KT35K5
Lớp: CĐĐH KT35K5
Nội dung thảo luận:
Tìm hiểu những điều khoản đặc biệt và khác biệt (S&D) được quy định trong tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO.
Bài làm:
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 trụ sở chính đặt tại Giơnevơ (Thụy Sĩ), với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (1986 -1994); (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Tính đến ngày 01/01/2010, tổ chức có 153 thành viên. Thành viên của WTO là các quốc gia (Ví dụ: Anh, Hoa Kỳ, Việt nam…) và các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (Ví dụ: EU, Đài Loan, Hồng Kông…)
WTO là nơi đề gia những quy định để điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên toàn Thế giới hoặc gần như trên toàn Thế giới. Bản thân sự ra đời của WTO là kết quả của các của các cuộc đàm phán, là một diễn đàn để các quốc gia, các thành viên tiến hành thỏa thuận, thương lượng, nhân nhượng nhau về các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên.
Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới dduwicj xem là “được thông qua”.
Có thể nói, WTO là tổ chức quốc tế duy nhất diều chỉnh các quy tắc về thương mại giữa các quốc gia. Cốt lõi của WTO là các hiệp định do các chính phủ thành viên đàm phán và ký kết. Các hiệp định này tạo ra nền tảng pháp lý cho việc tiến hành hoạt động thương mại quốc tế, với mục tiêu thúc đẩy giao lưu thương mại hàng hóa dịch vụ và hợp tác thương mại ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.
Khi WTO thành lập, mọi kết quả của Vòng đàm phán Uruguay trở thành văn kiện chính thức của WTO mà bất kỳ một thành viên nào cũng phải tham gia. Các hiệp định và phụ lục của WTO điều chỉnh những lĩnh vực hoặc các vấn đề cụ thể:
Đối với hàng hóa (theo GATT)
· Nông Nghiệp
· Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)
· Hàng dệt may
· Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
· Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
· Các biện pháp chống phá giá
· Xác định trị giá tính thuế hải quan
· Giám định hàng hóa trước khi xếp hàng
· Quy tắc xuất xứ
· Thủ tục cấp phép nhập khẩu
· Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
· Các biện pháp tự vệ
Đối với dịch vụ (các phụ lục của GATS)
· Di chuyển cảu thể nhân
· Vận tải hàng không
· Các dịch vụ tài chính
· Viễn thông
Đối với sở hữu trí tuệ
· Các khía cạnh cảu quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại
Đối với giải quyết tranh chấp
· Các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO ra đời và hoạt động dựa trên một hệ thống Hiệp định tương đối dài và phức tạp, đó là những văn bản pháp lý điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thương mại quốc tế. Tuy vậy, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng trên cơ sở năm nguyên tắc cơ bản của WTO:
Một là, thương mại không có sự phân biệt đối xử.
Nguyên tắc này được cụ thể hóa thành nguyên tắc Tối huệ Quốc gia (MFN) và Đối xử Quốc gia (NT).
Theo nguyên tắc MFN, các thành viên WTO không được phép phân biệt đối xử giữa các nước đối tác thương mại khác nhau. Nguyên tắc NT yêu cầu một nước phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa tương tự sản xuất trong nước.
Hai là, thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán.
WTO đảm bảo thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp các hàng rào thương mại để thúc đẩy buôn bán. Để thực hiện nguyên tắc này WTO đảm nhận chức năng là diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hóa thương mại.
Ba là, có thể dự đoán: thông qua ràng buộc và minh bạch hóa.
Ðây là nguyên tắc quan trọng của WTO. Mục tiêu của nguyên tắc này là các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trước được về các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ.
Bốn là, thúc đẩy cạnh tranh công bằng.
Mặc dù đôi khi được mô tả là tổ chức về “thương mại tự do”, song hệ thống WTO trên thực tế vẫn cho phép áp dụng thuế quan và một số hình thức bảo vệ khác. Do vậy có thể nói rằng, WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Tất cả các Hiệp định của WTO như Hiệp định về nông nghiệp, dịch vu, quyền sở hữu trí tuệ… đều nhằm mục tiêu tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các quốc gia.
Năm là, khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế.
Với 3/4 thành viên của mình là các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa phương.
WTO đã sớm đề ra nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) nhằm hỗ trợ các Thành viên kém phát triển, đang phát triển và cả các nền kinh tế đang chuyển đổi. Trong hầu hết các hiệp định của WTO đều đưa vào các điều khoản này với các qui định cụ thể về ưu đãi cho các Thành viên kém và đang phát triển. Nội dung các điều khoản đặc biệt này gồm:
- Có một thời kỳ quá độ dài hơn khi thực thi các hiệp định và cam kết của WTO;
- Có các biện pháp để gia tăng cơ hội thương mại cho các thành viên đang phát triển;
- Mức độ cam kết thấp hơn;
- Được hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc được hưởng một số ưu đãi khác như hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong giải quyết tranh chấp, trong thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trên cơ sở song hoặc đa phương;
- Yêu cầu các Thành viên phải bảo vệ lợi ích của các Thành viên đang phát triển;
- Ngoài ra còn có các điều khoản yêu cầu các nước công nghiệp dành những ưu đãi khác cho các nước kém phát triển như đơn phương miễn thuế hoặc xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu từ các nước kém phát triển.
Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư họp tại Doha đã uỷ quyền cho Uỷ ban Thương mại và phát triển giám sát việc thực thi các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt này.
Vòng Doha thường nhắc tới khía cạnh phát triển. Điều này được thể hiện khá rõ nét ngay ở tiêu đề của Vòng đàm phán: "Chương trình Nghị sự Phát triển Đô-ha” (Doha DevelopmentAgenda). Khía cạnh "phát triển" của hệ thống thương mại đa biên thường được gắn với khái niệm về “đối xử đặc biệt và khác biệt" (S&D). Khái niệm này ghi nhận rằng các nước đang phát triển,đặc biệt nếu so sánh với các nước phát triển, đang ở vào các giai đoạn phát triển kinh tế rất khác nhau. Do vậy, mục đích cơ bản của các điều khoản S&D nhắm tới là thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các thành viên đang và kém phát triển của WTO, giúp các thành viên này nâng cao khả năng hội nhập kinh tế và được hưởng lợi ích trọn vẹn hơn từ hệ thống Thương mại quốc tế vốn đang thay đổi nhanh chóng. Với tinh thần đó, mối quan tâm rất lớn từ phía các thành viên đang phát triển đã được giành cho S&D và khía cạnh phát triển trong quá trình đàm phán vòng Doha. Vòng đàm phán này được bắt đầu một cách khoa trương như là một phương tiện để giải quyết những khó khăn mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong hệ thống thương mại đa phương. Sự chuẩn bị cho các điều khoản đặc biệt và khác biệt (S&D) đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là trong các Hiệp định của WTO, là tiêu điểm của các cuộc thảo luận trong vòng đàm phán này.
Các điều khoản S&D áp dụng cho các thành viên, các nước đang phát triển và kém phát triển luôn được nhắc đến trong các Hiệp định của WTO quy định trong từng lĩnh vực cụ thể:
1. Lĩnh vực thương mại hàng hóa
* Thương mại hàng công nghiệp
Hiệp định chủ chốt điều chỉnh lĩnh vực thương mại hàng công nghiệp của WTO là GATT 1994.
GATT đưa ra các nguyên tắc cơ bản để tiến hành thương mại hàng hóa giữa các thành viên, đó là nguyên tắc MFN, NT, không hạn chế số lượng, và các điều khoản ưu đãi dành cho các nước đang và chậm phát triển; các quy tắc về đàm phán, ràng buộc thuế quan, các vấn đề chống bán phá giá… Với nội dung chủ yếu là giảm và ràng buộc thuế quan hàng công nghiệp. Các cam kết ràng buộc này là một trong phần không thể tách rời của hiệp định GATT. Sau vòng đàm phán Uruguay, các thành viên đã nhất trí đưa ra các hiệp định cụ thể về vấn đề này. Trong đó Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) cũng đề cập đến vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) đối với các nước đang và chậm phát triển. Về vấn đề này Hiệp đinh TBT đưa ra các quy định sau:
- WTO yêu cầu các nước thành viên bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển. Điều này thể hiện trong quá trình ban hành và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Các thành viên WTO phải tính đến trình độ phát triển và khả năng tài chính của các nước đang phát triển.
- WTO cho phép có sự linh hoạt trong ban hành và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Theo đó, các nước đang phát triển không bắt buộc phải áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế như những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản, chủ yếu khi các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đó không còn phù hợp với trình độ phát triển và khả năng tài chính của các nước này.
* Thương mại hàng nông sản.
Khi ra đời, GATT vốn dĩ được áp dụng cho cả các sản phẩm nông nghiệp, nhưng Hiệp định này có kẽ hở. Sau đó,vòng đàm phán Uruguay đã cho ra đời Hiệp định đa phương đầu tiên về lĩnh vực này. Hiệp định Nông nghiệp (AoA) đánh dấu một bước phát triển đáng kể, hướng tới lập lại trật tự và cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiệp định đề cập đến 3 vấn đề chính: (i) Mở của thị trường nông nghiệp; (ii) Hỗ trợ trong nước; (iii) Trợ cấp xuất khẩu.
Các nước đang phát triển thành viên WTO (bao gồm các nước đang phát triển và chậm phát triển) hầu hết là những nước phụ thuộc khá nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Đây được xem là nhóm chủ thể dễ bị tổn thương khi các nguyên tắc mở cửa thị trường trong nông nghiệp được thực thi. Vì vậy, Hiệp định Nông nghiệp đã ghi nhận những quy định về biện pháp đối xử đặc biệt, mang tính ưu tiên cho các nhóm các nước thành viên này.
Hiệp định Nông nghiệp đề cập đến 3 vấn đề chính: (i) Mở cửa thị trường nông nghiệp; (ii) Hỗ trợ trong nước; (iii) Trợ cấp xuất khẩu. Trong đó, hỗ trợ trong nước được phân làm ba loại, bao gồm nhóm “Hộp vàng”, nhóm “Hộp xanh da trời” và nhóm “hộp xanh lá cây”.
“Hộp vàng” –“ Hộp Hổ phách” cũng có đề cập đến vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt là hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất gọi là “Chương trình phát triển” mà các nước đang phát triển được phép áp dụng, bao gồm trợ cấp đầu tư; trợ cấp đầu vào cho nông dân ở các vùng khó khăn; trợ cấp dịch chuyển từ cây thuôc phiện sang cây khác.
Hiệp định Nông nghiệp còn quy định cho phép các thành viên là nước đang phát triển được hưởng những “ưu tiên” sau đối với hàng nông sản:
- Mức độ buộc phải giảm thuế nhập khẩu và giảm các biện pháp trợ cấp ít hơn (chỉ bằng khoảng 2/3 mức độ giảm áp dụng cho nước thành viên phát triển - thậm chí nhóm nước kém phát triển nhất còn được miễn nghĩa vụ giảm thuế và giảm trợ cấp này);
- Thời hạn (lộ trình) thực hiện các nghĩa vụ giảm thuế và trợ cấp dài hơn.
Là nước đang phát triển, Việt Nam cũng được hưởng các ưu tiên này. Điều này đồng nghĩa với thị trường nông sản trong nước sẽ được mở cửa theo cam kết trong WTO nhưng là mở dần dần. Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này sẽ có thời gian để điều chỉnh dần khả năng cạnh tranh của mình.
Các thành viên trong WTO khi thông qua Hiệp định về biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm (SPS) cũng đề cập đến vấn đề phân biệt đối xử. Hiệp định công nhận các quốc gia có quyền đưa ra các biện pháp về vệ sinh và an toàn thực phẩm nhưng nó được áp dụng chỉ trong phạm vi cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật hoặc thực vật và không được phân biệt đối xử tuỳ tiện và vô lý giữa các thành viên khi có các điều kiện tương tự hoặc như nhau. Các thành viên cộng nhận rằng các nước đang phát triển có thể gặp khó khăn đặc biệt khi tuân thủ các biện pháp vệ sinh động - thực vật của Thµnh viªn nhËp khÈu, vµ do ®ã còng gÆp khã kh¨n trong viÖc x©m nhËp thÞ trêng, vµ còng gÆp khã kh¨n trong viÖc h×nh thµnh vµ ¸p dông c¸c biÖn ph¸p vÖ sinh ®éng - thùc vËt t¹i l·nh thæ cña m×nh, vµ mong muèn hç trî nh÷ng cè g¾ng cña hä trong lÜnh vùc nµy.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử (giữa hàng hoá nhập khẩu từ các nguồn khác nhau với nhau, giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa) là một nguyên tắc trụ cột của WTO. Đối với trường hợp các biện pháp SPS, nguyên tắc này vẫn áp dụng nhưng có giới hạn.Từ đó các Thµnh viªn ®· tháa thuËn vµ ®a ra ®iÒu kho¶n ®èi xö ®Æc biÖt vµ kh¸c biÖt (S&D) ®èi víi c¸c níc ®ang ph¸t triÓn vµ c¸c níc cã nÒn kinh tÕ ®ang chuyÓn ®æi ®ã lµ:
1. Khi chuÈn bÞ vµ ¸p dông c¸c biÖn ph¸p vÖ sinh ®éng-thùc vËt, c¸c Thµnh viªn sÏ tÝnh ®Õn c¸c nhu cÇu ®Æc biÖt cña c¸c Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn, vµ ®Æc biÖt lµ c¸c Thµnh viªn kÐm ph¸t triÓn.
2. NÕu møc b¶o vÖ ®éng - thùc vËt phï hîp cho phÐp ¸p dông dÇn dÇn c¸c biÖn ph¸p vÖ sinh ®éng - thùc vËt míi, thêi gian dµi h¬n ®Ó thÝch øng sÏ ®îc dµnh cho s¶n phÈm cã nhu cÇu cña Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn ®Ó duy tr× c¬ héi xuÊt khÈu cña hä.
3. §Ó ®¶m b¶o c¸c Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn cã thÓ tu©n thñ c¸c ®iÒu kho¶n cña HiÖp ®Þnh nµy, Uû ban ®îc phÐp, khi cã yªu cÇu, dµnh cho c¸c níc ®ã nh÷ng ngo¹i lÖ trong thêi gian nhÊt ®Þnh cô thÓ ®èi víi toµn bé hay mét phÇn nghÜa vô theo HiÖp ®Þnh nµy, cã tÝnh ®Õn nhu cÇu tµi chÝnh, th¬ng m¹i vµ ph¸t triÓn cña c¸c níc ®ã.
4. C¸c Thµnh viªn sÏ khuyÕn khÝch vµ t¹o thuËn lîi cho c¸c Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn tham gia tÝch cùc vµo c¸c tæ chøc quèc tÕ liªn quan.
2. Lĩnh vực thương mại dich vụ.
Hoạt động thương mại dịch vụ giữa các thành viên WTO được điều chỉnh bởi Hiệp định chung về Thương Mại Dịch vụ (GATS). GATS bao gồm:
- Các quy định và các nguyên tắc chung được trình bày trong Hiệp định chung.
- Các phụ lục của GATS và các quyết định của cấp Bộ trưởng.
- Các cam kết của từng nước về các lĩnh vực dịch vụ cu thể, về áp dụng MFN, NT và mở cửa thị trường trong các lĩnh vực đó.
GATS có một số quy định mang tính “ưu tiên” cho các nước đang phát triển, đặc biệt là việc được hưởng hỗ trợ kỹ thuật từ các nước thành viên WTO khác và được “nương nhẹ” trong các đàm phán mở cửa thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế những “ưu tiên” này hầu như chỉ là hình thức.
3. Quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư.
Cho đến nay, Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) của WTO là Hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ sau:
· Bản quyền và các quyền liên quan
· Nhãn hiệu thương mại
· Chỉ dẫn địa lý
· Kiểu dáng công nghiệp
· Bằng sáng chế
· Thiết kê – bố trí mạch tích hợp
· Bảo vệ thông tin mật
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) điều chỉnh các biện pháp được áp dụng trong trong lĩnh vực đầu tư nhưng không đồng thời liên quan đến thương mại hàng hóa. Hiệp định này không điều chỉnh các biện pháp nằm ngoài lĩnh vực thương mại hàng hóa.
Nội dung cơ bản của TRIMS là các thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không phủ hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế định lượng.
Có 3 điều khoản trong Hiệp định TRIMS quy định sự đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Những điều khoản này bao gồm 2 loại:
(i) Sự linh hoạt trong cam kết, thực hiện, và sử dụng các công cụ chính sách.
(ii) Thời gian ân hạn.
Các nước được hưởng một khoảng thời gian chuyển tiếp để loại bỏ dần dần các biện pháp nêu trên. Thời gian chuyển tiếp với các nước phát triển là 2 năm, với các nước đang phát triển là 5 năm và các nước chậm phát triển là 7 năm tính từ 01/01/1995. Đối với các nước chưa phải là thành viên và sẽ gia nhập WTO, thời gian ân hạn được thỏa thuận trên cơ sở đàm phán.
4. Cơ chế giải quyết tranh chấp.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, quyền lợi của các quốc gia thường xuyên mâu thuận với nhau và rất dễ xảy ra tranh chấp. Do vậy, hệ thống thương mại đa biên mà các thành viên WTO nỗ lực xây dựng sẽ không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả nếu như thiếu đi cơ chế giải quyết tranh chấp.
Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU) có hình thức khác so với các hiệp định liên quan khác, chứa đựng các quy định thực chất điều chỉnh thương mại quốc tế. DSU thừa nhận điều kiện đặc biệt của các nước thành viên đang và chậm phát triển thông qua việc dành thêm cho họ, ví dụ, các thủ tục bổ sung hoặc ưu đãi và hỗ trợ pháp lý. Các nước đang phát triển có thể chọn thủ tục nhanh hơn, yêu cầu có khung thời hạn dài hơn hay yêu cầu trợ giúp pháp lý. Các thành viên WTO cũng được khuyến khích dành sự quan tâm đặc biệt đối với tình hình của nước thành viên đang phát triển. Những quy định này sẽ được đề cập cụ thể dưới đây. Một số quy định được áp dụng thường xuyên, nhưng một số khác thì vẫn chưa hề được sử dụng trên thực tế.
Thứ nhất, đối xử đặc biệt và khác biệt trong tham vấn.
Hai là, đối xử đặc biệt và khác biệt trong giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm.
Ba là, đối xử đặc biệt và khác biệt trong thực thi.
Bốn là, thủ tục rút gọn theo yêu cầu của một nước thành viên đang phát triển.
Năm là,quy định đối xử đặc biệt và khác biệt áp dụng riêng cho các nước thành viên chậm phát triển tham gia vào tranh chấp.
Sáu là, hỗ trợ pháp lý. .
Bảy là, đại diện bởi nhà tư vấn tư nhân và trung tâm tư vấn về luật WTO.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu đối với các nước đang phát triển nói chung nhằm bảo đảm công bằng thương mại và giảm nguy cơ tranh chấp thương mại leo thang. Tính đến nay, trong tổng số gần 500 vụ kiện, tranh chấp thương mại được đưa ra WTO, thực tế số lượng các vụ kiện do các nước đang phát triển khởi xưởng chiếm phần lớn chứng tỏ sự tham gia, vận dụng tích cực cơ chế DSU trong WTO của các nước đang phát triển. Các nước ĐPT cũng được hưởng quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) trong việc thực thi các quy định chung của WTO, trong đó có cả DSU thông qua: trợ giúp về pháp lý, ưu đãi trong thủ tục giải quyết tranh chấp v.v. Việc áp dụng quy chế S&D được các nước đang phát triển và chậm phát triển vận dụng tối đa trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại trong WTO.
Bên cạnh đó, khi giải quyết tranh chấp thông qua DSU, các nước đang phát triển cũng gặp nhiều khó khăn. Trước hết, quy trình khởi kiện là phức tạp và đòi hỏi một đội ngũ nhân sự có chuyên môn, hệ thống các cơ quan đại diện ngoại giao – thương mại rộng khắp trên thế giới, các ngành công nghiệp, doanh nghiệp hùng mạnh ở trong nước.. để tham gia các vụ kiện. Các nước đang phát triển do hạn chế về nguồn lực nên thường phải thuê luật sư nước ngoài để theo kiện và chi phí này rất tốn kém. Hơn nữa, khi kết thúc một vụ kiện, thông thường sẽ có phán quyết cho phép bên thắng kiện được quyền trả đũa bên thua kiện (ngoài việc phải sửa đổi lại chính sách, biện pháp cho phù hợp với các quy định của WTO). Với các nước có nền kinh tế nhỏ, ở trình độ phát triển thấp, việc tiến hành trả đũa thông qua việc nâng cao thuế quan nhập khẩu đối với bên thua kiện sẽ tác động rất ít đến thị trường của bên thua kiện, trong khi đó lại ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi chung ở trong nước.
Hợp tác thương mại toàn cầu hướng tới thương mại tự do và nỗ lực giảm thiểu các rào cản thương mại. Điều đó sẽ cho phép các nền kinh tế Thành viên giảm chi phí sản xuất, giảm giá bán đối với bán thành phẩm và thành phẩm dùng cho sản xuất và dịch vụ, giảm giá hàng tiêu dùng, do vậy giảm được chi phí sinh hoạt. Nhờ thương mại quốc tế những người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất sẽ có thêm cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cho tiêu dùng cũng như các sản phẩm đầu vào và dịch vụ phục vụ cho sản xuất. Điều đó được minh chứng qua thực tiễn của Việt Nam trong suốt hai thập kỷ qua, mặc dù Việt Nam mới chỉ là Thành viên chính thức của WTO từ tháng 01/2007.
Thương mại quốc tế là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam; giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Trong số các nhân tố góp phần vào tăng trưởng kinh tế như cầu tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu thì đối với Việt Nam cũng như Trung Quốc, xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong suốt những thập niên gần đây, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam luôn lớn hơn tốc độ tăng GDP; đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Nhờ hợp tác thương mại toàn cầu, Việt Nam đã, đang và sẽ khai thác có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên, lao động và đất đai. Đóng góp của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế có được thông qua việc thương mại đã giúp nền kinh tế Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất sâu hơn, tận dụng được lợi thế so sánh, góp phần mở rộng quy mô sản xuất, đạt sản lượng cao ở các ngành sản xuất lúa gạo, cà phê, cao su, may mặc, giày da v.v…; ứng dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng các nguồn lực của nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Hợp tác thương mại, do vậy, giúp tăng thu nhập quốc dân cũng như thu nhập của người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, biến đổi bộ mặt của đất nước.
Khi tham gia hợp tác thương mại khu vực và song phương, đặc biệt khi là Thành viên của WTO, Việt Nam phải cải cách thể chế kinh tế cho phù hợp với các qui tắc chung cũng như các cam kết trong khối hoặc song phương. Nhờ đó môi trường kinh doanh trở nên minh bạch, có thể dự đoán và hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Với trách nhiệm thực thi các qui tắc của WTO và các cam kết với tổ chức này, Việt Nam sẽ không thể trì hoãn mà phải đẩy mạnh các cải cách một cách toàn diện. Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh sẽ phải đẩy nhanh hơn, các thành phần kinh tế phải được đối xử một cách bình đẳng v.v… Những cải cách kinh tế sẽ kéo theo các cải cách và sự hoạt động có hiệu quả hơn của các cơ quan chính quyền các cấp. Thực hiện nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử của WTO sẽ góp phần chống tham nhũng một cách có hiệu quả.
Tham gia hợp tác thương mại đa phương cũng như khu vực Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ kết quả đàm phán chung. Trong khuôn khổ WTO, nếu Vòng đàm phán Doha kết thúc thành công, Việt Nam sẽ thu được lợi ích từ các cam kết mở cửa thị trường, đặc biệt là từ việc giảm thuế và cắt giảm trợ cấp đối với hàng nông sản của các nước công nghiệp.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá là một nước đang phát triển, có thu nhập thấp và nợ quốc gia cao. Đây cũng là lý do chính đáng để Việt Nam tìm kiếm và yêu cầu được đối xử một cách linh hoạt trong quá trình thực thi các cam kết gia nhập WTO của mình trong một số lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, TRIPS, TRIMS, trợ cấp và lộ trình giảm thuế… Trên thực tế, đối xử S&D có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và điều này là dễ hiểu. Việt Nam có tỷ lệ dân số gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày khá cao, một số lượng lớn dân cư còn có mức thu nhập bình quân đầu người chỉ vừa trên mức nghèo khổ và tiềm ẩnh nhiều nguy cơ tụt xuống dưới mức nghèo khổ bởi tác động tiêu cực có thể có từ những cú sốc bất ngờ của nền kinh tế.
Thách thức dễ thấy là lợi ích do tăng trưởng kinh tế mang lại trong tương lai đối với khu vực dân cư nghèo sẽ thấp hơn nhiều so với lợi ích mà khu vực giàu có được hưởng. Hơn nữa, việc cải tổ toàn diện nền kinh tế cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân ở khu vực nghèo. Đối với Việt Nam, nông nghiệp thực sự là lĩnh vực nhạy cảm: 69% lực lượng lao động Việt Nam thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 90% số người nghèo đang sinh sống tại khu vực nông thôn. Những con số thực tế này đã cho thấy tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với phần lớn dân số Việt Nam, đồng thời chỉ rõ tính chất dễ tổn thương về mặt kinh tế xã hội của sản xuất nông nghiệp.
Với thực tế đó, vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) có vai trò quan rọng đối với quá trình phát triển kinh tế, thương mại của Việt nam và Việt Nam nên được dành đối xử S&D ở mức cần thiết. Những hình thức đối xử S&D mà Việt Nam có thể trông đợi và có khả năng được hưởng trong khuôn khổ Vòng Đô-ha gồm: (i) GSP được áp dụng bởi Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Hiện tại, Việt Nam vẫn đang được hưởng GSP từ các nước này nhưng chúng thường đi kèm với hàng loạt điều kiện và hạn chế đặt ra bởi những nước cho hưởng GSP; (ii) GATT và GATS cũng bao gồm cả những điều khoản yêu cầu các nước phát triển giành ưu tiên cho những sản phẩm có xuất xứ từ các thành viên WTO đang phát triển trong quá trình đàm phán. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng các nước đang phát triển được hưởng lợi không đáng kể từ các điều khoản ưu tiên này bởi chúng thiếu tính cụ thể cũng như bởi tính không ràng buộc thực hiện của chúng; (iii) Các linh hoạt trong quá trình thực hiện một số quy định và cam kết của các thành viên đang phát triển: Tuy nhiên, hình thức S&D này cũng không cho phép Việt Nam lảng tránh việc thực hiện những nghĩa vụ nền tảng của WTO, trừ trường hợp được quy định trong một hiệp định cụ thể nào đó; (iv) Hỗ trợ kỹ thuật cung cấp bởi các thành viên phát triển theo cơ chế song hoặc đa phương: Hiện Việt Nam đang được hưởng khá nhiều chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho giai đoạn hậu gia nhập WTO do các nước Anh, Úc, Ủy ban Châu Âu và một số nước phát triển khác cung cấp.
Ý nghĩa và ảnh hưởng của S&D đối với Việt Nam: Trong quá trình đàm phán DDA, Việt Nam có thể hy vọng vào một số kết quả tích cực trong đàm phán S&D. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không nên quá kỳ vọng vào những kết quả bởi thực tế cho thấy các điều khoản S&D được quy định trong các hiệp định WTO không phải là cái cớ để các thành viên đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng lảng tránh những chương trình cải tổ cần thiết. Vì vậy, điều quan trọng đối với Việt Nam trước hết là cần nâng cao ý thức của các Bộ/Ngành liên quan, của dân chúng, đặc biệt là của giới doanh nhân nhằm làm cho họ chủ động và có trách nhiệm hơn trong các nỗ lực chung để cải tổ kinh tế. Việt Nam hy vọng và mong muốn các điều khoản S&D chắc chắn được thực hiện hơn bởi các nước phát triển thông qua một cơ chế ràng buộc. Thêm vào đó, Việt Nam, với tư cách là một thành viên với gia nhập với các cam kết ở mức cao nên được hưởng những linh hoạt nhất định trong quá trình đàm phán và triển khai các kết quả của Vòng Đô-ha.
Hiện có nhiều tranh cãi về khả năng liệu các đối xử S&D nên được xác định và triển khai theo cơ chế đa cấp (phân cấp các nước theo mức độ phát triển) như quan điểm của các nước phát triển hay nên tập trung vào các hiệp định S&D với các vấn đề cụ thể được các nước đang phát triển quan tâm. Là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, Việt Nam nên theo cách tiếp cận thứ hai, nghĩa là trên cơ sở từng vấn đề cụ thể trong các hiệp định bởi những cách tiếp cận khác thường đi kèm theo hàng loạt điều kiện phức tạp đặt ra cho các nước đang phát triển trong quá trình triển khai.
Ý nghĩa và ảnh hưởng của Hỗ trợ thương mại đối với Việt Nam: Ở giai đoạn hiện nay, khi mà Vòng đàm phán Đô-ha có dấu hiệu hồi phục sau khi bị chững lại trong một thời gian dài, Việt Nam nên có những động thái chủ động và tích cực trong quá trình làm quen và tham gia các cuộc đàm phán Đô-ha, tận dụng tối đa nguồn lực tại Giơ-ne-vơ cũng như trong nước. Việc tìm kiếm và thu hút các
chương trình Hỗ trợ thương mại một cách hiệu quả là vấn đề quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách hậu gia nhập WTO của Việt Nam. Các chương trình Hỗ trợ thương mại sau đây bao gồm hàng loạt hoạt động, có thể xem xét triển khai trong giai đoạn 2007 - 2012 là gợi ý cho Việt Nam:
Xây dựng và triển khai một cơ chế tham vấn trong nước hiệu quả với tất cả các bên có liên quan đến việc hoạch định chính sách và các chương trình nghị sự về
chính sách thương mại quốc gia, trong đó tập trung đặc biệt vào việc tăng cường đóng góp của giới học giả và doanh nhân vào tiến trình hoạch định chính sách;
Xúc tiến việc hoàn thiện Luật cạnh tranh và các chính sách liên quan đến cạnh trạnh trong quá trình điều hành kinh tế vĩ và vi mô. Tạo lập sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng như trong nước;
- Điều chỉnh để dần xóa bỏ các biện pháp phi thuế không cần thiết cũng như thực hiện tiêu chuẩn hóa các rào cản kỹ thuật đối với thương mại và các biện pháp vệ sinh dịch tễ;
- Xây dựng các mạng lưới phân phối nội địa hiện đại, trên cơ sở cơ chế thị trường. Thúc đẩy các quan hệ và cụm kinh doanh hợp lý trong dây chuyền cung ứng;
- Thuận lợi hóa thương mại thông qua việc áp dụng các công nghệ mới trong quá trình cải cách hành chính và quản lý thương mại;
Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý và quy định hiệu quả đối với thương mại dịch vụ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top