KTCT-CHƯƠNG 8 QUÁ ĐỘ LÊN CNXH VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN
CHƯƠNG 8 QUÁ ĐỘ LÊN CNXH VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN
1. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
1.1.T ính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử bởi vì:
Một là, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Loài người đã phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên và hình thái kinh tế - xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơn hình thái kinh tế - xã hội trước nó. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội nói trên đều tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hoá lao động làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trước hết là để giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, dân chủ… đồng thời nó là tiền đề để “làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (NQĐHĐ IX). Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp lôgíc cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt để.
1.2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta”.
+ Đặc điểm đặc trưng bao trùm nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng, thế nào là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa? Giải quyết vấn đề này có ý nghĩa to lớn cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học, công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.”
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường “rút ngắn” quá trình lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng “rút ngắn” không phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý chí, coi thường quy luật, Trái lại, phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình thức, bước đi thích hợp.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện hàng loạt các hình thức quá độ.
Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rất khó khăn, phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”
2. Các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
2.1. Khái niệm và sự phân định các thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam
+ Khái niệm: Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế được đặc trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
Thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định.
Căn cứ để xác định từng thành phần cụ thể: (một tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế nào)
. Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
. Trình độ của lực lượng sản xuất.
. Tính chất quản lý và phân phối sản phẩm.
. Tính chất lao động.
Trong đó quan hệ sản xuất (mà hạt nhân là quan hệ sở hữu) nào thống trị là quyết định nhất.
+ Sự phân định các thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam:
Qua thực tiễn của hơn 15 năm đổi mới, Đại hội Đảng IX có sự kế thừa và phát triển về nhận thức đã đưa ra cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam bao gồm 6 thành phần kinh tế như sau:
- Kinh tế nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước là bộ phận nòng cốt nắm giữ những vị trí then chốt và trọng yếu.
- Kinh tế tập thể, với nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt, dựa trên sở hữu của các thành viên và tập thể.
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ tồn tại cả ở nông thôn và thành thị, có vị trí quan trọng lâu dài, được khuyến khích giúp đỡ phát triển.
- Kinh tế tư bản tư nhân, khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành mà pháp luật không cấm.
- Kinh tế tư bản nhà nước, là sản phẩm sự can thiệp và của nhà nước với tư bản tư nhân, là hình thức kinh tế quá độ gắn với chính sách kinh tế quá độ.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, với nhiều đối tác khác nhau, chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài.
2.2. Tính tất yếu và lợi ích của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Tính tất yếu:
Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và là tất yếu khách quan. Bởi vì:
Một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ (như kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân…) để lại, chúng đang có tác dụng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất.
Một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới (như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước).
Nguyên nhân cơ bản suy đến cùng là do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Thời kỳ quá độ ở nước ta, do trình độ lực lượng sản xuất còn rất thấp, lại phân bố không đều giữa các ngành, vùng…nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình, hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Do yêu cầu của việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Lợi ích của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay:
Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất. Nhờ đó có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế.
Giải phóng lực lượng sản xuất, khai thác và phát huy các nguồn lực trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển.
Tăng công ăn việc làm cho người lao động.
Tăng khả năng cạnh tranh thúc đẩy sản xuất và dịch vụ phát triển có hiệu quả hơn.
Làm cho quan hệ cung cầu hàng hoá phát triển theo hướng thoả mãn nhu cầu và thái độ phục vụ đối với khách hàng tốt hơn.
2.3. Nội dung của các thành phần kinh tế:
A, Kinh tế nhà nước
- Kinh tế nhà nước bao gồm :
+Các doanh nghiệp nhà nước
+ Các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai hầm hồ, rừng biển, ngân sách.
+ Quỹ dự trữ quốc gia, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế-xh.
+ Phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo thể hiện:
- Các doanh nghiệp nhà nước đi đầu ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiểu quả kt-xh và chấp hành pháp luật.
- Kinh tế nha nước là chỗ dựa để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng XHCN.
- Nó hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng p/t theo định hướng XHCN.
- Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
B, Kinh tế tập thể
- Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế do những người lao động tự nguyện góp vốn, lao dộng nhằm kết hợp sức mạnh của tập thể và sức mạnh của từng thành viên để giải quyết những vấn đề của SX và đời sống.
- Kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu tập thể(các quỹ sử dụng chung trong hợp tác xã) và sở hữu của các thành viên.
- Kinh tế tập thể bao gồm các hình thức:
Tổ đoàn kết SX;
Tổ đối công;
Các hình thức HTX từ thấp đến cao
- HTX đc hình thành trên cơ sở đóng góp cổ phần và tham gia lao động trực tieesps của xã viên. Phân phối trong HTX theo kết quả lao động, theo vốn đóng góp và mức độ đóng góp dịch vụ
- HTX đc tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản là: tự nguyện bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ.
- Kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ....
C. kinh tế cá thể tiểu chủ
- Dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu SX và lao động của bản than người SX không có bóc lột
- Bao gồm:
· Nông dân;
· Thợ thủ công;
· Người buôn bán nhỏ.
- Đặc điểm:
· Quy mô nhỏ bé phân tán;
· Tính tự phát cao, dễ bị phân hóa;
· Kinh doanh trogn nhiều lĩnh vực, địa bàn hoạt động rộng lớn, cả thành thị và nông thôn.
- Định hướng phát triển:
· Tạo mọi điều kiện để thành phần kinh tế này phát triển;
· Khuyến khích họ đi vào con đường làm ăn tập thể
D. Kinh tế tư bản tư nhân
- Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu SX và bóc lột lao động làm thuê.
- Các hình thức:
· Doanh nghiệp 1 chủ sở hữu;
· Doanh nghiệp đồng chủ sở hữu;
· Công ty …
- Vai trò:
· Có tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ;
· Có trình độ tổ chức và quản lý kinh tế;
· Thích nghi nhanh nhạy với kinh tế thị trường.
- Định hướng phát triển:
· Khuyến khích tư bản tư nhân bỏ vốn đàu tư phát triển SX;
· Xóa bỏ định kiến, tạo điều kiện thuận lới cho thành phần này về tín dụng, khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ …
· Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của họ.
· Được kinh doanh trong 1 số lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
· Khuyến khích đi vào con đường chũ nghĩa tư bản nhà nước.
E. Kinh tế tư bản nhà nước
- Kinh tế tư bản nhà nước dựa trên cơ sở hỗn hợp về vốn giữa Nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước dưới các hình thức hợp tác kinh doanh.
-Các hình thức:
+Tô nhượng
+Cho thuê tài sản nhà nước
+Gia công đặt hàng
+ Công tư hợp doanh
F. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
- Là loại hình kinh tế gồm những doanh nghiệp sản suất,kinh doanh có vốn của các doanh nghiệp,cá nhân người nước ngoài tham gia.
-Thực chất là phần vốn của nước ngoài đầu tư vào nước ta phần vốn đó có thể có mặt ở:
+Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
+Doanh nghiệp lien doanh
2.4 Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nhiều thành phần thống nhất thể hiện
Tính thống nhât:
- Mỗi thành phần là một bộ phận nền kinh tế,nằm trong hệ thống phân công xã hội thống nhât
- Các thành phần kinh tế đều hoạt động trong môi trường thống nhất(chính sách,pháp luật) đều chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước
- Các thành phần đều là sản xuất hàng hóa,đều chịu sự tác động của các quy luật của sản suất hàng hóa
Mâu thuẫn của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ:
- Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế
- Trong nội bộ của các thành phần kinh tế cũng có mâu thuẫn
Để định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta phải:
- Làm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và nó cùng kinh tế tập thể dần dần trỏ thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khai thác tối đa các nguồn lực cho công nghiệp hóa ,hiện đại hóa,nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội,cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân
- Thực hiện nhiều hình thức phân phối,lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu;thừa nhận thuê mướn lao động nhưng không để nó thành quan hệ thống trị
- Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà Nước, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, tránh sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập, không để chênh lệch quá lớn về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân sự.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top