kithuatchonmau
2. Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
(Sampling)
2.1. Khái niệm và sự cần thiết.
"Là việc lựa chọn ra một số phẩn tử gọi là mẫu từ 1 tập hợp các phân tử gọi là tổng thể, để nghiên cứu và đánh giá mẫu, sau đó dùng các đặc trưng của mẫu để rút ra các suy đoán về đặc trưng của toàn bộ tổng thể".
=> Lấy mẫu kiểm toán (gọi tắt là lấy mẫu): Là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê.
2.2. Rủi ro trong chọn mẫu
- Tổng thể: phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán riêng biệt
- Mẫu: phải đại diện cho tổng thể, nếu không đại diện -> Rủi ro chọn mẫu
- Rủi ro:
+ Do chọn mẫu không đại diện cho tổng thể, do đánh giá của KTV phụ thuộc phần lớn vào phương pháp chọn mẫu
+ Phụ thuộc vào kích cỡ (qui mô) mẫu
+ Phụ thuộc vào phương pháp chọn mẫu
+ Phụ thuộc việc xác định tổng thể một các chính xác
- Rủi ro chọn mẫu có HAI xu hướng:
+ Đánh giá rủi ro > rủi ro thực tế: SD nhiều mẫu-> tăng chi phí
+ Đánh giá rủi ro < rủi ro thực tế: -> SD ít mẫu rủi ro kiểm toán cao
2.3. Các phương pháp chọn mẫu kiểm toán
Chọn mẫu thống kê
- Chọn theo bảng số ngẫu nhiên (Bảng số được xây dựng trước)
- Chọn ngẫu nhiên có tính hệ thống
- Chọn mẫu theo chương trình máy tính
Chọn mẫu phi thống kê
- Lựa chọn các phần tử đặc biệt
- Chọn mẫu theo khối
Kỹ thuật chọn mẫu = nghệ thuật của KTV
2.4. Kỹ thuật phân tổ
- Khái niệm:
Là việc phân chia tổng thể thành các nhóm có cùng một tiêu thức hay tính chất kinh tế gọi là tổ
-> Các phần tử trong cùng một tổ thì có chung với nhau 1 tiêu thức nào đó
-> Giúp cho việc chọn mẫu: Đảm bảo mẫu chọn sẽ gồm các phần tử không bị trùng nhau về tiêu thức -> Tăng khả năng đại diện của mẫu chọn
2.5. Qui trình lấy mẫu và kiểm tra mẫu trong kiểm toán
(1) Xác định mục tiêu thử nghiệm (mục tiêu KT)
(2) Xác định tổng thể một cách chính xác
(3) Xác định kích cỡ mẫu
(4) Xác định phương pháp chọn mẫu
(5) Thực hiện lấy mẫu
(6) Phân tích và đánh giá mẫu: tỷ lệ sai phạm, dạng sai phạm -> tổng sai sót mẫu dự kiến
(7) Ghi thành tài liệu về việc lấy mẫu
3. Các công cụ kỹ thuật để kiểm toán
- Hồ sơ công tác: Là các ghi chép, lưu giữ tất cả các thông tin, số liệu thu thập để làm bằng chứng kiểm toán, các biên bản làm việc, những nhận xét, đánh giá; những theo dõi về các bước công việc đã tiến hành và những vướng mắc, những lưu ý của KTV.
- Danh mục câu hỏi: Các câu hỏi mà KTV chuẩn bị để phỏng vấn những người có liên quan trong quá trình kiểm toán
- Các mô hình phân tích: KTV chọn các mô hình phân tích, thử nghiệm để tiến hành các thử nghiệm, phân tích các mẫu KT
- Phần mềm máy tính: Là các công cụ tiện ích được lập trình sẵn cho máy tính để chạy các mô hình, tính toán các số liệu phân tích để tăng độ chính xác và giảm thiểu công việc cho KTV
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top