KN quyết toán NSNN

Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết, đánh giá việc chấp hành NSNN cũng như các chính sách tài chính ngân sách của năm ngân sách đã qua.

Với hàm nghĩa đó, quyết toán NSNN trở thành một khâu quan trọng, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị từ đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý ngân sách, cơ quan kiểm tra, kiểm soát ngân sách cho đến cơ quan quyền lựu tối cao của mỗi quốc gia.

Có thể nói rằng, từ trước đến nay vấn đề quyết toán NSNN ít được quan tâm nhất. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng, xem xét quyết toán NSNN chỉ là xem xét lại các vấn đề ngân sách đã diễn ra, vấn đề đã trở thành quá khứ (thậm chí thời gian đã qua tương đối lâu). Nếu như các tranh luận mang tính chính trị thường diễn ra khá gay gắt khi xem quyết định dự toán ngân sách thì xu hướng ngược lại là ít thấy cuộc tranh luận nào thật sự sôi động, thằng thắn khi xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN. Tuy một thực tế là hầu như luật pháp của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng lại đề cao vai trò của quyết toán NSNN. Đại đa số các nước đều quy định quyết toán NSNN phải được cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội hay Nghị viện) xem xét, phê chuẩn. Và điều này đã khẳng định quyết toán NSNN cũng là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, cần được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng. Cho đến nay, có rất ít học giả nghiên cứu một cách độc lập và đầy đủ về quyết toán NSNN mà chủ yếu nghiên cứu trong tổng thể chu trình NSNN. Để làm rõ khái niệm về quyết toán NSNN cần nghiên cứu một số quan niệm liên quan mà các học giả trong nước đã đưa ra. Theo tác giả Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển Tiếng Việt, do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành thì "quyết toán là việc tính toán các khoản thu chi trong một khoảng thời gian nhất định báo cáo cơ quan quản lý". PGS.PTS Lê Văn Tề trong Từ điển Kinh tế Tài chính Ngân Hàng đã quan niệm "Quyết toán (Statement of account) là Báo cáo kế toán định kỳ do nhà cung cấp gửi cho khách hàng ấn định giá trị tiền tệ của các sản phẩm đã cung cấp cho khách hàng qua thời gian một tháng, nhỏ hơn, hoặc lớn hơn và số tiền đó do khách còn nợ đối với các sản phầm này". Tác giả Nguyễn Như ý trong Đại từ điển Tiếng Việt, quan niệm quyết toán là việc tổng kết thu, chi kinh phí ngân sách của một tổ chức cơ quan. Như vậy có thể thấy các tác giả trong nước đã có những quan niệm khác nhau về quyết toán. Đa số các tác giả đưa ra khái niệm đều chỉ chú trọng đến vấn đề tính toán về mặt số liệu thu và chi bằng tiền của một tổ chức cơ quan, xí nghiệp hay nhà nước. Tác giả Nguyễn Văn Đạm ngoài việc đề cập đến vấn đề số liệu còn đề cập đến trách nhiệm báo cáo, tức là phải gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền.

Để có thêm cơ sở phân tích, cần nghiên cứu thêm quan niệm về quyết toán NSNN của một vài nước trên thế giới. Theo sổ tay thẩm tra và giám sát dự toán do Ủy ban công tác dự toán của Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc biên soạn (Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội dịch theo đề nghị của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Việt Nam) thì "Quyết toán NSNN là phản ánh cuối cùng về tình hình thực hiện thu, chi theo dự toán hàng năm, cũng là sự phản ánh tập trung về tài chính kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và xã hội". cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Canada trong chuẩn mực kiểm toán đã đưa ra quan niệm quyết toán tài chính ngân sách là cung cấp một cái nhìn tổng quan về các vấn đều và nguồn lực tài chính và Chính phủ phải chịu trách nhiệm theo thẩm quyền do Quốc hội giao ( Chuẩn mực KTNN Canada, tài liệu nguyên bản tiếng Anh). Qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng, các nước đã quan niệm quyết toán NSNN rộng hơn các tác giả của Việt Nam. Nếu như quan niệm của Trung Quốc ngoài việc cho rằng quyết toán NSNN là phản ánh cuối cùng về tình hình thực hiện thu, chi theo dự toán thì họ lại quan niệm rộng hơn ở chỗ cho rằng quyết toán NSNN là sự phản ánh tập trung về tài chính kết quả thực hiện kế hoạch KTXH. Các học giả của Trung Quốc đã quan niệm đầy đủ hơn không chỉ ở giới hạn thu, chi theo dự toán mà con cho rằng quyết toán NSNN là sự thể hiện về mặt tài chính kết quả thực hiện kế hoạch KT-XH của một quốc gia. Tuy nhiên, quan niệm này cũng chỉ mới dừng lại ở việc thực hiện được kế hoạch đề ra, chưa đi sâu về việc quản lý và kiểm soát các nguồn lực của quốc gia. Quan niệm về quyết toán TC của Canada có vẻ bao quát rộng hơn các vấn đề của quyết toán NSNN hàng năm. Quan niệm thể hiện ở 2 điểm: (1) cung cấp cái nhìn tổng thể về các vấn đề và nguồn lực, thể hiện độ rộng, mức độ bao quát của quyết toán ngân sách hàng năm. Báo cáo quyết toán NSNN của Canada không chỉ về số liệu mà còn bao quát các nguồn lực tài chính của nhà nước; (2) quy định trách nhiệm mà Chính phủ phải đảm nhận trước Quốc hội. Nghĩa là các vấn đề diễn ra trong năm tài chính về các vấn đề quản lý tài chính ngân sách đều thuộc trách nhiệm Chính phủ (trách nhiệm pháp lý). Khái niệm không chỉ bao quát độ rộng của quyết toán mà còn đề cập đến khía cạnh pháp lý và trách nhiệm giải trình của Chính phủ về các vấn đề tài chính - ngân sách của Quốc gia về năm tài khóa đã qua.

Qua các khái niệm đã đề cập ở trên chúng ta thấy được phạm vi, mức độ cũng như khía cạnh pháp lý mà các học giả, các tổ chức đã đưa ra. Mỗi khái niệm bao quát được một hoặc một số khía cạnh của quyết toán ngân sách. Theo chúng tôi các khái niệm ở trên mới chỉ đề cập một số khía cạnh của vấn đề quyết toán NSNN thể hiện:

Đa số các khái niệm đề cập đến vấn đề số liệu của quyết toán tức là tình hình thực hiện thu chi.

Đề cập đến khía cạnh thời gian, nghĩa là quyết toán đánh giá tình hình thực hiện thu chi trong một khoảng thời gian nhất định.

Khái niệm mà KTNN Canada đưa ra đã đề cập đầy đủ hơn các quan điểm về trách nhiệm mà người báo cáo phải đảm nhận, chỉ rõ người lãnh trách nhiệm về các vấn đề và nguồn lực tài chính là Chính phủ.

Còn một số vấn đề mà các khái niệm đã nghiên cứu ở trên chưa đề cập một cách rõ ràng đó là:

Về mặt pháp lý, người báo cáo chịu trách nhiệm về mặt pháp lý tính đúng đắn trung thực của số liệu hay cả việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thực hiện ngân sách. KTNN Canada có đề cập tới, song chưa rõ ràng về mức độ chị trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Văn Đạm lại chỉ đề cập đến việc báo cáo cơ quan thẩm quyền mà chưa đề cập đến trách nhiệm.

Việc sử dụng nguồn lực quốc gia trong năm tài chính có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Việc thực thi các chính sách kinh tế tài chính như thế nào, tác động của nó ra sao chưa được rõ ràng. Vấn đề này đã được các tác giả TQ, Canada đưa ra nhưng chỉ dừng lại ở việc phán ánh tình hình thực hiện kế hoạch KT-XH.

Về phạm vi để xác định quyết toán đa số các khái niệm mới chỉ dừng lại ở việc thu, chi và thu, chi theo dự toán là chủ yếu. Vậy các nguồn lực khác của nhà nước có mối liên hệ với ngân sách hoặc chưa được dự toán giải quyết thì sao? Ai chịu trách nhiệm? Chưa đề cập rõ ràng ngoại trừ khái niệm của KTNN Canada đã chỉ ra một cách hết sức chung về nguồn lực tài chính quốc gia.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top