KNGT 07

[KN GIAO TIẾP] Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Trong công việc cũng như cuộc sống riêng tư, bạn muốn được mọi người nhìn nhận là một người năng động, thông minh và đáng tin cậy? Để đạt tới những điều ấy, trước hết, bạn cần có kỹ năng truyền thông tốt và cách nói chuyện “chuyên nghiệp”. Sau đây là những kỹ năng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp, bạn hãy thử xem!

Vấn đề như thế nào phụ thuộc cách mà bạn nói về chúng. Khi bạn nói tốt, bạn sẽ tạo nên một hình ảnh “professional” (chuyên nghiệp) về mình. Khi những suy nghĩ của bạn được diễn đạt mạch lạc, bạn trở nên tự tin, có sự kiểm soát trong mắt mọi người. Những ý kiến của bạn sẽ gây chú ý hơn. Vấn đề là không chỉ bạn nói gì, mà còn phụ thuộc vào cách bạn nói.

Xây dựng một kế hoạch trong đầu

Biết đối tượng nghe của bạn là ai. Khi chuẩn bị bài nói chuyện, dù đó là trong một buổi tiệc hay là một buổi họp, bạn phải biết mình nói chuyện trước đối tượng nào. Phong cách của bạn cần phù hợp với mỗi loại đối tượng.

Biết rõ chủ đề của bạn. Xử lý trước những câu hỏi mà bạn nghĩ có thể được mọi người đặt ra. Hãy chuẩn bị sẵn những câu trả lời. Luyện tập bài nói chuyện của bạn vài lần (nếu có thể, nên ghi âm và nghe lại nhiều lần, để bạn đánh giá được cách nói chuyện của mình). Trong những cuộc hội thảo hay hội thoại riêng tư, tránh những “cà kê” những câu chuyện ngồi lê đôi mách. Bạn phải biết rõ chủ đề bạn định nói. Và luôn luôn cẩn thận khi bạn sắp trình bày những quan điểm cá nhân.

Nói rõ ràng

Phát âm rõ. Nói chậm rãi và phát âm tốt. Không có gì tệ hại hơn một người nói chuyện lầm bầm, hoặc luyến từ, hoặc nói quá nhanh đến nỗi người khác không hiểu bạn muốn nói gì.

Sử dụng một giọng nói chuyên nghiệp. Điều chỉnh lại giọng nói và thay đổi tốc độ giọng nói của bạn. Hãy ngừng một chút trước khi bạn đưa ra một quan điểm.

Nắm rõ ngữ pháp và cú pháp. Cấu trúc câu rất quan trọng. Thỉnh thoảng, nói một câu dài, nhiều thông tin là cần thiết. Nhưng tốt nhất, bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn. Bạn có thể thêm thắt những thành ngữ phổ biến.

Đừng lưỡng lự. 

Tránh những tiếng “ừm”, “à”. Đồng nhất và loại bỏ thói quen lặp đi lặp lại một từ nào đó. Người nghe cũng sẽ khó chịu khi bạn nhắc đi nhắc lại những câu: “bạn biết đấy” (có phải bạn muốn hét to “Không, tôi không biết vấn đề này”…) hoặc “điều này chính xác có ý nghĩa gì?”…

Chọn từ ngữ cẩn thận.Đừng sử dụng những từ ngữ thô tục (dù là bạn có… quen miệng). Bạn muốn được trông thông minh và nói chuyện tốt hơn, vậy thì thật quan trọng để tạo dựng một cái nhìn về mình. Tránh những từ tiếng lóng và cả việc phủ định hai lần theo cách “Tôi không muốn không…”

Không gì là mãi mãi với thời gian. Bạn phải biết thay thế những từ cổ bằng những từ thông dụng đang dùng, nhưng hãy chắc chắn là bạn sử dụng đúng.

Giới hạn lời lẽ. Đừng nói quá nhiều và nói không mạch lạc. Sử dụng sự hài hước có mức độ. Đừng cố gắng tỏ ra khôi hài đối với người lần đầu tiên bạn gặp. Có thể có người không thích sự hài hước của bạn. Trừ phi bạn có năng khiếu khôi hài, còn lại thì hãy cất những trò đùa trong những câu chuỵên của bạn. Đôi lúc bạn sẽ làm ai đó bực mình và bạn sẽ tự làm biến mất vẻ ngoài hoàn hảo của mình nếu người đối diện của bạn không cười trước những câu chuyện tiếu lâm bạn vừa kể!

Hãy tự nhiên

Tạo dựng một vẻ ngoài. 

Thư giãn. Thái độ nghiêm túc rất quan trọng, nhưng cũng cần cho nó một chút sinh động. Bạn có thể thay đổi linh hoạt cung cách của mình, đừng chỉ “cứng đơ” như một khúc gỗ! Tuy nhiên, bạn cũng sẽ làm mọi người bực mình nếu cứ huơ chân múa tay liên tục. Hãy giữ im đôi tay của bạn nếu không cần thiết minh họa cho những ý nghĩ của bạn.

Cá nhân. 

Luôn hướng mắt về những người nghe bạn nói, dù bạn đang nói chuyện với 300 người hay chỉ 1 người. Những phát thanh viên trên truyền hình trông như đang nói chuyện với chúng ta thật bởi vì mắt của họ hướng thẳng vào camera, và đôi mắt sẽ cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện.

Luôn là chính mình. 

Hãy tin vào những gì bạn nói. Nói với lòng nhiệt tình và sự tin chắc vào điều mình nói. 

Nguồn:www.ketnoisunghiep.vn

 [KN GIAO TIẾP] kỹ năng đặt câu hỏi

Dùng câu hỏi để thu thập thông tin:

Hãy làm cho việc cung cấp tin trở thành niềm vui.

Hãy bắt đầu bằng một câu hỏi để trả lời.

Các loại câu hỏi: Câu hỏi có cấu trúc chặt chẽ, kết cấu cao (trực tiếp - gián tiếp - chặn đầu). Câu hỏi có cấu trúc lỏng lẻo (Gợi mở - chuyển tiếp - làm rõ vấn đề)

Dùng câu hỏi nhằm những mục đích khác:

Câu hỏi tiếp xúc: Nêu vấn đề fụ, thông thường...

Câu hỏi có tình đề nghị: Mang tính thăm dò, thoát khỏi bế tắc...

Câu hỏi hãm thắng: Giảm tốc độ phát biểu của đối tượng...

Câu hỏi kết thúc vấn đề: "Có fải việc đã xong rồi"...

Câu hỏi thu thập ý kiến: "Theo ý của quý vị thì ?"...

Câu hỏi xác nhận: "Bạn có nhận thấy rằng...?"

Câu hỏi lựa chọn: "Bạn chọn màu đen hay màu trắng...?"

Câu hỏi đối lập: "Chẳng lẽ một sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như thế này là mau hư lắm sao? "...

Câu hỏi thay câu khẳng định: "Chắc bạn không nghĩ rằng thứ này mau hư chứ?"...

Không nên đặt những câu hỏi khó trả lời.

 [KN GIAO TIẾP] Đừng để giao tiếp thành trở ngại

Những thói quen thường ngày nho nhỏ đôi khi trở thành trở ngại lớn trong giao tiếp. Bạn có biết nhiều về chúng không?

Giao tiếp xã hội được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau với những mục đích riêng biệt, nhưng chúng đều dựa trên một nền tảng cơ bản chung. Về cơ bản, trong mỗi cuộc nói chuyện, màn mào đầu tốt là khi nó khởi đầu cho một cuộc trao đổi. Chẳng hạn, khi bạn giới thiệu một người bạn của mình với một người bạn khác, bạn có thể nói: "Này, đây là bạn học ngày xưa của mình - người mà mình đã kể là rất thích mặc áo màu trắng giống như cậu đấy!". 

Cách giới thiệu như vậy sẽ tạo ra không gian trao đổi gần gũi giữa hai bên. Hoặc khi bạn gặp một người bạn nghĩ đã quen trước đó, nhưng không nhớ rõ tên người đó. Bạn nên nói: "Tôi có nhớ bạn nhưng tôi trót quên tên bạn rồi...". Bạn sẽ thấy hơi bối rối, thậm chí ngượng, nhưng còn hơn bạn không thèm đá mắt, và tỏ ra thờ ơ, bất lịch sự. Hãy cười và thể hiện rằng bạn rất vui khi gặp họ.

Động Chạm

Một cuộc khảo sát cho thấy hành động khẽ chạm của người bồi bàn khi đưa hóa đơn thanh toán cho khách giúp họ tăng 25% tiền boa. Hay bạn càng đứng gần người nói chuyện với mình thì nhưng câu chuyện cười của bạn càng có sức hấp dẫn. Nếu mối quan hệ của bạn với người nói chuyện cũng đã khá thân thiết, bạn hoàn toàn có thể có những cử chỉ thân thiết nhưng bạn cũng không nên quá đà, chẳng hạn nắm chặt cánh tay họ để nhấm mạnh một điều gì đó trong câu chuyện của bạn.

Chạm nhẹ vào vai, hay khuỷu tay của ai đó khi giới thiệu họ với người nhà, hay người quen của bạn là một cách rất tốt giúp họ đễ hòa nhập, nên xoa nhẹ vào cánh tay người kia khi bạn muốn nhấn mạnh, hay muốn xóa đi khoảng cách tâm lý. Mặc dù việc khê chạm vào người mình nói chuyện cũng thường có thể củng cố sự thân mật, nhưng thỉnh thoảng nó cũng gây tác dụng ngược. Vì mức độ thân thiết nhé!

Mở đầu khéo léo 

Nếu bạn muốn gây dựng mối quan hệ tốt với ai đó, thay vì cười những tràng dài trước những chuyện vặt vãnh tầm phào, hãy chuyển đề tài. Tình hình thời sự có gì hay không, trong phòng tiệc có gì hấp dẫn không? Hãy quan sát xem chủ tiệc đã cố gắng chuẩn bị kĩ càng ra sao. 

Hãy nghĩ kĩ trước khi bạn thử hỏi người đối diện: bạn làm nghề gì? Nếu họ không thích công việc của mình, hay hiện còn chưa có công việc phù hợp, họ sẽ thấy như bị trêu chọc.

Nếu mở đầu một cách khoa trương - chính câu chuyện sẽ chỉ cho người khác thấy sự không an toàn, thiếu tự tin của bạn. Còn nếu bạn tỏ ra trêu chọc (trừ khi bạn biết rõ về khiếu hài hước của người đối diện) - nó khiến cuộc nói chuyện dễ bị hiểu lầm, thậm chí bạn dễ bị coi là thô lỗ. Khi đưa ra bình luận về một người lạ, nên đưa ra những nhận xét có đầu có cuối để tránh hiểu nhầm. Chẳng hạn, bạn nói: "Nhìn cái áo kia kìa!" và câu tiếp theo nên chuyển nó thành một lời khen: "Tôi phải mua một cái như thế mới được" hoặc "Cô ấy mua nó ở đâu thế nhỉ?".

Có chính kiến

Chính kiến làm tăng gia vị cho các cuộc nói chuyện, khiến không gian trở nên đậm đà. Nhưng khi bắt đầu bạn nên hiểu "khán giả" của mình là ai. Bạn cũng không nên quá tập trung vào thể hiện thái độ, suy nghĩ của mình do như vậy dễ khiến người khác trở nên e dè với bạn. Có 4 bước để có được cảm tình của người khác, biến họ từ chỗ xa lạ trở nên thân thiết hơn với bạn:

- Tỏ ra lịch sự, nhã nhặn ("Xin chào, anh khỏe không?")

- Khai thác thông tin thường ("Vậy điều gì đưa anh đến đây?")

- Thể hiện quan điểm ("Anh thích loại nhạc này không? Ahh nghĩ sao?").

- Bày tỏ cảm xúc ("Vâng, tôi cũng ghét loại này!").

Khen tặng

Để làm giàu cuộc chuyện trò, khen tặng nhau là điều cần thiết. Tuy nhiên, đừng tỏ ra "đãi bôi". Hãy biết dùng lời khen một cách thông minh. Nếu lời khen quá cá nhân, quá cầu kì hay không có thực, nó sẽ khiến người được khen xấu hổ và cuộc nói chuyện thất bại. Cách khen ngợi thông minh nhất là tán đồng ý kiến vủa người khác. Những phản hồi nhiệt tình kiểu như "Chính xác!" hay "Tôi cũng nghĩ giống anh!" luôn luôn có hiệu quả.

Bí mật đằng sau “Hãy cố lên!”

Đăng bởi DNT ngày 14 January, 2011

Cố lên! Cố lên!!! ^^

Trong bộ truyện tranh “Đồng hồ cát” của Nhật, có 1 người phụ nữ bị chồng bỏ rơi vì công ty của ông phá sản, để lại bà với đứa con gái nhỏ và món nợ khổng lồ.

Những người biết chuyện đều ái ngại và động viên bà: ” Cố gắng lên!”

Bà mẹ ruột của bà lúc nào cũng an ủi bà bằng câu: ” Cố gắng lên!”

Những người hàng xóm xung quanh cũng dùng câu: ” Cố gắng lên!” để chào bà mỗi khi chạm mặt.

Ngay cả đứa con gái nhỏ của bà cũng thủ thỉ suốt câu: ” Mẹ fải cố gắng lên!”

Và 1 thời gian ngắn sau, Bà Tự Sát. Vì ko chịu nổi áp lực mà mọi người vô tình đặt lên bà bằng câu ” Cố gắng lên!”

Cô con gái nhỏ là người cuối cùng lời cổ vũ tinh thần “nguy hiểm” ấy. Và sau cái chết của mẹ, cô mang 1 nỗi hối hận dày vò. Từ đó về sau, cô không bao giờ dùng câu ” Cố gắng lên!” để động viên ai nữa hết.

Chỉ 1 câu động viên đơn thuần, nhưng những người sử dụng lời khích lệ ấy ko biết rằng họ đang tạo 1 áp lực khủng khiếp lên người đối diện. Người được động viên ko dám nghỉ ngơi 1 phút nào, phải gồng mình chống lại sự yếu đuối chỉ chực chờ bung trào, phải cố gắng tỏ ra là ” tôi vẫn ổn” để ko làm thất vọng mọi người xung quanh. Và kết quả là, họ đã cố gắng đến độ kiệt sức và buông xuôi, tự giải thoát mình.

1 người bạn mà tôi yêu quý vừa chia tay người yêu. Lúc nào cô ấy cũng tỏ ra mạnh mẽ trước mặt người khác. Nếu như bình thường, slogan ” Acha acha cố gắng lên” sẽ được gửi từ máy tôi đến máy cô ấy. Nhưng lần này thì khác. Tôi chỉ an ủi cô bạn ấy bằng câu: ” Khóc đi!”. Và chắc có lẽ từ giờ về sau, thay vì cứ lặp lại mỗi điệp khúc ” Cố gắng lên”, tôi sẽ thay bằng “Relax đi, thư giãn đi, nghỉ ngơi đi, khóc đi, xem fim đi, đọc sách đi, măm măm đi…” để động viên những người xung quanh mình. Vì suy cho cùng, trong hoàn cảnh khó khăn, người ta cần sự thoải mái về tinh thần hơn là nghĩ mãi về những vấn đề mình đang mắc phải và chết đuối trong đó. Và tôi tin rằng, sau khi được thư giãn, được bình tâm trờ lại, thì những nỗ lực của họ đạt hiệu suất cao hơn bình thường gấp nhiều lần.

Tôi cũng đã từng lâm vào tình trạng bế tắc, chỉ muốn buông xuôi. Và giữa rất nhiều những lời động viên theo kiểu ” Ngôi nhà hạnh phúc”, tôi nhận được 1 câu an ủi tôi xem là slogan để vượt qua mọi khó khăn sau này của mình: Everything will be okie in the end. If it’s not okie, it’s not the end – Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc tốt đẹp, nếu nó chưa tốt đẹp thì đó chưa fải là kết thúc.

Vì thế, ép mình đến kiệt sức, không dám tâm sự cùng ai, kìm nén nước mắt, tỏ ra mạnh mẽ đến cùng…chưa hẳn là 1 phương pháp hay để vượt qua khó khăn. Cứ cho mình yếu đuối 1 chút, cần dựa dẫm 1 chút, thư giãn 1 chút…vì mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn thôi mà!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: