kinh van
Câu hỏi: Khi phát chính niệm thì thủ ấn và khẩu quyết có đối ứng một cách cụ thể không?
Sư phụ: Không, đó là còn tùy vào chư vị, hai khẩu thuyết có thể tuỳ ý đối ứng với hai thủ ấn.
Câu hỏi: Trong Chính Pháp, những gì các học viên có Thiên Mục đã khai mở thấy và nói lại, [một số người] nghe theo thay vì thể theo Pháp để cân nhắc mọi vấn đề.
Sư phụ: Bất cứ lúc nào, không kể là chư vị: thực thi công việc chung một nhóm với nhau cũng vậy, hay là chư vị cá nhân chứng thực Pháp cũng vậy, tất cả đều phải lấy Ðại Pháp làm thầy, phải dùng Pháp để cân nhắc tất cả, tuyệt đối không được thể theo những gì mà người có Thiên Mục có thể thấy mà làm tiêu chuẩn. Ðó là vì, mặc dù điều mà đệ tử ấy có thể thấy cũng có thể đúng, nhưng đó chỉ là một phần của tình hình toàn bộ, và đôi khi đó chỉ là ảo ảnh khởi lên từ các tâm ràng buộc chấp chước của họ mà tạo ra. Ðể tôi giảng cho chư vị rằng, trong vũ trụ này, không kể là một vị Thần cao thế nào, vũ trụ này đối với họ vẫn là một bí mật, họ cũng là sinh mệnh cần được cứu độ trong khi Chính Pháp vũ trụ. Ðiều mà họ nhìn thấy, điều mà họ hiểu biết được chỉ là những sự việc ở tầng thứ của họ, chứ không phải là tình hình thật sự của toàn bộ vũ trụ, lại càng không phải là tình hình thật sự, tối hậu và chính xác mà các đệ tử Đại Pháp trong thời Chính Pháp cần phải làm. Bất kể chư vị nhìn thấy các chư Thần ấy làm gì, hay nghe được họ nói những gì, tuyệt đối không được tin theo. Cứ thể theo Đại Pháp và thể theo yêu cầu của Sư phụ mà thực thi. Chư vị phải thực thi mọi việc một cách chính trực, điều này quan trọng vô cùng, vĩ đại vô cùng! Không được thể theo những gì ai đó đã thấy để làm chỉ đạo.
Khi thực thi sự việc với các đệ tử Đại Pháp khác, tranh luận với nhau là không thể tránh được, bất đồng ý kiến cũng không thể tránh được. Tại sao? Vì bằng cách này hay bằng cách khác, các tâm ràng buộc chấp chước của chư vị cũng sẽ thể hiện ra để cho chư vị buông bỏ chúng đi. Tuy nhiên nếu chư vị sau khi tranh luận mà vẫn một mực khăng khăng thật lâu, thì đó là có vấn đề rồi, đó là vì chư vị không hướng nội mà tìm, và cũng không tự xét vấn đề của chính bản thân mình. Mọi người đều muốn có trách nhiệm với Đại Pháp, ý định của chư vị đều là tốt. Tuy nhiên chư vị thường không chú ý đến bản thân mình, rất có thể là chư vị cũng còn nhiều tâm người thường. Nhất định phải chú ý đến những điều này.
Hiện nay trong Chính Pháp đã đến giai đoạn này, hỡi các đệ tử Đại Pháp, Sư phụ đã xác nhận tất cả những gì chư vị đã và đang thực thi trong thời Chính Pháp. Vào 20 tháng Bảy, 1999 tôi đã đẩy toàn bộ các học viên [theo học Đại Pháp] trước 20 tháng Bảy đến vị trí của họ rồi, tôi đẩy chư vị đến vị trí tối cao của chư vị. Trước đây tôi cũng đã giảng với chư vị, chư vị được cải biến bắt đầu từ mức vi mô nhất và được cải biến từ bản chất nguyên sơ nhất. Một số học viên cảm thấy rằng: 'Tôi tu luyện nhanh thật.' Lúc ấy mọi người đều có cảm giác như thế. Quá trình Viên Mãn của chư vị và sự đề cao cuối cùng của chư vị trong tu luyện, cả hai đều là để cho chư vị chứng thực Pháp sau này. Cho nên nếu chư vị là người học Pháp tốt trong giai đoạn tu luyện cá nhân, trong cuộc bức hại này mà chư vị cũng vẫn thực thi việc chứng thực Pháp và việc cứu độ chúng sinh được tốt, thân thể bề mặt của chư vị sẽ liên tục đồng hóa với các tầng thứ cao trong Chính Pháp, và phần còn lại ở phần bề mặt con người thì càng ngày càng ít đi. Tuy nhiên một số học viên không thực hiện được tốt, đã đi sang phía tà diện, hay là những ai chưa bước ra, chúng ta có thể thấy rằng các thân thể phía bên phần Thần của họ từng tầng từng tầng hoá hạ xuống dưới. Ðương nhiên sự việc này chưa kết thúc, cho nên vẫn còn cơ hội làm lại cho tốt. Tức là, chỉ cần một ngày mà cuộc bức hại này chưa kết thúc, thì ngày ấy vẫn còn cơ hội. Hãy tận dụng cho tốt, thực thi tốt hơn nữa, nhanh chóng để quay trở về [nơi chốn của chư vị], đừng bỏ lở cơ hội nữa. Những sai lầm của chư vị trong quá khứ cũng đừng quá quan tâm đến, nếu đã làm sai thì cố gắng làm cho tốt hơn từ nay về sau. Sự việc trước đây có sai thì cũng đừng suy nghĩ nhiều đến nữa. Ðiều cần suy nghĩ là, từ nay về sau làm sao cho tốt, thật sự trách nhiệm với bản thân mình và chúng sinh.
Nhân tiện tôi muốn giảng một điều nữa. Khi một số học viên chúng ta bất đồng ý kiến trong công tác, cứ thích gọi điện thoại tìm thân nhân của tôi để trình bày. Ðể tôi cho chư vị biết, thân nhân của tôi cũng là người tu luyện, và chính cá nhân họ cũng không hẳn lúc nào cũng xử lý sự việc một cách chính xác. Thậm chí còn làm sai hay nói sai; lời họ nói không phải là Pháp. Từ nay về sau chư vị đừng làm thế. Ðừng đánh mất cơ hội gây dựng uy đức cho bản thân mình, và cũng đừng đánh mất cơ hội để đề cao tu luyện bản thân mình. Trong Chính Pháp mỗi một người đệ tử là đang tiến bước trên con đường của chính cá nhân mình, và đây cũng chính là lịch sử mà mỗi một đệ tử Đại Pháp tạo ra.
Tôi chỉ giảng vậy thôi. Tiếp theo nếu chư vị còn có thắc mắc nữa thì cứ hỏi.
Câu hỏi: Xin hỏi vì sao Sư phụ thường hay dùng đệ tử nhỏ tuổi thực hiện công việc trên thiên đàng?
Sư phụ: Ðó là vì họ không có các quan niệm hậu thiên mà đã tiếp thu sau khi sinh ra đời như người lớn, bản tính tự nhiên của họ thuần túy hơn, và năng lượng mà họ phát xuất không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng người thường. Giảng từ một mặt khác, mức độ khả năng không hạn chế theo tuổi tác giống như người thường.
Câu hỏi: Những người sống ở Hồng Kông trong hoàn cảnh mê theo tiền bạc và vật chất, làm thế nào để giúp họ đắc được Pháp?
Sư phụ: Chư vị là đệ tử Đại Pháp và chư vị đang cứu độ những chúng sinh mà đã bị tà ác lừa dối đầu độc. Một người hễ họ không phản đối Đại Pháp, thì có thể vượt qua khỏi nguy hiểm bị đào thải khi Pháp Chính nhân gian. Còn đối với những sinh mệnh chưa từng bức hại Đại Pháp, nhưng không tốt hay không tốt cho lắm, hiện thời thì chúng ta không quan tâm. Nguyên nhân là, trong giai đoạn kế tiếp cũng vẫn còn có người tu luyện, và các sinh mệnh trong giai đoạn kế tiếp cũng vẫn còn được sắp xếp vị trí của họ trong Pháp Chính nhân gian. Hiện nay trọng điểm cứu độ là cứu độ những ai mà đã bị những lời giả dối tà ác đầu độc. Trong khi chúng ta cứu độ chúng sinh, những sinh mệnh vô cùng tà ác sẽ bị tiêu trừ, bởi vì chúng phá hoại Pháp. Còn rất nhiều sinh mệnh khác, cũng ở cùng tầng thứ với chúng, nhưng không phá hoại Pháp và cũng không tham gia vào sự việc này, chúng ta không quan tâm. Tại sao? Vì trong giai đoạn kế tiếp trong Chính Pháp, sinh mệnh nào không phá hoại Pháp cũng sẽ còn cơ hội. Đồng thời con người trong giai đoạn kế tiếp cũng còn phải tu luyện. Ðây là sự việc của giai đoạn kế tiếp.
Những gì mà các đệ tử Đại Pháp đang làm hiện nay chính là có trách nhiệm với Đại Pháp. Ðừng can thiệp vào sự việc của xã hội người thường. Khi giảng rõ sự thật đừng nói những gì ở cao tầng, để cho người ta hiểu rõ Pháp cao thâm là gì không phải là điều chủ yếu. Trừ khi người đặc biệt tốt thì ngoại lệ, và chư vị cũng có thể cho họ biết về Pháp. Tuy nhiên khi chư vị giảng rõ sự thật cho một người bình thường, chỉ nên nói là chúng ta bị bức hại, chúng ta chỉ là những người luyện công làm người tốt, thì người ta có thể hiểu được. Sau khi họ biết rõ sự thật rồi, họ sẽ thấy được tất cả tuyên truyền kia là vu khống, tự nhiên họ sẽ thấy được những lời ấy là đê hèn và ác độc thế nào. Sau khi hiểu rồi thì họ sẽ phẫn nộ lên: 'Làm sao mà một chính phủ lại hành động như một bè lũ lưu manh thế này? Quí vị đã bị bức hại ghê gớm thế, chỉ vì muốn làm người tốt mà bị bức hại.' Chỉ dùng ý tưởng giản dị nhất khi chư vị giảng rõ sự thật với người thường. Không những họ sẽ tiếp thu được mà còn hiểu được; chư vị hiểu Pháp khá sâu sắc, nếu chư vị nói về nhận thức ở cao tầng về Pháp của chư vị, thì khó mà người thường hiểu được, mà lại còn dễ gây hiểu lầm; hôm nay chư vị có thể nhận thức cao đến thế chỉ là vì chư vị đã trải qua một quá trình tu luyện rất lâu. Chư vị muốn người ta lập tức hiểu được cao đến thế, tuy nhiên họ không có khả năng hiểu được, cho nên đừng nói với họ những gì ở cao tầng. Ngay cả khi giảng rõ sự thật cho những tín đồ tôn giáo chư vị cũng đừng nói những gì mà chư vị không nên nói ở cao tầng. Chỉ nói về việc chúng ta bị bức hại. Nếu họ không muốn nghe về những vấn đề của tín ngưỡng khác, thì chúng ta cũng đừng nên nói về tín ngưỡng với họ; chỉ nói với họ là chúng ta tập luyện. Hiện nay cứu độ con người rất khó. Chư vị cần phải thuận theo tâm ràng buộc chấp chước của họ mà giải thích. Vì để cứu họ, đừng nên gây chướng ngại nào cho họ cả.
Câu hỏi: Con là đệ tử mới vừa đắc được Pháp được mấy tháng, đối với các đệ tử mà đã đắc được Pháp trước 20 tháng Bảy, 1999 thì con khác biệt thế nào?
Sư phụ: Thế lực cũ cũng đã an bài cho một số đệ tử Đại Pháp tiến nhập môn Đại Pháp trong thời gian bức hại này. Họ cho rằng ngay trong tình huống bị bức hại nghiêm trọng đến thế mà đến, thì uy đức của các đệ tử ấy lập tức vượt lên ngay. Tuy nhiên, có một số là thuộc về Viên Mãn vào đợt sau, không ở trong phạm vi này; cho nên khó mà nói được là ai thuộc vào tình huống nào. Dù cho thế nào đi nữa, trong tất cả may mắn, thọ Đại Pháp là điều may mắn nhất, cho nên nhất định chư vị phải xử dụng thời gian này cho thật tốt, tự mình tu luyện chân chính và đắc được Pháp chân chính, và đề cao lên trong tu luyện. Không phải ai cũng thọ được Pháp, và cũng không phải ai cũng có thể đến đây, bởi vì đây là Đại Pháp của vũ trụ. Trong những năm truyền Ðại Pháp, tại sao thế lực cũ nhất định giới hạn con số người đắc được Pháp trong đợt đầu là 100 triệu? Ðến cả con số 100 triệu ấy cũng là vì tôi đã nhất định yêu cầu mới được. Lúc ấy họ giới hạn con số là 70 triệu, trong khi đó tôi yêu cầu 200 triệu người. Họ biết rằng nếu 200 triệu người đắc được Pháp vào đợt đầu, thì chúng sẽ không thể làm cho cái gọi là 'khảo nghiệm' xảy ra, cho nên họ nhất định giới hạn ở con số 100 triệu. Khi một nhóm rất lớn, những người vừa mới đắc được Pháp, họ {thế lực cũ} đã vội vã không đợi nữa mà bắt đầu gây ra cái gọi là ma nạn này. Ðối với những đệ tử này thì là bất công. Những ai mà vừa đắc được Pháp mới đây, tôi chưa cho chư vị biết là chư vị thuộc về nhóm loại nào. Chư vị cũng đừng nên suy nghĩ về việc ấy. Hãy làm những gì chư vị cần làm.
Câu hỏi: Kính chào Sư phụ. Con muốn hỏi một câu hỏi, đó là trong kinh văn mới Sư Phụ có giảng về "tân tam tài", đệ tử không hiểu; xin Sư phụ chỉ rõ.
Sư phụ: Thật ra thì những ai có tuổi trong chư vị lẽ ra đều biết cả. Trước đây những ai đã từng học trong các trường tư hay là đã từng đi học trước năm 1950; thời ấy tại các trường đều học 'Tam tự kinh'. Trong 'Tam tự kinh' và trong văn hoá Trung Quốc đã từng có thuyết về 'tam tài'; trong văn hoá Đạo gia cũng thường đề cập đến. Thật ra thì "tam tài" tức là nói về 'thiên' 'địa' 'nhân'. "Tân tam tài" chính là tân thiên, tân địa, tân nhân.
Câu hỏi: Kính chào Sư phụ. Con muốn hỏi một câu hỏi. Tư tưởng của Ðạo Khỗng xuyên suốt qua các triều đại Trung Quốc, cho nên con muốn hỏi là tư tưởng Ðạo Khỗng có quan hệ gì với hồng truyền Đại Pháp tại Trung Quốc?
Sư phụ: Ðạo Khỗng, cũng như tôi vừa giảng qua, chỉ đơn thuần đặt định một nền tảng cho tư tưởng con người mà thôi; để cho con người hiểu thế nào là 'trung dung', hiểu được những gì cụ thể mà họ nên tin tưởng và tuân theo, như là 'nhân lễ nghĩa trí tín', chỉ có vậy thôi. Văn hoá trong mỗi một thời đại của nhân loại đều là để đặt định một nền tảng tư tưởng mà con người khi đắc được Pháp cần có, cuối cùng để họ nhận thức được Pháp và hiểu Pháp khi họ đắc được Pháp.
Câu hỏi: Hiện nay chúng con làm rất nhiều công tác Đại Pháp và thời gian vô cùng eo hẹp. Mỗi ngày khó mà bảo đảm được hai giờ luyện công. Con nghĩ không biết luyện công ít thì có được không?
Sư phụ: Các đệ tử Đại Pháp, Sư phụ nói rằng chư vị quả là cực nhọc lắm, thật sự cực nhọc lắm. Sư phụ không nhẫn tâm lại nói chư vị cụ thể cần phải làm thêm điều gì nữa. Tôi biết rất nhiều vị chủ động gánh vác làm rất nhiều công việc, thậm chí mỗi ngày ngủ cũng rất ít, mà lại còn phải đi làm, thật ra rất khó khăn. Tuy nhiên, không kể là khó khăn thế nào, tôi nghĩ rằng chư vị cũng vẫn phải tranh thủ thời giờ để học Pháp và luyện công. Tôi nghĩ rằng người tu luyện mà không luyện công thì không được. Mặc dù luyện công chỉ là điều phụ trợ cho sự thăng tiến của chư vị, nhưng luyện công cũng là một phần của Pháp, và luyện công liên kết với sự cải biến trong thân thể của chư vị. Ðương nhiên, nếu chư vị có quá nhiều việc phải làm và chư vị quá bận rộn, chư vị luyện công ít đi, hay là cũng không luyện công liên tiếp trong vài ngày, sau đó tập bù thêm thì cũng được. Nếu chư vị thật sự quá bận và thật sự không có thì giờ để luyện công, Sư Phụ cũng có cách để lo cho chư vị. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng chư vị bận một chút, khổ một chút, thì đó là uy đức của chư vị, đệ tử Đại Pháp. Trong tương lai khi chư vị nhìn lại, chư vị sẽ nhận thấy quả là suất sắc!
Câu hỏi: Sinh mệnh tối cao trong vũ trụ được sáng tạo như thế nào?
Sư phụ: Trong tương lai tôi sẽ giảng về Pháp tối cao cho chư vị. Tôi sẽ giảng về vũ trụ hình thành ra sao, và lúc ấy tôi sẽ thảo luận câu hỏi này. Hiện nay giảng về vấn đề này thì hơi sớm.
Câu hỏi: Khi học Pháp, con đọc đến chỗ người trên thiên đàng luân hồi mỗi 500 năm và người trên quả địa cầu này luân hồi 100 năm. Thưa, vậy là như thế nào?
Sư phụ: Tam Giới này là cảnh giới thấp nhất trong vũ trụ. Tam giới được chia ra thành ba tầng thứ lớn, cho nên mới gọi là 'Tam Giới'. Trong mỗi một tầng thì có ba tầng thứ thiên đàng lớn, cho nên cộng lại có chín tầng thứ thiên đàng. Và chín tầng thứ thiên đàng lại được chia ra thành các thiên đàng nhỏ hơn nữa, cho nên một số người gọi đó là 33 tầng thứ thiên đàng, tuy nhiên thật ra thì còn có nhiều hơn nữa. Tất cả các chúng sinh trong phạm vi này đều phải trải qua luân hồi; còn các sinh mệnh ở bên ngoài Tam Giới không hề nhập luân hồi. Các sinh mệnh trong Tam Giới, mỗi một cuộc đời thì mệnh sống ngắn: con người trên quả địa cầu này chỉ sống có vài chục năm thôi; các sinh mệnh của một tầng cao hơn thì có thể sống một đến hai trăm năm; còn các sinh mệnh ở một tầng cao hơn nữa có thể sống từ hai đến ba trăm năm; một tầng cao hơn nữa thì có thể sống từ ba đến bốn trăm năm, và tại tầng cao nhất thì có thể sống trên 1000 năm. Tuy nhiên, không kể là sống được bao nhiêu năm, cuối cùng họ đều phải hạ xuống và phải qua luân hồi trở lại. Miễn là vượt ra ngoài Tam Giới thì sẽ không phải qua luân hồi nữa.
Câu hỏi: Khi hiệu chỉnh lại các sách Đại Pháp, thưa phải chọn bài hiệu chỉnh nào đây?
Sư phụ: Khi phát hiện ra những chữ sai thì cần phải hiệu chỉnh lại. Sư phụ còn có mặt đây, thì không loạn Pháp được. Còn về sách bản tiếng Hán, thì nên thể theo bản vừa mới xuất bản ở Đài Loan.
Câu hỏi: Con thấy rằng hệ thống trường học hiện nay càng ngày càng rời xa Chân Thiện Nhẫn. Giống như là họ muốn dạy các trẻ em thành những người máy, không giáo dục chúng, không dạy cho chúng đạo lý làm người, không xem trọng đạo đức, không dạy chúng làm điều tốt (Thiện), không dạy chúng chịu đựng (Nhẫn). Cho nên con không muốn cho con của con đến trường học, con muốn giữ nó ở nhà và tự mình dạy dỗ. Có phải là con đã sang qua cực đoan không? Con mong rằng sau này sẽ có trường học Đại Pháp.
Sư phụ: Hiện nay, khi tôi giảng Pháp tôi cũng đã kết hợp với khoa học ngày nay, bởi vì nhân loại đã trở thành như thế rồi. Mặc dù giáo dục trong các trường học hiện nay không thể dạy trẻ em cư xử tốt, còn lại nuông chìu không giáo dục tư tưởng của chúng, tuy nhiên với sự hiểu biết sẳn có ấy cũng vẫn giúp chúng hiểu được Pháp sau này. Ðương nhiên có trường học mà do đệ tử Đại Pháp mở thì tốt quá; tuy nhiên cho đến khi chúng ta có, tôi nghĩ rằng để cho chúng tiếp thu một số hiểu biết ấy thì cũng tốt. Khi về nhà, chư vị có thể đọc sách "Chuyển Pháp Luân" cho chúng và dạy dỗ chúng cư xử như thế nào. Hiện nay chư vị chỉ có làm như thế thôi. Giai đoạn chuyển tiếp cũng rất ngắn.
Câu hỏi: Thưa tại sao có nhiều chữ phải chỉnh sửa lại trong các bài kinh văn mới?
Sư phụ: Sáu bài kinh văn gần đây nhất, tôi đã dùng điện thoại thông báo; chính tôi đã bảo mạng lưới Minh Huệ ghi chép lại, cho nên có chỗ sai sót. Thường thì sau khi tôi yêu cầu mạng lưới Minh Huệ công bố một bài kinh văn thì tôi không có xem lại, chỉ khi nào ai đó để ý điều gì và hỏi tôi thì tôi mới xem lại. Ðiều này xảy ra bởi vì tôi quá bận và không có thì giờ để xem lại.
Câu hỏi: Con từ Ðại Hàn [Triều Tiên] đến. Con hiểu rằng ở dưới Đại Pháp thì ai cũng bằng nhau. Tuy nhiên rất nhiều học viên mới về văn hóa thì có sự khác biệt. Xin Sư Phụ giảng một chút về vấn đề này.
Sư phụ: Thật ra thì quyển sách "Chuyển Pháp Luân" sau khi được phiên dịch thành các ngôn ngữ khác nhau, không có ảnh hưởng gì về sự hiểu biết về Pháp ở tầng bề mặt của chư vị. Đặc biệt là trong quá trình tu luyện, hàm nghĩa của Pháp không thể hiện ra ở bề mặt chữ. Khi chư vị liên tục đọc sách, chư vị sẽ phát hiện rằng chư vị sẽ liên tục có nhận thức mới về Pháp lý, và chư vị sẽ nhận thức được nhiều Pháp lý hơn nữa. Trên thực tế thì Pháp đang khai mở trí huệ của chư vị; cho nên không ảnh hưởng đến việc đề cao. Ở Trung Quốc có rất nhiều người lớn tuổi không biết chữ, thông qua việc học Pháp mà biết đọc chữ; hơn nữa, việc thăng tiến của họ cũng không bị ảnh hưởng gì cả.
Câu hỏi: Một số học viên mới có chướng ngại về văn hoá và không hiểu rõ Pháp.
Sư phụ: Học viên mới có thể hiểu từng chút một. Chư vị cũng đừng nói với họ những điều ở cao tầng. Chỉ nói về những gì ở bề mặt mà thôi, như là làm sao nâng cao tâm tính và giữ gìn sức khoẻ thế nào. Theo thời gian sau khi đọc sách nhiều hơn họ sẽ hiểu ra.
Câu hỏi: Có nhiều người Tây Phương đến chỗ chúng con học công, gồm những người có tuổi tác đủ loại. Chúng con có thể chế ra một bộ băng thâu âm nhạc luyện công có khẩu lệnh của Sư phụ, kèm phiên dịch Anh văn giống như băng thâu âm giảng Pháp được không?
Sư phụ: Ðược, chư vị có thể làm; nhưng khẩu quyết không được phiên dịch. Khẩu quyết chính là 'thần chú' mà người thường vẫn gọi; âm thanh của mỗi chữ đều có tác dụng liên hệ trong các thiên thể nhất định. Hễ phiên dịch ra thì liền mất đi âm thanh chính và các nhân tố bên trong.
Câu hỏi: Con muốn hỏi một chút, con thấy đây là một hiện tượng khá thông thường, con thấy rằng rất nhiều đệ tử Đại Pháp đi ra hồng Pháp cảm giác thấy rất tốt, giao lưu với người khác cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên trong gia đình của họ thì quan [ải khảo nghiệm] dường như lại rất to lớn, ví dụ như người hôn phối của họ thật sự không hiểu họ. Ví dụ như cha mẹ của con, bên Trung Quốc cũng có địa vị trong xã hội, cho nên họ cảm thấy họ bị áp lực rất lớn. Con nghĩ rằng rất nhiều thân nhân của các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc nghĩ rằng Pháp Luân Công là tốt, nhưng họ lại lo sợ rằng chúng con ở ngoài Trung Quốc sẽ gặp nguy hiểm. Tuy nhiên con thấy thân nhân của các đệ tử Ðại Pháp cũng phải chịu đựng nhiều lắm. Con không biết đến lúc Pháp Chính nhân gian họ sẽ được xếp vào đâu?
Sư phụ: Ðây là tâm ràng buộc chấp chước phải buông bỏ đi. Pháp đang đo lường thái độ của tất cả chúng sinh trong thời gian này. Nếu không phá hoại Pháp, thì không thành vấn đề; còn nếu có tư tưởng không tốt đối với Đại Pháp, thì từ quan điểm cứu độ chúng sinh, trước hết chư vị cần giảng rõ cho thân nhân chư vị; chư vị cần phải gắng sức giảng rõ sự việc cho họ, giúp họ vứt bỏ các tư tưởng không tốt ấy.
Câu hỏi: Sau khi Pháp hội lần này kết thúc, sẽ có một buổi diễn xuất văn nghệ và có một số người thường đến tham dự. Xin hỏi chúng con có thể hát một số ca khúc tốt của xã hội người thường được không?
Sư phụ: Người thường có thể đến để nghe các buổi trình diễn văn nghệ của chúng ta, chúng ta cứu độ chúng sinh. Ðến cả Pháp hội của chúng ta họ cũng được phép đến nghe. Những bài chia xẽ kinh nghiệm của học viên trên Pháp hội cũng có ích lợi cho họ; cho nên điều ấy không thành vấn đề. Còn như việc ca khúc của người thường hỏi có thể lên điện đường của Đại Pháp chúng ta mà hát hay không? Không được. (vỗ tay) Tại sao? Nếu chư vị tham gia trong buổi diễn xuất trong xã hội người thường và chư vị đến tham dự-đệ tử Đại Pháp tham dự cuộc diễn xuất của người thường-miễn là ca khúc không có thấp kém, không có tính chất chính trị trong đó, thì không sao. Còn nếu đây là hội âm nhạc của Đại Pháp chúng ta thôi, tôi nghĩ rằng thì phải làm sao cho thuần túy và chính trực hơn. Nếu không phải của Đại Pháp chúng ta tổ chức thì không có sao. Nhất định chư vị cần phân biệt vấn đề này cho rõ ràng. Chư vị hỏi rằng ca khúc mà chính trực thì có hát được không? Hiện nay chư vị cũng khó biết được tác giả của ca khúc ấy đã từng bức hại Đại Pháp hay không. Làm sao chư vị biết là tác giả ấy đã từng viết ca khúc bức hại Đại Pháp tại Trung Quốc hay không? Hiện nay chư vị cũng không thể suy xét được. Nếu như tác giả lại là đệ tử Đại Pháp và chính bản ca khúc ấy không mang tính chất chính trị trong đó thì được. Tuy nhiên hiện nay rất khó mà nhận định được những sự việc này.
Câu hỏi: Nếu các học viên ở Trung Hoa Lục Ðịa bước ra hồng Pháp, chắc chắn sẽ bị bắt. Nhưng nếu họ không hồng Pháp, thì lại sợ ảnh hưởng đến tầng thứ của họ trong quá trình Chính Pháp. Đệ tử ở Trung Hoa Lục Ðịa nên xử lý thế nào?
Sư phụ: Cả hai suy nghĩ ấy đều không đúng. Nếu một đệ tử không bước ra để hồng Pháp, thì vị ấy sợ ảnh hưởng đến tầng thứ, sợ ảnh hưởng đến sự thăng tiến, và sợ ảnh hưởng đến sự Viên Mãn của chính mình. Sợ điều này, sợ điều khác, thay vì chân chính suy xét vấn đề như là một đệ tử Đại Pháp. Đệ tử Đại Pháp cần phải chứng thực Pháp, và phải cứu độ chúng sinh. Chính vì các tâm ràng buộc chấp chước của người thường ấy mà có vấn đề, đó là tại sao rất nhiều vấn đề xuất hiện.
Tôi hoàn toàn biết rõ tình hình tại Trung Quốc, hết sức rõ ràng. Nếu một đệ tử Đại Pháp mà không chứng thực Pháp, tôi nghĩ rằng không đúng. Tôi không thể cụ thể mà giảng rõ hơn nữa. Rất nhiều sự việc là do thế lực cũ an bài; hơn nữa chúng đã an bài vô cùng chi tiết, và sự việc thể hiện vô cùng phức tạp. Tình hình tại Trung Hoa Lục Ðịa dường như rất hỗn loạn, thật ra thì sắp xếp trình tự vô cùng.
Có hai trường hợp mà chúng không động được đến đệ tử Đại Pháp. Một là vững như bàn thạch. Chúng không dám động đến vị ấy, bởi vì lúc ấy chúng biết rằng nếu đệ tử này chọn con đường chính trực và hành xử tốt, mà nếu ai đó dám bức hại vị này, không kể là thế lực cũ hay là đạo lý cũ như thế nào, tuyệt đối tôi sẽ không tha cho chúng. Bên thân của tôi còn có vô số chư Thần chính trực nữa! Và tôi còn có vô số Pháp Thân đều đang Chính Pháp. Sự quan tâm của tôi là các đệ tử Ðại Pháp trong tâm không vững, khi có ràng buộc chấp chước nào, sợ hãi nào, hay thế nào đó, thì thế lực cũ nhìn thấy liền nắm lấy sự thiếu sót này mà bức hại họ. Còn nếu trong lúc bị bức hại mà chính niệm của vị ấy không đủ, thì vị ấy sẽ bị bức hại nhiều hơn nữa; luôn luôn là trường hợp như thế. Hơn nữa, trong lịch sử, đại đa số các học viên này là những người đã chưa từng trực tiếp kết duyên với tôi. Lần truyền Pháp này, cửa [môn pháp] rộng mở, thế lực cũ không ngăn trở họ đến học Đại Pháp được; tuy nhiên đại đa số học viên ấy đều thực thi rất tốt. Còn những ai trong lịch sử đã kết duyên với tôi, thì chúng không dám bức hại các học viên này quá mức, bởi vì họ đã từng chịu tội khổ như thế trong lịch sử rồi. Nếu mỗi một đệ tử Đại Pháp, không kể là thuộc vào nhóm nào, thực thi thật tốt, thì cuộc bức hại ấy đã kết thúc lâu lắm rồi. Còn nói về việc có thể thực thi cho tốt, đó không phải là tôi bảo mọi người nhất định thực hiện được như thế và sau đó là họ làm được như thế; mà là từ trong tu luyện mà một nền tảng vững vàng đã đặt định, là từ việc trường kỳ học Pháp mới đặt định được như thế. Thật ra thì đại đa số chúng ta đã thực hiện được hết sức tốt. Còn những ai thực hiện không tốt là các học viên từ nhóm thứ ba. Bởi vì không làm được tốt, nên bị bức hại nghiêm trọng hơn; khiến cho tình hình như là các đệ tử Đại Pháp bị bức hại cực kỳ hiểm ác. Thật ra thì không kể là từ nhóm nào, Sư phụ đều đối đãi chư vị như nhau. Ở ngoài Trung Hoa Lục Ðịa, khi mà nói về vứt bỏ sinh tử, thì hoàn toàn khác với hoàn cảnh tại Trung Quốc đang phải đối diện với áp lực mà nói về vứt bỏ sinh tử. Tôi không định nói thêm về những vấn đề này nữa. Nếu trong hoàn cảnh ấy mà chư vị thật sự vứt bỏ được sinh tử, thì tình huống đã khác rồi. Ví dụ như, sau khi một số đệ tử Đại Pháp bị bắt rồi, họ vẫn thản nhiên bất động, không có chút tâm sợ hãi gì, chư vị sẽ thấy rằng thế lực cũ kia không dám bức hại vị ấy. Ðó là vì chúng biết rằng trừ khi chúng đánh chết vị ấy thì thôi, chứ bức hại nào cũng vô dụng; cho nên chúng không dám động đến vị ấy nữa. Có bao nhiêu học viên làm được như thế? Tâm kiên định trong Pháp của họ làm cho tà ác sợ hãi. Ngược lại, còn những ai có ràng buộc chấp trước của người thường quá nặng, học Pháp không thâm sâu, cho nên đã tự mình mà nhận chịu rất nhiều thống khổ mà lẽ ra không phải bị như thế. Một số người đã viết cái gì gọi là "thư hối lỗi", hay là đã ký kết gì đó; bởi vì tôi không chấp nhận cuộc bức hại này, tôi sẽ cho họ thêm nhiều cơ hội khác nữa trước khi sự việc này kết thúc. Tôi nhận thấy rằng, đa số học viên, sau khi bị bức hại, đã bình tĩnh và lý trí nhận thức được tính nghiêm trọng của Đại Pháp và tu luyện. Đồng thời cũng thấy rõ được tính nghiêm trọng của cuộc bức hại này, và họ không còn thực thi sự việc với nhiều tâm ràng buộc chấp chước của người thường như lúc trước nữa. Họ dần dần buông bỏ được các tâm ràng buộc chấp chước này, cho nên việc mà họ thực thi thì khác hơn, thuần túy chính trực hơn, và khá hơn. Càng ngày họ càng vững vàng hơn và lý trí hơn. Ðừng nhìn sự thể hiện bên ngoài của cuộc bức hại. Khi Pháp chính nhân gian, tất cả sự thật sẽ phơi bài ra trước mắt của con người. Thật ra các đệ tử Đại Pháp tại Trung Hoa Lục Ðịa quá suất sắc.
Câu hỏi: Con có hai vấn đề muốn hỏi. Vấn đề thứ nhất là một số đệ tử Đại Pháp ở ngoại quốc có bạn bè thân quyến đều đã từng luyện công, nhưng sau khi cuộc bức hại bắt đầu họ dần dần bỏ không luyện công nữa. Họ muốn biết hiện nay họ phải làm sao. Còn một vấn đề nữa là một số đệ tử rất tinh tấn, nhưng đôi khi vẫn còn cảm thấy nghiệm bệnh rất nặng. Họ muốn biết đó có phải là do nghiệp lực của họ hay là do tà ác phá hoại? Ðối với điều này họ phải xử lý thế nào?
Sư phụ: Về vấn đề thứ nhất, họ muốn thực hiện thế nào, thì đó là họ tự quyết định, điều ấy cần xét tự bản thân họ. Về vấn đề thứ hai, khi gặp bất cứ việc gì đều phải tự xét bản thân mình trước tiên; đây là đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa đệ tử Đại Pháp và người thường. Nếu như bản thân chúng ta thật sự không có vấn đề gì, thì nhất định là tà ác đang bức hại đệ tử Đại Pháp. Nhất là bây giờ đang trong thời kỳ Chính Pháp, nghiệp lực của các đệ tử Đại Pháp không còn là vấn đề nữa. Chư vị cần phải nhận thức một cách tỉnh táo rõ ràng sự bức hại của các sinh mệnh tà ác kia. Chúng thật sự đang làm điều xấu. Tốt nhất là các đệ tử Đại Pháp tiến bước trên con đường của mình cho chính trực, và không cho phép tà ác tìm được cớ gì để bức hại chư vị nữa.
Câu hỏi: Con có thể hình dung một chút về vũ trụ mới như thế nào?
Sư phụ: Nhân loại cũng sẽ phải trải qua những biến đổi. Cho nên vũ trụ cũng đang trải qua biến đổi xuống đến tận nhân loại. Vũ trụ mới đang chỉnh sửa tất cả nhân tố không hoàn hảo của vũ trụ cũ. Vũ trụ mới thì trọn vẹn hơn, và đây là điều mà không thể giải quyết được nếu không dùng hình thức Chính Pháp. Trong quá khứ, mỗi khi tiến đến kỳ vũ trụ không còn tốt nữa, thì vũ trụ bị giải thể, rồi lại được tái tạo, và phát triển lại mới; và khi không còn tốt nữa thì lại được tái tạo. Sự việc Chính Pháp này được thực thi là lần đầu từ khi khai thiên lập địa. Cho nên nhân dịp Chính Pháp lần này, tôi thay đổi rất nhiều điều. Những điều ấy tôi không thể giảng được. Tuy nhiên tôi có thể giảng với chư vị rằng, bởi vì nhân loại là một phần của vũ trụ và bởi vì Đại Pháp được truyền xuất ra nơi đây... Trong quá khứ tại đây chưa có nhân loại, trước đây không kể là bao nhiêu quả địa cầu đã được tái tạo sau khi giải thể, sinh mệnh chánh thức tại đây đều có hình tượng của người hành tinh. Mỗi một lần là họ có hình tượng bề ngoài khác nhau rất nhiều, nhưng họ không một ai có hình tượng bề ngoài và hệ thống bên trong của con người, nói chi mà có tư tưởng của con người. Còn con người hiện nay đã được tạo ra là để truyền Đại Pháp. Cho nên sau khi ai phạm tội đối với Đại Pháp thì họ bị hủy diệt, những ai còn lưu lại sẽ được phúc lành. Vì thế trong tương lai, con người trên địa cầu sẽ thật sự có hình tượng con người; tức là trong giai đoạn kế tiếp thì loài người tương lai sẽ thật sự bắt đầu. Còn hình thức sinh mệnh lần này được tạo ra là vì để truyền Đại Pháp. Trong tương lai cũng sẽ có chư Phật, Đạo, Thần, hạ thế độ nhân, chúng sinh vẫn sẽ còn nghe Pháp, và chúng sinh cũng sẽ còn được cứu độ. Tuy nhiên, chuyện như là vị Thần đến độ nhân và bị đóng đinh vào thập tự giá sẽ không bao giờ xảy ra nữa.
Câu hỏi: Con muốn hỏi điều này: đôi khi chúng con giảng rõ sự thật, thì có đề cập đến một số nhân vật lịch sử. Bởi vì chúng con không hiểu được nhiều sự việc có quan hệ nhân duyên, chúng con có nên chú ý đến một số sự việc nào đó không?
Sư phụ: Trong thời Chính Pháp, chư vị chỉ dùng ngôn ngữ của con người để chứng thực Pháp và dùng những lý luận vốn đã phổ biến trong nhân loại. Cứ thể theo khả năng phân biệt được của nhân loại giữa tốt và xấu hay giữa đúng và sai là được rồi. Ðề cập đến nhân vật nào trong lịch sử cũng không thành vấn đề.
Câu hỏi: Con muốn đưa ra một số ví dụ về việc mà Sư Phụ vừa giảng về tình hình của các đệ tử tại Trung Hoa Lục Ðịa làm khá tốt. Theo chỗ con biết, những bạn bè thân quyến mà con tiếp xúc hầu như ai cũng đều vững chắc kiên định vô cùng. Một số thì đường đường chính chính công khai đi đến Thiên An Môn. Họ đến buổi sáng và tối thì đã về rồi; họ đi máy bay vào buổi sáng và đi máy bay trở về vào buổi chiều. Không những họ hét lên "Pháp Luân Đại Pháp tốt", mà còn giương rộng biểu ngữ, mà không bị sao hết. Còn có một ông cụ đã chín mươi mấy tuổi rồi, ngày nào cũng đi ra ngoài hồng Pháp, mà không bị sao cả. Dẫu thế nào họ cũng rất vững vàng. Con chỉ biết có một người đã bị bắt, nhưng người này hành xử rất khá. Con nói chuyện với họ, và con cảm thấy tình thế rất tốt. Họ nói: "Tốt, chúng tôi tốt lắm." Nghe vậy thấy trong tâm rất thoải mái.
Sư phụ: Tình hình hiện nay là như thế. Bởi vì sinh mệnh tà ác mà thế lực cũ lợi dụng không còn nhiều nữa. Hễ trong tíc tắc mà chúng thấy đệ tử Đại Pháp phát chính niệm chúng liền bỏ chạy. Khi chư vị đến tòa lãnh sự thỉnh nguyện, thì dường như tòa lãnh sự khiếp sợ lắm. Thật ra thì không phải là con người sợ hãi, mà chính là những tà ác mà thao túng con người đang sợ. Khi thể hiện ra nơi đây trong không gian nhân thoại đây, thì hình như là họ rất là sợ hãi, trên thực tế thì chính nhân tố tà ác đó sợ hãi. Nếu tà ác bị hủy diệt rồi, nếu lúc ấy đến cả những người trong lãnh sự quán đều ra học Pháp Luân Công với chúng ta, thì sẽ vô cùng kinh hãi cho tên cầm đầu lưu manh của chính phủ bên Trung Quốc. Ðó là tại sao những sinh mệnh tà ác kia đang dùng hết sức lực để khống chế nhân viên trong lãnh sự quán, để duy trì tất cả những gì mà tà ác đã làm. Dẫu là như vậy, chúng cũng không duy trì nổi nữa. Ở Trung Quốc, trừ ra thành phố mà tên cầm đầu tà ác đang ở, tại các địa phương khác tà ác không còn bị khống chế nữa. Các sinh mệnh tà ác đã bị tiêu hủy đến mức độ mà không còn bao nhiêu nữa, và tình thế đã trở nên tốt hơn tại nhiều địa phương to lớn. Nếu chư vị ở gần đó phát chính niệm vào đầu tên cầm đầu tà ác kia, thì tà ác không còn bổ xung duy trì tà ác thêm nữa, thì nó sẽ thở hơi thở cuối cùng. Nguyên nhân là vì nó không còn cái gì của con người nữa, lớp da kia hoàn toàn là do các sinh mệnh tà ác kia dùng, cứ phát chính niệm tiêu trừ chúng đi. Nếu không được bổ xung thêm nữa, thì nó sẽ vong mạng. Lần trước tại Malta các học viên phát chính niệm ở gần đó, chỉ chút nữa là nó hết mạng rồi. Sự tình là như vậy. Nó không còn những gì là của con người nữa. Hiện nay nó mất cả lý trí và tư tưởng bình thường của con người cũng không còn nữa. Nó còn sống là vì chúng ta thôi. Sự suy nghĩ của con người của nó ngày càng mất lý trí. Thật ra thì các nhân viên của lãnh sự quán ở một số địa phương đã bắt đầu gặp các học viên chúng ta, một số thì lặng lẽ lấy tài liệu, có người thì nói riêng với chúng ta "Tốt lắm!" (vỗ tay) Trong quá khứ thì làm sao có chuyện này. Vì sao lại được như thế? Sau khi tà ác mà khống chế con người bị tiêu diệt, thì người ta bắt đầu bình tĩnh suy xét. Chính bản thân họ đang suy xét xem: "Pháp Luân Công rốt cuộc là gì? Tại sao họ lại bức hại Pháp Luân Công đến mức độ như thế? Hơn nữa họ cũng đã nhận ra sự bức hại và tất cả những lời vu khống của tà ác cũng đã bị vạch trần. Ai cũng bị chấn động; hiện nay họ đang chủ động tìm rõ sự thật.
Câu hỏi: Con có hai câu hỏi. Con làm chương trình truyền hình TV Phóng Quang Minh (FGM). Lần vừa rồi, chúng con có nhận được một số ý kiến phản ảnh của khán giả, rằng lời văn mới có phần quá cứng rắn.
Sư phụ: Thật ra theo tôi thì khẩu khí như thế là tốt lắm. (vỗ tay) Không có cảm giác kiểu đấu tranh giai cấp, [lời lẽ cũng] trung tính. Nếu giọng quá mềm mỏng thì cũng không tốt. Trên thực tế, tôi đã bảo đài truyền hình và đài phát thanh ở nhiều địa phương rằng giọng của học viên tại Los Angeles khi phát thanh là thích hợp nhất, không cứng quá, không mềm mõng quá, rất cân bằng. Ðương nhiên đó không phải là tôi khen chư vị, đừng nên kiêu ngạo. Ðiều mà tôi nói là chúng ta phải hết sức cố gắng sao cho cân bằng hơn; như thế thì tốt hơn. Người thường họ nói đủ điều, khó mà ngũ vị chu toàn cho được; người thích ăn cay, người thích ăn chua, người thích ăn ngọt. Chúng ta cần xuất hiện với một diện mạo cân bằng, làm thế là được rồi. Ðương nhiên chư vị cần tự nhiên hơn một chút, thư thái hơn một chút. Khi đứng trước ống kính, chư vị là một diễn viên, cho nên hình thức bề ngoài cần phải cải tiến hơn một chút.
Câu hỏi: Con còn một câu hỏi nữa. Hiện nay chúng con ngoài việc thực hiện một số tiết mục Đại Pháp, còn thực hiện một số tiết mục người thường, trong ấy không có nội dung Đại Pháp. Xin hỏi làm sao cân bằng sự việc? Chúng con lấy bao nhiêu thời gian cho tiết mục Đại Pháp, bao nhiêu cho tiết mục không phải Đại Pháp?
Sư phụ: Vấn đề này là tùy vào chư vị sắp xếp thôi, cụ thể là cứ tùy vào chư vị thực hiện. Chư vị cứ làm như thế nào cho thích hợp thôi, sau khi thảo luận với nhau. Thật ra chư vị hôm nay khi chứng thực Pháp, trong quá trình đệ tử Đại Pháp giảng rõ sự thật, hình thức mà chư vị chọn và các phương pháp khác nhau mà chư vị áp dụng đều rất tốt về mọi mặt. Ðừng xem thường chỉ những việc như là: chư vị gửi đi một tờ bướm, gửi đi một tài liệu về Trung Quốc, gọi một cú điện thoại, hay gửi một tờ fax hay gửi bất cứ tin tức nào đó, tác dụng thu được rất to lớn, có tác dụng trấn át và tiêu trừ tà ác rất to lớn, thật sự rất to lớn. Bởi vì sự tuyên truyền vu khống của bọn tà ác kia mà con người có tư tưởng xấu. Khi người ta hiểu rõ minh bạch ra, thì cũng là lúc những thứ tà ác ấy bị tiêu trừ và giải thể. Nếu như người ấy thật sự đại biểu cho một thiên thể rất to lớn, thì sự chuyển biến của người ấy sẽ tương ứng với vô số sinh mệnh được cứu độ, tác dụng to lớn đến thế! Thực ra những sự việc này đã được thực thi hết sức tốt. Ðừng xem thường những công việc này. Ðương nhiên thực hiện cụ thể như thế nào, chư vị phải tự mình cân nhắc là làm thế nào cho hợp thức và làm sao cho người ta có thể tiếp thu được. Nếu phương tiện truyền thông giống hình thức như trong xã hội người thường thì sẽ dễ cho người ta tiếp thu. Còn nếu chỉ là những bài vạch trần cuộc bức hại này thôi, thật ra thì lại không đạt được hiệu quả vạch trần tà ác và cứu độ chúng sinh, bởi vì đối tượng khán giả rốt ráo không phải là người tu luyện. Cho nên chúng ta cần phải thay đổi chương trình và làm cho phong phú hơn một chút, hấp dẫn hơn một chút để thu hút người xem; đồng thời trong đó lại có các nội dung về Đại Pháp. Làm như thế thì mới có tác dụng tốt hơn đối với người thường. Không có nội dung của người thường thì không được, bởi vì chư vị cần thực hiện phù hợp với hình thức truyền thông trong xã hội người thường. Còn nói về [tỷ lệ] bao nhiêu, điều ấy chư vị phải tự xét, cần thích hợp là đủ.
Câu hỏi: Các đệ tử Trường Xuân quê nhà gửi lời vấn an Sư phụ! Không biết bao giờ Sư phụ có thể trở về gặp mặt họ?
Sư phụ: Tôi nghĩ sẽ không còn lâu nữa. Mỗi một triều đại ở Trung Quốc đều trải qua như thế, triều đại nào cũng đều tung hô hoàng thượng là 'vạn tuế'; nhưng có ai sống được vạn năm đâu. Triều đại nào thì cũng mong muốn trở thành giang sơn bền vững, nhưng rốt cuộc cũng không vững bền. Chúng ta không nghĩ đến việc lật đổ chính quyền Trung Quốc, và chúng ta cũng không có mong cầu kiểu chính trị ấy. Chúng ta bị bức hại một cách vô tội; chúng ta chỉ vạch trần thẳng tập đoàn lưu manh tà ác kia bức hại chúng ta mà thôi. Thật ra thì trong chính quyền Trung Quốc, rất nhiều người phản đối cuộc bức hại này. Chỉ vì dưới áp lực dữ dội thế này, cho nên họ không dám nói ra mà thôi. Tuy nhiên thể hiện của con người là quyết định tương lai của họ. Đại Pháp đang đo lường tất cả mọi người. Tôi giảng thêm một lần nữa: xã hội nhân loại được tạo ra là vì Đại Pháp, trong lịch sử nhân loại điều gì không có quan hệ với Ðại Pháp thì tuyệt đối không được xảy ra. Chính tên cầm đầu tà ác kia bắt đầu tuyên bố "Ðảng Cộng Sản phải chiến thắng Pháp Luân Công". Tại sao Ðảng Cộng Sản phải chiến thắng Pháp Luân Công? Con người trên toàn thế giới đều thấy điều này thật kỳ lạ: Ðảng Cộng Sản nắm trong tay toàn bộ quân lực, cảnh sát và chính phủ Trung Quốc; tại làm sao mà phải đánh bại một nhóm dân chúng, trong tay không một vủ khí, nằm dưới quyền lãnh đạo của chúng, hơn nữa còn muốn làm người tốt? Thật là phi lý! Trên thực tế thì khi Đại Pháp được truyền ra trên diện rộng, nhân tâm đều hướng Thiện, xã hội ổn định. Hỏi ai được lợi ích đây? Ai cầm quyền, đúng không? Không phải là hoàn toàn mất lý trí hay sao? Chúng ta cũng không quan tâm đến quyền lực của chính quyền. Thật ra thì trước khi cuộc bức hại này bắt đầu, toàn ban bảy vị thường uỷ Cục Chính Trị Trung Ương Trung Quốc đều đang luyện Pháp Luân Công, bảy vị thường uỷ đã đọc sách rồi. Pháp Luân Công là gì, họ hoàn toàn biết rất rõ. Qua các cuộc đấu tranh về chính trị, tâm ý ganh tỵ khởi lên, tấn công lẫn nhau, mất cả lý trí, bất cứ điều gì cũng không nhẫn nhịn được. Tâm ý hẹp hòi, dục vọng to lớn, dũng khí quá tầm thường, trong khi đó cái tâm ganh tỵ lại thật là to lớn. Trị quốc cũng không thông, khả năng điều hành sự việc cũng không bằng một cơ sở địa phương nhỏ bé. Khi mất lý trí rồi thì không khác gì là một con quỷ. Hơn nữa, nguyên thần của nó chỉ là một con cóc. Tìm một người thế này thì rất khó! Vở kịch tại nhân gian này, một diễn viên như thế hỏi biết tìm nơi đâu? Phải qua một lịch sử rất lâu, thì mới tìm được nó! (Vỗ tay) Thế lực cũ không muốn cho kẻ ấy lập tức hạ xuống địa ngục, chúng nói rằng có tìm nữa cũng không tìm nổi nhân vật như thế.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top