KTCT-Chương II : tái sản xuất xã hội tăng trưởng và phát triển kinh tế

Chương II : tái sản xuất xã hội tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.      Tái sản xuất xã hội

1.1.        Khái niệm và các kiểu tái sản xuất:

a)     Khái niệm: tái sãn xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng.

b)     Phân loại:

-         Căn cứ vào phạm vi có 2 loại:

* tái sản xuất cá biệt : tái sản xuất diễn ra trong từng doanh nghiệp

* tái sản xuất xã hội: tổng thể các tái sản xuất xá biệt trong mối liên hệ với nhau

-         Xét về quy mô có 2 loại :

* tái sản xuất giản đơn : là quá trình sản xuất lặp lại với quy mô như cũ

* tái sản xuất mở rộng: là quá trình sản xuất lặp lại với quy mô lớn hơn trước

+ tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng: Mở rộng quy mô sản xuất chủ yếu bằng cách tăng thêm các yếu tố đầu vào. Còn năng suất lao động và hiệu quả sử rộng các yếu tố đầu vào không thay đổi.

+ tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu: đó là sự mở rộng quy mô sản xuất làm cho sản phẩm tăng lên chủ yếu nhờ năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Còn bản than các yếu tố đầu vào có thể:

·        Không thay đổi

·        Giảm

·        Tăng nhưng tăng chậm hơn mức tăng NSLĐ và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.

1.2.        Các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội:

-         Tái sản xuất gồm các khâu:

·        Sản xuất: Quá trình kết hợp TLSX và sức lao động để tạo ra sản phẩm.

·        Phân phối: Bao gồm phân phối các yếu tố  sản xuất cho các ngành, các đơn vị khác nhau để tạo ra sản phẩm khác nhau, và phân phối cho người tiêu dùng dưới hình thức các nguồn thu thập của các tầng lớp dân cư.

·        Trao đổi: Được thực hiện trong sản xuất( trao đổi hoạt động và khả năng lao động) và ngoài sản xuất ( trong lưu thông ) tức là trao đổi hàng hóa.

·        Tiêu dùng: là khâu cuối cùng, là điểm kết thúc của quá trình tái SX. Có 2 loại: tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Chỉ khi nào sản phẩm đi vào tiêu dùng , được tiêu dùng thì nói mới hình thành chức năng là sản phẩm.

Mối quan hệ giữa các khâu:

+  Sản xuất quyết định phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Trên các mặt:

·        Quy mô

·        Cơ cấu sản phẩm

·        Chất lượng, tính chất sản phẩm.

+  Phân phối, trao đổi, tiêu dùng cũng tác động trở lại đến SX, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất

Trong mối quan hệ đó sản xuất là gốc, có vai trò quyết định, tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất còn phân phối, trao đổi là khâu trung gian nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng.

1.3.        Nội dung chủ yếu của tái sản xuất

1.3.1.     Tái sản xuất của cải vật chất:

Gồm: tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.

Thước đo tái sản xuất ra của cải vật chất:

-         GPN: ( tổng sản phẩm quốc dân) Là tổng giá trị tính bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà 1 nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mìnhtrong 1 thời gian nhất định.

-         GDP: ( tổng sản phẩm quốc nội) Là tổng giá trị tính bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà 1 nước sản xuất ra trên lãnh thổ của mình trong 1 thời gian nhất định.

So sánh GNP với GDP thì ta có:

GNP = GDP + thu nhập ròng tái sản của nước ngoài(∆A)

∆A = thu nhập của người Việt Nam ở nước ngoài – thu thập của người nước ngoài ở Việt Nam

1.3.2.     Tái sản xuất sức lao động:

Dành 1 phần tư liệu sinh hoạt để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và gia đình người lao động nhằm khôi phục sức lao dộng đã hao phí và tạo ra sức lao động mới.

Tái sản xuất mở rộng sức lao động về lượng:

-         Tốc độ tăng dân số và lao động.

-         Xu hướng thay đổi công nghệ, cơ cấu, số lượng và tính chất của lao động.

-         Năng lực tich lũy vốn để mở rộng sản xuất.

Tái sản xuất mở rộng sức lao động về mặt chất, phụ thuộc vào:

+ mục đích của nền sản xuất xã hội.

+ Chế độ phân phối sản phẩm

+ Những đặc trưng mới của lao động do cách mạng khoa học công nghệ đòi hỏi.

+ Chính sách giáo dục – đào tạo của bộ giáo dục của mỗi quốc gia

1.3.3.     Tái sản xuất quan hệ sản xuất:

-         Tái sản xuất ra 3 mặt của quan hệ sản xuất

-         Sản xuất dựa trên quan hệ nào thì tái sản xuất ra quan hệ đó

-         Tái sản xuất quan hệ sản xuất làm cho xã hội ổn định và phát triển

1.3.4.     Tái sản xuất môi trường sinh thái:

-         Vì sao phải tái sản xuất ra môi trường sinh thái

+ do tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt trong quá trình sản xuất

+ do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và nhiều nguyên nhân khác cũng làm cho môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm

-         Tái sản xuất môi trường sinh thái đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững

-         Vì vậy, tái sản xuất môi trường sinh thái gồm:

+ khôi phục các nguồn tài nghuyên có khả năng tái sinh như độ màu mỡ của đất đai

+ trồng và bảo vệ rừng

+ bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm cả môi trường nước, không khí, đất…

1.3.5.     Hiệu quả của tái sản xuất xã hội

-         Về mặt kinh tế: dùng các chi tiêu:

·        Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

·        Hiệu quả sử dụng vật tư.

·        Hiệu quả sử dụng lao động sống.

-         Về mặt xã hội: hiệu quả của tái sản xuất xã hội biểu hiện sự tiến bộ xã hội như:

·        Sự phân hóa giàu nghèo và sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng ngày càng giảm.

·        Đời sống xã hội được cải thiện.

·        Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng ít.

·        Dân trí ngày càng được nâng cao

·        Chất lượng phục vụ y tế, tuổi thọ… tăng lên.

1.3.6.     Xã hội hóa sản xuất

-         Khái niệm: xã hội hóa sản xuất là sự liên kết nhiều quá trình kinh tế riêng biệt thành quá trình kinh tế - xã hội.

-         Trình độ xã hội hóa phụ thuộc vào:

·        Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.

·        Tính chất và trình độ phát triển của QHSX

·        Quy mô tích tụ và tập trung SX, trình độ tổ chức và quản lý SX.

-         Về nội dung, xã hội hóa sản xuất thể hiện trên 3 mặt:

·        Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - kỹ thuật.

·        Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - tổ chức.

·        Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - xã hội.

-         Xã hội hóa SX là quá trình kinh tế khách quan của sự phát triển tính xã hội của sản xuất. Do sự phát triển biện chứng giữa lực lượng SX và quan hệ SX.

-         Biểu hiện:

·        Trình độ phân công và hợp tác lao động

·        Mối liên hệ kinh tế giữa các nghành, vùng

·        Sự phát triển từ thấp dến cao của các hình thức sở hữu.

·        Tính chất xã hội hóa của sản phẩm

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cuong