô
Chở thiết bị cảng
Đặt đường sắt
Làm cảng chính
Làm nhà, xưởng, kho
Lắp đặt thiết bị cảng
1
0,5
4
1
5
2
3
2
1
5
2
6
3
4
3
1,5
6
3
7
4
5
2
1
5
2
6
3
4
Bắt đầu ngay
Bắt đầu ngay
Bắt đầu ngay
Sau A1,A2
Sau A2
Sau A2
Sau A3, A5
Ta có thể vẽ sơ đồ Pert như sau:
2
A4(2)
A2(7)
A1(2)
A6(3)
0
1
A3(5)
A5(6)
4
A7(4)
3
Với sơ đồ này, ta thấy có tất cả 5 tiến trình (tiến trình là 1đường đi bắt đầu từ sự kiện
bắt đầu của công trình và kết thúc ở sự kiện kết thúc công trình).
- Tiến trình 1 : A2-A4 có tổng thời gian 3 tháng.
- Tiến trình 2 : A1-A5 có tổng thời gian 5 tháng.
- Tiến trình 3 : A1-A5-A7 có tổng thời gian 12 tháng.
- Tiến trình 4 : A1-A4 có tổng thời gian 4 tháng.
- Tiến trình 5 : A3-A7 có tổng thời gian 9 tháng.
Trong đó tiến trình có tổng thời gian dài nhất được gọi là đường găng. Các công việc
thuộc đường găng gọi là công việc găng, và tổng thời gian trên đường găng được gọi là thời
gian găng.
Ý nghĩa của đường găng :
- Cho ta biết các công việc găng tức là các công việc trọng tâm cần tập trung chỉ đạo
vì nếu các công việc bị chậm trễ thì toàn bộ công trình sẽ bị chậm trễ.
- Cho ta biết tổng thời gian ngắn nhất cần thiết để hoàn thành công trình, từ đó chủ
động trong biện pháp sản xuất.
- Cho ta thấy rằng để rút ngắn thời gian hoàn thành công trình thì phải rút ngắn thời
gian thực hiện các công việc găng.
• Phương pháp rút ngắn thời gian thực hiện :
Thông thường Ta≠ Ts.
- 42 -
Với Ta: Thời gian cho trước.
Ts: Thời gian găng.
- Nếu Ta>Ts thì không có vấn đề gì, ta có thể giữ nguyên sơ đồ để đưa ra thực hiện.
- Nếu Ta<Ts thì phải rút ngắn thời gian găng để cho Ta=Ts.
Việc rút ngắn thời gian găng có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau.
Những phương pháp này đều nhằm giải quyết 1 bài toán tối ưu hóa với nội dung như sau:
Để rút ngắn thời gian thực hiện một công việc ta cần tập trung thêm nguồn lực cho công
việc đó, có nghĩa là ta phải chi thêm một số tiền, vậy vấn đề ở đây là phải tìm phương án rút
ngắn thời gian thực hiện công trình sao cho tổng chi phí tăng thêm là nhỏ nhất.
Sau đây ta nghiên cứu phương pháp rút ngắn thời gian thực hiện các công việc găng.
Trước hết trên cơ sở máy móc thiết bị, nhân lực, các điều kiện kỹ thuật khác, ta đánh
giá khả năng có thể rút ngắn thời gian thực hiện các công việc (đặc biệt là các công việc
găng). Sau đó tính chi phí trung bình khi rút bớt một đơn vị thời gian (1 tháng...)
Giả sử với công trình cảng biển, các số liệu tính toán được như sau:
Công
việc
Thời gian thực hiện
rút được
Chi phí thực hiện (10 6 đ)
Khi rút
Có thuộc
đường găng
không
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
2
1
5
2
6
3
4
1
1
3
2
4,5
2
3
1
0
2
0
1,5
1
1
100
80
30
100
500
180
80
130
70
560
220
100
30
5
40
40
20
Có
Không
Không
Không
Có
Không
Có
Tổng
1100
Qua bảng trên ta nhận thấy:
- Nếu giữ nguyên tiến độ thực hiện bình thường thì phải mất 12 tháng công trình
mới hoàn thành với tổng chi phí thực hiện là 1100.10 6 đồng.
- Giả sử, hợp đồng quy định thời gian thực hiện công trình này là 10 tháng, tức là
phải rút Ts từ 12 tháng xuống còn 10 tháng như hợp đồng. vậy phải rút như thế nào và chi
phí tăng lên bao nhiêu?.
- Để rút thời gian găng, ta xét công việc găng (A1, A5, A7), ta thấy :
A1=30 khả năng rút A1 được 1 tháng.
A5=40 khả năng rút A5 được 1 tháng.
A7=20 khả năng rút A7 được 1 tháng.
- Để cho tổng chi phí tăng thêm nhỏ nhất, thì những công việc nào có...nhỏ nhất sẽ
được rút trước và cứ như thế cho đến các công việc còn lại.
Trong ví dụ này ta rút A7 xuống 1 tháng và rút A1 xuống 1 tháng thì vừa đúng
thời gian theo hợp đồng và tổng chi phí tăng thêm khi rút ngắn được 2 tháng này là:
(30+20).10 6 =50.10 6 đồng.
Vậy tổng chi phí của công trình này với thời gian thực hiện 10 tháng là
1150.10 6 đồng.
- 43 -
• Sơ đồ Pert cải tiến:
Để dễ nhìn, dễ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện qua từng thời gian ta dùng sơ
đồ Pert có tỷ lệ và vẽ theo phương ngang, gọi là sơ đồ Pert cải tiến. Trong sơ đồ Pert cải
tiến, các công việc được vẽ theo phương nằm ngang, thời gian thực hiện công việc được vẽ
theo đúng tỷ lệ, ngoài ra các công việc găng dược vẽ liền nhau, thời gian dự trữ các công
việc được vẽ bằng nét đứt. Ví dụ với các công trình cảng biển ở trên, ta có sơ đồ Pert cải
tiến như sau:
Thời gian thực hiện (tháng)
0 1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12
A2(1)
2
A4(2)
A6(3)
4
0
A1(2)
1
A5(6)
3
A5(6)
4
A3(5)
Khi dùng sơ đồ Pert cải tiến, ta có thể phát hiện ngay thời gian dự trữ của từng công
việc lớn hơn lợi dụng đặc điểm này ta có thể xê dịch hoặc kéo dài thời gian của các công
việc không găng để giảm căng thẳng ở một số thời điểm nhất định, cũng như phân bổ nguồn
lực một cách hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất mà không ảnh hưởng đến thời
gian hoàn thành công trình.
- 44 -
Chương 6
CÁC MÔ HÌNH TỒN KHO THEO NHU CẦU ĐỘC LẬP
I. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ HÀNG TỒN KHO
1. Tồn kho là gì?
Hàng tồn kho được xem là tất cả các nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng những nhu cầu
hiện tại hoặc tương lai. Trong sản xuất hàng tồn kho có thể được giữ dưới 3 hình thức chủ
yếu: Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, và thành phẩm. Tùy theo các loại hình doanh
nghiệp khác nhau mà các dạng tồn kho có nội dung hoạch định và hệ thống kiểm soát điều
khiển hàng tồn kho khác nhau.
Nguyên vật liệu tại nhà máy đi qua một hoặc hai công đoạn để biến đổi thành sản
phẩm dở dang ở những mức độ khác nhau của tồn kho sản phẩm dở dang. Khi hàng tồn kho
được xử lý tại công đoạn cuối cùng, nó trở thành tồn kho thành phẩm. Thành phẩm có thể
giữ ở nhà máy, trung tâm phân phối và các đại lý bán lẻ.
Dòng luân chuyển của hàng tồn kho có thể được mô tả ở sơ đồ sau:
Tồn kho trong
cung ứng
Tồn kho trong
sản xuất
Tồn kho trong
tiêu thụ
Người
tiêu
dùng
Nguyên liệu chính
trên đường đi
Bán thành phẩm
trên đường đi
Phụ tùng thay thế
trên đường đi
Dự
trữ
Dự
trữ
Dự
trữ
Sản
phẩm
và
công
việc
dở
dang
Sản
phẩm
kho
của
nhà
máy
Tồn
kho
của
người
bán
buôn
Tồn
kho
của
người
bán
lẻ
Sơ đồ trên mô tả dòng luân chuyển của hàng tồn kho. Tuy nhiên trong chương này
chỉ đề cập đến hàng tồn kho trong sản xuất mà thôi.
2. Chức năng quản trị hàng tồn kho. Gồm các chức năng sau:
- Chức năng liên kết giữa quá trình sản xuất và cung ứng: khi cung - cầu của
một loại hàng hóa nào đó không đều đặn giữa các thời kỳ thì việc duy trì thường xuyên một
lượng hàng tồn kho nhằm đáp ứng cho thời kỳ cao điểm là hết sức cần thiết. Thực hiện tốt
chức năng này giúp cho sản xuất được tiến hành đều đặn và liên tục, tránh sự thiếu hụt gây
lãng phí trong sản xuất.
- Chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát: trong điều kiện của một nền
kinh tế không ổn định: giá cả thay đổi thường xuyên, lạm phát cao thì dự trữ nguyên vật liệu
hay hàng hóa là nhằm duy trì sản xuất và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cần tính đến chi phí
và sự rủi ro có thể gặp phải trong quá trình tồn kho.
- Chức năng khấu trừ theo sản lượng: Có rất nhiều nhà cung ứng sẵn sàng
chấp nhận khấu trừ cho những đơn đặt hàng có số lượng lớn. Việc mua hàng với số lượng
- 45 -
lớn có thể giảm được chi phí sản xuất, tuy nhiên nếu mua hàng quá nhiều sẽ dẫn đến tình
trạng ứ đọng vốn do dự trữ cao. Vì vậy cần phải xác định được lượng hàng tối ưu nên mua
để có thể hưởng được lợi ích do khấu trừ giá và chi phí tồn kho tăng không đáng kể.
3. Các dạng nhu cầu:
a. Nhu cầu độc lập: cho một loại hàng hóa nào đó là nhu cầu bị ảnh hưởng bởi
những điều kiện của thị trường và nó khó khăn liên quan đến những quyết định sản xuất cho
bất kỳ một loại hàng hóa khác được dự trữ trong kho. Trong sản xuất, chỉ có thành phẩm
mới có duy nhất nhu cầu độc lập. Các sản phẩm dở dang có thể có nhu cầu độc lập chỉ khi
khách hàng yêu cầu thay thế phụ tùng chi tiết mà thôi.
b. Nhu cầu phụ thuộc: cho một loại hàng hóa nào đó là nhu cầu bị ảnh hưởng bởi
các quyết định sản xuất một loại hàng cụ thể
4. Sử dụng kỹ thuật phân tích A B C để phân loại hàng tồn kho.
Phân tích A B C là quá trình phân chia hàng hóa thành 3 loại tùy theo giá trị
của chúng. Theo sơ đồ Tiêu chuẩn của các nhóm hàng tồn kho theo kỹ thuật phân tích
A B C sau:
80
60
40
20
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Theo kỹ thuật phân tích A B C:
Loại hàng hóa nhóm A chiếm 20% về số lượng nhưng chiếm khoảng 80% tổng giá
trị hàng hóa.
Loại hàng hóa nhóm B chiếm 30% về số lượng nhưng chiếm khoảng 15-25% tổng
giá trị hàng hóa.
Loại hàng hóa nhóm C chiếm 50% về số lượng nhưng chiếm khoảng 5% tổng giá
trị hàng hóa.
Giá trị hàng hóa theo mỗi nhóm được tính bằng tích số của mức nhu cầu cân bằng
năm của hàng hóa đó với đơn giá (hay chi phí của một đơn vị).
Việc phân chia hàng hóa thành các loại A B C mang tính tương đối. Tuy nhiên loại
hàng hoá A chiếm tỷ trọng lớn về giá trị trong tổng giá trị của hàng hoá. Do đó cần phải
kiểm soát một cách chặt chẽ mức tồn kho của nhóm A bằng cách nắm vững, chính xác các
báo cáo tồn kho.
Đối với loại hàng hóa của nhóm C, việc kiểm soát có thể nới lỏng hơn, mức tồn kho
cao hơn, dự trữ an toàn nhiều hơn và cỡ lô hàng lớn hơn, vì sự thiếu hụt hàng nhóm C cũng
- 46 -
được xem là quan trọng cũng như đối với hàng nhóm A, nhưng chi phí tồn trữ nhóm C
thấp.
5. Các chi phí về hàng tồn kho:
- Chi phí tồn trữ: là những chi phí có liên quan đến việc tồn trữ hay hoạt động
thực hiện tồn kho. Bao gồm tiền lãi phải trả ngân hàng, chi phí kho tang và quản lý , chi phí
về thuế, bảo hiểm và chi phí hao hụt. Thường chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng trong một
năm chiếm 40% giá trị của một đơn vị hàng đó.
- Chi phí đặt hàng: bao gồm chi phí chuẩn bị cho việc đặt mua hàng với người
cung ứng hay đặt sản xuất hàng cho các nhà máy sản xuất.
- Chi phí mua hàng = số lượng hàng hóa của đơn đặt hàng giá mua một đơn
vị hàng hóa. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn tồn kho
trừ mô hình khấu trừ theo sản lượng.
II. CÁC MÔ HÌNH TỒN KHO THEO NHU CẦU ĐỘC LẬP.
1. Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế nhất (mô hình EOQ) (Economy Order
Quantity Model): cho phép lựa chọn cỡ lô hàng hợp lý nhất, tức là giảm đến mức tối thiểu
chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ hàng năm.
Mô hình EOQ dựa vào một số giả định cơ bản sau:
1) Nhu cầu cho một loại hàng được biết trước và không đổi.
2) Hàng được sản xuất hoặc được mua theo lô, hoặc số lượng hàng cho một
đơn hàng chỉ được vận chuyển trong một chuyến hàng chứ không phải vận chuyển làm
nhiều chuyến, không có sự giới hạn về cỡ của lô hàng.
3) Thời gian vận chuyển không thay đổi và số lượng nhận được chính xác so
với đơn đặt hàng.
4) Chỉ có hai loại chi phí phù hợp là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng.
5) Không có việc khấu trừ theo sản lượng.
6) Không có thiếu hụt trong kho.
Với những giả định trên, biểu đồ biểu diễn mức tồn kho theo chu kỳ có dạng sau:
Q*: sản lượng của đơn hàng
Q*
(lượng hàng tồn kho tối đa)
Q: tồn kho tối thiểu
Q = Q*/2 tồn kho theo chu kỳ
T: khoảng thời gian giữa các
đơn hàng (tức là thời gian kể từ
T
2T
3T Thời gian
khi đặt hàng đến khi nhận
được hàng).
Xác định tổng chi phí tồn kho theo mô hình EOQ:
Theo các giả định của mô hình EOQ, có hai loại chi phí cần biến đổi cần xác định
là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng, còn chi phí mua hàng thì không đổi.
Ta có:
Tổng chi phí hàng tồn kho (C) = Chi phí tồn trữ hàng năm (Ctt) + Chi phí đặt hàng (Cdh)
Hay:
C (H ) (S
2 Q
- 47 -
Với:
Ctt
Q
2
(H )
C dh
(S )
Q
Trong đó:
C: tổng chi phí về hàng tồn kho cho một năm.
D: nhu cầu hàng năm tính bằng đơn vị hàng cho một năm.
H: chi phí tồn trữ tính cho một đơn vị hàng trong một năm, thường tính theo %
của giá trị một đơn hàng.
Q/2: lượng tồn kho trung bình trong một năm.
D/Q: số lần đặt hàng trong một năm.
S: chi phí đặt hàng cho một đơn vị hàng hay chi phí thiết lập cho một đơn hàng.
Q: sản lượng hàng cho một đơn hàng.
Đồ thị biểu diễn chi phí về hàng tồn kho:
Chi phí
∑ C
Ctt
Vậy cỡ lô hàng kinh tế hay
EOQ (Q*) là tại điểm thấp nhất
nằm trên đường tổng chi phí.
Q* là sản lượng hàng tối ưu cho
một đơn vị hàng mà tại đây tổng
chi phí về hàng tồn kho là thấp
nhất.
Khi đó: Ctt = Cdh
Ta có:
Q*
Cdh
sản lượng
EOQ Q*
2DS
H
Công thức này có được bằng
cách lấy đạo hàm bật nhất của hàm tổng chi phí tương ứng theo biến số Q và cho nó bằng 0.
Sau đó giải phương trình để xác định Q*.
Cách khác, theo đồ thị, EOQ (Q*) là sản lượng sao cho chi phí tồn trữ bằng chi phí
đặt hàng năm, ta có:
D
Q *
S
Q *
2
H
Giải phương trình trên được Q* (Tính theo năm).
2. Mô hình khấu trừ theo sản lượng (Quantity Discounts Model):
Khấu trừ theo số lượng là giá khuyến khích để mua số lượng lớn. Hay khi mua hàng
với số lượng lớn thì được giảm giá. Đây chính là một trong những áp lực cho hàng tồn kho
cao hơn.
Theo mô hình này, nhà quản trị phải tính toán xem nên mua bao nhiêu để được giảm
giá và nên mua bao nhiêu để chi phí tồn kho là thấp nhất.
Ví dụ: Nhà cung ứng có chính sách chiết khấu về một loại hàng như sau:
Số lượng đặt hàng (Q)
0-99
100-199
>200
Giá cả một đơn vị hàng (Pi)
40.000đ
35.000đ
30.000đ
- 48 -
Từ bản chiết khấu trên, ta thấy giá cả hàng hóa bây giờ không còn cố định như trong
mô hình EOQ nữa. Nhà quản trị phải tính toán số lượng được mua sao cho vừa được hưởng
giá khấu trừ mà chi phí tồn kho là ít nhất.
Tổng chi phí tồn kho bây giờ phải bao gồm cả chi phí mua hàng nữa. Đối với một
mức giá trị Pj cho một đơn vị hàng thì tổng chi phí của hàng tồn kho là:
C
Q
2
(i.Pj ) (S ) Pj .D
Trong đó:
i: chi phí tồn trữ được tính theo % giá cả của một đơn vị hàng.
Pj : giá một đơn vị hàng, iPj là chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng / năm (H)
Q/2 (iPj) là chi phí tồn trữ (Ctt).
D/Q S là chi phí đặt hàng (Cdh).
Pj D là chi phí mua hàng (Cmh).
Phương trình tổng chi phí theo mô hình khấu trừ theo sản lượng có dạng:
Tổng chi phí
C với P3 = 40.000đ
C với P3 = 35.000đ
C với P3 = 30.000đ
0
100
200
300
Q
Như vậy, mỗi đường chi phí tương ứng với một mức giá. Mỗi đường chi phí không
phù hợp với tất cả số lượng hàng được mua. Đường chi phí tổng cộng là tổng hợp tất cả các
đường chi phí riêng rẽ tương ứng với khối lượng hàng mua và giá cả phải trả. Đường chi phí
tổng cộng là đường giật cấp (theo đường tô đậm).
Và theo đồ thị trên thì các điểm cực tiểu trên các đường được tìm ra bằng công thức
EOQ tại mỗi mức giá luôn không đạt được.
Ví dụ điểm cực tiểu đối với đường tổng chi phí tại mức giá 30.000đ là khoảng 175
đơn vị. Tuy nhiên trong bảng chiết khấu theo sản lượng thì nhà cung ứng sẽ không bán cho
người mua hàng với số lượng đó tại 30.000đ. Người mua hàng phải mua hàng với số lượng
trên 200 đơn vị thì mới được khấu trừ.
Vậy người mua hàng phải chú ý lựa chọn cỡ lô hàng tốt nhất. Có 3 bước để tìm kiếm
cỡ lô hàng tốt nhất:
Bước 1: Bắt đầu bằng mức giá thấp nhất, tính EOQ cho mỗi mức giá. Mỗi
một EOQ tiếp theo sau bao giờ cũng nhỏ hơn EOQ trước đó vì iPj có giá trị lớn hơn. Tiếp
tục cho đến khi tìm được EOQ khả thi đầu tiên nằm trong một loại tương ứng với giá cả của
chúng.
Bước 2: Nếu EOQ cho mức giá thấp nhất là khả thi thì đây là lô hàng tốt nhất.
Nếu không thỏa mãn thì chuyển sang bước 3.
- 49 -
Bước 3: Tính tổng chi phí của hàng tồn kho cho mỗi mức giá. Sử dụng số
lượng EOQ khi khả thi. Nếu không thì sử dụng sản lượng theo khấu trừ cho giá đó. Sản
lượng nào với tổng chi phí thấp nhất là cỡ lô hàng tốt nhất.
3. Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản lượng (Mô hình POQ) (Production
Oder Quantifies)
Theo mô hình này, số lượng hàng của một đơn hàng được vận chuyển làm nhiều
chuyến khác nhau thay vì được vận chuyển trong một chuyến hàng như trong mô hình EOQ
(Các giả định còn lại giống như mô hình EOQ).
Mô hình POQ cũng được áp dụng khi những sản phẩm vừa được sản xuất vừa được
bán ra một cách đồng thời. Trong những trường hợp như thế ta phải quan tâm đến mức sản
xuất hàng ngày của nhà sản xuất và cung ứng. Phương pháp xác định cỡ lô hàng tốt nhất
(sản lượng tối ưu Q*) giống phương pháp EOQ.
Mô hình POQ có dạng sau:
Để xác định được cỡ lô hàng tốt nhất, trước tiên phải xác
Q
định Qmax.
Từ đồ thị ta có: Qmax = P.t - d.t
Với: Qmax- mức tồn kho tối đa.
P- lượng hàng cung ứng mỗi ngày.
P.t- tổng lượng hàng cung ứng trong thời gian t.
d- nhu cầu sử dụng hàng ngày.
d.t- tổng lượng hàng sử dụng trong thời gian t.
T
Mặc khác, sản lượng của một đơn hàng:
Q P t⇒ t
Q
P
Thay vào Qmax ta được: Q max P− d Q− d
P P
Q max Q⎜1−⎟
⎝⎠
Trong mô hình EOQ, điều kiện để tổng chi phí hàng tồn kho nhỏ nhất là chi phí đặt
hàng phải bằng chi phí tồn trữ. Điều này cũng đúng với mô hình POQ, nhưng có khác là
lượng tồn trữ trung bình sẽ là:
2 2
D
Q
S
Q max
2
H⇒
D
Q *
S
D *⎜1−⎟
⎝ P⎠ H
2
Vậy:
Q*
2S.D
H⎜1−⎟
⎝ P⎠
- 50 -
4. Mô hình tồn kho có sản lượng hàng để lại nơi cung ứng:
Mô hình này nới lỏng giả định thứ của mô hình EOQ, tức là nó giả định có tình trạng
dự trữ cho thiếu hụt và lượng hàng để lại nơi cung ứng được chấp nhận. Vì vậy mô hình này
còn có tên gọi là mô hình tồn kho thiếu hụt có định trước. Các giả thiết khác của mô hình
này giống như mô hình EOQ. Mô hình này có dạng:
Theo mô hình này thì tổng chi phí về hàng
tồn kho bao gồm 3 loại chi phí: chi phí đặt hàng (Cdh),
chi phí tồn trữ (Ctt), chi phí cho sản lượng hàng để lại
nơi cung ứng (CQ-b). Để cho số lượng đặt hàng tối
ưu thì: Ctt C dh CQ−b
Áp dụng máy tính để tìm ra Q* và b* như sau:
Q
Q*
2S.D H B
H H
Q- b
Từ đó ta có:
Q *−b* Q *⎜1−⎟
⎝ H B⎠
b*
2S.D
H
B
B H
Với: B- chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm.
Q- sản lượng của một đơn vị hàng.
D- nhu cầu hằng năm.
S- chi phí thiết lập đơn đặt hàng.
b- sản lượng c̣n lại sau khi sản lượng để lại nơi cung ứng được thực hiện.
Chú ý: Mô hình này chỉ nên áp dụng đối với loại vật tư đắt tiền và vạt tư khan
hiếm.
5. Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi:
Mô hình này nới lỏng giả định thứ 1 của mô hình EOQ. Với mô hình này, nhu cầu về
hàng tồn kho không được biết trước (không chắc chắn) và thay đổi, nhưng có thể nhận dạng
thông qua phân phối xác suất.
Trường hợp này nhà quản trị nên tính toán để có lượng hàng dự trữ trong kho sao
cho đảm bảo không thiếu hụt hàng mà chi phí tồn kho là thấp nhất. Lượng dự trữ này gọi là
dự trữ an toàn hay dự trữ bảo hiểm.
Lượng dự trữ an toàn phụ thuộc chi phí tồn kho và chi phí thiệt hại do thiếu hàng.
Trong trường hợp không có dự trữ an toàn thì điểm đặt hàng lại là: QL L d .
Nếu tăng thêm lượng dự trữ an toàn thì điểm đặt hàng lại sẽ là: ROP L d B , với
B là dự trữ an toàn. Hay:
B ROP− DL
- 51 -
Chương 7.
QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG
DOANH NGHIỆP
PHẦN A. QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm
Quản trị lao động là quá trình tuyển dụng, duy trì và tạo mọi điều kiện làm việc thuận
lợi để khuyến khích người lao động làm việc trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích đã
được đề ra.
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của quá trình quản trị lao động, nhiều nhà kinh tế đã
xem xét, định nghĩa quản trị lao động theo những góc độ khác nhau, cụ thể :
- Xét theo quan điểm của người tổ chức : quản trị lao động là tất cả các biện pháp,
thủ tục áp dụng cho người lao động nhằm giải quyết mọi trường hợp xảy ra liên quan đến
công việc của họ.
- Xét theo quan điểm lợi ích : quản trị lao động là một nghệ thuật tuyển dụng và bố
trí lao động nhằm đạt được năng suất lao động và chất lượng công việc cao nhất.
- Xét theo quan điểm hệ thống : quản trị lao động là một tổng thể của một hệ thống
giữa người, công việc và một tổ chức nhằm giải quyết tốt nhất các điều kiện làm việc để đạt
được mục tiêu đã đề ra của một tổ chức.
Mỗi định nghĩa nêu trên đã xem xét quản trị lao động theo những khía cạnh khác nhau,
tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam, nơi trình độ kỹ thuật và
quản lý còn ở mức thấp và nền kinh tế chưa ổn định thì quản trị lao động là một hệ thống
những quan điểm, chính sách và thực tiễn nhằm gắn con người với một công việc cụ thể
trong một tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
2. Vai trò của quản trị lao động trong doanh nghiệp.
Nguồn lao động của một tổ chức doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở của các cá
nhân có đặc điểm, vị trí, vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu
nhất định. Nguồn lao động khác với các nguồn lực khác bởi nó sang tạo ra các nguồn lực
khác, nó là nguồn lực đầu tiên và là nguồn lực quý báu nhất, quyết định nhất.
Quản trị lao động giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp vì :
- Quản trị lao động giúp doanh nghiệp đề ra các chính sách về nhân viên, từ đó xây
dựng tiêu chuẩn, chuẩn mực áp dụng thống nhất cho toàn doanh nghiệp.
- Quản trị lao động có vai trò cố vấn về lao động cho các bộ phận trong một tổ chức.
- Quản trị lao động giúp thực hiện các dịch vụ về lao động như quản lý hồ sơ, tuyển
dụng lao động, đào tạo và phát triển lao động...
II.QUÁ TRÌNH CÂN BẰNG CUNG - CẦU VỀ LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường lao động được hình thành thông qua quan hệ
giữa các doanh nghiệp với vai trò người có nhu cầu về lao động và người lao động là người
chủ sở hữu của sức lao động với các kỹ năng sẵn có của họ (thông qua việc đào tạo) với tư
cách là người cung ứng sức lao động. Vì vậy muốn quản trị lao động đạt hiệu quả thì tất yếu
phải tiến hành trên cơ sở xác định mối quan hệ giữa cung và cầu về lao động.
1. Xác định nhu cầu về lao động
Việc xác định nhu cầu về lao động nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có được đúng
người, đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và đối phó linh hoạt với sự thay đổi của thị
- 52 -
trường. Xác định nhu cầu lao động không chính xác sẽ dẫn đến một là thừa lao động sẽ làm
tăng chi phí; hai là thiếu lao động hay chất lượng lao động không đáp ứng nhu cầu sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng thực hiện công việc và bỏ lở cơ hội kinh doanh. Vì vậy khi xác định
nhu cầu lao động nhà quản trị phải dựa vào các yếu tố chủ yếu sau :
- Khối lượng công việc hay khối lượng sản phẩm cần hoàn thành trong kỳ.
- Phân tích công việc làm cơ sở để xác định lượng lao động hao phí cần thiết để hoàn
thành khối lượng công việc trong kỳ.
- Cơ cấu tổ chức, quản lý , sự thay đổi về các hình thức tổ chức lao động như : áp dụng
tổ chức lao động khoa học, nhóm tự quản và bán tự quản, nhóm chất lượng...
- Khả năng nâng cao chất lượng và năng suất của nhân viên.
- Tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp để có thể thu hút lao động lành nghề trên thị
trường lao động.
Tùy theo đặc điểm tổ chức kỹ thuật của sản xuất, trình độ quản l› của doanh nghiệp mà
lựa chọn phương pháp xác định nhu cầu thích hợp.
a. Xác định số lượng công nhân sản xuất
Để xác định số lượng công nhân sản xuất trong năm có thể dùng hai phương pháp:
theo định mức lao động hao phí để sản xuất đơn vị sản phẩm hoặc định mức đứng máy.
• Theo định mức hao phí lao động trên một đơn vị sản phẩm có thể dựa vào định
mức thời gian lao động hao phí trên một đơn vị sản phẩm hay định mức sản lượng.
- Căn cứ vào định mức hao phí lao động trên một đơn vị sản phẩm, số lượng công
nhân sản xuất được xác định theo công thức: CN =
∑ QiDti
i
Tbq
(1)
Trong đó :
CN: số lượng công nhân cần có trong năm.
Qi: số lượng sản phẩm i (khối lượng công việc i) trong năm.
Dti: định mức thời gian lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm hay
hoàn thành khối lượng công việc i trong năm (giờ)
Tbq: thời gian làm việc thực tế bình quân của một công nhân sản xuất trong năm
Căn cứ vào định mức sản xuất trên một đơn vị thời gian, số lượng công nhân xác định
theo công thức :
CN =
Qi
∑ DsiTbq
(2)
Trong đó :
Dsi: định mức sản lượng sản phẩm i trên một đơn vị thời gian.
Chú ý : Trong hai công thức trên, các đại lượng Dti, Dsi, Tbq phải thống nhất với
nhau về phạm vi thời gian tính toán. Trong đó công thức (1) thường được áp dụng cho
những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, công thức (2) thường áp dụng
cho những doanh nghiệp sản xuất ít loại sản phẩm và trang thiết bị cùng loại.
* Căn cứ vào định mức đứng máy (hoặc định mức phục vụ nơi làm việc) :
CN =
Mi.Ca
∑ Dmi.ht
Trong đó :
Mi: số máy loại i huy động làm việc trong năm (cái).
Dmi: định mức đứng máy loại i (số lượng máy loại i một công nhân có thể
đứng được).
Ca: số ca làm việc trong một ngày đêm.
- 53 -
ht: hệ số sử dụng thời gian làm việc theo chế độ (tỷ lệ giữa thời gian làm việc
thực tế so với thời gian làm việc theo chế độ ).
b. Xác định nhân viên quản lý
Cơ sở để tính toán số lượng cán bộ, nhân viên quản lý là tiêu chuẩn định biên (hoặc
tiêu chuẩn chức danh của từng bộ phận, phòng, ban phân xưởng). Tiêu chuẩn định biên là số
nhân viên cần thiết quy định cho từng bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp. Tiêu chuẩn chức
danh là trong tiêu chuẩn định biên có quy định cụ thể từng loại cán bộ, nhân viên như:
trưởng phòng, phó phòng, kế toán tổng hợp...
Số lượng cán bộ nhân viên cần có bình quân trong năm theo tiêu chuẩn định biên
(hoặc tiêu chuẩn chức danh) tính theo công thức :
NV =
h
∑ DVi.Dni 12
Trong đó :
NV: số lượng cán bộ, nhân viên cần có trong năm.
Dvi: số đơn vị công tác i.
Dni: tiêu chuẩn định biên (hoặc tiêu chuẩn chức danh) của một đơn vị công tác.
h: số tháng từ khi bắt đầu hoạt động với số người theo tiêu chuẩn trên đến hết năm
của đơn vị công tác i.
Ngoài các phương pháp trên, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp tính tổng quát
số lượng công nhân viên (hay công nhân sản xuất) ngành công nghiệp hay một số ngành
khác bằng cách lấy tổng sản lượng sản xuất ra trong năm chia năng suất lao động một công
nhân (hay một công nhân sản xuất) trong năm.
2. Khai thác các nguồn khả năng lao động.
a. Phân tích hiện trạng nguồn lao động trong doanh nghiệp
Việc phân tích nguồn lao động nội tại của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị kinh
doanh phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của mình, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hữu
hiệu cho quá trình quản trị lao động.
Các bước thực hiện quá trình phân tích nguồn lao động nội tại bao gồm:
• Bước 1: Thu nhập thông tin: bao gồm các thông tin sau:
- Phân tích cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý trong doanh nghiệp, loại hình tổ
chức, phân công chức năng, quyền hạn giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp, giữa
các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận nhằm phát hiện ra
những bất hợp lý của cơ cấu lao động trong một tổ chức.
- Phân tích khả năng làm việc của nhân viên căn cứ vào hồ sơ nhân viên. Loại
thông tin này sẽ giúp nhà quản trị biết rõ cơ cấu lao động về độ tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, kỹ năng, sở thích về nghề nghiệp, sở thích muốn đào tạo phát triển của
người lao động.
- Dùng bảng câu hỏi, phỏng vấn để đánh giá nhân viên về vấn đề có liên quan
như sự thỏa mãn đối với công việc, môi trường văn hóa của tổ chức...
• Bước 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên thông qua các chỉ tiêu: năng
suất lao động, chi phí lao động, mức độ sử dụng quỹ thời gian, hiệu quả công suất máy móc
thiết bị...
• Bước 3: Tổng hợp các nguồn thông tin đã thu nhập được để xác định điểm mạnh,
điểm yếu về nguồn lao động của doanh nghiệp.
• Bước 4: Đề ra các giải pháp. Cơ sở của giải pháp là so sánh nhu cầu với khả năng
thực tế của doanh nghiệp.
- 54 -
- Trường hợp nhu cầu nhỏ hơn khả năng của doanh nghiệp nhà quản trị áp dụng
các biện pháp sau:
+ Hạn chế việc tuyển dụng.
+ Giảm bớt giờ lao động.
+ Giãn thợ cho nghĩ tạm thời.
+ Cho nghĩ hưu sớm, sa thải bớt lao động theo quy định của luật pháp
- Trường hợp khả năng phù hợp với nhu cầu nhà quản trị cần áp dụng các biện
pháp hoàn thiện như sau:
• Bước 2: Phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đang giải quyết.
Trên cơ sở thu nhập các thông tin cần thiết, cả nhóm cùng tham gia vào thảo luận phân
tích và xác định rõ các yếu tố của vấn đề, đồng thời phân định rõ vai trò tác động qua lại
giữa các cá nhân trong nhóm, giữa người quản lý với nhân viên, giữa những người có trình
độ, có chuyên môn khác nhau.
• Bước 3: Lựa chọn giải pháp và thực hiện
Trên cơ sở các yếu tố của vấn đề đã được xác định, cả nhóm bàn bạc thảo luận để lựa
chọn giải pháp tốt nhất và thực hiện giải pháp đó.
* Các hình thức hiệp tác lao động
a. Tổ chức sản xuất: là một tập thể làm việc kết hợp những công nhân có cùng một
hoặc nhiều nghề cùng nhau thực hiện một công việc nhất định.
Căn cứ vào nghề:
- Tổ sản xuất theo nghề: gồm những công nhân làm một nghề giống nhau. Hình
thức này tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn hóa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, thi
đua, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất.
- Tổ sản xuất tổng hợp: gồm những công nhân có nhiều nghề khác nhau. Tổ sản
xuất tổng hợp có thể tổ chức dưới 2 dạng:
+ Tổ sản xuất gồm những công nhân chính và công nhân phụ có liên quan chặt
chẽ với nhau trong công việc sản xuất và phục vụ sản xuất.
+ Tổ sản xuất gồm những công nhân có nghề khác nhau cùng thực hiện một
giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quá trình sản xuất.
Căn cứ vào thời gian sản xuất trong ngày
- Tổ sản xuất theo ca: gồm những công nhân trong một ca làm việc.
Ưu: sinh hoạt tổ thuận lợi, theo dõi và thống kê năng suất lao động từng
người nhanh
Nhược: chế độ bàn giao ca phức tạp, đối với sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài
xác định kết quả công việc khó khăn.
- Tổ sản xuất thông ca: gồm những công nhân ở các ca khác nhau cùng làm việc
ở những chỗ nhất định hoặc cùng sử dụng chung máy móc thiết bị.
Ưu: đảm bảo máy móc hoạt động liên tục, giảm thời gian chuẩn bị và kết
thúc ca.
Nhược: sinh hoạt tổ khó khăn, quản lý phức tạp nên áp dụng đối với những
sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài.
b. Tổ chức ca làm việc: là hình thức hiệp tác lao động về mặt thời gian, việc tổ chức
số ca phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Đặc điểm kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp.
- Độ dài ca làm việc (8 giờ): 2 hoặc 3 ca
- Hiệu quả kinh tế của tổ chức ca làm việc: chú ý đặc điểm tâm sinh lý người lao
động.
Do đó ít sử dụng ca đêm (tránh ca 3)
- 55 -
* Các hình thức đảo ca
a. Đảo ca thuận: Một công nhân nào đó nếu tuần thứ nhất làm ca 1 thì tuần thứ hai
làm ca 2, tuần thứ ba ca 3, tuần thứ tư ca 1
Ca
Tuần
1
2
3
1
A
B
C
2
C
A
B
3
B
C
A
4
A
B
C
b. Đảo ca nghịch: Một công nhân nào đó tuần thứ nhất làm ca 3 thì tuần thứ hai và tuần thứ
ba làm ca 1.
PHẦN B. QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp.
Tiền lương trong thực tế có nhiều cách gọi khác nhau như thù lao động, thu nhập lao
động, trả công lao động...
Ở Việt Nam theo quan điểm của cải cách hệ thống tiền lương năm 1993, "tiền lương
là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và
người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu, sức lao động trong nền kinh tế thị trường".
CƠ CẤU HỆ THỐNG TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
THÙ LAO VẬT CHẤT
THÙ LAO PHI VẬT CHẤT
Trực tiếp
- Tiền lương
+ Thời gian
+ Sản phẩm
+ Công nhân
- Tiền thưởng
Gián tiếp
- Bảo hiểm
- Trợ cấp
- Phúc lợi
-Vắng mặt được
trả lương
Công việc
- Sự hứng thú
trong công việc
- Cơ hội thăng
tiến
- Trách nhiệm
Môi trường l/v
- Sự chia sẽ
công việc
- Điều kiện l/v
- Đồng nghiệp
- Chính sách
hợp lý
2. Mục tiêu của hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp.
- Thu hút nhân viên: Mức lương doanh nghiệp đề nghị thường là yếu tố cơ bản nhất
để ứng viên quyết định có nên chấp nhận làm việc cho doanh nghiệp hay không. Các doanh
nghiệp trả lương cao thường có khả năng thu hút được ứng viên giỏi trên thị trường lao
động.
- Hệ thống tiền lương công bằng và hợp lý: sẽ tạo ra không khí cởi mở giữa những
người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất phấn đấu vì sự phát triển của doanh
nghiệp. Ngược lại, hệ thống tiền lương thiếu công bằng và hợp lý sẽ dẫn đến mâu thuẫn nội
- 56 -
bộ giữa những người làm công việc như nhau, giữa quản trị gia và nhân viên... gây ra sự
lãng phí rất lớn trong doanh nghiệp.
- Thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật: Để đạt được
mục tiêu này hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở kích
thích động viên nhân viên có đóng góp trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đồng thời phải
đảm bảo một khoảng cách thích hợp về mức lương giữa các loại lao động có trình độ khác
nhau đủ để người lao động không ngừng nâng cao trình độ trong quá trình làm việc.
- Hệ thống tiền lương phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật: Những vấn
đề cơ bản của luật pháp liên quan đến trả công lao động trong doanh nghiệp thường chú
trọng các vấn đề sau:
• Quy định về mức lương tối thiểu.
• Quy định về thời gian làm việc và điều kiện lao động.
• Quy định về lao động trẻ em.
• Quy định về các khoản tiền phụ cấp.
• Các quy định về phúc lợi xã hội như: bảo hiểm xã hội, kinh tế, ốm đau, hưu trí...
- Hệ thống tiền lương phải thể hiện tính cạnh tranh, có nghĩa hệ thống tiền lương cần
phải đảm bảo tương với thị trường tiền lương trong khu vực.
Doanh nghiệp có thể trả lương tương đương với mức lương của các doanh nghiệp
trong khu vực nếu doanh nghiệp muốn giữ vững đội ngũ lao động của mình. Doanh nghiệp
cũng có thể trả lương cao hơn mức lương của các doanh nghiệp khác trong khu vực nếu
doanh nghiệp có lợi nhuận cao và muốn thu hút lao động giỏi từ các công ty và xí nghiệp
khác đến. Doanh nghiệp cũng có thể trả lương thấp hơn mức lương của các doanh nghiệp
khác trong khu vực nếu doanh nghiệp có một trong các điều kiện sau:
• Có điều kiện làm việc tốt hơn, ổn định hơn.
• Có chế độ phúc lợi cao, các công trình phúc lợi công cộng tốt hơn.
• Có chế độ nhà cửa, đất đai cấp cho nhân viên.
• Có chế độ đào tạo thăng tiến hợp lý.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP
Muốn hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trên, khi xây
dựng hệ thống tiền lương doanh nghiệp phải dựa vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến mức lương, đồng thời phải căn cứ vào mức độ phức tạp của các công việc để xác định
đúng đắn mối quan hệ tỷ lệ giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn. Sau đó tiến hành
xây dựng hệ thống ngạch lương, bậc lương và ấn định mức lương trong các đơn vị, các
ngành kinh tế khác nhau.
1. Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc.
Để đánh giá mức độ phức tạp của công việc, quản trị gia phải tiến hành phân tích
công việc để xác định điều kiện tiến hành các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực
hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện tốt công
việc.
NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
- Các nhiệm vụ chủ yếu phải hoàn thành
- 57 -
BẢN TIÊU CHUẨN CÔNG VIỆC
- Trình độ văn hóa chuyên môn
- Tỷ lệ thời gian cho mỗi nhiệm vụ
- Các tiêu chuẩn hoàn thành công tác
- Các điều kiện làm việc và các rủi ro có
thể xảy ra
- Số người làm việc và quyền hành của
- Kinh nghiệm công tác
- Tuổi đời
- Sức khỏe
- Đặc điểm các nhân viên liên quan
đến công việc
người làm việc
- Máy móc thiết bị để thực hiện công việc đó
* Ý nghĩa của phân tích công việc:
- Cung cấp các thông tin về những đặc điểm, yêu cầu của công việc như thực hiện
công việc như thế nào, các loại máy móc thiết bị nào cần để thực hiện công việc. mối quan
hệ với cấp trên và đồng nghiệp khi thực hiện công việc...
- Là có sở để sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động, chỉ đạo việc nâng cao trình
độ người lao động, là căn cứ để trả lương chính xác và kịp thời, bố trí bồi dưỡng và đào tạo
có kế hoạch lực lượng lao động trong doanh nghiệp đồng thời là nhân tố quan trọng để tăng
năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Là công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp
muốn thay đổi cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế.
• Thuyên chuyển nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
• Thăng chức căn cứ vào thâm niên, thành tích và khả năng làm việc của nhân
• Giáng chức đối với những nhân viên thiếu khả năng, không chịu học hỏi
thêm, làm biếng...
Tuy nhiên đây là vấn đề tế nhị, phức tạp và khó khăn do đó đòi hỏi nhà quản trị
phải hết sức thận trọng khi thực hiện quyết định.
Trường hợp nhu cầu lớn hơn khả năng: sau khi sắp xếp lại mà vẫn không cân đối
được nguồn nhân lực, doanh nghiệp phải tiến hành tuyển mộ và tuyển chọn qua việc khai
thác nguồn nhân lực từ bên ngoài.
2. Phân tích các khả năng thu hút lao động từ bên ngoài
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút lao động từ bên ngoài.
Các yếu tố bên ngoài:
• Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động.
Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống doanh nghiệp
vẫn phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề và một mặt phải giảm chi phí lao động.
Ngược lại khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định thường thường nhu cầu lao động
tăng lên do đó sẽ ảnh hưởng đến thị trường lao động nói chung.
• Luật pháp: Thường thường luật lao động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
tuyển dụng lao động vì muốn sử dụng lao động các doanh nghiệp bắt buộc phải trả lương
cho người lao động lớn hơn mức lương tối thiểu nhà nước quy định đảm bảo điều kiện làm
việc và các vấn đề khác có liên quan đến quyền lợi của người lao động.
• Văn hóa - xã hội: Nề nếp văn hóa xã hội ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
con người. Sự thay đổi về thái độ làm việc và nghỉ ngơi, sự thay đổi về lối sống trong xã
hội, sự thay đổi về cách nhìn nhận đối với lao động nữ...tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng
đến thị trường lao động.
• Đối thủ cạnh tranh: Để tồn tại và phát triển nhất thiết doanh nghiệp phai dựa
vào nguồn lao động của mình do đó để thu hút lao động các doanh nghiệp thường có các
chính sách động viên thăng thưởng hợp lý, chính sách lương bổng đủ để khuyến khích và
- 58 -
giữ nhân viên làm việc với mình... do đó để duy trì và phát triển nhân viên nhà quản trị phải
biết đề ra các chính sách để thu hút lao động một cách có hiệu quả.
• Chính quyền và đoàn thể: Chính quyền và các cơ quan đoàn thể tác động đến
doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động. Do đó ảnh hưởng của các tổ
chức này đối với các doanh nghiệp thường liên quan đến chế độ, chính sách, tuyển dụng, sa
thải... lao động.
Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp:
• Chính sách cán bộ của doanh nghiệp: những doanh nghiệp theo đuổi chính
sách đề bạt nội bộ sẽ tự làm hạn chế số lượng ứng viên từ bên ngoài, đặc biệt là chức vụ
quan trọng và thường khó có những ứng viên tốt nhất cho công việc.
• Uy tín của doanh nghiệp: nói lên sức hấp dẫn của doanh nghiệp mặc dù công
việc chưa được thích thú lắm nhưng tên gọi, quy mô tổ chức, tuyển dụng... của doanh
nghiệp làm tăng thêm khả năng thu hút được ứng viên giỏi.
• Sức hấp dẫn của công việc: Những công việc có nhiều cơ hội thăng tiến, vị trí
xã hội tốt không đòi hỏi khắt khe đối với ứng viên... sẽ dễ thu hút được ứng viên hơn.
• Khả năng tài chính của doanh nghiệp: tiền lương luôn luôn là một động lực
rất quan trọng thúc đẩy mức độ đóng góp của người lao động trong doanh nghiệp. Trả lương
cao sẽ có khả năng thu hút được nhiều người lao động giỏi và kích thích nhân viên l tích
cực, sáng tạo. ngược lại nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính không có khả năng trả
lương cao sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút lao động giỏi trên thương trường.
- Các hình thức thu hút lao động từ bên ngoài:
Thu hút lao động bên ngoài thông qua quảng cáo: gồm các hình thức sau:
• Nhật báo.
• Tạp chí chuyên ngành.
• Đài truyền hình phát thanh.
• Gửi thư trực tiếp.
Thu hút lao động thông qua các cơ quan giới thiệu việc làm
• Các cơ quan giới thiệu việc làm của nhà nước hay các cơ quan giới thiệu việc
làm không vì mục đích lợi nhuận như: phòng lao động và thương binh xã hội, các tổ chức
nghiệp đoàn, các tổ chức từ thiện...
• Các tổ chức tư nhân
• Tuyển trực tiếp từ các trường lớp đào tạo chuyên môn
III. BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Bố trí và sử dụng lao động là sự sản xuất, bố trí và phân công lao động nhằm giả quyết
3 mối quan hệ cơ bản sau:
- Người lao động và đối tượng lao động.
- Người lao động và máy móc thiết bị
- Người lao động với người lao động trong quá trình lao động.
Nội dung:
- Phân công lao động.
- Hiệp tác lao động.
- Tổ chức phục vụ nơi làm việc.
1. Phân công lao động
Là sự phân công quá trình lao động thành những phần việc khác nhau theo số lượng và
tỷ lệ nhất định phù hợp với các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó
bố trí công nhân cho từng công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ.
- 59 -
- Phân công lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: cơ cấu sản xuất, loại hình
sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ kỹ thuật... do đó khi phân công lao động phải
chú ý các nhân tố trên để phân công lao động hợp lý .
- Các hình thức phân công lao động
a. Phân công lao động theo công nghệ: là phân loại công việc theo tính chất quy
trình công nghệ, ví dụ ngành dệt may, cơ khí... Hình thức này cho phép xác định nhu cầu
công nhân theo nghề tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn hóa của công nhân.
b. Phân công lao động theo trình độ: là phân công lao động theo mức độ phức tạp
của công việc. Hình thức này phân thành công việc giản đơn và phức tạp (chia theo bậc) tạo
điều kiện kèm cặp giữa các loại công nhân trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, trình độ lành nghề của người công nhân.
c. Phân công lao động theo chức năng: là phân chia công việc cho mỗi công nhân
viên của doanh nghiệp trong mối quan hệ với chức năng mà họ đảm nhận.
Ví dụ: - Công nhân chính, công nhân phụ
- Công nhân viên quản lý kinh tế, kỹ thuật, hành chính...
Hình thức này xác định mối quan hệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, tạo
điều kiện cho công nhân chính được chuyên môn hóa cao hơn nhờ không làm công việc
phụ.
2. Hiệp tác lao động.
Là sự phối hợp công tác giữa những người lao động, giữa các bộ phận làm việc thành
từng nhóm để đạt được mục đích cuối cùng là chế tạo sản phẩm hoàn chỉnh, hay hoàn thành
một khối lượng công việc nào đó.
Quá trình xây dựng nhóm làm việc được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định vấn đề mà nhóm cần giải quyết
Các thành viên trong nhóm sẽ tham gia thảo luận các vấn đề trong nhóm cần giải quyết
để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng công việc nào đó.
Đây chính là quá trình xác định mục tiêu hành động cho nhóm.
3. Xác định ngạch lương, bậc lương
Ngạch lương là việc xác định nhóm các công việc tương tự nhau nhằm đơn giản hóa
các thủ tục ấn định lương.
Trong mỗi ngạch lương người ta chia thành nhiều bậc lương tùy theo mức độ phức tạp
của các công việc khác nhau.
Để tiến hành xây dựng ngạch lương người ta chia thành nhiều bậc lương tùy theo mức
độ phức tạp của các công việc khác nhau.
Để tiến hành xây dựng ngạch lương, bậc lương người ta phải đánh giá công việc. Đánh
giá công việc là một thủ tục có tính cách hệ thống nhằm đo lường giá trị và tầm quan trọng
của công việc dựa trên nhiều yếu tố nhằm đảm bảo tính công bằng và hợp lý cho các loại
công việc khác nhau. Các phương pháp đánh giá công việc gồm có:
+ Phương pháp xếp hạng.
+ Phương pháp phân loại.
+ Phương pháp so sánh các yếu tố.
+ Phương pháp tính điểm
IV. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Tiền lương theo thời gian
Là tiền trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc, thang lương
của người lao động.
Tiền lương theo thời gian gồm có:
- 60 -
- Lương tháng: tính theo lương cấp bậc cộng với các khoản phụ cấp nhà nước.
- Lương ngày: bằng mức lương tháng chia cho 26 ngày.
- Lương công nhật: bằng số ngày làm việc thực tế nhân với mức lương công nhật
là mức lương do sự thỏa thuận của người lao động với công ty trước khi làm việc.
2. Tiền lương theo sản phẩm.
Là tiền lương thanh toán cho người lao động căn cứ vào kết quả làm được, khối
lượng sản phẩm làm ra đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá tiền lương sản phẩm.
a. Tiền lương sản phẩm cá nhân
Tiền lương = Sản lượng sản phẩm đã nghiệm thu đúng quy cách x Đơn giá tiền lương
• Tiền lương sản phẩm trực tiếp: Không hạn chế, không kể người lao
động đã vượt định mức bao nhiêu, cứ lấy sản phẩm đã nghiệm thu nhân với đơn giá tiền
• Tiền lương sản phẩm gián tiếp: chế độ lương này chỉ áp dụng cho nhân
viên phục vụ sản xuất. Công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt và vượt mức
của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm.
Li = Pgt Ql
Trong đó Li: lương của công nhân
Qt: sản lượng thực tế của công nhân chính mà họ phục vụ
Pgt: đơn giá lương gián tiếp
Lương chính và phụ của công nhân
Định mức sản lượng của công nhân chính mà công nhân phục vụ
• Tiền lương sản phẩm có thưởng: ngoài số tiền lương theo sản phẩm
không hạn chế còn có thể căn cứ vào chất lượng sản phẩm, mức tiết kiệm nguyên vật liệu,
số sản phẩm định mức mà tính thêm một khoản tiền thưởng.
• Phân chia theo sản phẩm lũy tiến: ngoài số tiền lương theo sản phẩm
không hạn chế, căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt mức mà tính thêm tỷ lệ tiền thưởng lũy
tiến. Cách trả lương này có tác dụng kích thích công nhân rất mạnh và thường được áp dụng
khi doanh nghiệp cần hoàn thành gấp một khối lượng công việc trong một thời gian nhất
định.
Tiền lương của công nhân làm theo chế độ lương sản phẩm lũy tiến được tính
theo công thức:
Li = (Qo P) + ( Q Pl )
Trong đó Qo: mức sản lượng
P: đơn giá lương sản phẩm
Pl: đơn giá lũy tiến
Q: số sản phẩm vượt mức sản lượng
• Tiền lương theo sản phẩm tập thể: theo hình thức này tiền lương căn cứ
vào số lượng sản phẩm hoàn thành của cả tổ và đơn giá chung để tính cho cả tổ, sau đó phân
phối lại cho từng người trong tổ. Phương pháp tính giống như tiền lương theo sản phẩm cá
nhân trực tiếp.
- Phân chia theo giờ hệ số: thực chất của phương pháp này là sự quy đổi
thời gian làm việc thực tế (giờ hoặc ngày) của từng công nhân ở cấp bậc khác nhau thành
thời gian của công nhân cấp 1 bằng cách nhân với hệ số cấp bậc tiền lương (gọi là giờ hệ số,
ngày hệ số). Sau đó tính tiền lương của một giờ hệ số bằng cách lấy lương của cả tổ chia
- 61 -
cho tổng số giờ hệ số của cả tổ. Cuối cùng tính phần tiền lương của mỗi người căn cứ vào
giờ hệ số của họ và tiền lương của một giờ hệ số.
L
Lt
∑ Ti .K
i1
Ti .K i
Lt: tiền lương sản phẩm của cả tổ
Ti: thời gian làm việc thực tế của công nhân
Ki: hệ số cấp bậc của công nhân
N: số công nhân của cả tổ
- Phân chia theo hệ số điều chỉnh: trước hết căn cứ vào thời gian thực
tế và mức lương cấp bậc từng người để tính lương cho từng cá nhân và của cả tổ. Sau đó
dung hệ số điều chỉnh để thanh toán lại tiền lương của mỗi người. Hệ số điều chỉnh là tỷ số
giữa tiền lương sản phẩm của cả tổ và tiền lương cấp bậc của cả tổ.
L
Lt
∑ Ti .M
i1
Ti .M i
Mi: mức lương theo cấp bậc công nhân
• Khoán tập thể theo sản phẩm cuối cùng
Nguyên tắc: lấy thu nhập trừ đi các khoản tiêu hao vật chất, thuế, trích lập
các quỹ theo quy định. Phần còn lại phân phối giữa công ty và thu nhập cá nhân theo tỷ lệ
quy định bởi công thức:
Tiền lương
Số sản phẩm
Chi phí
Tỷ lệ
khoán
giao nộp
Giá
vật chất
phân phối
theo
theo đúng
tiêu
-
và
cho
sản phẩm
cuối cùng
quy cách
phẩm chất
thụ
trích lập
các quỹ
người
lao động
- 62 -
Chương 8:
QUẢN TRỊ VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về vốn
Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, vốn tồn tại dưới các hình thức : giá trị và hiện
vật. Đây là lý do có sự mua bán trao đổi tư liệu sản xuất để thực hiện quá trình sản xuất kinh
doanh. Nó bao gồm toàn bộ các loại : tiền bạc, đất đai, tài nguyên, lao động, chất xám, máy
móc... tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cần phải xem xét vốn theo góc độ nguồn gốc của chúng, thời gian cần thiết để kiểm
tra, hoàn trả và định sử dụng vốn. Nếu không xem xét vốn như vậy thì dễ gặp phải những
khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phân loại vốn : có các cách phân bố như sau :
a. Căn cứ vào sự cấu thành giá trị sản phẩm, hàng hoá của vốn : có thể chia
vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ra thành 2 : vốn cố định và vốn lưu động.
b. Căn cứ nguồn gốc hình thành vốn : vốn của doanh nghiệp gồm :
• Vốn ban đầu : còn gọi là vốn pháp định, là vốn bỏ ra ban đầu khi thành lập
doanh nghiệp. Đó là vốn tối thiểu, cần thiết để tạo lập doanh nghiệp.
- Nếu nhà nước cấp vốn ban đầu toàn bộ để thành lập doanh nghiệp thì thuộc
quyền sở hữu toàn dân và hình thành Doanh nghiệp nhà nước( Doanh nghiệp quốc doanh).
- Nếu vốn do nhiều người bỏ ra thì hình thành doanh nghiệp chung vốn. nếu
vốn do tư nhân bỏ ra thì hình thành doanh nghiệp tư nhân.
• Vốn bổ sung : là vốn huy động tăng thêm trong quá trình doanh nghiệp hoạt
động bằng nhiều nguồn khác nhau : từ lợi nhuận trích để lại, từ các quỹ của doanh nghiệp,
gọi thêm vốn cổ phần bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng...
c. Căn cứ thời gian vay vốn : bao gồm :
- Vốn ngắn hạn : có thời gian vay vốn Tv≤ 1 năm.
- Vốn trung hạn : có thời gian vay vốn Tv từ 1 năm đến 5 năm.
- Vốn dài hạn : có thời gian vay vốn > 5 năm.
II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định :
a. Khái niệm : Vốn cố định của doanh nghiệp là giá trị tài sản cố định của
doanh nghiệp.
Tài sản cố định phải thoả mãn điều kiện nhất định về thời gian và giá trị.
Tài sản cố định của doanh nghiệp giữ chức năng TLLĐ, nó tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh nhiều chu kỳ, sau mỗi chu kỳ hầu như giữ nguyên hình thái ban đầu của
nó. Về mặt giá trị, thì tài sản cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm, dịch vụ dưới
hình thức khấu hao.
b. Phân loại : Trong doanh nghiệp tài sản cố định gồm:
• Tài sản cố định dung cho mục đích kinh doanh, bao gồm :
Tài sản cố định vô hình, gồm : chi phí về sử dụng đất; chi phí thành lập doanh
nghiệp, chi phí nghiên cứu và phát triển; chi phí về phát minh, sang chế; bản quyền tác giả;
nhận chuyển giao công nghệ; chi phí về lợi thế cạnh tranh.
Tài sản cố định hữu hình, gồm : Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị;
phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn; thiết bị và dụng cụ quản lý...
- 63 -
• Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc
phòng trong doanh nghiệp.
• Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ nhà nước: là những tài sản
cố định doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ, cất giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ nhà
nước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2 Hao mòn tài sản cố định.
a. Hao mòn hữu hình tài sản cố định xét theo góc độ kỹ thuật (gọi tắt là hao
mòn hữu hình kỹ thuật) : là sự thay đổi hình dáng bên ngoài và cấu tạo vật chất bên trong
của tài sản cố định do tác động của quá trình sử dụng và của môi trường tự nhiên. Do đó giá
trị sử dụng của tài sản cố định như công suất, độ bền giảm đi.
b. Hao mòn hữu hình tài sản xét theo góc độ kinh tế (gọi tắt là hao mòn kinh tế)
Là quá trình chuyển dần giá trị của tài sản cố định vào giá trị sản phẩm do chính nó làm ra
tuỳ theo mức độ giảm giá trị sử dụng của tài sản cố định do hao mòn kỹ thuật gây nên.
c. Hao mòn vô hình tài sản cố định là một phạm trù kinh tế (gọi là hao mòn vô
hình kinh tế) : Biểu hiện ở chỗ các tài sản cố định không đáp ứng được yêu cầu sản xuất-
kinh doanh do bị lạc hậu về mặt công nghệ.
3. Khấu hao tài sản cố định.
a. Khái niệm : khấu hao tài sản cố định là sự chuyển dần giá trị của nó vào giá
thành sản phẩm do chính nó làm ra với mục đích tích luỹ có phương tiện về mặt tiền bạc để
có thể khôi phục hoàn toàn giá trị sử dụng ban đầu của nó (mua sắm lại) khi thời hạn khấu
hao đã hết. Bao gồm : khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn.
b. Tiền trích khấu hao (Tk) : là tổng số tiền khấu hao của một tài sản cố định
đang xét nào đó phải tích luỹ trong thời hạn khấu hao quy định : Tk = Gb + Cs + Ch - Gc
Gb: Giá mua ban đầu của tài sản cố định gồm : giá mua theo hoá đơn,
chi phí vận chuyển, bốc dỡ và lắp đặt. Nếu là công trình xây dựng thì đó là giá trị đăng kí tài
sản của công trình.
Cs : Chi phí cho các lần sữa chữa lớn trong suốt thời gian khấu hao quy
định của tài sản cố định.
Ch : Chi phí liên quan đến việc huỷ bỏ tài sản cố định khi thời hạn phục
vụ của nó theo dự kiến đã hết.
Gc : Giá trị còn lại (thu hồi) khi thanh lí tài sản cố định theo dự kiến.
Nếu quá trình sử dụng tài sản cố định có tiến hành hiện đại hoá, thì phải cộng
thêm vào trị số Tk một nhóm chi phí tương ứng.
c. Mức khấu hao :
- Mức khấu hao tuyệt đối hàng năm : là số tiền phải thực hiện trong năm đó.
- Mức khấu hao tương đối : là tỉ lệ (%) giữa mức khấu hao tuyệt đối hàng năm
với giá trị ban đầu của tài sản cố định.
d. Các phương pháp tính toán mức khấu hao (Kn):
• Khấu hao theo thời gian theo kiểu tuyến tính :
Mức khấu hao tuyệt đối hàng năm (Kn) : Kn =
tài sản cố định.
, N: Niên hạn sử dụng của
-
Mức khấu hao tương đối :
an =
K n
Gb
%
- 64 -
• Khấu hao theo thời gian theo kiểu phi tuyến với phần trăm cố định so với
các giá trị còn lại của tài sản cố định sau mỗi năm :
P% = 100⎜1− n
⎝
Rn
Tk
n : số phần trăm khấu hao.
Rn : giá trị còn lại của tài sản cố định sau mỗi năm.
• Khấu hao theo thời gian theo kiểu phi tuyến với mức khấu hao hàng năm
giảm đi đều đặn :
D=
Tk
N ( N 1)
2
• Khấu hao theo thời gian kiểu phi tuyến với mức khấu hao hàng năm tăng
• Khấu hao theo thời gian theo kiêu kết hợp giữa phi tuyến và tuyến tính.
• Khấu hao theo sản lượng sản phẩm đạt được của tài sản cố định:
K=
Tk
S t
S n
St : Tổng sản phẩm do tài sản cố định làm ra trong suốt thời gian sử dụng
quy định của nó.
Sn : Tổng số sản phẩm làm ra trong một năm.
4. Đánh giá tài sản cố định :
a. Đánh gái tài sản cố định về mặt giá trị: có ý nghĩa rất quan trọng vì nó góp
phần về việc bảo tồn vốn, đáp ứng sự phát triển của kỹ thuật và giúp cho việc tính giá thành
sản phẩm hợp lý hơn, gồm :
- Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu ở thời điểm mua sắm.
- Đánh giá tài sản cố định theo hiện giá ở thời điểm đánh giá.
- Đánh giá tài sản cố định theo giá trị ban đầu có trừ phần khấu hao đã thực
hiện.
- Đánh giá tài sản cố định theo giá hiện tai có phần khấu hao đã thực hiện.
b. Đánh giá tình trạng hao mòn về mặt kỹ thuật :
Việc đánh giá này có thể tiến hành bằng nhiều cách : thí nghiệm, quan sát các hiện
tượng bên ngoài của cơ cấu tài sản cố định hoặc qua kinh nghiệm nhiều năm, có các trường
hợp cần xem xét :
- Đánh giá hao mòn về mặt kỹ thuật của từng chi tiết của tài sản cố định.
- Đánh giá tổng thể tình trạng hao mòn về mặt kỹ thuật của một tài sản cố định
c. Đánh giá mức hao mòn vô hình về trình độ kỹ thuật và tiện nghi sử dụng
của tài sản cố định : các tài sản cố định hiện có luôn bị lạc hậu về trình độ kỹ thuật và tiện
nghi sử dụng so với các loại tài sản cố định mới xuất hiện.
- Mức hao mòn về mặt kỹ thuật của tài sản cố định được đánh giá bằng cách so
sánh các chỉ tiêu đặc trưng cho trình độ kỹ thuật hiện có với các chỉ tiêu tương ứng với các
tài sản cố định mới xuất hiện có trình độ kỹ thuật hiện đại nhất.
- Mức hao mòn về mặt tiện nghi trong sử dụng của tài sản cố định được xác
định bằng cách so sánh các chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ tiện nghi của tài sản cố định đang
xét với các chỉ tiêu tương ứng của các tài sản cố định cùng loại mới xuất hiện có mức độ
tiện nghi cao nhất.
- 65 -
5. Các hình thức tái sản xuất tài sản cố định :
a. Tái sản xuất giản đơn tài sản cố định : là sự mua sắm lại tài sản cố định với
giá trị sử dụng của nó giống như cũ sau khi thời hạn sử dụng theo quy định của nó đã hết.
b. Tái sản xuất mở rộng tài sản cố định: là sự mua sắm lại tài sản cố định ở chu
kỳ sử dụng tiếp theo với năng lực sản xuất với năng lực sản xuất lớn hơn để tăng them khối
lượng sản xuất.
Các hình thức tái sản xuất mở rộng tài sản cố định :
- Trang bị lại cho doanh nghiệp các tài sản cố định có tính chất như cũ nhưng
với số lượng nhiều hơn, hoặc có tính chất mới tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật hoặc kinh tế.
- Tiến hành SCL gắn liền với cải tạo, mở rộng và hiện đại hóa tài sản cố định.
c. Tái sản xuất tài sản cố định và vấn đề bảo toàn vốn: bảo toàn vốn là vấn đề
rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó có liên quan chặc chẽ đến tái sản xuất tài sản
cố định nói chung và vấn đề xác định thời hạn khấu hao, mức khấu hao tài sản cố định nói
riêng.
Có mấy phương hướng bảo toàn vốn có liên quan vấn đề tái sản xuất tài sản cố
định như sau :
- Giá khấu hao tài sản cố định phải thường xuyên được định lại theo thời gian
và tiến hành thay đổi các tính khấu hao kịp thời để sao cho đến khi kết thúc thời hạn hợp sử
dụng tài sản cố định thì doanh nghiệp có đủ vốn để mua sắm lại tài sản cố định với giá thời
điểm đang xét.
- Định thời hạn sử dụng tài sản cố định ngắn lại và do đó phải tăng mức khấu
hao, nhất là giai đoạn sử dụng ban đầu.
- Khi tiến hành mua sắm tài sản cố định phải lập dự án đầu tư, trong đó có tính
đến nhân tố trượt giá.
- Phải đảm bảo nguyên tắc an toàn về mặt tài chính thông qua chỉ tiêu doanh
thu hòa vốn, sản lượng hòa vốn trong đó chỉ tiêu chi phí có tính nhân tố trược giá của tài sản
cố định.
- Cải tiến, tổ chức sử dụng tài sản cố định, bảo đảm cho phần chi phí có liên
quan đến tài sản cố định giảm đến mức thấp nhất.
6. Chỉ tiêu đánh giá tài sản cố định :
Các chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng tài sản cố định :
a. Mức doanh lợi của một đồng vốn cố định:
Ht =
L
Vc
L: lợi nhuận thực tế thu được trong năm (sau khi đã nộp thuế) do tài sản cố định
đem lại.
Vc: giá trị tài sản cố định đã được sử dụng trong năm đang xét.
b. Năng suất của một đồng vốn cố định đang xét : HG =
Vc
G: giá trị sản lượng do tài sản cố định đang xét thực hiện.
Nghịch đảo của HG là mức hao phí VCĐ cho một đồng giá trị sản lượng.
c. Mức chi phí lao động sống trong sử dụng tài sản cố định: Hs =
Vc
S: số ngày công đã hao phí để sử dụng tài sản cố định làm nên sản phẩm trong
năm (hay S là số công nhân bình quân trong danh sách đã sử dụng tài sản cố
định).
Nghịch đảo của HS là mức trang bị VCĐ cho công nhân.
- 66 -
d. Các chỉ tiêu sử dụng tài sản cố định theo số lượng, thời gian và năng suất :
• Chỉ tiêu sử dụng tài sản cố định theo số lượng (chủ yếu là máy móc thiết bị):
Xác định bằng tỷ số giữa số lượng tài sản cố định bình quân trong danh sách thực tế làm
việc với số lượng tài sản cố định bình quân trong danh sách hiện có hoặc theo kế hoạch của
doanh nghiệp.
• Chỉ tiêu sử dụng tài sản cố định theo thời gian : có thể tính cho 1 ca (hay 1
năm), xác định bằng tỷ số giữa số thời gian tài sản cố định thực tế làm việc trong 1 ca (hay 1
năm) với thời gian 1 ca (hay 1 năm).
• Chỉ tiêu sử dụng tài sản cố định theo năng suất : xác định bằng tỷ số giữa
năng suất trung bình đạt được với năng suất theo định mức.
III. VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Khái niệm và phân loại vốn lưu động :
a. Khái niệm : Vốn lưu động là biểu hiện của tài sản lưu động và tài sản lưu
thông.
Tài sản lưu động giữ chức năng đối tượng lao động, nó tham gia vào quá trình sản
xuất - kinh doanh chỉ có một lần. Về mặt giá trị : sau một chu kỳ tham gia vào quá trình sản
xuất - kinh doanh thì nó chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ do chính nó tạo ra (thu được tiền về).
b. Phân loại : Vốn lưu động của một doanh nghiệp thường bao gồm :
- Vốn lưu động nằm trong lãnh vực dự trữ : nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán
thành phẩm, dụng cụ, phụ tùng...
- Vốn lưu động nằm trong lãnh vực sản xuất : sản phẩm dở dang.
- Vốn lưu động nàm trong lãnh vực lưu thông : thành phẩm, tiền gửi
ngân hàng, tiền mặt tại quỹ, các khoản phải thu, tạm ứng...
Vốn lưu động luôn vận động từ lãnh vực này sang lãnh vực khác một cách liên tục,
có chu kỳ, theo trình tự sau:
Tiền (1)- dự trữ cho sản xuất, kinh doanh - sản xuất, kinh doanh - sản phẩm, dịch vụ -
tiền (2)
Vốn lưu động nằm trong lãnh vực dự trữ
Vốn lưu động nằm trong lãnh vực sản xuất
Vốn lưu động nằm trong lãnh vực lưu thông
Tổng thời gian vốn lưu động nằm trong lănh vực sản xuất và lưu thông hợp thành
một vòng chu chuyển vốn lưu động.
Nếu thời gian thanh toán dài một tháng thì chu kỳ trên là một tháng.
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thay đổi theo loại hình, tính chất và quy mô của doanh
nghiệp, như:
- Các doanh nghiệp sản xuất có tỷ lệ vốn cố định cao hơn vốn lưu động trong
tổng số vốn của doanh nghiệp.
- Một số doanh nghiệp đặc thù như : du lịch, khai thác vận tải... hầu như
100% là vốn cố định.
- Các doanh nghiệp kinh doanh vốn tồn tại chủ yếu dưới hình thức vốn lưu
động.
- 67 -
2. Xác định nhu cầu vốn lưu động.
a.Yêu cầu :
- Phải xuất phát từ hoạt động và phải đảm bảo cho nhu cầu hoạt động của
doanh nghiệp.
- Phải đảm bảo tiết kiệm cho sản xuất.
- Phải đảm bảo cân đối với các chỉ tiêu dự báo của doanh nghiệp.
b. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động : đối với từng bộ phận cấu
thành vốn lưu động.
• Đối với nhóm liên quan đến quá trình sản xuất như : nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm mua ngoài, bao bì, vật liệu bao bì...
khi xác định cần chú đến dự báo về sản xuất kinh doanh, dự báo về giá thành, công tác tổ
chức... của doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động.
Vsx = Csx x Td x Kv
Vsx : Vốn lưu động sản xuất.
Css : Chi phí sản xuất bình quân ngày đêm.
Td : Thời gian dung vốn cần thiết, như đối với vật tư là số ngày
dự trữ, đối với sản phẩm làm dở là chu kỳ sản xuất.
Kv : Hệ số tiết kiệm vốn do thực hiện các biện pháp tăng nhanh
vòng quay từng loại vốn.
• Đối với nhóm ít liên quan đến sự biến động của sản xuất như : phụ tùng
thay thế, công cụ lao động, thành phẩm, tồn quỹ tiền mặt, vốn thanh toán... Để xác định
được có thể dựa vào nhu cầu thực tế và việc áp dụng các biện pháp tổ chức sử dụng hợp lí
vốn này.
3. Các chỉ tiêu đặc trưng cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
a. Mức nhu cầu về vốn lưu động tính cho 1 đồng giá trị sản lượng: Mt =
Vt
G
.
Vt : nhu cầu trung bình về vốn lưu động của kỳ tính toán (năm), được tính như
sau:
⎡V V⎤ 1
Vt =⎢ d Vt c⎥
Vd : lượng dư vốn lưu động ở đầu năm.
Vt : tổng số dư vốn lưu động từ đầu tháng 2 đến tháng 12 (tức của tháng 11).
Vc : số lượng dư vốn lưu động ở cuối năm.
G : giá trị sản lượng đạt được ở kỳ đang xét.
b. Số vòng quay vốn lưu động ở thời kỳ đang xét : n =
c. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động : t =
d. Hiệu quả kinh tế của việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động :
Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động tăng lên sẽ làm cho các chỉ tiêu : khối lượng
sản phẩm hoàn thành, năng suất lao động, lợi nhuận và mức doanh lợi của doanh nghiệp
tăng lên.
Số vốn lưu động tiết kiệm được khi tăng nhanh vòng quay vốn lưu động có thể tính
theo công thức :
H=
G
Tn
t 1−t 2
hay
H=
G
365
t1− t 2
- 68 -
Tn = 365 ngày : số ngày trong năm.
t1, t2 : thời gian của một vòng quay vốn lưu động ở kỳ 1 và kỳ 2.
IV. NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP :
1. Các nguồn gốc hình thành vốn của doanh nghiệp, bao gồm :
• Vốn ban đầu và vốn lưu động : cần thiết cho việc bắt đầu hoạt động sản xuất kinh
doanh và đủ để duy trì hoạt động đó.
• Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, cần có nguồn vốn để mở rộng doanh nghiệp,
khi đó doanh nghiệp có thể được bổ sung bằng các nguồn vốn mô tả ở sơ đồ sau:
Nguồn vốn sản xuất kinh doanh bổ sung
Nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp
Nguồn vốn từ bên ngoài
Vốn từ
lợi
Vốn từ
các
Vốn
từ trì
Vốn từ
các
Các
khoản
Bằng
phát
Bằng tín dụng
nhuận
khoản
hoãn
khoản
nợ ổn
hành
Tín
Tín
trích để
lại
khấu
hao
đầu
tư và
vay nợ
chưa
định
cổ
phiếu
dụng dụng
ngân
nhờ
hợp
đến kỳ
trả
thương hàng
mại
lý
2. Các phương án cấu tạo nguồn vốn :
• Phương án cấu tạo giữa vốn tự có và vốn đi vay :
Phương án cấu tạo được đặc trưng bằng độ vay nợ V:
V=
Vv
Vtc
Vv : vốn vay của người khác.
Vtc : vốn tự có của doanh nghiệp.
Nếu V = 1 thì mức độ chịu đựng rủi ro của doanh nghiệp và chủ nợ như nhau.
Nếu V < 1 thì mức độ rủi ro của doanh nghiệp lớn hơn chủ nợ.
Nếu V > 1 thì mức độ rủi ro của doanh nghiệp nhỏ hơn chủ nợ. V càng tăng thì
mức độ rủi ro của chủ nợ càng lớn, và tình trạng thanh toán của doanh nghiệp càng bị xấu
đi.
• Phương án cấu tạo giữa vốn và sử dụng vốn :
Quy tắc :
- Quy tắc về sự phù hợp giữa lúc vốn đến và vốn lúc sử dụng vốn.
- Quy tắc về sự cân đối giữa vốn và các loại tài sản.
Giá trị tài sản cố định / Vốn tự có của doanh nghiệp≤ 1
Giá trị tài sản cố định / Vốn tự có của doanh nghiệp + vốn vay dài hạn≤ 1
Vốn lưu thông tiền tệ / Nợ ngắn hạn≥ 1
Vốn lưu động / Nợ ngắn hạn≥ 2
- 69 -
3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn :
a. Giảm bớt các phí tổn về vốn : Muốn vậy cần lựa chọn nguồn vốn có phí tổn
nhỏ nhất, thông thường đó là nguồn vốn nợ.
b. Giảm nhu cầu vốn, cụ thể :
- Xác định lượng tồn kho tối ưu để giảm nhu cầu cốn cho dự trữ.
- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cải tiến sản xuất để rút ngắn chu kỳ sản
xuất.
- Áp dụng biện pháp hành chính và kinh tế thích hợp nhằm giải quyết tốt khâu
thanh toán.
c. Phân bổ nguồn vốn hợp lý.
d. Nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp, bằng cách :
- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
- Cải tiến công nghệ hay hợp lý hóa hoạt động.
- Nâng cao trình độ hợp lý hóa hoạt động.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động.
- Vận dụng có hiệu quả các chính sách kích thích trong sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng thị trường...
- 70 -
Chương 9:
HOẠCH ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
CỦA DOANH NGHIỆP
I. TỔNG QUÁT VỀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là một đại lượng biểu hiện bằng tiền của các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí như: chi phí sử dụng
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Trong doanh nghiệp, giá thành sản phẩm được xem là một chỉ tiêu chất lượng
có tính tổng hợp, nó phản ánh toàn bộ tình hình sử dụng nguyên vật liệu, trình độ tổ chức
sản xuất, tổ chức lao động và trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm càng
hạ thấp biểu hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng được nâng
cao.
Giá thành sản phẩm còn là cơ sở để lựa chọn các phương án sản xuất kinh
doanh, các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Nó còn là căn cứ để xây dựng giá bán sản phẩm
và là cơ sở để xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.
2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
a. Phân loại theo công dụng của chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên
vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng và các vật liệu khác sử dụng cho việc sản xuất sản
phẩm, cho các công trình cung cấp lao vụ, dịch vụ, các công trình xây dựng cơ bản (đối với
doanh nghiệp hành nghề xây dựng cơ bản)
- Chi phí nhân công trực tiếp: tiền công, tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm
xã hội trả cho người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm, trực tiếp thực hiện các công trình
lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí sản xuất chung: chi phí phục vụ cho công tác điều hành, quản lý sản
xuất ở các phân xưởng sản xuất và các chi phí hỗ trợ chung cho công việc sản xuất sản
phẩm trong toàn doanh nghiệp. Cụ thể chi phí này bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
Ba khoản mục chi phí nói trên là cơ sở để tính giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí liên quan đến việc điều hành,
quản lý chung cho toàn doanh nghiệp. Cụ thể chi phí này bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý
+ Chi phí vật liệu quản lý
+ Chi phí đồ dùng văn phòng
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Thuế, phí và lệ phí
+ Chi phí dự phòng
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
- 71 -
- Chi phí báng hàng: gồm các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm
như:
+ Chi phí nhân viên
+ Chi phí vật liệu bao bì
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng là hai khoản mục chi phí
dùng để tính lãi (lỗ) của doanh nghiệp.
b. Căn cứ mối quan hệ giữa chi phí với sản lượng
- Biến phí(chi phí biến đổi) VC: là chi phí tăng giảm theo cùng một tỷ lệ với
lượng sản phẩm, ví dụ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ch phí nhân công trực tiếp (nếu trả
lương theo sản phẩm)
- Định phí (chi phí cố định) FC: là chi phí không tăng giảm được hoặc chỉ tăng
giảm rất ít và không theo cùng tỷ lệ với sản lượng, ví dụ chi phí sản xuất chung, chi phí
quản lý doanh nghiệp...
c. Căn cứ vào phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành
- Chi phí trực tiếp: là các chi phí liên quan đến việc chế tạo từng loại sản phẩm
và được tính thẳng vào giá thành đơn vị sản phẩm, ví dụ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí công nhân trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp: là các chi phí không có liên quan đến việc chế tạo từng loại
sản phẩm cá biệt mà có liên quan đến hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, của doanh
nghiệp và được tính vào giá thành một cách gián tiếp theo phương pháp phân bổ. Ví dụ: chi
phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp
d. Căn cứ vào cấu thành của chi phí
- Chi phí đơn thuần: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công nhân trực tiếp
- Chi phí tổng hợp: chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung
II. HOẠCH ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Phương pháp giản đơn
Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ chế tạo một loại sản phẩm, có thể tính giá
thành sản phẩm bằng cách lấy tổng chi phí chia cho tổng sản lượng sản phẩm.
Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ chế tạo nhiều loại sản phẩm, không tách
riêng được các chi phí, ta có thể tập trung 3 khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu, chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thành một nhóm chi phí. Từ đó dùng
phương pháp hệ số để tính giá thành từng loại sản phẩm cùng một nhóm, các sản phẩm này
có thể so sánh với nhau dễ dàng, do đó ta có thể xác định hệ số của từng loại sản phẩm.
Ví dụ: Tổng chi phí về nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung của một doanh nghiệp là 20 triệu đồng/ năm. Doanh nghiệp sản xuất 4 loại sản phẩm
với sản lượng năm như sau:
Loại sản phẩm
A
B
C
D
Sản lượng
50 đơn vị
100 đơn vị
100 đơn vị
150 đơn vị
- 72 -
Hệ số
2
1
2
4
Để tính giá thành sản phẩm ta tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Xác định tổng sản lượng sản phẩm quy ước theo công thức sau:
Q∑ qi.hi
i1
n: số loại sản phẩm.
qi: số lượng sản phẩm loại i.
hi: hệ số của sản phẩm loại i.
Q: tổng sản phẩm quy ước.
Vậy theo ví dụ trên:
Q (50 2) (1001) (100 2) (150 4) 1000 đơn vị.
+ Bước 2: Xác định giá thành một đơn vị sản phẩm quy ước bằng cách lấy tổng chi
phí chia cho từng sản lượng sản phẩm quy ước.
Vậy giá thành một đơn vị sản phẩm quy ước là:
20.000.000
1.000
20.000 đồng
+ Bước 3: Xác định giá thành từng đơn vị sản phẩm bằng cách lấy hệ số từng loại sản
phẩm nhân với giá thành một đơn vị sản phẩm quy ước.
Giá thành đơn vị sản phẩm A: 2 20.000 40.000 đồng
Giá thành đơn vị sản phẩm B:1 20.000 20.000 đồng
Giá thành đơn vị sản phẩm C: 2 20.000 40.000 đồng
Giá thành đơn vị sản phẩm D: 4 20.000 80.000 đồng
+ Bước 4: Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm bằng cách lấy sản lượng từng loại
nhân với giá thành từng đơn vị sản phẩm.
Theo ví dụ trên ta có:
- Sản phẩm A: 50 40.000 2.000.000 đồng
- Sản phẩm B: 100 20.000 2.000.000 đồng
- Sản phẩm C: 100 40.000 4.000.000 đồng
- Sản phẩm D: 150 80.000 12.000.000 đồng
Tổng cộng:
20.000.000 đồng
2. Phương pháp hoạch định giá thành theo khoản mục
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp chế tạo nhiều loại sản
phẩm khác nhau và các chi phí có thể tách riêng hình thứceo từng khoản mục.
Để hoạch định giá thành đơn vị sản phẩm, ta tính chi phí cho từng khoản mục sau
đây:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng dùng để trực tiếp chế tạo ra sản phẩm...
Chi phí nguyên
vật liệu cho một
đvsp
Định mức
hao nguyên vật
liệu cho một đvsp
Đơn giá
nguyên
vật liệu
Tổng giá
Tổng
Tổng
Tổng
Giá
mua theo + phí vận + phí
+
chi phí -
trị
Đơn giá
hóa đơn
chuyển
bốc xếp
khác
thu hồi
nguyên
=
vật liệu
Trọng lượng nguyên vật liệu
mua theo hóa đơn
Trọng lượng nguyên
vật liệu hao hụt
cho phép theo định mức
- 73 -
Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ có thể tính như chi phí nguyên vật liệu chính
trong trường hợp vật liệu phụ dùng chung cho nhiều loại sản phẩm, không thể tách riêng
được, ta dùng các phương pháp phân bổ sau đây:
- Phân bổ theo tỷ lệ so sánh với nguyên vật liệu chính: loại sản phẩm nào sử
dụng nguyên vật liệu chính nhiều hơn, ta phân bổ nguyên vật liệu phụ nhiều hơn và ngược
lại.
- Phân bổ theo tỷ lệ so với giờ máy chế tạo: loại sản phẩm nào sử dụng giưò
máy chế tạo nhiều hơn ta phân bổ nguyên vật liệu phụ nhiều hơn và ngược lại.
- Phân bố với tỷ lệ so với số lượng thành phẩm: loại sản phẩm nào có số lượng
thành phẩm nhiều hơn, ta phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ nhiều hơn và ngược lại.
Ví dụ: Tại một doanh nghiệp, tổng chi phí nguyên vật liệu phụ là 40 triệu đồng được
phân bổ cho mỗi loại sản phẩm theo bảng sau:
Loại sản phẩm
Tổng cộng
Số lượng
1000 đơn vị
600 đơn vị
1500 đơn vị
900 đơn vị
4000 đơn vị
Chi phí nguyên vật liệu phụ (đồng)
(40.000.000:4.000) 1.000 = 10.000.000
(40.000.000:4.000) 600 = 600.000
(40.000.000:4.000) 1.500 = 15.000.000
(40.000.000:4.000) 900 = 9.000.000
40.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiiền lương, phụ cấp và bảo hiểm xã
hội trả cho người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm.
+ Trường hợp 1: Doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương sản phẩm, chi phí
tiền lương lao động trực tiếp chính là đơn giá tiền lương tổng hợp trả cho từng đơn vị sản
phẩm.
+ Trường hợp 2: Doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, ta
phân bổ chi phí này theo thời gian lao động hao phí để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm. Loại sản
phẩm nào có thời gian lao động nhiều hơn được phân bổ chi phí lương nhiều hơn và ngược
lại.
+ Về bảo hiểm xã hội: theo chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế hiện
hành, hàng tháng căn cứ vào quỹ lương thực tế trả cho công nhân viên, doanh nghiệp trích
ra các khoản sau đây:
Bảo hiểm xã hội 20% (trong đó doanh nghiệp chịu 15% và CNV
chịu 5%)
Bảo hiểm y tế 3% (trong đó doanh nghiệp chịu 2% và CNV chịu
1%)
Kinh phí công đoàn 2% (doanh nghiệp chịu)
- Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí không có quan hệ trực tiếp đến việc chế
tạo từng loại sản phẩm riêng biệt mà có quan hệ đến việc phục vụ sản xuất và quản lý
chung. Nội dung của chi phí sản xuất chung gồm có:
Khấu hao tài sản cố định dùng cho việc sản xuất sản phẩm.
Tiền lương và bảo hiểm xã hội trả cho nhân viên phân xưởng,
cán bộ kỹ thuật, công nhân sửa chữa thuộc phân xưởng.
Chi phí vật liệu phụ, phụ tùng, nhiên liệu sử dụng chung cho
máy móc thiết bị và công tác quản lý phân xưởng.
Phân bổ công cụ lao động dùng cho sản xuất.
- 74 -
Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị dùng cho sản xuất.
Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị dùng cho sản xuất.
Chi phí bảo quản, sửa chữa thường xuyên nhà cửa, vật kiến trúc
thuộc phân xưởng.
Chi phí bảo hộ lao động.
Chi phí bồi dưỡng nóng, độc hại cho CNV.
Chi phí dịch vụ thuê người.
Các chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất chung là loại chi phí gián tiếp, vì vậy để tính chi phí này cho từng
loại sản phẩm phải lựa chọn phương pháp phân bổ thích hợp. Các phương pháp thường
dùng là:
+ Phân bổ theo tỷ lệ với trọng lượng thành phẩm.
+ Phân bổ theo tỷ lệ với trọng lượng nguyên vật liệu chính.
+ Phân bổ theo giờ máy hao phí.
+ Phân bố theo năng suất máy.
+ Phân bố theo ngày công của công nhân.
+ Phân bổ theo tỷ lệ tiền lương của công nhân trực tiếp.
+ Phân bổ hỗn hợp.
Ví dụ: Tổng chi phí sản xuất chung của một doanh nghiệp là 7.450.000 đồng được
phân bổ theo tiền lương nhân công trực tiếp như sau:
Sản Sản lượng Tiền lương công
Hệ số
Sản lượng
Chi phí mỗi
Chi phí mỗi
phẩm
(cái)
nhân trực tiếp (đ) phân bổ
hệ số
đơn vị SLHS
ĐVSP
(đ)
(đ)
A
100
1.000
1
100
10.000
B
C
D
150
50
250
1.400
1.200
1.500
1,4
1,2
1,5
210
60
375
7.450.000/745
=10.000
14.000
12.000
15.000
III. CÁC BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Hạ giá thành sản phẩm là giảm là giảm mức các khoản chi phí sản xuất ra sản phẩm.
Hạ giá thành sản phẩm có tác dụng nâng cao đời sống CBC NV của doanh nghiệp. Mặc
khác hạ giá thành sản phẩm được xem là một động lực để doanh nghiệp tăng khả năng cạnh
tranh, tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường.
Đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau
đây:
- Nghiên cứu cơ cấu giá thành, là nghiên cứu tỷ trọng của từng khoản mục giá thành
so với giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm từ đó xác định trọng điểm hạ giá thành.
- Nghiên cứu khoản mục giá thành của những thời kỳ trước để tìm ra các nguyên
nhân làm tăng giảm giá thành, phát hiện các khả năng nhằm hạ giá thành.
- Đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
- Tính toán tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm do áp dụng các biện pháp.
Để hạ giá thành sản phẩm chúng ta có thể sắp xếp thành 3 nhóm biện pháp sau đây:
1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Cần tập trung giải quyết hai vấn đề sau:
a. Giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm bằng các
biện pháp như:
- Tổ chức việc cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu
- 75 -
- Tổ chức các kho hợp lý, thuận tiện cho việc nhập, bảo quản, thu hồi và kiểm
kê nguyên vật liệu.
- Tổ chức cấp phát, theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguyên
vật liệu theo định mức, bảo quản tiết kiệm.
- Tổ chức tốt vận chuyển nguyên vật liệu trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tổ chức việc thu hồi và tận dụng triệt để phế liệu, phế phẩm.
- Giáo dục ý thức thực hành tiết kiệm nguyên vật liệu cho tập thể cán bộ công
nhân viên của doanh nghiệp.
- Xây dựng chế độ khen thưởng do tiết kiệm nguyên vật liệu hợp lý.
- Cải tiến máy móc thiết bị.
- Áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
b. Giảm đơn giá nguyên vật liệu bằng các biện pháp:
- Đàm phán để giảm giá mua nguyên vật liệu.
- Giảm chi phí vận chuyển, bốc đỡ, đóng gói.
- Bảo quản nguyên vật liệu tốt, giảm chi phí bảo quản nguyên vật liệu.
- Giảm các chi phí liên quan khác lien quan đến việc giao dịch trước khi mua,
chi phí kiểm nghiệm trước khi nhập kho.
- Tận thu phần giá trị nguyên vật liệu thu hồi.
- Sử dụng nguyên vật liệu thay thế khi cần thiết.
Tỷ lệ hạ giá thành do tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu được tính theo công
thức sau đây:
∆Znvl
Ds.Dgs
Dt.Dgt
− 1
Nt
Zt
∆Znvl : tỷ lệ hạ giá thành do tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
Dt, Ds: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm trước và
sau khi áp dụng biện pháp.
Dgt, Dgs: Đơn giá nguyên vật liệu trước và sau khi áp dụng biện pháp.
Nt: Chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm trước khi áp dụng biện
pháp.
Zt: Giá thành đơn vị sản phẩm trước khi áp dụng biện pháp.
Ví dụ: Tính tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp do áp dụng biện
pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu căn cứ vào số liệu sau:
CHỈ TIÊU
1. Định mức tiêu hao nguyên vật
ĐƠN VỊ
TÍNH
kg
TRƯỚC KHI ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP
0,5
SAU KHI ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP
0,4
liệu cho một đơn vị sản phẩm
2. Đơn giá nguyên vật liệu.
3. Giá thành đơn vị sản phẩm
đ/kg
đ/sp
10.000
12.000
8.000
Ta có:∆Znvl (0,4 8.000) /(0,510.000)− 1 5.000 /12.000 0,15 hay 15%.
Vậy theo biện pháp này tỷ lệ hạ giá thành là 15%.
2. Tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiền lương nhân công trực tiếp tính cho
một đơn vị sản phẩm.
Tăng năng suất lao động là tăng số lượng sản phẩm chế tạo ra trong một đơn vị thời
gian hoặc giảm thời gian lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Trong trường
- 76 -
hợp tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân của công nhân
trực tiếp chi phí tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống.
Để tính tỷ lệ hạ giá thành do tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền
lương bình quân ủa công nhân trực tiếp ta áp dụng công thức sau:
∆Zw
TLs Ws
TLt Wt
− 1
Lt
Zt
∆Zw : tỷ lệ hạ gí thành do tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng
tiền lương bình quân của công nhân trực tiếp.
TLt, TLs: tiền lương bình quân của một nhân công trực tiếp trước và sau khi
áp dụng biện pháp.
Wt, Ws: năng suất lao động của một công nhân trực tiếp trước và sau khi áp
dụng biện pháp.
Lt: chi phí tiền lương công nhân trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm.
Zt: Giá thành một đơn vị sản phẩm trước khi áp dụng biện pháp.
3. Tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm
Chi phí sản xuất chung là định phí do đó khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho chi phí
sản xuất chung tính cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống.
Tỷ lệ hạ giá thành do áp dụng biện pháp này được tính theo công thức sau:
∆Zq
− 1
CPt St
Ct
Zt
∆Zq : tỷ lệ hạ giá thành do tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất chung tính
cho một đơn vị sản phẩm.
CPt, CPs: tổng chi phí sản xuất chung trước và sau khi áp dụng biện pháp.
St, Ss: tổng sản lượng trước và sau khi áp dụng biện pháp.
Ct: chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm trước khi áp dụng biện pháp.
Zt: giá thành một đơn vị sản phẩm trước khi áp dụng biện pháp.
Ví dụ: Tính tỷ lệ hạ giá thành do tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất chung
tính cho một đơn vị sản phẩm căn cứ vào tài liệu sau:
CHỈ TIÊU
1. Tổng chi phí sản xuất chung.
2. Tổng sản lượng.
3. Giá thành đơn vị sản phẩm
ĐƠN VỊ
TÍNH
đồng/năm
cái/năm
đồng/cái
TRƯỚC KHI ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP
1.200.000
2.500
12.000
SAU KHI ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP
1.440.000
3750
∆ (1.440.000 /1.200.000) (3750 / 2500)− 1 (4.800 / 12.000 0,08
Vậy do áp dụng biện pháp này giá thành đơn vị sản phẩm hạ 8%.
Ngoài ra phương pháp này còn áp dụng được cho những khoản mục định phí khác
như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hang nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận
thuần của doanh nghiệp.
Tổng hợp lại bằng cách cộng những tỷ lệ hạ giá thành đã tính toán ở trên ta xác định
được tỷ lệ hạ giá thành do áp dụng tất cả các biện pháp kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp.
- 77 -
Chương 10.
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO
DOANH NGHIỆP
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO DOANH
NGHIỆP
Lựa chọn địa điểm là quyết định đầu tiên và quan trọng nhất trong mọi quá trình hoạch
định chiến lược cho doanh nghiệp.Quyết định về địa điểm doanh nghiệp được coi là
quan trong nhất vi các ly do sau:
- Xác định địa điểm có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của doanh nghiệp,nếu lựa
chọn sai sẽ rất khó khắc phục
- Xác định địa điểm có ảnh hưởng lớn đến các chi phí (cả định phí và biến phí) cũng
như thu nhập và các hoạt động của doanh nghiệp. Chọn nhầm sẽ làm tăng chi phí vận
chuyển, tăng chi phí sản xuất,làm giảm ưu thế cạnh tranh.
Tuy nhiên các doanh nghiệp không thể xác định địa điểm tốt nhất mà thông thường
chỉ xác định được địa điểm có thể chấp nhận được.
Các doanh nghiệp chọn địa điểm mới trong các trường hợp sau :
- Doanh nghiệp muốn tăng năng lực sản xuất, đầu tư thêm thiết bị mà vị trí hiện tại
không còn đủ không gian để mở rộng.
- Doanh nghiệp muốn mở rộng cơ sở sản xuất mới để duy trì và mở rộng thị phần hoặc
ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào thị trường.
- Doanh nghiệp mới thành lập, cần xác định địa điểm cho doanh nghiệp tọa lạc
- Doanh nghiệp cần thay đổi địa điểm do địa điểm cũ có nhiều bất lợi ảnh hưởng đến
sản xuất kinh doanh. Trường hợp này phải so sánh chi phí dịch chuyển và lợi nhuận thu
được ở vị trí mới so với vị trí cũ.
II. QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO DOANH NGHIỆP
Căn cứ vào quy mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp để quyết định phương
án lựa chọn.Quá trình lựa chọn tổng quát có thể tiến hành theo các bước như sau :
Bước 1: Xác định các tiêu chuẩn dung để đánh giá khi lựa chọn phương án như:
tăng lợi nhuận hay khả năng phục vụ cho xã hội, cần bố trí gần thị trường tiêu thụ hay gần
vùng nguyên liệu...
Bước 2: Trên cơ sở các tiêu chuânr đã xác định ở bước1,xác định yếu tố nào hay
tiêu chuẩn nào quan trọng cần ưu tiên xét chọn.
Ví dụ: Doanh nghiệp công nghiệp thường quan tâm đến yếu tố chi phí sản xuất và
vận chuyển.
Doanh nghiệp dịch vụ lại thường quan tâm đến yếu tố gần thị trường.
Doanh nghiệp vận tải thường quan tâm đến yếu tố cơ sở hạ tầng...
Bước 3: Phát triển các phương án xác định địa điểm, đề xuất các vùng địa phương
có thể lựa chọn.
Bước 4: Xác định khu vực của địa điểm.
Bước 5: Xác định địa điểm cụ thể các phương án định chọn
Bước 6: Đánh giá các phương án đã chọn
III.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LƯẠ CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí của doanh nghiệp tuy nhiên
thông thường người ta căn cứ vào 3 yếu tố chủ yếu sau:
- 78 -
* Gần nguồn nguyên liệu :Loại doanh nghiệp cần dùng nguyên liệu tại chỗ như
doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản hoặc khai thác hầm mỏ thì phải đặt doanh
nghiệp tại vùng có nguyên liệu, hoặc các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tươi
sống như công nghệ đồ hộp, rau quả tươi chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu sữa.
* Gần thị trường tiêu thụ: Đây cũng là một phần của chiến lược cạnh tranh.Các
doanh nghiệp cần đặt mạnh yếu tố gần thị trường tiêu thụ lên hàng đầu bao gồm:
+ Các doanh nghiệp dịch vụ như các siêu thị,khách sạn,nhà hàng ,bưu điện, trạm
xăng,bệnh viện, trường học...
+ Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khó vận chuyển,hoặc sản xuất các sản
phẩm cần đảm bảo tươi sống như thực phẩm,hoa tươi,cây cảnh...hoặc các sản phẩm dễ vỡ.
Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tăng trọng như các loại nước giải
khát,bia,rượu cũng cần đặt gần thị trường.
* Gần nguồn lao động: Khi xét đến nguồn lao động cần quan tâm đến nguồn lao
động có sẵn ở địa phương, năng suất lao động,thái độ và tác phong công nghiệp của người
lao động,mức sống của dân cư.
* Các yếu tố khác
+ Khí hậu,thời tiết
+ Cơ cấu thuế, phương thức thu thuế
+ Cơ sở hạ tầng
+ Sự khác biệt về trình độ văn hóa, tập quán và ngôn ngữ
+ Các yếu tố xã hội:thái độ của chính phủ,của chính quyền địa phương...
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỂ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM DOANH
NGHIỆP
1. Phương pháp cho điểm có trọng số(Weighting Approach)
Phương pháp cho điểm quan trọng số tiến hành theo các bước sau:
-Liệt kê các yếu tố quan trọng cần phải xét
-Phân bố cho mỗi yếu tố một trọng số(hệ số) tùy theo tầm quan trọng của chúng
-Xây dựng thang điểm cho từng yếu tố
-Khi đánh giá cần tiến hành cho điểm các vị trí định lựa chọn theo từng yếu tố
-Lấy các điểm đã đánh giá theo từng yếu tố nhân với trọng số của yếu tố đó.
-Tổng hợp số điểm đã quy đổi ở từng vị trí và chọn vị trí nào tổng số điểm cao nhất.
2. Phương pháp điểm hòa vốn
Phương pháp này tiến hành theo 3 bước;
- Xác định biến phí và định phí của các vị trí định lựa chọn.
- Vẽ các đường tổng chi phí của từng vị trí định lựa chọn lên cùng một đồ thị.
- Căn cứ vào sản lượng định sản xuất đối chiếu lên đồ thị, địa điểm nào có chi phí
thấp nhất thì chọn địa điểm đó.
3. Phương pháp tọa độ một chiều
Giả sử doanh nghiệp đã có sẵn một số cơ sơ sản xuất nằm trên một trục nào đó,
chẳng hạn dọc trên đường quốc lộ .Bây giờ cần chọn một địa điểm để xây dựng một cơ sở
mới. Vì cần phối hợp tốt với các cơ sở hiện có nên cơ sở mới được tính như sau:
L
∑Wi d i
L:tọa độ cơ sở mới
W:lượng vận chuyển đến cơ sơ i
- 79 -
d :tọa độ của cơ sở I so với một điểm nào đó llâys làm gốc tọa độ (chẳng hạn so với
nhà máy).
W: tổng lượng vận chuyển đến n cơ sở.
4. Phương pháp tọa độ hai chiều
Trường hợp các cơ sở cũ không nằm trên một trục mà phân tán ở nhiều nơi thì để xác
định địa điểm cơ sở mới ta nên dùng phương pháp tọa độ hai chiều có xét đến tương quan
vận chuyển hàng hóa.
C x
C y
1
W
1
W
∑Wi d
i1
∑Wi d
i1
ix
iy
C,C:tọa độ x và tọa độ y của cơ sở mới
d,d:tọa độ x và tọa độ y của cơ sở mới lấy theo bản đồ
W:lượng vận chuyển đến cơ sơ i
W:tổng lượng vận chuyển đến n cơ sở
5. Phương pháp sử dụng bài toán vận tải
Phương pháp tọa độ một chiều và tọa độ hai chiều tuy có xét đến lượng vận
chuyển nhưng chưa xét đến chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển không những phụ thuộc
vào lượng vận chuyển mà còn phụ thuộc vào phương thức vận chuyển chất lượng đường
giao thông và cự ly vận chuyển.
Mặt khác tại một địa điểm định phí,biến phí cuãng khác nhau. Do đó cần xem xét
vấn đề một cách toàn diện hơn, tức là có xét đến chi phí sản xuất cộng với chi phí vận
chuyển.
Các bước tiến hành giai toán vận tải như sau :
Bước 1. Lập phương án cơ sở ban đầu.
Bước 2. Kiểm tra tính tối ưu của phương án. Nếu đạt thì đó là phương án được chọn
nếu không thì chuyển sang bước 3(bước điều chỉnh).
Bước 3. Điều chỉnh phương án bằng phương pháp thế vị. Quay lại bước 2 và tiếp tục
cho đến khi tìm dược phương án tối ưu.
- 80 -
Chương 10. NHỮNG
VẤN ĐỀ CƠ SỞ TRONG KINH TẾ ĐẦU TƯ
I. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
Mọi hoạt động đầu tư đều liên quan đến phí tổn và thu lợi. Đó là vốn, vật tư, nhân lực
v.v... và các sản phẩm của dự án như các loại hàng hóa và dịch vụ. Để thuận lợi cho việc
đánh giá các hoạt động đầu tư người ta xem xét giá trị của các phí tổn và thu lợi đó qua các
đơn vị tiền tệ và chúng được gọi là các chi phí và thu nhập. Hơn nữa các chi phí và thu nhập
đó lại xảy ra ở những thời điểm khác nhau, do đó phải xét đến vấn đề giá trị theo thời gian
của tiền tệ (the time value of money). Nói một cách khác, nghĩa chính xác của đồng tiền
phải được xét cả hai khía cạnh: số lượng và thời gian.
Giá trị theo thời gian của đồng tiền được biểu hiện qua lãi suất. Trong thị trường vốn, lãi
suất được sử dụng trong quá trình trao đổi vốn giữa các khoảng thời gian.
1. Tính toán lãi tức
a. Lãi tức
(Lãi tức) = (Tổng số tiền tích lũy) - (Vốn đầu tư ban đầu)
b. Lãi suất
(Lãi suất) = (Lãi tức trong một đơn vị thời gian)/ (Vốn gốc). 100%.
c. Sự tương đương
Từ lãi suất chúng ta có thể thiết lập lại khái niệm tương đương. Đó là: những số
tiền khác nhau ở các thời điểm khác nhau có thể bằng nhau về giá trị kinh tế. Ví dụ: nếu lãi
suất là 10% một năm thì 1 triệu đồng hôm nay sẽ tương đương với 1,1 triệu đồng sau 1 năm.
Phương thức thiết lập tương đương có thể áp dụng cho một số năm về sau hoặc
một số năm về trước.
d. Lãi tức đơn
I = P.S.N
P: số vốn cho vay (đầu tư)
S: lãi suất đơn
N: số thời đoạn trước khi thanh toán (rút vốn)
e. Lãi tức ghép
Tổng vốn và lãi sau 1 thời đoạn: P + P.i = P(1 + i)
Tổng vốn và lãi sau 2 thời đoạn: P(1+i) + P(1+i)i = P(1 + i) 2
...
Tổng vốn và lãi sau N thời đoạn: P(1 + i) n
Ví dụ: Một người vay 2 triệu đồng trong 6 tháng với lãi suất 1,2% tháng. Hãy tính số
tiền anh ta phải trả cuối tháng thứ 6 trong 2 trường hợp:
- Tính theo lãi tức đơn: số tiền cả vốn lẫn lãi anh ta phải trả là:
2 + 2.0,012.6 = 2,144 triệu đồng
- Tính theo lãi tức ghép:
2(1 + 0,012) 6 = 2,148 triệu đồng
2. Biểu đồ dòng tiền tệ
a. Khái niệm
Các khoản thu, chi của một cá nhân, một gia đình hay của một doanh nghiệp
thường xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong một khoảng thời gian dài nào đó. Để
thuận lợi cho việc tính toán người ta biểu diễn các khoản thu, chi đó trên một biểu đồ gọi là
biểu đồ dòng tiền tệ. Các khoản thu, chi đó gọi là dòng tiền tệ CF (Cash - Flows).
- 81 -
Quy ước:
- Khoản thu nhập là dòng tiền tệ dương
- Khoản chi phí là dòng tiền tệ âm
- Ở mỗi thời đoạn:
(Dòng tiền tệ ròng) = (Khoản thu) - (Khoản chi)
- Các dòng tiền tệ đều xảy ra ở cuối thời đoạn
b. Ký hiệu
Biểu đồ dòng tiền tệ (Cash - Flows Diagrams) là một đồ thị biểu diễn các CF theo
thời gian. Thang thời gian được đánh số theo thời đoạn 1, 2, 3,... Mũi tên hướng lên biểu thị
CF dương, mũi tên hướng xuống biểu thị CF âm.
Các ký hiệu :
P: giá trị hoặc tổng số tiền ở một cột mốc thời gian quy ước nào đó được gọi
là hiện tại.
F: giá trị hoặc tổng số tiền ở một cột mốc thời gian quy ước nào đó được gọi
là tương lai.
A: Một chuỗi các giá trị tiền tệ có trị số bằng nhau (A1 =A2 =... =An =A) đặt ở
cuối các thời đoạn và kéo dài trong một số thời đoạn.
N: số thời đoạn (năm, tháng...)
i : lãi suất (luôn hiểu theo kiểu lãi suất kép nếu không có ghi chú)
3. Các công thức tính giá trị tương đương cho các dòng tiền tệ đơn và phân bố đều
F
- Cho P tìm F:
- Cho F tìm P:
1 2 3
Biểu đồ dòng tiền tệ giả định.
F P(1 i) n
N
- Cho A tìm F:
P F
1
(1 i) n
- Cho F tìm A:
- Cho A tìm P:
F A
A F
(1 i) n− 1
(1 i) n− 1
- Cho P tìm A:
P A
A P
i(1 i) n− 1
i(1 i) n
i(1 i) n
(1 i) n− 1
- 82 -
4. Cách phát biểu về lãi suất
Nhóm 1. Lãi suất phát biểu không có xác định thời đoạn ghép lãi. Khi đó lãi suất
được xem là lãi suất thực và thời đoạn ghép lãi lấy bằng thời đoạn phát biểu mức lãi.
Nhóm 2. Có xác định thời đoạn ghép lãi, thời đoạn đó ngắn hơn thời đoạn phát biểu
mức lãi và lãi suất không ghi là thực hay danh nghĩa. Khi đó lãi suất phát biểu được xem là
lãi suất danh nghĩa và thời đoạn ghép lãi lấy theo thời đoạn đã xác định.
Nhóm 3. Lãi suất phát biểu được ghi kèm theo là thực hay danh nghĩa. Nếu có thời
đoạn ghép lãi kèm theo thì lấy thời kỳ ghép lãi bằng giá trị đó. Nếu không ghi thời đoạn
ghép lãi thì lấy thời đoạn ghép lãi bằng thời đoạn phát biểu mức lãi.
5. Tính lãi suất thực
a. Tính lãi suất thực theo những thời đoạn khác nhau
i2 (1 i1 ) m− 1
i1: lãi suất có thời đoạn ngắn
i2: lãi suất có thời đoạn dài
m: số thời đoạn ngắn có trong thời đoạn dài
b. Tính chuyển lãi suất danh nghĩa sang lãi suất thực
i⎜1⎟− 1
⎝ m⎠
i: lãi suất thực trong thời đoạn tính toán
r: lãi suất danh nghĩa trong thời đoạn phát biểu
m: số thời đoạn ghép lãi trong một thời đoạn tính toán
II. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Đầu tư
- Theo quan điểm của chủ đầu tư (doanh nghiệp):
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh để từ đó thu được số vốn lớn hơn số vốn đã
bỏ ra thông qua lợi nhuận.
- Theo quan điểm xã hội (quốc gia):
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế - xã hội,
vì mục tiêu phát triển quốc gia.
* Chủ đầu tư: là cá nhân hoặc tổ chức có thư cách pháp nhân, được giao trách
nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước hoặc dự án có cổ phần chi phối
hoặc cổ phần đặc biệt của nhà nước: Chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước (tổng công ty,
công ty), cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức quản lý
dự án được người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao trách nhiệm trực tiếp quản lý sử
dụng vốn đầu tư.
- Đối với các dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
hoặc hợp tác xã: chủ đầu tư là công ty hoặc hợp tác xã.
- Đối với các dự án đầu tư của tư nhân: chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn.
- Đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài:
+ Chủ đầu tư là các bên hợp doanh (đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh
doanh).
+ Là hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp liên doanh).
- 83 -
+ Là tổ chức, cá nhân người nước ngoài bỏ toàn bộ vốn đầu tư (đối với doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài, các dự án BOT, BT).
2. Dự án đầu tư (Investment Project)
a. Định nghĩa
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến
hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác
định.
"Đối tượng" trong định nghĩa về dự án đầu tư nêu trên thường là một công trình xây
dựng được định nghĩa dưới đây:
b. Công trình xây dựng
- Định nghĩa: Công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với
đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển, thềm lục địa) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng,
thiết bị và lao động.
- Đặc điểm: Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công
trình, nằm trong một dây chuyền sản xuất công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tính đến việc
hợp tác sản xuất) để làm ra sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng nêu trong dự án.
3. Phân loại đầu tư (Investment Classification)
a. Theo chức năng quản trị vốn đầu tư
* Đầu tư trực tiếp
- Định nghĩa: Đầu tư trực tiếp là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực
tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra.
- Thực chất: Trong đầu tư trực tiếp người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là
một chủ thể.
- Đặc điểm: Do người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là một chủ thể nên
chính chủ thể này hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của chính mình.
Đầu tư trực tiếp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1987 (sửa đổi, bổ sung 1990, 1992, 1996).
* Đầu tư gián tiếp
- Định nghĩa: Đầu tư gián tiếp là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư không
trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra.
- Thực chất: Trong đầu tư gián tiếp người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là
khác chủ thể.
- Đặc điểm:
+ Người bỏ vốn thường là tổ chức, cá nhân cho vay vốn luôn có lợi nhuận do
thu lãi suất cho vay trong mọi tình huống của kết quả đầu tư, dù lãi hoặc lỗ đều không có
trách nhiệm pháp nhân.
+ Chỉ có nhà quản trị và sử dụng trong đầu tư gián tiếp là pháp nhân chịu trách
nhiệm về kết quả đầu tư.
+ Đầu tư gián tiếp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1987 (sửa đổi, bổ sung 1990, 1992,
1996).
+ Đầu tư gián tiếp như hoạt động tín dụng của các tổ chức ngân hàng, quỹ tín
dụng, quỹ tiền tệ...
b. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư
* Đầu tư phát triển
- 84 -
- Định nghĩa: Đầu tư phát triển là phương thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ
vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản.
- Thực chất: Sự gia tăng giá trị tài sản trong đầu tư phát triển nhằm tạo ra những
năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có vì mục tiêu phát triển.
- Ý nghĩa: Đối với các nước đang phát triển, đầu tư phát triển có vai trò quan
trọng hàng đầu, là phương thức căn bản để tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập quốc dân, tạo
ra việc làm và thu nhập cho người lao động.
Ví dụ: Đầu tư để tạo mới, nâng cấp, cải tạo hoặc mở rộng đường xá, cầu cống,
doanh nghiệp sản xuất, cơ sở dịch vụ...
* Đầu tư dịch chuyển
- Định nghĩa: Đầu tư dịch chuyển là phương thức đầu tư trực tiếp trong đó việc
bỏ vốn nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản.
- Thực chất: Trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản.
- Ý nghĩa: Đầu tư dịch chuyển có nghĩa quan trọng trong hình thành và phát
triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái..., hỗ trợ cho hoạt động
đầu tư phát triển.
Ví dụ: Hoạt động mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường vốn...
c. Theo ngành đầu tư
* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
- Định nghĩa: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là hoạt động đầu tư phát triển nhằm
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước...
+ Cơ sở hạ tầng xã hội: trường học, bệnh viện, nhà trẻ, cơ sở văn hóa, thể
thao, giả trí...
- Ý nghĩa: Đối với các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng rất yếu kém và mất
cân đối nghiêm trọng, cần được đầu tư phát triển đi trước một bước nhằm tạo tiền đề để phát
triển các lĩnh vực kinh tế khác.
* Đầu tư phát triển công nghiệp
- Định nghĩa: Đầu tư phát triển công nghiệp là hoạt động đầu tư phát triển nhằm
xây dựng các công trình công nghiệp
- Ý nghĩa: Trong cộng cuộc phát triển ở Việt Nam hiện nay theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đầu tư công nghiệp là chính yếu nhằm gia tăng giá trị sản
lượng công nghiệp trong GDP.
* Đầu tư phát triển nông nghiệp
- Định nghĩa: Đầu tư phát triển nông nghiệp là hoạt động đầu tư phát triển nhằm
xây dựng các công trình nông nghiệp.
- Ý nghĩa: Việt Nam từ điểm xuất phát là một nước nông nghiệp, đặc biệt là sản
xuất lương thực cho nên đầu tư phát triển nông nghiệp có nghĩa chiến lược lâu dài nhằm
đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp hợp lý trong
GDP.
* Đầu tư phát triển dịch vụ
- Định nghĩa: Đầu tư phát triển dịch vụ là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây
dựng các công trình dịch vụ (thương mại, khách sạn, du lịch, dịch vụ khác...).
- Ý nghĩa: Trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng cao, đầu tư dịch vụ
là xu thế phát triển nhằm gia tăng tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP ở Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
d. Theo tính chất đầu tư
* Đầu tư mới
- 85 -
- Định nghĩa: Đầu tư mới là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hình thành
các công trình mới.
- Thực chất: Trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trình mới đòi
hỏi có bộ máy quản lý mới.
- Ý nghĩa:
+ Đầu tư mới có ý nghĩa quyết định trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Đầu tư mới đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, trình độ công nghệ và quản lý mới
* Đầu tư chiều sâu
- Định nghĩa: Đầu tư chiều sâu là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm cải tạo,
mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, dịch vụ trên cơ sở các
công trình đã có sẵn.
- Thực chất: Trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cải tạo mở rộng và nâng cấp
các công trình đã có sẵn, với bộ máy quản lý đã hình thành từ trước khi đầu tư.
- Ý nghĩa:
+ Đầu tư chiều sâu đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, công nhân quen
tay nghề, bộ máy quản lý quen nghiệp vụ.
+ Đầu tư chiều sâu là hình thức đầu tư ưu tiên đối với các nước đang phát
triển, trong điều kiện còn thiếu vốn, công nghệ và quản lý.
+ Đầu tư chiều sâu cần được xem xét trước khi có quyết định đầu tư mới.
4. Chu trình dự án (Project Cycle).
a. Định nghĩa
Chu trình dự án là các thời kỳ và các giai đoạn mà dự án cần trải qua, bắt đầu từ
thời điểm có ý định đầu tư cho đến thời điểm kết thúc dự án.
b. Các thời kỳ trong chu trình dự án
Chu trình dự án gồm có 3 thời kỳ:
- Thời kỳ 1: chuẩn bị dự án.
- Thời kỳ 2: thực hiện dự án.
- Thời kỳ 3: kết thúc dự án.
c. Các giai đoạn trong chu trình dự án
* Các giai đoạn trong thời kỳ chuẩn bị dự án
- Giai đoạn 1: nghiên cứu cơ hội đầu tư
- Giai đoạn 2: nghiên cứu tiền khả thi (Pre - Feasibility)
- Giai đoạn 3: nghiên cứu khả thi (Feasibility) - Thẩm định quyết định đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động chuẩn bị dự án, được thực hiện bằng kỹ
thuật phân tích dự án đã được thiết lập, để ra quyết định đầu tư, thỏa mãn các yêu cầu
thẩm định của nhà nước.
* Các giai đoạn trong thời kỳ thực hiện dự án
- Giai đoạn 4: xây dựng công trình dự án
- Giai đoạn 5: vòng đời dự án (Project Life)
Định nghĩa: Vòng đời dự án là thời gian hoạt động kinh doanh sau khi dự án
được xây dựng xong và đi vào hoạt động bình thường.
Đo lường: Thời gian hoạt động kinh doanh tính bằng năm.
* Các giai đoạn trong thời kỳ kết thúc dự án
- Giai đoạn 6: đánh giá dự án sau hoạt động
- Giai đoạn 7: thanh lý
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
- 86 -
1. Phân tích hiệu quả tài chính theo phương pháp không chiết khấu
a. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu PP (Payback Period)
* Định nghĩa: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu của dự án là thời gian cần thiết
để thu hồi lại số vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản tích lũy hoàn vốn hàng năm.
* Công thức:
I∑NPt Dt
i1
Trong đó:
I: tổng số vốn đầu tư cho dự án
NPt: lợi nhuận sau thuế của dự án
Dt: giá trị khấu hao hàng năm của dự án
t = 1, 2, 3...n: số thứ tự hàng năm thực hiện dự án
* Điều kiện thỏa mãn:
PP≤PP
Trong đó:
PP: thời gian hoàn vốn không chiết khấu tính toán
[PP]: thời gian hoàn vốn không chiết khấu cho phép (do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định)
[PP], năm
Theo ngành kinh tế - kỹ thuật
Hoạt động thương mại, dịch vụ, đầu tư chiều sâu, tiểu
thủ công nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày
Công trình công nghiệp nhẹ
Công trình công nghiệp nặng, cây công nghiệp dài ngày
* Kết luận thẩm định:
- Trường hợp PP≤ [PP]: dự án có thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả hoạt
động của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp PP > [PP]: dự án không đảm bảo thời gian hoàn vốn, cần được sửa đổi,
bổ sung.
* Ý nghĩa của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn:
- Trong điều kiện một nước đang phát triển còn thiếu vốn, chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
được xác định là quan trọng hàng đầu, nhất thiết phải xem xét, đánh giá trong thẩm định dự
án.
- Một dự án đầu tư, trước hết cần thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra để sử dụng cho mục
đích sinh lời và mục tiêu phát triển khác.
* Phân tích điểm hòa vốn
- Điểm hòa vốn lý thuyết:
ĐHV
FC
S− VC
FC: tổng chi phí cố định
S: tổng doanh thu
VC: tổng chi phí biãún âäøi
- 87 -
- Điểm hòa vốn tiền tệ (điểm hòa vốn hiện kim)
ĐHVTT
S− VC
- Điểm hòa vốn trả nợ
ĐHVTT
FC− KH NG TLT
S− VC
KH: kháúu hao
NG: Nåü gäúc
TLT: Thuãú låüi tæïc
- Điểm hòa vốn với nhiều giá bán: Để dự trữ khả năng cạnh tranh về giá bán xí
nghiệp phải định ra nhiều giá bán cho một mặt hang để tính doanh thu cho từng loại giá
riêng biệt.
b. Chỉ số vòng quay vốn lưu động WCTt (Working Capital Turnover)
* Định nghĩa: Số vòng quay vốn lưu động là tỷ số giữa tổng doanh thu (trước thuế
giá trị gia tăng hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt) và vốn lưu động hàng năm của dự án.
* Công thức:
WCTt
S t
WCt
WCTt: số vòng quay vốn lưu động tính toán hàng năm
St: tổng doanh thu hàng năm
WCt: Vốn lưu động hàng năm
* Điều kiện thỏa mãn:
WCTt≥ [WCTt]
Trong đó:
[WCTt]: số vòng quay vốn lưu động cho phép
Phụ thuộc: - Ngành nghề kinh doanh
- Địa phương, vùng lãnh thổ
* Kết luận thẩm định:
- Trường hợp WCTt≥ [WCTt]: dự án có số vòng quay càng lớn thì hiệu quả hoạt
động của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp WCTt< [WCTt]: dự án không đạt hiệu quả hoạt động quy định, cần sửa
đổi, bổ sung.
Chú thích:
- Số vòng quay vốn lưu động có thể tính hàng năm trong vòng đời dự án.
- Kết luận thẩm định căn cứ vào kết quả tính toán ở năm đại diện, khi dự án đạt
100% công suất tiết kế, trong thời gian ổn định, dài. Có thể lấy bình quân của các năm thuộc
vòng đời dự án.
* Ý nghĩa
- Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được
mấy đồng tổng
- Là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như hiệu quả hoạt động
của dự án.
c. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu - PMt (Profit Margin on Sales)
* Định nghĩa: Tỷ suất sinh lời của doanh thu là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế (thu
nhập doanh nghiệp) và tổng doanh thu hàng năm của dự án.
* Công thức:
- 88 -
PM t
NPt
S t
100%
Trong đó:
PMt: tỷ suất sinh lời của doanh thu hàng năm, %
NPt: lợi nhuận sau thuế (thu nhập doanh nghiệp) hàng năm.
St: tổng doanh thu hàng năm của dự án.
* Điều kiện thỏa mãn:
Trong đó:
PMt≥ [PMt]
[PMt]: tỷ suất sinh lời của doanh thu cho phép
Phụ thuộc: - Ngành nghề kinh doanh
- Địa phương, vùng lãnh thổ
* Kết luận thẩm định:
- Trường hợp PMt≥ [PMt]: dự án có tỷ suất sinh lời của doanh thu càng lớn thì hiệu
quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp PMt < [PMt]: dự án không đạt hiệu quả tài chính, cần sửa đổi, bổ sung
* Ý nghĩa:
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu cho biết một đồng doanh thu có được mấy
đồng lợi nhuận sau thuế.
- Là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của doanh thu cũng như của dự án.
d. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư - ROIt (Return On Investment)
* Định nghĩa: Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế (thu
nhập doanh nghiệp) hàng năm và tổng số vốn đầu tư để thực hiện dự án.
* Công thức:
ROI t
NPt
I
100%
Trong đó:
ROIt: tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư hàng năm, %
NPt: lợi nhuận sau thuế (thu nhập doanh nghiệp) hàng năm
I: tổng số vốn đầu tư để thực hiện dự án
* Điều kiện thỏa mãn:
Trong đó:
ROIt≥ [ROIt]
[ROIt]: tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư cho phép
Phụ thuộc: - Ngành nghề kinh doanh
- Địa phương, vùng lãnh thổ
* Kết luận thẩm định:
- Trường hợp ROIt≥ [ROIt]: dự án có tỷ suất sinh lời của doanh thu càng lớn thì hiệu
quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp ROIt< [ROIt]: dự án không đạt hiệu quả tài chính, cần sửa đổi, bổ sung
* Ý nghĩa:
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư cho biết một đồng vốn đầu tư cho dự án có
được mấy đồng lợi nhuận sau thuế (thu nhập doanh nghiệp).
- Là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư cũng như của dự án.
2. Đánh giá hiệu quả tài chính theo phương pháp chiết khấu
Lí do áp dụng phương pháp chiết khấu:
- Vì đồng tiền có chi phí cơ hội
- 89 -
- Dự án đầu tư thường có thời gian thực hiện trong nhiều năm, các lợi ích và chi phí
phát sinh từ hiện tại đến tương lai hình thành các dòng tiền tệ CF.
- Trên thị trường vốn của nền kinh tế thị trường các cơ hội sinh lời rất đa dạng. Do đó
có nhiều chi phí cơ hội của đồng tiền rất khác nhau như: lãi suất vay dài hạn, trung hạn và
ngắn hạn, lãi suất tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu, lợi tức cổ phần...
- Việc phân tích dự án theo phương pháp chiết khấu là quá trình phân tích "động",
được thực hiện bằng việc chuyển đổi các giá trị của lợi ích và chi phí tài chính phát sinh tại
các thời điểm trong tương lai về hiện tại tạo ra Hiện giá dòng tiền tệ.
a. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP- Discounting Payback Period).
* Định nghĩa: Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án là thời gian cần thiết để
thu hồi hiện giá vốn đầu tư đã bỏ ra bằng hiện giá tích luỹ hoàn vốn hằng năm.
* Công thức:
* Điều kiện thoả mãn:
P(It) = P(NPt + Dt)
DPP≤ [DPP]
b. Chỉ tiêu hiện giá thuần NPV (Net Present Value)
* Định nghĩa: Hiện giá thu nhập thuần hay hiện giá thuần của dự án là hiệu số giữa
hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
* Công thức:
NPV = P(Bt) - P(Ct).
* Điều kiện thoả mãn: NPV > 0.
c. Chỉ tiêu suất lợi nhuận nội tại (Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ)
IRR - Internal Rate of Return
* Định nghĩa: Suất lợi nhuận nội tại là suất chiết khấu sao cho hiện giá thu nhập
bằng hiện giá chi phí của dự án, hay nói cách khác đó là suất chiết khấu làm cho
NPV = 0.
* Xác định IRR:
- Giải phương trình tìm i:
NPV = P(Bt) - P(Ct) = 0
⇒ i = IRR
- S ử dụng phương pháp gần đúng (nội suy)
* Điều kiện thoã mãn
IRR≥ [IRR]
hoặc là IRR≥ MARR.
hoặc IRR≥ i.
- 90 -
- 91 -
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top