KLK-KLKT-NHOM

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM

Bài 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.

- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.

Hiểu được :

- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).

- Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).

- Trạng thái tự nhiên của NaCl.

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).

- Tính chất hoá học của một số hợp chất : NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO3 (lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt) ; Na2CO3 (muối của axit yếu) ; KNO3 (tính oxi hoá mạnh khi đun nóng).

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.

B. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm

- Tính chất hoá học cơ bản của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.

C. Hướng dẫn thực hiện

- Đặc điểm cấu hình electron của kim loại kiềm: có 1e lớp ngoài cùng  [  ] ns1

     + Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1

- Các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm: tính khử mạnh M ® M+ + e

     + Tác dụng với phi kim (với O2 tạo Na2O và Na2O2)

     + Tác dụng với axit

     + Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm: điện phân hợp chất nóng chảy

                             2MCl   2M + Cl2­

                             4MOH   4M + O2­ + 2H2O

- Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:

     + NaOH: tính bazơ mạnh (bazơ kiềm)

     + NaHCO3: * có tính lưỡng tính axit – bazơ (vừa tác dụng với bazơ, vừa tác dụng với axit)

                             HCO +      H+®  CO2­ + H2O

                             HCO +  OH -®  CO + H2O

                         * Dễ bị nhiệt phân huỷ tạo Na2CO3 và CO2­

     + Na2CO3:   * Dung dịch nước có môi trường bazơ

                             CO +     2H+®  CO2­ + H2O

     + KNO3:  * Dễ bị nóng chảy và phân huỷ khi đun nóng Þ có tính oxi hoá mạnh

                             2KNO3 2KNO2 + O2­

                 được sử dụng làm phân bón và thuốc nổ

                             2KNO3 + 3C + S  N2­ + 3CO2­ + K2S

- Luyện tập: + Viết cấu hình electron của một số nguyên tử kim loại kiềm;

                      + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng đặc trưng của kim loại

                           kiềm và hợp chất.

                      + Viết phương trình điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất

                      + Bài toán tính theo phương trình, xác định kim loại kiềm và tính thành

                           phần hỗn hợp

Bài 26: KIM LOẠI KIỀM THỔ

VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ.

- Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.

- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng.

 - Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.

Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2.

- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.

B. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm thổ và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ

- Tính chất hoá học cơ bản của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.

- Các loại độ cứng của nước và cách làm nước mất cứng

C. Hướng dẫn thực hiện

- Đặc điểm cấu hình electron của kim loại kiềm thổ: có 2e lớp ngoài cùng  [  ] ns2

- Các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ: tính khử mạnh M ® M2+ + 2e

     + Tác dụng với phi kim

     + Tác dụng với dung dịch axit và các axit oxi hoá

     + Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ: điện phân muối halogenua nóng chảy

                             MCl2   M + Cl2­

- Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:

     + Ca(OH)2: tính bazơ mạnh, rẻ tiền (vôi tôi); dung dịch Ca(OH)2 gọi là nước vôi trong

                             Ca(OH)2  + CO2® CaCO3¯ +  H2O

     + CaCO3: *  Bị nhiệt phân huỷ tạo CO2­

                      *  Bị hoà tan bởi CO2 trong nước ở nhịêt độ thường

                             CaCO3  + CO2 +  H2O ® Ca(HCO3)2

     + CaSO4:   * Trong tự nhiên tồn tại CaSO4. 2H2O (thạch cao sống)

             Đun nóng có thể tạo ra thạch cao nung 2CaSO4.H2O và thạch cao khan CaSO4.

               (các chất này hút nước thành khối nhão và dễ đông cứng) Þ dùng làm khuôn...

- Nước cứng: là nước chứa nhiều ion Ca2+; Mg2+.

     + Độ cứng tạm thời: Ca2+; Mg2+ và HCO

     + Độ cứng vĩnh cửu: Ca2+; Mg2+ và Cl- ; SO

     + Độ cứng toàn phần: Ca2+; Mg2+ ; HCO và Cl- ; SO

     + Phương pháp làm mềm nước cứng là loại bỏ các ion Ca2+; Mg2+ bằng CO, PO...

- Luyện tập: + Viết cấu hình electron của một số nguyên tử kim loại kiềm thổ;

                          kiềm thổ hợp chất kim loại kiềm thổ và nước cứng.

                      + Viết phương trình điều chế kim loại kiềm thổ từ các hợp chất

                      + Bài toán tính theo phương trình, xác định kim loại kiềm thổ.và tính thành

                          phần hỗn hợp

Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được: Vị trí , cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí , trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm .

Hiểu được:

- Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại.

- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy

- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3 , muối nhôm.

- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh;

- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. 

Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của  nhôm, nhận biết ion nhôm

- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.

- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.

- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.

- Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng;

B. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử nhôm và các phản ứng đặc trưng của nhôm

- Phương pháp điều chế nhôm

- Tính chất hoá học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3.

- Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.

C. Hướng dẫn thực hiện

- Đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử nhôm: có 3e lớp ngoài cùng  [10Ne] 3s23p1

- Các phản ứng đặc trưng của nhôm: tính khử mạnh  Al ® Al3+ + 3e

     + Tác dụng với phi kim

     + Tác dụng với dung dịch axit và các axit oxi hoá

                 Al thụ động với các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội

     + Tác dụng với nước

     + Tác dụng với dung dịch kiềm

     + Tác dụng với một số oxit kim loại

- Phương pháp điều chế nhôm: điện phân nhôm oxit nóng chảy

                             2Al2O3    4Al + 3O2­

- Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:

     + Al2O3: là oxit lưỡng tính

                             Al2O3  +   6H+® 2Al3+ +  3H2O

                             Al2O3  + 2OH-® 2AlO + H2O

     + Al(OH)3: *  là hiđroxit lưỡng tính

                             Al(OH)3  +   3H+® Al3+ +  3H2O

                             Al(OH)3  +  OH-® AlO+ 2H2O

                         *  Bị nhiệt phân tích

                             2Al(OH)3   Al2O3  + 3H2O  

                 * Điều chế bằng tác dụng của Al3+ với dung dịch NH3 hoặc AlO với CO2:

                             Al3+ + 3NH3 + 3H2O ® Al(OH)3¯ +  3NH

                             AlO+ CO2  + H2O ®  Al(OH)3¯ +  HCO

     + Al2(SO4)3 :  * Trong dung dịch nước có môi trường axit

                             Al3+ + 3H2O ® Al(OH)3¯ +  3H+

                 * Ứng dụng: phèn chua KAl(SO4)2.12H2O

- Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch: dùng dung dịch NaOH từ từ đến dư

     + trước hết xuất hiện kết tủa:                  Al3+ + 3OH-® Al(OH)3¯

     + sau đó kết tủa tan khi dư NaOH:  Al(OH)3  +  OH-® AlO+ 2H2O

- Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn tính chất hóa học của nhôm và hợp

                          chất của nhôm

                     + Viết phương trình điều chế nhôm từ Al2O3 và một số hợp chất

                     + Cách nhận biết  Al3+, Al2O3, Al(OH)3

                     + Bài toán xác định nồng độ mol của Al3+, AlO và tính thành phần hỗn hợp

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #htt