kt vn 45-46, 51-54, kt miền bắc 55-57, cnh miền bắc 61-65

Câu 14: Kinh tế kháng chiến 45- 46

1. Khẩn trương mở chiến dịch cứu đói:

- Chính phủ kêu gọi toàn dân giúp đỡ lẫn nhau thông qua các phong trào: Hũ gao cứu đói, Ngày cứu đói... quyên góp gạo đưa đến tân tay người đang bị đói.

- Thực hiện tiết kiệm lương thực :ko dùng lương thực để nấu rượu... Ban hành các đạo luật cấm đầu tư tích trữ, cho phép tự do lưu thông lương thực giữa các vùng, khuyến khích đưa gạo từ Nam ra Bắc.

- Chính phủ đề ra các biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp : giảm tô, tạm cấp ruộng đất của địa chủ cho nông dân cày cấy, hộ trợ vốn , giống công cụ sản xuất, xây dựng củng cố hệ thống thủy lợi

- Khuyến khích trồng cây lương thực ngắn ngày nhằm nhanh tróng giải quyết nạn đói.

Nhờ các biện pháp tích cực đó mà nạn đói nhanh tróng được đẩy lùi, từ 9-12/1945 diện tích trồng cây hoa mầu tăng gấp 3, sản lượng lúa tăng 38,8% năm 46 so với năm 44.

2. Đấu tranh xây dựng nền tài chính , tiền tệ độc lập:

a. Tài chính

- Chính phủ kêu goi sự giúp đỡ ủng hộ của nhân dân thông qua phong trào "quỹ độc lập" và "Tuần lễ vàng" để dùng vào quốc phòng. Kết quả thu được 20 triệu đồng đông dương và 370 kg vàng. Ngoài ra là " hũ gạo nuôi quân", " nhận nuôi cán bộ, bộ đội"...

- Tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất: bãi bỏ hoặc miễn giảm các loại thuế. Xây dựng một hệ thống thuế mới tạo nguồn thu cho chính phủ và thành lập bộ máy quản lý nguồn thu.

- Thực hiện nguồn chi theo nguyên tắc tiết kiệm tập trung cho nhiệm vụ cấp bách là: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm nhưng chủ yếu là củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội và giệt giặc đói.

b. Tiền tệ

- Trước hết để chống lại âm mưu đổi tiền gây khó khăn cho ta , chính phủ đã đấu tranh đòi chúng cung cấp tiền cho ta và kéo dài thời hạn đổi tiền.

- Bí mật đổi tiền và phát hành tiền : đợt 1 vào 1/1946 từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam Trung Bộ, đợt 2 từ 8/1946 từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc và đợt 3 11/1946 phát hành trên cả nước

Như vậy sau hơn 1 năm thành lập nước ta đã có đồng tiền riêng được pháp luật quy định phát hành trên cả nước và được nhân dân tín nhiệm.

Đặc điểm KT Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp, giai đoạn 1951-1954.

- Cuộc kháng chiến đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn chuẩn bị cho tổng phản công. Nhu cầu vật chất và tinh thần rất lớn, trong khi đó thì KT, tài chính rất khó khăn.

* Một loạt chính sách, biện pháp KT để làm lành mạnh & thúc đẩy KT phát triển. Trong đó có các biện pháp sau:

- chấn trỉnh công tác KT- tài chính: bao gồm

+ chấn chỉnh thu chi ngân sách, thống nhất ban hành thu 7 loại thuế: thuế nông nghiệp, công thương nghiệp, hàng hóa, xuất nhập khẩu, sát sinh, trước bạ, và thuế tem.

+ Thuế nông nghiệp là quan trọng nhất, thu bằng hiện vật để giữ giá cả ổn định, thu có phân chia đối tượng theo hình thức lũy tiến 6-45%, những người có thu nhập thấp dưới 60kg/năm không phải chịu thuế. Thuế nông nghiệp thu tăng lên qua các năm, vượt mức so với trước đây.

+ chấn chỉnh công tác tiền tệ, thành lập ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Phát hành tiền mới, cho nông dân, thợ thủ công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh, tư thương vay để phát triển SX và lưu thông hàng hóa.

+ chấn chỉnh khâu lưu thông hàng hóa bằng việc thành lập mậu dịch quốc doanh với phương châm 3 chính để huy động các nguồn hàng hóa cho kháng chiến, bình ổn giá cả. Vẫn tạo điều kiện cho thương nhân tự do buôn bán. Mở rộng phát triển quan hệ thương mai với các nước XHCN.

- thực hiện kế hoạch hóa SX gắn với tiết kiệm, được coi là công tác trung tâm của toàn Đảng, toàn dân, được nhân dân hưởng ứng thực hiện sôi nổi.

+ công nghiệp quốc doanh được mở mang, công nghiệp quốc phòng được phát triển mạnh phục vụ nhu cầu của kháng chiến. Tiểu thủ công nghiệp tư nhân được khuyến khích phát triển.

+ Chủ yếu mang tính chất hướng dẫn đối với khu vực SX nông nghiệp. XD các công trình thủy lợi, củng cố phong trào hợp tác.

+ GTVT được chú ý XD để chuẩn bị cho giai đoạn tổng phản công. Phương tiện kết hợp giữa thô sơ và cơ giới.

- triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất, phát động phong trào quần chúng thi đua SX. Thàng 12-1953, thông qua luật cải cách ruộng đất. Đến tháng 7-1954 nhà nước ta đã thực hiện 2 đợt cải cách bằng thực hiện tịch thu, trưng thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân. Có tác dụng to lớn trong việc động viên nông dân ở hậu phương và bộ đội ở tiền tuyến, nhân dân ở cả vùng tự do và tạm chiếm, thi đua SX & chiến đấu.

* Ý nghĩa:- Việc thực hiện chủ trương chấn chỉnh toàn diện về KT và tài chính đã có ý nghĩa quan trong, làm cho KT kháng chiến của ta mạnh hơn. Đến năm 1954, nền KT nước ta ở vùng tự do đã thay đổi về mặt tính chất. Đã XD được 1 nền KT dân tộc dân chủ.

- Trình độ phát triển của nền KT thì mặc dù vẫn còn lạc hậu, nhưng cũng đã có 1 số lĩnh vực được phát triển khá rõ rệt như nông nghiệp, tài chính tiền tệ được XD mới hoàn toàn. Trong nông nghiệp về cơ bản đã ổn định SX. Thăng bằng thu chi ngân sách, ổn định tiền tệ, phát triển SX, điều đó đã làm đời sống nhân dân dch cải thiện & ổn định hơn.

- Đặc biệt làm suy yêu KT của địch, cung cấp các nguồn lực cho kháng chiến, góp phần tích cực vào thắng lợi của kháng chiến chống Pháp. Tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc XD CNXH sau này

Câu 16. Kinh tế miền Bắc 1955- 1957

1Hoàn cảnh:

+ Là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ. Nông nghiệp có tính chất phân tán và chiếm bộ phân lơn trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nhỏ bé. Miền Bắc bị tàn phá nặng nề sau 15 năm chiến tranh.

+ Miền bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong khi chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống của world.

+ Cuộc cách mạng xã hội chur nghĩa diễn ra khi đất nước bị chia cắt thành 2 miền. Mỹ biến miền nam làm thuộc đia và cũng là căn cứ để chống phá miền Bắc.

2. Quá trình xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

a. Nội dung : thực hiện theo 3 mặt: khôi phục cơ sở sản xuất, khôi phục mức sản xuất ngang mức trước chiến tranh và làm biến đổi tính chất của nền kinh tế sao cho phù hợp với chế độ dân chủ

b. Kết quả

- Hoàn thành cải cách ruộng đất và bước đầu cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

+ 9/1955 bộ chính trị ra nghị quyết về việc tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất ở những nơi chưa làm chủ yếu là vùng mới giải phóng. Ở giai đoạn cuối của cải cách ruộng đất chúng ta đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng.

+ Thắng lợi của cải cách ruộng đất là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược , đã thực hiện triệt để, địa chủ phong kiến đã bị đánh đổ và xóa bỏ hoàn toàn, người dân có ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp

+ Nhà nước chủ trương sử dụng hạn chế và bước đầu cải tạo đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh. Sử dụng các hình thức thấp của tư bản nhà nước: gia công đặt hàng, đại lý. Ngoài ra còn thực hiện các chính sách thuế hướng việc kinh doanh phục vụ cho quốc kế dân sinh.

- Khôi phục sản xuất đạt và vượt mức trước chiến tranh.

+ Theo tinh thần nghị quyết bộ trính trị 9/1954: trước hết cần khôi phục và phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Để thực hiên chủ trương này nhà nước đã thực hiện :giải quyết khó khăn trước mắt về đời sống, giúp các cơ sở sản xuất về vốn, đẩy mạnh phong trào đổi công và phong trao làm thủy lợi để khôi phục và phát triển nông nghiệp

+ Trong giai đoạn này 85% diện tích đất bỏ hoang đã được phục hồi đưa vào sản xuất, 14 công trình thủy lợi lớn được sửa chữa.

+ Giao thông vân tải được khôi phục và phát triển nhanh tróng, các tuyến đường sắt được mở, đường ô tô vượt 1939 là 38 % và hình thành hệ thống thông suốt.

- Chấn chỉnh thương nghiệp, tài chíh, tiền tệ:

+ Thương nghiệp. Nhiệm vụ đặt ra là thống nhất thị trường, bình ổn vật giá, nắm độc quyền ngoại thương và mở rông việc buôn bán với nước ngoài. Đã thực hiện: dựa trên cơ sở giá ở vùng tự do là giá tương đối ổn định và ổn định mà điều chỉnh giá cả ở vùng giải phóng. 1/1955 đã hoàn thành việc điều chỉnh giá, thị trường đi vào hệ thống.

+ Ngoại thương: Thực hiện độc quyền ngoại thương, mở rộng buôn bán với nước ngoài giúp chúng ta có được vốn, kỹ thuật hàng hóa để khôi phục và xây dựng kinh tế, ban hành cách chính sách thuế công thương nghiệp để kiểm tra hoạt động kinh tế

+ Tiền tệ: thu hồi các loại tiền Đông Dương, tín phiếu, tiền ngân hàng Nam bộ, lưu hành giấy bạc trung ương, tăng cường quản ly tiền mặt và mở rộng quan hệ tín dụng.

Câu 18: Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa 61-65:( Câu này là thầy giáo dạy bộ môn soạn đấy, mình chỉ bổ xung tí thui)

- Nhiệm vụ: là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm 1 bước nhằm xây dựng cơ sở vật chất bước đầu của chủ nghĩa xã hội .

- Đường lối: lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cach hợp lý, đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.

- Biện pháp:

+ Nhà nươc tăng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp nặng( nhà nước dành 48% vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển công nghiệp trong đó 78% dành cho công nghiệp nặng), tập trung xây dựng nhiều công trình công nghiệp quy mô lớn.

+ Nhà nước lập kế hoạch và giao kế hoạch cho từng đơn vị

+ Phát động các phong trào thi đua:" gió đại phong","sóng duyên hải", " một người làm việc bằng 2"

- Kết quả:

+ Xây dựng được các ngành công nghiệp chủ yếu( luyện kim cơ khí hóa chất) . Công nghiệp nhẹ cũng hình thành và phát triển theo cơ cấu hoàn chỉnh( dệt , chế biến thực phẩm...), bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp.

+ Giá trị sản lượng công nghiệp tăng nhanh( 14,6% / 1 năm nhất là công nghiệp nặng)

+ Trong cơ cấu kinh tế công nghiệp chiếm 55%.

- Hạn chế:

+ Công nghiệp nặng còn nhỏ bé chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế

+ Nguyên liệu dành cho công nghiệp nhẹ chủ yếu vẫn phải nhập khẩu

+ Hiệu quả đầu tư vốn thấp

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: