Kính vạn hoa tập 22 Tấm huy chương vàng

CHƯƠNG 1

Mặt trời mới đứng bóng, các khán đài trên sân vận động Thống Nhất đã không còn một chỗ trống, mặc dù ba giờ rưỡi chiều trận chung kết tranh Cúp quốc gia giữa hai đội Hy vọng và Điện lực Hoà bình mới chính thức bắt đầu.

Ban tổ chức đã dự liệu tình hình, quyết định bán vé từ tuần trước và mở tất cả các cửa sân trước giờ bóng lăn đến sáu tiếng đồng hồ. Vậy mà mới mười hai giờ trưa, các khán đài đã chật ních. Bên ngoài sân vận động, lượng khán giả chưa vào được bên trong vẫn đông nghìn nghịt, tiếng hò hét và tiếng đập cửa vọng vào nghe rõ mồn một.

Trong số khán giả may mắn lọt vào được bên trong sân có ba ông nhóc, đúng ra là hai ông nhóc và một cô bé da ngăm đen, tóc ngắn, vận quần soóc áo pun, nom bộ dạng y hệt con trai.

Chắc các bạn đã đoán ra cô bé đó là Văn Châu. Và hai ông nhóc kè kè bên cạnh không ai khác hơn là Tiểu Long và Quý ròm.

Chen qua được cánh cửa bé tí ở phía đường Tân Phước để lọt vào khu khán đài D, Tiểu Long, Quý ròm và Văn Châu mặt mày đã đỏ lơ đỏ lưỡng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại.

Mỗi đứa tay cầm một ổ bánh mì, len lách qua dòng người và các quầy bán nước ngọt, trà đá, cóc ổi ken dày bên lối đi, nối đuôi nhau leo lên bậc thang.

Tiểu Long to con đi trước mở đường. Vừa lên khỏi bậc thang cuối cùng, nó quay lại nhìn hai bạn, giọng thiểu não:

- Hết chỗ rồi

Quý ròm trờ tới, nhìn quanh quất một hồi, tặc lưỡi cảm thán:

- Đi trước ba tiếng đồng hồ tưởng là sớm, ai ngờ!

Tiểu Long nhún vai:

- Tao giục đi lúc mười giờ, ai bảo mày không chịu!

Văn Châu không tham gia tranh cãi. Nó đảo mắt một vòng rồi chỉ tay lên tít trên cao:

- Tụi mình lên trên kia đi!

Quý ròm nhìn theo tay chỉ của bạn, mặt bí xị:

- Trên đó cũng đâu còn chỗ ngồi!

- Không còn chỗ ngồi nhưng còn chỗ đứng! - Văn Châu khịt mũi - Nếu cứ chần chừ, một lát nữa chỗ đứng cũng không có cho mà coi!

Ba đứa bám theo song sắt dọc cầu thang lần lên trên.

- Nè, mấy đứa nhỏ này đi đâu đây? Xuống đi! Chỗ đâu nữa mà chen!

- Ối trời ơi, sao mày để đít lên đầu tao thế hả nhóc?

- Trời đất, cái thằng ôn này! Sao mày đạp lên chân tao thế hử?

Bọn Quý ròm đi đến đâu những tiếng la hét vang lên điếc tai tới đó. Ba đứa vừa len lỏi qua những cẳng chân ken san sát, vừa luôn miệng “xin lỗi” kèm theo nụ cười giả lả.

Ngay cả khi đến nơi rồi vẫn chưa yên chuyện.

- Này, này! - Vừa thấy bọn Quý ròm kéo tới, một anh thanh niên to béo trừng mắt nạt – Ba thằng nhóc này ở đâu mọc ra đây? Chỗ này là chỗ của bạn tao đấy nhé!

Tiểu Long quẹt mũi năn nỉ:

- Anh làm ơn! Tụi em chỉ đứng xem thôi mà!

Giọng điệu van xin thảm thiết của Tiểu Long có lẽ khiến anh thanh niên động lòng. Anh nhìn khắp bọn Quý ròm thêm một lượt rồi hạ giọng:

- Thôi được! Nhưng đứng túm tụm vào đấy! Thằng bạn tao đi mua bánh mì sắp quay trở lên rồi đấy!

Bọn Quý ròm mặt tươi hơn hớn như tù nhân được lệnh ân xá. Chúng vui vẻ tựa lưng vào tường, quay đầu nhìn ra sân.

Ban trưa, trời nóng hừng hực. Bốn khán đài đặc người khiến không khí dường như bị nén lại.

Trên đường piste chạy quanh sân, lực lượng cảnh sát giữa trật tự rải dày, mặt người nào người nấy nhìn lom lom lên khán đài đề phòng khán giả tràn xuống sân. Không khí ngột ngạt cứ như trước một trận công đồn chứ không phải trước một trận đấu bóng đá.

Chỉ có thảm cỏ xanh mới giúp cho không khí bớt ngột ngạt. Màu cỏ tươi, lấp lánh dưới nắng làm mắt nhìn dịu

Quý ròm cởi phăng áo quấn lên đầu, than:

- Nóng quá!

Văn Châu liếc bạn, nói:

- Đợi chút nhé!

Dặn xong, không để Tiểu Long và Quý ròm kịp hỏi lại, nó quay mình len vào giữa rừng người.

Quý ròm ngó Tiểu Long:

- Nó đi đâu thế hả mày?

Tiểu Long lắc đầu:

- Tao cũng chả biết!

Nói xong, Tiểu Long thản nhiên đưa ổ bánh mì lên miệng gặm. Như sực nhớ ra, Quý ròm lật đật làm theo.

Hai đứa ăn gần hết nửa ổ bánh mì thì Văn Châu về tới. Tay nó cầm đong đưa ba bịch nước xá xị có kèm ống hút. Nó chìa hai bịch ra trước mặt:

- Phần hai bạn nè! Uống cái này vào sẽ hết thấy nóng liền!

Quý ròm toét miệng cười:

- Cảm ơn nhé! Lần sau có vé xem bóng đá, tôi sẽ rủ bạn đi nữa!

Văn Châu chẳng buồn để ý đến lời pha trò của Quý ròm, nó vừa gặm bánh mì văn khoăn:

- Chả biết lát nữa đội Hy Vọng có thắng nổi đội Điện Lực Hoà Bình không?

- Sao lại không thắng? – Như bị chạm nọc, Quý ròm gân cổ - Thắng tới bốn, năm quả nữa ấy chứ!

Tiểu Long cười hì hì:

- Chỉ cần thắng một quả thôi! Như vậy đủ đoạt cúp rồi!

Quý ròm hung hăng:

- Thắng một quả thì thắng làm gì! Hôm nay chắc chắn trung phong Sĩ Hoàng sẽ lập một hat-trick!

Tiểu Long quẹt mũi:

- Toàn nói trạng!

- Để rồi xem! - Quý ròm đấm tay vào không khí – Trung phong xuất sắc nhất nước mà không đá thủng lưới đối phương ba bàn thì còn quái gì danh tiếng!

Quý ròm hăng máu, nói ngang như cua. Biết tính bạn, Tiểu Long không buồn cãi. Cũng như Quý ròm và Văn Châu, Tiểu Long vốn là cổ động viên của đội Hy Vọng. Những khi đội Hy Vọng đá trên sân khách, tụi nó không đi theo được, còn hầu hết những trận đội Hy Vọng đá trên sân Thống Nhất, tụi nó đều kéo đi xem và hò hét cổ vũ, có hôm chen lấn đến rách toạc cả áo.

Riêng Quý ròm và Văn Châu đặc biệt ngưỡng mộ trung phong Sĩ Hoàng. Hai đứa đều là thủ lĩnh trên hàng tấn công của đội bóng trường mình nên xem trung phong sắc bén Sĩ Hoàng là thần tượng, là mẫu5; tụi nó bắt chước.

Với lối đi bóng khéo léo, với kỹ thuật qua người hoàn hảo và những cú sút sấm sét, hóc hiểm trong mọi tư thế, trung phong Sĩ Hoàng không chỉ là vua làm bàn của đội Hy Vọng mà còn là trung phong không thể thiếu của đội tuyển quốc gia.

Nhưng dù sắc bén đến mấy, trung phong Sĩ Hoàng cũng chẳng dễ sút tung lưới đội Điện Lực Hoà Bình ba quả trong trận đấu quan trọng chiều nay được! Tiểu Long nghĩ thầm như vậy nhưng thấy mặt Quý ròm đỏ gay như con gà chọi, nó không tiện phản bác.

Đang nghĩ vơ vẩn, Tiểu Long bỗng nghe Quý ròm hét toáng:

- Ê, ê, xem kìa!

Tiểu Long ngẩng đầu nhìn theo tay chỉ của bạn.

Ở phía khán đài C đối diện, giữa rừng người nhấp nhô bỗng hiện ra sáu, bảy tấm băng-rôn cổ động cho đội Hy Vọng.

Tiểu Long nheo mắt lẩm nhẩm đọc: “Đội Hy Vọng quyết thắng”, “Anh em ơi, toàn thắng ắt về ta”, “Đội Hy Vọng: Chủ nhân mới của Cúp quốc gia”… Lại có cả một câu chơi chữ: “Đội Hy Vọng luôn luôn hy vọng”.

Văn Châu gật gù:

- Đáng lẽ mình nên mua vé ngồi khán đài C. Cổ động viên đội Hy Vọng tập trung bên đó.

Quý ròm cười khoái trá:

- Ngồi đâu chẳng được! Ngồi đối diện càng thấy rõ khí thế của phe mình!

Đang hào hứng, tự nhiên mặt Quý ròm bỗng xám ngoét. Thấy nó chết sững, Văn Châu và Tiểu Long vội hỏi:

- Gì thế?

Quý ròm không đủ sức để nhấc tay nhấc chân. Nó chỉ lắp bắp:

- Khán đài… ài… B!

Tiểu Long và Văn Châu liền đánh mắt sang khán đài B. Hoá ra bên khán đài này, băng-rôn, biểu ngữ giăng mắc còn la liệt hơn cả khán đài C. Toàn là băng-rôn cổ động cho đội Điện Lực Hoà Bình.

Không biết cổ động viên của đội Điện Lực Hoà Bình đã giấu các thứ này ở đâu, khi nãy băng-rôn chỉ giương lác đác, bây giờ đột nhiên phủ rợp cả khán đài.

Bên cạnh những câu cổ vũ thông thường, còn có những câu rặt giọng khiêu khích: “Chiều nay đội “Điện Lực sẽ đè bẹp đội Điện Giựt”, “Hoà Bình = Hốt Bạc, Hy Vọng = Hết Vốn”. Lại có những câu nhại lại băng-rôn của đội Hy Vọng và viết thêm một cách độc địa: “Đội Hy Vọng luôn luôn hy vọng và luôn luôn… thất vọng”.

Bây giờ thì Tiểu Long và Văn Châu hiểu ra tại sao thằng Quý ròm lanh mồm lẹ miệng lại thuỗn mặt như thằng bù nhìn giữ dưa thế.

Tiểu Long nóng gáy không thua gì Quý ròm. Nhưng là con nhà võ, nó trầm tĩnh hơn. Con nhà võ mà không giỏi kềm chế chắc suốt ngày đánh nhau. Nó vỗ vai bạn:

- Thôi bỏ đi! Tức làm quái

- Bỏ đi sao được mà bỏ đi! - Quý ròm nghiến răng trò trẹo – Phe Điện Lực khiêu khích như thế, bố ai mà nhịn được!

Tiểu Long chép miệng:

- Chứ không nhịn được thì mày làm gì?

- Làm gì hả? - Quý ròm ấp úng, quả thực nó cũng chẳng biết phải làm gì – Thì để tao nghĩ xem…

Đang bối rối, Quý ròm chợt nhìn thấy người thanh niên nhường chỗ khi nãy loay hoay dỡ chiếc thùng các-tông che nắng trên đầu xuống. Anh hăm hở xé chiếc thùng giấy thành một tấm bìa dài, bày xuống bục xi-măng rồi rút cây viết sáp thủ sẵn trong túi áo ra…

- Anh làm gì thế? - Quý ròm ngạc nhiên hỏi.

Anh thanh niên lúc này đã ngồi xổm trước tấm bìa ngước mặt cười đáp:

- Viết biểu ngữ! Mình phải tăng cường cổ động cho đội nhà chứ!

Quý ròm liền ngồi thụp ngay xuống, chìa tay ra:

- Anh đưa em viết cho! Em viết bằng thơ lục bát đàng hoàng!

Mắt anh thanh niên trố ra:

- Thơ?

Sợ anh thanh niên từ chối, Quý ròm ba hoa

- Anh yên tâm! Gì chứ thơ thì em rành lắm! Em đăng thơ trên báo Khăn Quàng Đỏ hoài!

Anh thanh niên không biết Quý ròm đang dóc tổ, liền khoái trá đưa viết cho ông nhóc.

Quý ròm mừng rơn. Nó hí hửng cầm cây viết, nhíu mày một thoáng rồi quạt lia quẹt lịa lên tấm bìa.

Anh thanh niên, Văn Châu, Tiểu Long và một số khán giả đứng chung quanh tò mò chụm đầu dòm.

Thấy có người chú ý, “thi sĩ Bình Minh” càng khoái chí. Cây viết sáp chạy nhoáng nhoàng như rồng bay phượng múa:

- Nực cười châu chấu đá xe…

Anh thanh niên vừa nhẩm đọc vừa gật gù:

- Hay lắm! Câu này rất thích hợp với trận đấu hôm nay!

Nhưng chủ nhân tấm bìa không hào hứng được lâu. Đến khi Quý ròm viết tiếp câu thứ hai:

- Tưởng rằng Hy Vọng ngã, ai dè Điện Lực nghiêng!

Thì mặt anh thanh niên lập tức sa sầm. Anh giật phắt cây viết trên tay Quý ròm, sừng sộ:

- Mày viết bậy bạ gì thế hả nhóc?

- Bậy bạ gì đâu! - Quý ròm liếm môi – Đây là ca dao, em sửa lại cho hợp tình hợp cảnh

- Hợp tình hợp cảnh cái đầu mày!

Anh thanh niên giọng vẫn hầm hầm. Rồi anh đảo mắt nhìn ba đứa nhóc trước mặt, gằn giọng:

- Tụi mày là cổ động viên của đội nào?

Cảm nhận được điềm chẳng lành, Quý ròm đứng im re. Thằng Tiểu Long chậm chạp cũng ngậm miệng hến. Chỉ có Văn Châu là thản nhiên:

- Đội Hy Vọng!

Anh thanh niên hừ mũi:

- Cổ động viên đội Hy Vọng sao không ngồi bên khán đài C mà len qua đây?

Rồi trước vẻ sửng sốt của bọn Quý ròm, anh ngồi xuống hí hoáy bôi bôi xoá xoá, sửa lại câu thơ. Đến khi anh hai tay cầm tấm bìa các-tông giơ lên cao khỏi đầu thì câu biểu ngữ đã thành “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng Điện Lực ngã, ai dè Hy Vọng nghiêng!”

Quý ròm liếc tấm băng-rôn, bụng giật thót: “Hú vía! Thì ra anh ta là cổ động viên của đội Điện Lực”.

CHƯƠNG 2

Quý ròm tức lắm. Trước sự áp đảo về băng- rôn, biểu ngữ của cổ động viên phe đối phương, Văn Châu và Tiểu Long cũng tức, nhưng dĩ nhiên không tức bằng Quý ròm.

Quý ròm vừa tức lại vừa buồn. Nó đã không làm được gì giúp cho đội nhà thì chớ, lại vô tình cung cấp cho cổ động viên đội Điện Lực hai câu lục bát “sắc bén” để tấn công ngược trở lại đội Hy Vọng. Như vậy có khác nào “nối giáo cho giặc”! Càng ngẫm nghĩ Quý ròm càng bứt rứt.

Nhưng Quý ròm không chỉ gặp toàn vận xui!

Đúng vào lúc nó đang thừ mặt ngẩn ngơ thì từ bốn góc sân, tiếng loa phóng thanh đột ngột vang lên:

- A lô! A lô! Kính thưa quý khán giả! Ban tổ chức rất tôn trọng tình cảm và sự cổ vũ của quý khán giả đối với dội bóng thân yêu của mình. Nhưng để sự cổ vũ phù hợp với cách ứng xử thông minh và tinh thần fair-play trong thể thao, Ban tổ chức đề nghị quý khán giả nên rút lại những băng-rôn cổ động có lời lẽ quá khích…

Anh thanh niên vừa giơ tấm bìa lên, cười nói tí toét với những người bên cạnh chưa được dăm câu, nghe vậy liền tặc lưỡi hạ tấm bìa xuống. Như để chữa thẹn, anh trỏ Quý ròm, phân bua với chung quanh:

- Cái câu “quá khích” này do thằng nhóc cổ động viên của đội Hy Vọng bày ra chứ đâu phải tự tôi viết!

Thấy anh thanh niên đổ thừa mình, Quý ròm chỉ nhe răng cười khì. Sự can thiệp kịp thời của Ban tổ chức giúp nó “chuyển bại thành thắng” khiến nó sướng mê. Và khi đang sướng mê thì cười ta thường trở nên rộng lượng.

Chả buồn tranh cãi với chủ nhân tấm bìa, Quý ròm đảo mắt sang phía khán đài B và khoái trá nhận ra những tấm băng-rôn kiểm như “Điện Giựt”, “Hết vốn” đã nhanh chóng biến mất. Chỉ có hàng chữ “Đội Hy Vọng luôn luôn hy vọng và luôn luôn… thất vọng” là vẫn còn. Chủ nhân của tấm băng-rôn này dường như đang lưỡng lự. Tâm băng-rôn chữ trắng trên nền vải đỏ cứ nhô lên hụp xuống giữa biển người, nửa như muốn dẹp bỏ theo lời khuyến cáo của Ban tổ chức nửa như tiếc công sức cắt dán nên cứ dùng dằng nấn ná.

Chỉ đến khi tiếng loa phóng thanh nhắc nhở lần thứ hai và nêu rõ “địa chỉ”:

- Ban tổ chức nhiệt liệt hoan nghênh và rất cảm ơn sự hưởng ứng của quý khán giả. Riêng ở khán đài B, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một tấm băng-rôn có lời lẽ không được hay đẹp lắm, rất mong…

Thì chủ nhân của tấm băng-rôn nọ mới chậm chạp và tiếc rẻ hạ nó xuống.

Quý ròm quay sang Văn Châu và Tiểu Long:

- Có thế chứ!

Tiểu Long gật gù cảm khái:

- Ban tổ chức sáng suốt ghê!

Quý ròm toét miệng cười:

- Đội Điện Lực kỳ này hết điện!

Tiểu Long không b cơ hội “sửa lưng” bạn. Nó nheo mắt:

- Mày lại dùng lời lẽ “quá khích”, “không hay đẹp” rồi!

Quý ròm chưa kịp thanh minh thi Văn Châu đã kêu lên:

- Xem kìa!

Tiểu Long và Quý ròm lật đật ngoảnh lại và tròn mắt khi thấy bên khán đài B chỗ tấm băng-rôn vừa hạ xuống không biết từ hồi nào đã nhô lên một câu biểu ngữ mới. Lần này, lời lẽ của cổ động viên đội Điện Lực Hoà Bình mới dễ thương làm sao: “Đội Hy Vọng, lúc nào chúng tôi cũng yêu quí các bạn”!

Tiểu Long khụt khịt mũi:

- Chà, lịch sự ghê!

Quý ròm nhún vai:

- Kể ra…

Nhưng Quý ròm không có cơ hội nói hết những lời tử tế. Nó mới nói được hai tiếng đã phải trố mắt nhìn một tấm băng-rôn khác đang từ từ giương lên, sắp kế câu biểu ngữ dễ thương kia. Câu này viết: “Dù cho các bạn đứng hạng nhì”.

- Hạng nhì cái con khỉ! - Quý ròm đấm hai tay vào nhau – Có đội Điện Lực đứng hạng nhì thì có!

Anh thanh niên đứng cạnh nhìn bộ mặt hầm hầm của Quý ròm, cười ha hả:

- Bớt giận đi, chú em! Muốn biết ai nhất ai nhì, chờ lát nữa sẽ rõ chứ tức tối làm gì! K, hai đội ra rồi kìa!

Anh thanh niên nói vừa dứt câu, bốn phía khán đài bỗng rùng rùng chuyển động. Hầu như tất cả khán giả đều tự động đứng bật dậy, trừ những người đã đứng sẵn như Quý ròm, Tiểu Long và Văn Châu, tiếng vỗ tay rào rào vang lên chào đón hai đội bóng.

Bọn Quý ròm vừa vỗ tay vừa hồi hộp dán mắt về phía đường hầm nơi cầu thủ hai đội cùng các trọng tài đang lần lượt bước lên.

Đội Hy Vọng hôm nay mặc áo vàng, quần xanh, vớ vàng, trông giống hệt đội bốn lần vô địch thế giới Braxin, và theo như thông lệ, dẫn đầu bao giờ cũng là trung phong đội trưởng Sĩ Hoàng, tiếp ngay sau là thủ môn có “đôi tay nhựa” Lê Hồng Miên và các cầu thủ khác.

Ở phía ngược lại, đội Điện Lực Hoà Bình vận y phục toàn đỏ - áo đỏ, quần đỏ, vớ đỏ - y chang đội tuyển Bỉ, đội tuyển mà cả thế giới từng gọi một cách khiếp sợ là “Những con quỷ đỏ”.

Khi hai đội cùng trọng tài tiến ra giữa sân và quay đầu bốn phía chào khán giả thì tiếng vỗ tay lại rộ lên một lần nữa. Chỉ đến lúc đó, khán giả mới chịu lục tục ngồi xuống để háo hức chong mắt xem hai đội khởi động.

Có một điều “kỳ diệu mà những người đi xem bóng đá đều biết là dù các khán đài có chật ních, tưởng một con kiến cũng không chui lọt, nhưng khi khán giả đứng lên ngồi xuống một, hai lần thì thế nào trên các bậc ngồi cũng thừa ra một vài khoảng trống bất ngờ.

Dĩ nhiên các nhân vật của chúng ta không dại gì bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi đó. Nhưng dù ba đứa thóp bụng rụt vai đến mấy, rột cuộc cũng chỉ có Quý ròm và Văn Châu là chen lọt vào khoảng trống vừa hở ra giữa hai khán giả ngồi ngay dưới chân. Tiểu Long tướng tá dềnh dàng, sau một hồi chen huých vô vọng, đành tiếp tục đứng chôn chân bên cạnh anh chàng cổ động viên đội Điện Lực, chờ cơ hội khác.

Lúc này, tiếng còi của trọng tài đã ré lên báo hiệu trận đấu bắt đầu.

Đội Hy Vọng được giao bóng trước, và trung thành với phong cách tấn công xưa nay, ngay từ đầu trận đấu, các chàng trai áo vàng đã nhanh chóng tràn qua phần sân đối phưong như những cơn gió lốc.

Những đường bóng “một chạm” thoăn thoắt, những cú đãn biên cho các hậu vệ cánh tạt vào, những quả bóng bay là là mặt cỏ hoặc treo lơ lửng trước vùng cấm địa được kết thúc bởi những cú sút xé gió và những quả đánh đầu cực mạnh của trung phong Sĩ Hoàng và của các cầu thủ tuyến sau băng lên khiến đội Điện Lực rối loạn suốt mười lăm, hai mươi phút liền.

Trước hàng tấn công đầy uy lực của đội Hy Vọng, ngay từ đầu đội Điện Lực đã chọn phương án phòng thủ phản công hòng giảm bớt sức ép của đối phương.

Và lối đá phòng thủ tầng tầng lớp lớp đó đã tỏ ra rất hiệu quả. Mặc dù bị đội Hy Vọng quần thảo suốt nửa hiệp đầu, mành lưới của đội Điện Lực Hoà Bình vẫn chưa một lần rung lên.

Trong khi cổ động viên đội Điện Lực dần dần lấy lại bình tĩnh thì cổ động viên đội Hy Vọng bắt đầu sốt ruột. Quý ròm ngồi xem, càu nhàu luôn miệng. Văn Châu thì không ngừng nhấp nha nhấp nhổm. Còn Tiểu Long đứng sau lưng, cứ sau mỗi quả sút ch khung thành của cầu thủ đội nhà, lại xuýt xoa tiếc rẻ và dậm chân bình bịch.

Đến khi một chiếc áo đỏ dốc bóng cuồn cuộn dọc biên trong một đợt phản công hiếm hoi và tạt vào giữa cho một chiếc áo đỏ khác băng xuống đánh đầu tung nóc lưới của thủ môn Lê Hồng Miên thì bộ mặt của bọn Quý ròm chảy dài như bánh mì gặp nước.

Quý ròm đấm tay vào không khí:

- Bắt vậy mà cũng đòi giữ gôn! Để thằng Đỗ Lễ của lớp tôi bắt còn hay hơn!

Văn Châu bênh Lê Hồng Miên:

- Tại hậu vệ chứ bộ! Kếo rốc hết lên trên, bỏ trốn hươ trống hoác phía sau, gôn nào bắt nổi!

Quý ròm nghiến răng:

- Tức ơi là tức! Áp đảo suốt từ đầu đến giờ, chả ghi được bàn nào, lại còn để thua ngược!

Anh thanh niên khi nãy được dịp trêu Quý ròm:

- Đội Hy Vọng luôn luôn thất vọng mà lại!

Lời chòng ghẹo của anh thanh niên như dầu đổ vào lửa. Quý ròm nghe đầu mình nóng phừng phừng. Nhưng nó không dám phản ứng. Nhìn mớ mũ nón mà các cổ động viên đội Điện Lực Hoà Bình tung lên trời và bay như bươm bướm khắp khán đài D để biểu lộ niềm vui trước bàn thắng của đội nhà, Quý ròm biết tụi nó đang lọt vào giữa “long đàm hổ nguyệt”. Bất cứ một lời khích bác nào của tụi nó cũng có thể chuốc lấy sự phẫn nộ của phe đối phương.

Quý ròm chỉ có thể xả cơn tức bằng cách hậm hực kéo tay Tiểu Long:

- Ngồi xuống đây đi!

Tiểu Long ngần ngừ:

- Có chỗ không?

- Yên chí! Người ta đang nhảy cẫng, lát nữa thế nào cũng thừa khoảng trống!

Tiểu Long rón rén ngồi xuống cạnh hai bạn và đưa mắt nhìn ra sân, than thở:

- Đội Hy Vọng hôm nay đá làm sao ấy!

Quý ròm thở dài:

- Ừ, nhất là trung phong Sĩ Hoàng! Hai, ba cơ hội ăn chắc mà ảnh lại bỏ lỡ! Gặp tao hoặc Văn Châu thế nào quả đó cũng thành bàn!

Văn Châu không phải là đứa thích huênh hoang. Nhưng nghe Quý ròm nói vậy, nó không hề phản đối, chứng tỏ nó cũng rất ấm ức trước những quả hỏng ăn của đội nhà.

Nhưng bất chấp những mong mỏi hồi hộp của cổ động viên phe mình, đội Hy Vọng vẻ như nhất định không chịu gỡ hoà. Suốt nửa cuối hiệp một, những chiếc áo vàng không làm sao đưa bóng được vào lưới đối phương, mặc dù những chiếc giày đinh của hai phe gần như thi nhau xéo nát những mảng cỏ trước vùng cấm địa của đội Điện Lực Hoà Bình.

Trong gi giải lao, Quý ròm mặt mày tiu nghỉu như mèo bị cắt tai. Nó buốn đến mức nghe Văn Châu hỏi:

- Xuống mua cóc ổi lên ăn nghen!

Nó chỉ nhún vai, hờ hững:

- Thôi, ăn uống gì!

Rồi lại chống cằm tư lự nhìn ra sân. Bây giờ nó chỉ mong đội Hy Vọng lật ngược tỉ số trong hiệp hai. Ừ, biết đâu đấy! Thiếu gì những trận đấu trong đó đội thắng cuộc chỉ giành được thắng lợi trong hiệp hai, thậm chí trong những phút sau cùng. Biết đâu sau khi nghỉ giải lao, đội bóng của nó sẽ vùng lên đè bẹp đội Điện Lực với tỉ số kinh hoàng 6 – 1, trong đó thần tượng Sĩ Hoàng của nó sẽ tung lưới đối phương bốn quả - một quả bằng chân phải, một quả bằng chân trái, một quả bằng đánh đầu và một quả bằng cú tung người móc ngược bóng trên không! Ừ, có thể lắm! Người ta chẳng nói trong bóng đá mọi chuyện đều có thể xảy ra là gì! Quả bóng vốn tròn mà lại! Quý ròm ngồi gật gù mơ mộng. Khi không bằng lòng với thực tại, con người ta thường hay mơ mộng.

Và ở những phút đầu của hiệp hai, tình hình trên sân diễn ra rất giống giấc mơ của Quý ròm. Vào cuộc được mười phút, hậu vệ Đức Vĩnh của đội Hy Vọng lên tham gia tấn công đã đón một quả phạt góc, đánh đầu tung lưới đội Điện Lực cân bằng tỉ số 1 – 1.

Mũ nón bên khán đài C bay rợp trời. Quý ròm không mang nón, nó lột phăng chiếc áo đang quấn trên đầu ném lên không trung, cười hăng hắc. Văn Châu thu nắm tay đánh vào không khí, còn Tiểu Long hết đứng lên lại ngồi xuống, hết ngồi xuống lại đứng lên, làm như có một bầy kiến lửa đang đốt mông nó hay sao

Quý ròm liếc sang anh thanh niên cổ động viên đội Điện Lực, khoái trá ngâm nga:

- Nực cười châu chấu đá xe…

Quý ròm không dám đọc tiếp câu thứ hai. Ở khán đài D, cổ động viên đội Điện Lực đông như… châu chấu, nó chả dám “lộng ngôn”. Nhưng Quý ròm chỉ cần đọc mỗi một câu đó thôi, anh thanh niên đã phải sầm mặt quay đầu đi chỗ khác rồi.

Anh thanh niên quay đầu đi chỗ khác. Nhưng rồi anh quay lại ngay. Vì đúng lúc đó, ở dưới sân, trong một pha phản công thần tốc chỉ với hai đường chuyền sau quả giao bóng, các cầu thủ áo đỏ đã khiến thủ môn Lê Hồng Miên nằm xoài trên cỏ tuyệt vọng nhìn bóng lăn vào lưới.

Bàn thắng thứ hai của đội Điện Lực xảy ra chớp nhoáng, nhanh đến mức nụ cười trên môi các cổ động viên đội Hy Vọng chưa kịp thu lại đã lập tức đờ ra như ướp đá.

Mặt tươi roi rói, anh thanh niên nhấp nháy mắt nhìn Quý ròm và toét miệng đọc tiếp câu thứ hai:

- Tưởng rằng Điện Lực ngã, ai dè Hy Vọng nghiêng!

Tới phiên Quý ròm ngó lơ chỗ khác. Nó vờ như không nghe đối phương nói gì nhưng bụng nó buồn lắm. Giấc mơ của nó thế là tan thành mây khói. Đội Hy Vọng chẳng có vẻ gì sẽ đảo ngược được tình thế. Sự vùng lên của các cầu thủ áo vàng chỉ giống với giấc mơ của nó mỗi mười phút đầu.

Bụng rầu rĩ, Quý ròm chẳng buồn hung hăng trách cứậu vệ và thủ môn đội nhà như lúc nãy. Nó cũng chẳng buồn liếc sang Tiểu Long và Văn Châu. Hai đứa kia cũng không hơn gì nó. Chả đứa nào muốn nói chuyện, chúng rụt cổ ngồi thu lu nom như hai con gà rù bên cạnh con gà rù thứ ba là nó.

Ba con gà rù ngồi chong mắt ra sân, thấp thỏm chờ điều kỳ diệu xảy ra.

Nhưng điều kỳ diện hôm nay đi chơi tận đẩu tận đâu. Thời gian cứ cạn dần mà tỉ số 2-1 đang nghiên về đội Điện Lực vẫn trơ như đá vững như đồng.

Trong hai mươi phút cuối của trận đấu, tất cả mọi đường bóng tấn công của đội Hy Vọng đều được dồn cho trung phong Sĩ Hoàng. Nhưng cây làm bàn của đội Hy Vọng bữa nay không hiểu sao bỗng nhiên mất phong độ. Tất cả những cú sút của anh nếu không chệch cột dọc cũng bay bổng lên trời, kể cả trong những tình uống chắc ăn như bắp.

Văn Châu tức tối:

- Không thể nào hiểu nổi! Quả đó muốn đá ra ngoài đâu phải dễ!

Đứa điềm tĩnh như Tiểu Long cũng không nén được tiếng xuýt xoa:

- Cách khung thành có năm mét mà đội đầu hụt, tiếc ơi là tiếc!

Còn Quý ròm thì khỏi phải nói. Mặt nó lúc nào cũng nhăn như bị còn người thì luôn giật nẩy sau mỗi cú hỏng ăn của trung phong Sĩ Hoàng:

- Trời ơi là trời!

- Thật tức chết đi

- Ối trời ơi! Gần xịt mà cũng sút hỏng!

Quý ròm vừa đau đớn thét lên vừa đấm hai tay vào nhau bình bịch.

So với chỗ ngồi của bọn Quý ròm, không khí bên khán đài C còn sôi sục hơn gấp bội. Cổ động viên của đội Hy Vọng bên đó thoạt đầu cũng than thở “trời ơi”, “tức chết” như Quý ròm, nhưng rồi chẳng bao lâu diễn tiến kỳ quặc trên sân đã biến những tiếng kêu tuyệt vọng thành những tiếng hét phẫn nộ:

- Bán độ!

- Sĩ Hoàng bán độ!

- Thay trung phong ra đi!

Không hiểu do cuối cùng huấn luyện viên đội Hy Vọng cũng nhìn ra điều đó hay do sức ép của mấy nghìn cái miệng cùng hô rập trên khán đầi mà đến phút 85, một cầu thủ dự bị được tung vào sân thay thế Sĩ Hoàng.

Người trung phong tài ba lầm lũi tiến ra rìa sân cỏ và cúi đầu băng qua đường piste giữa tiếng la ó, tiếng huýt sáo chế nhạo ầm ĩ của khán giả.

Nhưng việc trung phong Sĩ Hoàng được thay ra vào lúc gần chấm dứt trận đấu chẳng cứu vãn được gì. Cú đánh đầu chạm xà ngang ở phút 90 của một chiếc áo vàng kết thúc luôn nỗ lực cuối cùng của đội Hy Vọng.

Quý ròm, Tiểu Long và Văn Châu chẳng buồn nán lại xem hai đội lên nhận phần thưởng nhất, nhì. Mặt dàu dàu, ba đứa lủi thủi chen qua đám cổ động viên đội Điện Lực đang ăn mừng chiến thắng bằng cách múa may quay cuồng và hả hê gào thét, lếch thếch kéo nhau ra cánh cổng nhỏ phía đường Tân Phước.

CHƯƠNG 3

Tiểu Long đang xoay trần quần thảo với mấy bao cát lủng lẳng sau vườn thì Quý ròm cầm tờ báo đến.

Không đợi bạn kịp hỏi, Quý ròm chìa tờ báo ra:

- Mày đọc đi!

Gì thế? - Tiểu Long cầm lấy tờ báo, trố mắt nhìn bạn.

Quý ròm hất đầu:

- Thì mày cứ đọc đi! Ở trang thể thao ấy!

Tiểu Long lật vội các trang báo.

Chính giữa trang thể thao có một bài dài tường thuật trận chung kết Cúp quốc gia giữa đội Hy Vọng và đội Điện Lực Hoà Bình. Đập vào mắt độc giả là hàng tít to tướng: “Khi đội Hy Vọng tự thua”.

Tiểu Long chúi mũi đọc. Khi nãy nó đánh nhau huỳnh huỵch với mấy bao cát, mồ hôi chẳng ra bao nhiêu, vậy mà đọc bài báo mới nửa chừng, nó đã nghe trán mình ướt đẫm

Tác giả bài báo tỉ mỉ thống kê: “Trong 85 phút có mặt trên sân, trung phong Sĩ Hoàng đã sút bóng và đánh đầu trong tư thế thuận lợi cả thảy 13 lần, trong đó 10 lần bóng bay ra ngoài xa lắc xa lơ, 3 lần bóng đi nhẹ vào tay thủ môn đối phương, ngoài ra có 2 lần sắp sửa đưa bóng vào lưới đội Điện Lực trong khi thủ môn đối phương lỡ đà thì anh thình lình vấp té một cách khó hiểu. Nếu chúng ta biết rằng trung phong Sĩ Hoàng được ưu tiên nhận gần 90% các đường chuyền bóng tấn công của đồng đội và phung phí tan tành 100% những cơ hội bằng vàng dó, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận: Đội Hy Vọng thua vì đã đặt nhầm hy vọng vào ngưòi trung phong của mình.”

Bài báo không đả động gì đến từ “bán độ” nhưng giọng điệu thì quá rõ. Những con số thống kê lạnh lùng trên mặt báo tự nó đã nói lên tất cả: trong trận đấu hai tiếng đó, trung phong Sĩ Hoàng đã không muốn sút vào lưới đối phương.

Tiểu Long ngẩng đầu lên khỏi trang báo, quay sang bạn:

- Mày nghĩ sao?

Quý ròm nhún vao:

- Còn nghĩ gì nữa!

Tiểu Long khịt mũi:

- Chẳng lẽ mày cũng tin anh Sĩ Hoàng bán độ?

- Không tin cũng không được! - Quý ròm đáp bằng giọng chua chát – Bài báo không hề bịa đặt. Chính tụi mình đã tận mắt xem trận đấu đó.

Tiểu Long hành nghề “luật sư”

- Nhưng biết đâu anh Sĩ Hoàng gặp phải ngày xuống sức! Cầu thủ nào chả vậy! Ngay cả Maradona cũng có ngày chơi bóng chẳng ra gì!

- Nhưng đây không phải là xuống sức! - Quý ròm lắc đầu – Mày từng chơi bóng, mày thừa biết. Mất phong độ là một chuyện, còn vấp té ba lần trước khung thành đối phương trong những cơ hội ăn chắc là một chuyện hoàn toàn khác!

Lập luận đanh thép của “công tố viên” Quý ròm khiến “luật sư” Tiểu Long xụi lơ. Nó chả buồn gân cổ bào chữa nữa. Mà đưa tay quẹt mũi:

- Chẳng lẽ…

Tiểu Long không đủ can đảm nói hết câu. Nó không muốn tin vào những điều bài báo viết. Nó cũng không muốn tin cả những nghi ngờ trong đầu mình. Nó sợ nó không chịu đựng được nỗi buồn “thần tượng sụp đổ”.

Quý ròm đọc được vẻ thẫn thờ trong mắt bạn. Vì vậy nó không hỏi tới. Nó chỉ nói:

- Mong rằng không phải vậy!

Rồi cầm lấy tờ báo trên tay Tiểu Long, lầm lũi ra về.

Tiểu Long nhìn theo bạn, giọng thiếu tin tưởng “Ừ, mong rằng…”

Tiểu Long thiếu tin tưởng là phải. Bởi vì chiều hôm sau, Văn Châu đột ngột tới tìm nó.

Văn Châu đến nhà Tiểu Long đã là chuyện lạ. Và khi đến, nó cầm theo tờ báo lại càng lạ hơn. Trong bọn, chỉ có nhỏ Hạnh và Quý ròm là siêng đọc báo. Ba nhỏ Hạnh là nhà báo. Ba Quý ròm không phải là nhà báo nhưng là “nhà đọc báo”. Ba nó thường xuyên đặt mua báo tháng ở sạp báo gần nhà.

Còn Văn Châu thì giống Tiểu Long ở cái khoản lười đọc báo. Những chuyện lạ đó đây, tụi nó thu thập bằng cách ngóc cổ ngồi nghe nhỏ Hạnh tường thuật và Quý ròm đứng bên thêm mắm dặm muối.

Vậy mà hôm nay Văn Châu lại làm cái chuyện không mơ thấy nổi là kè kè một tờ báo bên mình.

- A, Văn Châu!

Tiểu Long miệng reo nhưng mắt thì nhìn lom lom tờ báo trên tay bạn.

Văn Châu không giải thích lý do mình đến đây. Nó uể oải ngồi phịch xuống ghế và chìa tờ báo trên tay cho Tiểu Long, gọn lỏn:

- Bạn đọc đi!

Tiểu Long cầm lấy tờ báo, gật gù giọng hiểu biết:

- Lại chuyện nghi ngờ trung phong Sĩ Hoàng bán độ chứ gì?

- Không còn là nghi ngờ nữa! - Văn Châu thở hắt ra – Ban lãnh đạo đội Hy Vọng đã ra quyết định kỷ luật rồi!

Thông báo của Văn Châu khiến Tiểu Long giật bắn:

- Kỷ luật! Kỷ luật anh Sĩ Hoàng ư?

Rồi không đợi Văn Châu trả lời, nóấp tấp lần giở các trang báo.

Một mẩu tin ngắn được in với chữ đậm đập vào mắt nó: “Do có hành vi tiêu cực trong trận chung kết Cúp quốc gia, trung phong Sĩ Hoàng đã bị Ban lãnh đạo đội Hy Vọng đình chỉ thi đấu trong sáu tháng,…”

- Trời đất! - Tiểu Long kêu lên - Bị treo giò tới sáu tháng thì còn đá banh đã bóng gì được nữa!

Văn Châu bình phẩm với vẻ giận dỗi:

- Bụng làm dạ chịu, còn biết trách ai!

- Nhưng còn đội Hy Vọng? - Tiểu Long không giấu vẻ lo lắng - Sắp tới đội Hy Vọng sẽ tranh cúp C1 châu Á, không có trung phong Sĩ Hoàng thì ai ghi bàn?

Văn Châu hừ mũi:

- Có trung phong Sĩ Hoàng thì cũng vậy thôi! Ảnh có chịu đá vào lưới đối phương đâu!

Lời lẽ cay đắng của Văn Châu khiến Tiểu Long hết ham bày tỏ bất bình. Đột nhiên nó cảm thấy tội nghiệp Văn Châu quá chừng! Văn Châu là “phận nữ nhi” nhưng có “khí độ trượng phu”, tính tình thẳng thắn, ăn nói bộc trực, từ khi quen biết Văn Châu tới nay, Tiểu Long chưa từng thấy nó hờn dỗi bao giờ. Vậy mà bữa nay giọng nó chua như giấm, chứng tỏ nó đang buồn bực ghê lắm!

Văn Châu quả đang buồn bực thật. Bằng chứng là sau khi trò chuyện với Tiểu Long hai ba câu, nó đột ngột đứng dậy, nói gọn “Tôi về đây!” rồi bỏ đi một mạch, chẳng buồn lấy lại tVăn Châu ra về cũng bất ngờ như khi nó tới. Tiểu Long đang ngồi thừ, không kịp phản ứng, chỉ biết giương mắt áy náy nhìn theo bạn.

Mãi một lúc, chàng võ sĩ của chúng ta mới bừng tỉnh. Và lập tức lấy xe phóng thẳng tới nhà Quý ròm.

Vừa thò đầu vào cửa phòng, thấy Quý ròm đang ngồi loay hoay với đống chai lọ đằng bàn, Tiểu Long xoẹt ngay lại, miệng hổn hển:

- Nguy rồi mày ơi!

Vừa nói Tiểu Long vừa nhanh nhẩu đặt tờ báo xuống trước mặt bạn.

Quý ròm liếc tờ báo bằng ánh mắt hờ hững:

- Gì thế?

- Chuyện anh Sĩ Hoàng đó!

Quý ròm vẫn thản nhiên:

- Bị treo giò sáu tháng chứ gì?

Tiểu Long tròn mắt:

- Ủa, mày biết rồi hả?

- Tao biết từ hồi trưa!

Quý ròm làm Tiểu Long cụt hứng quá xá. Nó cuộn tờ báo lại, nhét vào túi quần, giọng trách móc:

- Biết từ hồi trưa mà không chịu báo cho

- Tao chán quá! – Giọng Quý ròm buồn bã – Có phải tin vui đâu mà sốt sắng chạy qua cho mày biết!

Rồi như sực nhớ ra chuyện gì, Quý ròm nhìn sững bạn:

- Ủa, mày cũng mua báo để theo dõi tin tức sao?

Tiểu Long mỉm cười đập tay lên túi quần:

- Tờ báo này Văn Châu mới cầm lại cho tao hồi nãy!

- Văn Châu đâu?

- Nó về rồi!

Rồi Tiểu Long khịt mũi nói thêm:

- Việc anh Sĩ Hoàng bị treo giò khiến nó buồn lắm!

- Ai mà chẳng buồn! Lần này thì đúng là “Đội Hy Vọng luôn luôn hy vọng và luôn luôn thất vọng” thật rồi!

Sau khi thốt ra một câu bình phẩm bi quan, Quý ròm quay lại với mấy chiếc lọ cổ cao cổ thấp trước mặt, tỏ vẻ không muốn bàn bạc về “đề tài đau khổ” này nữa.

Tiểu Long biết ý, nó đứng ngẩn giữa phòng ngó dáo dác một hồi rồi bắt chước Văn Châu, nhún vai buông một câu cụt ngủn: “Tao về đây!”.

CHƯƠNG 4

Không chỉ Quý ròm, Tiểu Long, Văn Châu mà tất cả các cổ động viên của đội Hy Vọng đều thấp thỏm theo dõi đội bóng con cưng của mình bước vào cuộc tranh tài khốc liệt với các đội mạnh của châu Á mà không có trung phong sắc bén Sĩ Hoàng trong đội hình.

May sao, ở vòng một, đội Hy Vọng bốc thăm gặp đội vô địch quốc gia của Phi-líp-pin, một trong những nước có nền bóng đá tài tử nhất thế giới, một xứ sở người dân đi xem bóng đá được mời vào cửa tự do để… khuyến khích phong trào. Tổng tỉ số cả hai lượt trận trên sân nhà và sân khách là 8-2 nghiêng về phía đội Hy Vọng giúp đội lọt vào vòng hai để đối đầu với một đội bóng sừng sỏ của Ấn Độ: đội Churchill Brothers.

Trước ngày đội vô địch Ấn Độ đến thành phố Hồ Chí Minh thi đấu trận lượt đi, báo chí đã đăng tải đội hình của hai đội một cách khá chi tiết.

Quý ròm đưa tờ báo cho Tiểu Long xem mà mặt mày xanh lè:

- Bỏ xừ rồi! Đội Churchill Brothers có tới mấy cầu thủ quốc tế lận mày ơi!

Tiểu Long dán mắt vào trang báo, miệng không ngừng xuýt xoa:

- Trời đất! Churchill Brothers có tới hai cầu thủ Nigiêria trong đội hình, đội Hy Vọng đá sao lại! Nigiêria là đội vừa đoạt chức vô địch Olimpic đó! Cả Braxin lẫn Achentina đều thua họ

Quý ròm đấm ngực than khổ:

- Đã thế lại mất Sĩ Hoàng nữa, đội Hy Vọng kỳ này “húp cháo” mất!

Nhưng diễn biến trận đấu giữa hai đội sau đó không đến nỗi quá chênh lệch như Tiểu Long và Quý ròm lo lắng.

Lợi dụng thể hình cao to, đội Churchill Brothers thường xuyên chuyền bóng bổng vào vùng cấm địa đối phương để các tiền đạo đánh đầu. Nhưng đội Hy Vọng nagy từ đầu đã xây một bức tường phòng thủ dày đặc trước khung thành đội nhà, các cầu thủ hậu vệ được lệnh tranh chấp bóng quyết liệt, cả tầm cao lẫn tầm thấp, khiến các cầu thủ đến từ Nam Á không thể nào tung hoành như ý muốn. Lại thêm thủ môn Lê Hồng Miên trong một chiều sung sức đã vô hiệu hoá tất cả những cú sút căng thỉnh thoảng lọt qua hàng rào phòng ngự, bay như tên bắn vào khung thành.

Nhưng trong khi hàng phòng thủ của đội Hy Vọng xông xáo và hiệu quả bao nhiêu thì hàng tấn công lại mờ nhạt bấy nhiêu. Những đường lên bóng lẻ tẻ không hề khiến đối phương hoảng sợ. Năm thì mười hoạ mới có được một cơ hội làm bàn thì các chân sút lại vụng về bỏ lỡ.

Cổ động viên đội Hy Vọng ngồi trên khán đài sau những màn hò reo tuyệt vọng, bắt đầu đổ quạu:

- Thật chẳng ra ôn gì! Cứ như là đang đá trên sân khách ấy!

- Đá thế này thà về nhà thổi lửa cho vợ còn hơn!

Rồi đám đông chuyển qua tiếcẻ:

- Nếu có Sĩ Hoàng, hàng tiền đạo đâu đễn nỗi loay hoay như gà mắc tóc thế!

Các cổ động viên đội Điện Lực Hoà Bình trong trận này cũng xoay qua cổ vũ cho đội Hy Vọng hết mình - đội trong nước đá với đội nước ngoài mà lại! Nhưng cổ vũ chán chê không có kết quả, những cái miệng sùi bọt kia xoay sang cà khịa:

- Đá thế hôm trước thua đội Điện Lực là phải!

- Đá không lại, giả bộ treo giò trung phong! Làm như thua là do bán độ í!

Tiểu Long, Quý ròm và Văn Châu ngồi nghe không sót một câu. Nhưng tụi nó chả buồn đôi co hay tranh cãi.

Quý ròm ngồi chống cằm, thẫn thờ nhìn cầu thủ hai đội quần thảo trên sân, lòng chẳng có một cảm giác gì rõ rệt. Nó đang chán lắm!

Thình lình Văn Châu kêu lên:

- Long, Quý nhìn kìa!

- Gì thế?

- Anh Sĩ Hoàng!

Theo tay chỉ của bạn, Quý ròm và Tiểu Long nhanh chóng nhận ra trung phong Sĩ Hoàng đang ngồi trên bằng ghế dành cho ban huấn luyện và các cầu thủ dự bị đội Hy Vọng.

Tiểu Long không nén được tiếng reo:

- A, hay quá! Aược xoá án rồi, thế nào lát nữa cũng vào sân!

Quý ròm không vội mừng như bạn. Nó căng mắt quan sát một hồi rồi thở đánh thượt:

- Xoá án đâu mà xoá án!

Tiểu Long gân cổ cãi:

- Nếu không được xoá án, sao anh Sĩ Hoàng lại ngồi trên băng ghế của đội Hy Vọng?

- Anh Sĩ Hoàng vẫn đi theo đội, vẫn cùng đội tập luyện nhưng không được thi đấu! - Quý ròm nhún vai – Mày không thấy ảnh mặc đồ thường sao!

Lời giải thích rõ ràng của Quý ròm làm Tiểu Long tiu nghỉu. Ừ nhỉ, anh Sĩ Hoàng tuy ngồi cùng đội bóng nhưng lại mặc áo sơ mi quần dài! Một cầu thủ sắp sửa ra sân chả bao giờ ăn mặc thế cả! Như vậy là anh Sĩ Hoàng sẽ không được tung vào sân. Như vậy là đội Hy Vọng thân yêu của nó đừng mong chọc thủng lưới đối phương dẫu chỉ một quả để làm vốn cho trận lượt về.

Nhìn thấy trung phong Sĩ Hoàng không chỉ có bọn Quý ròm. Các cổ động viên khác của đội Hy Vọng cũng đá phát hiện ra cầu thủ con cưng của mình đang ngồi dưới mái vòm trên băng ghế kê sát hàng rào trước mặt khán đài A.

Hàng ngàn cái miệng lập tức hò reo:

- Sĩ Hoàng! Sĩ Hoàng!

- Cho Sĩ Hoàng vào sân đi!

- Sĩ Hoàng, chúng tôi yêu b

- Sĩ Hoàng, quên đi quá khứ, nhìn tới tương lai!

Tấm lòng người hâm mộ thật dộ lương. Và tình yêu của người hâm mộ thật bao la. Người hâm mộ đã quên phắt nỗi đau Sĩ Hoàng đã từng đem lại cho mình, đã quên mình phải mất đứt nửa tháng lương để mua vé chợ đen vào xem trận chung kết Cúp quốc gia với giá cắt cổ, đã phải đội nắng chen lấn suốt nhiều tiếng đồng hồ ròng rã trước khi lọt vào sân để rốt cuộc đau lòng chứng kiến người trung phong thân yêu cố tâm sút bóng ra ngoài suốt trận.

Vâng, người hâm mộ đã quên tất cả. Trước đội bóng kình địch nước ngoài, người hâm mộ sẵn lòng tha thứ những lồi lầm của người cầu thủ trót một lần sa sẩy. Vì danh dự màu cờ sắc áo, người hâm mộ sẵn sàng động viên người cầu thủ làm lại từ đầu, đoái công chuộc tội.

Nhưng mặc cho những tiếng gọi khẩn khoản và tha thiết vang lên trên khắp các khán đài, ban lãnh đạo đội Hy Vọng vẫn không thể phá bỏ kỷ cương. Cho đến phút chót, Sĩ Hoàng vẫn không được tung vào sân. Và hai đội vô địch quốc gia Việt Nam và Ấn Độ đành đâu lưng ra về với tỉ số 0-0.

Trên đường về nhà, Văn Châu, Tiểu Long và Quý ròm im như thóc.

Mãi đến khi về tới chỗ ngã ba Cây Điệp, trước khi rẽ sang đường khác, Tiểu Long không nén nổi, liền khịt mũi than thở:

- Thủ hoà trên sân nhà coi như thua!

Văn Châu không bàn chuyện thắng thua. Nó nói bâng quơ:

- Nếu không có cầu thủ biết làm bàn, ngay cả đội Braxin cũng sẽ đứng bét thế giới!

Riêng Quý ròm không nói gì. Có lẽ nó không tìm ra lời bình phẩm nào đích đáng. Vì vậy, nó chia tay hai bạn với vẻ mặt dàu dàu.

Quý ròm dàu dàu suốt hai ngày. Tới ngày thứ ba, nó mới tươi lên được một chút.

Đó là khi Tiểu Long và Văn Châu bất ngờ kéo tới nhà nó. Vừa đặt chân qua khỏi cửa, Tiểu Long đã reo ầm:

- Mày biết trung phong Sĩ Hoàng nhà ở đâu không?

- Ở đâu?

Tiểu Long vung tay:

- Ở ngay trong quận mình!

- Thật không? - Quý ròm chồm người tới trước, hỏi dồn – Ai bảo mày vậy?

Tiểu Long chỉ Văn Châu, tươi tỉnh:

- Văn Châu bảo! Chính Văn Châu nhìn thấy anh Sĩ Hoàng dắt xe vào nhà!

Quý ròm quay sang Văn Châu, chớp mắt hỏi:

- Nhà ảnh ở trên đường nào vậy?

- Đường Bùi Hữu Nghĩa! Chỗ chợ Hoà Bình ấy!

Quý ròm đứng vụt dậy:

- Chợ Hoà Bình ở gần đây! Hay tụi mình kéo đến thăm ảnh đi!

Tiểu Long ngơ ngác:

- Đi ngay bây giờ ư?

Quý ròm hùng hổ:

- Ngay bây giờ!

- Đi thì đi!

Thấy Quý ròm hăng hái quá mức, Tiểu Long gãi mũi đáp xuôi theo.

Nhưng Văn Châu lại chẳng tỏ vẻ gì muốn huà theo hai bạn. Nó ngần ngừ:

- Theo tôi, tụi mình không nên đến nhà anh Sĩ Hoàng vào lúc này!

- Sao thế? - Quý ròm ngạc nhiên - Bạn sợ giờ này anh Sĩ Hoàng không có nhà à?

Tiểu Long gật gù:

- Vậy thì trưa mai tụi mình ghé! Giờ đó chắc chắn ảnh có nhà!

Văn Châu lắc đầu:

- Không, tụi mình không nên đến đó! Mai hay mốt cũng vậy!

Văn Châu làm Tiểu Long và Quý ròm chưng hửng. Bốn con mắt lập tức xoe trò

- Sao thế?

Đôi môi Văn Châu mím chặt. Mãi một lúc nó mới nhẹ thở ra:

- Anh Sĩ Hoàng đang bị kỷ luật. Tôi nghĩ lúc này ảnh không muốn gặp bất cứ ai.

Nghe Văn Châu giải thích, mặt Quý ròm và Tiểu Long bất giác thần ra. Ừ nhỉ, anh Sĩ Hoàng đang bị treo giò sau một trận đấu tai tiếng như thế, hẳn anh chẳng muốn giáp mặt người hâm mộ trong lúc này. Nếu tụi mình đột ngột kéo tới, chắc chắn ảnh sẽ rất lúng túng. Không ngờ nhỏ Văn Châu bữa nay “sâu sắc” ghê! Quý ròm thừ người nghĩ ngợi một lúc rồi quay sang Văn Châu và Tiểu Long, giọng buồn xo:

- Thế thì biết nhà cũng như không!

- Sao lại như không? - Tiểu Long phản đối – Đợi khi ảnh hết hạn kỷ luật, tụi mình sẽ tới chơi với ảnh. Chỉ còn bốn tháng rưỡi nữa thôi. Lúc đó, tụi mình sẽ xin chữ ký, xin chụp hình chung, xin…

- Thôi đi! - Quý ròm nhăn nhó - Chừng nào hết bốn tháng rưỡi hẵng hay! Mày chỉ toàn mơ mộng

- Không nhất thiết phải đợi tới bốn tháng rưỡi! - Văn Châu thình lình lên tiếng - Chiều mai tụi mình cứ tới nhà ảnh!

Văn Châu làm Tiểu Long và Quý ròm ngạc nhiên quá chừng.

- Khi nãy bạn bảo không nên tới kia mà? - Quý ròm cau mày.

- Tới gặp thì không nên! - Văn Châu khụt khịt mũi – Nhưngấp trước cổng rào quan sát!

Tiểu Long gãi cổ:

- Nhưng như vậy thì làm sao xin chữ ký được?

- Mày lúc nào cũng chữ ký! - Quý ròm hừ giọng - Nếu mày không đủ kiên nhẫn đợi tới bốn tháng rưỡi thì đưa giấy đây, tao ký cho!

- Mày ký cái này nè! - Tiểu Long chìa cùi chỏ.

Văn Châu không ham gì chuyện chứng kiến Tiểu Long và Quý ròm cà khịa nhau. Nó buông thõng:

- Tôi về trước đây! Hai giờ chiều mai, nhớ đấy!

CHƯƠNG 5

Cách đãy hàng rào cọc gỗ phủ dày dây ti-gôn lấm tấm hoa đỏ khoảng mười mét có một cây me cổ thụ. Tiểu Long, Văn Châu và Quý ròm nấp sau gốc me khoảng hai mươi phút đã thấy trung phong Sĩ Hoàng dắt xe ra.

Anh vẫn mặc sơ mi quần dài như tụi Quý ròm nhìn thấy trên sân vận động hôm nọ. Chỉ khác một điều: trên ghi-đông chiêc xe đạp thể thao của anh lúc này đang lủng lẳng chiếc túi xách thể thao và đôi giày đá bóng.

Văn Châu thì thầm

- Ảnh đi tập đó!

- Sao bạn biết? – Tiểu Long hỏi.

Văn Châu chưa kịp đáp, Quý ròm đã ngứa miệng.

- Nhìn “đồ nghề” máng trên xe là biết ngay chứ khó gì! Hơn nữa, dạo này đội Hy Vọng đang tập luyện dữ lắm. Sắp sang Ấn Độ đá trận lượt về với đội Churchill Brothers mà!

- Nhưng anh Sĩ Hoàng đâu có đá! – Tiểu Long tiếp tục thắc mắc.

Quý ròm đang hào hứng giảng giải, bị Tiểu Long “chất vấn” một cầu bất ngờ liền ngắc ngứ. Nhưng Quý ròm có cái tài là không bao giờ bối rối lâu. Nhoáng một cái, nó đã trấn tĩnh và “giải đáp thắc mắc” ngay:

- Rõ là đồ ngốc tử! Không đá cũng vẫn phải tập chứ! Giống như tụi mình khi nghỉ hè vẫn phải ôn tập vậy!

Thấy Quý ròm lên giọng, Tiểu Long hết ham thắc mắc. Hơn nữa nó cũng không còn thì giờ để hỏi tiếp bất cứ một câu nào nữa.

Văn Châu đã khoát tay, phán:

- Tụi mình đi xem đội Hy Vọng tập đi!

Ba đứa hai xe, Văn Châu đi một chiếc, và chiếc kia Tiểu Long đèo Quý ròm như thường lệ, cả bọn lặng lẽ đạp theo sau người cầu thủ mình ngưỡng mộ.

- H đội Hy Vọng dượt bóng ở sân Tao Đàn!

Quý ròm nói, khi thấy trung phong Sĩ Hoàng ngoặt xe vào cổng sân phía đường Huyền Trân Công Chúa.

Lập tức ba đứa trẻ nhảy xuống dắt xe vào bãi gửi rồi nhanh nhẹn chuồn vào sân, leo lên ngồi trên các bậc khán đài.

Chưa kịp yên vị, Quý ròm đã háo hức quay đầu nhìn ra sân. Và chỉ cần lướt mắt đảo một vòng, nó đã nhận ngay ra những gương mặt quen thuộc của đội bóng nó yêu mến, mặc dù lúc đi tập, các cầu thủ ăn mặc mỗi người một phách: tất cả đều mặc áo thun, nhưng người áo đỏ, người áo vàng, người áo trắng…. nhìn hoa cả mắt.

Trung phong Sĩ Hoàng lúc này đã mặc đồ thể thao, đang khởi động cùng đồng đội ở góc sân.

Sau mười lăm phút “làm nóng”, các cầu thủ bắt đầu thực hiện các bài tập kỹ thuật.

Tới màn tập sút bóng, bọn Quý ròm nín thở căng mắt dòm. Và khi đến lượt trung phong Sĩ Hoàng ra đứng trước vùng cấm địa để đón bóng câu vào từ biên và tung những cú vô-lê cháy lưới trước khi bóng chạm đất thì cả ba không hẹn mà cùng đứng bật dậy, vỗ tay rào rào.

Văn Châu thu nắm tay:

- Không thua gì Pelé!

Tiểu Long thích các siêu sao “hiện đại” hơn. Nó nghiến răng:

- Y chang câu thủ đầu trọc Ronaldo của Inter Milan!

Còn Quý ròm thì tiếc hùi hụi:

- Nếu chủ nhật vừa rồi có mặt Sĩ Hoàng, đội Hy Vọng đã đè bẹp đội Churchill Brothers mười bàn không gỡ!

Quý ròm càng tiếc đứt ruột hơn khi sau đó, các cầu thủ đội Hy Vọng chia làm hai phe thi nhau quần thảo trên sân để tập các bài phối hợp nhóm.

Sân Tao Đàn thua xa sân Thống Nhất. Mặt sân toàn cát là cát, những đôi giày “cờ-răm-bông” chạy tới đâu, bụi mù mịt tới đó. Bóng nẩy lung tung, còn các cầu thủ toát mồ hôi dầm dề mỗi khi tăng tốc. Vậy mà trung phong Sĩ Hoàng vẫn tung hoành trên sân như chỗ không người. Những cú chặn bóng nhẹ nhàng, điệu nghệ, những cú đảo người bỏ rơi đối thủ lại sau lưng, những đường xuyên phá bén như gươm kết thúc bằng những cú sút ở mọi cự ly, mọi tư thế khiến buổi tập như một màn độc diễn của người trung phong tài ba nhất nước.

Khi Sĩ Hoàng ghi đến bàn thắng thứ bảy thì Quý ròm không chịu nổi nữa. Nó đứng dậy kéo tay hai bạn:

- Thôi về! Xem thế đủ rồi!

- Sao lại về! - Tiểu Long ngơ ngác - Buổi tập đã xong đâu?

- Ờ, đã xong đâu! - Văn Châu hùa theo.

- Không xong cũng về! - Quý ròm lằm bằm – Càng xem chỉ càng tức thêm!

Như hiểu ra tâm sự của bạn, Văn Châu và Tiểu Long không hỏi nữa. Ừ nhỉ, anh Sĩ Hoàng đá hay như thé nhưng có tham giá cúp châu Á đâu! Ảnh còn bị kỷ luật bốn tháng rưỡi nữa kia mà! Văn Châu vừa dắt xe ra cổng vừa thở dài buồn bã. Lòng ngổn ngang, nó chẳng biết nên thương hay nên giận “thần tượng” của mình.

Trên đường về, Quý ròm ngồi sau lưng Tiểu Long tiếp tục càu nhàu:

- Trên sân nhà mà không thắng, trên sân khách đội Hy Vọng chỉ có nước đem giỏ cần xé theo!

Tiểu Long thật thà:

- Chi vậy?

- Để đựng “hột vịt” chứ chi! Đội Churchill Brothers sẽ tặng đội của mình hai chục quả là ít!

- Mày nói quá!

Tiểu Long phản đối một cách yếu ớt.

Nhưng dù yếu ớt, đó vẫn là một lời phản đối có giá trị. Bởi vì, hai tuần sau trận lượt đi trên sân Thống Nhất, đội Hy Vọng đã bay sang Ấn Độ và không hiểu bằng cách nào đã xuất sắc thủ hoà đội Churchill Brothers 1-1. Theo luật tính bàn thắng trên sân đối phương, đội Hy Vọng được lọt tiếp vào trận bán kết, đội Churchill Brothers bị loại.

Buổi sáng báo đăng kết quả, Quý ròm chạy qua nhà Tiểu Long lúc trời còn tờ mờ. Sau đó hai đứa tức tốc tới trước cánh cổng sắt nhà Văn Châu đứng đợi.

Văn Châu vừa ôm tập bước ra đã thấy Quý ròm và Tiểu Long đứng ngay trước cổng, mắt liền trố lên

- Lạ à nha! Bữa nay hai bạn không đi học sao mà…

Nhưng rồi nhác thấy hai bạn đang mặc đồng phục học sinh, tay lủng lẳng cặp sách, Văn Châu bất giác ngẩn người tốp ngay câu nói.

Quý ròm “giải đáp thắc mắc” cho Văn Châu bằng cách rút tờ báo trong cặp chìa ra, giọng hối hả:

- Bạn xem đi! Tụi này phải đến trường đây!

Đâu chỉ Tiểu Long và Quý ròm phải đến trường. Văn Châu cũng sắp đến trường.

Và hôm đó Văn Châu đến trường trên đôi chân sáo tung tăng. Bởi vì trước khi tiếp tục cất bước, nó chúi đầu vào trang báo. Chỉ đọc mỗi hàng chữ tít thôi, mắt nó đã long lanh và triệu đoá hoa hồng lập tức nở trong tim nó: “Bất ngờ thủ hoà Churchill Brothers 1-1, đội Hy Vọng lọt tiếp vào vòng sau”.

Nhưng niềm vui của các cổ động viên đội Hy Vọng không dừng lại ở đó.

Đối thủ của đội Hy Vọng trong trận tới là đội Kashima Antlers, đương kim vô địch Nhật Bản.

Trong vài năm trở lại đây, Nhật Bản đã nổi lên như một trong những cường quốc bóng đá hàng đầu của châu Á. Giải chuyên nghiệp J-league của Nhật Bản quy tụ vô số những huấn luyện viên và cầu thủ khét tiếng đến từ khắp nơi trên thế giới, những tên tuổi mà cổ động viên đội Hy Vọng chỉ nghe qua đã muốn… nổi da gà!

Trong tình đó, nghĩa là trong tình hình ai cũng nghĩ rằng cuộc phiêu lưu của đội Hy Vọng đã đến hồi kết thúc, rằng con tàu Hy Vọng sớm muộn gì cũng sẽ bị đánh đắm ở eo biển Tsushima lừng danh thì đùng một cái đội Kashima Antlers gửi thư lên Liên đoàn bóng đá châu Á tuyên bố bỏ cuộc vì bận tranh cúp Nhật hoàng.

Cổ động viên đội Hy Vọng dĩ nhiên sướng như điên khi hay tin đội nhà lọt vào trận chung kết mà không tốn một giọt mồ hôi nào.

“Bất chiến tự nhiên thành” dù không phải là một thành tích vẻ vang cho lắm nhưng điều đó cũng không ngăn cản những người hâm mộ bóng đá Việt Nam nói chung và cổ động viên đội Hy Vọng nói riêng xuống đường ăn mừng khi chứng kiến một đội bóng đại diện cho đất nước lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào tới trận cuối cùng của Cúp C1 châu Á, chiếc cúp danh giá nhất lục địa.

Tiểu Long và Văn Châu nhảy cẫng:

- Tuyệt cú mèo! Không ngờ đội Hy Vọng lại vào sâu trong giải như vậy!

- Tao chả thấy gì gọi là tuyệt cả! - Quý ròm hừ mũi – Toàn mèo mù vớ cá rán! Sắp tới gặp đội Ilhwa Chuma của Hàn Quốc, đội Hy Vọng sẽ biết thế nào là lễ độ!

Thấy Quý ròm bàn ngang, Tiểu Long nổi nóng. Quý ròm hừ mũi, nó cũng hừ mũi, thậm chí nó hừ còn lớn hơn Quý ròm:

- Trận sắp tới thắng thua không thành vấn đề! Đứng nhì cũng tuyệt vời lắm rồi!

Quý ròm “xì” một tiếng:

- Đứng nhhì đứng làm quái gì cho … mỏi chân!

Rồi nó hùng hổ vung tay:

Đã đứng là phải đứng nhất kia! Nếu có anh Sĩ Hoàng trong đội hình, chúng ta sẽ đứng nhất!

Tới đây thì Tiểu Long và Văn Châu hiểu ra tâm sự của thằng ròm. Hoá ra chẳng phải nó chê bai gì chuyện đứng nhì hay đứng ba. Nó chỉ ấm ức chuyện trung phong Sĩ Hoàng không được ra sân thôi!

Tiểu Long khẽ đưa mắt nhìn Văn Châu, rồi tặc tặc lưỡi:

- Thôi, quên chuyện đó đi!

- Quên sao được mà quên! - Quý ròm vẫn càu nhàu - Thế lượt đấu tới, đội Hy Vọng bị đội Ilhwa Chuma “giã” cho mười quả, tụi mày có quên được không?

Văn Châu là con gái. Nó không ham tranh cãi với Quý ròm. Nó chỉ xòe tay đếm, và nói:

- Lúc đội Hy Vọng gặp đội Ilhwa Chuma, anh Sĩ Hoàng đã sắp hết hạn treo giò rồi!

Quý ròm lừ mắt:

- Lúc đó còn mấy ngày nữa mà bạn bảo sắp hết?

Văn Châu liếm môi:

- Thì còn… hơn hai tháng- Xì! Nói vậy mà cũng nói! Còn hơn hai tháng nữa mới ra sân thì lúc đó chỉ có đi… vá lưới!

Tiểu Long ngẩn tò te:

- Vá lưới là sao?

- Thì bị đội Ilhwa Chuma đã thủng lưới tới cả chục quả, phải vá lại chỗ lưới thủng chứ là sao!

Biết Quý ròm vẫn còn bực bội, Tiểu Long làm thinh. Nó nghĩ thầm trong bụng “Bữa nay thằng ròm này làm sao thế nhỉ? Hễ mở miệng chỉ toàn là trù ẻo!”.

Chẳng rõ có phải do Quý ròm “trù ẻo” hay không, gần một tháng rưỡi sau, trong trận lượt đi trên sân Hàn Quốc, đội Hy Vọng bị đội Ilhwa Chuma đè bẹp tới 4-1, riêng hiệp một thủ môn Lê Hồng Miên phải vào lưới nhặt bóng tới ba lần.

Tỉ số cách biệt này khiến người hâm mộ ở quê nhà méo mặt. Còn đội Hy Vọng thì hoàn toàn tiêu tan… hy vọng. Ước mơ trở thành đội bóng đầu tiên của Việt Nam đoạt cúp C1 châu Á trong phút chốc bỗng tan thành mây khói. Nỗi buồn lớn đến mức cả đội không muốn giáp mặt cổ động viên và quyết định trở về phi trường Tân Sơn Nhất trên chuyến bay đêm.

Quý ròm thở dài thườn thượt:

- Lần này đội Hy Vọng đúng là “hết vốn”!

- Tại mày hết đó! - Tiểu Long giận lẫy.

Quý ròm ngơ ngác:

- Sao lại tại t

- Chứ gì nữa! Miệng mày ăn mắm ăn muối, cứ toàn nói xui, bố ai đá thắng nổi!

- Mày đừng có đổ thừa! - Quý ròm sầm mặt cự nự - Đá bóng mà không có chân sút, tao có trù hay không cũng thế thôi!

Lời phản bác của Quý ròm hoàn toàn hữu lý. Tiểu Long mặt mày buồn thỉu buồn thiu. Nó cúi đầu nhìn xuống chân, chán nản thấy chân mình sao ngắn quá. Lòng nó lúc này cháy bỏng khát khao. Nó mong nó mau lớn để có thể xỏ giày ra sân rửa hận cho các cầu thủ đàn anh.

Một hồi lâu, Tiểu Long mới ngẩng lên. Nó liếc sang Quý ròm, thấy Quý ròm cũng đang nhìn nó. Trong một thoáng, nó nhận ra thằng ròm còn muộn phiền hơn nó gấp bội.

Những ngày buồn bã của cổ động viên đội Hy Vọng kéo dài suốt một tuần và cuối cùng kết thúc bằng một mẩu tin bất ngờ trên báo chí: “Do có thái độ thành khẩn trước sự phê bình của tập thể, do tích cực và nghiêm túc rèn luyện trong thời gian qua với ý thức vươn lên, cầu thủ Sỉ Hoàng đã được ban lãnh đạo đội Hy Vọng xoá án treo giò trước thời hạn hai tháng. Quyết định này có hiệu lực kể từ sáng hôm nay. Chúng ta hy vọng sẽ được nhìn thấy người trung phong đầy tài năng này thi thố tài nghệ trong những ngày sắp tới”.

Quý ròm biết được tin vui này qua Tiểu Long và Văn Châu.

Sáng sớm, đang còn loay hoay đánh răng, chưa kịp rớ tới sấp báo trên bàn, Quý ròm đã ngạc nhiên khi nghe tiếng Tiểu Long và Văn Châu kêu réo ỏm tỏi ở nhà trên:

- Quý ròm ơi Quý ròm! Lên đây lẹ lên!

- Gì thế?

Quý ròm hấp tấp chạy lên, ngơ ngác hỏi, tay vẫn còn cầm bàn chải.

Mặt Tiểu Long tươi rói:

- Mày đã đọc báo sáng nay chưa?

- Chưa! - Quý ròm liếc xấp báo đặt trên bàn, thấp thỏm hỏi - Bộ có tin gì hấp dẫn lắm hả?

- Ừ! - Văn Châu hớn hở vọt miệng đáp thay – Tin này tuyệt lắm!

Quý ròm nheo nheo mắt:

- Tin đĩa bay mới đáp xuống trong vườn nhà bạn chứ gì!

Tiểu Long toét miệng cười:

- Tin này còn động trời hơn! Trung phong Sĩ Hoàng đã được xoá án kỷ luật rồi!

Quý ròm như không tin vào tai mình. Nó lập tức thu ngay vẻ hài hước, tròn mắt hỏi lại:

- Mày nói sao?

Tiểu Long chưa kịp đáp, Văn Châu đã vung vẩy tờ báo trong tay:

- Nè, bạn xem đi!

CHƯƠNG 6

Vẫn ba người hai chiếc xe đạp, Tiểu Long, Quý ròm và Văn Châu tung tăng trên đường Trần Hưng Đạo, hướng về phía chợ Hoà Bình.

Tiểu Long guồng mạnh chân, giọng phấn khởi:

- Bữa nay chắc chắn tao sẽ có chữ ký của anh Sĩ Hoàng!

Lần này Quý ròm không buồn trêu thằng mập. Nó biết bạn nó đang hào hứng ghê lắm. Văn Châu cũng đang hào hứng.Và cả nó nữa. Nó cũng đang thập phần hứng khởi.

Từ lúc phát hiện trung phong Sĩ Hoàng cư ngụ cùng một quận với mình, nó đã muốn đến thăm “thần tượng” của nó biết bao. Nhưng Văn Châu ngăn cản. Văn Châu bảo anh Sĩ Hoàng đang bị kỷ luật, không nên làm ảnh bối rối, khó xử.

Nhưng hôm nay mọi chuyện đã khác. Đã hơn một tuần trôi qua kể từ ngày trung phong Sĩ Hoàng được xoá án rồi còn gì! Khi nó đưa ra ý kiến đến chúc mừng “thần tượng”, Văn Châu và Tiểu Long tán đồng ngay.

Không những tán đồng, trên đường đi Văn Châu còn ghé chợ Hoà Bình mua một bó hoa hồng cầm theo. Mặc dù ngoại hình và tính cách y hệt con trai nhưng trong sâu thẳm của tâm hồn, Văn Châu vẫn cứ là một đứa con gái. Hèn gì nó chu đáo ghê! Quý ròm nhìn bó hoa cắm trên giỏ xe của cô bạn, cảm động và sung sướng nghĩ.

Trung phong Sĩ Hoàng không tỏ vẻ ngạc nhiên trước sự thăm viếng của bọn trẻ. Có lẽ từ trước đến giờ anh đã từng gặp qua những cổ động viên nhiệt tình như thế nhiều lần.

Nhưng khi Văn Châu đặt bó hoa vào tay anh kèm theo lời chúc mừng thì bọn trẻ nhận thấy mắt anh rưng rưng.

Anh khẽ giọng nói:

- Mời các em vào nhà chơi! Các em làm anh cảm động quá!

Căn phòng của người trung phong cự phách treo la liệt những cờ lưu niệm, các loại cúp và huy chương. Có cả những bức ảnh anh chụp chung với các cầu thủ quốc tế lừng danh.

Tiểu Long reo ầm quên cả lịch sự khi nhận ra cầu thủ Vialli, trung phong của đội tuyển Ý, đứng cười toe toét bên cạnh anh trong một bức ảnh lồng dưới tấm kính lót mặt bàn:

- A, danh thủ Vialli đây mà! Anh gặp anh Viallli ở đâu thế?

Anh Sĩ Hoàng mỉm cười:

- Bức ảnh này chụp năm kia, lúc đội Juventus qua Hà Nội đá giao hữu với đội tuyển Việt Nam.

Quý ròm gật gù vẻ hiểu biết:

- Đúng rồi! Trước khi chuyển về đội Chelsea của Anh, danh thủ Vialli chơi cho đội Juventus của Ý. Lúc qua Hà Nội, Juventus đang là đương kim vô địch Cúp C1 Châu Âu đấy!

- Em nhớ giỏi lắm! – Anh Sĩ Hoàng nhìn Quý ròm, khen – Lúc đó, Juventus vừa thắng đội Ajax Amsterdam của Hà Lan trong trận chung kết.

- Ơ! - Văn Châu thình lình kêu lên, giọng sửng sốt – Còn bức hình này nữa! Anh gặp vua bóng đá Pelé hồi nào thế?

Tiếng kêu của Văn Châu khiến Tiểu Long và Quý ròm giật bắn như chạm phải điện. Cả hai lập tức chồm người tới trước, trố mắt dòm. Quả nhiên, trong một tấm ảnh phóng lớn ở giữa bàn, “nhà vua” Pelé còn choàng qua vai Sĩ Hoàng một cách thân mật.

Pelé là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại. Pelé nổi tiếng đến mức hai tiếng “Pelé” từ lâu đã đồng nghĩa với hai tiếng “bóng đá”. Nói đến Pelé, khắp hành tinh từ trẻ con cho đến người già không ai là không biết. Nhưng Pelé chưa từng qua Việt Nam và đội tuyển Việt Nam cũng chưa từng qua Braxin, chả hiểu “trung phong xuất sắc nhất Việt Nam hiện thời” gặp “trung phong xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại” vào lúc nào mà lại có tấm hình độc đáo này.

Không chỉ Văn Châu mà cả Tiểu Long lẫn Quý ròm đều tròn xoe mắt hoá hức chờ anh Sĩ Hoàng giải đáp:

- Pelé là thần tượng của anh! - Mắt long lanh, trung phong xuất sắc nhất Việt Nam từ tốn và xúc động kể - Một trong những mơ ước cháy bỏng của anh là được gặp Pelé một lần trong đời. Mơ ước đó tưởng như không bao giờ thành hiện thực. Nhưng thật may mắn, trong một lần đội tuyển Việt Nam qua Thái Lan đá giao hữu, anh biết tin vua bóng đá Pelé đang ở Băng-cốc. Ông nhận lời mời của Liên đoàn bóng đá Thái Lan qua hướng dẫn một lớp đá bóng cho các cầu thủ trẻ ở đó. Thế là anh tìm đến gặp ông.

Trung phong Sĩ Hoàng ngừng lời một chút rồi tiếp:

- Cuộc gặp gỡ thật thú vị và bất ngờ. Khi nhìn thấy Pelé, anh như không tin vào mắt mình. Anh không ngờ một con người vang danh bốn biển, được hầu hết các quốc vương, các nguyên thủ quốc gia, cả Đức Giáo hoàng long trọng tiếp kiến lại là một con người rất giản dị và dễ gần. Khi biết anh là cầu thủ đến từ Việt Nam, không để anh kịp ngỏ lời, chính Pelé vui vẻ đề nghị cả hai chụp một tấm hình làm kỷ niệm…

Câu chuyện của trung phong Sĩ Hoàng khiến bọn trẻ ngẩn ngơ. Quý ròm nhìn chằm chằm vào bức ảnh đặc biệt, miệng xuýt xoa:

- Vua bóng đá đâu có cao lớn gì lắm! Ổng đứng còn thấp hơn anh nữa, vậy mà ổng đá bóng giỏi ghê!

Anh Sĩ Hoàng dưòng như không nghe thấy lời nhận xét của Quý ròm. Anh lặng lẽ chà chà ngón tay lên tấm kiếng chỗ lồng bức ảnh, mặt lộ vẻ bâng khuâng. Có lẽ anh vẫn còn đắm mình trong kỷ niệm dịu dàng của ngày được gặp “nhà vua”!

Thấy vậy, Quý ròm không muốn pha tan những phút giây trầm tư của “thần tượng”. Nó quay sang bên cạnh cùng Tiểu Long và Văn Châu tò mò ngắm nghía từng xấp, từng xấp thư đặt kín cả một góc bàn.

- Này…

Quý ròm khẽ liếc sang Văn Châu, chưa kịp nói hết câu thì giọng anh Sĩ Hoàng thình lình vang lên bên tai như để xác nhận những phỏng đoán trong lòng ba đứa trẻ:

- Thư của cổ động viên đấy!

Giọng anh vui vẻ và tự hào.

- Anh có trả lời hết tất cả chỗ thư này không? - Tiểu Long nhìnng thư ngồn ngộn, thè lưỡi hỏi.

Trung phong Sĩ Hoàng gật đầu:

- Trả lời tất cả chứ! Mặc dù đó là công việc chẳng dễ dàng gì. Chỉ có điều…

- Có điều sao hả anh?

Trung phong Sĩ Hoàng gãi cổ:

- Có điều mỗi người anh chỉ trả lời thư một lần thôi!

Tiểu Long vẫn chưa hiểu:

- Nghĩa là sao ạ?

- Nghĩa là thế này này! – Trung phong đội Hy Vọng chớp mắt – Anh hiểu mỗi lá thư đều mang theo tình cảm của người hâm mộ nên đều cố gắng trả lời cho từng người, dù dài dù ngắn! Nhưng khổ nỗi, khi nhận được thư hồi âm của anh, người hâm mộ lại hăng hái viết tiếp lá thư thứ hai. Và khi xoay vòng lại như vậy thì thú thật anh không đủ thì giờ để trả lời từng lá nữa. Đó là chưa kể, nếu anh tiếp tục trả lời lá thư thứ hai thì sẽ phải trả lời lá thư thứ ba, thứ tư và thứ năm… - Người trung phong với tay cầm lấy một xấp thư trên bàn, mỉm cười nói – Như các em thấy đấy, với số lượng thư như vậy, nếu muốn trả lời đầy đủ, anh phải ngồi vào bàn mỗi ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ và phải bỏ cả nghề đá bóng mất!

Tâm sự của người trung phong lừng danh khiến bọn trẻ dở cười dở khóc. Lần đầu tiên trong đời, bọn trẻ phát hiện ra làm nhân vật nổi tiếng quả cũng chẳng “dễ chịu” chút nào!

Đang mân mê xấp thư trên tay, anh Sĩ Hoàng bỗng buột miệng:

- À, có một chuyện này rất lạ!

Nghe có “chuyện lạ”, Văn Châu, Tiểu Long và Quý ròm liền nín thở chờ đợi.

- Các em lại gần đây!

Vừa nói anh Sĩ Hoàng vừa đặt xấp thư trên tay xuống bàn.

- Các em nhìn vào chiếc phong bì này xem! – Anh Sĩ Hoàng trỏ vào chiếc phong bì trên cùng, nói.

Ba đứa trẻ lập tức dán mắt vào chiếc phong bì.

- Các em thấy gì đặc biệt không? – Anh Sĩ Hoàng khịt mũi hỏi.

Bọn trẻ nhíu mày nghiêng ngó một hồi rồi lắc đầu.

- Em chẳng thấy gì là cả! - Tiểu Long đáp.

Anh Sĩ Hoàng nheo mắt:

- Các em nhìn kỹ đi!

Quý ròm lại cúi đầu nhìn chòng chọc vào chiếc phong bì. Một lát, nó ngước mắt nhìn anh Sĩ Hoàng, miệng reo:

- A, em hiểu rồi! Bức thư này không đề họ tên và địa chỉ người gửi!

- Đúng vậy! – Anh Sĩ Hoàng gật đầu.

- Nhưng như thế thì sao ạ? - Tiểu Long bất giác vọt miệng, vừa nói nó vừa chỉ tay vào chiếc phong bì bên cạnh - Bức thư kia cũng đâu có ghi tên người gửi hả anh!

Trung phong đội Hy Vọng nhìn theo tay chỉ của Tiểu Long, chậm rãi:

- Bức thư kia không ghi tên người gửi nhưng có đề địa chỉ rõ ràng! - Rồi anh đập tay lên xấp phong bì đang cầm – Còn bức thư này thì không có cả tên người lẫn địa chỉ!

Tiểu Long vẫn chưa rõ “thần tượng” của nó định dẫn dắt câu chuyện tới đâu. Nó chẳng cảm thấy điều gì đặc biệt trong câu chuyện này cả. Người hâm mộ không lưu lại tên tuổi và địa chỉ trong những lá thư hoặc thiếp chúc mừng gửi cho “thần tượng” của mình là chuyện bình thường. Nếu một ngày nào đó, nó cao hứng viết thư cho trung phong Sĩ Hoàng, cho một nhà văn hay một diễn viên điện ảnh mà nó yêu mến, chắc nó cũng làm thế thôi. Nó sẽ không đủ can đảm “khai” ra tên thật và chỗ ở của mình. Còn tại sao nó không đủ can đảm thì nó không biết. Nó chỉ biết chắc chắn nó sẽ giấu tịt mọi thứ.

- Nhưng…

Tiểu Long không nén được thắc mắc, rụt rè mở miệng.

Dường như đọc được ý nghĩ trong đầu Tiểu Long, anh Sĩ Hoàng không đợi nó nói hết câu, đã gật đầu:

- Nhưng dĩ nhiên đó không phải là điều đặc biệt nhất!

Văn Châu nãy giờ cố bấm bụng làm thinh, buộc phải tròn mắt:

- Thế điều đặc biết nhất là điều gì hở anh?

- Điều đặc biệt nhất là người hâm mộ giấu tông tích này không chỉ viết một, hai lá thư mà kể từ hôm anh bị treo giò, ngày nào anh cũng nhận được thư của cô ta!

Anh Sĩ Hoàng vừa nói dứt, cả ba cái miệng cùng há hốc:

- Mỗi ngày một lá?

Trung phong đội Hy Vọng trả lời bằng cách lục lọi đống thư trên bàn và lấy ra bốn, năm xấp thư khác buộc bằng dây thun đặt xuống trước mặt bọn trẻ.

Quý ròm, Văn Châu và Tiểu Long lập tức trố mắt dòm. Quả nhiên tuồng chữ trên phong bì ở những xấp thư kia cũng một tuồng chữ trên xấp phong bì ban đầu.

- Sao anh biết đây là một cô gái? - Quý ròm đột ngột hỏi.

Anh Sĩ Hoàng mỉm cười:

- Tuồng chữ mềm mại và nắn nót này không thể là tuồng chữ của con trai. Hơn nữa, trong những lá thứ gửi cho anh chính cô ta cũng tự nhận như vậy!

Thấy Quý ròm hỏi, Tiểu Long cũng bắt chước hỏi. Nhưng vì nó không phải là Quý ròm nên buột miệng một câu quá xá bá láp:

- Cô ta viết gì vậy hở anh? Cô ta có đòi làm vợ anh không?

Câu hỏi “trắng trợn”Tiểu Long khiến hai đứa bạn nó mặt mày lập tức biến sắc. Mặt Quý ròm biến sang màu xanh, còn mặt Văn Châu biến thành màu đỏ.

Trong khi Quý ròm nghiến răng trèo trẹo, tiếc là đã không đuổi thằng mập về sớm thì trung phong đội Hy Vọng phì cười:

- Ai bảo em thế?

- Dạ, chả ai bảo cả ạ! - Tiểu Long lúng túng thu nắm tay quẹt mũi - Tại sau Cúp Tiger ở Singapore năm ngoái, em đọc báo thấy nhiều người hâm mộ gửi thư cho tuyển thủ Hồng Sơn, trong đó có những cô gái đề nghị với anh Hồng Sơn như thế. Vì vậy em tưởng…

- Đó là những cô gái vui tính! – Anh Sĩ Hoàng mỉm cười – Còn cô gái viết thư cho anh không phải là cô gái thích chọc ghẹo!

Thấy trung phong đội Hy Vọng đối đáp tự nhiên, không tỏ vẻ gì “bất bình” trước câu “phỏng vấn” ngớ ngẩn của thằng mập, Quý ròm dần dần lấy lại bình tĩnh. Và sau khi đã bình tĩnh thì nó bắt đầu tò mò:

- Thế cô ấy viết gì trong thư vậy hở anh?

Anh Sĩ Hoàng đẩy những xấp thư đến trước mặt bọn trẻ:

- Các em cứ đọc tự nhiên đi! Cô ấy chỉ muốn an ủi và động viên anh thôi!

Được chủ nhân cho phép, bọn trẻ háo hức bóc thư ra xem.

Và quả như anh Sĩ Hoàng nói, lá thư mà bọn Quý ròm chụm đầu đọc được viết bằng những lời lẽ rất chân thành: “Em nghĩ rằng đã sng ở trên đời không ai là không mắc phải sai lầm, không sai lầm này cũng sai lầm khác, không vào lúc này cũng vào lúc khác. Điều quan trọng là sau đó, chúng ta phải biết gượng dậy, biết sửa chữa, biết quyết tâm làm lại từ đầu. Đừng nản lòng anh nhé! Những người hâm mộ chúng em bao giờ cũng đứng sau lưng anh!”.

Quý ròm nhìn lên đầu lá thư, thấy ngày tháng ghi đã khá lâu, cách nay gần bốn tháng, tức là vào thời điểm trung phong Sĩ Hoàng vừa bị kỷ luật.

Nó bỏ lá thư vào lại phong bì và với tay lấy xấp thư khác, rút bừa một lá.

Lá thư này mới viết cách đây một tuần, vẫn với giọng điệu chí tình ấm áp: “Anh biết không, trong gần bốn tháng nay, em đã đếm từng ngày, đã gỡ từng tờ lịch và vui mừng khi thấy thời hạn bị kỷ luật của anh đã trôi qua được hơn phân nửa. Ngày anh trở lại sân cỏ để cùng đồng đội bảo vệ màu cờ xứ sở đã không còn xa nữa. Trong lúc này, em tin rằng không chỉ riêng em, mà hàng vạn người hâm mộ khác cũng đang hồi hộp mong chờ sự trở lại của anh”.

Sự ưu ái và tình cảm đậm đà toát ra từ lá thư khiến Quý ròm không khỏi chớp mắt ngẩn ngơ. Nó nhìn sang hai bạn, thấy Văn Châu và Tiểu Long cũng đang bần thần xúc động. Bọn chúng cũng là cổ động viên trung thành của đội Hy Vọng, là người hâm mộ cuồng nhiệt trung phong Sĩ Hoàng nhưng so với mối quan tâm sau sắc và nhiệt thành của cô gái này thì bọn chúng còn thua xa.

- Trước sự lo lắng và mong đợi như thế này của người hâm mộ, không một cầu thủ nào có thể phụ lòng họ! – Anh Sĩ Hoàng đến sau lưng bọn trẻ tự bao giờ, anh nhìn vào lá thư trên tay Quý ròm bâng khuâng nói – Khi mới bị kỷ luật, anh rất buồn nản, thậm chí đã có lúc nghĩ đến chuyện vĩnh viễn giã từ sân cỏ. Nhưng cũng chính trong những ngày tháng buồn bã đó, qua sự đNiên, quan tâm của những người hâm mộ, anh mới hiểu hết tình yêu và hy vọng mọi người dành cho mình! Như cô gái này chẳng hạn, mỗi ngày một lá thư…

Như sực nhớ ra điều gì, anh Sĩ Hoàng đột ngột bỏ lửng câu nói, Và trước vẻ mặt ngơ ngác của bọn Quý ròm, anh cầm lên một xấp thư, lục lục tìm tìm một hồi rồi rút ra một phong thư đưa cho bọn trẻ:

- Các em đọc lá thư này đi!

Đoán ra có điều gì đặc biệt, bọn Quý ròm vội vã bóc thư, chúi mũi đọc

CHƯƠNG 7

Trái với phỏng đoán của bọn trẻ, lá thư trung phong Sĩ Hoàng vừa đưa không có gì đặc biệt.

Nó tương tự như hai lá thư trước, nghĩa là vẫn những lời động viên chân thành: “Anh đừng lo nghĩ nhiều nữa nhé! Chỉ không đầy hai tháng nữa thôi, anh sẽ được tái ngộ với những người hâm mộ trung thành. Em luôn tin rằng, lần trở lại này, anh sẽ vừng vàng và chín chắn hơn…”

Quý ròm đọc đi đọc lại lá thư hai, ba lần, vẫn chẳng hiểu tại sao trung phong đội Hy Vọng lại bảo tụi nó “nghiên cứu” lá thư không có gì khác lạ này.

Vẻ thắc mắc của bọn trẻ không qua khỏi mắt Sĩ Hoàng. Anh mỉm cười:

- Các em xem ngày tháng đề ở đầu bức thư ấy!

Bọn Quý ròm liền nhìn lên dòng chữ ghi ngày tháng. Vẫn chẳng khám phá ra điều gì khả nghi, Quý ròm gãi má:

- Em chẳng thấy có gì…

Mặt anh Sĩ Hoàng đột nhiên nghiêm lại:

- Lá thư đề ngày 6 tháng 10, tức là ngày hôm qua, nhưng từ cuối tháng 9 anh đã được xoá án kỷ luật…

- A, em hiểu rồi! - Quý ròm buột miệng reo – Có nghĩa là mặc dù anh đã được phép ra sân nhưng cô gái vẫn viết như là anh đang còn bị treo giò?

- Đúng vậy! – Anh Sĩ Hoàng gật đầu, môi anh mím lại - Chẳng lẽ các em không nghĩ đó là chuyện khác thường sao?

- Ừ, lạ thật! - Quý ròm tặc tặc lưỡi.

Tiểu Long liếm môi:

- Hay là cô gái này không đọc báo, do đó…

Quý ròm cắt ngang sự phán đoán của hai bạn:

- Không thể như thế được! Đã là người hâm mộ bóng đá, ai mà chẳng đọc báo xem đài để theo dõi tin thức thể thao! Hơn nữa, nếu không xem báo thì trước tin anh Sĩ Hoàng được ra sân trở lại đằng nào bạn bè chẳng đến cho h

Lập luận sắc bén của Quý ròm khiến Tiểu Long hết ham góp ý. Nó thừ người nghĩ ngợi. Nhưng nghĩ mãi, nghĩ mãi mà óc nó chẳng léo lên được tí ánh sáng nào.

Tiểu Long liếc sang Văn Châu, thấy nhỏ bạn cũng đang bứt tai nhăn nhó.

Còn Quý ròm thì lông mày nhăn tít và luôn mồm lẩm bẩm:

- Lạ thật! Lạ thật đấy!

Anh Sĩ Hoàng rút ra từ trong xấp thư bốn, năm lá khác bày ra bàn:

- Các em xem này! Đây là những lá thư của cô ấy từ đầu tháng đến giờ…

Những lá thư anh Sĩ Hoàng trải ra bàn đều ghi ngày tháng rõ ràng: 1/10, 2/10, 3/10… Và nội dung trong những lá thư này na ná như nhau, nghĩa là đều khuyên chàng trung phong của đội Hy Vọng kiên nhẫn chờ đến ngày hết hạn treo giò, không nên buồn bã hay nản chí…

Quý ròm tần ngần nhìn những lá thư, cắn môi nói:

- Rõ ràng cô gái này không hề hay biết anh đã được phép ra sân trở lại.

Văn Châu ngó bạn:

- Hay cô ấy bị ốm?

- Không đâu! - Quý ròm nhún vai - Một người ốm không thể viết mỗi ngày một lá thư được!

- Thế thì khó hiểu thật! – Anh bồn chồn đi tới đi lui, miệng than thở - Trong thời gian qua những lá thư của cô gái này đã an ủi động viên anh rất nhiều. Nếu không có những tấm lòng như thế, chưa chắc anh đã đủ sức để gượng dậy. Vậy mà bây giờ anh chẳng biết làm sao gặp cô ta để cảm ơn, cũng chẳng biết cô ta có ốm hay không để đến thăm…

Vẻ áy náy của trung phong Sĩ Hoàng khiến bọn trẻ áy náy theo. Chúng bối rối đưa mắt nhìn nhau, không biết làm cách nào để giúp “thần tượng” của mình thoát khoải tâm trạng nặng nề, ray rứt.

Đang vô kế khả thi, Quý ròm chợt nghĩ ra một mẹo, liền lật đật cầm những chiếc phong bì lên xem.

- A, có cách rồi! – Không biết phát hiện ra điều gì hay ho, nó huơ huơ những chiếc phong bì, hí hửng reo lên – Anh cho em mượn mấy chiếc phong bì này, em sẽ tìm ra cô gái đó cho anh xem!

- Em nói thật đấy chứ? - Người trung phong khét tiếng nhìn sững người hâm mộ tí hon.

- Thật! - Quý ròm gật đầu, giọng chắc như đinh đóng cột - Trong vòng một tuần lễ, thế nào em cũng tìm ra.

Trung phong đội Hy Vọng sáng mắt:

- Thế thì hay quá! Một tuần nữa đội Hy Vọng sẽ tiếp đội Ilhwa Chuma trên sân nhà. Tuy không hy vọng lật ngược thế cờ nhưng ở trận lượt về này nếu được ban lãnh đạo tin tưởng xếp vào đội hình, anh sẽ cố gắng dốc hết sức lực để đáp lại lòng mong mỏi của người hâm mộ. Và nếu may mắn đoạt huy chương vàng thì đó sẽ là món quà dành riêng cho người nữ cổ động viên chí tình này.

Sự hào hứng và tin tưởng của trung phong Sĩ Hoàng đối với lời hứa của thằng ròm khiến Văn Châu và Tiểu Long lo sốt vó. Tuy vẫn biết Quý ròm có một cái đầu đầy diệu kế nhưng việc truy tìm tông tích một con người qua những lá thư không ghi địa chỉ lẫn tên tuổi chẳng khác nào chuyện mò kim đáy bể khiến Tiểu Long và Văn Châu không khỏi hồi hộp.

Trên đường về, Văn Châu bộc lộ sự lo lắng bằng một câu nói bâng quơ:

- Anh Sĩ Hoàng hy vọng vào Quý lắm đó!

Còn Tiểu Long thì đạp xe mà người cứ nhấp nha nhấp nhổm. Một lát, không nhịn được, nó ngoái đầu ra sau, nơm nớp hỏi:

- Này, khi nãy mày có lỡ ba hoa quá trớn không đấy?

Quý ròm bĩu môi “xì” một tiếng:

- Tao chứ đâu phải mày!

Không để ý đến giọng điệu khiêu khích của bạn, Tiểu Long thấp thỏm hỏi gặng:

- Như vậy là mày nói thật?

- Tao là người không quen nói đùa! - Quý ròm vừa đáp vừa ưỡn ngực khiến chiếc xe chao đi.

Tiểu Long ghìm tay lái:

- Nghĩa là mày sẽ tìm ra cô gái đó?

- Dứt khoát tìm ra!

- Trong vòng một tuần!

- Không tới một tuần! Một tuần là tao nói trừ hao thế thôi!

Văn Châu quay sang Quý ròm, giọng ngờ vực:

- Bạn sẽ tìm ra bằng cách nào?

- Bí mật! - Quý ròm cười mím chi – Lát về nhà, chúng ta sẽ bàn.

Thấy Quý ròm úp úp mở mở, ra vẻ ta đây là thám tử Sherlock Holmes thứ thiệt, Văn Châu và Tiểu Long không buồn “chất vấn” nữa.

Hay cặp giò cố nhấn mạnh bàn đạp, mong chóng về đến nhà để xem thằng ròm trình bày kế hoạch ra sao.

Hoá ra kế hoạch của Quý ròm rất đơn giản. Nó rút một phong bì từ trong túi áo chìa ra trước mặt hai bạn:

- Tụi mày thấy gì đây không?

- Thấy! - Tiểu Long bộp chộp đáp – Đây là chiếc phong bì khi nãy.

- Rõ là nhanh nhẩu đoảng! - Quý ròm nhăn mặt – Ai chả biết đây là chiếc phong bì khi nãy! Tao hỏi là hỏi xem tụi mày có thấy gì trên chiếc phong bì này không thôi!

Lần này Tiểu Long dáp một cách rụt rè:

- Trên phong bì có… tên và địa chỉ người nhận.

- Gì nữa?

- Có con tem! - Văn Châu đáp.

- Gì nữa?

Tiểu Long ngần ngừ một lát rồi nhún vai:

- Hết rồi!

- Chắc không? - Quý ròm gằn giọng.

Thái độ của thằng ròm làm Tiểu Long chột dạ. Nó ấp úng:

- Không chắc!

Quý ròm cố nén cười:

- Thế thì còn cái gì nữa?

Tiểu Long còn đang lúng túng thì Văn Châu bất giác “à” lên một tiếng:

- Còn con dấu bưu điện!

- Đúng rồi! - Quý ròm gục gặc đầu – Trên phong bì còn có con dấu của bưu cục. Và đây chính là đầu mối quan trọng để chúng ta tìm ra tông tích người gửi thư.

Tiểu Long đưa tay quẹt mũi:

- Tao vẫn chưa hiểu!

Quý ròm chỉ tay lên con dấu đen:

- Tui mày nhìn kỹ nhé! Đây là con dấu của bưu cục Bàu Cát. Hai chữ Bàu Cát sờ sờ ra đây n

Văn Châu liếm môi:

- Bàu Cát thì sao?

Quý ròm lần lượt rút tất cả những bức thư trong túi ra, đặt xuống trước mặt:

- Cả năm lá thư này đều đóng dấu của bưu cục Bàu Cát! Điều đó có nghĩa tác giả những lá thư này cư ngụ ở quận Tân Bình, gần bưu cục Bàu Cát và mọi lá thư đều được gửi đi từ bưu cục này, đúng không?

Văn Châu và Tiểu Long đồng thanh:

- Đúng!

Nhưng sau khi đồng thanh đáp, cả hai cái miệng liền đồng thanh hỏi:

- Thế thì sao?

Quý ròm nheo mắt:

- Thế thì tụi mình phải đến Tân Bình để tìm cho ra cô gái này chứ là sao!

Lời phán của Quý ròm khiến cặp mắt của Tiểu Long trợn tròn:

- Mày đừng có điên! Quận Tân Bình mênh mông như thế, làm sao tìm ra được?

- Được! - Quý ròm điềm nhiên – Chúng ta sẽ không mò mẫm khắp quận Tân Bình, mà chỉ đứng canh ở bưu cục Bàu Cát thôi!

Văn Châu nuốt nước bọt:

- Canh như thế nào?

- Mình sẽ đứng ngay chỗ quầy bán tem. Bất cứ ai vào mua tem dán thư, mình đều kín đáo liếc vào phong bì trên tay họ, như vậy sớm muộn gì cũng phát hiện ra cô gái kia!

Kế hoạch của Quý ròm khiến Tiểu Long nhảy dựng:

- Ối trời! Vậy biết phải đứng canh đến bao giờ? Đứng đến Tết Công-gô chắc?

Quý ròm thản nhiên:

- Tụi mình chỉ cần canh trong một ngày thôi!

- Một ngày? – Nghe Quý ròm nói chắc như bắt cua trong giỏ, Tiểu Long ngạc nhiên trố mắt - Thế nhỡ…

- Chả “nhỡ nhàng” gì cả! - Quý ròm khoát tay – Mày đừng quên là suốt hơn bốn tháng qua, không ngày nào là anh Sĩ Hoàng không nhận được thư của cô gái nọ. Điều đó chứng tở ngày nào cô ta cũng đến bưu cục bỏ thư! Vì vậy tụi mình chỉ cần canh một ngày thôi!

Sự phân tích của Quý ròm lập tức xua tan thắc mắc trong lòng hai bạn. Tiểu Long chép miệng gật gật đầu:

- Ừ, mày nói cũng có lý!

Đang gật gù, nó bỗng ngẩng phắt lên:

- Nhưng tụi mình đâu có biết cô ta bỏ thư vào giờ nào!

buông thõng:

- Vì vậy mình phải canh từ sáng đến tối!

- Thế còn chuyện đi học? - Tiểu Long ngẩn tò te – Tao, mày, Văn Châu đều đi học buổi sáng kia mà!

- Vẫn đi học bình thường! - Quý ròm chậm rãi – Ba đứa mình sẽ canh từ trưa đến chiều. Còn buổi sáng nhờ anh em thằng Nở.

- Anh em thằng Nở? - Tiểu Long lại giương mắt ếch - Tụi nó đang ở Vũng Tàu kia mà!

- Hai anh em nó về lại kinh Tàu Hủ cả tháng nay rồi. Tuần trước tao mới gặp! - Quý ròm cười toe.

- Thôi được! - Tiểu Long gãi đầu – Nhưng nếu phát hiện được cô gái đó rồi, tụi mình sẽ làm gì tiếp theo?

- Đi theo cô ta! - Quý ròm gọn lỏn.

- Để làm gì?

- Để xem nhà cô ta ở đâu chứ để làm gì!

Tiểu Long ra vẻ hiểu biết:

- À, tao hiểu rồi! Sau đó tụi mình sẽ xông vào nhà và chuyển lời cảm ơn của anh Sĩ Hoàng đến cô ta?

- Sai bét! - Quý ròm nhún vai - Nếu chỉ để chuyển lời cảm ơn thì chuyển ngay lúc đụng độ ở bưu cục Bàu Cát chứ cần gì phải về tới tận nhà!

Tiểu Long chưng hửng:

- Thế tụi mình không vào nhà cô ta ư?

- Tất nhiên là không!

- Thế đi theo cô ta về tận nhà để làm gì?

- Để xem cô ta ở nhà số mấy! Tụi mình sẽ báo cho anh Sĩ Hoàng biết địa chỉ đó. Và ảnh sẽ “thân chinh” tới cảm ơn cô gái!

- Đúng rồi! - Văn Châu gật đầu phụ hoạ - Phải để anh Sĩ Hoàng đến tận nhà cảm ơn cho lịch sự! Tụi mình bép xép có khi hỏng bét!

Thấy Văn Châu hùa theo phe Quý ròm, Tiểu Long đành làm thinh. À không, nó không làm thinh hẳn! Cuồi cùng, nó có nói một câu:

- Nhưng chắc gì đã gặp được cô gái đó, bàn tới bàn lui làm chi cho mất công!

Câu nói của thằng Tiểu Long kém mồm miệng làm Quý ròm nổi điện trợn mắt hét:

- Trù ẻo hả mày?

CHƯƠNG 8

Đầu giờ chiều, Quý ròm, Tiểu Long và Văn Châu lò dò tới bưu cục Bàu Cát đã thấy nhỏ Xảo ngồi bó gối trước hiên.

- Anh Nở đâu em? - Quý ròm hỏi.

Nhỏ Xảo len lén hất đầu ra sau:

- Ảnh còn đứng chỗ quầy bán tem đó!

Tiểu Long hỏi:

- Làm gì em lấm la lấm lét thế?

- Nguy hiểm lắm! - Nhỏ Xảo thì thào.

Tiểu Long ngạc nhiên:

- Có chuyện gì thế?

Nhỏ Xảo rụt cổ:

- Công an sắp đến đây đấy!

- Công an? - Tiểu Long há hốc miệng – Công an đến đây làm gì?

Nhỏ Xảo méo xệch miệng:

- Đến bắt em và anh Nở chứ đến làm gì!

Tiểu Long càng ngơ ngác:

- Ai bảo em vậy?

- Cần gì ai bảo! - Nhỏ Xảo sợ hãi láo liên mắt - Thấy những người ngồi đằng sau quầy cứ nhìn chòng chọc vào bọn em rồi quay sang xì xào với nhau, lát lại thấy có người nhấc điện thoại lên quay số là em đoán ra ngay thôi! Người ta gọi công an đấy!

Quý ròm cố bấm bụng làm thinh nãy giờ, tới lúc này không nhịn được liền phì cười:

- Rõ lo hão! Mới xuống Vũng Tàu bán báo có mấy tháng mà tụi mày đã nhiễm cái máu hình sự của thằng Mạnh rồi! - Rồi nó khịt khịt mũi – Công an người ta phải lo bao nhiêu là việc quan trọng, có đâu rảnh rỗi mà đi bắt anh em mày!

Mắt nhỏ Xảo chớp lia:

- Em thấy người ta gọi điện thoại rõ ràng kia mà!

- Gọi điện thoại đâu có nghĩa là kêu công an đến!

Được Quý ròm trấn an, nhỏ Xảo dần dần lấy lại bình tĩnh. Nhưng nó vẫn chưa yên tâm hẳn:

- Nhưng tụi em la cà ở đây từ sáng đến giờ, thế nào người ta cũng nghi!

- Kệ người ta! - Quý ròm hừ mũi – Mày vào kêu anh Nở mày ra đi!

- Thế nào hả Nở? – Khi Nở vừa bước ra, Quý ròm hất hàm hỏi ngay – Mày có phát hiện được người nào khả nghi không?

Nở lắc đầu:

- Ai vào mua tem dán thư, em cũng để ý, nhưng chẳng thấy phong thư nào giống như những phong thư anh đưa em xem cả! Từ sáng đến giờ chẳng có ai gửi thư cho trung phong Sĩ Hoàng!

- Thôi được rồi! - Quý ròm khoát t- Giờ tới lượt tụi tao canh! Anh em mày về đi kẻo công an tới bắt bây giờ!

Vừa nói Quý ròm vưa mỉm cười nhìn nhỏ Xảo khiến con bé đỏ mặt ngó lơ chỗ khác. Còn thằng Nở thì ngẩn tò te chẳng hiểu mô tê gì.

Nhưng cũng như anh em thằng Nở, bọn Quý ròm đứng đến rã cẳng vẫn chẳng phát hiện ra tông tích của cô gái nọ.

Suốt từ khi bọn nó bước vào đến lúc bưu cục đóng cửa, có tới hàng mấy chục người vào bỏ thư và không một phong thư nào lọt khỏi tầm quan sát của ba đứa nhưng rốt cuộc điều tụi nó chờ đợi đã không xuất hiện. Ngày hôm đó hoàn toàn không có ai gửi thư cho trung phong của đội Hy Vọng.

- Có bao giờ thằng Nở dò xét không kỹ không hả mày? - Vừa đạp xe, Tiểu Long vừa hoang mang hỏi.

- Không đâu! - Quý ròm đáp - Nở tính tình cẩn thận, chi li, chắc chắn nó không để sót!

- Thế tại sao cô gái nọ lại không xuất hiện? - Văn Châu nóng nảy quay sang Quý ròm – Hay là hôm nay cô ta không đi gửi thư?

Văn Châu hỏi Quý ròm nhưng Tiểu Long lại gật đầu:

- Ừ, có thể lắm!

Thấy có người đồng tình, Văn Châu hào hứng tiếp:

- Như vậy dứt khoát cô ta bị ốm?

Tiểu Long lại

- Ừ, dứt khoát thế!

- Dứt khoát cái con khỉ! – Nghe hai bạn đối đáp một hồi, Quý ròm ngứa tai, gắt - Chỉ toàn là đoán mò! Muốn biết hôm nay cô ta có gửi thư hay không, trưa mai đến gặp anh Sĩ Hoàng hỏi là biết ngay chứ gì!

Bị thằng ròm cự nự, nhưng Tiểu Long lại cười toe:

- Ừ, hay đấy! Mày thông minh ghê!

- Còn phải nói! - Quý ròm khoái chí xổ câu quen thuộc.

Trưa hôm sau, Văn Châu ở nhà. Còn Tiểu Long và Quý ròm vừa ra khỏi cổng trường đã phóng thẳng đến nhà anh Sĩ Hoàng.

Vừa thấy hai ông nhóc đặt chân qua khỏi cổng, anh Sĩ Hoàng đã hoan hỉ:

- Các em đã tìm ra tông tích của cô gái đó rồi sao?

- Dạ, chưa ạ! - Quý ròm bẽn lẽn gãi đầu.

Trung phong đội Hy Vọng lập tức ỉu xìu:

- Thế các em đến tìm anh có chuyện gì?

Quý ròm chớp mắt:

- Em muốn biết ngày hôm nay anh có nhận được lá thư nào của cô gái đó không ạ?

- Có

Quý ròm tròn xoe mắt:

- Có thật ư?

Thái độ của Quý ròm làm người trung phong thắc mắc:

- Thì ngày nào mà anh chẳng nhận được thư của cô ta! Sao em kinh ngạc thế?

Quý ròm không trả lời thẳng câu hỏi của anh Sĩ Hoàng. Nó nín thở chìa tay ra:

- Anh có thể cho em xem qua lá thư đó được không?

- Tất nhiên là được!

Quý ròm hấp tấp đón lấy lá thư và há hốc miệng khi thấy trên phong bì vẫn là con dấu của bưu cục Bàu Cát và ngày tháng đóng trên phong bì chính là ngày hôm qua. Nội dung của lá thư bên trong vẫn tương tự những lá thư trước, điều đó cho thấy đến tận giờ phút này người hâm mộ bí ẩn kia vẫn không hề biết trung phong Sĩ Hoàng đã được xoá án treo giò trước thời hạn từ lâu.

- Lạ thật mày ạ!

Tiếng Tiểu Long thì thầm bên tai khiến Quý ròm choàng tỉnh. Nó nhìn anh Sĩ Hoàng:

- Anh cho em mượn cả lá thư này nhé!

- Để truy tìm tông tích của người gửi ư?

- Dạ.

- thì em cứ cầm lấy đi!

Vừa ra khỏi cổng, Tiểu Long sốt ruột lặp lại câu nói khi nãy:

- Lạ thật mày ạ!

- Ừ, lạ thật! - Quý ròm đáp xụi lơ.

Tiểu Long chặc lưỡi nhắc lại nỗi nghi ngờ hôm qua:

- Rõ ràng thằng Nở dò xét không kỹ!

Quý ròm nhún vai:

- Tao không nghĩ vậy!

- Thế theo mày thì tại sao cô gái ấy gửi thư tại bưu cục Bàu Cát mà tụi mình không phát giác được?

Quý ròm thở đánh thượt:

- Tao nghĩ không ra!

Cái kiểu trả lời trớt quớt của thằng ròm khiến Tiểu Long đã quạu càng quạu thêm. Nó hỏi, giọng giận dỗi:

- Mày mà nghĩ không ra thì ai mới nghĩ ra?

- Có một người? - Giọng Quý ròm thản nhiên.

Mắt Tiểu Long chợt loé lên:

- Mày muốn nói đến Hạnh ư?

- vậy!

Nhỏ Hạnh ngồi nghe Quý ròm thuật lại toàn bộ câu chuyện với vẻ mặt chăm chú. Chăm chú đến mức Quý ròm đã kể dứt từ lâu, cặp mắt của nó vẫn nhắm tịt sau đôi kính cận.

Đợi cả buổi vẫn chẳng thấy “nhà thông thái” ừ hử tiếng nào, Quý ròm đâm cáu:

- Chán thật! Lại còn muốn làm công chúa ngủ trong rừng!

Nhỏ Hạnh có vẻ muốn làm công chúa ngủ trong rừng thật. Mặc cho bạn cà khịa, nó vẫn chẳng buồn mở mắt, cũng chẳng động đậy.

Mãi một lúc, nó mới từ từ hé mắt ra.

- A ha! - Tiểu Long reo lên – Công chúa dậy rồi!

- Sao? - Quý ròm hồi hộp dán mắt vào “nhà thông thái” – Đã khám phá ra điều gì ngoắt nghéo trong chuyện này chưa?

- Rồi! - Nhỏ Hạnh cười tươi.

- Rồi? - Quý ròm giật mình hỏi lại.

Nhỏ Hạnh gật đầu:

- Ừ!

Quý ròm liếm môi:

- Không phải tại anh em thằng Nở bất cẩn chứ?

- Không! - Nhỏ Hạnh lắc đầu – Theo Hạ đoán, chuyện này chẳng phải do lỗi của anh em thằng Nở! Tuy vậy cần phải kiểm chứng!

- Kiểm chứng bằng cách nào?

Nhỏ Hạnh đưa tay ra:

- Quý cho Hạnh mượn những lá thư của cô gái nọ đi!

Quý ròm lật đật chìa ra phong thư mới nhất.

Nhỏ Hạnh đón lấy, nhưng không rút lá thư ra. Nó chỉ liếc mắt qua phong bì một cái rồi hắng giọng:

- Những lá kia nữa!

Sau khi cầm năm lá thư Quý ròm đưa, nhỏ Hạnh xem xét từng phong bì rồi gật gù, giọng hớn hở:

- Quả đúng như Hạnh nghĩ!

Cả Quý ròm lẫn Tiểu Long cùng bật hỏi:

- Hạnh nghĩ gì thế?

Nhỏ Hạnh chỉ lên con tem ở góc phong bì:

- Long và Quý xem đi! Đây là con tem gì?

Quý ròm cầm lấy phong thư, đưa lên sát mắt:

- Tem “Thiếu nữ bên hoa sen” thì sao?

- Chả sao cả! - Nhỏ Hạnh vừa cười vừa bày những phong thư khác ra bà Nhưng điều đáng để ý là tất cả những lá thư này đều dán loại tem “Thiếu nữ bên hoa sen”!

Giải thích của nhỏ Hạnh khiến Tiểu Long ù ù cạc cạc. Thông minh như Quý ròm mà cũng không hiểu nhỏ Hạnh định dẫn dắt câu chuyện đến đâu. Nó nheo mắt, vẻ bất bình:

- Tôi chẳng thấy nhữgn con tem đó có gì quan trọng cả!

- Những con tem đó dĩ nhiên không quan trọng! - Nhỏ Hạnh vẫn tỉnh khô – Quan trọng là qua những con tem cùng loại này, chúng ta có thể kết luận cô gái kia đã mua sẵn một loạt tem từ trước, ngay vào lúc loại tem in hình cô thiếu nữ ngồi bên bình hoa sen đang phát hành…

- Đúng rồi! Tôi nhớ ra rồi! - Tiểu Long đột ngột reo lên – Lúc ở nhà anh Sĩ Hoàng, tôi cũng nhìn thấy những con tem này trên các xấp thư còn lại. Hình như tất cả những phong thư của cô gái này đều dán tem “Thiếu nữ bên hoa sen” thì phải!

Đang hăm hở hét, Tiểu Long chợt ngừng bặt. Mặt nó xịu xuống:

- Nhưng… thế thì sao?

Nhỏ Hạnh chưa kịp “giải đáp thắc mắc” cho Tiểu Long, Quý ròm đã hí hửng đáp thay:

- Rõ là đồ ngốc tử! Vậy mà cũng không hiểu hở! - Quý ròm lên giọng, làm như chính nó chứ không phải nhỏ Hạnh đã phát hiện ra chi tiết quan trọng này - Nếu như tất cả thư từ của cô gái này trong bốn tháng qua đều dán cùng một loại tem, điều đó có nghĩa là cô gái này đã mua sẵn một đống tem để ở nhà, vì vậy khi gửi thư, cô ta không cần phải đặt chân vào quầy bán tem trong bưu cục, mày hiểu ch

- Chưa hiểu!

Lời thú nhận thật thà của Tiểu Long làm Quý ròm tròn mắt:

- Mày chưa hiểu thật hả?

- Thật! - Tiểu Long bối rối quẹt mũi – Làm sao mày và Hạnh có thể quả quyết là cô gái này dán sẵn tem ở nhà?

- Trời đất! Ở bưu điện người ta bán hàng chục loại tem khác nhau, đó là chưa kể các loại tem mới phát hành liên tục, nếu cô gái kia mỗi ngày đều đến bưu điện mua tem thì chắc chắn trên các phong bì của cô ta phải có nhiều loại tem khác nhau chứ làm sao lại dán cùng một loại tem suốt bốn tháng được!

- Ờ há! - Tiểu Long gãi đầu – Có vậy mà tao cũng không nghĩ ra!

Rồi nó gục gặc đầu, ra vẻ “hiểu vấn đề”:

- Hèn gì tụi mình thay nhau đứng canh ở quầy bán tem suốt cả ngày trời mà không thấy cô ta vào mua tem!

Đang nói, Tiểu Long bỗng ngẩn mặt:

- Nhưng dù không mua tem cô ta cũng phải vào gửi thư chứ?

Nhỏ Hạnh không hề tỏ ra lúng túng. Nó chậm rãi đẩy gọng kính trên sống mũi:

- Chắc chắn bưu cục Bàu Cát có một hòm thư con ở trước cửa! Cô ta đã bỏ thư vào hòm thư n

Lời khẳng định của “thày bói’ Hạnh khiến Quý ròm phục lăn:

- Đúng rồi! Ngay trước bưu cục Bàu Cát có một hòm thư màu vàng.

CHƯƠNG 9

Anh em thằng Nở lại được triệu tập “làm nhiệm vụ”.

Trước bưu cục Bàu Cát, ngay trên lề đường, có một hòm thư màu vàng được gắn vào một cây sắt để tiện cho khách bỏ thư. Hòm thư chia làm hai ngăn, một ngăn đề “Thành phố Hồ Chí Minh”, ngăn kia đề “Các tỉnh khác”. Khách bỏ thư nếu đã niêm thư và dán sẵn tem ở nhà, khi đi ngang qua bưu cục chỉ cần dừng xe với tay bỏ thư vào hòm, khỏi cần mất thì giờ vào bên trong.

Anh em thằng Nở đứng quanh quẩn trước hòm thư từ sáng sớm. Trưa hôm qua, sau khi không thấy công an xuất hiện, nhỏ Xảo đã hết sợ. Hôm nay, nó và thằng Nở được bọn Quý ròm dặn phải đứng chơi ngay trước hòm thư. Hễ thấy bất cứ ai dừng xe muốn bỏ thư, hai đứa phải chìa tay ra, nhã nhặn: “Cô, chú đưa cháu bỏ giùm cho!” và tất nhiên trước khi bỏ thư vào hòm, tụi nó có nhiệm vụ phải liếc chiếc phong bì xem đó có phải là lá thư mà cả bọn chờ đợi hay không.

Kế hoạch của Quý ròm vạch ra, anh em thằng Nở thực hiện một cách hoàn hảo. Tất cả khách gửi thư đều vui vẻ đưa thư cho hai anh em nó bỏ giùm, lại còn cảm ơn rối rít và hết lời khen ngợi: “Hai đứa bé con nhà ai mà ngoan ngoãn, tử tế ghê!” khiến anh em nó khoái chí cười luôn miệng.

Nhưng đến khi Quý ròm, Tiểu Long và Văn Châu xuất hiện thì anh em thằng Nở hết cười nổi:

Quý ròm hỏi:

- Có gì không?

Miệng Nở méo xẹo:

- Không có gì!

Việc cô gái bí mật nào đó cứ nhất định không chịu xuất hiện ở bưu cục Bàu Cát dĩ nhiên không phải lỗi của anh em thằng Nở. Nhưng nhìn vẻ hồi hộp chờ đợi của bọn Quý ròm, Nở vẫn cảm thấy áy náy sao sao ấy! Nó có cảm giác mình cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong chuyện này!

Như đọc được tâm trạng của thằng nhóc, Tiểu Long dặt tay lên vai Nở:

- Mày yên tâm! Còn chiều nay nữa!

Mắt Nở chớp lia:

- Anh tin rằng chiều nay cô gái kia sẽ tới ư?

Tiểu Long gật đầu:

- Nhất định cô ta sẽ tới!

Nghe cái giọng chắc như cua gạch của Tiểu Long, Nở thấy ngực mình nhẹ hẳn. Nó kéo tay nhỏ Xảo, miệng cười t

- Vậy tụi em về trước nghen!

Thằng Nở tính tình khác xa thằng Mạnh. Với những vụ điều tra như thế này, Mạnh không đời nào bỏ qua. Thế nào đó cũng nằng nặc đòi ở lại “tham gia” cho bằng được. Nở không vậy. Nó không ham làm thám tử. Nó chỉ mong sớm chấm dứt “nhiệm vụ” để về nhà đi bán báo. Quý ròm nhìn theo anh em Nở, cười nói:

- Cảm ơn tụi mày nhiều nhá!

Nở quay đầu lại gật gật theo đúng phép lịch sự rồi cắm cúi dông thẳng.

Văn Châu nhìn Tiểu Long:

- Tôi đi mua bánh mì ăn trưa nghen?

Tiểu Long đưa tay xoa bụng:

- Ý kiến hay đấy!

Một lát, bọn Quý ròm mỗi đứa tay cầm một ổ bánh mì vừa nhai nhồm nhoàm vừa đứng tán gẫu ngay trước hòm thư.

Trông bề ngoài, bọn chúng có vẻ như những đứa trẻ vô tâm và rỗi việc. Nhưng nếu ai tinh ý như tác giả, sẽ thấy sự thực không phải vậy. Bọn trẻ miệng nói nhưng mắt không ngừng trông ngang liếc ngửa như đang nóng lòng chờ đợi ai.

Bọn Quý ròm đứng đợi khoảng nửa tiếng thì có một chiếc xe gắn máy trờ tới, thắng “rét” ngay trước mặt.

- Này, các chú bé kia! - Người đàn ông mập mạp ngồi trên xe trợn mắt – Sao lại đứng che khuất cái hòm thư thế?

Quý ròm cười tươi:

- Chú định bỏ thư hả chú?

- Hừ! Không bỏ thư thì thắng xe lại làm gì!

Người đàn ông vừa đáp vừa lúi húi mở cặp.

Quý ròm nhanh nhẹn chìa tay ra:

- Chú đưa cháu bỏ giùm cho!

Người đàn ông nhướn mắt:

- Bây giờ lại có “cò bỏ thư” nữa à? Chà, “nghề” này mới à nha!

Quý ròm đỏ mặt:

- Chú hiểu lầm rồi! Tụi cháu bỏ giùm thư không lấy tiền công đâu ạ!

Người đàn ông vẫn nắm khư khư lá thư trên tay, giọng nghi hoặc:

- Chú bé tử tế thế sao?

Quý ròm hiền lành:

- Dạ, rất tử tế ạ! Ở trường thầy cô dạy tụi cháu có dịp nên giúp đỡ kẻ khác! Tụi cháu làm theo lời thầy cô đó, thưa chú!

Nghe giọng điệu khoa trươngVăn Châu và Tiểu Long phải cúi gằm mặt để nén cười. Nhưng người đàn ông thì không buồn giữ gìn. Ông cười phá lên:

- Chà, chú em láu lỉnh lắm! Này, thế thì “giúp đỡ kẻ khác” đi này!

Quý ròm mừng rơn. Nó hăm hở đón lấy phong thư trên tay người đàn ông. Nhưng rồi mặt nó bỗng xịu ngay xuống: đó không phải là thư gửi cho trung phong Sĩ Hoàng.

Cho đến bốn giờ chiều ngày hôm đó, bọn Quý ròm còn có dịp “giúp đỡ kẻ khác” thêm năm, sáu lần nữa. Và cũng như anh em thằng Nở, bọn Quý ròm được các khách bỏ thư khen nức nở. Nhưng dù vậy, chẳng đứa nào trong bọn vui nổi. Bởi vì “nhân vật” mà tụi nó mong được “giúp đỡ” đến cháy ruột cháy gan vẫn không thấy đến.

Tiểu Long ngần ngừ nhìn Quý ròm:

- Hay là…

Quý ròm đưa tay ngăn lại:

- Đừng sốt ruột! Cứ chờ thêm lát nữa!

Sau “một lát”, Tiểu Long lại quay sang bạn:

- Theo tao…

Bàn tay Quý ròm lại lật đật giơ lên:

- Chờ thêm một lát!

- Một lát là bao lâu? - Lần này Tiểu Long không chịu ngậm miệng.

Quý ròm mím môi:

- Tụi mình sẽ đợi thêm nửa tiếng đồng hồ nữa!

Thật ra lúc này bụng dạ Quý ròm cũng thấp thỏm không kém gì hai bạn. Chỉ có điều nó không để lộ ra ngoài mặt đó thôi. Thời gian càng lúc càng cạn dần mà người hâm mộ bí ẩn nọ vẫn biệt tăm khiến Quý ròm bắt đầu đâm ra nghi ngờ sự phỏng đoán của nhỏ Hạnh.

Nhưng đúng vào lúc bọn trẻ bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng và Quý ròm chuẩn bị lên tiếng kêu các bạn ra về thì một cô giá đạp xe đạp từ xa tiến lại. Cô gái hình như đi chợ về, giỏ xe đằng trước chất dăm cái túi nhỏ nằm xen giữa mấy bó rau muống xanh ngắt.

Thấy chiếc xe ngừng ngay trước mặt, không đợi cô gái kia kịp hỏi, Quý ròm đã thấp thỏm:

- Chị gửi thư hả chị?

Cô gái mỉm cười:

- Ừ.

Quý ròm lễ phép:

- Chị đưa thư đây em bỏ giùm cho!

Vừa đón lấy lá thư từ tay cô gái, Quý ròm nín thở liếc mắt lên phong bì.

Trong một thoáng, tim Quý ròm như ngừng đập. Phong thư trên tay nó đúng là phong thư mà tụi nó chờ đợi suốt hai ngày nay. Chỗ người gửi để trống còn chỗ người nhân tên của trung phong Sĩ Hoàng được viết bằng nét chữ nghiêng nghiêng với chứ S có hai khoanh tròn u không lẫn vào đâu được. Và đang nằm ngay ngắn ở góc phong bì chính là con tem “Thiếu nữ bên hoa sen’ quen thuộc.

Vẻ sửng sốt của Quý ròm khiến Văn Châu và Tiểu Long lập tức chụm đầu dòm.

- Gì vậy các em? – Cô gái ngạc nhiên hỏi/

- Dạ, dạ, không có gì đâu ạ! - Quý ròm giật mình đáp - Tụi em thấy con tem đẹp quá nên tò mò ngắm nghía thế thôi!

Quý ròm trớ nhanh như máy, vừa nói nó vừa lật đật nhét chiếc phong bì vào khe hở của hòm thư.

Cô gái nhoẻn miệng cười:

- Ừ, con tem này đẹp thật! Thôi, chị về đây! Cảm ơn các em nhé!

Khi nói như vậy, cô gái không ngờ rằng mình vừa đi khoảng mười mét, ba đứa trẻ kia đã hối hả tót lên hai chiếc xe dựng ở bờ tường, len lén bám theo.

Tiểu Long hí hửng nhấn mạnh bàn đạp khiến Quý ròm phải đập tay lên lưng nó:

- Chậm lại! Đây có phải bắt cướp đâu mà mày phóng hăng thế!

Văn Châu nghiêng đầu qua Tiểu Long:

- Phen này mình lập công lớn, bạn tha hồ xin chữ ký và chụp hình chung với anh Sĩ Hoàng nhé!

Tiểu Long vờ khịt mũi, làm như không nghe câu nói của Văn Châu. Nhưng nó biết lòng nó đang sung sướng lắm. Như vậy l cuối cùng, ba đứa nó và anh em thằng Nở đã không dẫn xác lên quận Tân Bình và ngồi chết gí trước bưu cục Bàu Cát một cách vô ích. Cuối cùng sau bao phen hồi hộp và lo âu tụi nó đã gặp được cô gái bí ẩn kia. Và nhất là cuối cùng, tụi nó đã giúp cho “thần tượng” của mình có cơ hội viếng thăm và cảm ơn cô gái về sự động viên lớn lao cô đã dành cho anh trong những ngày tháng khó khăn…

Đang miên man nghĩ ngợi, Tiểu Long bỗng giật thót người khi thấy cô gái dừng lại và thong thả xuống xe.

Không ngờ nhà cô gái lại cách bưu cục Bàu Cát gần đến thế, suýt chút nữa Tiểu Long và Văn Châu đã trờ xe sát tới. May mà cuối cùng hai đứa thắng lại kịp và nhanh chóng lủi vào sau một gốc cây.

Trong khi cô gái loay hoay mở ổ khoá cửa thì bọn Quý ròm thập thò căng mắt nhìn lên bảng số nhà và cố ghi vào trong óc đãy chữ số khá rắc rối: 37A/108

Nhưng sự “thu hoạch” của bọn Quý ròm trong ngày hôm đó không chỉ có vậy. Lúc cô gái sắp sửa dắt xe vào nhà, bà hàng xóm thình lình thò đầu ra khỏi cửa:

- A, cô Hường đi chợ về rồi hả? Cô có nhớ mua giùm ký đường cho tôi không vậy?

CHƯƠNG 10

Ngoài hai mươi lăm ngàn ng1;i chen như nêm trên bốn phía khán đài, bên ngoài sân vận động Thống Nhất còn khoảng gần chục ngàn khán giải không vào được trong sân.

Phía đường Nguyễn Kim và Ngô Quyền tương đối yên tĩnh. Nhưng ở các cửa hông trên đường Đào Duy Từ và Tân Phước, đám đông đang làm loạn.

Tiểu Long lắng tai nghe tiếng hò reo, tiếng la ó và tiếng đập cửa thình thình một hồi rồi rụt cổ:

- Ghê thật! May mà tụi mình đi từ sớm!

Văn Châu tặc lưỡi phát biểu cảm tưởng:

- Kể ra không xem được trận này cũng tiếc thật!

Quý ròm sốt ruột nhìn xuống sân:

- Sao hai đội chưa ra sân khởi động kìa?

Như để trả lời Quý ròm, từ dưới đường hầm ba vị trọng tài người Iran râu ria rậm rạp đang hùng dũng dẫn hai đội bóng tiến ra sân giữa tràng pháo tay vang như sấm của mấy chục ngàn khán giả.

Đội Ilhwa Chuma của Hàn Quốc mặc quần áo toàn màu xanh, người nào người nấy to như hộ pháp, đang lừng lững bước. Vẻ tự tin của đội bóng chuyên nghiệp này bộc lộ qua cái cách các cầu thủ vửa đi vừa cười đùa rôm rả. Có vẻ như họ xem cái đội bóng mà họ vừa thắng 4-1 cách đây nửa tháng trong trận lượt đi chẳng là cái đinh gỉ gì. Trận lượt về ngày hôm nay đối với họ có lẽ gần với một cử dượt nhẹ nhàng hơn là một trận đấu gay go, căng thẳng. Vì vậy, nom họ giống đoàn khách đi du lịch hơn là đội qu đi chiến đấu.

Sóng bước bên cạnh, đội Hy Vọng vẫn trung thành với bộ đồng phục quần xanh áo vàng truyền thống, do trung phong vừa trở lại sân cỏ Sĩ Hoàng dẫn đầu.

Mặc dù đoán trước Sĩ Hoàng sẽ có mặt trong trận đấu này nhưng vừa thấy anh xuất hiện ở đầu đoàn quân áo vàng, mọi người vẫn ngạc nhiên một cách sung sướng:

- A, trung phong Sĩ Hoàng kìa!

- Ôi, vua phá lưới đã trở lại! Cảm ơn Trời Phật!

- Lục Vân Tiên tái xuất giang hồ! Hà hà!

Hàng ngàn cái miệng hướng về phía đội Hy Vọng , kêu to:

- Sĩ Hoàng năm-bờ oăn!

- Cố lên Sĩ Hoàng!

- Sĩ Hoàng, ai lớp du!

- Ráng sút vào lưới đối phương mười trái nghe!

- Sĩ Hoàng dzách lầu hủ len ngộ ôi nị lắm đó!

Tiếng Việt, tiếng Tàu, tiếng Anh tuôn như mưa. Trung phong Sĩ Hoàng ngước mắt nhìn lên các khán đài, vui vẻ và cảm động giơ tay chào.

Quý ròm nghe máu chạy rần rật trong người. Nó đứng bật dậy, gân cổ gào

- Anh Sĩ Hoàng, tụi em ở đây nè!

Tiểu Long vung nắm đấm. Nó thoi một phát lên… trời:

- Tụi em ở phía này nè!

Nhưng giữa mớ âm thanh đang náo động rền trời, có tài thánh trung phong đội Hy Vọng mới nghe thấy tiếng kêu khản giọng của hai ông nhóc.

Trung phong Sĩ Hoàng không nghe. Nhưng Văn Châu nghe rõ. Nó nói:

- Hai bạn ngồi xuống đi! Tốt nhất là giữ giọng lát nữa hét!

Quý ròm và Tiểu Long biết khôngthể làm gì hơn bèn nghe lời bạn lục tục ngồi xuống.

- Nè! - Văn Châu day qua Quý ròm – Khi nãy người ta hô gì vậy?

- Người ta chào mừng anh Sĩ Hoàng!

Văn Châu nhíu mày:

- Năm-bờ oăn là “số một”, ai lớp du là “tôi yêu bạn”, nhưng còn dzách lầu hủ len ngộ ôi nị là cái quái quỷ gì?

Tiểu Long vọt miệng “giải đáp thắc mắc”:

- Đó là tiếng Quảng chứ không phải tiếng Anh!

Văn Châu tròn xoe m

- Tiếng Quảng gì lạ vậy? Đó là Quảng Nam, Quảng Trị hay Quảng Ngãi?

Tiểu Long cười khì:

- Không, đó là tiếng Quảng Đông, Trung Quốc! Dzách lầu là “số một”, giống như năm-bờ oăn vậy, ngộ ôi nị là “tôi yêu bạn”, giống như ai lớp du vậy, còn hủ len là “đẹp trai”, giống như… như… Quý ròm vậy!

- Tao không giỡn với mày a nghen! - Quý ròm nhảy nhổm.

Trong khi Tiểu Long đang né người tránh nắm đấm Quý ròm đang dứ dứ trước mặt thì Văn Châu liếc Tiểu Long bằng ánh mắt thán phục. Nó đâu có biết cạnh nhà Tiểu Long có một gia đình người Quảng Đông làm bánh bao bán ngay trước hẻm. Tiểu Long qua lại hàng xóm hằng ngày, vốn liếng tiếng Quảng Đông của nó đâu chỉ có vậy. Buổi sáng nó biết giơ tay “chủ xành” – “chào buổi sáng”, buổi trưa nó biết hỏi “xực phàn mì?”- “ăn cơm chưa?”, buổi tối nó biết nói “phán xẻ phanh cao” – “về nhà đi ngủ”. Thậm chí khi đói bụng, nó biết mua bánh bao và nói “xê xô, dách chành pỉ” – “mua thiếu, lát trả tiền”…

Văn Châu không biết điều đó, tưởng thằng mập đang theo học lớp “tiến sĩ Trung văn” nên nó nhìn Tiểu Long mà mắt nó lé xẹ.

Thấy Văn Châu nhìn mình ngưỡng mộ, Tiểu Long khoái thầm. Nó ngồi im cười mím chi cọp. Nhưng Tiểu Long không khoan khoái được lâu.

Khi các cầu thủ đội Ilhwa Chuma ra sân tập với bóng và thi nhau tung những cú vô-lê chính xác, mạnh như búa bổ vào khung thành thì Tiểu Long hết cười n

Nó nhìn Quý ròm, nhăn nhó:

- Tụi nó sút ác quá mày!

Quý ròm cũng đang run, nhưng cố làm mặt tỉnh:

- Lúc tập dượt tụi nó làm ghê vậy chứ khi vào trận sút trật lất à!

Tiểu Long quẹt mũi:

- Sút trật lất mà lượt đi tụi nó “để” mình tới 4-1.

May cho Quý ròm, nó chưa biết làm sao gỡ bí thì Văn Châu đã lên tiếng ủng hộ nó:

- Ối dào, chuyện nhỏ! Tại lượt đi không có anh Sĩ Hoàng! Anh Sĩ Hoàng sút độc hơn tụi Chuma gấp bội!

Quý ròm gật gù:

- Anh Sĩ Hoàng không những tài nghệ siêu đẳng mà quyết tâm cũng rất lớn! Ảnh hứa rồi! Ảnh bảo trận này ảnh sẽ đá hết mình để đáp lại tấm lòng của người hâm mộ!

Tiểu Long định ngoác miệng cãi tiếp, nghe Quý ròm nói vậy, liền chép miệng làm thinh. Anh Sĩ Hoàng quả có nói với tụi nó như vậy thật.

Tối hôm qua, vừa điều tra ra tông tích tác giả của những bức thư bí ẩn kia, ba đứa tụi nó liền phóng như bay tới chợ Hoà Bình.

Vừa thấy mặt anh Sĩ Hoàng, Quý ròm đã huơ tay bô bô

- Tụi em phải “mai phục” hay ngày hai đêm như các chiến sĩ trinh sát vậy đó! Đêm không ăn ngày không ngủ…

- Đêm không ngủ ngày không ăn chứ! - Tiểu Long thật thà đính chính.

Quý ròm nguýt bạn:

- Sao mày khờ quá vậy! Đây là tao nói chơi kia mà!

Anh Sĩ Hoàng hắng giọng cắt ngang sự tranh cãi của bọn nhóc:

- Thế rồi sao? Rốt cuộc các em có tìm ra tông tích cô gái viết thư cho anh không?

- Có! - Quý ròm hớn hở - Cô gái đó tên Hường, đẹp chim sa cá lặn luôn!

Anh Sĩ Hoàng mỉm cười:

- Thế nhà cô Hường ở đâu?

Văn Châu vung tay:

- Cổ ở tuốt trên Ngã tư Bảy Hiền lận! Nhưng tụi em có ghi lại số nhà của cổ rồi!

Tiểu Long hăng hái giục:

- Anh thay quần áo đi, tụi em dẫn anh đi!

- Đi ngay bây giờ thì chưa được! – Anh Sĩ Hoàng hít vào một hơi - Chiều mai tụi anh phải đá trận chung kết lượt về với đội Ilhwa Chuma rồi!

- Ờ há! - Tiểu Long vò đầu, rồi nó khẽ liếc trung phong đội Hy Vọng, ngập ngừng hỏi - Thế ngày mai anh có ra sân không?

- Anh chưa biết! Nhưng có lẽ anh sẽ đá!

Văn Châu mím môi:

- Chắc chắn anh sẽ được đá!

Quý ròm quả quyết:

- Nếu anh đá, đội Hy Vọng chắc chắn sẽ lật ngược được thế trận!

Anh Sĩ Hoàng đập tay lên vai Quý ròm:

- Khó lắm! Nhưng anh sẽ cố! – Giọng anh đột nhiên trở nên nghiêm trang – Trong những ngày tháng xa rời sân cỏ, anh có dịp nghiền ngẫm về sự nghiệp của mình, về đạo đức của người cầu thủ cũng như về mối quan hệ gắn bó giữa cầu thủ và khán giả. Anh hiểu ra rằng chính sự tin yêu của người hâm mộ là bệ phóng và là mục tiêu của người cầu thủ trên sân cỏ. Nêu không có khán giả, bóng đá sẽ không tồn tại. Cũng như nếu không có những người như cô Hường, có thể anh đã không đủ cam đảm bắt đầu lại…

Trước vẻ mặt thừ ra của bọn trẻ, trung phong đội Hy Vọng nghiến răng, giọng chắc nịch:

- Trận chiều mai, nếu được vào sân, anh hứa với các em anh sẽ cống hiến hết sức mình, thậm chí hơn cả sức mình. Anh quyết sẽ đem lại sự hài lòng cho những người hâm mộ vẫn chờ đợi nơi anh, cho những người như cô Hườ

- Nhưng chừng nào anh sẽ đến thăm cổ? - Tiểu Long gãi đầu hỏi.

Môi người trung phong mím lại:

- Chiều mai, ngay sau khi trận đấu kết thúc! Các em đợi anh ở góc đường Nguyễn Kim – Tân Phước, anh sẽ đi cùng các em!

Đoạn đối thoại tối hôm qua hiện ra trong đầu Tiểu Long rõ mồn một. Nó xúc động nhớ lại vẻ mặt cương quyết và đôi mắt long lanh của trung phong đội Hy Vọng. Và nó không buồn tranh cãi với Quý ròm và Văn Châu nữa. Anh Sĩ Hoàng đã hứa sẽ cống hiến hết sức lực, sẽ đá trên cả sức mình, anh sẽ chiến đầu vì sự tin tưởng và yêu thương của đông đảo người hâm mộ, của người con gái tên Hường đã viết cho anh một trăm hai mươi lá thư trong bốn tháng chỉ để mong anh đừng bỏ cuộc…

Tự dưng Tiểu Long cảm thấy lòng mình dậy lên một niềm tin mơ hồ nhưng vững chắc. Nó nhìn chung quanh, thấy bốn phía khán đài rợp những biểu ngữ, băng-rôn cổ vũ đội nhà. Ở hai khán đài B và D, “lãnh địa” của các cổ động viên đội Điện Lực Hoà Bình cũng nhan nhản những khẩu hiệu cổ vũ cho đội bóng kình địch xưa nay.

Tiểu Long mỉm cười khi thấy các cổ động viên của đội bóng ngành điện giương cao các tấm biển nắn nót những dòng chữ “xưa nay hiếm”: “Các chàng trai Hy Vọng, chúng tôi luôn ở bên các bạn!”, “Hãy chiến đấu cho cả chúng tôi!”, “Hãy chiến thắng, cám ơn!”. Riêng câu “châm ngôn” ưa thích của cổ động viên đội Điện Lực Hoà Bình “Đội Hy Vọng luôn luôn hy vọng và luôn luôn… thất vọng” bây giờ đã được “cải biên” thành “Đội Hy Vọng luôn luôn hy vọng và không bao giờ thất vọng”…

Tiểu Long đưa mắt nhìn xuống thảm cỏ xanh dưới kia, thấy lòng vui chi lạ! Trong một thoáng, nó chợt nhận ra thể thao có thể khiến con người bộc lộ lòng yêu nước một cách nồng nàn nhất, và cũng hồn nhiên nhất. Cổ động viên của đội bóng Điện Lực đại kình địch thường ngày vẫn hung hăng tìm đủ mọi cách để nhấn chìm uy phong của đội Hy Vọng xuống tận bùn đen, vậy mà khi đội Hy Vọng chạm trán với một đội bóng nước ngoài, đám cổ động viên cuồng nhiệt đến quá khích kia bỗng tự nguyện quay sang ủng hộ “kẻ thù” không tiếc sức…

Tiếng còi của trọng tài Iran ré lên cắt đứt những suy nghĩ miên man trong đầu Tiểu Long.

Ở dưới sân, hai mươi hai cầu thủ bắt đầu chuyển động. Đội Ilhwa Chuma được giao bóng trước.

Đã từng đè bẹp dễ dàng đối phương cách đây nửa tháng, đội Ilhwa Chuma chả cần thăm dò như người ta vẫn thường làm ở đầu trận đấu. Sau quả giao bóng là hai đường chuyền, rồi ngay lập tức một cú lốp bóng bổng vượt nửa chiều dài sân rót ngay chóc vào vùng cấm địa đội Hy Vọng: một lối đá tốc độ nhằm gây áp lực.

Nhưng thủ môn Lê Hồng Miên đã lập tức chứng minh cụm từ hoa mỹ “đôi tay nhựa” khán giả tặng cho anh không phải lúc nào cũng … sai sự thật. Anh bay người lên như cánh dơi, ôm bóng trên hai cái đầu nhô cao của tiền đạo đối phương và lộn một vòng ngoạn mục xuống cỏ giữa tiếng trống thúc, tiếng phèng la gõ và tiếng hoan hô như sấm trên khán đài.

Quý ròm quay sang Tiểu Long, cười hề hề:

- Lê Hồng Miên chụp dínhế này, tao dám chấp đội Chuma hai trái!

Biết bạn ba hoa nhưng Tiểu Long cũng thấy khoai khoái. Nó vui vẻ ba hoa theo, dĩ nhiên ở mức độ thấp hơn:

- Tao chỉ dám chấp nửa trái thôi!

Văn Châu là con gái, không quen huênh hoang. Nghe hai bạn bốc đội nhà lên mây xanh, nó chỉ ngồi cười khì sung sướng.

Chỉ tiếc là nó không sung sướng được lâu. Gần ba mươi phút trôi qua mà đội Hy Vọng không có lấy được một đường tấn công sắc bén. Trong khi đó áp lực của đội Ilhwa Chuma luôn đè nặng lên phần sân đội nhà. Các cầu thủ Hàn Quốc cao to, thường thắng trong các cuộc đua tốc độ và các cuộc tranh chấp bóng tầm cao. Các pha dốc bóng chóng mặt dọc biên kết thúc bằng những cú sút búa bổ hoặc các cú treo bóng lơ lửng trước khung thành khiến mấy chục ngàn quả tim trên khán đài giật thon thót. May mà trong một chiều xuất thần, hàng hậu vệ do libéro Đức Vĩnh chỉ huy đã thi đấu lăn xả và những cú cản bóng sơ sót đã được thủ môn Lê Hồng Miên sửa chữa một cách hoàn hảo bằng những pha dũng cảm bay người cứu bóng.

Hiệp một kết thúc bằng tỉ số 0-0 với ưu thế nghiêng hẳn về phía đội khách.

Mười lăm phút cuối, hai bàn tay Văn Châu đặt dính lên ngực, không thốt được một lời.

Khi còi trọng tài nổi lên, nó mới buông tay xuống, thở một hơi dài:

- Hú vía! Thật cứ như ngồi trên lửa!

Tiểu Long chán nả

- Đá kiểu này thì đội Hy Vọng chả còn hy vọng gì! Phải thắng tụi Chuma ít nhất 3-0 mới mong đoạt cúp!

Quý ròm cố nói cứng:

- Biết đâu đấy! Còn bốn mươi lăm phút hiệp hai nữa chi!

Lần này Văn Châu không ủng hộ Quý ròm. Diễn biến của hiệp một làm nó xuôi xị:

- Hiệp hai giữ cho không thủng lưới đã là may! Dễ gì thắng nổi 3-0!

- Sao lại không thắng nổi! - Quý ròm đỏ mặt tía tai - Bạn quên đội mình có anh Sĩ Hoàng rồi sao?

Văn Châu chép miệng, kèm theo cái lắc đầu:

- Anh Sĩ Hoàng hôm nay bị kèm chặt, chẳng làm ăn được gì đâu!

Những điều Văn Châu nói hoàn toàn là sự thật. Nhưng Quý ròm lại không muốn thừa nhận cái sự thật phũ phàng đó. Nó nhếch môi:

- Để rồi xem!

Quý ròm nói là nói hú hoạ. Nhưng vào đầu hiệp hai, tình thế trên sân quả nhiên đổi khác.

Đội Hy Vọng đột ngột thay đổi lối đã. Đã giảm hẳn những cú nhắm mắt nhắm mũi xẻ bóng ra biên cho hai tiền vệ tấn công đua tốc độ với các hậu vệ Ilhwa Chuma chân cẳng dài ngoẵng, lúc nào cũng chạy vèo vèo như xe đua thể thức 1. Đã giảm hẳn những cú lật bóng bổng đầ rủi vào trung lộ để các tiền đạo nhỏ con thi “nhảy cao” với các trung vệ cao kều của đối phương. Thay vào đó là lối chơi giữ bóng chắc ở khu vực giữa sân, lối đi bóng lắt léo trước vùng cấm địa đối phương để thình lình tăng tốc đột phá hoặc bất ngờ tỉa những đường chọc khe cho tuyến sau băng lên dứt điểm.

Lối đá chủ động này đẩy đội Ilhwa Chuma rơi vào thế lúng túng. Ý đồ duy trì trận đấu ở nhịp độ cao để bào mòn thể lực đối phương của đội vô địch Hàn Quốc rốt cuộc đã không thực hiện được. Sau hiệp một bị ép sân, huấn luyện viên tinh khôn của đội Hy Vọng quyết định tránh xa chiếc bẫy quỷ quái này của đội Ilhwa Chuma. Thay vì chấp nhận đua tốc độ và sức bền, ông buộc các cầu thủ cao to nhưng xoay trở chậm của đối phương đua sự khéo léo với các cầu thủ của ông.

Sự thay đổi chiến thuật thi đấu của đội Hy Vọng đã gặt hái kết quả ngay ở phút thứ mười lăm của hiệp hai. Một pha rê bóng biến ảo của Sĩ Hoàng bên cánh trái đã hút theo một lúc ba hậu vệ đối phương. Ngay lập tức tiền vệ Quang Huy của đội Hy Vọng băng lên chiếm lĩnh “hành lang’ trống trải ở bên phải. Cú tỉa bóng khéo léo và chính xác của Sĩ Hoàng ngay sau đó đã đặt bóng vào trước mũi giày của Quang Huy như “dọn cỗ”.

Thấy nguy, thủ môn đội Ilhwa Chuma băng ra truy cản một cách vô vọng. Bằng một cú gảy bóng điệu nghệ bằng mũi chân, tiền vệ Quang Huy đã đưa trái bóng bay vòng qua người thủ môn, nhễu vào lưới trước ánh mắt ngỡ ngàng của các cầu thủ đội Chuma và trước sự sung sưóng bùng nổ đến điếc tai trên các khán đài.

Quý ròm đấm vào vai Tiểu Long một phát thật lực:

- Thấy chưa! Tao đã bảo

Quý ròm người ròm nhưng xương cứng. Cú đấm làm Tiểu Long nhăn hí. Nhưng đang “vui sao nước mắt lại trào”, nó xoa vai cười méo xệch:

- Ừ, bất ngờ thật đấy!

Quý ròm chỉ tay ra bốn phía:

- Mày nhìn kìa!

Khắp các khán đài, biểu ngữ nhấp nhô, cờ đuôi nheo bay rợp, cả cờ nước nữa, cờ nước cũng phấp phới đầy tự hào.

Tiểu Long tự dưng thấy lòng rưng rưng. Nó cúi đầu lầm rầm cầu nguyện:

- Lạy trời! Cho đội Hy Vọng xin hai trái nữa!

Người ta thường bảo Trời có mắt. Nhưng hôm nay hình như Trời có thêm… tai: Tiểu Long lkhấn khứa chưa xong, đội Hy Vọng đã ghi thêm một bàn thắng nữa.

Bàn thắng thứ hai này nhanh không tưởng. Nhanh đến mức Tiểu Long khấn xong, vừa ngẩng đầu lên đã thấy bóng nằm gọn trong lưới đội Ilhwa Chuma tự đời nào.

- Trời đất! Đội mình ghi thêm một bàn nữa rồi hả? - Tiểu Long nghẹn ngào hỏi Quý ròm.

Nhưng Quý ròm không trả lời bạn. Nó cũng đang nghe có gì chặng ngang cổ họng. Nó thu nắm đấm, miệng “hức… hức…” như vừa bị mẹ đánh đòn.

Tiểu Long hỏi vậy thôi, ch đầu cần bạn trả lời. Những tiếng sấm rền vang bốn phía đã trả lời nói rồi. Niềm vui truyền đi từ người này qua người khác như điện giật tê tê đã trả lời nó rồi. Và những cầu thủ áo vàng thân thương đang ôm chầm lấy nhau dưới sân cũng đã trả lời nó rồi. Nó chỉ tiếc là mải lo cầu nguyện nên không được tận mắt chứng kiến bàn thắng chớp nhoáng đó thôi.

Nó quay sang Văn Châu:

- Ai ghi bàn thế Văn Châu?

- Ủa, bạn không nhìn thấy hả? - Văn Châu sửng sốt.

- Không! - Tiểu Long nhăn nhó – Bàn thắng lẹ quá! Tôi vừa cúi đầu xuống ngước lên, bóng đã vô lưới rồi!

- Vậy thì bạn quá xui! - Văn Châu tặc lưỡi, rồi nó hân hoan kể - Chính anh Sĩ Hoàng ghi bàn đấy! Đội Chuma vừa giao bóng, cầu thủ còn đang láo liên quan sát thì bị đội mình cướp mất bóng. Bóng được phóng ra biên, và một đường chuyện sệt làm lật lưng các hậu vệ Chuma. Anh Sĩ Hoàng băng lên như một tia chớp và một cú sửa bóng…

- Khoan, khoan! Bạn ngừng lại đi! - Tiểu Long vội vã kêu.

Tiểu Long hoa tay, miệng thao thao:

- Anh Sĩ Hoàng băng lên như một tia chớp và một cú sửa bóng bằng má ngoài chân phải khiến quả bóng chui qua nách thủ môn lăn vào sát cột dọc…

- Ủa, sao bạn biết? – Văn Châu nhìn sững Tiểu Long, vẻ nghi hoặc – Như vậy là bạn có nhìn thấy?

- Không! Tôi không nhìn thNhưng đây là cú ghi bàn sở trường của anh Sĩ Hoàng, ai mà chả biết! - Tiểu Long ưỡn ngực đáp.

Quý ròm lúc này đã nguôi xúc động. Nó quay sang Tiểu Long, hừ mũi:

- Xem không xem, lại ngồi đoán mò! Rõ là đồ ngốc tử!

Bị bạn mắng, Tiểu Long tức lắm. Nó sở dĩ không kịp nhìn thấy bàn thắng vừa rồi là do bận “khấn vái” cho đội nhà, thế mà thằng ròm lại mắng nó ngốc. Nhưng Tiểu Long không có thì giờ để vặc lại. Ở dưới sân lúc này đội Hy Vọng lại mở đợt tấn công mới.

Sau hai bàn thua bất ngờ, các cầu thủ Ilhwa Chuma đâm hoang mang, căng thẳng, những cú chuyền bóng đã không còn chính xác. Ngược lại, các cầu thủ Việt Nam càng đá càng hưng phấn. Các bàn thắng của Quang Huy và Sĩ Hoàng như tiếp thêm sức mạnh cho toàn đội. Cơ hội đoạt Cúp bất ngờ xuất hiện trong tầm tay khiến mười một chiếc áo vàng thi đấu tưng bừng, à quên, chỉ có mười chiếc áo vàng, còn thủ môn Lê Hồng Miên mặc áo màu cánh gián. Tính theo luật FIFA, đội Hy Vọng chỉ cần ghi thêm một bàn thắng nữa vào lưới đội Ilhwa Chuma là đoạt chức Vô địch châu Á. Thắng lợi gần kề khiến các cầu thủ đội Hy Vọng chạy và chạy, sút và sút, đánh đầu và đánh đầu không biết mệt mỏi.

Tiếp thêm sinh khí cho các cầu thủ dưới sân là những tiếng hò reo không ngớt trên các khán đài. Từ lúc Sĩ Hoàng ghi bàn thắng thứ hai, chuỗi âm thanh sôi sục kia dường như kéo dài bất tận. Cờ lại tiếp tục phất loạn, trống nện tưng tưng, chũm choẹ đánh xập xình. Có người gõ thành ghế chan chát. Người hâm mộ dưòng như không biết mỏi miệng. Bằng cách của mình, ai cũng muốn thúc cho bàn thắng mau xảy ra.

Bọn Quý ròm thích thú nhận ra những chiếc áo nâu, vàng và xám tro của các nhà sư, những chiếc áo thụng đen của các cha cố thấp thoáng giữa rừng người cuồng nhiệt. Họ ngồi xa quá, bọn Quý ròm không biết các bậc tu sĩ đáng kính này có hò hét khản giọng và nhảy tưng tưng mỗ khi đội nhà xuống bóng như mọi người hay không nhưng tụi nó nhìn thấy nhiều vị cầm cờ đỏ sao vàng trong tay phất lia lịa.

Bị dẫn trước hai bàn, lại bị không khí sôi động bốn phía làm cho choáng ngợp, các cầu thủ Ilhwa Chuma chỉ còn là chiếc bóng của mình trong hiệp một.

Và như trong một chuyện cổ tích có hậu, năm phút trước khi kết thúc trận đấu, một cú vô-lê tuyệt đẹp của trung phong Sĩ Hoàng đưa bóng đi xuyên qua rừng cầu thủ hai bên đang chen lấn dày đặc trước vùng cấm địa đối phương. Thủ môn cao kều của đội Ilhwa Chuma bị che mắt, chỉ kịp bay người chạm những đầu ngón tay vào bóng một cách tuyệt vọng.

Trái bóng chui tọt vào khung thành kéo theo sự bùng nổ vô tiền khoáng hậu trên các khán đài. Ngoài cờ quạt, biểu ngữ, băng-rôn, hàng vạn mũ nón tung bay như bươm bướm. Ai không đội mũ nón thì cởi áo. Ai không cởi áo thì tháo dép, tháo giày. Niềm vui vỡ oà, người ta không tiếc tay tung hê mọi thứ trên người: cuốn sách, tờ báo, cờ, quạt, hộp thuốc lá, thỏi kẹo chewing-gum, mũ, áo, giày, dép, tất nhiên trừ quần.

Ở dưới thảm cỏ xanh, cầu thủ hai bên không ai còn đứng vững. Đội Hy Vọng nằm đè lên nhau làm núi vui mừng. Đội Ilhwa Chuma nằm sóng soài bên nhau làm sông thất vọng. Chỉ sau bốn mươi lăm phút hiệp hai, niềm vui và nỗi buồn đã đổi chỗ cho nhau.

Mãi một lúc, đội trưởng đội Hàn Quốc mới bừng tỉnh. Anh vội vã nhỏm dậy, vội vã đem bóng đến vòng tròn giữa sân để thúc giục đồng đội tiếp tục thi đấu nốt năm phút hy vọng cuối cùng

Nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi đó chỉ đủ để khán giả thót tim mỗi một lần duy nhất khi bóng bật cột dọc khung thành Lê Hồng Miên, sau đó hạnh phúc được nhân lên gấp trăm lần khi tiếng còi của vị trọng tài Iran râu rậm vang lên báo hiệu trận đấu lượt về tranh chức vô địch cúp C1 châu Á kết thúc, với phần thắng nghiêng về đội vô địch Việt Nam, một chiến thắng trong đường tơ kẽ tóc và vượt ra ngoài những dự đoán táo bạo nhất.

Quý ròm mừng chảy nước mắt. Nghe ướt trên má, nó mắc cỡ định giơ tay lên chùi, nhưng nhìn chung quanh thấy ai cũng “mít ướt” như mình, nó chả thèm xoá dấu vết nữa. Nửa cười nửa mếu, nó quay sang Tiểu Long và Văn Châu:

- Ở lại xem đội mình lên nhập cúp và huy chương không?

Văn Châu nhanh nhẩu:

- Ở lại chứ! Mình phải ở lại đến phút cuối cùng để vỗ tay cho đã!

Quý ròm ngó Tiểu Long:

- Ở lại hén mày!

Tiểu Long cũng khoái ở lại lắm. Nhưng vốn tính cẩn thận, nó ngập ngừng hỏi lại:

- Thế còn chuyện kia?

- Chuyện kia là chuyện gì?

- Chuyện anh Sĩ Hoàng dặn tụi mình đó!

Nhắc nhở của Tiểu Long khiến cặp lông mày Quý ròm nhăn tít. Tối hôm qua anh Sĩ Hoàng dặn tụi nó sau khi trận đấu kết thúc phải ra ngay cổng chính, đợi ảnh ở ngã tư Nguyễn Kim – Tân Phước. Bốn anh em sẽ cùng đến thăm nhà chị Hường. Nếu bây giờ tụi nó nán lại ở lại xem lễ phát giải, lát nữa sẽ không thể nào chui được ra khỏi cửa trước nghìn nghịt người là người.

Sau một hồi bặm môi suy nghĩ, Quý ròm khoát tay, nó nói mà giọng tiếc hùi hụi:

- Thôi, tụi mình đi! Lễ phát giải đành xem lại sau trên ti-vi vậy!

Nhưng dù rút sớm, len lỏi qua rừng người đang phấn khích kia cũng không phải là dễ. Tiểu Long, Văn Châu và Quý ròm thoát ra tới đường Tân Phước, miệng mũi đã muốn thở không ra hơi. Khoảng cách từ khán đài D đến cổng sân đường Tân Phước gần xịt, bình thường bọn Quý ròm chỉ phóc ba cái là tới, vậy mà lúc này phải mất gần hai mươi phút tụi nó mới ra tới nơi.

Ba đứa lếch thếch kéo lên góc đường đã hẹn, đợi thêm khoảng hai mươi phút nữa mới thấy chiếc xe buýt của đội Hy Vọng ngắc ngứ bò ra khỏi cánh cổng sắt đồ sộ phía đường Nguyễn Kim.. Người hâm mộ bu vòng trong vòng ngoài đông nghẹt, vừa vẫy tay vừa hoan hô vang trời, khiến chiếc xe chỉ nhích được từng chút một.

Khi chiếc xe ra tới ngã tư Nguyễn Kim – Tân Phước, vòng người mới thưa bớt. Quý ròm nhìn qua cửa kính, thấy các cầu thủ đội Hy Vọng đang ngồi trên các băng ghế cười nói tíu tít, mặt người nào người nấy tươi rói, vẻ mệt mỏi sau trận “ác chiến” dường như bay biến đâu mất

- Anh Sĩ Hoàng!

- Anh Sĩ Hoàng! Tụi em ở đây nè!

Không biết anh Sĩ Hoàng có nghe thấy không mà chiếc xe bỗng đỗ xịch.

Trung phong đội Hy Vọng bước xuống, áo sơ mi quần dài gọn gàng, trên cổ còn đeo lủng lẳng chiếc huy chương vàng mới choé.

Vừa thấy bọn Quý ròm ùa lại, anh mỉm cười:

- Sao, chúng ta đi bằng cách nào đây?

Quý ròm nhanh nhẩu:

- Anh đợi chút, tụi em đi lấy xe đạp!

Một lát sau, Tiểu Long chở Quý ròm, anh Sĩ Hoàng đèo Văn Châu, bốn người hớn hở đạp xe về hướng Ngã tư Bảy Hiền.

Được ngồi sau lưng “thần tượng”, Văn Châu sướng rơn. Nó hít hà:

- Bữa nay anh đá hay ghê!

Quý ròm day qua:

- Y chang Ronaldo vậy đó!

Anh Sĩ Hoàng nheo mắt:

- Thôi đi em!

- ật đó!- Quý ròm hùng hổ - Không ai nghĩ các anh lại thắng được đội Chuma ba trái!

Anh Sĩ Hoàng gật gù:

- Có lẽ nhờ yếu tố bất ngờ!

Quý ròm không chịu:

- Nhờ anh thì có!

- Không phải nhờ anh đâu! - Giọng anh Sĩ Hoàng chợt bâng khuâng – Đúng ra là nhờ cô Hường, nhờ sự động viên không mệt mỏi của cổ…

Văn Châu đột ngột reo lên:

- A, hồi nãy chị Hường dám có mặt trên khán đài lắm à nha!

- Đúng rồi! - Tiểu Long hí hửng hùa theo – Hôm nay thế nào chị Hường cũng đi xem anh đá!

- Anh cũng nghĩ vậy! – Trung phong đội Hy Vọng tươi nét mặt – Và anh rất sung sướng là đã không phụ lòng của một người hâm mộ chí tình như cổ…

Qua khỏi ngã tư Bảy Hiền, đi thêm một đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám, ngoặt phải hai lần, Tiểu Long thắng xe đánh “rét”, hạ giọng:

- Tới rồi!

Anh Sĩ Hoàng nhìn quanh:

- Nhà cô Hường là nhà nào đâu?

Quý ròm chỉ tay vào căn nhà số 37A/08:

- Căn nhà có cánh cửa xam xám đó!

Bốn anh em hồi hộp bước đến trước cánh cửa đóng kín. Quý ròm khẽ liếc anh Sĩ Hoàng nói nhỏ:

- Dám chị Hường ở sân vận động chưa về!

- Em cứ gõ cửa thử xem!

Quý ròm đoán sai bét. Nó mới gõ hai cái, cánh cửa đã bật mở. Và người đứng ngay giữa khung cửa đúng là cô gái tụi nó đã theo dõi hôm qua.

Quý ròm láu táu:

- Thưa, chị có phải là chị Hường không ạ?

Thấy đám người lạ hoắc đột ngột tìm tới nhà, chị Hường chưa hết kinh ngạc, thêm câu hỏi của Quý ròm nữa, chị càng thêm sửng sốt:

- Ủa, sao em biết?

Đang nói, chị bỗng nhìn chằm chằm vào mặt Quý ròm. Rồi đưa mắt sang Tiểu Long và Văn Châu, chị ngỡ ngàng bật kêu:

- Ồ, các em hôm qua bỏ thư giùm chị đây mà! Thì ra…

Quý ròm không để chị Hường nói hết câu. Nó chỉ tay vào trung phong đội Hy Vọng:

- Đây là anh Sĩ Hoàng! Ảnh muốn đến thăm chị

Lời giới thiệu của Quý ròm làm chị Hường chết sững. Nãy giờ ngạc nhiên trước sự xuất hiện bất ngờ của bọn trẻ, chị quên chú ý đến anh thanh niên đứng phía sau. Không ngờ đó là trung phong nổi tiếng của đội Hy Vọng. Sau thoáng bối rối, chị trấn tĩnh đưa tay mời:

- Mời anh và các em vào nhà!

Vừa ngồi vào bàn, chưa kịp đụng đến ly nước chủ nhân mời, anh Sĩ Hoàng đã đứng lên khỏi ghế:

- Thưa chị, trước hết mong chị thứ lỗi cho tôi về tội đường đột! Mặc dù biết chị không muốn tiết lộ địa chỉ của mình, nhưng tôi vẫn cố tìm mọi cách dò ra chỗ ở của chị để được đến gặp chị và bày tỏ lòng biết ơn về sự quan tâm và động viên chị đã dành cho tôi trong thời gian qua…

- Không, không! - Chị Hường khẽ khoát tay và những người khách ngạc nhiên khi thấy những giọt lệ long lanh trên mắt chị - Anh không phải cảm ơn tôi!

Quý ròm bấm tay Tiểu Long, thì thào:

- Ngộ quá mày! Anh Sĩ Hoàng chỉ mới cảm ơn thôi mà chị Hường đã xúc động đến khóc rồi!

Thái độ của người con gái làm trung phong đội Hy Vọng đâm lúng túng. Nhưng rồi anh chậm rãi tiếp:

- Không, tôi rất biết ơn chị! Chính những lá thư của chị đã góp phần vực dậy tinh thần của tôi, đã giúp tôi hiểu thế nào là bóng đá chân chính, thế nào là tấm lòng của người hâm mộ! Và có thể nói chính những lá thư đó đã góp phần vào những bàn thắng của tôi chiều nay trước đội Ilhwa Chuma!

Chị Hường chùi nước mắt, giọng ngỡ ngàng:

- Ôi, anh đã hết hạn treo giò rồi sao?

Tất cả mọi người khách đều tỏ vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi của chị Hường. Như vậy là hồi chiều chị Hường không có mặt trên khán đài sân Thống Nhất. Và đích thị là chị không biết gì về tình hình bóng đã những ngày qua.

Anh Sĩ Hoàng mỉm cười:

- Tôi đã được xoá kỷ luật trước thời hạn! Chị không biết hèn gì trong những lá thư mới đây, chi vẫn khuyên tôi gắng chịu đựng…

Chị Hường cúi mặt nhìn xuống đất, khẽ giọng:

- Những lá thư mà anh nhận được mỗi ngày không phải là thư của tôi đâu!

Giọng chị Hường nhẹ như gió thoảng nhưng trung phong đội Hy Vọng và ba đứa trẻ nghe như sấm nổ bên tai.

Quý ròm lắp bắp:

- Tại sao như thế được? Chính tụi em bỏ giùm thư cho chị kia mà!

Chị Hường ngước lên và nhìn Quý ròm bằng đôi mắt đỏ hoe:

- Đúng vậy! Nhưng chị cũng chỉ bỏ giùm cho người

Anh Sĩ Hoàng hỏi bằng giọng hoang mang:

- Những lá thư đó không phải do chị viết thật sao?

- Thật! - Chị Hường chép miệng – Tôi có biết gì về bóng đá đâu! Chính em gái tôi đã viết những lá thư đó! Em tôi rất mê bóng đá, mê đội Hy Vọng và rất yêu quí anh!

Anh Sĩ Hoàng nhìn quanh:

- Thế em gái chị đâu rồi? Cô ta tên gì?

- Em tôi tên Hương! Nhưng anh không thể gặp nó được đâu!

- Không, tôi phải gặp! – Trung phong đội Hy Vọng mím môi - Nhất định tôi phải gặp, tôi phải nói lời cảm ơn…

- Anh không thể gặp được! - Chị Hường thở một hơi dài và buồn bã chỉ tay lên đầu tủ - Em tôi đang ở trên kia kìa!

Tám con mắt lật đật nhìn theo tay chỉ của chủ nhà và từ lúc đó không tài nào nhắm lại được.

Trên đầu tủ là tấm ảnh một người con gái lồng khung, đằng trước là lư hương đang nghi ngút khói. Cô gái trong ảnh rất giống chị Hường nhưng nom trẻ trung và vui vẻ hơn.

Chết điếng có đến năm phút, anh Sĩ Hoàng mới mở miệng được:

- Sao? H

Chị Hường nhắm mắt:

- Em tôi mất gần hai tháng nay rồi!

- Không được! Không thể được! – Anh Sĩ Hoàng nắm chặt tay – Tôi không tin! Hơn hai tháng nay Hương vẫn viết thư cho tôi đều đặn mỗi ngày! Mới ngày hôm qua tôi còn nhận được thư cô ta! Không, cô ta không chết! Hương không chết! Tôi còn phải gặp Hương! Tôi chưa cảm ơn Hương!

Anh Sĩ Hoàng càng nói càng khích động. Những tiếng cuối, giọng anh như gào lên.

- Anh bình tĩnh lại đi! Để tôi cho anh xem cái này!

Chị Hường dịu dàng nói và lặng lẽ quay vào nhà trong.

Lát sau chị trở ra với cuốn sổ khổ lớn trên tay. Chị đặt cuốn sổ xuống giữa bàn, từ tốn nói:

- Anh và các em xem đi! Đây là những hình ảnh của đội bóng mà em tôi yêu mến!

Quý ròm, Tiểu Long và Văn Châu xúm lại quanh anh Sĩ Hoàng, cùng anh lần giở từng trang trong cuốn sổ. Quả thật, đây là cuốn sưu tập công phu của một cổ động viên nồng nhiệt. Những tấm ảnh của đội Hy Vọng cà của từng cầu thủ trong đội in rải rác trên các báo đều được cắt dán vào đây. Cả những mẩu tin, những bài tường thuật liên quan đến đội Hy Vọng cũng đều được lưu giữ cẩn thận. Đặc biệt, những hình ảnh và bài viết về trung phong Sĩ Hoàng được đặt ở những vị trang trọng nhất trong sổ.

Bay anh Sĩ Hoàng mâm mê từng trang giấy. Một lát, anh ngước nhìn chị Hường, giọng run run:

- Em gái chị qua đời thật rồi sao?

Anh hỏi, vẫn không tin vào những gì nghe thấy nãy giờ. Chị Hường không trả lời ngay. Chị lần giở cuốn sổ đến trang cuối cùng. Ở đó có một xấp thư viết sẵn. Chị lấy xấp thư đặt trước mặt anh Sĩ Hoàng, sụt sịt nói:

- Lúc đó, em tôi đã biết mình có một khối u trong não! Hai tháng sau ngày anh bị tuyên bố kỷ luật, em tôi được hẹn mổ. Em tôi sợ mình không qua khỏi, nên trước khi vào bệnh viện đã ngồi viết liên tục cả trăm lá thư, và dặn tôi nếu em có mệnh hệ gì, tôi sẽ thay em mỗi ngày gửi đi một lá thư cho anh. Em tôi không ngờ anh được xoá án kỷ luật sớm hơn thời hạn, tôi lại không theo dõi các tin tức thể thao nên cứ âm thầm làm đúng theo những gì em tôi dặn. Hồi chiều, tôi cũng mới gửi đi một lá. Còn đây là những lá thư chưa kịp gửi…

Bốn anh em cầm lên những lá thư. Quả nhiên đó là những lá thư viết sẵn của cô gái tên Hương. Ngày tháng ghi trên thư là những ngày tháng chưa đến, có gần sáu chục lá như vậy, kéo dài suốt hai tháng trời, và nội dung vẫn là những lời động viên người trung phong đang bị án treo giò. Cô gái vắn số này đã tính chính xác số ngày trung phong đội Hy Vọng phải thi hành bản án, không ngờ anh đã trở lại sân cỏ sớm hơn dự liệu của cô.

Trong khoảnh khắc đó, thời gian như đột ngột dừng trôi. Không một cử động, không một tiếng nói, thậm chí có cảm giác như mọi người đều ngưng thở.

Mãi một lúc, anh Sĩ Hoàng mới chầm chậm đặt những lá thư xuống mặt bàn, nhưng anh vẫn không ngẩng đầu lên. Trên gương mặt đang cúi rất thấp đó, Quý ròm như nhìn thấy những giọt lệ đang rơi.

Chưa kịp nhìn kỹ thì Quý ròm bỗng thấy mắt mình cay cay và nghe có gì ươn ướt trên má. Ngoảnh sang bên cạnh, nó ngạc nhiên nhận thấy cặp mắt của hai bạn nó cũng đã đỏ hoe tự hồi nào.

- Anh đã vượt qua những ngày tháng khó khăn để trở lại sân cỏ, trở lại với người hâm mộ, như vậy là em tôi đã mãn nguyện rồi! Nó chỉ sợ anh nản chí…

Chị Hường nói bằng giọng nhẹ nhàng và điềm tĩnh, chị đã thôi sụt sịt.

- Vâng, tôi đã trở lại! – Anh Sĩ Hoàng từ từ ngẩng đầu lên, thẫn thờ nói - Hồi chiều, chúng tôi đã thắng. Đội Hy Vọng mà Hương yêu mến đã đoạt chức vô địch châu Á…

Anh ngước nhìn khung ảnh trên đầu tủ, giọng ngậm ngùi:

- Tôi đã thi đấu hết sức mình. Tôi muốn thi đấu vì tấm lòng của các cổ động viên. Tôi muốn chiến thắng để đáp lại sự mong đợi của Hương. Tiếc rằng Hương đã không còn cơ hội để nhìn thấy…

Rồi trước vẻ mặt ngẩn ngơ của mọi người, trung phong đội Hy Vọng tháo chiếc huy chưong vàng đeo quanh cổ bước đến trước bàn thờ, trang trọng quàng lên khung ảnh của cô gái anh chưa từng một lần gặp mặt:

- Tấm huy chương vàng này là của Hương! Không có những khán giả chân tình như Hương, không đội bóng nào có thể chiến thắng trên sân cỏ…

Anh lùi lại, đốt một nén nhang cắm vào chiếc lư đ̕ vẫn đang mơ màng toả khói.

Ở phía sau anh, Tiểu Long, Quý ròm và Văn Châu cũng đang lặng lẽ bước tới.

Quý ròm nhón lấy bao nhang trên đầu tủ. Ngay trong lúc đó quang cảnh trận đấu hồi chiều bỗng hiện ra mồn một trong óc nó. Nó như nghe ong ong bên tai những tiếng reo hò cuồng nhiệt “Cố lên Sĩ Hoàng!”, “Sĩ Hoàng năm-bờ-oăn!” vang dậy như sấm rền giữa bao nhiêu băng-rôn, cờ, quạt phấp phới. Bây giờ nhớ lại, nó bỗng bồi hồi tự hỏi không biết lúc đó cô gái tuyệt vời tên Hương này có đã tiếp sức cho những âm thanh đó thêm cháy bỏng để có thể ngấm vào trái tim của chàng trung phong tài ba đang miệt mài lăn xả trên sân cỏ dưới kia không!

1997

Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: