kinh van
Câu hỏi: Trong xã hội người thường, khi có một thế lực ma tính rất lớn cố phá hoại Đại Pháp trên diện rộng, thậm chí đến mức muốn tiêu diệt Đại Pháp, thưa biện pháp nào là tốt nhất để viên dung Đại Pháp?
Sư Phụ: Có một học viên nói với tôi, "Con sẽ tu luyện Đại Pháp cho đến cùng. Nếu đầu con có lìa khỏi cổ thì con vẫn ngồi đả toạ ở đây." (Vỗ tay) Nếu tư tưởng một người bất động, thì các biện pháp cưỡng chế chỉ ảnh hưởng đến họ ở bề mặt chứ không phải từ trong cội rễ. Trong tu luyện, tôi giúp mọi người hiểu các nguyên lý. Nếu chư vị chỉ quy định mọi người một cách hời hợt và không cho phép họ làm gì đó, có tác dụng không? Điều này không đúng sao? Tất nhiên, một số học viên đã nói với tôi rằng không kể chuyện gì xảy ra hay có loại can nhiễu nào, cũng sẽ không ảnh hưởng đến họ. Đó là tốt nhất. Tất nhiên, tôi đang nói về tư tưởng chư vị bất động, chứ không phải thân thể của chư vị.
Câu hỏi: Thưa suy nghĩ cả ngày về việc hồng Pháp có bị ma lợi dụng không?
Sư Phụ: Nghĩ đến việc hồng Pháp là một điều tốt. Ðiều đó không sai. Tuy nhiên đừng để nó ảnh hưởng đến việc tu luyện của chư vị. Là một đệ tử Đại Pháp, chư vị thực sự phải làm việc hồng Pháp.
Câu hỏi: Trong xã hội Tây Phương, mọi người rất chú trọng hàm răng của họ trông ra như thế nào. Là đệ tử, chúng con có nên đánh răng không?
Sư Phụ: Nếu chư vị muốn đánh răng thì cứ đánh thôi. Ðiều đó không xem là quan trọng. Chỉ xem đó như là chư vị muốn cá nhân mình tươm tất. Đây chỉ là các sự việc bình thường thôi.
Câu hỏi: Khi Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jêsus truyền Pháp của các ngài và độ nhân, các chúng sinh của vũ trụ đã trệch khỏi Pháp rồi. Tại sao Pháp không được chính lại vào thời điểm đó?
Sư Phụ: Các vị đó chỉ là Như Lai, cho nên họ không thể chính lại Pháp của vũ trụ. Họ chỉ có thể chính lại Pháp của bản thân họ thôi.
Câu hỏi: Sư Phụ, xin cho chúng con biết, có đúng là mỗi một đệ tử đều gặp khảo nghiệm để xem họ có đạt được Viên Mãn hay không? Những người mà không vượt qua khảo nghiệm có còn được cơ hội trong tương lai không?
Sư Phụ: Tôi không thể nói với chư vị điều này. Nếu tôi nói với chư vị rằng sẽ có nữa thì chư vị sẽ chờ và chuẩn bị, thì khi đó nó sẽ không được tính. Tôi cũng không thể nói với chư vị là tất cả chư vị có đạt được Viên Mãn hay không hay có bao nhiêu người đã đạt Viên Mãn.
Câu hỏi: Con sống ở nước Mỹ rất lâu. Ðối với những người tại Trung quốc, con luôn cảm thấy muốn giúp đỡ, nhất là đối với các học sinh nghèo. Con nghĩ rằng đây là lòng thiện. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, con bắt đầu tranh đấu với cái tâm lý này. Con không rõ là con có nên giúp hay không. Trong tâm của con đang tranh đấu kịch liệt. Con không biết đây là một thứ tình cảm của người thường hay là lòng từ bi cao hơn?
Sư Phụ: Không có gì sai khi có tình cảm đồng bào đối với người đồng hương. Và cũng không có gì sai khi giúp đỡ những người nghèo. Nhưng tôi muốn nói rằng, người tu luyện là nên nỗ lực hơn nữa trong việc tu luyện, vì chư vị không nhìn thấy được các quan hệ nhân duyên ở phía sau nhiều sự việc. Nếu người mà chư vị giúp đỡ chính là người sẽ phá hoại Đại Pháp trong tương lai thì sao? Tất nhiên, nếu người mà chư vị giúp đỡ trong tương lai sẽ học Đại Pháp thì chư vị sẽ thu được công đức vô lượng, vì trong tương lai họ sẽ thiện báo cho chư vị. Chư vị nên giữ tiêu chuẩn cao của người tu luyện khi gặp mọi chuyện. Một số người nói, "Tôi đang làm một việc tốt qua việc xây chùa." Thật ra, tôi giảng rằng - và thậm chí cả Phật Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng - một Pháp hữu vi thì cũng huyễn hoặc như bong bóng thôi - không tự mình tu luyện thì chư vị vĩnh viễn không thể thăng hoa lên được. Thậm chí nếu chư vị xây chùa khắp nơi đầy khắp thành phố, chư vị vẫn không thể thành Phật được, bởi vì chư vị không có tu luyện. Làm sao chư Phật cho phép mọi người đi cửa sau được - như thể là chư vị có thể thăng lên được là vì chư vị đã xây nhiều chùa. Đó là dùng nhân tâm mà đo lường sự việc. Đúng thế chăng? Không được. Ai không tu thì không đề cao được. Từ góc độ khác, có lẽ không có chư Phật nào trong các chùa mà chư vị đã xây cả, và chư Phật cũng sẽ không đến đó, và thay vào đó là chồn, cáo, quỷ, rắn (hồ hoàng bạch liễu). Như thế là chư vị đã giúp ma quỷ làm những việc ma quỷ, và chư vị thật sự đã làm những việc xấu. Dù sao, cũng có cái quan hệ này ở đây mà mọi người không thể nhìn thấy được. Là người tu luyện, chúng ta phải luôn minh bạch về điểm này.
Câu hỏi: Trong trang 59 của sách Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải, giảng rằng, "Nếu một người có thể chân chính tiếp tục tu luyện, 'Tôi có thể tiếp tục tu luyện và tôi vẫn muốn tu luyện,' thì người này có thể lấy nghiệp lực của thân nhân hay của bạn bè, và họ có thể tiêu trừ nghiệp đó mà chuyển thành đức. Tuy nhiên, điều này rất khó, vì nó tương phụ tương thành với mức độ và dung lượng tâm tính của người đó. Đó là tại sao khi nó đã đạt đến đỉnh điểm thì không thể tiến thêm được nữa - nó thể hiện dưới dạng này. Một người mà chịu khổ thêm nữa có thể trở thành xấu, rớt xuống, tu cũng như không là do khả năng của anh ta không đủ." Sư Phụ, xin hãy lý giải cho chúng con câu cuối cùng.
Sư Phụ: Những từ này được giảng dưới góc độ của Pháp lý. Nếu tình huống này thực sự xảy ra, thì chúng ta vẫn có cách cho mọi người tu luyện và tiến lên. Nếu như một khảo nghiệm là quá lớn đối với sức chịu đựng của một học viên thì người này sẽ đi sang hướng cực đoan. Khi một người thường chỉ trích một người khác, thì người này cũng không nên đi quá xa, làm người kia không thể chấp nhận, và hơn nữa, người kia có thể đi sang phía cực đoan ngay lập tức. Điều này xảy ra khi một cá nhân không xử lý vấn đề một cách hợp lý. Tu luyện cũng tương tự như vậy. Khi chư vị đang tu luyện đến một giai đoạn nào đó, nếu mà đưa một khó nạn quá lớn đến cho chư vị, thì chư vị thực sự sẽ bị trong tình trạng rất nguy hiểm. Chư vị sẽ không được báo trước khi chuẩn bị trải qua một khảo nghiệm. Làm sao mà có thể báo trước cho chư vị rằng đó là một khảo nghiệm cho chư vị? Chư vị đang tu luyện và chư vị sẽ không được báo trước. Cũng vậy, khi một cá nhân đạt Viên Mãn, thì chắc chắn là họ sẽ thình lình khai ngộ. Khẳng định là như vậy. Nếu chư vị không được phép khai ngộ khi chư vị đã đạt đến điểm Viên Mãn, với mọi thứ đã đến điểm cực đại - nếu chư vị đã đến giới hạn mà vẫn không thể khai ngộ - chư vị sẽ đột nhiên trở nên tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng có thể đẩy người ta sang phía cực đoan, điều này rất nguy hiểm. Ý nghĩa của nó là như vậy.
Câu hỏi: Các đệ tử từ Phủ Thuận và Tây An xin gửi lời vấn an đến Sư Phụ!
Sư Phụ: Cám ơn tất cả chư vị!
Câu hỏi: Con có thân nhân đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc. Do những can nhiễu từ bên ngoài, họ không thể tập công tại các điểm luyện công. Họ tập công tại nhà và quyết tâm tu luyện của họ không thay đổi. Thưa Sư Phụ, điều này có ảnh hưởng đến sự tu thành Viên Mãn của họ hay không?
Sư Phụ: Tôi đã giảng trong cuốn "Chuyển Pháp Luân" rằng tập ở nhà hay ở ngoài thì cũng như nhau. Nhưng chư vị không nên bỏ lỡ các điều kiện cho phép chư vị giúp nhau đề cao. Đại Pháp có thể giúp học viên đạt đến Viên Mãn, và học viên cần phải viên dung với Đại Pháp.
Câu hỏi: Liệu các đệ tử có cơ hội nghe Sư Phụ đích thân ngâm Hồng Ngâm không? Nó có thể là qua băng hình video...
Sư Phụ: Nếu có cơ hội trong tương lai thì điều này có thể được thực hiện.
Câu hỏi: Sư Phụ đã giảng rằng chúng ta nên đối xử tốt với mọi người, và các nữ đệ tử cần phải nhu mì. Nhưng điều này thường gây ra hiểu lầm với những người khác giới. Chúng ta có nên đối xử với những người khác giới giống như mọi người thường không?
Sư Phụ: Đúng như vậy. Tại sao chư vị lại phải cư xử và nói năng như nam giới? Một phụ nữ chỉ nên giống như là một phụ nữ, và cư xử như một phụ nữ trong mọi việc. Tôi chỉ giảng cho chư vị nên như thế nào. Còn đối với việc gây ra hiểu lầm, nếu chư vị cư xử bình thường thì sẽ không gây ra vấn đề gì. Không được làm quá khi đối xử với mọi người và giải quyết công việc, cứ làm mọi thứ một cách tự nhiên, tôi chắc chắn là không có bất cứ vấn đề gì.
Câu hỏi: Chồng con là một người Mỹ. Sau khi đắc Pháp, con có giới thiệu Đại Pháp cho anh ấy. Khi anh ấy đang đọc [Pháp], con nhìn thấy một Pháp luân trên đầu anh ấy. Nhưng đột nhiên một hôm anh ấy bắt đầu tập yoga, và nói rằng yoga làm thân thể anh ấy khoẻ mạnh. Đồng thời hầu như đêm nào anh ấy cũng muốn...
Sư Phụ: Chư vị nên nhìn sự tình một cách khách quan và tỉnh táo. Đầu tiên chư vị cần xét bản thân có vấn đề gì không. Nếu không, thì chắc chắn là can nhiễu. Nhưng không kể là do can nhiễu hay do vấn đề bản thân, chư vị đều có thể giảng giải hợp lý cho chồng mình. Một người nên phải có lý trí. Chúng ta luôn luôn phải giữ gìn tâm tính của mình. Người khác có thể làm điều sai trái, nhưng chúng ta thì không thể. Nếu chư vị có thể bảo trì tâm tính của mình thì những việc này sẽ qua đi sau một thời gian. Chúng sẽ không tồn tại lâu. Cuối cùng, chắc chắn anh ta sẽ thay đổi do sự đột phá tầng thứ tu luyện của chư vị. Chắc chắn sẽ là như vậy! (Vỗ tay)
Câu hỏi: Thưa quan hệ giữa nguyện vọng chủ quan và sự vô ngã [là gì].
Sư Phụ: Đừng nhầm lẫn giữa các khái niệm của người thường với trạng thái tu luyện. Cái "nguyện vọng chủ quan" mà chư vị đang đề cập có vẻ giống như các chấp trước của người thường. Tôi yêu cầu chư vị đạt được vô ngã thông qua tu luyện, thay vì làm điều này bằng cách ép buộc bản thân mình. Tuy nhiên, trong quá trình tu luyện, nếu chư vị không nỗ lực để đạt được điều này thì nó lại không phải là tu luyện. Nói cách khác, chư vị không nên cưỡng ép nó - "Tôi phải đạt được sự vô ngã này ngay từ ban đầu, nhưng tôi thậm chí còn chưa biết thế nào là vô ngã." Do đó chư vị chỉ có thể chân chính đạt được điều đó khi chư vị hiểu được những điều này thông qua sự đề cao trong tu luyện.
Câu hỏi: Chồng con đã xé một vài cuốn sách Đại Pháp và nói nhiều điều bất kính về Đại Pháp. Anh ấy cũng làm một số điều bất kính đối với Đại Pháp. Con rất buồn. Anh ấy chưa hề đọc một cuốn sách Đại Pháp nào.
Sư Phụ: Chúng ta có một số người như vậy trong số khán giả ở đây. Họ đã làm một số việc tương tự trong quá khứ khi họ không hiểu Đại Pháp, nhưng sau đó họ đã học Đại Pháp. Chư vị nên xem xét có phải là nguyên nhân do bản thân hay đúng là do can nhiễu. Nhưng có một điều. Không kể là do can nhiễu hay là một trạng thái trong tiến trình tu luyện, một học viên luôn phải giữ vững tâm tính. Người thường có thể làm việc xấu, có thể phạm sai lầm, nhưng chúng ta thì không thể. Thật ra, mọi người đều sẽ phải trả giá cho bất cứ việc gì mà họ làm. Phá hoại Đại Pháp thì thật là một tội lỗi rất to lớn.
Câu hỏi: Có lúc các đệ tử Đại Pháp quá mải mê đối với việc luyện công và học Pháp, đến mức làm cho mọi người xung quanh không thể lý giải được, thậm chí làm một số người không muốn tiếp xúc với họ nữa. Như thế có đúng là các học viên này đã không thực hiện tốt việc "tu luyện phù hợp tối đa với xã hội người thường."
Sư Phụ: Thế thì chúng ta nên xem xét lại sự "quá mải mê" này của họ là thế nào. Nếu học viên luyện công học Pháp cả ngày mà không làm bất cứ việc nhà hay công việc gì, như thế thì không được. Cũng như vậy, nếu tất cả chúng ta đều mặc đồng phục màu vàng trong khi tập công hàng ngày, người thường sẽ nghĩ rằng chư vị là một tôn giáo, và họ sẽ không muốn tham gia. Nếu tất cả chúng ta đều chỉ mặc quần áo hàng ngày, giống như mọi người, và cố gắng tối đa giống những người xung quanh chúng ta khi tập công, mọi người có thể tham gia luyện công với chúng ta và được đắc Pháp.
Câu hỏi: Một lớp phim trong suốt giống hình khí cầu đã quay trước mắt con trong suốt hai năm qua, và có nhiều chấm đen đang biến đổi bên trong. Con lo lắng không biết điều này có liên quan gì đến huyền quan không? Mong Sư Phụ chỉ giáo cho con.
Sư Phụ: Có thể. Tôi không muốn giải thích các trạng thái cụ thể của từng người. Điều này là tốt đối với sự tu luyện của chư vị.
Câu hỏi: Con có một đứa cháu gái một tuổi là một đứa trẻ lai. Con trông nom nó suốt 24 giờ trong ngày. Khi con đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cháu cứ muốn hôn cuốn sách và hình ảnh của Sư Phụ. Con không biết là có thể mở các bài giảng được ghi âm của Sư Phụ để giúp cháu được đắc Pháp không?
Sư Phụ: Đương nhiên là được, đương nhiên là chư vị có thể. Con cái của các đệ tử Đại Pháp thực sự không giống như con cái của người thường.
Câu hỏi: Con thay mặt các đệ tử khu Hải Điến tại Bắc Kinh được vấn an Sư Phụ.
Sư Phụ: Cám ơn chư vị! (vỗ tay)
Câu hỏi: Trong tiến trình tu luyện, khi con càng đào sâu và loại trừ các tâm chấp trước của mình, thì con lại càng phát hiện các tâm chấp trước khác đủ loại của người thường và chúng lại càng xấu xa. Thưa Sư Phụ, con phải có tâm thái như thế nào khi đối đãi với tình huống như vậy?
Sư Phụ: Điều này là bình thường. Nhiều người có cảm giác như vậy sau khi tu luyện một thời gian. Mọi người trong xã hội người thường đều có những thứ mà đã hình thành trong xã hội người thường. Người thường không thể nhận ra được chúng. Lý do mà chư vị có thể nhận ra là vì chư vị đã siêu xuất khỏi người thường trong tiến trình tu luyện của chư vị. Nhưng chư vị phải có ý tưởng bài trừ và chống lại những thứ đó.
Câu hỏi: Khi phiên dịch "Pháp Luân của Phật gia, âm dương của Đạo gia, và toàn bộ thế giới mười phương không gì là không phản ánh tại Pháp Luân," thì một số người dịch thành "Bánh xe Pháp của Phật gia." Thưa Sư Phụ, xin giảng sự khác biệt giữa Bánh xe Pháp và Pháp Luân mà Đại Pháp của chúng ta nói đến. Trong tiếng Anh, từ "Dharma" đề cập đến giáo lý của Phật giáo. Sư Phụ đã chỉ bảo chúng con phiên âm trực tiếp "Pháp Luân" trong cả hai nơi sử dụng âm Hán ngữ.
Sư Phụ: Đúng, tốt hơn là nên chuyển ngữ trực tiếp, bởi vì một số danh từ phải được chuyển ngữ trực tiếp. Với một số ngôn ngữ thì thực sự khó khăn để phản ánh hàm nghĩa chân thật của Pháp Luân. Đó là tại sao một số từ không thể biên dịch được. Tôi nghĩ như vậy. Chúng ta không thể sử dụng "bánh xe Pháp" bởi vì nội hàm là căn bản khác nhau.
Câu hỏi: (1) Đầu tháng này khi con đọc báo cáo trong Nhật Báo Thế giới, thấy nói, "dẫn độ..." con thực sự rất buồn. Con thường đứng một mình trước ảnh của Sư Phụ và khóc suốt, và con đã có suy nghĩ trở lại Trung quốc và chịu nhận sự gian nan cho Sư Phụ.
Sư Phụ: Tôi có thể hiểu được tâm của chư vị.
Câu hỏi: (2) Thưa Sư Phụ, đó có phải là do Sư Phụ đã làm cho chúng con nhiều quá mà con có hành động như vậy, hay do con đã dụng tâm người thường để đối đãi với sự việc này.
Sư Phụ: Không, không phải như vậy, không phải như vậy... Tư tưởng đó là hoàn toàn tự nhiên. (Vỗ tay)
Câu hỏi: Con có bị thất đức không nếu con từ chối sự yêu cầu ly hôn của chồng con?
Sư Phụ: Chư vị không bị thất đức vì những việc người khác làm. Nhưng chư vị cần phải giữ vững trước sự tình này. Dù thế nào, chư vị phải luôn phải xem mình là một người luyện công, là một người tu luyện. Ly hôn dù sao thì cũng không phải là việc tốt. Nhưng thường thì rất khó thuyết phục người khác, rất khó. Nhưng mọi thứ đều có thể, kể cả điều đó, để cho chư vị trừ bỏ một số chấp trước. Dù thế nào, chúng ta phải luôn xử lý bản thân mình cho tốt.
Câu hỏi: Con không xử lý tốt việc học tập và sinh hoạt hàng ngày của mình. Nếu ly hôn xảy ra thì liệu có phải là sự bất đắc dĩ không? Con đã học Pháp rất nhiều nhưng vẫn không thể đột phá được khảo nghiệm này. Con có thể trừ bỏ tình cảm của mình và chấp nhận nó. Thưa con đã đạt tiêu chuẩn của một người tu luyện chưa?
Sư Phụ: Tôi chỉ có thể nói với chư vị rằng, chư vị phải luôn chiểu theo tiêu chuẩn của một người tu luyện. Đúng là có nhiều người không thể đạt được trong phương diện này. Tôi biết có các học viên khác cũng xảy ra vấn đề này - đó là việc ly hôn. Cố gắng khuyên nhủ người khác cũng vô dụng, cũng như không thể sống với nhau được nữa. Học viên này đã quyết định phải ly hôn. Khi đối phương nhìn thấy sự việc này thực sự xảy ra, thì họ ngừng tranh cãi. Khi học viên này thực sự từ bỏ nó - không còn cãi nhau nữa - thì đối phương lại không muốn ly hôn nữa. Thay vào đó, người đó nói, "nếu mình muốn tập luyện thì cứ thoải mái thôi." Sự tình kiểu này cũng xảy ra. Nhưng không phải mọi trường hợp đều giống như thế. Thực sự chúng ta vẫn có người đã trải qua ly hôn. Cho nên tôi thực sự không thể nói với chư vị rằng [điều này sẽ xảy ra] theo cách đó. Tôi chỉ có thể nói với chư vị là phải luôn xử lý bản thân cho tốt, rồi để xem sự việc xảy ra như thế nào.
Câu hỏi: Khi con luyện công tại Vũ Hán, phụ đạo viên tại điểm luyện công của chúng con nói rằng chị của con là một học viên lâu năm, nhưng chị ấy vẫn chưa vượt nổi khảo nghiệm sắc [dục]. Con không nghĩ chị ấy là một người tu luyện chân chính. Đó là hiểu biết của con. Thưa, nhận thức như vậy có đúng không?
Sư Phụ: Tôi nghĩ rằng là còn tùy vào việc chư vị xét điều đó thế nào. Nếu đó là giữa vợ chồng thì chư vị không thể xét nó như vậy, vì tôi yêu cầu chư vị tu luyện trong khi phù hợp tối đa với xã hội người thường. Chúng ta không để sự tu luyện ảnh hưởng đến quan hệ bình thường giữa vợ và chồng. Chúng ta đang tu luyện giữa người thường. Tu luyện phù hợp tối đa với xã hội người thường. Còn nếu đó không phải là quan hệ vợ chồng thì học viên đó có vấn đề rất nghiêm trọng.
Câu hỏi: Con là một hoạ sĩ và đang có một công việc ổn định. Sau lúc làm việc, đôi khi trong tâm con muốn vẽ một số điều mà con thích làm. Nhưng con lại sợ điều này sẽ làm mất thời gian học Pháp của mình. Nên con thường ức chế mong muốn đó. Tuy nhiên, người thân và bạn bè con đều nghĩ rằng sau khi học Pháp Luân Công, con không còn muốn truy cầu thăng tiến nữa và đã từ bỏ nguyện vọng ban đầu của mình. Con có nên phù hợp với xã hội người thường, để tuỳ tự nhiên, và vẽ những thứ mà mình thích?
Sư Phụ: Tôi muốn giảng cho chư vị về điều này bằng cách phân nó ra thành hai vấn đề. Trước hết, là chư vị chưa cân bằng tốt giữa công việc làm và học Pháp. Nếu chư vị cân bằng được tốt thì nó sẽ không ảnh hưởng đến việc hội hoạ hay sáng tạo của chư vị. Mỗi cá nhân chúng ta đều có công việc làm, mỗi cá nhân là một thành viên của xã hội. Và nhiều người đã cân bằng việc này rất tốt. Cũng thế, tôi vừa nói chuyện với các phóng viên về điều này. Sau khi một cá nhân học Pháp, họ có thể vẽ giỏi nếu họ không còn chấp trước? Trí tuệ của một người thường có giới hạn. Họ vắt óc, ăn không ngon ngủ không yên, cố gắng nghiên cứu nó, sáng tác ra tác phẩm và sáng tạo ra cái gì đó mới. Và sau khi vẽ xong tác phẩm, nó vẫn có thể không tốt. Vì chư vị, là một người tu luyện, với nghề nghiệp là hoạ sĩ, thì với nghề nghiệp đó, chư vị nên làm việc cho tốt. Và trong khi chư vị tu luyện, cảnh giới tư tưởng của chư vị sẽ đề cao trong tiến trình đó. Với cảnh giới tư tưởng vượt trên người thường, thì có loại tác phẩm nào mà còn đòi hỏi chư vị phải vắt óc ra nữa? Tất cả mọi thứ mà chư vị muốn vẽ, cách mà chư vị diễn đạt chính mình, và thành tựu nghệ thuật của chư vị chắc chắn sẽ cao hơn của người thường. Chẳng phải sự quan hệ sẽ là như vậy hay sao? Nhưng cũng nói, hội hoạ thì mất thời gian, tôi hiểu. Nhưng dù có thế, thì điều này vẫn có thể xử lý được đúng. Hãy nghĩ, "Mỗi ngày tôi sẽ học bao nhiêu Pháp, luyện bao nhiêu công, thời gian còn lại tôi sẽ làm việc, và cứ như thế." Làm như vậy sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực nào cả.
Đồng thời, ở đây chư vị đã nêu lên một vấn đề. Các hoạ sĩ thường nói về "linh cảm". Hễ mà linh cảm đến, thì họ có kích thích muốn vẽ. Họ thích vẽ gì đây? Nó phụ thuộc vào tư tưởng sáng tác của họ. Tất nhiên chúng ta không thể vẽ điều gì mà không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện. Là một người tu luyện trong xã hội người thường, chư vị phải tu luyện trong khi phù hợp tối đa với người thường. Tuy nhiên nếu những gì mà thậm chí không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của người thường, thì chư vị cũng không thể vẽ chúng. Đó chính là tạo nghiệp và làm điều xấu, vì bức hoạ của chư vị sẽ được người khác xem. Nếu những điều mà chư vị vẽ là tốt một cách chân chính thì cứ vẽ thôi.
Tôi đã trả lời hết các câu hỏi của chư vị. Hôm nay tôi đã giải đáp hết các câu hỏi của chư vị. Tôi muốn cảm ơn tất cả chư vị! (Vỗ tay thật lâu)
Trong hoàn cảnh gian nan thế nào, chư vị cũng phải giữ ổn định trong tâm. Chỉ có giữ tâm bất động thì chư vị mới có thể xử lý được mọi tình huống
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top