kkkikkkkkkkkkkkk
Mata Hari có một người hầu tên là Anna Lintjens mà cô cực kỳ thân thiết. Anna đã sinh con ngoài giá thú khi còn trẻ và kết quả là khó lấy chồng.
Mata Hari bảo Anna tới Velp, thành phố mà Rudolph và Non MacLeod đang sống khi ấy, và nhờ Anna đón con gái khi tan học. Sau đó nhiệm vụ của Anna và cô bé là bắt taxi tới Amsterdam và lên tàu tới Paris.
Anna trung thành đã tới trường học của Non và chờ cô bé. Chuông reo hết giờ học nhưng Anna và kế hoạch của chủ cô bị chặn đứng bởi Rudolph tới trường đón con.
Anna thực hiện nỗ lực cuối cùng để có được cô bé bằng việc nói rằng, cô có một món quà từ Paris cho bé gái. Rudolph lỗ mãng đuổi cô đi. Anna trở lại Paris và cay đắng thất ước với Mata Hari...
Mata Hari luôn nỗ lực duy trì lợi thế trong thế giới giải trí. Ngày 23/5/1914, cô xuất hiện tại một nhà hát ca múa nhạc ở Đức. Một số khán giả nghĩ show diễn khiếm nhã và phàn nàn với cảnh sát. Một sĩ quan cảnh sát tên Griebel quyết định đích thân đi xem. Anh ta bị màn trình diễn của Mata Hari làm cho mê mẩn và rồi đi tới hẹn hò với cô.
Bà là một vũ công xinh đẹp.
Theo nhiều tài liệu, Griebel đã bị gạt ra ngoài và cấp trên của anh ta, Traugott von Jagow, đã trở thành người tình của Mata Hari. Tài liệu còn cho biết, Von Jagow phụ trách hoạt động tình báo Đức và trao cho Mata chỉ thị thu thập thông tin bí mật tại Pháp.
Một số người, trong đó có sử gia Erika Ostrovsky, tin rằng Mata Hari đã tới một "trường tình báo" Đức có trụ sở tại Antwerp, Bỉ. Học viện hoạt động gián điệp khét tiếng này do một người phụ nữ tên Elsbeth Schragmüller điều hành và được lực lượng Đồng minh nhắc tới với cái tên Fräulein Doktor. Mập mạp và thiếu hấp dẫn về ngoại hình, bà nổi tiếng với ý chí thép và nghị lực cùng với sức chịu đựng phi thường để làm việc không nghỉ 20 giờ một ngày. Với tính kỷ luật nghiêm khắc, bà có biệt là "Hổ đỏ" và "Mắt hổ".
Có tài liệu cho biết, Mata Hari tại học viện có mật danh "H 21" và cô mất 15 tuần học hoạt động tình báo tại trường. Những môn học đã qua đi, theo Ostrovsky, trong đó có "mã, mật mã, những mánh lới dễ truyền, nghiên cứu hóa chất (cách sử dụng và chế tạo), thuộc lòng bản đồ, hải đồ và cách chụp ảnh mẫu vũ khí của kẻ thù". Họ cũng được cảnh báo một cách nghiêm khắc về số mệnh của những "điệp viên ngu xuẩn", những người "đảo ngũ" sang bên kia chiến tuyến và bị xử lý một cách tàn nhẫn.
Cũng hoàn toàn có thể Mata Hari chưa bao giờ đặt chân tới trường tình báo Đức nổi tiếng này. Cô luôn khẳng định mình không hề liên quan đến những điều mà các nhà viết tiểu sử nói ra.
Tình yêu cuộc đời
Tình hình giữa Pháp và Đức trở nên nóng hơn và Mata Hari ước mong rời khỏi Đức. Cô rời đi hai ngày sau khi chiến tranh nổ ra ngày 4/8/1914. Sau này cô quả quyết rằng cô vội vàng rời khỏi đất nước này bởi cảnh sát cư xử với người nước ngoài rất tệ và nhiều năm cô đã tiêu hết tiền ở Paris vốn để dự định để tới Đức.
Cô vào Thụy Sĩ và bị đuổi trở lại Đức bởi trục trặc hộ chiếu rồi tới Amsterdam trong khi Chiến tranh thế giới thứ I đang diễn ra. Cô đi lại nhiều hơn, tới Paris và trở lại Hà Lan, rồi lại quay lại Paris.
Paris khi ấy là thủ đô của một quốc gia chiến tranh, bởi thế tình hình an ninh rất đáng lo ngại. Nhiều người lo gián điệp sẽ trà trộn trong số họ, và không ít người nghi ngờ Mata Hari, người gần đây có một người tình Đức, có thể là gián điệp cho nước này. Vũ công huyền thoại trở nên khó chịu và giận dữ khi phát hiện ra nhiều người bám sát mọi động thái của cô.
Paris từ lâu được xem là thành phố tuyệt vời cho những cuộc tình lãng mạn vì thế có lẽ nó thích hợp để Mata Hari gặp gỡ tình yêu cuộc đời mình ở đó. Anh là một sĩ quan Nga tên Vladmir Masloff. Thường được gọi với cái tên "Vadim," anh mới chỉ 21 tuổi khi gặp Mata Hari khi ấy đã 40.
Tóc đen, mũi cao, dáng người mảnh khảnh. Một chuyện tình lãng mạn nồng nàn từ tháng 5 tới tháng 12 đã nảy nở. Vadim chỉ đáng tuổi con trai Mata Hari nếu còn sống và điều đó có vẻ đóng vai trò quan trọng trong sự yêu mến về phía cô. Vadim có lẽ cảm nhận sức hút từ một phụ nữ điển hình ở tuổi mẹ anh mà nhiều trai trẻ thường trải nghiệm và cái tôi của anh có thể bị tình yêu của một phụ nữ nổi tiếng đánh gục, người được rất nhiều đàn ông có thế lực và giàu có ngưỡng mộ.
Cuộc tình của họ bị cản trở khi Masloff được lệnh trở lại mặt trận. Tại đó anh bị thương và hỏng mắt trái do nhiễm khí độc của quân Đức.
Mata Hari xót xa vô bờ khi hay tin người cô yêu bị thương. Tuy vậy, chuyện tình của họ vẫn bền vững như không thể nào bền vững hơn. Luôn có điều gì đó như tình cảm người mẹ trong cảm nhận của Mata Hari với chàng trai trẻ Vadim và việc anh bị tàn phế càng nhấn sâu thêm cảm xúc này. Về phần Vadim, tin rằng người phụ nữ luống tuổi có đầu vú bị cắn đứt, có lẽ giờ cảm thấy hai người họ đều bị tổn thương.
Vadim có nguy cơ mất nốt khả năng nhìn của mắt phải. Mata Hari quyết định cô phải tìm nguồn tài chính nuôi cả hai người và nỗ lực gấp đôi trong cuộc đời gái điếm hạng sang.
Gặp chỉ huy tình báo
Chàng trai trẻ người Nga hồi phục trong một bệnh viện quân đội gần Vittel, một địa điểm trong khu vực chiến tranh và thường dân cần có giấy phép đặc biệt mới được tới đó. Trong khi tìm kiếm giấy phép Mata Hari gặp Georges Ladoux, người đóng vai trò chính trong quá trình hủy hoại cuộc đời cô sau này.
Georges Ladoux là một chỉ huy quân đội phụ trách việc tổ chức công tác phản gián Pháp. Anh ta có thân hình to béo, mặt vuông, hay ngậm tẩu và có thói quen vuốt mái tóc đen bóng mượt bằng dầu bóng.
Mata Hari khổ sở tìm cách có được giấy phép tới thăm Vittel bởi cô bị nghi là tình báo Đức. Bạn bè mách nước cô nên tìm đến Georges Ladoux và cầu xin anh ta trường hợp của cô. Cô đã làm vậy và anh ta hỏi cô tới cùng về quan điểm của cô đối với cuộc xung đột Pháp, Đức. Cô đáp lại rằng là công dân Hà Lan, cô có quan điểm trung lập vì xét cho cùng, Hà Lan không phải là nước tham chiến, nhưng cô quả quyết với anh ta về sự đồng cảm của cô dành cho Pháp.
Còn nữa...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top