KTBH New
LÝ THUYẾT KINH TẾ BẢO HIỂM
Chương 1:Tổng quan về bảo hiểm và kinh tế bảo hiểm
1.1Những vấn đề chung về bảo hiểm
1.1.1Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm
Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh hết sức phát triển và dần trở nên một khái niệm quen thuộc với hầu hết mọi người. Ở nhiều quốc gia, mua bảo hiểm từ lâu đã là một việc làm không thể thiếu đối với người dân. Bảo hiểm trở nên thực sự cần thiết như vậy cũng bởi rất nhiều lý do.
1.1.1.1 Sự tồn tại của các loại rủi ro
Trong cuộc sống sinh hoạt nói chung cũng như trong những hoạt động sản xuất - kinh doanh phục vụ cuộc sống, con người luôn gặp phải những tai hoạ, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt hại về tài sản và con người. Những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên ấy gọi là rủi ro.. Có nhiều loại rủi ro xuất hiện, chi phối cuộc sống của con người. Đó có thể là các rủi ro do thiên nhiên, rủi ro mang tính kỹ thuật hoặc rủi ro do môi trường xã hội gây ra.
* Các rủi ro xảy ra do môi trường thiên nhiên là các rủi ro do các hiện tượng trong tự nhiên như động đất, núi lửa phun, bão, lụt, sóng thần... Các rủi ro này thường mang tính bất ngờ, gây ra tác hại to lớn trên phạm vi rộng và để lại những hậu quả nặng nề, lâu dài. Ngày nay, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp con người phần nào hạn chế được những tổn thất do thiên tai gây ra. Năm 2011, Nhật Bản vừa phải hững chịu đợt sóng thần và trận động đất lịch sử 9 độ richter, thiệt hịa lên tới 300 tỷ usd.
* Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học - kỹ thuật là những rủi ro do chính con người gây ra trong quá trình sống và lao động sản xuất. Xét một cách toàn diện, khoa học - kỹ thuật phát triển đem lại những sự thay đổi mang tính tích cực đối với quá trình phát triển chung của loài người, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi, đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi, chính những sản phẩm con người tạo ra được nhờ sự phát triển khoa học - kỹ thuật cũng gây hại cho chính con người.
VD:tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động - sản xuất, rủi ro trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa... vẫn luôn xảy ra, các vụ cháy, nổ, nổ nhà máy điện nguyên tử do sự bất cẩn của con người hay do các yêu cầu về kỹ thuật phòng cháy không đảm bảo đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn.
* Các rủi ro xảy ra do môi trường xã hội: Những vấn nạn của xã hội như thất nghiệp, tội phạm... vẫn luôn là những nguy hiểm thường trực đối với loài người. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo... vẫn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là các cuộc chiến tranh với những hậu quả tàn khốc.
1.1.1.2. Các biện pháp hạn chế rủi ro
Cho dù là vì nguyên nhân nào, rủi ro khi xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống, có thể gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, tới đời sống xã hội.... Hiện nay, theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi ro và hậu quả của nó: nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro.
a/ Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro:
* Tránh rủi ro (risk advoidance): nghĩa là không làm một việc gì đó quá mạo hiểm, không chắc chắn. Biện pháp này được sử dụng khá thường xuyên trong cuộc sống. Biện pháp này cũng có nhược điểm là làm cho con người lúc nào cũng sợ sệt, không dám làm việc gì, mà như vậy cũng có nghĩa là không thu được gì, đồng thời cũng loại trừ đi các cơ hội.
* Ngăn ngừa tổn thất (risk prevention): là việc đưa ra những biện pháp nhằm đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và các hậu quả của nó. Việc này thể hiện ở việc các cá nhân, tổ chức sử dụng các hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống bảo vệ chống trộm cắp, các biện pháp an toàn lao động, các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông... Tuy nhiên, các biện pháp này cũng không thể ngăn chặn hết được các rủi ro, bởi một trong các tính chất của rủi ro là tính không lường trước được.
* Giảm thiểu rủi ro: Cho dù khi gặp phải rủi ro, người ta vẫn có thể có cac biện pháp làm giảm thiểu tổn thất. Ví dụ: khi hoả hoạn xảy ra, để giảm thiểu tổn thất, người đã sử dụng biện pháp cứu hoả. Hay khi bị tai nạn, để giảm thiểu các thiệt hại về người, người ta đã đưa những người bị thương đi cấp cứu kịp thời và điều trị, …
b/ Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro
* Tự khắc phục rủi ro (risk assumption): là việc người gặp phải rủi ro tự chấp nhận, tự khắc phục khoản tổn thất do rủi ro đó gây ra. Biện pháp này thể hiện ở việc các cá nhân, tổ chức dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra sẽ dùng khoản tiền đó bù đắp, giải quyết hậu quả. Tuy nhiên, hạn : không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có, hoặc có đủ dự trữ về tài chính để bù đắp những rủi ro với tổn thất mang tính thảm hoạ. Mặt khác, khi nhiều cá nhân, tổ chức đều dành ra những khoản lớn để dự trữ như vậy sẽ gây đọng vốn lớn trong xã hội.
* Chuyển nhượng rủi ro (risk transfer): là khi cá nhân, tổ chức, trước khi rủi ro xảy ra, tự thấy mình không chịu được hậu quả của nó nên tìm cách san sẻ bằng cách chuyển nhượng rủi ro cho người khác bằng cách đóng một khoản tiền. Khi đã nhận tiền từ bên chuyển nhượng rủi ro, người khác đó phải bồi thường những thiệt hại do rủi ro đã thoả thuận gây ra. Biện pháp đó chính là bảo hiểm.
Theo đà phát triển của lịch sử và kinh tế xã hội cho thấy, trong số tất cả các biện pháp thuộc hai nhóm biện pháp nêu trên, biện pháp bảo hiểm mà con người áp dụng là phổ biến và có hiệu quả nhất. Bởi lẽ, hậu quả của rủi ro thông qua bảo hiểm sẽ được phân tán cho nhiều người cùng gánh chịu. Hơn nữa, bảo hiểm không chỉ thuần tuý là sự chuyển giao, sự chia sẻ rủi ro, mà nó còn là sự giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu tổn thất, thông qua các chương trình quản lý rủi ro được phối hợp giữa các cá nhân các tổ chức kinh tế – xã hội với các tổ chức bảo hiểm.
Từ thực tế diễn ra nêu trên đã chứng minh rằng, bảo hiểm ra đời là một đòi hỏi khách quan của cuộc sống và sản xuất. Xã hội càng phát triển và văn minh thì hoạt động bảo hiểm cũng ngày càng phát triển và không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân, tổ chức và mỗi quốc gia.
1.1.2Các đặc điểm và nguyên tắc chung của bảo hiểm
* Bản chất của bảo hiểm
- Khái niệm cơ bản về bảo hiểm
+ Dưới góc độ tài chính, người ta cho rằng: “Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi”.
+ Dưới góc độ pháp lý, giáo sư Hemard đưa ra khái niệm: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền (phí bảo hiểm hay đóng góp bảo hiểm) cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản tiền bồi thường từ một bên khác là người được bảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo phương pháp của thống kê”.
+ Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm, các công ty, các tập đoàn bảo hiểm thương mại trên thế giới: “Bảo hiểm là một có chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi roc ho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiẻm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những được bảo hiểm” …
+ Khái niệm mang tính chung nhất của bảo hiểm: “Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm xử lý các rủi ro các biến cố bảo hiểm, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội diễn ra bình thường”.
Bản chất của bảo hiểm
+ Là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội giữa những người tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính phát sinh khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Quá trình phân phối này là phân phối lại (diễn ra ngoài lĩnh vực sản xuất) và không đều giữa những người tham gia bảo hiểm (có người đóng góp ít, người đóng góp nhiều), không mang tính hoàn trả trực tiếp (chỉ khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro thì mới được bồi thường).
+ Rủi ro và sự tồn tại của rủi ro là nguồn gốc của bảo hiểm vì bảo hiểm ra đời là để phân tán chia sẻ rủi ro
+ Cơ chế chuyển giao trong bảo hiểm được thực hiện giữa bên tham gia bảo hiểm và bên bảo hiểm thông qua các cam kết bảo hiểm. Theo cơ chế này bên tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm và bên bảo hiểm cam kết bồi thường hay chi trả tiền bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm hay người được bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Tất nhiên rủi ro hay sự kiện bảo hiểm phải là ngẫu nhiên, khách quan mà hai bên đã thỏa thuận.
+ Phí bảo hiểm mà bên tham gia nộp cho bên bảo hiểm phải được thực hiện trước khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ngược lại, khoản tiền mà bên bảo hiểm trả cho bên tham gia bảo hiểm hay cho người thứ 3 chỉ được thực hiện sau khi sự kiện bảo hiểm hay rủi ro xảy ra gây tổn thất.
+ Việc san sẻ rủi ro, bù trừ tổn thất trong bảo hiểm được bên bảo hiểm tính toán và quản lý dựa vào số liệu thống kê rủi ro và tình hình tổn thất, cũng như quỹ bảo hiểm mà họ thiết lập được dựa vào nguyên tắc số đông bù số ít.
+ Bảo hiểm thương mại là một hoạt động dịch vụ tài chính chứ không phải là hoạt động sản xuất Chính vì vậy, lợi ích của các bên phải được luật hóa rất cụ thể và vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này rất quan trọng và không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia.
1.1.2.Đặc điểm và nguyên tắc chung của bảo hiểm .
* Nguyên tắc chung của bảo hiểm
-Nguyên tắc lấy số đông bù số ít.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu về qui luật số lớn, người ta có thể xác định được mức độ thiệt hại bình quân cho những khoảng thời gian nhất định. Để bù đắp những thiệt hại dự kiến đó, người ta phải phân tán rủi ro cho nhiều người gánh chịu dưới hình thức bảo hiểm phí mà không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của người tham gia bảo hiểm. Số người tham gia bảo hiểm càng đông thì khả năng bù đắp càng lớn, độ an toàn rủi ro càng cao. Ngược lại, khi chỉ có số ít người tham gia bảo hiểm thì không thể duy trì sự hoạt động của các tổ chức bảo hiểm được. Vì vậy, trong bất kì loại hình bảo hiểm nào nguyên tắc này cũng được đề cao.
-Các đối tượng tham gia bảo hiểm phải tham gia đóng bảo hiểm phí trước khi xảy ra rủi ro.
-Rủi ro được bảo hiểm là rủi ro khách quan
Những tổn thất do chủ quan, không thực hiện đúng qui định của pháp luật thì không được đền bù.
* Đặc điểm chung của bảo hiểm
- Phân phối của quĩ bảo hiểm không phải là sự phân phối đồng đều bình quân theo mức đóng góp.
Khi tham gia bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có quyền nhận phân phối từ quĩ bảo hiểm nhưng không phải ai cũng nhận được phân phối và được nhận như nhau. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì không phải ai tham gia bảo hiểm cũng đều gặp phải rủi ro và ngay cả khi gặp phải rủi ro thì mức độ thiệt hại cũng không giống nhau.
- Việc phân phối, sử dụng quĩ bảo hiểm không xác định trước được về qui mô, thời gian diễn ra.
Tổ chức bảo hiểm chỉ tiến hành trợ giúp, bồi thường khi rủi ro đã xảy ra và mức độ bồi thường trợ giúp được xác định dựa trên cơ sở những thiệt hại mất mát thực tế hoặc do luật định. Đây là đặc điểm riêng của bảo hiểm, khác với các khâu khác trong hệ thống tài chính. Ví dụ, trong quan hệ đi vay và cho vay của tín dụng thì qui mô tín dụng thời gian hoàn trả, lãi suất,... đã được xác định trước khi diễn ra hoạt động này.
- Bảo hiểm là một hình thức dự trữ tài chính nhằm bù đắp và khắc phục những tổn thất thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh và đời sống con người khi những biến cố bất lợi xảy ra.
Cũng như các quĩ tiền tệ khác quĩ bảo hiểm được tạo lập thông qua quá trình phân phối của cải xã hội, việc tạo lập quĩ bảo hiểm có thể tự nguyện hoặc bắt buộc nhưng đều xuất phát từ nhu cầu cần được đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh và đời sống của con người, việc phân phối sử dụng quĩ chỉ được thực hện khi các biến cố bất lợi xảy ra đối với các đối tượng được bảo hiểm; khi các biến cố bất lợi không xảy ra thì người tham gia bảo hiểm không được bồi hoàn số tiền đã đóng bảo hiểm phí. Như vậy hoạt động bảo hiểm vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn, chính đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt quĩ bảo hiểm với các quĩ tiền tệ khác như: ngân sách Nhà nước, quĩ tín dụng...
Việc nghiên cứu đặc điểm của bảo hiểm rủi ro có ý nghĩa thiết thực trong việc tổ chức quản lí quá trình tạo lập, phân phối sử dụng quĩ bảo hiểm.
1.1.3 Các hình thức bảo hiểm trong nền kinh tế
Căn cứ vào mục đích hoạt động của các tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm
Bảo hiểm có mục đích kinh doanh (BHTM): Là hoạt động của các công ty bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm kinh doanh (BHKD). Người bảo hiểm tìm kiếm lợi ích kinh tế trên cơ sở của hợp đồng bảo hiểm mà qua đó, đổi lấy phí bảo hiểm. Người bảo hiểm cam kết thực hiện bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
BH không vì mục đích kinh doanh: Mục đích hoạt động của loại hình bảo hiểm này là nhằm mục đích tương hỗ giữa các thành viên tham gia. Với tư cách là tổ chức quản lý quỹ xã hội, quỹ tài chính tập trung, bảo hiểm xã hội (BHXH) hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà phục vụ cho chính sách xã hội, vì mục đích và quyền lợi của người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm tài sản: Đối tượng bảo hiểm là tài sản của tập thể hay cá nhân bao gồm: vật có thực: ô tô, xe máy, tàu thủy… tiền, giấy tờ có giá. Thiệt hại được bồi thường trong loại hình bảo hiểm này mang tính vật chất
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm trước pháp luật của một tổ chức (có tư cách pháp nhân) hay một cá nhân (có tư cách thể nhân) đối với bên thứ ba khi tổ chức hay cá nhân này gây ra lỗi cho bên thứ ba.
Bảo hiểm con người: Đối tượng bảo hiểm là con người hay các bộ phận của cơ thể con người hay các vấn đề có liên quan như tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn…
Căn cứ vào chủ thể quản lý quỹ bảo hiểm
BH thông qua một tổ chức : Theo cơ chế này, người tham gia bảo hiểm sẽ chuyển giao, phân tán các rủi ro cho các tổ chức bảo hiểm mà bản thân không muốn hoặc không thể gánh chịu được bằng việc trích nộp một phần thu nhập của mình cho các tổ chức bảo hiểm dưới dạng phí bảo hiểm.
Tự bảo hiểm: Thay vì việc chuyển giao rủi ro cho các tổ chức chuyên môn hóa trong hoạt động bảo hiểm, tự bảo hiểm là việc các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp thành lập các quỹ dự trữ riêng để bù đắp các tổn thất có thể xảy ra đối với quá trình sản xuất và đời sống của mình.
1.1.4 Các yếu tố cấu thành bảo hiểm
Ví dụ: Một sinh viên A tham gia bảo hiểm học sinh toàn diện tại công ty Bảo hiểm HN. Số tiền bảo hiểm là 10.000.0000. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 15/8/2006. Phí bảo hiểm đã trả đầy đủ.
Ngày 20/10/2006, sinh viên đó bị tai nạn giao thông hậu quả bị vỡ xương phải vào viện phẫu thuật. Đã bó bột 30 ngày, khi tháo bột phát hiện xương bị lệnh phải bó lại. Thời gian điều trị 20 ngày tại bệnh viện.
•Doanh nghiệp bảo hiểm
•Người tham gia bảo hiểm
•Người được bảo hiểm
•Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm
•Đối tượng bảo hiểm
•Rủi ro bảo hiểm
•Tai nạn bảo hiểm
•Giá trị bảo hiểm
•Số tiền bảo hiểm
•Bồi thường bảo hiểm
•Phí bải hiểm
•Tỷ lệ bảo hiểm
•Thanh toán bảo hiểm
•Phạm vi bảo hiểm
•Doanh nghiệp bảo hiểm
Là người chấp nhận yêu cầu bảo hiểm bằng việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, cấp cho bên mua bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm và ví thế có những quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm.
Theo ví dụ trên, doanh nghiệp bảo hiểm là công ty bảo hiểm Hà Nội, ký kết hợp đồng bảo hiểm học sinh toàn diện với sinh viên A. Công ty bảo hiểm Hà Nội có quyền nhận phí bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm khi sinh viên A gặp tai nạn
Người tham gia bảo hiểm
Là các tổ chức, cá nhân đứng ra yêu cầu bảo hiểm và giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm. Để có thể giao kết được hợp đồng bảo hiểm người tham gia bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu về nănng lực hành vi dân sự năng lực pháp luật dân sự.
Theo ví dụ trên sinh viên A (trên 18 tuổi) đủ năng lực hành vi dân sự nên được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm và bảo hiểm cho chính mình. Sinh viên A là người tham gia bảo hiểm.
Người được bảo hiểm
Là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm, tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động, tuổi thọ là đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm .
Thông thường người được bảo hiểm là người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, những trường hợp người tham gia bảo hiểm khác người được bảo hiểm.
Trong ví dụ: sinh viên A vừa là người tham gia bảo hiểm vừa là người được bảo hiểm (theo chế độ bảo hiểm sinh viên toàn diện).
Trong nhiều trường hợp người tham gia bảo hiểm là con cái mua bảo hiểm nhân thọ cho bố mẹ (người tham gia bảo hiểm là con cái và người được bảo hiểm là bố mẹ), bố mẹ mua bảo hiểm cho con cái (đối tượng tham gia bảo hiểm là bố mẹ và người được bảo hiểm là con cái)
Người được hưởng quyền lợi BH
Là người được bồi thường hoặc nhận tiền trả bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Thông thường quyền lợi bảo hiểm thuộc về người được bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người được hưởng quyền lợi lại là người khác.
Trong ví dụ trên: sinh viên A vừa là người tham gia bảo hiểm vừa là người được bảo hiểm vừa là người nhận quyền lợi bảo hiểm (khi có tai nạn xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của sinh viên A).
Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm có thể là bố mẹ cúa sinh viên A nếu sinh viên A bị tai nạn dẫn đến tử vong và được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm
Là những cái gì mà người tham gia bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm hoặc do pháp luật qui định bắt buộc phải bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm nói chung là tài sản, những lợi ích có liên quan đến tài sản hoặc trách nhiệm dân sự hoặc tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ của con người.
Trong ví dụ trên đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe của sinh viên A.
Rủi ro bảo hiểm
Là mức độ hay khả năng xảy ra sự cố bảo hiểm, tức là một hoặc nhiều sự cố dự tính trong các điều kiện bảo hiểm mà khi những sự cố này xảy ra thì người bảo hiểm bắt buộc phải tiến hành trả tiền bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm
Tai nạn bảo hiểm
Là sự cố bảo hiểm đã xảy ra kéo theo trách nhiệm của người bảo hiểm phải bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm
Trong ví dụ trên tai nạn bảo hiểm là tai nạn giao thông của sinh viên A, do tai nạn nên sinh viên A phải vào bệnh viện bó bột. Tai nạn bảo hiểm là sự cố xương bị lệch sau khi bó bột. Tất cả các tai nạn này đều làm phát sinh trách nhiệm của người bảo hiểm là công ty bảo hiểm Hà Nội. Công ty bảo hỉểm Hàn Nội phải trả mọi khoản chi phí hợp lý phát sinh.
Giá trị bảo hiểm
Là giá trị bằng tiền của tài sản tại ngày ký hợp đồng bảo hiểm
Ví dụ: Một lô hàng xuất khẩu có tổng giá trị bảo hiểm (giá CIF) là 200.000 USD. Trong đó của:
+ Chủ hàng A: 120.000 USD
+ Chủ hàng B: 80.000 USD
Con tàu tham gia bảo hiểm ngang giá trị với số tiền là 300.000 USD.
Như vậy toàn bộ giá trị bảo hiểm trong chuyến hành trình của con tàu là: giá trị hàng + giá trị tàu = 500.000 USD
Số tiền bảo hiểm
Là số tiền tính cho từng loại tài sản được bảo hiểm mà trong giới hạn đó người bảo hiểm phải tiến hành trả tiền bồi thường tổn thất khi tai nạn bảo hiểm xảy ra đối với bảo hiểm tài sản, hoặc là số tiền phải trả cho đời sống và sức khoẻ đối với bảo hiểm thân thể. Hay nói cách khác, số tiền bảo hiểm là số tiền tối đa người bảo hiểm phải trả cho người tham gia bảo hiểm
Giữa STBH và GTBH có mối quan hệ
+ Khi STBH bằng GTBH thì bảo hiểm này gọi là bảo hiểm đúng giá.
Trong ví dụ trên (bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu) chủ tàu tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng giá trị tứclà STBH = GTBH = 500.000 USD.
+ Khi STBH < GTBH thì bảo hiểm này gọi là bảo hiểm dưới giá trị
+ Khi STBH > GTBH thì bảo hiểm này gọi là bảo hiểm trên giá trị
+ Khi tài sản được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm trên các hợp đồng đó lớn hơn nhiều lần so với giá trị bảo hiểm thì đây là bảo hiểm trùng.
Bồi thường bảo hiểm
Là khoản tiền mà nhà bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng hợp pháp trên hợp đồng) khi rủi ro, tổn thất hoặc các trường hợp bảo hiểm khác xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.
Tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm mà người ta sử dụng các từ ngữ khác nhau “số tiền bồi thường” cho các loại hình bảo hiểm thiệt hại (tài sản, trách nhiệm dân sự), “tiền bảo hiểm” cho các loại hình bảo hiểm con người.
Trong ví dụ về bảo hiểm học sinh toàn diện bồi thường bảo hiểm là số tiền mà công ty bảo hiểm Hà Nội phải chi trả cho sinh viên A
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm. Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kỳ.
Phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố; giá trị của rủi ro, giá phí cho sự quản lý của người bảo hiểm, dự phòng cho tổn thất lớn hơn.
Phí bảo hiểm là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Do đó, quy mô hưởng quyền lợi bảo hiểm phụ thuộc vào mức phí mà bên mua bảo hiểm đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm tự nguyện, mức phí bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm bắt buộc, pháp luật quy định mức đóng phí bảo hiểm tối thiểu nên về nguyên tắc mức phí bảo hiểm do các bên thoả thuận không được thấp hơn mức tối thiểu
Tỷ lệ bảo hiểm
Là mức bảo hiểm phí tính trên một đơn vị của số tiền bảo hiểm cho một thời kỳ bảo hiểm nhất định (thường là một năm), nó được tính theo tỷ lệ % so với số tiền bảo hiểm hoặc là một số tiền tuyệt đối.
Thanh toán bảo hiểm
Là việc nộp số tiền bảo hiểm phí theo từng đối tượng được bảo hiểm đúng với thời hạn đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm
Là số lượng tối đa các đối tượng bảo hiểm có thể được bảo hiểm.
Trong ví dụ về bảo hiểm học sinh toàn diện đối với sinh viên A, phạm vi bảo hiểm được xác định: bị chết trong mọi trường hợp, bị tai nạn thương tật, ốm đau bệnh tật phải nằm viện điều trị và phẫu thuật.
1.1.5 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế
1.1.5.1 Vai trò kinh tế
Bảo hiểm nói chung và các loại hình bảo hiểm nói riêng đều mang lại lợi ích kinh tê- xã hội thiết thực. Xét về mặt kinh tế bảo hiểm có những vai trò to lớn sau đây:
+ Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư:
bảo hiểm góp phần rất to lớn trong việc ổn định tài chính cho các cá nhân và các tổ chức tham gia bảo hiểm. Bởi lẽ, khi rủi ro hay các sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm, nếu bị tổn thất, các cơ quan hay doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất, làm cho sản xuất, kinh doanh phát triển bình thường.
Trong các nền kinh tế hiện đại, bảo hiểm đã trực tiếp đảm bảo các khoản đầu tư
+ Kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư phát triển kinh tế
Các cơ quan và doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho phép họ có một số tiền rất lớn và cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm . số phí thu được phải dựa vào dự trữ, dự phòng và phải đem đầu tư để thu lãi.
+ Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách đồng thời thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước
Với các loại quỹ bảo hiểm ngày càng tăng do người tham gia bảo hiểm đóng góp, các cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời cho họ để ổn định đời sống và sản xuất nếu như đối tượng bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Vì vậy, ngân sách Nhà nước không phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro.
Mặt khác hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp..
1.1.5.2 Vai trò xã hội
+ Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa, đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của con người an toàn, xã hội trật tự hơn
Trong quá trình tham gia bảo hiểm, các cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia bảo hiểm phối hợp để thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất thông qua một loạt các hoạt động như: tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, vệ sinh, an toàn lao động, xây dựng, tư vấn và hỗ trợ tài chính để xây dựng và thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy, tiêm chủng và chăm sóc y tế cộng đồng… đều nhằm mục đích góp phần ổn định cuộc sống, sản xuất góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
+ Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tạo nếp sống tiết kiệm trên phạm vi toàn xã hội
Với những khoản tiền rất nhỏ, các cá nhân, các hộ gia đình vẫn có thể tiết kiệm được thông qua các loại hình bảo hiểm nhân thọ. Hay trong bảo hiểm xã hội, thì tiết kiệm hôm nay là để đảm bảo cuộc sống cho ngày mai khi người lao động về hưu…
Có thể nói, vài trò xã hội của bảo hiểm đã góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp cho người lao động và tạo dựng nếp sống đẹp trên phạm vi toàn xã hội
+ Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế- xã hội
Thật vậy, chỉ với một mức phí bảo hiểm rất khiêm tốn mà các cơ quan, các doanh nghiệp bảo hiểm thu được, họ vẫn có thể giúp đỡ cho các cá nhân, các gia đình, các cơ quan, doanh nghiệp khắc phục hậu quả rủi ro cho dù đó là những rủi ro khôn lường trong cuộc sống và sản xuất. Đó cũng là chỗ dựa để họ yên tâm hơn và tin tưởng vào cuộc sống trong tương lai
1.2 Thị trường bảo hiểm
1.2.1Khái niệm, các chủ thể tham gia trên thị trường bảo hiểm
-Khái niệm:
Thị trường bảo hiểm là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại sản phẩm bảo hiểm, đó chính là nơi gặp gỡ của cung và cầu sản phẩm bảo hiểm, là nơi mà cả người baá và người mua bảo hiểm tièm các lợi ích kinh tế
-Các chủ thể tham gia trên thị trường BH:
a.doanh nghiệp bảo hiểm
Ở Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp BH sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần vốn góp chi phối bao gồm:
+ Công ty bảo hiểm Nhà nước
+ Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà nước
+ Công ty trách nhiêm hữu hạn Nhà nước một thành viên
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước có hai thành viên trở lên
+ Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước
- Công ty cổ phần bảo hiểm
Công ty cổ phần bảo hiểm là loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ đươc chia thành nhiều cổ phần, do các cổ đông tham gia đóng góp thông qua hình thức phát hành cổ phiếu..
- Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh
Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh là doanh nghiệp bảo hiểm do hai bên (bên Việt Nam và bên nước ngoài) hoặc nhiều bên hợp tác thành lập và kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh và Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài.
- Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn và được thành lập tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
b.Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là loại tổ chức bảo hiểm do một số thành viên cùng nhau thành lập để bảo hiểm cho chính họ. Số lượng thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ đòi hỏi rất lớn. các cá nhân cùng nhau đóng góp nguồn lực để được cung cấp dịch vụ bảo hiểm với mức phí bảo hiểm rẻ nhờ vào số lượng lớn các thành viên tham gia.
ở vn, năm 2005 thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp
c.Trung gian bảo hiểm
Trung gian bảo hiểm là người được ủy quyền của một bởi một bên (bên mua bảo hiểm hoặc bên bán bảo hiểm), gọi là thân chủ để đưa thân chủ đó vào mối quan hệ hợp đồng với bên kia (bên bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm), gọi là bên thứ ba.
Các trung gian BH không tạo ra các sản phẩm BH và cũng không mua trước các sản phẩm BH để bán mà chỉ là cầu nối giữa người mua BH, doanh nghiệp BH gốc, DN tái BH; giữa cung và cầu trên thị trường BH
Trung gian BH bao gồm hai loại: môi giới BH và đại lý BH.
•Môi giới BH: MGBH là người đại diện của bên mua BH hoặc doanh nghiệp nhượng tái BH trong quan hệ hợp đồng BH.
•Đại lý BH: ĐLBH đại diện cho doanh nghiệp BH trong các hoạt động thuộc phạm vi uỷ quyền của hợp đồng đại lý BH
d. Hiệp hội bảo hiểm
•Hiệp hội BH là một tổ chức dân sự nghề nghiệp hoạt động trên cơ sở tham gia tự nguyện và đóng góp kinh phí của hội viên – các doanh nghiệp bảo hiểm
e. người mua bảo hiểm
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm
1.2.2.1 Các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bảo hiểm, mà cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp đến cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm, đến dung lượng và cơ cấu của thị trường. Xu hướng phát triển kinh tế gắn liền với nhu cầu bảo hiểm. Xu hướng phát triển kinh tế gắn liền với nhu cầu bảo hiểm. Sức mua đối với sản phẩm bảo hiểm phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mức thu nhập hiện tại, chiều hướng của giá cả hoặc lạm phát, vấn đề tiết kiệm hay tiêu dùng của cá nhân hay hộ gia đình, … Sự suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất tín dụng tăng, … đều ảnh hưởng đến sức mua sản phẩm bảo hiểm.
1.2.2.2 Các nhân tố chính trị, pháp lý
Đây là những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bảo hiểm, quy định kiểm soát các quá trình, các hoạt động và các mối quan hệ trên thị trường; đồng thời, có tác động hạn chế hoặc khuyến khích, tạo ra những thuận lợi cho thị trường bảo hiểm phát triển. Để nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, cũng như bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm, ngày càng có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường bảo hiểm được ban hành và khuôn khổ luật pháp đó có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bảo hiểm
1.2.2.3 Các nhân tố xã hội, nhân khẩu
Các nhân tố nảy ảnh hưởng đến sự hình thành cầu trên thị trường bảo hiểm. Giống như các thị trường khác, thị trường bảo hiểm là do các chủ thể người mua và người bán hợp lại. Do vậy, sự phát triển dân số và mật độ dân cư là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến cầu về sản phẩm bảo hiểm. Rõ rang là nơi nào dân cư đông đúc, tốc độ tăng dân số nhanh sẽ làm tăng nhu càu tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm, tức là cầu trên thị trường bảo hiểm lớn, có thể phát triển thị trường và ngược lại. Cơ cấu dân cư theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, gia đình … cũng ảnh hưởng đến sự đa dạng, phong phú của cầu trên thị trường và làm phân hoá thị trường bảo hiểm theo các đặc tính đó.
1.2.2.4 Các nhân tố tự nhiên và các nhân tố khác
Các nhân tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, môi trường sinh thái, dịch bệnh … có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xảy ra rủi ro tác động đến đối tượng bảo hiểm, làm tăng hoặc giảm nhu cầu về bảo hiểm. Ngoài ra, thị trường bảo hiểm còn chịu tác động của các nhân tố khác như biến động về tâm lý, xu hướng đầu tư, …
1.3 Nội dung cơ bản của kinh tế bảo hiểm
1.4 Hợp đồng bảo hiểm
1.4.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm
Theo Điều 12, mục 1, chương II, Luật Kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam “hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
Hợp đồng bảo hiểm được cấu thàn từ nhiều bộ phận, tùy thuộc vào từng nghiệp vụ bảo hiểm (thậm chí là từng dịch vụ bảo hiểm), các hợp đồng bảo hiểm có nhiều loại dưới các tên gọi khác nhau như là: giấy yêu cầu bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bổ sung, phụ lục hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm..
1.4.2 Các điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm
Về cơ bản, các yếu tố cấu thành bảo hiểm là các điều khoản (hay nội dung) của hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, các yếu tố này được xếp thành nhóm các điều khoản chung, nhóm các điều khoản bổ sung và nhóm các điều khoản riêng
-Nhóm các điều khoản chung: Đây là nhóm các điều khoản có nội dung giống nhau ở hầu hết các hợp đồng bảo hiểm có cùng một nghiệp vụ bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm. Vì thế, các điều khoản chung này thường được các doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo và in sẵn trong các tài liệu dưới những tên gọi như: quy tắc bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, đơn bảo hiểm. Các điều khoản chung của hợp đồng bảo hiểm: phạm vi bảo hiểm (rủi ro được bảo hiểm, và rủi ro loại trừ), nghĩa vụ của các bên..
- Nhóm các điều khoản riêng: Đây là những điều khoản tạo nên tính đặc thù cho mỗi hợp đồng bảo hiểm và do đó chỉ được in trước một phần. Những thông tin này chỉ được hoàn tất khi các bên đã thỏa thuận xong về hợp đồng bảo hiểm. Các điều khoản riêng: đối tượng bảo hiểm, người được bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm…
- Nhóm các điều khoản bổ sung: áp dụng chung cho mọi hợp đồng bảo hiểm cùng loại nghiệp vụ được giao kết theo kiểu đồng loạt..
Chương 2: Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển
2.1Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
2.1.1 Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển
(1) Rủi ro
Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hoá và phương tiện chuyên chở.
Rủi ro hàng hải có nhiều loại:
Theo nguyên nhân
-Rủi ro do thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu … mà con người không chống lại được
-Rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biển: mắc cạn, đắm, bị phá huỷ, cháy, nổ, mất tích, đâm va với tàu hoặc một vật thể cố định hay di động khác không phải là nước, phá hoại của thuyền trưởng và thuỷ thủ trên tàu, …
-Rủi ro do hành động của con người: ăn trộm, ăn cắp hàng, bị cấp cướp, chiến tranh, đình công, bắt giữ, tịch thu …
-Rủi ro lúc xếp dỡ: hàng bị nhiễm mùi, lây bẩn …
Theo nghiệp vụ bảo hiểm
-Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Là rủi ro được bảo hiểm trong những điều kiện bảo hiểm hàng hoá thông thường. bao gồm các rủi ro mắc cạn, chìm đắm, cháy, đâm va, ném hàng xuống biển, mấy tích, và các rủi ro phụ như rách, vỡ, gỉ, cong vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, lây bẩn, va đập vào hàng hoá khác, nước mưa, hành vi ác ý, trộm, cắp, cướp, móc cẩu …
-Rủi ro không được bảo hiểm (rủi ro loại trừ): Là những rủi ro thường không được bảo hiểm trong mọi trường hợp. Bao gồm: buôn lậu, tịch thu, các hành vi sai lầm cố ý của người tham gia bảo hiểm, bao bì không đúng qui cách, vi phạm thể lệ XNK hoặc vận chuyển chậm trễ làm mất thị trường, sụt giá, tàu không đủ khả năng đi biển, tàu đi chệch hướng, chủ tàu mất khả năng tài chính …
- Rủi ro phải bảo hiểm riêng: là những rủi ro loại trừ đối với bảo hiểm hàng hải, đó là các rủi ro đặc biệt, phi hàng hải như: chiến tranh, đình công, bạo loạn …
(2) Tổn thất
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá XNK là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro gây ra
Các loại tổn thất:
Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất
+ Tổn thất bộ phận: là một phần của đối tượng được bảo hiểm theo một hợp dồng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại. TTBP có thể là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích, phẩm chất hoặc giá trị.
VD: Xi măng bị mất 2 bao (100kg), gạo bị ướt giảm gtrị thương mại 20%, chất lỏng (xăng,dầu) rò rỉ, bay hơi …
+ Tổn thất toàn bộ: là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một HĐBH bị hư hỏng mất mát, thiệt hại. có 2 loại: TTTB thực tế và TTTB ước tính
•TTTB thực tế: là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một HĐBH bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới được bảo hiểm hay bị mấy đi, bị tước đoạt không lấy lại được nữa. Chỉ có “TTTB thực tế” trong 4 trường hợp sau:
* Hàng hoá bị huỷ hoại hoàn toàn
* Hàng hoá bị tước đoạt không lấy lại được
* Hàng hoá không còn vật thể bảo hiểm
* Hàng hoá ở trên tàu mà tàu được tuyên bố mất tích
Ví dụ: một tàu chở cà phê xuất khẩu từ Hải Phòng sang Nhật Bản. Trên hành trình, tàu gặp bão lớn. Cà phê bị ướt và vón cục. Nếu tiếp tục chở đến Nhật Bản thì cà phê sẽ bị hỏng toàn bộ (không còn giá trị thương mại). Trong trường hợp này, khi hàng đến Nhật Bản thì TTTB là không thể tránh khỏi.
•TTTB ước tính: là trường hợp đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại, mấy mát chưa tới mức độ TTTB thực tế, nhưng không thể tránh khỏi TTTB thực tế; hoặc nếu bỏ thêm chi phí ra cứu chữa thì chi phí cứu chữa có thể bằng hoặc lớn hơn GTBH
Ví dụ: Một tàu chở sắt thép xây dựng bị đắm trên hành trình do gặp bão. Nếu tiến hành trục vớt thì chi phí trục vớt có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị ban đầu của lô hàng.
Căn cứ vào trách nhiệm bảo hiểm: Tổn thất riêng
Tổn thất chung
Tổn thất chi phí riêng
•TTR: là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một số quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu. Như vậy TTR chỉ liên quan đến từng quyền lợi riêng biệt. Trong TTR, ngoài thiệt hại vật chất, còn phát sinh các chi phí liên quan đến TTR nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra, gọi là tổn thất chi phí riêng.
•TTR bao gồm:
+ Thiệt hại về vật chất: Hàng hóa của các chủ hàng bị thiệt hại, hư hỏng bộ phận hay hư hỏng toàn bộ, tàu chở hàng bị hư hỏng. Ví dụ: tàu bị đâm va phải đá, thân tàu bị hư hỏng, thiệt hại, nước biển tràn vào trong tàu làm lô hàng bông của chủ tàu A bi ướt giảm giá trị.
+ Tổn thất chi phí riêng: là những chi phí phát sinh bảo quản hàng hóa để giảm bớt thiệt hại hoặc để khỏi hư hại thêm bao gồm: chi phí xếp dỡ gửi hàng, đóng gói lại, thay thế bao bì ở bến khởi hàng hoặc dọc đường
Ví dụ: để giảm bớt tổn thất do nước vào làm hàng bông giảm giá trị cần dỡ hàng và đóng gói thay thế bao bì cho lô hàng bông của chủ hàng A. Toàn bộ chi phí phát sinh khi thực hiện các công việc trên được coi là chi phí hợp lý và là bộ phận tổn thất chi phí riêng của TTR.
•TTC: là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy nhiểm chung, thực sự đối với chúng. TTC bao gồm 2 bộ phận:
•Hy sinh TTC
•Chi phí TTC
+Hy sinh TTC: là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của một hành động tổn thất chung. Ví dụ: Tàu gặp bão lớn, buộc phải vứt hàng của chủ hnàg A xuống biển để cứu toàn bộ hành trình.Hàng A bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung.
+Chi phí TTC: là các chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu, hàng, cước phí thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình. Bao gồm: Chi phí tàu ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho bãi tại cảng lánh nạn, chi phí tạm thời sửa chữa những hư hại của tàu, chi phí tăng thêm về nhiên liệu ... do hậu quả của hành động tổn thất chung.
Theo quy tắc York Antwerp 1994, có hành động TTC khi và chỉ khi có sự hy sinh hoặc chi phí bất thường được tiến hành một cách cố ý và hợp lý vì an toàn chung nhằm cứu các tài sản khỏi một tai hoạ trong một hành trình chung trên biển.
Các thiệt hại, chi phí hoặc hành động được coi là TTC:
- Hành động TTC phải là hành động tự nguyện, hữu ý của những người trên tàu theo lệnh của thuyền trưởng hoặc người thay mặt thuyền trưởng.
- Hy sinh hoặc chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình.
- Nguy cơ đe doạ toàn bộ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế
- Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động TTC
- TTC phải xảy ra trên biển
* Điểm khác nhau giữa TTC và TTR
TTR xảy ra một cách ngẫu nhiên trong khi TTC là cố tình cố ý. TTR chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi cá biệt, vì vậy TTR của người nào thì người đó chịu mà không có sự đóng góp của các bên như TTC.
TTR có thể xảy ra trên biển hoặc bất kỳ địa điểm nào khác trong khi TTC chỉ xảy ra trên biển.
Đặc biệt TTR có thuộc trách nhiệm bồi thường của DNBH hay không là tuỳ vào điều kiện bảo hiểm trong khi với mọi điều kiện bảo hiểm, DNBH đều chịu trách nhiệm bồi thường về mức đóng góp TTC của chủ hàng.
+Các bước tiến hành phân bổ TTC
-Bước 1: Xác định giá trị TTC (Gt)
Giá trị TTC bao gồm giá trị tài sản hy sinh và các chi phí liên quan đến hành động TTC được xác định theo các đặc trưng đã nêu ở trên.
-Bước 2: Xác định tỷ lệ phân bổ TTC (t)
Tỷ lệ phân bổ TTC (t) là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị tài sản và chi phí TTC với giá trị chịu phân bổ TTC
Tỷ lệ phân bổ TTC (%) = Giá trị TTC (Gt)/Giá trị chịu phân bổ TTC (Gc) x 100
Trong đó, giá trị chịu phân bổ TTC (Gc) là giá trị của tất cả các quyền lợi có mặt trên tàu ngay trước khi xảy ra hành động TTC. Như vậy, nếu TTR xảy ra sau TTC thì giá trị TTR vẫn phải đóng góp chịu phân bổ TTC ; nếu xảy ra trước khi không tham gia phân bổ.
Gt chịu phân bổ TTC= Gt tàu, hàng khi chưa có tổn thất – Gt TTR xảy ra trước TTC
= Gt tàu, hàng khi về đến bến+ Gt TTC+ Gt TTR xảy ra sau TTC
-Bước 3: Xác định mức đóng góp TTC của mỗi bên
Ví dụ:
Một chiếc tàu thuỷ trị giá 2.000.000 USD, chở một lô hàng xuất khẩu trị giá 500.000 USD. Trong quá trình vận chuyển, tàu bị mắc cạn. Để thoát nạn, thuyền trưởng ra lệnh ném một số hàng trị giá 65.000 USD xuống biển. Đồng thời cho tàu làm việc hết công suất, làm hỏng nồi hơi, chi phí sửa chữa nồi hơi là 34.600 USD. Các chi phí khác có liên quan là 400 USD. Đến cảng đích, thuyền trưởng tuyên bố đóng góp TTC
Các bước phân bổ TTC
-Bước 1: Xác định giá trị TTC
Gt = 65.000 + 34.600 + 400 = 100.000
Bước 2: Xác định tỷ lệ phân bổ TTC
Trước hết, xác định giá trị chịu phân bổ TTC
Gc = 2.000.000 + 500.000 = 2.500.000 USD
Sau đó, xác định tỷ lệ phân bổ TTC:
T = 100.000/2.500.000 x 100 = 4 (%)
Bước 3: Xác định mức đóng góp TTC của mỗi bên:
•M tàu: 2.000.000 x 4% = 80.000 (USD)
•Mhàng: 500.000 x 4% = 20.000 (USD)
•Chủ tàu phải đóng góp TTC là 80.000 USD, nhưng trong hành động TTC, chủ tàu đã hy sịnh thực tế: 34.600 + 400 = 35.000 USD. Do đó, chủ tàu phải đóng thêm: 80.000 – 35.000 = 45.000 (USD)
•Chủ hàng đã hy sinh 65.000 USD trong hành động TTC, trong khi số tiền đóng góp TTC của chủ hàng chỉ là 20.000 USD. Vì vậy, chủ hàng được thu về: 65.000 – 20.000 = 45.000 (USD)
2.1.2 Điều kiện bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của DNBH đối với tổ thất của hàng hoá. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường.
Điều kiện bảo hiểm về bản chất là phạm vi BH, bao gồm các rủi ro được bảo hiểm và các rủi ro loại trừ.
Ngày 1/1/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các điều kiện bảo hiểm cũ. Bao gồm:
-Điều kiện bảo hiểm C
-Điều kiện bảo hiểm B
-Điều kiện bảo hiểm A
+ Điều kiện bảo hiểm C
-Phạm vi bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm C bao gồm:
-Tổn thất hay tổn hại của hàng hoá được bảo hiểm có nguyên nhân hợp lý do cháy hoặc nổ ; tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật ; đâm va ; dỡ hàng tại cảng lánh nạn
-Tổn thất chung
-Phần trách nhiệm mà người tham gia bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau đều lỗi.
-Các rủi ro loại trừ
-Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người tham gia bảo hiểm
-Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng được bảo hiểm
-Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá
-Tổn thất hoặc tổn hại do đóng gói bao bì không đủ điều kiện, không thích hợp
-Tổn thất hoặc tổn hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ
-Tổn thất hoặc tổn hại do không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản lý, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu
-Tổn thất hoặc tổn hại do việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh nào có dùng phản ứng hạt nhân, phản ứng hoá học, chất phóng xạ ...
-Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ người nào.
-Do tàu không đủ khả năng đi biển, hoặc không thích hợp cho việc vận chuyển hàng hoá mà người tham gia bảo hiểm đã biết tình trạng đó vào lúc hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải
-Tổn thất xảy ra do chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, hành động thù địch, tịch thu, bắt giữ, quản chế, giam cầm ...
-Tổn thất do mìn, thuỷ lôi, bom và các loại vũ khí chiến tranh khác
-Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc rối loạn
-Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị
+Điều kiện bảo hiểm B
Theo điều kiện này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện C, DNBH còn bồi thường tổn thất hay tổn hại đối với hàng hoá được bảo hiểm do:
-Động đất, núi lửa, sét đánh, bị nước biển cuốn khỏi tàu; nước biển, nước sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, vào Congtenor hoặc nợ để hàng; tổn thất nguyên kiện hàng trong qú trình xếp dỡ, chuyển tải
+Điều kiện bảo hiểm A
Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hoá, kể cả rủi ro cướp biển, chỉ trừ những rủi ro loại trừ theo quy định và không áp dụng mức miễn thường.
(Như vậy, ba điều kiện bảo hểim C<B<A theo ICC 1982 đều không phân biệt TTTB và TTBP, chủ hàng đều có trách nhiệm chứng minh tổn thất là thuộc rủi ro được bảo hiểm. Nhưng điều kiện BH A có phạm vi bảo hiểm rộng nhất và chỉ điều kiẹn bảo hiểm B có áp dụng mức miễn thường.
-Điều kiện bảo hiểm ở Việt Nam
Ngoài các điều kiện bảo hiểm theo ICC 1982, hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đang áp dụng các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, có thể áp dụng cho cả việc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nối tiếp bằng đường bộ, đường sông hoặc đường hàng không. Ví dụ: các điều kiện bảo hiểm C, B và A trong Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ban hàng kèm theo Quyết định số 263/BHHH/98 ngày 12/12/1998 của Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex.
2.1.3Giá trị bảo hiểm, số tiền BH và phí bảo hiểm
+ Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của hàng hoá XNK được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của lô hàng, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác.
Ngoài ra DNBH có thể nhận BH thêm cả phần lãi dự tính, tức là mức chênh lệch giữa giá mua ở cảng đi và giá bản ở cảng đến.
Công thức xác định giá CIF:
CIF = (C+F)/(1-R)
GTBH được xác định theo công thức:
Gb = (C+F)/(1 – R)
HoặcGb = [(C+F)x(a+1)]/(1-R)
Trong đó:
•Gb: Giá trị BH,
•F: Cước phí BH,
•C: Giá FOB của hàng hoá,
•a: Tỷ lệ phần trăm lãi dự tính,
•R: Tỷ lệ phí bảo hiểm
+ Số tiền bảo hiểm
Số tiền BH là số tiền được đăng ký bảo hiểm và được ghi trong HĐBH.
STBH được xác định dựa trên cơ sở GTBH
•Nếu STBH bằng GTBH, đó là “BH ngang giá trị”, còn gọi là “BH toàn phần”
•Nếu STBH cao hơn GTBH, đó là “BH trên giá trị”, còn gọi là “BH vượt mức”
•Nếu STBH thấp hơn GTBH, đó là “BH dưới giá trị”, còn gọi là “BH dưới mức”
+ Phí bảo hiểm
Phí BH là một khoản tiền do người tham gia bảo hiểm nộp cho DNBH để hàng hoá được BH
Phí BH được xác định trên cơ sở GTBH hoặc STBH và tỷ lệ phí BH. Phí BH (P) được xác định như sau:
P = SbxRhoặcP = Sb x (a+1)xR
Trong đó:Sb: Số tiền bảo hiểm
a: Tỷ lệ phần trăm lãi dự tính
R: Tỷ lệ phí BH
2.1.4 Bồi thường tổn thất
•Giám định
Giám định là việc làm của DNBH hoặc người được uỷ thác nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng được bảo hiểm để làm cơ sở cho việc tính toán tiền bồi thường. Khi hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất, yêu cầu giám định trong thời gian quy định. Sau khi giám định xong, cán bộ giám định sẽ cấp chứng từ giám định, trong đó có xác định mức độ tổn thất hoặc mức giảm giá trị thương mại của hàng hoá làm cơ sở cho việc bồi thường
•Bồi thường tổn thất
-Nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc 1: STBH là giới hạn tối đa của STBT của DNBH. Tuy nhưng khoản chi phí như: chi phí chi ra để cứu vớt hàng, chi phí cứu nạn, phí giám định, chi phí bán đấu giá hàng bị hư, tiền đóng góp TTC dù tổng STBT vượt quá STBH
Nguyên tắc 2: Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật
Nguyên tắc 3: Khi trả tiền bồi thường, DNBH sẽ khấu trừ các khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm đã đòi được ở người thứ ba.
-Tiến hành bồi thường
•Bồi thường tổn thất chung
DNBH bồi thường cho người tham gia bảo hiểm phần đóng góp vào TTC dù hàng được bảo hiểm theo điều kiện nào và bất kỳ tỷ lệ nào nhưng không vượt quá số tiền BH
Không bồi thường trực tiếp cho người tham gia BH mà thanh toán cho người tính toán TTC do hãng tàu (người chuyên chở chỉ định)
STBH này được cộng thêm hay khấu trừ phân chênh lệch giữa số tiền thực tế đã đóng góp vào TTC và số tiền phải đóng góp vào TTC.
•Bồi thường TTR
Đối với TTTB thực tế: bồi thường toàn bộ STBH
Đối với TTTB ước tính: bồi thường toàn bộ STBH nếu người tham gia BH từ bở hàng
Đối với TTBP: bồi thường số tiền, số bao hàng bị thiếu, mất hoặc bồi thường theo mức giảm giá trị thương mại của phần hàng bị tổn thất.
2.2 Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa
Là những hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường sông và đường ven biển trong lãnh thổ quốc gia.
2.2.1 Rủi ro
2.2.1.1 Rủi ro được bảo hiểm
-Cháy hoặc nổ
-Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần, sét đánh
-Phương tiện vận chuyển bị đắm, lật đổ, rơi, mắc cạn, đâm va vào vật thể khác, trật bánh
-Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ
- Phương tiện chở hàng mất tích
-Các chi phí sau:
•Chi phí hợp lý cho việc phòng tránh hay giảm nhẹ tổn thất hàng hoá
•Các chi phí cho việc dỡ hàng, lưu kho, gửi đi tiếp hàng hóa, được bảo hiểm tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm BH
•Các chi phí hợp lý cho việc giám định tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm BH
2.2.1.2 Rủi ro loại trừ
Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn …
Hậu quả của phóng xạ hay nhiễm phóng xạ
Hành động xấu, cố ý hay hành vi phạm pháp của người được BH hay người làm công cho họ
Mất mát, hư hỏng do khuyết tật vốn có hoặc nội tỳ của hàng hoá
Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách an toàn về hàng hoá nguy hiểm
Đóng gói sai quy cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển
Hao hụt tự nhiên của hàng hoá
Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo an toàn giao thông
Tổn thất có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù chậm trễ đó do một rủi ro được BH
Trộm cắp, giao thiếu hàng, không giao hàng
2.2.2 Giá trị bảo hiểm
GTBH và STBH được xác định tương tự như hàng hoá XNK
Phí BH được xác định theo công thức:P = SbxR
Nếu là hàng thương mại:P = Sbx (a+1)xR
Trong đó:Sb: STBH
R: Tỷ lệ phí BH
a: Tỷ lệ lãi dự tính (%)
Phí BH gồm hai phần
Phí chính: Tính theo phương thức vận chuyển (đường sắt, đường sông, ven biển, đường bộ). Tỷ lệ phí BH chính đối với đường bộ là thấp nhất, đối với đường ven biển là cao nhất
Phí phụ: Tính theo tuyến đường (Bắc Nam, miền núi, sang các nước lân cận …)
2.2.3 Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm
Doanh nghiệp BH sau khi xác định tổn thất thuộc trách nhiệm BH sẽ tiến hàng tính toán bồi thường. Tổn thất của hàng hoá vận chuyển nội địa chủ yếu được chia làm tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ. Tổn thất riêng, tổn thất chung chỉ được áp dụng đối với vận chuyển bằng đường biển.
Đối với tổn thất bộ phận: Số tiền bồi thường = STBH x Tỷ lệ tổn thất
gtrị hàng khi còn nguyên vẹn- gtrị hàng còn lại khi hàng bị tổn thất
Tỷ lệ tổn thất=
giá trị hàng khi còn nguyên vẹn
Trường hợp tổn thất bộ phân là 1 phần hàng bị tổn thất được bán dọc đường thì tổng giá trị hàng hóa khi còn nguyên vẹn được xác định trong đơn bảo hiểm. Tổng giá trị hàng còn lại khi hàng bị tổn thất là số tiền cứu vớt được.
Đối với tổn thất toàn bộ, có thể là tổn thất toàn bộ thực tế hoặc tổn thất toàn bộ ước tính, sau khi người tham gia bảo hiểm gửi thông báo từ bỏ hàng và DNBH chấp nhận thông báo từ bỏ hàng đó,DNBH sẽ bồi thường như tổn thất toàn bộ thực tế.
Số tiền bồi thường tổn thất toàn bộ= STBH
Chương 3: Bảo hiểm vật chất các phương tiện vận chuyển
3.1 Bảo hiểm vật chất thân tàu
3.1.1 Đối tượng và phạm vi BH
Khái niệm về tàu biển: Theo Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển, không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá.
… Ngoài ra, con tàu còn bao gồm tất cả các trang thiết bị đi biển như phao, xuồng cứu sinh, máy móc và các thiết bị của một con tàu
* Đối tượng bảo hiểm
BH thân tàu biển có đối tượng BH là toàn bộ con tàu, bao gồm: vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị thông thường đi biển và phục vụ kinh doanh (không bao gồm vật dụng và tài sản cá nhân)
* Phạm vi bảo hiểm
+ Các rủi ro được BH
- Chìm đắm
-Mắc cạn
-Cháy nổ
- Đâm va (tàu đâm va tàu, tàu đâm va công trình kiến trúc XD trên biển, tàu đâm va với vật thể nổi hay di động)
-Tàu mất tích do mọi lý do
- Tàu hư hại do lỗi lầm của thuỷ thuỷ đoàn
- Do cướp biển
+ Các rủi ro loại trừ:
•Rủi ro về chiến tranh
•Đình công
•Rủi ro do sự cố ý
•Lỗi lầm của người được bảo hiểm
•Rủi ro vi phạm các điều kiện bảo hiểm
3.1.2 Điều kiện bảo hiểm
3.1.2.1 Điều kiện BH tổn thất toàn bộ TLO
Nhà BH chịu trách nhiệm bồi thường:
•Tổn thất toàn bộ thực tế khi con tàu bị đắm, bị nổ tung, bị phá hủy hay phải phá hủy, bị tước quyền sở hữu do bị cướp...
•- Tổn thất toàn bộ ước tính: Việc xác định tổn thất toàn bọ ước tính phải được căn cứ cụ thể vào đơn bảo hiểm hoặc Luật pháp quy định.
•- Chi phí cứu nạn: Là những chi phí phát sinh để cứu tàu bị nạn trong những trường hợp khẩn cấp như: kéo tàu ra khỏi cạn...
3.1.2.2 Điều kiện BH loại trừ tổn thất thân tàu FOD
- Bảo hiểm mọi tổn thất và chi phí mà điều kiện TLO phải gánh chịu
- Bảo hiểm thêm các tổn thất và chi phí:
•Chi phí tố tụng, đề phòng hạn chế tổn thất, với điều kiện các chi phí này phát sinh do rủi ro được bảo hiểm.
•Chi phí trách nhiệm đâm va: Khi tàu có lỗi gây tai nạn đâm va và dẫn đến thiệt hại cho tàu khác, chủ tàu sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự và được bảo hiểm gánh chịu 3/4 phần trách nhiệm dân sự phát sinh đó.
•Chi phí đóng góp vào tổn thất chung
3.1.2.3 Điều kiện BH loại trừ tổn thất riêng về thân tàu FPA
- Bảo hiểm mọi chi phí và tổn thất theo điều kiện FOD
- Bảo hiểm thêm các tổn thất và chi phí:
•+ Tổn thất bộ phận của tàu do hành động tổn thất chung và chỉ hạn chế trong một số bộ phận nhất định của tàu như : hệ thống đèn điện, buồm, neo, tời, nồi hơi...
•+ Tổn thất riêng, tổn thất bộ phận của tàu do va chạm với tàu khác trong khi cứu nạn hay cứu hỏa trên tàu.
3.1.2.4 Điều kiện BH thời hạn thân tàu ITC
Ngoài các rủi ro bảo hiểm như trong điều kiện FPA, ITC còn được bảo hiểm thêm:
•Tổn thất bộ phận của tàu do hành động tổn thất chung gây ra ngoài những bộ phận dễ hư hỏng theo điều kiện FPA.
•Tổn thất riêng và tổn thất bộ phận của tàu và máy móc thiết bị do tai nạn bất ngờ gây ra ngoài tổn thất theo điều kiện FPA.
3.1.3 Phí BH
3.1.3.1 STBH
STBH ≤ GTBH + Cước phí chuyên chở hàng hoá + CP điều hành
GTBH = vỏ tàu + trang TB, máy móc trên tàu
BH cước phí chuyên chở là BH cho phần cước phí mà chủ tàu phải trả lại cho chủ hàng do ko đưa được hàng về bến. Phân cước phí này có giá trị tối đa bằng 25% STBH
BH chi phí điều hành là BH cho các loại chi phí quản lý, lãi kinh doanh nhằm đảm bảo kinh doanh cho chủ tàu khi gặp rủi ro. Phần chi phí này có giá trị tối đa bằng 25% số tiền BH
3.1.3.2 Phí BH
Phí BH thân tàu=Phí bồi thường tổn thất toàn bộ+Phí bồi thường tổn thất bộ phận+Phụ phí khác
3.2 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó bao gồm: ô tô, mô tô, xe máy.
Một số loại BH liên quan đến xe cơ giới:
BH TNDS của chủ xe cơ giới
BH TNDS của chủ xe cơ giới với hàng hoá chở trên xe
BH tai nạn hành khách trên xe
BH tai nạn lái phụ xe
BH vật chất xe
3.2.1 Phạm vi bảo hiểm
+ Rủi ro được bảo hiểm
- Các tổn thất được BH
Tai nạn do đâm va, lật đổ
Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá
Mất cắp toàn bộ xe
Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây ra
- Các chi phí hợp lý được BH:
Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thên khi xe bị thiệt hại do các rủi ro được BH
CF bảo vệ và kéo xe bị thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất
CF giám định tổn thất nần thuộc trách nhiệm của CTBH
- Rủi ro loại trừ
Hao mòn tự nhiên, mất giá giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật, hư hỏng thâm do sửa chữa
Hư hỏng về điện hoặc bộ phạn máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra
Mất cắp bộ phận của xe
Những thiệt hại gián tiếp: giảm giá trị TM làm đình tệ SXKD
Thiệt hại do chiến tranh
Hành động cố ý của chủ xe
Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn đẻ lưu hành
Xe không xó giấy phép …
3.2.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
- Giá trị bảo hiểm
GTBH của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia BH mua BH
- Số tiền BH
Các chủ xe có thể tham gia BH với số tiền BH lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe
- phí BH: khi xác định phí BH, cty Bh căn cứ vào:
+ Loại xe: Tốc độ tối đa của xe, Tỷ lệ gia tốc,
+ Chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm phụ tùng,
+Mục đích sử dụng xe: Ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá, Ô tô kinh doanh vạn tải hành khách liên tỉnh, Ô tô chở hàng đông lạnh, Ô tô chở đầu kéo, Taxi
+Tuổi tác kinh nghiệm lái xe
Công thức tính phí bảo hiểm :P = f + d P: Phí bảo hiểm
f: Phí thuần
d: phụ phí
+Tính Phí thuần:
Si: Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ I
Ti: Thiệt hại bình quân 1 vụ trong năm thứ I
Ci: Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i
n: Thứ tự các năm lấy số liệu tính phí
+ Phụ phí: chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất, chi phí quản lý
3.2.3 Giám định và bồi thường tổn thất
3.2.3.1 Giám định tổn thất
Thông báo tai nạn: Người bảo hiểm yêu cầu chủ xe (hoặc lái xe) khi xe bị tai nạn một mặt phải tìm mọi cách cứu chữa, hạn chế tổn thất, mặt khác nhanh chóng báo cho công ty bảo hiểm biết. Chủ xe không được di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của công ty bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền
Giám định tổn thất:Thông thường đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hành với sự có mặt của chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Chỉ trong trường hợp hai bên không đạt được sự thống nhất thì lúc này mới chỉ định giám định viên chuyên môn làm trung gian.
3.2.3.2 Bồi thưởng tổn thất
1) Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực:
STBT = Giá trị thiệt hại thực tế xSTBH/GTBH
Vd: Xe ô tô A tham gia bảo hiểm toàn bộ giá trị thực tế tại công ty bảo hiểm X từ ngày 1/1/2008. Ngày 26/7/2008 xe A đâm va với xe B và bị hư hỏng 80% giá trị. Xe A đã được sử dụng 4 năm, khi tham gia bảo hiểm giá trị thực tế của xe là 120.000.000 đ. Tỷ lệ khấu hao của xe A là 5%. Xác định số tiền bồi thường cho chủ xe ô tô A.
Xác định giá trị thực tế của xe tại ngày xảy ra tai nạn
Đến ngày 1/1/2008 xe đã lưu hành được 4 năm tham gia bảo hiểm giá trị thực tế 120.000.000 đ, mức khấu hao 5%/năm. Ngày 1/1/2004, giá trị của xe là:
120.000.000/0.8= 150.000.000 đ.
Số tiền khấu hao xe cho đến ngày xảy ra tai nạn:
150.000.000 x 55 x 5%/12 = 34.375.000 đ
Giá trị thực tế của xe: 150.000.000 -34.375.000 = 115.625.000.
Giá trị thiệt hại: 115.625.000 x 80% = 92.500.000đ
Vì chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ giá trị thực tế của xe nên STBH cho chủ xe là: 92.500.000 đ.
(2) Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị
Theo nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, để tránh việc “lợi dụng” bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận STBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH. Nếu người tham gia bảo hiểm vô tình tham gia với STBH lớn hơn giá trị bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ không có hiệu lực.
Tuy nhiên, nếu là vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị, công ty bảo hiểm vẫn bồi thường nhưng STBH chỉ bằng thiệt hại vật chất thực tế và luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe.
Ví dụ 2: Một chiếc xe ô tô có giá trị thực tế là 200.000.000đ, nhưng chủ xe tham gia bảo hiểm với số tiền 250.000.000 đ. Khi có tổn thất bộ phận xảy ra xe thiệt hại 20.000.000 thì STBT trong trường hợp này là 20.000.000. Nếu tổn thất toàn bộ xảy ra thì STBH lớn nhất là 200.000.000 đ.
(3) Trường hợp tổn thất bộ phận
STBT không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế
Ví dụ 3: Chủ xe A có chiếc xe Camry 4 chỗ ngồi giá trị thực tế tại Việt Nam là 350.000.000 đ. Chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ giá trị thực tế. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm .Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa như sau:
- Thân vỏ: 80.000.000 đ
- Động cơ: 45.000.000 đ
Theo bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe, công ty bảo hiểm quy định: tỷ lệ tổng thành thân vỏ là 53%, tỷ lệ tổng thành động cơ là 16%.
Như vậy: giá trị thiệt hại thực tế của thân vỏ là 80.000.000 của động cơ là 45.000.000 đ.
Theo bảng tỷ lệ giá trị tổng thành
-Thiệt hại thân vỏ: 350.000.000 x 53% = 185.500.000 đ > 80.000.000 đ nên STBT thân vỏ là: 80.000.000 đ
-Thiệt hại động cơ: 350.000.000 x 16% = 56.000.000 đ> 45.000.000 đ nên STBT động cơ là 45.000.000 đ.
(4) Trường hợp tổn thất toàn bộ
Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi:
Bị mất cắp
Mất tích hoặc
Xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc
Chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe.
Trong trường hợp này STBT lớn nhất bằng STBH và phải trừ khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất.
Ví dụ4: Đầu năm 2009, chủ xe A có chiếc xe Toyota giá trị thực tế 400.000.000 đ tham gia bảo hiểm toàn bộ với số tiền 400.000.000 đ tại công ty bảo hiểm B. Ngày 1/8/2009 xe gặp tai nạn bị tổn thất toàn bộ. Khi tham gia bảo hiểm xe đã sử dụng được 2 năm, tỷ lệ khấu hao 10%/năm. Xác định STBT.
Giá trị ban đầu của xe: 400.000.000/0,8 = 500.000.000 đ
Giá trị thực tế của xe tại ngày xảy ra tai nạn:
500.000.000 – 500.000.000 x 31 x 10%/12 = 370.833.333,333 đ.
Như vậy STBT chủ xe A nhận được là: 370.833.333,333 đ.
Ví dụ 5
Chủ xe A có chiếc xe ToyoTa giá trị thực tế 200 triệu đồng tham gia bảo hiểm toàn bộ với số tiền là 200 triệu đồng tại công ty bảo hiểm X. Theo quy định của công ty bảo hiểm X, chỉ được coi là tổn thất toàn bộ ước tính khi giá trị thiệt hại bằng hoặc trên 80% giá trị thực tế của xe tính theo bảng tỉ lệ cấu thành xe. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, giá trị thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa là:
- Thân vỏ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa:120 triệu đồng
- Động cơ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa là :35 triệu đồng
- Hộp số thiệt hị 100% chi phí sửa chữa là:15 triệu đồng
Tổng cộng thiệt hại :170 triệu đồng.
Giá trị thiệt hại như trên lớn hơn 80% giá trị thiệt hại thực tế của xe. Nhưng căn cứ vào bảng tỉ lệ tổng thành giá trị thì thiệt hại thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm X là:
- Thân vỏ: 53,5% x 100% =53,5%
- Động cơ: 15,5 % x 100% =15,5 %
- Hộp số: 7% x 100% =7,0%
Tổng cộng:76%.
Như vậy, trường hợp này không được coi là tổn thất toàn bộ ước tính mà chỉ giải quyết bồi thường theo tổn thất bộ phận.
Trục lợi bảo hiểm
“Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. : Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
1.2. Các hành vi trục lợi bảo hiểm:
1.2.1 Khai tăng trị giá tổn thất
1.2.2.Bảo hiểm trùng
1.2.3. Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm
1.2.4.Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm
1.2.5. Tạo dựng hiện trường giả
1.2.6. Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng
Hành vi trục lợi ngày càng gia tăng và tinh vi hơn, vì thế mà hậu quả của trục lợi bảo hiểm để lại có xu hướng ngày càng nặng nề và trầm trọng, không chỉ đối với các công ty bảo hiểm mà còn đối với cả xã hội.
Thời gian qua trên thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng các khe hở của pháp luật và thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong xét nhận, bồi thường bảo hiểm và giải quyết các khiếu nại bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho các doanh nghiệp bảo hiểm, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm.
4. Giải pháp ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm:
*Cần không ngừng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm.
Quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ pháp luật bảo hiểm
Cơ sở hình thành nên quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ thương mại nói chung đó là, tất cả các giao dịch kinh doanh cần thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là các bên khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay mưu toan lừa đảo nào. Điều này không có nghĩa rằng, người bán phải có nghĩa vụ chỉ ra các khiếm khuyết đối với sản phẩm mà họ bán ra, tuy nhiên, khi giới thiệu, thông báo hoặc trả lời câu hỏi, người bán hàng phải đưa ra những câu trả lời trung thực
Tại Điểm a, Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH) quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. Khoản 1 Điều 19 Luật KDBH cũng quy định: Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Ngược lại, bên mua bảo hiểm khi tham gia quan hệ bảo hiểm cũng phải công bố các thông tin liên quan đến tài sản mà mình mua bảo hiểm. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 18, Luật KDBH thì: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Và để đảm bảo nguyên tắc trung thực tuyệt đối của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin mà họ đưa ra.
Quy định về giới hạn bồi thường
Mục đích của bảo hiểm tài sản là khôi phục lại tình trạng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra. Sự khôi phục này được gọi là bồi thường. Trong quan hệ bảo hiểm tài sản, thuật ngữ “bồi thường” đóng vai trò hết sức quan trọng, nó xác định phạm vi trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Bồi thường là cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản tài chính với mục đích hoàn trả cho người được bảo hiểm những gì đã mất do việc tài sản bảo hiểm gặp tổn thất trong phạm vi rủi ro được bảo hiểm. Như vậy, có thể khẳng định, bồi thường được coi là sự đền bù chính xác về tài chính, đủ để khôi phục tình trạng tài chính ban đầu của người được bảo hiểm như trước khi xảy ra tổn thất.
Quy định của pháp luật về bảo hiểm trùng
Để ngăn chặn mục đích trục lợi trong trường hợp này, khoản 2 Điều 44 Luật KDBH quy định: “Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản”. Quy định trên có thể được hiểu là, pháp luật không cấm bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm nhiều lần cho một tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm với cùng điều khoản và sự kiện bảo hiểm, nhưng khi mua thì phải có nghĩa vụ thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác biết về điều này. Trên cơ sở các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng chịu trách nhiệm trong phạm vi cam kết của mình trên tổng giá trị thiệt hại.
Quy định về bảo hiểm trên giá trị
Để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và cộng đồng những người tham gia bảo hiểm nói chung, một yêu cầu được đặt ra đối với bên mua bảo hiểm khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản là họ phải có quyền lợi đối với tài sản bảo hiểm và chỉ được mua bảo hiểm cho tài sản trong phạm vi quyền lợi tài chính mà họ có được từ tài sản.
Trên thực tế, hợp đồng bảo hiểm tài sản được giao kết trên giá trị thường là do bên mua bảo hiểm cố ý để được hưởng quyền lợi tài chính nhiều hơn mình có. Khi xảy ra trường hợp trên, chúng ta có thể coi đây là hành vi trục lợi. Nếu bên mua bảo hiểm thực hiện hành vi trục lợi thông qua việc cố tình yêu cầu một số tiền bảo hiểm lớn hơn giá thị trường của tài sản thì pháp luật không thừa nhận giao dịch này.
Cụ thể, Khoản 1 Điều 42 Luật KDBH quy định “Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị”. Việc pháp luật không cho phép giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị nhằm ngăn chặn tình trạng trục lợi thông qua việc bên mua bảo hiểm cố ý khai tăng giá trị của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng, nhằm được hưởng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị của tài sản.
Quy định về nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất đối với bên mua bảo hiểm
Rất nhiều trường hợp, người được bảo hiểm đã nảy sinh ý đồ trục lợi thông qua việc để mặc cho tổn thất xảy ra nhằm hưởng tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm.
Để ngăn chặn ý đồ trục lợi của bên mua bảo hiểm (người được bảo hiểm), Điều 50 Luật KDBH quy định:
- Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.
- Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
*Để hạn chế đi đến kiểm soát các hành vi trục lợi bảo hiểm phải có một giải pháp đồng bộ trong toàn bộ hệ thống các công ty bảo hiểm từ khâu bán hàng đến khâu giải quyết bồi thường.
- Việc bán bảo hiểm cho xe cơ giới cần tuân theo một quy trình nghiêm ngặt trong việc bán bảo hiểm, gồm: kiểm tra xe, thu tiền, báo phát sinh, kiểm tra nghiêm ngặt và xử lý kịp thời các sai phạm của cán bộ, đại lý bán hàng bảo hiểm xe cơ giới. Có định chế phạt khi người bán hàng không tuân thủ các quy trình bán bảo hiểm xe cơ giới. Định chế xử phạt này phải thống nhất trong toàn hệ thống các công ty bảo hiểm để được thực hiện tốt nhất.
- Tăng cường công tác đào tạo để nâng cao nghiệp vụ bán bảo hiểm, nghiệp vụ giám định, khảo – duyệt giá sửa chữa, bồi thường cho các đại lý bán bảo hiểm, các cán bộ giám định và giải quyết bồi thường trong các công ty bảo hiểm để các hành vi trục lợi được giải quyết một cách triệt để.
- Có thái độ kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của phía chủ xe, cơ quan công an và những người có liên quan tiếp tay cho hành vi trục lợi bảo hiểm của chủ xe và lái xe tham gia giao thông đường bộ.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy trình bán hàng, giám định, giải quyết bồi thường và xác minh hồ sơ bồi thường trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ trục lợi bảo hiểm.
III. Kết luận:
Tóm lại, trục lợi bảo hiểm là những hành vi lừa dối nhằm hưởng lợi bất hợp pháp trong quan hệ bảo hiểm. Hiện nay, hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm đang là vấn đề đáng quan ngại, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Trên đây là thực trạng và một số giải pháp nhằm ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam. Việc nhận diện các hành vi trục lợi để có cơ chế xử lý phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển lành mạnh thị trường bảo hiểm ở Việt Nam.
Chương 4: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS)
Khái niệm và đặc điểm của BH TNDS
+ Khái niệm về BHTNDS
•Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại bảo hiểm theo đó, để đổi lấy phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm theo cách thức và mức độ đã được hai bên thoả thuận trong hợp đồng
•Khi tham gia loại bảo hiểm này, người tham gia bảo hiểm có mục đích chuyển giao rủi ro thuộc về trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm cho người bảo hiểm.
+ Đặc điểm của BHTNDS
•BHTNDS có đối tượng được BH là trách nhiệm dân sự của người được BH đối với người thứ ba theo luật định
•Người được bảo hiểm là người có trách nhiệm dân sự cần được bảo đảm thường chính là người tham gia bảo hiểm. Còn người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm lại là những người thứ ba khác.
•Bảo hiểm giới hạn TN bồi thường của mình bằng STBH.
•Tương tự như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm TNDS áp dụng nguyên tắc đóng góp trong trường hợp bảo hiểm trùng
4.1 BH trách nhiệm dân sự của chủ tàu
4.1.1 Khái niệm và đối tượng của BH
Khái niệm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu đối với người thứ ba trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển.
Đối tượng bảo hiểm: trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với người thứ ba.
4.1.2Phạm vi trách nhiệm BH
a)Trách nhiệm dân sự gây ra bởi bản thân con tàu
Trách nhiệm của chủ tàu phát sinh trong những vụ tai nạn đâm va và giữa những vật thể là tài sản của người khác như đâm va với tàu khác, đâm va với cầu cảng, cống, cầu trên sông, hệ thống đường ống, dan khoan …
Thông thường hậu quả của tai nạn đâm va là những thiệt hại lớn về tài sản, kinh doanh, con người, ô nhiễm dầu, ô nhiễm môi trường …
Trong các vụ đâm va giữa tàu với tàu, bảo hiểm thân tàu chịu trách nhiệm bồi thường ¾ trách nhiệm đâm va cho chủ tàu trong phạm vi ¾ số tiền bảo hiểm thân tàu, đó là một biệt lệ mang tính kế thừa từ trước. Như vậy chủ tàu còn chịu trách nhiệm về:
¼ TN đâm va mà BH thân tàu chưa bồi thường
Phần TN đâm va vượt quá số tiền BH thân tàu trong những vụ tổn thất lớn (nếu có)
•TNDS đối với con tàu bị đắm gồm các chi phí: CP thắp sáng, chi phí trục vướt, di chuyển hoặc phá huỷ xác tàu
•TNDS đối với ô nhiễm dầu, ô nhiễm môi trường do dầu …
b)Trách nhiệm đối với con người
Theo luật định hoặc theo hợp đồng tuyển dụng, chủ tàu phải chịu trách nhiệm về các chi phí chữa bệnh, đau ốm, thương tật, tai nạn, mai táng, hồi hương, cử người thay thế và các khoản trợ cấp liên quan khác cho các đối tượng như: Sĩ quan, thuỷ thủ, thuyền viên, hành khách đi tàu, công nhân xếp dỡ, công nhân cảng làm việc với tàu và người thứ ba khác.
c)Trách nhiệm đối với HH chuyên chở
Chủ tàu phải chịu trách nhiệm với những tổn thất:
Hàng bị giao thiếu số lượng bao, kiện
Hàng bị hư hại do tàu không đủ khả năng đi biển, do kỹ thuật chất xếp chèn lót hàng tồi, hầm hàng thông gió kém, hàng bị hấp hơi, đỏ mồ hôi, máy lạnh hỏng
Hàng bị mất cắp khi còn nằm trong sự quản lý của của chủ tàu
Hàng bị hư hỏng do rò rỉ từ hàng khác
Chủ tàu không phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hại của hàng hoá do những nguyên nhân:
Do hành vi sơ suất hay khuyết điểm của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hay người giúp việc cho chủ tàu trong việc quản lý tàu
Do cháy
Những rủi ro nguy hiểm và tai nạn bất ngờ ngoài biển hoặc vùng nước khác mà tàu thuyền có thể đi lại được
Do thiên tai, thời tiết xấu
Do hành động chiến tranh, thù địch
Hạn chế hay thiếu sót của người gửi hàng, chủ hàng, đại lý hay đạo diện của họ
Đình công, bế xưởng, đình chỉ hay cản trở lao động do bất kỳ nguyên nhân gì
Hao hụt thể tích, khối lượng hoặc mất mát hư hại gì khác xảy ra do ẩn tỳ, đặc tính hay nội tỳ hàng hoá
Thiếu sót về bao bì đóng gói, ký hiệu mã không đủ.
4.1.3 Tai nạn đâm va và cách giải quyết
a) Trách nhiệm của chủ tàu trong tai nạn đâm va
Là trường hợp tàu đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài, trừ nước.
Khi tai nạn đâm va xảy ra giữa tàu với tàu, người ta pải xác định nguyên nhân lỗi.
Lỗi này được chia làm 3 loại:
Lỗi do khách quan: Do nguyên nhân khách quan dẫn đến hai tàu đam va nhau, hai chủ tàu đều không có lỗi. Trong trường hợp này, thiệt hại xảy ra với bân nào, bên đó phải tự chịu.
Lỗi do một tàu gây nên: Tai nạn đam va xảy ra nhưng chỉ một tàu có lỗi. Khi đó, tàu có lỗi vừa phải tự chịu thiệt hại trên tàu mình, vừa phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại trên tàu kia. Trường hợp này thường xảy ra khi tàu đang di chuyển đâm va phải tàu đang neo đậu.
Lỗi do cả hai tàu cùng gây nên: Tai nạn xảy ra và cả hai tàu cùng có lỗi. Trường hợp này, mỗi bên phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của tàu bên kia do lỗi của mình gây ra tuỳ theo mức độ lỗi nhiều hay ít.
b)TN của BH thân tàu trong tai nạn đâm va
- Trách nhiệm với thiệt hại của tàu mua bảo hiểm: Nhà bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất vật chất của con tàu bao gồm thiệt hại về vỏ tàu, thiệt hại máy móc hay trang thiết bị.
Bảo hiểm thân tàu không chịu trách nhiệm đối với thiệt hại kinh doanh của tàu được bảo hiểm, thiệt hại về hàng hoá và con người trên tàu này.
- Trách nhiệm đối với con tàu bị đâm va phải: Khi chủ tàu tham gia các điều kiện bảo hiểm (FOD, FPA hay ITC) có bảo hiểm cho chi phí trách nhiệm đâm va, bảo hiểm thân tàu sẽ có trách nhiệm bồi thường phần TNDS phát sinh do lỗi của họ gây ra với chủ tàu khác. Trách nhiệm này bao gồm:
+ Tổn thất, thiệt hại vật chất của chiếc tàu bị đâm va
+ Tổn thất và thiệt hại về tài sản, hang hoá trên tàu bị đâm va
+ Thiệt hại về kinh doanh tàu bị đâm va
+ Tổn thất chung, chi phí cứu hộ của tàu bị đâm va do tai nạn đâm va gây ra nếu có), vì những chi phí này thực tế làm giảm bớt tổn thất cho tàu bị đâm va
Những tổn thất đâm va không thuộc trách nhiệm của bảo hiểm thân tàu là:
+ BĐS, động sản, tài sản hay vật gì khác không phải thân tàu trên tàu bị bảo hiểm
+ Hàng hoá hay vật phẩm được chuyên chở trên tàu được bảo hiểm
+ Chết người, đau ốm, thương tật
+ Trách nhiệm về ô nhiễm dầu do tai nạn đâm va
+ Chi phí di chuyển hay phá huỷ chướng ngại vật hay xác tàu
+ Chi phí thắp sáng hay đánh dấu báo hiệu tàu đắm.
Để làm tăng trách nhiệm của các chủ tàu trong việc điều hành thận trọng nhằm tránh tai nạn, bảo hiểm giới hạn bồi thường ở mức ¾ trách nhiệm đâm va phát sinh và không được vượt quá ¾ số tiền bảo hiểm.
Khi xảy ra tổn thất do tai nạn đâm va, chủ tàu được bảo hiểm thân tàu bồi thường do phần thiệt hại thân tàu trước. Phần trách nhiệm đâm va, các chủ tàu tự bồi thường cho nhau, sau đó trên cơ sở này bảo hiểm thân tàu mới bồi thường cho các chủ tàu theo mức ¾ không vượt quá ¾ số tiền bảo hiểm. Việc giải quyết trách nhiệm bồi thường trong tai nạn đâm va có hai cách: giải quyết theo trách nhiệm chéo và giải quyết theo trách nhiệm đơn.
c)Giải quyết tai nạn đâm va theo trách nhiệm chéo
Điều kiện để giải quyết tai nạn đâm va theo trách nhiệm chéo là:
•Cả hai tàu cùng có lỗi và gây tổn thất cho nhau
•Cả hai tàu đều không dành được quyền giới hạn trách nhiệm
Ví dụ: Hai tàu A và B đâm va nhau, cả 2 tàu đều mua BH thân tàu ngang giá trị theo điều kiện ITC.
Do cả hai tàu A và B đều không xin được giới hạn trách nhiệm, tai nạn đâm va trên được giải quyết theo trách nhiệm chéo:
Bước 1: Xác định TNDS phát sinh của các chủ tàu
TNDS của chủ tàu A đối với chủ tàu B: 28.000 x 50% = 14.000 (USD)
TNDS của chủ tàu B đối với chủ tàu A: 14.000 x 50% = 7.000 (USD)
Bước 2: Xác định số tiền phải bồi thường của bảo hiểm thân tàu cho các chủ tàu
Bảo hiểm bồi thường cho chủ tàu A: 10.000 + ¾ (14.000) = 20.500 (USD)
Bảo hiểm bồi thường cho chủ tàu B: 20.000 + ¾ (7.000) = 25.250 (USD)
(Giả sử ¾ TNDS phát sinh của cả hai chủ tàu đều thấp hơn ¾ số tiền bảo hiểm )
Bước 3: Xác định số tiền bảo hiểm thân tàu đòi lại các chủ tàu:
Bảo hiểm đòi lại chủ tàu A phần bồi thường trách nhiệm thân tàu từ chủ tàu B:
7.000 x (10.000 / 14.000) = 5.000 (USD)
Bảo hiểm đòi lại chủ tàu phần bồi thường trách nhiệm thân tàu từ chủ tàu A:
14.000 x (20.000/28.000) = 10.000 (USD)
Bước 4: Xác định số tiền bồi thường thực tế của bảo hiểm thân tàu cho các chủ tàu
Bảo hiểm bồi thường thực tế cho chủ tàu A: 20.500 – 5.000 = 15.500 (USD)
Bảo hiểm bồi thường thực tế cho chủ tàu B: 25.250 – 10.000 = 15.250 (USD)
Bước 5: Xác định thiệt hại các chủ tàu tự chịu
Chủ tàu A tự chịu
•Thiệt hại KD: (4.000 – 2.000) =2.000 (USD)
•Thiệt hại TNDS: ¼ x (14.000) =3.500 (USD)
•Tổng:5.500 USD
Chủ tàu B tự chịu:
•Thiệt hại kinh doanh: (8.000 – 4.000) =4.000
•Thiệt thại TNDS: ¼ (7.000) =1.750
•Tổng:5.750 USD
d)Giải quyết tai nạn đâm va theo trách nhiệm đơn
Điều kiện để giải quyết tai nạn đâm va theo trách nhiệm đơn:
a.Hai tàu cùng có lỗi và gây tổn thất cho nhau
b.Ít nhất một trong hai chủ tàu giành được quyền giới hạn trách nhiệm để được quyền bồi thường ít hơn
Theo cách giải quyết này, bên chủ tàu nào phải bồi thường trách nhiệm đâm va lớn hơn theo mức độ lỗi và thiệt hại gây ra sẽ phải bồi thường cho chủ tàu kia, trên cơ sở thiệt hại về tài sản mà không bao gồm phần thiệt hại con người. Số tiền bồi thường là chênh lệch trách nhiệm đâm va giữa hai chủ tàu.
Ví dụ: (sử dụng ví dụ trên)
Bước 1: Xác định TNDS phát sinh của các chủ tàu
Bước 2: Xác định số tiền phải bồi thường của bảo hiểm thân tàu cho các chủ tàu
Bước 3: Xác định số tiền bảo hiểm thân tàu đòi lại của chủ tàu
Bước 4: Xác định số tiền bồi thường thực tế của bảo hiểm thàu tàu cho các chủ tàu
Bước 5: Xác định thiệt hại của các chủ tàu tự chịu
Bước 1: Xác định TNDS phát sinh của các chủ tàu
Theo trách nhiệm đơn chủ tàu có số tiền thanh toán trách nhiệm đâm va lớn hơn bồi thường chủ tàu có số tiền thanh toán trách nhiệm đâm va nhỏ hơn. Cụ thể: Tàu A thanh toán cho tàu B số tiền là:
50%x28.000 – 50%x14.000 = 7.000
Bước 2: Xác định số tiền phải bồi thường của bảo hiểm thân tàu cho các chủ tàu
Bảo hiểm bồi thường cho chủ tàu A:
10.000 + ¾ (7.000) = 15.250 (USD)
Bảo hiểm bồi thường cho chủ tàu B:
20.000 (USD)
(Giả sử ¾ TNDS đơn của chủ tàu A thấp hơn ¾ số tiền bảo hiểm)
Bước 3: Xác định số tiền bảo hiểm thân tàu đòi lại của chủ tàu
Bảo hiểm đòi lại chủ tàu phần bồi thường trách nhiệm thân tàu từ chủ tàu A:
7.000 x (20.000/28.000) = 5.000 (USD)
Bước 4: Xác định số tiền bồi thường thực tế của bảo hiểm thân tàu cho các chủ tàu
Bảo hiểm bồi thường thực tế cho chủ tàu A: 15.250 (USD)
Bảo hiểm bồi thường thực tế cho chủ tàu B: 20.000 – 5.000 = 15.000 (USD)
Bước 5: Xác định thiệt hại của các chủ tàu tự chịu
Chủ tàu A
•Thu:15.250 (USD)
•Chi: 21. 000 (USD)
•Tổng:5.750 USD
Chủ tàu B tự chịu:
•Thu:7.000 (USD) + 15.000
•Chi: 28. 000 (USD)
•Tổng:6.000 USD
4.2 BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
4.2.1 Đối tượng và phạm vi của bảo hiểm
Đối tượng được bảo hiểm: TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn.
Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước
Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ ba bao gồm:
- Điều kiện thứ nhất: có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ ba.
- Điều kiện thứ hai: chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do vô tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các qui định khác của nhà nước …
- Điều kiện thứ ba: phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba
- Điều kiện thứ tư: chủ xe (lãi xe) phải có lỗi
Phạm vi bảo hiểm
•Công ty BH nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh TNDS của chủ xe. Cụ thể:
•Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba;
•Thiệt hại về tài sản, hàng hoá … của bên thứ ba
•Thịêt hại về tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập;
•Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất cảu cơ quan bảo hiểm
•Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân
•Công ty BH không chịu trách nhiệm BT thiệt hại của các vụ tai nạn mặc dù có PS TNDS trong các trường hợp sau:
•Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.
•Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn
•Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông:
•Xe không có giấy phép lưu hành ...
•Lái xe không có bằng lái hoặc bằng bị tịch thu, bằng không hợp lệ
•Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: rượu, bia, ma tuý …
•Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép
•Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa
•Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải
•Xe không có hệ thống lái bên phải
•Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn
•Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thoả thuận khác.
4.2.2 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiện của mình. Mặt khác, các phương tiện khác nhau chủng loại, về độ lớn có xác suất gây ra tai nạn khác nhau nên phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm phương tiện).
P = f + d
Trong đó:P: Phí bảo hiểm/đầu phương tiện
F: Phí thuần
D: Phụ phí (được quy định là tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng phí bảo hiểm).
4.2.3 Trách nhiệm bồi thường của BH
Khi tai nạn xảy ra, chủ xe (lái xe) phải gửi hồ sơ khiếu nại bồi thường cho công ty bảo hiểm, trong hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
-Giấy chứng nhận bảo hiểm
-Biên bản khám nghiệm hiện trường
-Tờ khai tai nạn của chủ xe
-Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có)
-Biên bản hoà giải (nếu trong trường hợp có hoà giải)
-Quyết định của toà án (nếu có)
-Các chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba, bao gồm: thiệt hại về con người, thiệt hại về tài sản. Các chứng từ phair hợp lệ.
•Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành giám định để xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba và bồi thường tổn thất.
•Thiệt hại của bên thứ ba bao gồm:
-Thiệt hại về tài sản
-Thiệt hại về con người
+ Thiệt hại về tài sản. Bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại; thiệt hại liên quan đến việc sử dụng tài sản và các chi phí hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại về TSLĐ được xác định theo giá trị thực tế (giá thị trường) tại thời điểm tổn thất còn đối với tài sản cố định, khi xác định giá trị thiệt hại phải tính đến khấu hao. Cụ thể:
Giá trị hiện tại = Giá trị mua mới (NG) - Mức khấu hao
+Thiệt hại về con người
Bao gồm:
-Thiệt hại về sức khoẻ
•Các chi phí hợp lý cho công việc cứu chữa, bồi thường phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật chất và chi phí y tế khác
•Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
•Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó
•Thu nhập bị giảm sút là khoản chênh lệch giữa mức thu nhập trước và sau khi điều trị do tai nạn của người thứ ba
•Thu nhập bị mất được xác định trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú do hậu quả của tai nạn.
•Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần
-Thiệt hại về tính mạng của người thứ ba. Bao gồm:
•Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc, cứu chữa người thứ ba trước khi chết
•Chi phí hợp lý cho việc mai tang người thứ ba
•Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải nuôi dưỡng. Khoản tiền trợ cấp này được xác định tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia, tuy nhiên sẽ được tăng thêm nếu hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn.
•Toàn bộ thiệt hại của bên thứ ba
•Xác định số tiền bồi thường dựa vào 2 yếu tố
•Thiệt hại thực tế của bên thứ ba
•Mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn
•Trường hợp có cả lỗi của người khác gây thệit hại cho bên thứ ba thì:
Số tiền bồi thường= (lỗi của chủ xe + lỗi khác) x thiệt hại của bên thứ 3
4.2BH trách nhiệm dân sự của chủ DN
-Đối tượng bảo hiểm
Phần trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động khi có tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với người lao động do quá trình lao động làm người đó chết hoặc thương tật dẫn đến mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn.
-Phạm vi bảo hiểm
+ Tai nạn lao động
+Bệnh nghề nghiệp
oBệnh do bụi
oBệnh do hoá chất
oBệnh do yếu tố vật lý
Trường hợp loại trừ:
Bị thương hoặc chết do chiến tranh, nội chiến hay tự tử
Ốm đau, bại liệt, nhồi máu, động kinh, chấn thương sọ não, xơ vữa động mạch, hậu quả của việc mổ xẻ
Điều khiển máy bay
Đi lại bằng đường hàng không
Tai nạn do người thừa hưởng quyền lợi cố ý gây ra hay kích động, hậu quả của việc vi phạm pháp luật
Sử dụng chất kích thích, bênh tâm thần
-Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm
Căn cứ vào mức thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá số tiền bảo hiểm
Điều kiện:Đối tượng được bảo hiểm tồn tại
Rủi ro xảy ra trong thời hạn của hợp đồng bảo hiểm
Rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm
-Phí bảo hiểm
Được tính căn cứ vào số tiền bảo hiểm đã thoả thuận, thời hạn bảo hiểm và loại nghề nghiệp của người lao động
Nhóm I: lao động gián tiếp
Nhóm II: lao động k làm việc chủ yếu bằng chân tay nhưng mức độ rủi ro cao hơn nhóm I
Nhóm III: làm việc trong điều kiện khó khăn
Nhóm IV: Lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm
-Thủ tục giải quyết bồi thường của bảo hiểm: Hồ sơ bao gồm: Đơn bảo hiểm, Giấy thanh toán phí bảo hiểm, Biên bản xác minh tai nạn, Sổ sức khoẻ, Hồ sơ điều trị bệnh nhân( phiếu thanh toán viện phí, bệnh án, phiếu theo dõi điều trị nội trú, giấy tờ xác định thu nhập, phiếu thanh toán điều trị ngoại trú).
Chương V
BẢO HIỂM TIỀN GỬI
5.1. Bản chất, vai trò và mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi
5.1.1. Khái niệm và bản chất của BHTG
5.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của BHTG
Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử tài chính cận đại. Hệ thống BHTG quốc gia đầu tiên ra đời ở Mỹ năm 1934 để hạn chế và đối phó với những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ vào đầu thập kỷ 30
Sự cần thiết của hoạt động bảo hiểm tiền gửi được khẳng định gián tiếp thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau: góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, giúp các ngân hàng thực sự yếu kém, không thể tiếp tục duy trì hoạt động có thể rút khỏi lĩnh vực kinh doanh ngân hàng một cách có trật tự, không ảnh hưởng ngân hàng khác và cả hệ thống, cung cấp thông tin, tạo động lực để các ngân hàng giám sát lẫn nhau, nâng cao chất lượng hoạt động. Hoạt động BHTG theo phương thức số đông bù số ít, đóng góp tài chính bắt buộc phụ thuộc vào qui mô hoạt động và mức độ rủi ro.
Tóm lại BHTG là một công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao niềm tin trong công chúng, đảm bảo an toàn hệ thống cho hoạt động ngân hàng. Hoạt động BHTG thúc đẩy sự kết hợp hài hoà giữa nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng hướng tới thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng và sự cộng tác tích cực của các thành viên trong xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi.
5.1.1.2. Khái niệm BHTG
Khái niệm tiền gửi
Tại Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Điều 20 khoản 9 có đưa ra định nghĩa về tiền gửi như sau: “Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không được hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”.
Khái niệm BHTG:
“BHTG được hiểu là sự đảm bảo rằng số dư gốc và lãi của các tài khoản tiền gửi nhất định với một giới hạn nhất định sẽ được thanh toán cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán”.
5.1.1.3. Bản chất BHTG
BHTG là hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm đối với tiền gửi tại các tổ chức huy động tiền gửi. Dịch vụ này là loại dịch vụ (hàng hoá) mang tính xã hội cao, xuất phát từ một trong các mục đích của hoạt động BHTG là góp phần đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính quốc gia, người thụ hưởng dịch vụ BHTG là toàn xã hội. Bản chất BHTG, theo cách phân loại của nhà kinh tế học Stiglitz, là hàng hoá công cộng (hàng hóa công) không thuần tuý
BHTG là hàng hóa công
Xuất phát từ mục đích của chính sách BHTG mà dịch vụ BHTG được coi là hàng hóa công. Tính chất công cộng của dịch vụ BHTG là ở chỗ BHTG đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội, tức là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng và bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Ai cũng có quyền bình đẳng được tiếp cận đến loại hàng hoá và dịch vụ này, và việc người này sử dụng không ảnh hưởng nhiều đến người khác sử dụng chúng.
Mục tiêu cơ bản của chính sách BHTG là nhằm góp phần đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và bảo vệ các quyền lợi của người gửi tiền.
BHTG là hàng hóa công không thuần túy
Dù muốn hay không, ta cũng không thể loại trừ sự thụ hưởng dịch vụ BHTG một cách tuyệt đối. Mặc dù người hưởng lợi trực tiếp từ BHTG là người gửi tiền và các tổ chức tham gia BHTG thì những đối tác khác vẫn được hưởng lợi một cách gián tiếp.
Người gửi tiền có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm sẽ được hưởng lợi trực tiếp khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Khi có rủi ro ngân hàng, tổ chức nhận tiền gửi mất khả năng thanh toán, bị đóng cửa, người gửi tiền sẽ được tổ chức BHTG thanh toán tiền bảo hiểm. Đây chính là số tiền mà tổ chức BHTG cam kết với tổ chức tham gia BHTG khi thực hiện bảo hiểm.
Như vậy dù trực tiếp hay gián tiếp, chúng ta đều được hưởng lợi từ BHTG, và thật sự là không thể loại trừ sự thụ hưởng một cách tuyệt đối một cá nhân, hoặc một tổ chức trong xã hội không cho hưởng lợi từ BHTG, hoặc việc loại trừ này có thể thực hiện được song rất khó khăn và tốn kém.
Chính vì đặc tính này mà BHTG được xếp vào loại hàng hóa công không thuần túy.
5.1.2. Mục tiêu và vai trò hoạt động BHTG
5.1.2.1. Mục tiêu hoạt động BHTG
Theo điều tra các hệ thống BHTG do Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI) thực hiện, hầu hết các hệ thống BHTG đều có chung mục tiêu cơ bản là:
(i) Bảo vệ người gửi tiền;
(ii) Là công cụ kinh tế góp phần giúp nhà nước duy trì và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng.
Các mục tiêu khác được đề cập là: giải quyết sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính, bảo vệ hệ thống thanh toán, đảm bảo các ngân hàng cũng góp phần giải quyết đổ vỡ ngân hàng và rủi ro tài chính, góp phần làm giảm thiểu các vi phạm tài chính.
(i) Người gửi tiền mà mục tiêu BHTG hướng tới bảo vệ và giành nhiều quan tâm là đối tượng phổ thông, tức là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, là đối tượng có những hạn chế nhất định trong tiếp cận thông tin về hoạt động tài chính ngân hàng và hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Nghiên cứu của các nhà kinh tế học như Carisano cho thấy, cuộc sống của những người có thu nhập thấp thường bị ảnh hưởng nhiều hơn khi xảy ra đổ vỡ ngân hàng so với các đối tượng gửi tiền khác. Mặc dầu tiền gửi của đối tượng này không nhiều, nhưng đối với họ nó là tài sản lớn, và tiền lãi của nó là nguồn sống hàng ngày
(ii) Một trong những nội dung quan trọng của BHTG là giám sát các tổ chức tham gia BHTG, đưa ra các thông báo, cảnh báo kịp thời trong trường hợp có vi phạm các quy định về BHTG và an toàn trong hoạt động. Nhờ vậy các tổ chức tham gia BHTG có điều kiện nhìn nhận lại hoạt động của mình, có biện pháp xử lý, đảm bảo hoạt động an toàn.
Mặt khác khi có ngân hàng đổ vỡ, BHTG sẽ chi trả cho người gửi tiền cho người gửi tiền tại ngân hàng đó, và tiến hành các thủ tục để ngân hàng bị đổ vỡ rút lui có trật tự khỏi hệ thống mà không làm ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và toàn hệ thống. Người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG khác cũng yên tâm rằng tiền gửi của mình đã được bảo hiểm nên không đổ xô đến rút tiền tại các ngân hàng không xảy ra sự cố, do vậy làm góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, giữ vững an ninh chính trị, kinh tế, xã hội.
5.1.2.2. Vai trò hoạt động BHTG
Góp phần củng cố niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng
Hoạt động BHTG nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo, duy trì sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng thông qua một loạt các hoạt động nghiệp vụ của mình như: chi trả cho khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm; giám sát hoạt động của các ngân hàng, cảnh báo khi có rủi ro trong hoạt động; cung cấp thông tin, hoạt động của các ngân hàng trong chừng mực nhất định tới khách hàng; hỗ trợ tài chính ngân hàng khi có khó khăn về khả năng thanh khoản…
Như vậy, hoạt động BHTG góp phần thúc đẩy các ngân hàng thực hiện tốt hơn các chức năng của mình, qua đó góp phần củng cố niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng
Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát triển
Hoạt động BHTG cung cấp thông tin, tạo động lực để các ngân hàng giám sát lẫn nhau, nâng cao chất lượng hoạt động. Hoạt động BHTG theo phương thức số đông bù số ít, đóng góp tài chính bắt buộc phụ thuộc vào qui mô hoạt động và mức độ rủi ro. Chính vì ảnh hưởng quyền lợi vật chất cùng với các yếu tố khác đã thúc đẩy các ngân hàng giám sát lẫn nhau và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra, BHTG thực hiện kiểm soát rủi ro đối với tổ chức tham gia BHTG, cũng qua giám sát, kiểm tra BHTG khả năng đánh giá kịp thời thực trạng của tổ chức tham gia BHTG, đối với tổ chức yếu kém, không thể duy trì hoạt động hoặc có nguy cơ đổ vỡ, tổ chức BHTG có ứng xử thoả đáng: Hỗ trợ tài chính giải quyết khó khăn tạm thời về tài chính tránh nguy cơ đổ vỡ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng và ổn định kinh tế xã hội; thực hiện mua và nhận lại nợ thay; chi trả tiền BHTG cho người gửi tiền.
Thúc đẩy huy động vốn, phục vụ đầu tư phát triển
Hoạt động BHTG tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mới ra đời hoặc ngân hàng có qui mô hạn chế phát triển tốt. Khi có BHTG thì người gửi tiền được bảo vệ như nhau khi họ chọn bất kỳ ngân hàng nào. Vì vậy tâm lý không tin tưởng ngân hàng qui mô nhỏ, ngân hàng mới khai trương sẽ không còn phổ biến trong cộng đồng người gửi tiền. Điều này tạo cơ hội cho ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới đi vào hoạt động huy động vốn dễ dàng hơn, giảm sức ép cạnh tranh về mặt ưu thế cạnh tranh.
Tóm lại BHTG là một công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao niềm tin trong công chúng, đảm bảo an toàn hệ thống cho hoạt động ngân hàng. Hoạt động BHTG thúc đẩy sự kết hợp hài hoà giữa nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng hướng tới thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng và sự cộng tác tích cực của các thành viên trong xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi.
5.1.3. Mô hình tổ chức BHTG
Tổ chức BHTG có thể được tổ chức theo 3 hình thức: Sở hữ nhà nước, sở hữu tư nhân và đồng sở hữu kết hợp giữa nhà nước với tư nhân.
Tổ chức BHTG thuộc sở hữu nhà nưóc:
Xuất phát từ bản chất BHTG là hàng hóa công, nhiều quốc gia xác định hoạt động BHTG cần được tổ chức dưới hình thức là một cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, sự kết hợp giữa tổ chức BHTG với NHTW sẽ thuận lợi hơn .
Tổ chức BHTG thuộc sở hữu tư nhân:
Ở một số quốc gia việc điều hành hệ thống ngân hàng không thuộc trách nhiệm của ngân hàng trung ương, hiệp hội ngân hàng quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành hệ thống ngân hàng. Mỗi ngân hàng có tiềm lực tài chính lành mạnh thì tổ chức BHTG có thể theo hình thức sở hữu tư nhân. Thông thường tổ chức BHTG theo hình thức sở hữu tư nhân được thành lập dưới hình thức là một tổ chức cổ phần, do hiệp hội ngân hàng quốc gia tổ chức, thành viên tham gia và góp vốn là các ngân hàng và tổ chức tài chính trong quốc gia đó.
Tổ chức BHTG theo hình thức đồng sở hữu kết hợp giữa nhà nước với tư nhân
Theo nghiên cứu của Hiệp hội BHTG quốc tế IADI, trong số 48 hệ thống được nghiên cứu chỉ có 10 tổ chức áp dụng hình thức này. Kinh nghiệm cho thấy trong khi các cơ quan bảo hiểm ngoài quốc doanh có khả năng hoạt động tốt và hiệu quả trong điều kiện thị trường tài chính vận hành bình thường, thì cơi quan bảo hiểm nhà nước thể hiện tính ưu việt trong giai đoạn nền tài chính không ổn định và khủng hoảng.
5.2. Các nghiệp vụ chính của tổ chức BHTG
5.2.1. Nghiệp vụ kiểm tra khách hàng
Hoạt động kiểm tra của các tổ chức BHTG trên thế giới đều nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu của hoạt động BHTG là bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Có 4 lý do chính để các tổ chức BHTG thực hiện kiểm tra trực tiếp:
•Thứ nhất, kiểm tra trực tiếp giúp duy trì niềm tin của công chúng vào sự toàn vẹn của hệ thống ngân hàng và từng ngân hàng. Qua kiểm tra, các kiểm tra viên có thể phát hiện được tình trạng không an toàn hoặc lành mạnh, có thể đe doạ tính ổn định của ngân hàng;
•Thứ hai, kiểm tra trực tiếp định kỳ có thể cung cấp phương tiện tốt nhất để đánh giá sự tuân thủ luật pháp và quy định của các ngân hàng;
•Thứ ba, qua kiểm tra có thể phát hiện được việc sửa chữa sai phạm có được thực hiện hay không và xác định tình trạng khó khăn của ngân hàng có đến mức phải cần sự trợ giúp tài chính hay không;
•Cuối cùng, công tác kiểm tra giúp các nhà quản lý ngân hàng nắm được bản chất, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân cơ bản của vấn đề trong hoạt động ngân hàng và như vậy có một cơ sở thực tế chắc chắn để có các biện pháp sửa chữa sai phạm, hỗ trợ phục hồi các ngân hàng gặp khó khăn.
5.2.2. Nghiệp vụ giám sát khách hàng
Nghiệp vụ giám sát từ xa là một công cụ để các tổ chức BHTG trên thế giới thực hiện chức năng kiểm soát các tổ chức tham gia BHTG thực hiện những quy định về BHTG và bảo đảm an toàn, lành mạnh trong hoạt động tài chính. Qua đó, tổ chức BHTG thể hiện rõ vai trò của mình trong mạng lưới bảo đảm an toàn hoạt động tài chính của quốc gia.
Công tác giám sát tổ chức tham gia BHTG của tổ chức BHTG được tiến hành thường xuyên trên cơ sở các báo cáo định kỳ và thông tin về khách hàng tham gia BHTG nhằm đánh giá hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Trên cơ sở đó, tổ chức BHTG đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp các tổ chức tham gia BHTG thực hiện nghiêm túc các qui định về BHTG và qui định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, hoạt động giám sát của tổ chức BHTG còn là cơ sở cung cấp thông tin và các phân tích cho nghiệp vụ kiểm tra trực tiếp. Hoạt động giám sát sẽ cung cấp dữ liệu cho phép tổ chức BHTG có thể tiến hành kiểm tra theo phương thức chọn mẫu mà không nhất thiết phải kiểm tra toàn bộ các khách hàng của mình
5.2.3. Nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng
Bên cạnh hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra trực tiếp của BHTG đối với các tổ chức tài chính được bảo hiểm thì hoạt động hỗ trợ là nghiệp vụ cơ bản của tổ chức BHTG. Hoạt động này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mục tiêu duy trì và phát huy tính ổn định, an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc gia. Những nội dung mà nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng của BHTG hiện được hầu hết các hệ thống BHTG thực hiện có thể gồm: hỗ trợ tài chính; mua và nhận nợ thay, ngân hàng bắc cầu (ổn định tổ chức) và các hỗ trợ thông thường khác. Các tổ chức BHTG trong giai đoạn đầu mới thành lập thường triển khai chủ yếu là hình thức hỗ trợ tài chính.
Hỗ trợ tài chính thường là giải pháp được tổ chức BHTG sử dụng để hỗ trợ cho tổ chức tham gia BHTG được xác định là có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Tổ chức tham gia BHTG có thể nhận hỗ trợ theo hình thức cho vay trực tiếp, mua lại các tài sản có hoặc gánh vác các khoản nợ hoặc gửi tiền vào ngân hàng có vấn đề và bảo lãnh khoản vay. Khi có thể, tổ chức được hỗ trợ sẽ phải hoàn trả ngay khoản vay này cho tổ chức BHTG.
5.2.4. Nghiệp vụ chi trả BHTG và giám sát thanh lý tài sản sau chi trả tiền bảo hiểm
Chi trả BHTG là hoạt động thực hiện cam kết thanh toán khoản tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả tiền gửi gốc và tiền lãi theo một mức độ nhất định) của tổ chức BHTG cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm, tuỳ thuộc vào qui định về hạn mức chi trả tiền BHTG của mỗi hệ thống BHTG. Việc chi trả tiền bảo hiểm sẽ được thực hiện khi tổ chức tham gia BHTG chấm dứt hoạt động và bị mất khả năng thanh toán.
Mục đích cơ bản của hoạt động chi trả BHTG nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền cả về giá trị lẫn hình thức thực hiện.
Lý do để thực hiện chi trả:
- Chi trả ngay lập tức và đúng thời gian cho những người gửi tiền được bảo hiểm có thể chống lại khủng hoảng hệ thống bất thường;
- Toà án có quyết định bắt buộc thanh lý ngân hàng, hoặc yêu cầu giải thể;
- Chi trả là giải pháp có chi phí thấp nhất về mặt kinh tế và xã hội liên quan đến việc đổ vỡ ngân hàng so với các lựa chọn khác;
- Những tổ chức khác không quan tâm tới giá trị và thương hiệu của ngân hàng đổ vỡ (IADI, 2005).
Theo phản hồi của 34 hệ thống BHTG được khảo sát về kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý các ngân hàng bị đổ vỡ, việc chi trả tiền gửi có ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Có thể đáp ứng nhu cầu chi trả của người gửi tiền, giúp giảm thiểu chi phí xã hội và chi phí kinh tế đối với xã hội;
- Đảm bảo đối xử công bằng với người gửi tiền trên cơ sở tổng số tiền gửi tại ngân hàng và tăng niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng;
- Có thể loại bỏ những ngân hàng "không mong muốn" trong hệ thống ngân hàng;
Nhược điểm:
- Tất cả các hoạt động của ngân hàng đổ vỡ bị chấm dứt, từ đó có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng về niềm tin đối với các ngân hàng khác;
- Hạn chế quyền thực thi các nghiệp vụ khác của tổ chức BHTG;
- Có thể gây mất ổn định tại địa phương nơi ngân hàng đó hoat động như khách hàng buộc phải tìm một ngân hàng mới và địa phương này có thể bị giảm những khoản tín dụng do việc đóng cửa tổ chức đó;
- Đây là giải pháp được coi là có chi phí cao hơn so với thực hiện các giải pháp khác, ví dụ như ở Mỹ chi trả có chi phí cao hơn so với giải pháp HTTC và P&A
5.2.5. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá BHTG
Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền quảng bá về BHTG cũng đã được rất nhiều hệ thống BHTG coi trọng. Một số hệ thống BHTG đã thiết kế thành chương trình cụ thể được gọi là chương trình nâng cao nhận thức của công chúng về BHTG.
Mục đích của chương trình nâng cao nhận thức của công chúng
Việc thiết kế một chương trình nâng cao nhận thức của công chúng về BHTG có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau để đạt được một số mục đích nhất định.
Thứ nhất, một chương trình nâng cao nhận thức của công chúng được thiết kế tốt có thể giúp phổ biến các thông tin về BHTG, qua đó thúc đẩy và giúp dân chúng hiểu biết một cách khái quát về hoạt động BHTG, những mặt tích cực của hoạt động BHTG và những mặt hạn chế của hoạt động này.
Thứ hai, chương trình nhận thức công chúng về BHTG được thiết kế tốt cũng có thể giúp khôi phục và tăng uy tín cho lĩnh vực tài chính.
Thứ ba, chương trình này có thể phổ biến thông tin “sống” tới các khách hàng gửi tiền khi tình trạng đổ vỡ của các tổ chức được bảo hiểm xảy ra.
Cuối cùng, chương trình nâng cao nhận thức công chúng thiết kế tốt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tổ chức BHTG. Qua chương trình này, hình ảnh và vai trò của tổ chức BHTG trong nền kinh tế được công chúng hiểu và dễ dàng chấp nhận sự hiện diện của BHTG hơn. Từ đó tạo thuận lợi cho những hoạt động của tổ chức bảo hiểm, đặc biệt khi phát sinh tình trạng đổ vỡ các tổ chức được BHTG (FDIC, Public awaness).
Các hình thức tuyên truyền:
- Đào tạo
- Tuyên truyền, quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng
- Mời chuyên gia thuyết trình và giới thiệu
- Thiết lập đường dây nóng
- Xây dựng trang Web
- Diễn đàn công chúng/hội thảo cập nhật thông tin về BHTG
5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động BHTG
5.3.1. Đóng góp tài chính của tổ chức tham gia BHTG
Để triển khai hoạt động BHTG yếu tố tài chính đóng vai trò quyết định khả năng đảm bảo mục đích của hoạt động này. Đóng góp tài chính của tổ chức tham gia BHTG là một trong những nguồn tài chính quan trọng của tổ chức BHTG. Theo từng điều kiện cụ thể, các tổ chức BHTG của mỗi quốc gia có thể áp dụng một trong 3 hình thức đóng góp tài chính sau:
- Hình thức đóng góp trước;
- Hình thức đóng góp sau;
- Hình thức hỗn hợp.
Đóng góp trước
Sự tích lũy các quỹ BHTG an toàn và có tính thanh khoản cao là hoàn toàn có thể khi lựa chọn phương thức đóng góp trước. Những quỹ tích lũy này sẽ sẵn sàng cho việc chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm trong trường hợp có tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ. Việc huy động nguồn cho quỹ BHTG để trang trải chi phí hoạt động của tổ chức BHTG cũng phải sẵn sàng. Khi huy động vốn theo hình thức đóng góp trước, tất cả các tổ chức tham gia BHTG phải đóng góp để xây dựng và duy trì một quỹ BHTG. Kết quả là, các tổ chức tham gia BHTG có khả năng bị đổ vỡ cũng đóng góp một phần vào chi phí cho việc chi trả cho những người gửi tiền được bảo hiểm tại chính những tổ chức này.
Một hệ thống BHTG theo cơ chế đóng góp trước có thể được thiết kế kết hợp với cách tính phí theo mức rủi ro (để thu phí BHTG của các tổ chức khác nhau theo mức độ rủi ro) hoặc phí đồng hạng, việc đóng góp trước buộc tổ chức tham gia BHTG phải đóng phí đều đặn trong suốt chu kỳ kinh doanh. Do vậy, tổ chức BHTG có thể chi phí ở mức giới hạn khi nền kinh tế ổn định, và đủ sức chống chọi khi có tình trạng xấu xảy ra. Ngoài ra, các tổ chức tham gia BHTG có cơ hội để dự tính trước khoản phí BHTG trong kế hoạch tài chính của mình. Tuy nhiên, phương pháp đóng góp trước có thể là sự lãng phí nguồn vốn của hệ thống ngân hàng khi nguồn phí BHTG không được sử dụng cho những mục đích khác.
Hình thức đóng góp trước có thể bao gồm đóng góp ban đầu (lệ phí thành viên) và đóng góp thường xuyên. Một hệ thống BHTG không nhất thiết phải có 2 loại đóng góp này. Hầu hết các hệ thống BHTG theo cơ chế đóng góp trước chỉ áp dụng hình thức đóng góp phí BHTG thường xuyên, còn loại đóng góp ban đầu rất ít được sử dụng.
Đóng góp sau
Đóng góp sau là hình thức đóng góp sau khi có một hoặc một số tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán, đặt ra yêu cầu chi trả BHTG. Tổ chức BHTG sẽ phân bổ khoản chi phí cần chi trả này cho các tổ chức tham gia BHTG đang hoạt động và yêu cầu họ phải đóng góp để chi trả BHTG cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG ngừng hoạt động và mất khả năng thanh toán.
Hình thức này có tác dụng khuyến khích khách hàng tham gia BHTG trong cùng một hệ thống giám sát hoạt động của nhau nhằm giảm chi phí khi một tổ chức thành viên bị đổ vỡ, đặc biệt trong trường hợp hệ thống ngân hàng bị chi phối bởi một số ít những tổ chức nhận tiền gửi lớn.
Bên cạnh đó, khi ngành ngân hàng và cả nền kinh tế ổn định, việc đóng góp được tối thiểu hóa và chi phí hoạt động của hệ thống BHTG sẽ được giữ ở mức thấp.
Tuy nhiên, do việc tính toán và thu gom số tiền để chi trả xảy ra sau khi tổ chức tham gia BHTG đổ vỡ, việc chi trả tiền BHTG có thể khó khăn hơn so với các phương thức khác. Một nhược điểm nữa của hình thức “đóng góp sau” là các ngân hàng bị đổ vỡ không tham gia vào việc đóng góp chi phí cho quá trình chi trả, và do vậy, công tác quản lý ngân hàng không khuyến khích xây dựng một cơ chế quản trị hiệu quả.
Hình thức hỗn hợp
Trên thực tế, các hệ thống BHTG thường huy động đóng góp tài chính theo cơ chế kết hợp giữa hình thức đóng góp trước và đóng góp sau. Nguồn đóng góp trước thu từ các tổ chức nhận tiền gửi, được bổ sung bằng nguồn đóng góp sau từ các tổ chức này và nhà nước, bao gồm các khoản tiền thu được của các tổ chức nhận tiền gửi và dòng tín dụng từ Chính phủ, đặc biệt trong trường hợp đổ vỡ lớn hoặc đổ vỡ hàng loạt. Khi thiết kế một cơ chế đóng góp tài chính hỗn hợp, những nhà hoạch định chính sách cần phải quan tâm đến những nhược điểm riêng của từng phương thức đóng góp tài chính.
Phí bảo hiểm tiền gửi
Tỷ lệ phí BHTG mà mỗi tổ chức tham gia BHTG áp dụng để tính số phí BHTG phải đóng góp đư¬ợc phân làm hai loại: (i) Tỷ lệ phí BHTG đồng hạng; và (ii) Tỷ lệ phí BHTG có phân biệt căn cứ vào mức độ rủi ro trong hoạt động của mỗi tổ chức tham gia BHTG (còn gọi là tỷ lệ phí không đồng hạng).
(i) Đóng góp phí BHTG theo tỷ lệ phí BHTG đồng hạng
Là phương thức đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG theo một tỷ lệ thu phí BHTG chung áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG trong cùng một hệ thống BHTG của quốc gia. Đây là phương thức được sử dụng đầu tiên trong lịch sử hoạt động BHTG. Phương thức đóng góp này có nhiều ưu điểm trong triển khai thực hiện nhưng cũng có những hạn chế nhất định.
Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của phương thức này là chi phí thấp và tiện lợi khi tổ chức BHTG có ít thông tin về tổ chức tham gia BHTG trong trường hợp các tổ chức BHTG mới được thành lập, nguồn nhân lực có kỹ năng cao còn hạn chế. Vì tất cả các tổ chức tham gia BHTG đều được áp dụng cùng một tỷ lệ phí BHTG đóng góp như nhau nên không nhất thiết phải đánh giá chính xác tình hình hoạt động của từng tổ chức tham gia BHTG trong việc xem xét trách nhiệm tài chính của tổ chức tham gia BHTG đối với tổ chức BHTG. Ưu điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho tổ chức BHTG trong việc thực hiện mục đích duy trì năng lực tài chính đầy đủ cho tổ chức, nhất là giai đoạn đầu mới triển khai hoạt động BHTG. Vì thế, đa số các hệ thống BHTG trên thế giới áp dụng hình thức đóng góp tài chính theo tỷ lệ phí BHTG đồng hạng trong giai đoạn mới đi vào hoạt động.
Hạn chế: Tỷ lệ phí BHTG đồng hạng áp dụng chung cho tất cả tổ chức tham gia BHTG dễ dẫn tới việc ỷ lại, xét về góc độ quản lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, đồng thời không có tác dụng khuyến khích các ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động với độ an toàn cao để được áp dụng tỷ lệ phí BHTG thấp. Nghiên cứu của Cull (1998) cho thấy đối với các hệ thống BHTG áp dụng tỷ lệ phí BHTG đồng hạng, dễ xảy ra rủi ro đạo đức vì ngân hàng có xu hướng chấp nhận các khoản vay có rủi ro cao hơn vì phí BHTG phải đóng là đồng hạng và không thay đổi .
(ii) Đóng góp theo tỷ lệ phí BHTG cóphân biệt đối với tổ chức tham gia BHTG
Theo phương thức này, cơ sở để xác định tỷ lệ phí BHTG là kết quả đánh giá, phân loại tổ chức tham gia BHTG. Ngân hàng nào hoạt động với mức độ rủi ro cao hơn sẽ phải chịu tỷ lệ phí BHTG cao. Ngược lại, ngân hàng nào hoạt động tốt, rủi ro thấp sẽ được áp dụng tỷ lệ phí BHTG thấp. Phí BHTG phân biệt theo khách hàng có nhiều ưu việt tuy nhiên trong triển khai thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn.
Ưu điểm: Thu phí theo các tỷ lệ phí BHTG không đồng hạng, có phân biệt theo độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, đưa ra cơ chế đối xử bình đẳng giữa các tổ chức tham gia BHTG và thể hiện xu thế thị trường trong hoạt động BHTG. Điều đó có tác dụng thúc đẩy các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn để được đóng phí với tỷ lệ thấp và qua đó cũng tăng thêm uy tín cho ngân hàng mình. Hơn nữa, hình thức này còn góp phần hạn chế rủi ro đạo đức phát sinh khi áp dụng một loại phí BHTG chung cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG. Đồng thời, thúc đẩy tổ chức BHTG phải đưa ra nhiều thông tin và có phương pháp đo lường rủi ro chính xác hơn.
Hạn chế: Xác định tỷ lệ phí BHTG một cách chính xác cho từng tổ chức tham gia BHTG là loại nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi chi phí lớn và nguồn nhân lực có kỹ năng cao. Theo phương thức này muốn xác định tỷ lệ phí BHTG phù hợp với từng khách hàng đòi hỏi phải đánh giá chính xác hoạt động của từng tổ chức tham gia BHTG. Đây là công việc không đơn giản ngay cả đối với các quốc gia phát triển ở trình độ cao.
5.3.2. Loại tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm
BHTG ngo¹i tÖ lµ mét quyÕt ®Þnh phøc t¹p vµ nh¹y c¶m. Khi chÊp nhËn BHTG ngo¹i tÖ, ®iÒu quan träng nhÊt lµ ph¶i c©n nh¾c lo¹i tiÒn göi nµy ®îc chi tr¶ b»ng ngo¹i tÖ hay néi tÖ khi mét ng©n hµng mÊt kh¶ n¨ng thanh to¸n vµ bÞ ®ãng cöa. H¬n n÷a, nÕu b¶o ®¶m r»ng tiÒn göi ngo¹i tÖ sÏ ®îc chi tr¶ b»ng ngo¹i tÖ, tæ chøc BHTG sÏ gÆp khã kh¨n trong viÖc qu¶n lý rñi ro ngo¹i hèi. NÕu tiÒn göi ngo¹i tÖ ®îc chuyÓn ®æi sang néi tÖ tríc khi tiÕn hµnh chi tr¶ cho ngêi göi tiÒn, rñi ro sÏ ®îc chuyÓn sang cho ngêi göi tiÒn. Trong trêng hîp nµy, cÇn ph¶i cã mét quy ®Þnh tríc vÒ ngµy chän tû gi¸ hèi ®o¸i sÏ ®îc sö dông cho viÖc tÝnh sè tiÒn ph¶i chi tr¶. §iÒu quan träng nhÊt lµ hÖ thèng BHTG chÊp nhËn chi tr¶ cho ngêi göi tiÒn b»ng mét lo¹i ngo¹i tÖ Ýt nhÊt ph¶i ®îc phÐp sö dông tµi s¶n b»ng ngo¹i tÖ hoÆc nh÷ng nguån ngo¹i tÖ kh¸c ®Ó thùc hiÖn cam kÕt chi tr¶ nµy.
§Ó cã thÓ gi¶m bít rñi ro ngo¹i hèi khi thùc hiÖn BHTG ngo¹i tÖ, c¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch ph¶i ch¾c ch¾n r»ng c¸c ng©n hµng tham gia BHTG thiÕt lËp ®îc hÖ thèng qu¶n lý vµ kiÓm so¸t rñi ro ngo¹i hèi phï hîp vµ hiÖu qu¶. H¬n n÷a, tæ chøc BHTG ph¶i x©y dùng nh÷ng chÝnh s¸ch vµ thñ tôc tin cËy nh»m qu¶n lý cÈn träng bÊt kú rñi ro ngo¹i hèi nµo mµ tæ chøc ph¶i ®èi mÆt. §Ó x©y dùng nh÷ng chÝnh s¸ch vµ thñ tôc nh vËy, tæ chøc BHTG ph¶i thu hót ®îc nh÷ng chuyªn gia giái tõ c¸c ng©n hµng.
Loại tiền gửi thường không được bảo hiểm
NhiÒu quèc gia ®• lo¹i khái ®èi tîng ®îc b¶o hiÓm c¸c lo¹i tiÒn göi sau:
•TiÒn göi liªn ng©n hµng;
•Chøng chØ tiÒn göi kh«ng ghi danh;
•TiÒn göi cña c¸c c¬ quan chÝnh quyÒn c¸c cÊp vµ tæ chøc kinh tÕ lín.
5.3.3. Hạn mức chi trả tiền BHTG
Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm là khoản tiền tối đa mà tổ chức BHTG sẽ chi trả cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại các tổ chức tham gia BHTG chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền.
Chi trả tiền bảo hiểm đến người gửi tiền tại tổ chức huy động tiền gửi bị mất khả năng thanh toán là một trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Qui mô tiền chi trả bảo hiểm càng cao thì quyền lợi của người gửi tiền được đảm bảo càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, mức độ chi trả tiền bảo hiểm có mối liên hệ trực tiếp tới khả năng phát sinh rủi ro, đặc biệt là loại rủi ro có tên gọi là “rủi ro đạo đức”, khi có hoạt động BHTG.
Hình thức chi trả
Có hai hình thức chi trả được áp dụng ở các hệ thống BHTG trên thế giới:
- Chi trả toàn bộ số tiền gửi (cùng lãi) thuộc đối tượng được bảo hiểm (chi trả không giới hạn);
- Chi trả tới một giới hạn nhất định (chi trả có giới hạn). Nếu số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm thấp hơn hoặc bằng giới hạn đó thì người gửi tiền sẽ được hoàn trả toàn bộ tiền gửi của họ (bao gồm cả tiền lãi cộng dồn). Nếu số dư tiền gửi (tính cả lãi) lớn hơn hạn mức chi trả BHTG thì người gửi tiền chỉ được nhận khoản tiền bồi thường từ tổ chức BHTG bằng hạn mức chi trả BHTG.
Chi trả có giới hạn phổ biến hơn do có tính ưu việt hơn so với chi trả không giới hạn, đặc biệt là về khả năng giảm thiểu rủi ro đạo đức, tăng kỷ cương thị trường. Theo số liệu Kunt, Baybars và Luc Laeven (2005) trong tổng số 88 quốc gia thực hiện BHTG công khai năm 2003 chỉ có 5 quốc gia cam kết chi trả BHTG không giới hạn, trong đó Chính phủ Thái Lan và Chính phủ Indonesia cam kết chi trả toàn bộ tiền gửi.
Phương thức xác định hạn mức chi trả
Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm được xác định theo hai phương thức: phương thức xác định theo người gửi tiền tại một tổ chức nhận tiền gửi và phương thức xác định theo tài khoản.
Phương thức xác định hạn mức chi trả tiền bảo hiểm theo người gửi tiền là cách xác định mức chi tiền bảo hiểm tối đa đối với một người gửi tiền tại một tổ chức nhận tiền gửi không căn cứ vào số lượng tài khoản hoặc sổ tiết kiệm mà người đó có tại một ngân hàng. Nếu người gửi tiền có nhiều tài khoản tại một ngân hàng nhưng tổng số dư của các tài khoản đó vượt mức chi trả BHTG tối đa đối với một người gửi tiền thì người đó cũng chỉ được nhận tiền bảo hiểm tối đa từ tổ chức BHTG bằng mức chi trả tối đa qui định cho một người gửi tiền.
Phương thức này có tác dụng kích thích người gửi tiền kiểm soát hoạt động của các ngân hàng để giảm thiểu rủi ro đối với tiền gửi của mình. Một biện pháp đơn giản để giảm thiểu rủi ro đối với tiền gửi của mình là người gửi tiền có thể gửi tại nhiều ngân hàng khác nhau với mức tiền gửi ở mỗi ngân hàng không lớn hơn hạn mức chi trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, xét về mặt vĩ mô, vô hình dung đã làm tăng chi phí lao động không cần thiết cho xã hội vì với một khoản tiền việc phải đi gửi tại nhiều ngân hàng sẽ làm mất thời gian cho người gửi tiền.
Phương thức xác định hạn mức chi trả tiền bảo hiểm theo tài khoản là việc định mức chi trả tiền bảo hiểm tối đa cho một tài khoản tiền gửi tại một tổ chức nhận tiền gửi. Một người gửi tiền nếu có bao nhiêu tài khoản thì tiền gửi trên mỗi tài khoản đều được bảo hiểm tối đa ở mức bằng hạn mức chi trả cho một tài khoản. Phương thức này rất đơn giản cho công tác triển khai thực hiện, đặc biệt là đối với các nước mà trình độ phổ cập vi tính hoá trong lưu trữ thông tin về khách hàng còn hạn chế. Song, vì không giới hạn về số lượng tài khoản mà một khách hàng có thể mở tại một tổ chức nhận tiền gửi, tác dụng của hạn mức chi trả BHTG trong việc tăng tính kỷ cương của thị trường không phát huy được. Trên thực tế rất ít nước áp dụng phương thức này.
5.3.4. Rủi ro trong hoạt động BHTG
Rủi ro phát sinh trong hoạt động BHTG được phân làm 3 loại, đó là (1) rủi ro đạo đức, (2) rủi ro chọn nhầm đối tượng, và (3) rủi ro khác của tổ chức BHTG.
Các khía cạnh của mỗi loại rủi ro này sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo theo thứ tự: Bản chất và nguyên nhân, hậu quả của rủi ro, và giải pháp phòng tránh, kiểm soát rủi ro.
Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức phát sinh cùng với sự ra đời và hoạt động của BHTG là loại rủi ro liên quan tới việc phát sinh các cư xử thiếu đạo đức trong việc tiếp cận và/hoặc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động BHTG và đe dọa tính an toàn của hệ thống ngân hàng.
Cư xử thiếu đạo đức do cơ chế BHTG tạo nên là hiện tượng cư xử bất cẩn trong việc tiếp cận và/hoặc thực hiện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các đối tượng thụ hưởng chính sách BHTG, gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động BHTG và an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng
Một biểu hiện của cư xử thiếu đạo đức có thể thấy khi người gửi tiền được bảo hiểm hoặc tin tưởng đã được bảo hiểm sẽ ít quan tâm tới việc thu thập thông tin để kiểm soát hoạt động của ngân hàng mà họ gửi tiền. Nhờ vậy, một số ngân hàng yếu kém có thể huy động tiền gửi ở mức lãi suất cao.
Mặt khác, cư xử thiếu đạo đức cũng có thể phát sinh do hiện tượng các ngân hàng khi tham gia BHTG cho rằng việc đổ vỡ ngân hàng dường như không xẩy ra. Vì vậy, họ có thể có các biểu hiện chấp nhận rủi ro cao hơn trong hoạt động, giảm vốn và dự trữ, và như vậy vô hình dung đã làm cho ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản, đặc biệt là trong các tình huống có khủng hoảng xẩy ra. Nhiều đối tượng khác cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp của hoạt động BHTG và vì vậy có thể có liên quan tới rủi ro về cư xử thiếu đạo đức. Ví dụ, khi có hoạt động BHTG các đối tác vay tiền ngân hàng không còn e ngại xẩy ra trường hợp ngân hàng yếu có thể bị đóng cửa và tiền vay của họ có thể bị đòi hoàn trả đột ngột trước hạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ. Đây là những biểu hiện đối lập với xu thế tuân thủ kỷ cương thị trường.
Hoạt động ngân hàng thường tiềm ẩn rủi ro và rủi ro không đơn thuần tự động mất đi khi có hoạt động BHTG. Rủi ro đối với tiền gửi của người gửi tiền chỉ thực sự mất đi khi mà ngân hàng sử dụng tiền gửi ý thức được điều đó và đảm bảo quy định an toàn trong hoạt động. Hoạt động BHTG chỉ là cơ chế hoạt động nhằm hạn chế rủi ro thông qua các biện pháp kiểm tra, giám sát của tổ chức BHTG và thông qua việc chia sẻ rủi ro.
Việc tăng lãi suất một cách tuỳ tiện nhằm thu hút tiền gửi cho đầu tư quá mức vừa là hậu quả của việc cư xử thiếu đạo đức đồng thời là nguyên nhân gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng. Với lãi suất huy động vốn cao hơn mức cho phép, các ngân hàng đó phải cho vay các lĩnh vực đầu tư có lãi suất đủ cao sao cho sau khi trừ đi chi phí huy động vốn vẫn còn lợi nhuận để lại cho ngân hàng. Như vậy hoạt động cho vay của ngân hàng vào các lĩnh vực có rủi ro cao là không tránh khỏi. Với xu thế này ở nhiều nước mặc dầu mục tiêu của hoạt động BHTG là tăng tính ổn định của hệ thống tài chính, nhưng trên thực tế khi có hoạt động BHTG, tính bất ổn của hệ thống lại phát sinh do rủi ro đạo đức phát sinh cùng với sự ra đời của hoạt động BHTG.
Giảm thiểu rủi ro đạo đức là một vấn đề thiết yếu, quyết định hoạt động BHTG có đạt được mục tiêu cơ bản của đề ra hay không. Để giảm thiểu và tiến tới kiểm soát được rủi ro đạo đức, nhiều giải pháp cần được phối hợp một cách hài hoà trong hoạt động BHTG. Có ba giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro đạo đức.
•Xác định hạn mức chi trả tiền BHTG đủ thấp
•Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG
•Phổ cập và tuyên truyền về BHTG
Rủi ro lựa chọn nhầm đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi
Rủi ro gây nên chi phí cho tổ chức BHTG xuất phát trước tiên từ phía tổ chức tham gia BHTG. Tổ chức BHTG có thể sử dụng nhiều phương pháp để xác định được phần nào rủi ro mà các khách hàng của mình gây ra.
Tuy nhiên, khách hàng tham gia BHTG là người biết rất rõ các hoạt động của họ và mức độ rủi ro trong các hoạt động đó. Vì dịch vụ BHTG là loại hàng hóa công không thuần túy, có tính không loại trừ tuyệt đối đối tượng thụ hưởng nên một số lớn khách hàng, đặc biệt là khách hàng hoạt động với độ rủi ro thấp, có uy tín và có tiềm lực tài chính lớn có xu hướng không muốn tham gia BHTG để khỏi phải mất chi phí mà vẫn được thụ hưởng một cách gián tiếp lợi ích của dịch vụ BHTG. Ngược lại, những ngân hàng yếu, hoạt động rủi ro cao thường cần sự bảo trợ của BHTG để tăng uy tín và phòng tránh rủi ro (chuyển rủi ro của họ sang cho tổ chức BHTG).
Vì tổ chức BHTG không phải lúc nào cũng có đầy đủ các thông tin chính xác về ngân hàng và khó có thể kiểm soát được tất cả hoạt động của khách hàng, ngay cả khi các ngân hàng đó đó là thành viên tham gia BHTG, do vậy có thể sai lầm trong việc chấp nhận thành viên tham gia BHTG là các khách hàng yếu kém. Trong trường hợp đó, tổ chức BHTG đã vấp phải rủi ro lựa chọn nhầm đối tượng tham gia BHTG.
Rủi ro lựa chọn nhầm đối tượng là loại rủi ro có tính phổ biến trong các hoạt động bảo hiểm xuất phát từ sự mất cân xứng về thông tin giữa tổ chức bảo hiểm và tổ chức tham gia bảo hiểm và việc kiểm soát hành vi của các tổ chức tham gia bảo hiểm. Việc lựa chọn nhầm đối tượng tham gia BHTG sẽ gây áp lực tài chính lớn đối với tổ chức BHTG.
Tham gia BHTG có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc. Việc qui định tham gia BHTG là bắt buộc sẽ loại bỏ rủi ro về chọn nhầm đối tượng. Theo qui định này, tất cả các tổ chức có huy động tiền gửi đều phải tham gia BHTG. Tính hợp lý của qui định này không chỉ dừng ở phòng tránh rủi ro chọn nhầm đối tượng tham gia BHTG mà còn xuất phát từ mục đích của hoạt động BHTG là đảm bảo và thúc đẩy tính ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc gia. Để đạt được mục đích đó, tổ chức BHTG thực hiện chức năng quan trọng của mình là kiểm tra, giám sát các ngân hàng theo các tiêu chí nhất định trong đó tiêu chí quan trọng là đảm bảo an toàn hoạt động ngõn hàng. Vì vậy, nếu tham gia BHTG là bắt buộc thì tổ chức BHTG sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của tất cả các ngân hàng trong một quốc gia.
Áp dụng qui định tham gia BHTG là bắt buộc cũng nảy sinh vấn đề gây nhiều tranh luận. Một số quan điểm cho rằng vì là tham gia bắt buộc nên bất kỳ ngân hàng nào dù hoạt động thế nào vẫn được tham gia BHTG. Điều đó không có tác dụng khuyến khích đối với ngân hàng hoạt động có hiệu quả và sẽ làm giảm vai trò của tổ chức BHTG. Để cho qui định tham gia BHTG bắt buộc thực sự có tác dụng không chỉ phòng tránh rủi ro lựa chọn nhầm đối tượng tham gia BHTG mà còn không gây ânh hưởng tiêu cực khác, một số khuyến nghị sau cần được quan tâm:
Thúc đẩy công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG;
Xây dựng các qui định có tính hiệu lực cao cho phép tổ chức BHTG có quyền từ chối chấm dứt bảo hiểm đối với các ngân hàng không chấp hành các qui định khi tham gia BHTG;
Nghiên cứu và triển khai tính phí BHTG dựa trên mức độ rủi ro trong hoạt động của từng ngân hàng.
Rủi ro khác của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi
Tổ chức BHTG được đánh giá là tổ chức hoạt động có hiệu quả khi nó thực sự đạt được những mục tiêu cơ bản của hoạt động BHTG. Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, ba khía cạnh sau đây của tổ chức BHTG cần được đảm bảo:
(i)Rủi ro về thiếu vốn hoạt động
(ii) Rủi ro về sự phối hợp giữa tổ chức BHTG và cỏc thành phần khỏc trong mạng lưới bảo đảm an toàn tài chính
(iii) Rủi ro về mô hình tổ chức của tổ chức BHTG.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top