KN.KTaaaaaaaaa

Câu 27: Mục đích sử dụng các phản ứng kết hợp KN-KT trong vi sinh y học

         Chẩn đoán các bệnh NT

-Chẩn đoán trực tiếp

 +Xác định tên VSV bằng kháng huyết thanh mẫu (có KT đã biết)

 +Phát hiện trực tiếp KN của VSV có trong bệnh phẩm

-Chẩn đoán gián tiếp: dùng KN mẫu (đã biết tên) để phát hiện KT đặc hiệu trong các dịch cơ thể, thường là trong huyết thanh→còn được gọi là phản ứng huyết thanh học

         Nghiên cứu dịch tễ học của các bệnh NT

-Điều tra tình hình nhiễm 1 loại VSV nào đó thông qua việc điều tra KT trong huyết thanh của mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên đây chỉ là 1 trong nhiều nội dung nghiên cứu dịch tễ học.

         Định loại VSV

-Dùng kháng huyết thanh mẫu chống lại các nhóm/týp VSV để định nhóm, định týp. Phương pháp này cho phép hiểu biết về cấu trúc KN của VSV, có thể xếp chúng thành các týp huyết thanh.

         Nghiên cứu sự đáp ứng của cơ thể đối với KN VSV

-1 trong những nghiên cứu thuộc loại này là đánh giá hiệu lực đáp ứng miễn dịch của 1 vaccin. Đây là việc nhất thiết phải làm trước khi thử nghiệm hiệu lực bảo vệ của vaccin.

Câu 28: Trình bày nguyên lý, vẽ và giải thích được sơ đồ của các phản ứng kết hợp KN-KT thường được sử dụng trong vi sinh y học

         Các phản ứng tạo thành hạt

Là các phản ứng mà phức hợp KN-KT hình thành dưới dạng những "hạt" có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc nhờ sự trợ giúp của kính lúp

-Phản ứng kết tủa

 +Nguyên lý: là sự kết hợp giữa KN hòa tan (KN ở tầm phân tử) với KT tương ứng, tạo thành các hạt có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc nhờ sự trợ giúp của kính lúp

 +Phản ứng kết tủa trong môi trường lỏng: khi dung dịch KN và dung dịch KT được trộn với nhau theo 1 tỷ lệ thích hợp, phức hợp KN-KT sẽ hình thành dưới dạng những hạt kết tủa.

 +Phản ứng kết tủa trong gel thạch

         .)Kỹ thuật khuếch tán trong ống nghiệm

                        Kỹ thuật khuếch tán đơn: cho thạch đã hòa đều KT vào đoạn dưới ống nghiệm, rồi cho dung dịch KN lên trên. KN sẽ khuếch tán xuống thạch, càng xuống sâu nồng độ càng thấp. Tại vùng KN-KT tương đương sẽ xuất hiện đường tủa

                        Kỹ thuật khuếch tán kép: Giữa dung dịch KN và dung dịch KT có 1 lớp gel thạch. Cả KN và KT đều khuếch tán vào lớp gel thạch này. Tại vùng KN và KT tương đương sẽ xuất hiện đường tủa

         .)Kỹ thuật khuếch tán trên phiến kính hoặc đia Petri

                        Kỹ thuật khuếch tán đơn: KHT được hòa đều trong gel thạch nóng chảy rồi phủ 1 lớp mỏng lên phiến kính. Sau khi thạch đã đông, tạo các lỗ rồi cho vào các lỗ đó dung dịch của 1 loại KN nhưng có nồng độ khác nhau. Quanh các lỗ sẽ xuất hiện vòng kết tủa, lỗ có nồng độ KN càng cao thì vòng kết tủa càng rộng

                        Kỹ thuật khuếch tán kép: phủ 1 lớp mỏng đều gel thạch nóng chảy lên phiến kính, sau khi thạch đã đông, tạo 2 lỗ, 1 lỗ cho KN, 1 lỗ cho KT. KN và KT đều khuếch tán ra xung quanh. Nơi KT và KN gặp nhau với nồng độ tương đương sẽ tạo thành đường kết tủa.

-Phản ứng ngưng kết

 +Nguyên lý: là sự kết hợp giữa KN hữu hình (tế bào hoặc tầm tế bào) với KT, tạo thành phức hợp KN-KT dưới dạng những hạt ngưng kết có thể được quan sát bằng mắt thường

 +Phản ứng ngưng kết trực tiếp (chủ động): thành phần Kn trên tế bào vi khuẩn kết hợp với KT đặc hiệu tạo thành mạng lưới ngưng kết. Các tế bào góp 1 phần lớn tạo nên kích thước của hạt ngưng kết

 +Phản ứng ngưng kết gián tiếp (thụ động): KN dạng hòa tan được gắn lên nền mượn hữu hình (thường là HC hoặc hạt latex). Khi KN gặp KT đặc hiệu, hiện tượng ngưng kết sẽ xảy ra do nền mượn tập tụ lại 1 cách thụ động

 +Phản ứng ngưng kết thụ động ngược, VD: phản ứng đồng ngưng kết protein A: KT IgG được gắn vào protein A trên nền mượn là S. aureus.

         Các phản ứng dựa vào hoạt động sinh học của KT

-Phản ứng trung hòa

 +Nguyên lý: KT đặc hiệu có khả năng trung hòa độc tố, độc lực của VSV, hoặc làm mất đi một tính chất nào đó của VSV hoặc sản phẩm của nó

 +Phản ứng trung hòa in vitro: tiến hành trên dụng cụ thí nghiệm

         .)VD: PƯ ngăn ngưng kết hồng cầu để chẩn đoán virus

                        Virus + Hồng cầu →Hồng cầu bị ngưng kết

                        (Virus + KT đặc hiệu) + Hồng cầu → Hồng cầu không bị ngưng kết

+Phản ứng trung hòa invivo: tiến hành trên cơ thể sống

         .)VD: PƯ trung hòa trên chuột lang để xác định 1 chủng vi khuẩn là vi khuẩn bạch hầu hay giả bạch hầu

                        Chuột A + Kháng độc tố BH + VK? → Chuột sống

                        Chuột B + NaCl 0,9% +VK? →Chuột chết

                        VK? là vi khuẩn bạch hầu

-Phản ứng gây ly giải tế bào

 +Nguyên lý: KT đặc hiệu với sự tham gia của bổ thể sẽ gây ly giải tế bào. Trong các phản ứng gây ly giải TB, phản ứng kết hợp bổ thể được sử dụng nhiều hơn cả {tìm KT}

 +Bước tiến hành.............

         .)ống a (+) trong huyết thanh cần xét nghiệm có KT, kết hợp với bổ thể nên không còn bổ thể kết hợp với KT kháng hồng cầu, không gây ly giải hồng cầu. Hồng cầu không tan lắng xuống thanh 1 chấm đỏ

         .)ống b (-)...

         Các phản ứng dùng KT hoặc KN đánh dấu

Nguyên lý chung: KN hoặc KT được xác định nhờ chất đánh dấu được gắn với KT hoặc KN. Điều kiện cần thiết là chất đánh dấu không được làm thay đổi hoạt tính của KN và KT

-Miễn dịch huỳnh quang

 +MDHQ trực tiếp:

         .)Nguyên lý: KN được phát hiện nhờ KT mẫu gắn huỳnh quang (3 bước)

 +MDHQ gián tiếp:

         .)Nguyên lý: KT được phát hiện nhờ KN mẫu và kháng KT mẫu gắn huỳnh quang (4 bước)

-Phản ứng miễn dịch phóng xạ

 +Nguyên lý: Phức hợp KN-KT được phát hiện nhờ KT hoặc KN gắn chất đồng vị phóng xạ. Có thể phát hiện nơi phát xạ hoặc đo cường độ phát xạ

-Phản ứng miễn dịch enzym ELISA

 +Nguyên lý: Phức hợp KN-KT được phát hiện nhờ enzym gắn với KT hoặc KKT tác động lên cơ chất đặc hiệu

 +Kỹ thuật dùng KKT gắn enzym để phát hiện KT

         Sử dụng KN mẫu và KKT mẫu gắn enzym (5 bước)

 +Kỹ thuật dùng KKT gắn enzym để phát hiện KN

         Sử dụng KT mẫu và KKT mẫu gắn enzym (6 bước)

-Sắc ký miễn dịch

         +KN được cố định tại vạch PU, KKT gắn màu được phân bố đều trên bản sắc ký

Câu 29: Trình bày định nghĩa hiệu giá KT, động lực KT và lý giải được ý nghĩa của chúng trong chẩn đoán bệnh NT.

         Hiệu giá KT: phản ánh nồng độ KT trong huyết thanh. Là độ pha loãng huyết thanh lớn nhất mà phản ứng còn dương tính{VD}. Trong một số trường hợp, hiệu giá còn được tính bằng đơn vị KT có trong 1 đơn vị thể tích huyết thanh.

-Sau khi xác định hiệu giá KT, đánh giá kết quả dựa vào hiệu giá ranh giới (ngưỡng) giữa bình thường và bệnh lý, vì người khỏe bình thường vẫn có thể có KT chống lại 1 số VSV.

-Tuy nhiên không phải cứ hiệu giá KH cao hơn ngưỡng là bệnh lý và thấp hơn ngưỡng là người lành. Hiệu giá KT càng cao hơn ngưỡng thì khả năng mắc bệnh càng lớn, càng thấp hơn ngưỡng khả năng mắc bệnh càng ít.

-Việc xác định hiệu giá KT ở 1 thời điểm thường chưa đủ để kết luận chắc chắn, cần tiến hành 2 lần ở 2 thời điểm cách nhau 7-10 ngày để tìm động lực kT

         Động lực KT: là đại lượng đặc trưng cho mức độ thay đổi hiệu giá KT theo thời gian. Là thương số giữa hiệu giá KT lần thứ 2 và lần thứ nhất.

-Khi KT đang tăng thì động lực >1 ....

-Trên thực tế, động lực KT ít nhất phải bằng 4 mới chẩn đoán chắc chắn bệnh nhân đang mắc bệnh NT

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: