kinh van
Câu hỏi: Trong khi vụ án diễn tiến, chúng con có thể giảng rõ sự thật cho các quan tòa không? Thưa làm thế có làm hại sự liêm chính của tiến trình của tòa án không?
Thầy: Nói về cuộc bức hại thì không có vấn đề chi, và các học viên mà không có phần liên hệ trong vụ án thì giảng rõ sự thật được. Trong nhân thế, con người đã tự mình niêm phong hạn chế chính mình, tuy nhiên nếu chư vị làm việc gì với trí tuệ, thì chư vị sẽ không làm điều xấu, và cũng không có rắc rối xẩy ra.
Câu hỏi: Một phụ đạo viên đã giảng rõ sự thật tại một nơi có du khách ở Hồng Kông, và đã chỉnh sửa nơi này tốt, quả thật là khâm phục. Một số học viên nghĩ rằng cô ta là một vị thần. Và một số học viên cho rằng đến chỗ đó giảng rõ sự thật một tuần thì tốt hơn là tu luyện ở Đài Loan một năm. (Khán giả cười) Thầy: Đó là sang cực đoan rồi.) Nhiều học viên đến nơi đó vì họ khâm phục....
Thầy: Học viên chúng ta - hãy nhớ điều này - một số học viên chúng ta đã làm tốt, tuy nhiên cô này vẫn còn tu luyện. Cho nên nếu chúng ta làm như thế, chẳng phải là giúp cho các học viên đó khởi tâm chấp trước mới hay sao? Và chẳng phải sẽ làm cho các học viên tự mình hoan hỉ hay sao? Cho nên tôi nghĩ rằng chư vị cũng cần phải cẩn thận. Đúng, khi một học viên tu luyện tốt trong một số phương diện nào đó, chúng ta nên học hỏi từ người đó. Tuy nhiên học viên đó vẫn còn tu luyện và vẫn còn tâm chấp trước của con người chưa buông bỏ, cho nên chư vị vẫn cần tuân theo tiêu chuẩn mà học Pháp.
Câu hỏi: ... mới đây một cô cứ khăng khăng thay đổi cách phát chính niệm. Cô ta đổi cách thứ tự của mỗi phần 5 phút, đổi 5 phút đầu để diệt các tư tưởng xấu trong tâm để loại trừ hắc thủ. Rồi còn bắt các học viên khác phải theo công thức của cô ta.
Thầy: Thấy chưa, lại nữa đây. (Khán giả cười) Cô này lại khởi tâm chấp trước rồi - chư vị thấy điều gì xẩy ra bây giờ không? Chư vị đã giúp cô ta làm theo cách của cô ta. Đó là tại sao tôi bảo chư vị phải học Pháp nhiều và căn cứ vào Pháp làm tiêu chuẩn. Khi một người tu luyện tốt trong một số khía cạnh nào đó, thì chính vì người đó tu luyện tốt trong Pháp, chứ không phải là vì cô ta tốt hơn Pháp. Cho nên nếu chư vị theo người nào đó, thay vì học từ Pháp .... [hãy nhớ rằng] trước khi một người tu thành, người đó vẫn còn thiếu sót, và khi cô ta tốt trong khía cạnh nào đó, không có nghĩa là cô ta tốt trên mọi phương diện. Bây giờ thật sự đã xẩy ra rồi, chư vị giúp cho tâm chấp trước của cô ta khởi lên. Hãy cẩn thận trong những điều này.
Câu hỏi: Thưa Sư Phụ, xin Sư Phụ giảng: làm sao chúng con hồng truyền Chân Thiện Nhẫn, đặc tính của vũ trụ, bằng cách xử dụng truyền tin một cách tinh tế và thông thạo? Và ở trong thiên giới của Đạo là sao?
Thầy: Chư vị hỏi cái gì vậy? (Khán giả cười) "... hồng truyền cho những người khác .... xử dụng truyền tin một cách tinh tế và thông thạo?" Tại sao tôi nghe như không phải là điều mà một đệ tử Đại Pháp nói? Có thể đây là một học viên mới. Không có cách nào là "tinh tế và thông thạo" cả. Đệ tử Đại Pháp tất cả đều đang làm sự việc thể theo Pháp; từ bi với tất cả sinh mệnh và cho chúng sinh biết tuyệt mỹ là gì. Các đệ tử đang làm sự việc thể theo hoàn cảnh của họ và thể theo ước muốn của mình mà làm.
Thiên giới của Đạo là thế nào? Đạo Gia, cũng như tôi đã giảng trước đây, Đạo Gia không có thiên giới trong quá khứ. Đạo là tu đơn độc và hoàn toàn trong đơn độc, thậm chí đến cả trên thiên đàng họ cũng ở trong động. Và Đạo trong thiên đàng cũng đi dân du, chỉ có một vài trường hợp là tu trong chùa. Trong thời gian gần đây, Đạo Giáo đã xuất hiện, nên có một ít tranh luận về Phật-Đạo. Đó là nguyên nhân mà Đạo Giáo thành lập, và Đạo Giáo cũng bắt đầu có Phật và Bồ Tát. Tất cả những điều này sẽ được giải quyết.
Câu hỏi: Khi chồng và vợ cùng là đệ tử Đại Pháp và họ bị mâu thuẫn và rắc rối không giải quyết được, thưa chúng con có thể ly dị không? (Khán giả cười) Thưa điều này có liên quan gì đến tu luyện?
Thầy: Thật ra, chư vị đã chểnh mảng trong tu luyện, mặc dù một số học viên có thể nói rằng chư vị đúng. Chẳng phải chư vị đã chấp trước quá nhiều vào những thứ của con người hay sao? Nếu cả hai chư vị đều buông bỏ cái bản ngã cúa mình và tu luyện tốt, và không chấp trước nhiều vào bản ngã, thì chư vị có thể xử lý sự việc không tốt không, đó là nói rằng cả hai vợ chồng cùng là đệ tử Đại Pháp.
Còn về ly dị, tôi đã giảng cho chư vị rằng chư vị nên phù hợp tối đa với xã hội bình thường; hôm nay, không kể là ly dị hay là kết hôn, tôi sẽ không nói đến. Đây là tôi thể theo Pháp lý mà giảng. Tuy nhiên để tôi nói với chư vị, những sự việc này không được phép xẩy ra trong tương lai. Những sự việc này là từ trạng thái hiện đại của xã hội tân thời mà ra. Tôi không thể cưởng ép chư vị làm theo cách nào, tuy nhiên các sinh mệnh tương lai sẽ không được phép làm điều này, dù cho họ muốn họ cũng không làm.
Để tôi giảng một chút về nhân loại. Hiện nay con người xem "tình" là quan trọng, tuy thế "tình" là một trong các nhân tố không xác thực nhất. "Khi chư vị tốt với tôi thì tôi vui, và khi chư vị không tốt với tôi nữa thì cảm tưởng vui đó mất đi." Thế thì làm sao mà chư vị lại tin cậy vào đó? Quan hệ "tình" có bảo tồn được hôn nhân không? Đối với con người, không những chỉ có nhân tố trách nhiệm đạo đức ở đây, mà giữa chồng vợ chính là vì chư vị thiếu nợ nhau. Thế thì khi nói về người nữ, khi cô ấy đã bỏ cả một đời vào tay chư vị, người nam phải biết rằng "Người đàn bà này đã giao phó cả một đời cho tôi. Tôi phải có trách nhiệm với cô ta." Cái ân nghĩa giữa chồng và vợ, con người ngày nay không nhận thức và cũng không quý trọng. Tất nhiên, trạng thái xã hội hiện tại thì không như tôi giảng, cho nên tôi không bảo chư vị phải làm như thế. Còn là đệ tử Đại Pháp, chư vị nên xử lý cho tốt và gắng sức để tránh việc này [ly dị].
Tất nhiên, vừa qua tôi chỉ giảng về người nam. Tôi cần giảng một chút về người nữ bây giờ. (Khán giả cười) Để tôi nói nhẹ một chút. (Khán giả cười). Về phần người nữ, trái lại chư vị phải hiểu chồng mình. Người nữ: chư vị tất cả đều muốn người đàn ông của mình, chồng mình, phải mạnh, chân chính và chính trực, kiên cường, tuy nhiên hành động của chư vị luôn kéo ông ta xuống, khống chế chặt chẽ dưới quyền của mình như là một người đàn bà. (Khán giả cười) Thế thì làm sao ông ta kiên cường được chứ? Khi mà toàn bộ xã hội đã rơi vào trạng thái này, hãy suy nghĩ, đàn ông trong xã hội này tất cả đều trở thành bà-ông (Khán giả cười), còn tất cả đàn bà thì trở thành ông-bà, (Khán giả cười) - đó chính là âm dương đão ngược. Tất nhiên, xã hội ngày này là thế, cũng không phải là tôi bảo chư vị theo cách nào. Chúng ta có một số học viên nữ quả thật có tài, và có một số quả thật xuất sắc, (Sư Phụ cười) và đôi khi khả năng của họ còn trội hơn cả người nam. Tuy nhiên, đồng thời, nhiều lúc chư vị phải nghĩ đến chồng mình. Là người tu luyện, bất cứ nơi nào, chư vị cũng phải là người tốt, chư vị phải nghĩ đến người khác - thế thì trong nhà tại sao chư vị không nghĩ đến và hiểu chồng mình? Chẳng phải chúng ta sẽ lưu lại cho loài người tương lai những điều tốt nhất hay sao? Khi cả hai chư vị là người tu luyện, chư vị phải nghĩ đến nhau, làm như thế thì làm sau chư vị có thể nói đến ly dị được? Hôn nhân là một điều không gẫy vỡ được. (Khán giả cười) (Thầy mỉm cười)
Câu hỏi: Con xin hỏi Thầy, làm sao con giảng rõ sự thật cho các thương gia?
Thầy: Con người là chấp trước vào lợi ích cá nhân. Đối với người thường, lợi ích cá nhân là trên hết, con người chỉ là như thế. Khi chư vị giảng rõ sự thật, họ sẽ hiểu "Ô, quý vị là người tốt và đang bị bức hại. Tuy nhiên, tôi cũng vẫn còn phải làm tiền." Bởi vì các quốc gia khác nhau đầu tư tiền ở bên đó bây giờ trong khi Pháp Luân Công bị bức hại, sự đầu tư này đã giúp cho tà ác có khả năng và tài trợ để bức hại Pháp Luân Công, khiến cho các quốc gia mà đã đầu tư bị lệ thuộc vào thị trường đó, cho nên họ không dám vạch trần bất cứ điều gì hay cũng không dám đứng lên chống đối cuộc bức hại này. Con người là như thế, trừ khi họ tu luyện, về việc chư vị nói cho họ có hiểu thì chỉ đến đó thôi. Còn các thương gia thì chư vị cứ để yên.
Câu hỏi: Con xin hỏi Sư Phụ, Đức Thích Ca Mâu Ni chứng và ngộ "Giới Định Tuệ", thế thì tại sao chúng con đồng hóa với Pháp thì chúng con cũng phải chứng và ngộ trong Pháp, các nguyên lý của chúng ta là phải đồng hóa với Pháp, thưa có đúng không?
Thầy: Đúng, tuy nhiên tôi chưa tổng kết những điều mà chư vị phải chứng và ngộ, cho nên chư vị chưa biết những điều đó là gì - chư vị sẽ không biết cho đến khi nào chư vị ngộ, bởi vì cách tu luyện của chư vị là khác. Đừng tạo ra cái gì khác chỉ vì muốn khác biệt. Nếu chư vị sáng chế ra cái gì mới ngày mai và cho rằng "Đây là những gì tôi tu luyện," thì chư vị đã bị lệch rồi.
Câu hỏi: Các đệ tử Đại Pháp ở Úc, Mã Lai, Nhật, (Sư Phụ: Tôi nghĩ là tôi sẽ đọc câu này.) Úc, Nhật, Mã Lai, Indonesia, Singapore, Macau, Đại Hàn, Đài Loan, New Zealand, các đd65 tử Đại Pháp bị bắt bất hợp pháp trong trại lao động nữ ở Bắc Kinh, Liuzhou tỉnh Guangxi, Meizhou tỉnh Guangdong, Shenzhen, Yangzhou tỉnh Jiangsu, Sydney, Trường Minh Huệ ở Nhật, Ningbo tỉnh Zhejiang, Zhuhai, Hangzhou, Qingdao tỉnh Shandong, Haiyang, Shanghai, Yanbian, Wuhan, Shanxi, thành phố Jilin tỉnh Jilin, thành phố Shuangcheng tỉnh Heilongjiang, Weihai, Fanyu tỉnh Guangzhou, Xi-an, Bắc Kinh, và thành phố Jiangmen tỉnh Guangdong kính chào Sư Phụ vĩ đại.
Thầy: Cám ơn tất cả. (Tiếng vỗ tay) Tôi biết. Nhất là các học viên ở Trung Hoa Lục Địa, tôi biết chư vị cảm nghĩ gì, chư vị nhớ Sư Phụ và sự thật tôi cũng cảm thấy như thế. Tà ác sẽ bị diệt; mây đen không che phủ được bầu trời.
Câu hỏi: Khi con gọi về Bắc Kinh để giảng rõ sự thật, một đồng tu trả lời điện thoại. Con bảo họ "Đệ tử Đại Pháp toàn cầu đang nghĩ đến bạn. Nên giữ vững niềm tin vào Sư Phụ và Đại Pháp. "Khó nhẫn nhưng nhẫn được. Khó làm nhưng làm được". Người này bảo con chuyển lời kính Sư Phụ khi gặp Sư Phụ. Mọi người đều nhớ Sư Phụ.
Thầy: Tôi cám ơn tất cả chư vị. (Vỗ tay)
Câu hỏi: Con xin đại diện các viên chức an ninh ở tỉnh Quảng Đông kính lời chào Sư Phụ. Hiện tại có ...
(Thầy: Tôi sẽ bỏ phần mà có số người ra)
những người đã hiểu ra cuộc bức hại này thật sự là gì.
Thầy: Tình hình giảng rõ sự thật và cứu độ chúng sinh đang thay đổi nhanh cho các đệ tử Đại Pháp ở Trung Hoa Lục Địa hơn là ở toàn cầu, đó là vì, dù sao thì cũng có một số rất đông đệ tử Đại Pháp ở bên đó; hầu như 100 triệu đệ tử Đại Pháp đã dùng sức mạnh chống lại cuộc bức hại này. Việc giảng rõ sự thật toàn cầu và cứu độ người bên ngoài Trung Hoa Lục Địa đã giúp cho mọi người khắp nơi biết được sự thật và lên án cuộc bức hại này, và cũng đã dẹp sạch tà ác. Đây là kết quả của Chính Pháp và nổ lực của các đệ tử Đại Pháp toàn cầu. Tuy nhiên để chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Hoa Lục Địa này trước khi Chính Pháp tiến đến đây, đệ tử Đại Pháp tại Trung Hoa Lục Địa vẫn còn phải đóng vai trò chủ yếu. Còn về cuộc bức hại hiện tại, nhiều viên chức ở Trung Quốc đã khó chịu lắm rồi, không những chỉ công chúng, mà các thành phần xã hội cao cấp cũng thế, đến cả tầng cấp cao trong chính quyền, nhiều người đã đứng lên phản đối trực tiếp sự kiện Pháp Luân Công bị bức hại. Không lâu nữa, mọi người sẽ đứng lên và lên án cuộc bức hại này.
Câu hỏi: Trong các bài kinh văn mới đây, Thầy đã giảng rằng trách nhiệm to lớn đang chờ đợi chúng con trong tương lai. Đó có phải là chúng con hạ thế sau khi Viên Mãn để cứu độ chúng sinh?
Thầy: Những gì chư vị làm hiện tại chính là đang cứu độ chúng sinh. Chư vị không thể lên trên đó rồi lại xuống đây. (Khán giả cười) Ai mà muốn trở lại? Chư vị ở đây và nghĩ rằng cái chỗ này là tốt, tuy nhiên đó là vì cặp mắt của chư vị không nhìn thấy được sự thật ở đây. Một khi mà chư vị lên trên đó rồi và nhìn lại, chư vị sẽ thấy rằng cái chỗ nhân thế này là nhơ nhớp vô cùng, và nếu mà có bảo chư vị trở lại chư vị cũng không muốn trở lại. Và đó là tại sao tôi nói rằng ai mà dám xuống đây và đắc được Pháp là đáng được khâm phục. Tuy nhiên cuộc bức hại mà do thế lực cũ tạo ra đã khiến cho chúng sinh phạm tội với Đại Pháp, và hành động của con người trong cuộc bức hại này quả thật đã hủy rất nhiều người, đã hủy rất nhiều sinh mệnh.
Câu hỏi: Các học viên tật nguyền làm sao phát chính niệm? Con hỏi là vì tay phải của con bị tật nguyền.
Thầy: Thì chư vị cứ dùng tay trái. Không sao cả, bởi vì khi phát chính niệm, không dùng tay ấn cũng được. Tôi bảo chư vị dùng tay ấn là để giúp chư vị có cảm tưởng mạnh hơn, rằng chư vị đang phát chính niệm, giúp chư vị ra mệnh lệnh mạnh hơn, có thế thôi.
Câu hỏi: Ở Đài Loan, chúng con làm sao khuyến khích các đồng tu thay đổi việc chứng thực Đại Pháp từ thụ động thành tiên phong tích cực, và quý trọng một chút thời gian Chính Pháp còn lại này?
Thầy: Về việc này, thật ra, tôi không lo lắng cho các học viên ở Đài Loan. Bởi vì thái độ của chính quyền ở đó đối với Đại Pháp, không có gì mà lo nhiều. Vì có Pháp, học viên ở đó làm khá tốt. Đôi khi tôi cảm thấy những gì họ đang làm giống như thời mà tôi còn ở Trung Quốc. (Vỗ tay) Còn đối với một số ít các học viên không làm tốt trong một số địa phương đặc định, đó chính là biểu hiện của tiến trình của một học viên đạt được hiểu biết khá hơn và cũng là một tiến trình của các học viên thành thục hơn, và tất cả đều sẽ tốt hơn. Sự gián đoạn xẩy ra cho họ trong tu luyện không giống như cuộc bức hại ở Trung Hoa Lục Địa, tuy nhiên thường thường cũng sẽ có khảo nghiệm cá nhân. Cho nên là người tu luyện chư vị phải hiểu cho chính xác. Chư vị không được sợ vì có rắc rối và có khảo nghiệm. Nếu suốt ngày mà chư vị thoải mái và vui mừng thì chư vị có tu luyện không?
Câu hỏi: Khi chúng con học Pháp với các học viên người Hoa, chúng con đọc một đoạn tiếng Hán, rồi đọc một đoạn tiếng Nhật. Một số học viên người Hoa nghĩ rằng học Pháp theo cách này chậm quá và không hữu hiệu bằng khi đọc cùng một ngôn ngữ chung nhóm?
Thầy: Tôi nghĩ cách nào cũng được, có các học viên người Nhật học Pháp chung với học viên người Hoa cũng được. Làm sao mà dễ dàng cho chư vị là được rồi. Không có quy luật tuyệt đối. Làm sao cho tốt là được rồi.
Câu hỏi: Con rất còn trẻ. Khi con nhận ra chấp trước của các bạn đồng tu lớn tuổi hơn con, con không dám nói ra. Thưa đây có phải là tâm chấp trước về sợ không?
Thầy: Đừng sợ. Khi chư vị thấy điều gì sai thì cứ nói lên. Thậm chí các đệ tử rất trẻ cũng nói ra những gì mình nhận thấy.
Câu hỏi: Con biết một học viên phạm lỗi rất to trong mấy năm qua và đã gây tác hại cho Đại Pháp. Bây giờ thì anh ta đang ở trong tình trạng khó khăn. Thưa con có nên giúp anh ta không?
Thầy: Nếu người này làm điều xấu và không tập luyện nữa, thì chư vị không thể gọi họ là học viên. Hiện tại tất cả chư vị đều đang bận rộn giảng rõ sự thật, cho nên chư vị có thể tự mình xử lý là có đáng để cho chư vị bỏ thì giờ cho họ không. Một người vẫn còn được cứu độ hay không, điều mà chư vị đang làm bây giờ có cân bằng với việc này không, những điều đó chư vị nên thể theo hoàn cảnh mà quyết định.
Câu hỏi: Đài Loan là nơi mà báo Hán ngữ được đọc nhiều nhất hơn là bên ngoài Trung Hoa Lục Địa, xin Thầy chỉ đạo cho việc phát hành một thời báo ở Đài Loan trong tương lai.
Thầy: Tôi cũng sẽ nói như vừa rồi: chư vị nên tự mình quyết định tùy theo hoàn cảnh và khả năng của các học viên chúng ta. Đừng yêu cầu Sư Phụ xác nhận điều gì. Một khi mà Sư Phụ nói điều gì, chư vị sẽ nói "Sư Phụ đã bảo điều đó," chư vị sẽ không xuy xét là có hợp lý hay không, có khó khăn gì hay không, tình hình có đúng hay không, chư vị sẽ không suy xét và cứ làm. Đó là tại sao chư vị phải kế hoạch sự việc tùy theo hoàn cảnh của mình.
Câu hỏi: "Tôi phủi bụi, mặt thật của chúng hiện ra"? Câu này chúng con hiểu như thế nào?
Thầy: "Phủi bụi"... từ rạng đông trong vũ trụ cho đến bây giờ, thời gian vô tận đã trôi qua. Luôn có các thiên thể bị tan rã giống như sự thay cũ đổi mới của tế bào. Tan rồi hợp lại, hợp rồi lại tan. Vì thế mà khoa học của loài người mới tin rằng có một vũ nỗ lớn nên tạo ra vũ trụ. Bụi của vũ trụ đang rơi xuống, và các nhân tố xấu đang liên tục rơi xuống. Từ đỉnh cho đến đáy, không một tầng thứ nào mà còn trong sạch như trước nữa. Và nhất là Tam Giới thì càng ngày càng tệ hơn nữa; nó đã bị bụi lấp phủ lâu lắm rồi, bụi này càng dày hơn nữa. Khi mặt trăng mới vừa đưa lên trước đây, nó không to như bây giờ; bây giờ thì độ dày của cái võ của nó tăng lên to bằng cả chục ki lô mét. Còn về câu "Tôi phủi bụi, mặt thật của chúng hiện ra," chúng sinh đã bị bao phủ bởi một số nhân tố bên ngoài, và thậm chí nhiều nhân tố xấu đã khiến cho các sinh mệnh không còn trong sạch nữa, và trong cuộc bức hại Đại Pháp, nhất là loài người đã bị tà ác bên ngoài khống chế. Cho nên sau khi rửa sạch những thứ này, chúng ta nhìn lại thì mới thấy các sinh mệnh đó như thế nào. Ý nghĩa là thế. (Vỗ tay)
Câu hỏi: Kế hoạch toàn bộ và phối hợp, trong hiện tại cả hai trong đều có vấn đề. Tại sao Thầy khuyến khích chúng con trong việc phối hợp nhưng không khuyến khích về kế hoạch toàn bộ?
Thầy: Chư vị chỉ cần hợp tác lại và thảo luận với nhau khi làm các việc. Chính Pháp có tiến trình của nó. Thật ra, những gì mà chư vị đang làm chỉ có 3 điều; còn ranh giới của sự việc thì đã được quy định rồi. Với 3 điều làm trọng điểm, chư vị suy tính làm sao cho tốt, đồng thời còn tu luyện bản thân cho tốt và cứu độ chúng sinh - phần khó nhất là cứu độ chúng sinh. Làm sự việc cho tốt chính là vấn đề phối hợp. Khi tôi nói về phối hợp, là tôi nói về hợp tác và làm việc chung với nhau cho tốt. Chứng thực Pháp cũng là tu luyện, và nếu chư vị tìm bên trong chính mình thì chư vị sẽ hợp tác được tốt. Đại Pháp là tu luyện, không có gì khác nữa. Đệ tử Đại Pháp đang làm việc để giảng rõ sự thật, thứ nhất là cứu độ tất cả sinh mệnh, thứ nhì là cản trở cuộc bức hại, vạch trần nó ra, và chống nó. Chúng ta không có mục tiêu gì khác. Còn về các hoạt động mà đệ tử Đại Pháp tổ chức và giảng rõ sự thật qua hình thức truyền tin, chư vị hợp lại với nhau mà kế hoạch sự việc, đó những điều mà các học viên chúng ta tự mình mà làm.
Câu hỏi: Thưa các nhân tố bên ngoài vũ trụ giống như không có sự sống, là nước phẳng lặng phải không?
Thầy: Nước phẳng lặng mà tôi giảng là nói về một hình thức ở một tầng thứ đặc định của vũ trụ. Vũ trụ là vô cùng phức tạp không thể diễn tả bằng ngôn ngữ con người. Tại một điểm đặc định, thậm chí cũng không có nước, cũng không phải là nước nữa. Vũ trụ bao la vô cùng, và trong mỗi một cảnh giới khỗng lồ, vì sao vũ trụ đó được tạo thành là có nguyên nhân cơ bản của nó, tuy nhiên không có một nguyên nguyên nào là cơ bản nhất. Tuy nhiên đối với các sinh mệnh trong một cảnh giới đặc định, khi họ nhìn thấy tất cả những điều đó, thì họ tưởng rằng nó là nguyên nhân cơ bản. Hiện tượng đó rất là thông thường.
Câu hỏi: Thưa các phụ đạo viên trong Hội Phật Học có thể tự xem mình là cao hơn các học viên không? Các học viên chúng con không được chỉ trích họ, và người phụ đạo viên này đang lập bè phái.
Thầy: Tôi nghĩ rằng nếu một phụ đạo viên thật sự có rắc rối, thì người phụ đạo này phải chú ý điều đó. Tại sao các học viên khác lại nghĩ về chư vị, một phụ đạo viên, như thế chứ? Có lẽ chính là trường hợp mà chúng ta có nhiều rắc rối phải không? Chư vị thật sự phải suy nghĩ lại điều này. Phụ đạo viên, thật ra, khi tôi nói phụ đạo viên, hay người trong một vị thế có trách nhiệm, đó chỉ là một cái tên. Họ "trách nhiệm" gì đây? Chư vị có trách nhiệm được cho Đại Pháp không? Chư vị có thật sự làm được điều đó không? Thật ra chư vị chỉ là người liên lạc, người mà phục vụ người khác, chư vị không có quyền hành hay quyền lực gì cả. Chư vị phải phối hợp cho tốt, và đó là trách nhiệm tốt nhất mà chư vị có thể làm để giúp Sư Phụ tại tầng thứ bề mặt của con người đây.
Nói rằng các phụ đạo viên đang tụ tập bè phái thì không hợp thức. Chẳng phải các phụ đạo viên thật sự là đang lo và trông nom tất cả học viên hay sao? Có lẽ đôi khi người phụ đạo này hình như là thân với những người chung quanh, cho nên các học viên khác thấy như thế. Nếu học viên nào mà có rắc rối với người phụ đạo và nói ra thiếu sót của phụ đạo viên đó với các học viên khác, thì rắc rối không phải chỉ liên hệ với người phụ đạo viên. Chư vị đang tu luyện, thế thì tại sao chư vị không tìm vào bên trong chính mình? Chư vị gây đối lập giữa các học viên và người phụ đạo viên, chư vị lại dẫn một nhóm người chống lại người phụ đạo viên này, đó là không có trách nhiệm đối với bản thân mình và đối với Đại Pháp. Tôi xét cả hai mặt.
Còn về người phụ đạo viên, chư vị cần phải làm cho tốt; và đối với các học viên, chư vị không nên mãi chú ý đến người phụ đạo viên. Chư vị là đệ tử Đại Pháp, mỗi một người đang tu luyện chính mình, còn chư vị đang làm gì đây? Chư vị chỉ giúp người phụ đạo viên này tu luyện hay sao? Chư vị không tu luyện chính mình hay sao? Chẳng phải đó là rắc rối? Tuy nhiên còn về người phụ đạo, chư vị thật sự có rắc rối nghiêm trọng không? Nếu chư vị không thể giúp Sư Phụ dẫn dắt các học viên trong địa phương của mình cho tốt, thế thì chẳng phải chư vị chính mình có rắc rối hay sao? Chư vị biết tôi nghĩ gì không? Tôi không thể bỏ lại bất cứ đệ tử Đại Pháp nào? Tất cả mọi người đều là gia đình của tôi, thế làm sao chư vị lại đối xử với thân nhân của tôi khác biệt như thế? Chắc chắn tôi sẽ không ủng hộ chư vị, các phụ đạo viên, khi nói đến việc Đại Pháp, dẫn dắt các học viên địa phương cho tốt quả thật là một sự đóng góp lớn lao. Người thường có câu này: "Đừng dùng một người đáng nghi ngờ; nếu chư vị dùng một người thì đừng nghi ngờ họ." Đó là câu nói của người thường. Đại Pháp đang đào tạo chư vị, tuy nhiên, là đệ tử Đại Pháp, chư vị nên buông bỏ tất cả tâm chấp trước của chư vị, bỏ luôn cái tâm làm phụ đạo viên và làm lãnh đạo của chư vị. Tất cả mọi người đều là người tu luyện. Chỉ riêng chư vị thì phục vụ người khác. Cho nên, là phụ đạo viên, đó là điều mà tôi Sư Phụ của chư vị đòi hỏi nơi chư vị.
Làm việc Đại Pháp cũng là đang tu luyện và không có phương cách làm việc nào trong xã hội bình thường mà có liên quan với việc chư vị làm phụ đạo viên trong Đại Pháp. Nói khác đi, hình thức hay cách làm việc này không có tồn tại trước đây, cả hai phần, là một người có trách nhiệm và cũng là một người tu luyện bình thường. Chư vị đang tiến bước trên con đường của chính mình, và mỗi một phụ đạo viên của Đại Pháp thì đang rèn luyện chính mình. Lúc ban đầu, người phụ đạo này có thể không làm tốt cho lắm, dần dần họ sẽ thành thục hơn. Và trong tiến trình đó chắc chắn là họ có thiếu sót và làm lỗi, đó cũng chính là tiến trình đang được rèn luyện. Là Sư Phụ của chư vị, tôi xét như thế. Trước khi họ được rèn luyện thành thục, tôi không thể thay thế họ với một người khác được, rồi rèn luyện một người mới lại từ đầu, bởi vì trong tiến trình đó người phụ đạo sẽ phạm nhiều lỗi và các học viên sẽ than phiền rất nhiều, điều đó sẽ gây tác hại cho trạng thái của Đại Pháp trên toàn bộ và còn gây gián đoạn cho việc đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp trong một chỉnh thể.
Khi một phụ đạo viên có rắc rối, các học viên nên chỉ ra cho họ biết, thậm chí còn phải nghiêm khắc mà nói với họ. Còn về học viên, chư vị phải đặc để Đại Pháp trước, thay vì cứ luôn xem trọng ý kiến của mình và luôn chỉ ra ra sai lầm của người khác. Nếu một phụ đạo viên nào đó trong Hội Phật Học mà thật sự ngăn chận các học viên làm việc Đại Pháp, thì người này có rắc rối nghiêm trọng, cũng bằng như là can nhiễu đệ tử Đại Pháp tiến bước trên con đường chứng thực Pháp của họ. Nếu một phụ đạo mà như thế, thì chúng ta cần phải xét, là có người nào khác thích hợp không; nếu người này vẫn tiếp tục như thế thì không được. Tuy nhiên nếu ngược lại, hay nếu một số học viên thật sự làm hỏng việc, họ không muốn nghe lời khuyên của người phụ đạo và còn quay lại cho rằng người phụ đạo can nhiễu với việc học viên chứng thực Pháp, thế thì không tốt. Trong trường hợp đó tại sao các đệ tử Đại Pháp không từ quan điểm của Đại Pháp mà xét sự việc? Tôi muốn mỗi một người đều phải được rèn luyện cho thành thục.
Xét sự việc này từ một góc độ nữa, mâu thuẫn của chư vị thật ra chính là khảo nghiệm mà chư vị cần vượt qua trong tiến trình chư vị đề cao. Tất cả chư vị đều đang đề cao chính mình, và mỗi một người nên tìm vào bên trong chính mình. Còn về phần của người phụ đạo, khi các rắc rối đó xẩy ra, chúng ta cũng không thể nói rằng chư vị không có trách nhiệm trong đó - chư vị phải chịu trách nhiệm cho việc này. Khi chư vị làm không tốt trong việc hướng dẫn một số to học viên như thế, thì trách nhiệm rất là quan trọng, và chư vị phải nhận ra điều này. Là Sư Phụ của chư vị, tôi không thể để lại một đệ tử nào, và tôi nói cho chư vị biết, là một phụ đạo viên, chư vị cũng không thể để lại một đệ tử nào của tôi. (Vỗ tay) Khi một học viên tương đồng với chư vị, thì chư vị làm việc với họ, và khi mà ai không nghe chư vị, thì chư vị bỏ họ? Chư vị không được làm như thế, là Sư Phụ của chư vị tôi không muốn phụ đạo viên loại này. Chư vị cần phải phối hợp theo cách mà mọi người làm việc chung với nhau, và chư vị cần phải liên tục đề cao căn cứ vào Pháp và chư vị cần hình thành một môi trường chân chính, để cho các đệ tử Đại Pháp làm tốt trong việc chứng thực Pháp, như là việc giảng rõ sự thật, cứu độ chúng sinh, và ngăn chận cuộc bức hại này.
Câu hỏi: Trong 4 năm qua, một số học viên Pháp Luân Công từ Trung Hoa Lục Địa đã bỏ rất nhiều tiền để đến Đại Hàn làm việc. Tình trạng nhập cư của họ là bất hợp pháp, và lương tháng của họ là từ 7000 đến 10,000 nhân dân tệ. Họ không nhận thức được trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp là gì trong thời Chính Pháp, và họ đã đến đây chỉ để làm tiền và gửi về nhà. Thậm chí họ có nói rằng Sư Phụ đã an bài như thế. Con xin hỏi: làm sao chúng con thuyết phục cho họ trở về Trung Quốc để chứng thực Pháp?
Thầy: Khi một đệ tử Đại Pháp nhìn thấy tình hình khắc nghiệt ở Trung Quốc, thấy rằng nhiều đệ tử Đại Pháp đang bị bức hại, rằng hằng vô số người trên thế giới đang bị đầu độc, nếu một đệ tử Đại Pháp mà không làm những gì mà người đệ tử Đại Pháp làm, thì họ có còn là đệ tử Đại Pháp không? Rời khỏi Trung Quốc để làm việc Đại Pháp thì được, tuy nhiên nếu một người đệ tử Đại Pháp mà không làm việc Đại Pháp, thì họ có còn xứng đáng là một đệ tử Đại Pháp không? Không kể họ ở Trung Hoa Lục Địa hay ở hải ngoại, họ cũng đều là đệ tử Đại Pháp. Một khi mà họ trở thành người thường thì họ là người thường rồi. Vì thế, về phần các học viên này, chư vị cần giải thích rõ rang cho họ rằng, nếu họ muốn ở đó thì họ cần phải làm những điều mà người đệ tử phải làm.
Câu hỏi: Vừa qua, ý kiến khác nhau và hiểu lầm của các đồng tu cũng khá to. Con xin hỏi Sư Phụ, đây là vì khi đến gần giai đoạn cuối của tu luyện, thì bất đồng về tầng thứ giữa các đồng tu là to hơn phải không? Hay đó là thế lực cũ can nhiễu?
Thầy: Sự thật thì sự khác biệt về tầng thứ giữa các học viên với nhau ngày càng to hơn, tuy nhiên thế lực cũ cũng không ngừng can nhiễu. Vì thế, khi nào trong ý kiến của một học viên mà có có nhân tố cá nhân trong đó, thì sẽ bị lợi dụng. Hiện tượng này không xẩy ra nhiều nữa. Thật ra, tôi cũng có giảng về điều này rất nhiều lần. Các học viên tu luyện là một chỉnh thể, tư tưởng mà chưa vứt bỏ đủ loại sẽ thể hiện ra. Nếu chư vị không nhìn vào bên trong chính mình mà xét và tu luyện chính mình, thì tình huống phức tạp sẽ hình thành. Cho nên khi những rắc rối này xẩy ra trong một số địa phương nào đó, chắc chắn là vì việc học Pháp của địa phương đó có rắc rối. Ai mà liên hệ trong đó là có phần trách nhiệm hay ít nhất trong vấn đến đó là đã không tu luyện tốt.
Câu hỏi: Thưa, sự khác biệt giữa chúng ta và tôn giáo là thế nào?
Thầy: Đại Pháp vô hình! Con đường mà tôi chỉ đạo chư vị là thuần túy nhất. Chúng ta gạt bỏ tất cả hình thức và chỉ nhắm vào tâm người. Tu luyện là nền móng cho một sinh mệnh đề cao, trong khi đó hình thức bề ngoài chỉ làm quấy động tâm chấp trước của con người. Nhìn xem, bao nhiêu người trong tôn giáo ngày nay không còn tin Phật, Đạo hay Thần nữa, ngược lại họ chỉ tin vào hình thức tôn giáo. Những gì họ tin tưởng không phải là thần, mà chính là hình thức tôn giáo và động cơ để thành lập tôn giáo - sự khác biệt quả thật là to lớn. Tin tưởng thượng đế và tin tưởng tôn giáo - là cách xa cả một cực. Tôn giáo gợi lên các tâm chấp trước của con người qua hình thức của tôn giáo, và tôn giáo ảnh hưởng nghiêm trọng niềm tin thượng đế của con người. Đây là các nhân tố qua hình thức mà gây ảnh hưởng cho sự đề cao của người tu luyện.
Câu hỏi: Đôi lúc khi con gặp khó khăn, con không biết đó là do nghiệp hay là do sự an bài của thế lực cũ.
Thầy: Không kể đó là an bài của thế lực cũ hay là do nghiệp, trước hết chúng ta phải xét bản thân mình. Tôi đã bảo chư vị là phải thanh lọc cá nhân chư vị trước khi chư vị phát chính niệm. Xét mình trước, và nếu chư vị phát hiện chính mình có rắc rối, thì giải quyết nó đi. Làm như thế thì thế lực cũ sẽ không làm gì chư vị cả; khi chúng không tìm ra điều gì để bắt chư vị thì chúng sẽ lùi lại. Tất nhiên, trong hiện tại, thậm chí nếu mà thế lực cũ muốn lùi lại thì cũng không được - hãy diệt chúng triệt để. Sau khi chư vị thanh lọc bản thân mình rồi, khi chư vị phát chính niệm, thì diệt chúng đi. (Vỗ tay)
Câu hỏi: Sau khi đọc trong Hồng Ngâm II, bài "Đội Trống", con hiểu ra rằng đội trống có tác dụng diệt tà ác và chính Pháp.
Thầy: Đúng, âm thanh của tiếng trống của chư vị mang Chân Thiện Nhẫn trong đó, và đó là âm thanh từ khả năng của đệ tử Đại Pháp biểu hiện.
Câu hỏi: Các đệ tử trẻ em ở Đài Loan đã thiết lập một đội trống kiểu-Tây Phương. Còn con thì nghĩ rằng các em đó nên thiết lập một đội trống lưng. (Khán giả cười)
Thầy: Đừng để hình thức giới hạn chư vị. Tất cả những gì đệ tử Đại Pháp làm để chứng thực Pháp đều có sức mạnh trong đó. Thật ra, đội trống lưng chỉ là một ý kiến của các học viên ở Nửu Ước. Chúng ta thường tham gia trong các cuộc diễn hành của cộng đồng bình thường, và chúng ta muốn người thế giới nhìn thấy bề mặt bình thường của đời sống của đệ tử Đại Pháp. Mỗi lần các đệ tử tham gia trong cuộc diễn hành thì họ mặc các y phục của đời nhà Đường, tiên nữ, vân vân, cho nên họ tự hỏi "Chúng ta có nghĩ ra gì khác không?" Và đó là lý do mà họ nghĩ ra đội trống lưng. Chúng ta có thể dùng đủ loại hình thức, cho nên nếu chư vị nghĩ ra điều gì, và nghĩ rằng nó tốt, là được rồi.
Câu hỏi: Không kể là tình huống nào, tất cả chúng con sẽ kiên định trong Đại Pháp, và sẽ luôn theo Sư Phụ, từng bước đường, để hoàn thành sứ mạng chứng thực Pháp.
Thầy: Đúng, là đệ tử Đại Pháp, tất cả chư vị tại đây có thể nghĩ như thế, và đó là tại sao mà có các thay đổi to lớn trong hình thế chứng thực Pháp trong thế giới này, đó là tại sao tà ác đã giảm đi rồi, và đó là tại sao chúng ta có thể cứu độ chúng sinh. (Vỗ tay)
Câu hỏi: Một số học viên ở Úc không theo tiêu chuẩn của Pháp, nhưng lại theo người khác, chỉ theo đám đông mà làm việc, đã làm gián đoạn Chính Pháp và gián đoạn nổ lực của chúng con cứu độ người thế giới. Và còn một số học viên thì giữ độc quyền các việc, và khi họ không hoàn thành một việc gì họ cũng không công khai nói cho mọi người biết. Họ không bàn thảo với mọi người và cũng không làm việc một cách sáng suốt. Một số học viên khác thì nghĩ rằng họ làm việc vĩ đại và xuất sắc, trên thực tế thì họ không đạt được kết quả gì nhiều, và họ cũng không cho ai biết là họ đã phí thì giờ. Trong khi đó thì họ đang ép nổ lực của các học viên mà thật sự đang làm các việc.
Thầy: Tôi biết tình hình về Úc. Một số học viên có tâm người quá mạnh. Sư Phụ đang theo dõi xem khi nào chư vị mới có thể thoát ly khỏi cái bản ngã của chư vị.
Câu hỏi: Nếu một đoàn thể người thường không để cho chúng con tham gia diễn hành dưới danh hiệu Đại Pháp, chúng con có thể dùng danh hiệu khác không, hay là không tham gia?
Thầy: Nếu đó là trường hợp mà chư vị không được tham gia. Đệ tử Đại Pháp tham gia việc của họ để làm vui? Đệ tử Đại Pháp đến là để cứu độ chúng sinh, cho nên chúng ta tham gia diễn hành là để cho người thế giới nhìn thấy Đại Pháp và để cho họ biết rằng Đại Pháp đã đến đây rồi. Nếu họ không cho chúng ta tham gia, tất nhiên là chúng ta sẽ không tham gia. Tuy nhiên không tham gia không phải là giải đáp - mà vấn đề là tại sao không cho chúng ta dùng danh hiệu Đại Pháp. Chư vị nên nói cho họ biết, chư vị có thể giảng rõ sự thật cho họ. Nếu họ có động cơ chính trị ẩn dấu trong đó, thì chúng ta cũng có thể giải quyết qua hình thức pháp luật; không kể là thời gian sẽ kéo dài bao lâu, trong tầng thứ cơ bản sự việc này phải cần giải quyết.
Câu hỏi: Về việc các đệ tử Đại Pháp điều hành cơ sở truyền tin, đa số các vùng ở Á Châu thì không phát triển nhanh bằng ở Bắc Mỹ. Làm sao chúng con làm những việc này tốt hơn?
Thầy: Cứ làm sự việc thể theo tài nguyên, môi trường và hoàn cảnh của chư vị. Sư Phụ không bắt buộc chư vị làm gì cả và tôi cũng không chỉ đạo chư vị một cách cụ thể như thế. Về việc chứng thực Pháp, chư vị là đang tiến bước trên con đường của chính cá nhân mình, và tôi cũng không thể ngồi đây và bảo rằng chư vị phải đạt được những gì đó, bởi vì mỗi một tình huống là khác nhau. Cứ làm thể theo tình huống địa phương của chư vị.
Câu hỏi: Trong 2 năm qua, chỉ có một số ít học viên đến nơi tập công. Sự thật có phải là các học viên ở hải ngoại có thể tập công ở nhà?
Thầy: Tất nhiên là không. Thật ra, tôi biết nguyên nhân to nhất là vì các học viên chúng ta đã trách nhiệm rất nhiều việc giảng rõ sự thật, và vì họ quá bận họ không có thì giờ để ra và tập công. Nếu trường hợp là thế thì đó là bình thường. Tuy nhiên nếu không phải là trường hợp đó, thì không phải là bình thường. Nên tìm hiểu từ các học viên mà không ra ngoài.
Câu hỏi: Các đệ tử Nhật Bản bị can nhiễu trong các hoạt động vừa qua. Chúng con phải làm sao?
Thầy: Nhật Bản ... nơi nào có rắc rối, đó là nơi chư vị cần giảng rõ sự thật. Tinh thần của người Nhật là không bỏ cuộc cho đến khi nào đạt được. Đại Pháp là tốt cho con người trên mọi mặt, và nơi nào chúng ta đến để giảng rõ sự thật, thực tế là chúng ta đang truyền hạt giống Thiện, dẹp sách các nhân tốt xấu ở đó, và mang phúc lành cho các sinh mệnh ở đó. Con người có cái phần mà họ biết. Đối với nhiều sự việc, khi mọi người hợp tác với nhau thì nó sẽ tiến triển tốt hơn. Tôi mong rằng chư vị đừng chú ý nhiều và cũng đừng bỏ năng lực vào những ai làm tốt và ai làm không tốt, ai tốt và ai xấu, hay là người này người khác thế nào - chỉ nên chú tâm và bỏ hết năng lực của chư vị vào việc chứng thực Pháp. (Vỗ tay) Khi tất cả chư vị có thể hợp tác với nhau và làm các sự việc cho tốt để chứng thực Pháp, đó chính là lúc mà chư vị tạo uy đức của chính mình. Khi chư vị phê phán về ai tốt ai xấu, thậm chí chư thần không nhìn chư vị.
Tất nhiên, một số người có vấn đề và cũng nên bị chỉ trích. Chúng ta phải giải quyết vấn đề từ quan điểm có trách nhiệm với Pháp và làm với một lòng thành, đặc để Pháp trước tiên, và tuyệt đối tránh không theo cách của người thường.
Câu hỏi: Con là một đệ tử từ Đại Hàn. Một số đồng tu muốn biết là, một số đồng tu mà điều hành cơ sở truyền tin được lãnh lương thì có hợp thức không.
Thầy: Đây là những gì tôi đã bảo từ đầu: Tôi nói rằng các đệ tử Đại Pháp đã làm tốt trong việc thiết lập các cơ sở truyền tin, rằng chư vị cần phù hợp với xã hội, liên hệ với những người tốt, tài chánh tự lập, trở thành các cơ sở truyền tin mà chư vị có khả năng trả lương và đáp ứng với nhu cầu của cuộc sống, để chư vị làm việc nguyên ngày - tất nhiên là tốt - và trở thành các cơ sở truyền tin chủ yếu. Tuy nhiên, đến khi nào chư vị đạt đến điểm đó và chư vị có tiền để trả lương, lấy tiền của các học viên chúng ta đóng góp để trả lương thì tuyệt đối không được phép. Trong khi người khác đã phó xuất vì Đại Pháp, thì chư vị lại lấy thì được không? Là đệ tử Đại Pháp chư vị nên giúp vào nếu chư vị có thể - dù đó là tiền, là nổ lực, hay là bất cứ gì. Nếu chư vị thật sự điều hành như các cơ sở truyền tin trong xã hội, có lợi tức và trả lương được, dù rằng là không nhiều, mọi người đều được chia phần, và khi mà có nhiều tiền thì chư vị có thể chia thêm. Nếu chư vị có lợi tức nhiều hơn, và đạt đến chỗ mà chư vị trả lương được, thì Sư Phụ sẽ mừng cho chư vị. Thế thì, điều kiện là, trước khi chư vị đạt đến điểm đó, chư vị không được dùng tiền đóng góp của học viên chúng ta để trả lương.
Câu hỏi: Dự án làm báo đã cần hơn cả 50 người. Chúng con làm sao mà kế hoạch cho tốt hơn? Điều này đã ảnh hưởng đến các việc khác.
Thầy: Chư vị cần hợp tác sự việc cho tốt. Tờ báo là ở trong giai đoạn còn sớm lắm, cho nên cần rất nhiều người giúp, dù sao thì cũng không nên phí nhiều nhân lực. 50 người là quá nhiều, bởi vì chư vị phải xét sự kiện là mỗi một người cần phải tiến bước trên con đường của chính mình và làm những việc khác nữa. Điều hành các chi tiết làm báo ở giai đoạn đầu có thể khó khăn, cần một số người, tuy nhiên không nên liên hệ quá nhiều người trong đó. Chư vị nên xếp đặt sự việc này cho tốt, bởi vì giảng rõ sự thật trong các môi trường khác cũng quan trọng.
Giảng rõ sự thật một cách trực tiếp và giảng rõ sự thật qua truyền tin hỗ trợ cho nhau. Chư vị không thể chỉ dựa vào chỉ một cách để giảng rõ sự thật. Cũng như chư vị đã thấy, hiện nay có nhiều cách để làm, chư vị đã suy ra nhiều cách như là: mạng lưới điện toán Internet, truyền hình, truyền thông, phát các phim VCD, gọi điện thoại, gửi thư, gửi thư fax, phát các tài liệu, gặp mặt trực tiếp giảng rõ sự thật, và các học viên ở Trung Quốc thì làm các biểu ngữ, tất nhiên là có các dự án đã làm chấn động tà qua các hình thức khác nhau. Chư vị đang xử dụng các hình thức khác nhau chung với nhau.
Câu hỏi: Các phụ đạo viên và các phối hợp viên của các địa phương khác nhau ở Đại Hàn thay đổi rất thường xuyên, và họ không theo quy định nào trong việc chỉ định hay thay đổi một người phụ đạo. Nhiều đệ tử đang tích cực tu luyện trong Chính Pháp và là những người đang tiên phong, thì lại bị đổi và bị thay thế. Một số đã được chỉ định và đã bị đổi cả hai lần. Một số vừa được chỉ định thì lại mới đắc được Pháp trong vòng mấy tháng thôi, những người này thì bận rộn xuốt ngày làm việc người thường của họ. Xin Sư Phụ cho con biết có tiêu chuẩn nào tổng quát cho Hội Phật Học chỉ định hay thay thế người phụ đạo? Người trưởng của Hội Phật Học chỉ quyết định tùy thích thì có hợp thức không?
Thầy: Bây giờ, về vấn đề này, tôi nghĩ rằng tôi sẽ đề nghị cho các phụ đạo ở Đại Hàn thế này, để cho các học viên tu luyện tốt, và để cho tất cả học viên trưởng thành trong sự tu luyện của họ, đừng làm các thay đổi đó, bởi vì thực tế thì đã khiến cho các học viên nản lòng. Một điều khác nữa, nếu chư vị liên tục thay đổi người như thế, thì chư vị đã thay đổi các học viên phụ đạo này trước khi họ được rèn luyện thành thục trong việc làm của Đại Pháp, sau đó lại thay thế người kế tiếp mà mới vừa được chỉ định trước khi họ thành thục. Việc Đại Pháp là khác với bất cứ việc nào của con người. Chư vị đang tìm đi nước mà không có bản đồ. Phải định ra: các phụ đạo và phối hợp viên của đệ tử Đại Pháp phải làm gì và rèn luyện cho họ trưởng thành, giúp cho họ trưởng thành. Không có cách thức quan lại hay lãnh đạo trần tục nào mà phù hợp với tu luyện Đại Pháp cả, cho nên chúng ta phải tự tìm ra cách và giúp cho mọi người được rèn luyện.
Tất nhiên, nếu các phối hợp viên thật sự mà chỉ nghĩ đến lợi ích cho các học viên và tuân theo tiêu chuẩn của Pháp mà làm việc, cố gắng giúp người phụ đạo đó buông bỏ cái tâm làm lãnh đạo, thì tôi không phản đối. Tuy nhiên nếu không phải là trường hợp đó, thì chư vị không nên làm theo cách mà chư vị đang làm. Còn về phần của người phối hợp viên, nếu chư vị nghĩ "Tôi sẽ chỉ định ai nghe tôi, và nếu ai không nghe tôi thì tôi thay thế họ", đó là vô trách nhiệm với Đại Pháp, làm cách đó thì không thích hợp với việc của Đại Pháp. Người phối hợp viên thì phải thường xuyên trao đổi ý kiến với các học viên, tự xem mình là một trong các học viên, với thái độ là "chúng ta nên làm chung với nhau". Khi các học viên quen với chư vị rồi, thì việc Đại Pháp sẽ được làm nhanh và tốt hơn.
Đây không phải là chỉ trích. Tôi chỉ đề nghị là chư vị nên thảo luận với nhau. Còn về các học viên chúng ta, chư vị nên giúp các phối hợp viên nhiều hơn nữa. Và các phối hợp viên, chư vị nên liên lạc với học viên chúng ta nhiều hơn nữa - liên lạc với nhiều học viên hơn và nhiều hơn nữa. Nhất định là chư vị không làm ra vẽ là người lãnh đạo gì đó. Đây không phải là chỉ trích. Tôi chỉ dạy cho chư vị biết một chút. (Vỗ tay)
Còn về các đệ tử Đại Hàn, thật ra nhiều lúc chư vị làm tốt lắm, và nhiều đệ tử Đại Pháp đã tu luyện tốt. Mỗi khi tôi nhìn thấy chư vị làm tốt, và nhất là, mỗi khi chư vị phối hợp với nhau như một chỉnh thể và tạo ảnh hưởng to lớn, rất nhiều thần khen ngợi chư vị. Chư vị đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giảng rõ sự thật và chống lại cuộc bức hại này. Hãy vận dụng sức mạnh của chư vị và xử dụng chính niệm của đệ tử Đại Pháp, và làm cho tốt hơn nữa. Chư vị làm tốt, chính là chư vị làm cho tà ác kinh hoàng, tôi mong rằng các đệ tử Đại Pháp sẽ thành thục hơn.
Câu hỏi: Con muốn hoàn toàn đồng hóa với Đại Pháp và kiên trì quyết tâm thăng tiến, hết sức mình làm 3 điều Sư Phụ dạy và không để cho Sư Phụ thất vọng, người mà đã từ bi rộng lượng cứu độ chúng con.
Thầy: Nếu tất cả chư vị đều hiểu như thế, thì chúng ta sẽ làm việc rất tốt. Chư vị nói rằng Sư Phụ từ bi rộng lượng cứu độ chư vị, tuy nhiên nếu chư vị hỏi, tôi sẽ nói rằng, chư vị quá suất sắc vì đã đạt được đến chỗ của chư vị hôm nay. (Vỗ tay)
Hôm qua tôi đã giảng một điều: Chư vị có biết là từ đầu tôi phải đối mặt với loại người học viên nào không? Không kể là ở Trung Hoa Lục Địa hay các địa phương khác, có rất nhiều học viên khi họ lần đầu vào giảng đường, tôi nhìn xuống khán giả và thấy rằng họ có đủ loại thế giới quan mà đã hình thành nơi người thường, quả thật hầu như đa số không còn tư tưởng riêng của họ hay với tâm trong sạch mà suy xét sự việc. Nhiều người thì lưỡng lự, thậm chí khi họ nói Đại Pháp tốt, cũng không phải là từ trong tâm mà họ nói. Ngoài các khái niệm đó, một số người thì học đủ loại khí công - học nhiều đến độ mà họ bị say mê. Người như thế có tu luyện thành thần không? Như chư vị tưởng tượng, còn xa lắm. Tuy nhiên đạt được đến chỗ mà chư vị bây giờ, chư vị đã đạt được thế này hôm nay, quả thật là vĩ đại.
Tất nhiên, là Sư Phụ của chư vị, loại người mà tôi quý trọng nhất là gì? Thật ra, chư thần cũng xét như thế: người mà suy nghĩ minh bạch - và tôi không nói những người xảo trá tầm thường, không phải là cái ý đó, mà là một người có chính niệm, có tư tưởng của mình, người mà suy nghĩ với cái tâm của mình, không bị các tín hiệu ngoại lai ảnh hưởng. Đầu não không mơ hồ, và không giống như một số người: ai nói điều gì tốt, thì họ cho là tốt, và nếu người khác nói điều gì xấu, thì họ cho là xấu, như thể là không còn là chính mình nữa. Tuy nhiên hôm nay, tôi nhìn thấy là tất cả chư vị đều lý trí và thanh tĩnh, chư vị làm việc vững vàng. Sự thật, chư vị không còn là một trong những người thường nữa, chư vị cũng không quay trở lại được nữa, thật sự chư vị không quay lại được. (Vỗ tay) Sự khác biệt giữa chư vị và người thường quả thật là to.
Câu hỏi: Thưa thế lực cũ có biết về luật tương sinh tương khắc không?
Thầy: Tất nhiên là chúng biết. Chẳng phải thế lực cũ chính là biểu hiện của thần hay sao?
Câu hỏi: Thưa, Sư Phụ đã giảng về rất nhiều thần muốn tái sinh thành người nhưng vì không đủ các bộ da người, cho nên rất nhiều thần đã tái sinh làm thực vật và thú vật. Vì thú vật không được đắc Pháp, sự thật là họ chỉ có thể đồng hóa với Pháp, phải không?
Thầy: Vâng, đúng như thế, tuy nhiên cái lý là thái độ của họ đối với Đại Pháp là phải tốt. Thời mà tôi truyền Pháp, để đảm bảo rằng trong tương lai Pháp này sẽ không bị thất bại và tiêu hủy đi trong, tôi phải bước cho chính, cho nên tôi đã đặc một quy luật là thú vật không được đắc Pháp. Từ niên đại xa xưa cũng có trường hợp là thú vật không được phép đắc Pháp. Theo thời gian, dần dần tất cả đã bắt đầu sai lệch, thú vật được phép tu luyện, dần dần càng nhiều thú vật tu luyện. Cho nên thời mà tôi truyền Pháp, tôi chỉ định là thú vật không được phép tu luyện trong Đại Pháp, ôi thôi, các cảnh giới tất cả ầm ĩ cả lên. Tuy nhiên, luật là luật. Nếu thú vật mà muốn đắc được Pháp, thì có thể tái sinh thành người và tôi sẽ cho chư vị cơ hội. Dù sao thì chư vị cũng đã đến thế giới này rồi, đến trong thời Chính Pháp, không kể chư vị là thú vật, thực vật, hay bất cứ loại nào khác, tôi chỉ xét thái độ của chư vị đối với Đại Pháp. Ai có thái độ tốt với Đại Pháp, tôi giải quyết được tất cả. Trường hợp thông thường nhất là tôi sẽ cho nó trở về nơi chốn của nó sau khi nó đồng hóa với chỗ đó. Tôi giải quyết được vấn đề này. Thú vật không được phép trực tiếp tu luyện trong Đại Pháp, đó là bất kính đối với Đại Pháp.
Câu hỏi: Trong giai đoạn cuối cùng của Chính Pháp, chúng con giúp một thân nhân của đồng tu (người này cũng là đồng tu) đang trải qua tiêu trừ nghiệp rất nặng đến độ mà họ cần chích IV. Kết quả là con không làm việc chứng thực Pháp được và ảnh hưởng đến người khác. Xin hỏi Sư Phụ, đây có phải là họ có rắc rối hay là bị can nhiễu?
Thầy: Đối với người tu luyện, không có gì là ngẫu nhiên cả. Thường thường là có liên hệ với tiến trình đề cao của người tu luyện. Nếu đây là học viên mới hay một học viên không siêng năng, thì tình huống đó sẽ xẩy ra khi họ không vượt qua khảo nghiệm cho tốt. Nếu can nhiễm trầm trọng như thế xẩy ra trong khi đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, thì đó chính là đám hắc thủ và các yêu ma sa đọa bức hại chúng ta. Cứ phát chính niệm tiêu trừ chúng đi. Các học viên mới hay các học viên không siêng năng đủ, chư vị phải tìm vào bên trong chính mình trong các khía cạnh có liên quan đến vấn đề này.
Câu hỏi: Vừa mới đây, một liên minh cho tự do ngôn luận và liên minh nhân quyền mở một cuộc hội nghị ở Tokyo về tình trạng hiện tại về nhân quyền ở Trung Quốc và nổ lực toàn cầu để mang Jiang ra công lý. Có người trong Hội Phật Học Nhật Bãn đã lên diễn văn trong buổi hội này, và các người khác thì phát biểu về nổ lực cứu người toàn cầu, và đã nêu lên việc Liên Minh Toàn Cầu Đưa Jiang ra Công Lý. Một số đồng tu cảm thấy điều đó không hợp thức.
Thầy: Chư vị không thể xét sự việc theo cách ấy. Chúng ta phải nhận thức sự kiện rằng người thường đến để ủng hộ chúng ta, thế chẳng phải là chúng ta cũng nên tham gia hay sao? Cũng tương tự là người thế giới muốn chứng thực Pháp tuy nhiên chúng ta không thừa nhận việc đó. Chúng ta đang ngăn chận và vạch trần cuộc bức hại này, khi mà người thường liên hệ trong đó không có nghĩa là chúng ta tham gia chính trị. Thời tôi truyền Pháp, tôi không xét một đoàn thể nào, cũng không xét hình thức nào, tôi chỉ xét nhân tâm. Cho dù là đoàn thể nào, miễn là họ không phải là tội phạm trong địa ngục hay không phải là một trong những đoàn thể tà ác hay tham nhủng, nếu họ đến với chúng ta và ủng họ Đại Pháp, chúng ta phải cho họ cơ hội để chứng thực Pháp - chẳng phải chúng ta đến đây là để cứu độ sinh mệnh hay sao? Thậm chí nếu đó là những cá nhân của một nhóm thật xấu mà tôi vừa nêu ra, mà họ có tâm chứng thực Đại Pháp, thì chư vị cũng nên cho họ cơ hội, đúng không?
Tuy nhiên một điều phải chú ý: Đệ tử Đại Pháp tuyệt đối không được tham gia những điều [chính trị] mà người thường tổ chức -
bởi vì nó không có liên hệ với Pháp Luân Công chúng ta, chư vị không được tham gia trong đó. Tuy nhiên nếu họ tổ chức việc vì ủng hộ Pháp Luân công, nếu chúng ta không tham gia thì không đúng.
Câu hỏi: Trong sách Chuyển Pháp Luân, trên Thái Cực có cái chấm màu sanh, đỏ, hay đen, tuy nhiên trong các tài liện thì là màu trắng. Thưa có sai không?
Thầy: Thật ra, chư vị cũng biết, màu trong các không gian vũ trụ - đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh dương, chàm, tím đều thay đổi. Thái Cực là ký hiệu đại biểu khái niệm của Đạo Gia về vũ trụ, cho nên chúng ta không thể nói rằng là ký hiệu đó đại biểu cho Đạo Gia. Ví dụ, Thái Cực màu đen-đỏ và chàm-đen mà tôi giảng thì có hình thức của Đạo Gia. Còn về Thái Cực mở ra, tôi đã nghiên cứu xâu hơn, thì nó phải là trong suốt, trắng, tức là - cả hai loại Thái Cực mở ra đều là màu trắng. Thật ra thì nó chỉ là một ký hiện trong hình thức mà nó biểu hiện.
Câu hỏi: Con của con nó tự xưng là một đệ tử Đại Pháp, và nó thích Pháp, nó nói với người khác về Pháp, và giảng rõ sự thật. Tuy nhiên nó không tự mình học Pháp hay tập công. Nếu còn bảo nó học, thì có đúng không?
Thầy: Nếu đứa bé rất nhỏ thì chư vị không được ép nó. Khi đứa bé rất nhỏ thì nó sẽ theo người lớn mà làm. Khi nó lớn rồi và có thể học Pháp bằng cách tự mình đọc sách, thì nó sẽ tự mình tu luyện.
Câu hỏi: Con cảm thấy có một số đồng tu ở Singapore thường nhận định Đại Pháp bằng khái niệm của người thường. (Thầy: Vâng) Làm sao chúng con giải quyết vấn đề này?
Thầy: Đúng, những gì đệ tử Đại Pháp làm, là nên làm căn cứ vào Pháp và xét sự việc theo tiêu chuẩn của Pháp. Quả thật là có một số học viên, tâm chấp trước con người của họ rất mạnh, và có một số đã làm lén một số việc sau lưng người khác. Tôi đang theo dõi mọi việc.
Câu hỏi: Khi con thanh lọc cá nhân con trước khi nghĩ đến chữ "Mie (diệt)" để trừ tà ác, con có thể nghĩ đến chữ "chu" không?
Thầy: Cứ làm theo như tôi đã bảo chư vị. Không kể chư vị nghĩ ra cái gì, điều mà tôi bảo chư vị nhất định là mạnh nhất. (Vỗ tay) Một số học viên luôn thiếu chính niệm, mỗi khi bốc đồng thì họ nghĩ ra những điều khác. Đó là lúc chư vị bị yêu ma lợi dụng, chư vị sẽ đi sai lệch và sẽ có vấn đề. Ai mà đã bị sai lệch không phải chỉ qua đêm mà bị sai lệch, mà chính là họ đã từ từ bắt đầu như thế.
Câu hỏi: Tất cả học viên ở Hồng Kông kính lời chào Sư Phụ. Các hoạt động mà do người thường tổ chức về chính trị hay các chủ đề khác, thì đệ tử Đại Pháp phải xử lý ra sao?
Thầy: Những gì người thường làm không có liên hệ gì với chúng ta. Tuy nhiên khi người thường ủng hộ chúng ta bằng cách chống lại cuộc bức hại Pháp Luân Công, hay là khi họ chống đàn áp nhân quyền của Trung Quốc, thì chư vị không thể nói rằng điều đó không liên quan đến Pháp Luân Công. Ở Hồng Kông, trong hiện tại, khi người thường mời chúng ta tham gia trong những việc mà có liên quan đến chúng ta, nếu đó là không bạo động và có lý trí thì chúng ta có thể tham gia. Tôi nói rằng, duy nhất chỉ có Hồng Kông được tham gia. Nếu những sự việc đó không có liên quan gì đến chúng ta và cũng không liên hệ gì cả, thì chúng ta không được tham gia. Chư vị cần phải rõ điều này.
Lần trước khi họ chống đối Điều Luật 23, ví dụ, khi họ tổ chức một buổi họp thật to, chẳng phải là họ làm cho Pháp Luân Công hay sao? (Thầy cười) Và sau khi xẩy ra rồi, những người ủng hộ dân chủ, người từ các đoàn thể cộng đồng, người trong các giới chính trị, và nhiều viên chức quan trọng trong xã hội bắt đầu suy xét về Pháp Luân Công rất cẩn thận, đó là tại sao mà tôi nghĩ rằng bây giờ công chúng ở Hồng Kông nhận định rất rõ về Pháp Luân Công. Tất nhiên, có câu nói thế này, "dán biểu ngữ chỗ nào cũng không giúp người dốt biết" cho nên nhất định là vẫn còn một số người sót bị lại, nhất định cũng vẫn còn có người không biết sự thật, đó là tại sao chư vị cần tiếp tục giảng rõ sự thật.
Câu hỏi: Thưa, Hồng Kông làm sao cho tốt hơn trong việc chứng thực Pháp qua truyền tin?
Thầy: Báo chí của chư vị dần dần cần phải nằm trong giới tích cực trong xã hội và trở thành một cơ sở truyền tin quan trọng. Cơ sở truyền tin do các đệ tử Đại Pháp điều hành nhất định sẽ thành cơ sở truyền tin quan trọng. (Vỗ tay) Không những nó sẽ trở thành cơ sở truyền tin quan trọng, mà trong tương lai nó sẽ trở thành cơ sở truyền tin lớn nhất thế giới. (Vỗ tay) Thực tế, nền tảng của báo chí mà chư vị điều hành cũng đã là to nhất rồi. Lấy một cơ sở truyền tin trong bất cứ quốc gia nào, nó chỉ nhắm vào các quốc gia của vùng đó. Không kể là quốc gia đó có lớn thế nào, đó cũng vẫn báo cáo truyền tin quốc gia mà thôi, mặc dù các báo chí đó có thể phân phát ra các quốc gia khác. Và không một tờ nào tạo ra nhiều ảnh hưởng.
Trong quá khứ, một số báo Hoa ngữ cũng có phát ra trên diện rộng, tuy nhiên sau này họ đã bị mua lại, và bây giờ thì họ mất cả công lý và cũng không dám báo cáo sự thật. Nếu ai mà muốn thấy một báo cáo thật sự thì họ phải đọc truyền tin mà chư vị điều hành.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top