kmavdup CÂU 6: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC CẶP PHẠM TRÙ Khả năng và hiện thực
6. Khả năng và hiện thực
Khả năng là phạm trù triết học dùng để chỉ là cái chưa có, chưa tới, nhưng sẽ có, sẽ tới trong những điều kiện nhất định.
Hiện thực là phạm trù triết học dùng để chỉ cái đang tồn tại trong thực tế.
Hiện thực có hiện thực vật chất và hiện thực tinh thần. Khả năng có khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên. Khả năng còn được chia ra: khả năng gần và khả năng xa.
Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời, luôn chuyển hóa lẫn nhau.
- Khả năng trong những điều kiện nhất định thì biến thành hiện thực.
Hiện thực mới lại mở ra khả năng mới và trong những điều kiện nhất định lại chuyển hóa thành hiện thực.
- Với cùng một điều kiện nhất định có thể tồn tại một hoặc nhiều khảnăng: khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần, khả năng xa…
- Khả năng biến thành hiện thực cần phải có những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan là tính tích cực xã hội của ý thức chủthể con người để chuyển hóa khả năng thành hiện thực. Điều kiện khách quan là sự tổng hợp các mối quan hệ về hoàn cảnh, không gian, thời gian để tạo nên sự chuyển hóa đó.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Khả năng và hiện thực không tách rời nhau, nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần dựa vào hiện thực để nhận thức và hành động. Cần phân biệt khả năng với cái không khả năng; khả năng với hiện thực để tránh rơi vào ảo tưởng.
- Trong đời sống xã hội, để khả năng biến thành hiện thực cần phát huytối đa tính năng động chủ quan của con người trong việc nhận thức và thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top