ktcl 2

          Ngay sau khi bà khép cửa, phòng khách chìm trong bóng tối. Hai vuông ánh sáng vàng xuyên qua ngăn kính ở phần trên cửa, chiếu xuống sàn gạch xanh lá cây. Mặc dù phòng tối âm u, ta có thể thấy trên các kệ sách kê sát vách tường, những chiếc tráp bằng gổ tử đàn, chạm khắc chữ triện màu xanh lục. Một chiếc đồng hồ mạ men cloissonné xanh lam, chụp pha lê tròn, đặt trên một cái bàn nhỏ giữa phòng. Đồng hồ đã hỏng trong nhiều năm. Có hai cuộn tranh, là hai câu đối viết bằng mực tàu đen thẳm, to nét trên giấy đỏ tía mạ chữ " thọ" vàng. Trong ánh sáng mờ mờ, từng chữ như bềnh bồng trên nền giấy. Lưu Tô cảm thấy mình giống như những chữ này, trôi nỗi và cách biệt. Gia đình họ Bạch là thần tiên phủ, ở đấy một ngày chầm chậm trôi qua bằng một ngàn ngày ở thế gian. Nhưng nếu ta sống một ngàn năm ở đấy, mọi ngày đều y hệt nhau, hôm nay cũng chán chường như hôm qua.

          Nàng quàng tay ôm lấy cổ. Bẩy, tám năm trời - trôi nhanh như một chớp mắt. Ta vẫn còn trẻ hay sao? Đừng lo, chỉ trong vài năm ta sẽ già, và dù sao đi nữa, ở nơi đây, tuôỉ trẻ chẳng đáng giá là bao. Tuổi trẻ đầy dẫy khắp mọi nơi - trẻ con liên tiếp được chào đời, với mắt sáng, với môi tươi, với trí tuệ sáng láng. Rồi thời gian tiếp tục tàn phá, năm này sang năm kia, mắt chúng sẽ mờ đi, trí óc sẽ cùn nhụt, và rồi một thế hệ nữa lại được sinh ra. Những người già sẽ bị cuốn hút vào cái quầng sáng mờ mờ tăm tối màu đỏ tía và vàng kim ấy, và những mảnh vàng li ti, lấp lánh là những đôi mắt kinh hoàng của tổ tiên.

          Lưu Tô khóc, che mắt lại, và chạy ra, lên cầu thang về phòng riêng, tiếng chân dồn dập. Nàng bật đèn, rồi mang đèn qua bàn trang điểm, chăm chú nhìn bóng mình trong gương. Trông vẫn còn đẹp: nàng chưa già lắm. Nàng có dáng dấp mảnh mai không tuổi - vĩnh viễn eo nhỏ lưng thon, và bộ ngực thanh tao của thiếu nữ. Gương mặt vốn trắng ngời như sứ, nhưng giờ đây đã chuyển sang màu ngọc thạch - thứ ngọc thạch trong mờ pha một chút ánh xanh lục. Đôi má đã có thời đầy đặn, giờ đây gầy đi vì thế gương mặt nhỏ nhắn của nàng lại càng nhỏ nhắn hơn và xinh xắn hơn. Mặt nàng hơi hẹp, nhưng đôi mắt nằm cách xa nhau. Đôi mắt trong veo, long lanh, đượm nét tình tứ.

          Phía ngoài, trên bao lơn Tứ Gia đã chơi đàn trở lại. Bản nhạc vút cao rồi chùng xuống, và Lưu Tô nghiêng đầu khởi sự mắt liếc, tay múa.. Trong gương khi bóng nàng trình diễn, tiếng hồ cầm không là hồ cầm, mà là tiếng sanh tiêu và cầm sắt đang hòa tấu một vũ khúc miếu đường trầm mặc. Nàng bước vài bước sang bên phải, rồi vài bước sang bên trái. Như thể nàng đang dõi theo dấu vết một khúc hát cổ xưa thất lạc.

          Bất thình lình, nàng mĩm cười - một nụ cười bí hiểm; âm nhạc đã dứt ngang. Bên ngoài tiếng hồ cầm vẫn vang lên nhưng nó đang kể về những chuyện trung, hiếu, tiết, nghĩa xa xưa chẳng tương quan đến nàng.

          Tứ Gia đã lui về bao lơn vì biết chàng không giữ một địa vị nào trong hội nghị gia đình ở nhà dưới. Một khi Từ Thái Thài ra về, nhà họ Bạch sẽ nghiên cứu, phân tích đề nghị của bà. Từ thái thái muốn mai mối Bảo Lạc cho Phạm tiên sinh, người rầt thân cận với Từ tiên sinh trong kỹ nghệ hầm mỏ. Từ tiên sinh biết rõ gia thế của chàng, và bà tin rằng chàng là người xứng đáng. Thân phụ của Phạm tiên sinh trước đây là một Hoa kiều nổi tiếng, có sản nghiệp rải rác khắp Tích Lan, Mã Lai Á, và khắp các nơi tương tự. Phạm Liễu Nguyên năm nay ba mươi hai tuổi, cha mẹ đều đã qua đời.

          Gia đình họ Bạch chất vấn mãi Từ thái thái; một người con rễ toàn hảo như thế sao vẫn độc thân. Bà nói rằng khi Phạm Liễu Nguyên từ Anh Quốc trở về, hàng chục bà mẹ đã tìm đủ cách đưa con gái đến.. Họ đã mưu mô, tranh chấp, dùng đủ các thủ đoạn trong sách vở, gây huyên náo. Vì lẽ đó Phạm tiên sinh hoàn toàn trở nên kiêu ngạo, từ đó trở đi chàng coi phụ nữ rẽ như bùn đất dưới chân. Dù sao đi nữa từ lâu nay chàng cũng hơi kỳ dị vì đã có một thời thơ ấu bất thường - cha.mẹ chàng không cưới hỏi chính thức. Khi xuất dương sang Âu Châu, cha chàng đã gặp mẹ chàng ở Luân Đôn. Bà là một Hoa kiều, thường tham dự các buổi tiệc tùng, và hai người bí mật kết hôn. Rồi, người vợ đầu tiên của cha chàng nghe được tin đồn. Sợ bị trả thù, họ không bao giờ trở lại Trung Quốc và Phạm Liễu Nguyên lớn lên ở nước Anh . Sau khi thân phụ qua đời. Phạm Liễu Nguyên phải làm thủ tục pháp lỳ để xác lập quyền lợi của chàng; người vợ đầu tiên của cha chàng chỉ có con gái, hai cô mà thôi, nhưng vẫn gây cho chàng không ít phiền nảo. Chàng sống môt mình ở Anh quốc, trải qua nhiều gian khổ, nhưng cuối cùng hưởng được quyền thừa kế. Gia đình họ Phạm vẫn còn giữ thái độ thù địch, nên phần lớn chàng ở Thượng Hải, chỉ trở về quê nhà ở Quảng Châu khi tối cần thiết. Môi trường bất ổn về tình cảm trong những năm niên thiếu đã in dấu hằn, lần hồi chàng trở thành một người phóng đãng, - bài bạc, ăn uống, lui tới kỷ viện. Niềm vui duy nhất chàng tự khước từ là hạnh phúc của mái ấm gia đình.

          "Một người đàn ông như thế chắc hẳn phải rất kén chọn."Tứ Nãi Nãi nói. "Tôi e rằng ông ta có thể coi thường Thất Muôi, vì cô ấy là con của một người hầu thiếp. Thật đáng tiếc nếu ta để vuôt mối này!"

          "Nhưng ông ấy cũng là con của một người vợ lẽ." Tam Nãi Nãi nói.

          " Dẫu sao, ông ấy là người rất khôn ngoan,":Tứ Nãi Nãi nói. "Thất Muội khờ khạo như thế, liệu có hy vọng lọt được vào mắt xanh của ông ấy? Cô con gái lớn của tôi, ngược lại rất nhanh nhẩu. Đừng để bề ngoài đánh lừa, nó tuy còn rất trẻ nhưng thông minh, biết cách cư xử."

          "Nhưng tuổi tác đôi bên quá chênh lệch," Tam Nãi Nãi nói.

          Tứ Nãi Nãi khịt mũi, "Chị chẳng biết gì! Loại đàn ông này thích phụ nữ trẻ tuổi, Nếu con gái lớn của tôi không xong, đã có sẳn mấy đứa em gái của nó."

          Tam Nãi Nãi cười. "Con gái thứ hai của chị trẻ hơn Phạm Tiên Sinh hai mươi tuổi!"

          Tứ Nãi Nãi lặng lẽ kéo tay áo của người chị em bạn dâu, nét mặt nghiêm nghị. "Tam tẩu, chớ có hồ đồ! Tôi biết chị đang bảo vệ cho Thất Muôi, nhưng cô ấy là gì của gia đình họ Bạch chúng ta? Cô ây cùng cha nhưng khác mẹ . Không ai có hy vọng hưởng được gì nếu cô ấy lấy chồng!.Những gì tôi nói đều cho lợi ích của gia đình chúng ta."

          Nhưng mối quan tâm chính của Bạch lão thái thái là e ngại họ hàng sẻ cười chê cách bà đối xử tệ bạc với cô con gái mồ côi. Bà quyết định tiếp tục kế hoạch đã có. Từ thái thái sẽ dàn xếp buổi hẹn, và Bảo Lạc sẽ được giới thiệu với Phạm Liễu Nguyên.

          Từ thái thái, một công hai việc, tìm cho Lưu Tô một Khương tiên sinh nào đó, đang làm việc ở văn phòng hải quan. Khương thái thái vừa mới tạ thế, để lại năm đứa con, và giờ đây chàng rất mong tục huyền. Từ thái thái chủ trương chu toàn cho Bảo Lưu trước, sau đó mới đến Lưu Tô, vì Phạm Liễu Nguyên sắp sửa lên đường đi Tân Gia Ba. Gia đình họ Bạch xem chuyện Lưu Tô tái giá như một trò hề, nhưng vì mong mỏi nàng ra khỏi nhà nên họ để mặc cho Từ thái thái lo liệu. Tuy nhiên, với Bảo Lạc, họ cuống quít, làm rối tung lên. Cùng là con gái như nhau, một người được nhiều quan tâm, một người chỉ có sự im lặng lạnh nhạt. Mức tương phản vô cùng rõ rệt.

          Bạch lão thái thái làm hết mọi cách có thể được để trang phục cho Bảo Lạc. Con gái của Tam Nãi Nãi có một xấp lụa do mẹ đở đầu tặng nhân ngày sinh nhật. Bạch lão thái thái bắt buộc Tam Nãi Nãi nhường lại để đặt may áo xường sám cho Bảo Lac. Phần lớn quần áo quý của bà là áo lông, không thể diện trong mùa hè, do đó bà phải đem cầm môt chiếc áo lông điêu, lấy tiền nạm lại nhiều món nữ trang. Dĩ nhiên Bảo Lạc cũng được hoa tai ngọc trân châu, xuyến tay thúy ngọc và nhẫn lục bảo. Mọi người đều muốn nàng trang sức lộng lẫy, lấp lánh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: