KINH THỦ LĂNG NGHIÊM ( QUYỂN 6)
Giảng giải Nhĩ Căn
Quán Thế Âm Bồ Tát
L
úc bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát dưới chân Đức Phật, rồi bạch Phật rằng:
Bạch Đức Thế Tôn, con nhớ vào hằng hà kiếp từ thời quá khứ, lúc ấy có Đức Phật xuất hiện trên đời, danh hiệu là Quán Thế Âm. Con phát tâm bồ-đề từ Đức Phật đó. Ngài dạy con từ nghe, quán chiếu, tu tập mà thể nhập chánh định.
Ban đầu, con ở trong tánh nghe, vào được dòng viên thông thì không còn trạng thái sở văn nữa, tướng sở nhập cũng vắng lặng, hai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sanh. Tình trạng như vậy tăng dần, các tướng năng văn, sở văn đều hết sạch.
*
Cũng không dừng trụ trong chỗ hết sạch năng văn, sở văn, đạt đến năng giác sở giác đều vắng lặng. Không giác viên mãn tột bậc, thì các tướng năng không và sở không đều tịch diệt. Sinh diệt đã diệt, thì bản tánh tịch diệt hiện tiền.
Bỗng nhiên con vượt ra ngoài thế gian và xuất thế gian, khắp mười phương một thể sáng suốt viên mãn hiển bày, và con đạt được hai cảnh giới thù thắng.
Một là, trên hợp với bổn diệu giác tâm của mười phương chư Phật. Con đạt được từ lực đồng như của chư Phật Như Lai.
Hai là, dưới hợp với tất cả chúng sinh trong lục đạo khắp mười phương. Cùng với chúng sinh đồng một bi ngưỡng.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm – 32 Ứng Thân Diệu Tịnh
Bạch Thế Tôn, do con cúng dường đức Quán Âm Như Lai, nên con được ngài truyền thọ Như huyễn văn huân văn tu kim cang tam-muội, được cùng chư Phật Như Lai có đồng một từ lực. Khiến cho thân con thành tựu ba mươi hai ứng thân, có thể đến đi khắp mọi quốc độ. Bạch Thế Tôn
Nếu có Bồ Tát nhập tam-ma-địa, tiến tu pháp vô lậu, đã được thắng giải và thể hiện viên thông, con sẽ hiện thành thân Phật thuyết pháp cho các vị nghe, khiến cho các vị Bồ Tát ấy được giải thoát.
Nếu có hàng hữu học tu pháp diệu minh vắng lặng, đã được thắng diệu viên mãn, con sẽ hiện ra trước các vị ấy thân Độc giác, thuyết pháp cho họ nghe, giúp cho họ được giải thoát.
Nếu các hàng hữu học đoạn mười hai nhân duyên, do các duyên đã đoạn mà phát ra thắng tánh, và thắng tánh đã viên mãn. Con hiện ra trước người đó thân Duyên Giác, thuyết pháp cho họ nghe khiến cho họ được giải thoát.
Nếu có hàng hữu học đã đạt được tánh không của Tứ đế, tu Đạo đế, và thể nhập Diệt đế, thắng tánh hiện bày viên mãn, con liền hiện ra thân Thanh Văn trước người kia, thuyết pháp cho họ nghe để giúp cho họ được giải thoát.
*
Nếu có chúng sinh, muốn tâm được tỏ ngộ, không phạm vào cảnh ngũ dục lạc thế gian, và muốn thân được thanh tịnh. Con liền hiện ra trước người ấy thân Phạm vương, thuyết pháp cho họ nghe, khiến cho họ được giải thoát.
Nếu có chúng sinh muốn làm Thiên chủ, thống lãnh các cõi trời, con liền hiện ra trước người nầy thân Đế thích, thuyết pháp cho họ nghe, giúp cho họ được thành tựu ước nguyện.
Nếu có chúng sinh muốn có thân tự tại, đi khắp mười phương, con hiện ra thân Tự tại thiên trước người đó, thuyết pháp cho họ nghe, khiến cho họ được thành tựu ước nguyện.
Nếu có chúng sinh muốn có thân tự tại, phi hành giữa hư không, con hiện ra trước người đó thân Đại tự tại thiên, thuyết pháp cho họ nghe để giúp cho họ thành tựu ước nguyện.
* Kinh Thủ Lăng Nghiêm *
Nếu có chúng sinh muốn thống lĩnh quỷ thần, cứu giúp đất nước, con sẽ hiện ra trước người đó thân Thiên Đại tướng quân, thuyết pháp cho họ nghe để giúp cho họ thành tựu ước nguyện.
Nếu có chúng sinh thích thống lĩnh thế giới, bảo hộ chúng sinh, con sẽ hiện ra trước người đó thân Tứ thiên vương, thuyết pháp cho họ nghe để giúp cho họ thành tựu ước nguyện.
Nếu có chúng sinh muốn sanh ở thiên cung, sai khiến quỷ thần, con sẽ hiện ra thân Thái tử con của Tứ thiên vương trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có chúng sinh thích làm vua cõi người, con sẽ hiện ra thân Quốc vương trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
*
Nếu có chúng sinh muốn làm chủ một gia đình thế tộc, được người đời kính ngưỡng, con sẽ hiện ra thân Trưởng gỉa trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có chúng sinh thích đàm luận những lời hay, sống đời trong sạch, Con sẽ hiện ra thân Cư sĩ trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có chúng sinh thích việc trị nước, chỉ huy đoán định các bang ấp, con sẽ hiện ra thân Tể quan trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có chúng sinh thích môn số thuật, tự mình nhiếp tâm giữ thân, con sẽ hiện ra thân Bà-la-môn trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
*
Nếu có người thiện nam muốn học pháp xuất gia, giữ các giới luật, con sẽ hiện ra thân tỷ-khưu trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có người tín nữ muốn học pháp xuất gia, giữ các giới luật, con sẽ hiện ra thân tỷ-khưu-ni trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có người thiện nam thích giữ ngũ giới, con sẽ hiện ra thân Ưu-bà-tắc trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có người tín nữ thích giữ ngũ giới, con sẽ hiện ra thân Ưu-bà-di trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Nếu có phụ nữ lập thân trong việc nội chánh để điều hành gia đình hay quốc gia, con sẽ hiện ra thân nữ chủ hoặc thân quốc phu nhân mạng phụ đại gia trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có chúng sinh, không hoại nam căn, con sẽ hiện ra thân đồng nam trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có người con gái, muốn làm trinh nữ, không thích kết hôn, con sẽ hiện ra thân đồng nữ trước người kia, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có chư thiên muốn thoát khỏi loài trời, Con sẽ hiện ra thân chư thiên, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
*
Nếu có loài rồng muốn thoát khỏi thân rồng, Con sẽ hiện ra thân rồng, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có loài dược-xoa muốn thoát khỏi loài của mình, Con sẽ hiện ra trước họ thân dược-xoa, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có loài càn-thát-bà muốn thoát khỏi loài của mình, Con sẽ hiện ra trước họ thân càn-thát-bà, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có loài a-tu-la muốn thoát khỏi loài của mình, Con sẽ hiện ra trước họ thân a-tu-la, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
*
Nếu có loài khẩn-đà-la muốn thoát khỏi loài của mình, Con sẽ hiện ra trước họ thân khẩn-đà-la, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có loài ma-hô-la-già muốn thoát khỏi loài của mình, Con sẽ hiện ra trước họ thân ma-hô-la-già, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có chúng sinh thích được thân người, tu để thành thân người, Con sẽ hiện ra thân người, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Nếu có loài phi nhân, hoặc có hình, hoặc không có hình, hoặc có tưởng, hoặc không có tưởng, muốn thoát khỏi loài của mình, Con sẽ hiện ra trước họ với thân hình như họ, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.
Đây gọi là 32 ứng thân diệu tịnh, đều đi vào được các cõi nước và thành tựu một cách tự tại văn huân văn tu tam muội và vô tác diệu lực.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm – 14 Công Đức Vô Úy
Bạch Thế Tôn, do con lại dùng vô tác diệu lực và văn huân văn tu kim cang tam muội ấy, và vì con có cùng một lòng bi ngưỡng với tất cả chúng sinh trong lục đạo mười phương ba đời, nên khiến cho chúng sinh, ai đã thể nhập vào thân con, đều có được 14 công đức vô uý.
Một là, do con không tự quán âm thanh, mà quán cái tâm năng quán, nên khiến cho chúng sinh đang khổ não trong mười phương ba đời kia quán sát âm thanh, liền được giải thoát.
Tri kiến đã xoay trở lại, khiến cho các chúng sinh dù vào đống lửa, lửa vẫn không cháy.
Ba là, quán cái nghe đã quay trở lại, khiến cho các chúng sinh dù vào nước sâu, nước không nhận chìm.
Bốn là đã diệt hết vọng tưởng, tâm không sát hại, khiến cho chúng sinh khi vào những nước quỷ, quỷ không hại được.
Năm là huân tập và thành tựu được tánh nghe. Sáu căn đều tiêu giải, quay về bản tánh, đồng như tánh nghe. Có thể khiến cho chúng sinh lúc sắp bị hại, dao gậy sẽ gãy từng đoạn, khiến cho binh khí chạm vào thân người như cắt vào nước, như thổi ánh sáng, bản tánh không hề lay động.
*
Sáu là huân tập tánh nghe sáng suốt thấy khắp pháp giới, thì các tánh tối tăm không thể còn được. Khiến cho chúng sinh, tuy các loài dược-xoa, la-sát, cưu-bàn-trà quỷ, cập tỳ-xá-già, phú-đan-na…đến gần bên cạnh, mắt chúng vẫn không nhìn thấy được.
Bảy là các âm thanh đều hoàn toàn tiêu mất, tánh quán sát và tánh nghe đều quay về tự tánh, lìa hẳn các vọng trần. Có thể khiến cho các thứ cùm dây, gông xiềng không thể dính vào được.
Tám là diệt đối tượng âm thanh, tánh nghe viên mãn, sanh từ lực cùng khắp, khiến chúng sanh đi qua đường hiểm mà giặc không thể cướp được.
Chín là do huân tập tánh nghe được thanh tịnh, lìa xa trần tướng, sắc, thanh… không lôi kéo được, khiến cho những chúng sanh đa dâm lìa xa tham dục.
Mười là con chỉ lưu lại thuần một viên âm thanh tịnh, không còn đối tượng thanh trần, căn cảnh viên dung, không còn đối đãi năng sở, khiến cho chúng sanh xa lìa được tham sân si sân nhuế.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Mười một là, tiêu dung thanh trần đối tượng, con xoay cái nghe về tánh bản minh, thân tâm và pháp giới trong sáng như lưu ly, lắng trong, không ngăn ngại. Khiến cho những chúng sanh ngu ngốc mê tối xa lìa sự si mê tăm tối.
Mười hai là viên dung các hiện tượng, con xoay tánh nghe trở về. Nơi đạo tràng bất động mà hòa vào thế gian nhưng không hủy hoại thế giới. Có thể cúng dường chư Phật Như Lai như số vi trần trong khắp mười phương, con ở bên mỗi Đức Phật làm Pháp vương tử. Khiến trong pháp giới những chúng sanh không có con, cầu có con trai, sanh được con trai phước đức trí tuệ.
Mười ba là, sáu căn của con được viên thông, cái được soi sáng là bất nhị, trùm khắp mười phương phương, thành đại viên kính không Như Lai tàng, con vâng lãnh những pháp môn bí mật của thập phương Như Lai như vi trần không hề thiếu sót, khiến cho trong pháp giới những chúng sanh không có con, cầu có con gái, sanh được con gái tướng tốt đoan chính, phước đức dịu dàng, được nhiều người kính quý.
*
Mười bốn là, trong tam thiên đại thiên thế giới này, có trăm ức mặt trời, mặt trăng, các Pháp vương tử hiện ở trong thế gian đông như số cát 62 sông Hằng, đều tu Phật pháp, làm gương mẫu, giáo hóa chúng sanh, tùy thuận chúng sinh. Trí tuệ và phương tiện mỗi Ngài đều khác nhau.
Do con được tánh viên thông, phát ra diệu tánh của nhĩ căn. Nên thân tâm vi diệu trùm khắp pháp giới. Khiến cho chúng sanh chấp trì danh hiệu của con, so với những người chấp trì danh hiệu Pháp vương tử số lượng bằng 62 số cát sông Hằng nói trên, công đức bằng nhau không sai khác.
Bạch Thế Tôn, một danh hiệu của con, cùng với các danh hiệu kia đều không sai khác, là do con tu tập được tánh viên thông chân thực.
Đó gọi là Mười bốn lực vô úy, con đem điều phước đến đầy đủ khắp cho các chúng sinh.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Bốn Đức Vô Tác Nhiệm Mầu
Bạch Thế Tôn! Con lại được đạo tu chứng viên thông vô thượng đó, nên lại khéo được bốn đức vô tác nhiệm mầu không thể nghĩ bàn:
1. Một là, ban đầu con chứng được tánh nghe vi diệu, tâm tánh không còn các tướng năng văn. Các việc thấy nghe hay biết không còn cách biệt, con thành tựu được bảo giác viên dung thanh tịnh. Nên con có thể hiện ra rất nhiều diệu dụng, nói được rất nhiều thần chú bí mật.
Chẳng hạn,, con có thể hiện ra từ 1 đầu, 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu, 11 đầu, 108 đầu, 1.000 đầu, 10.000 đầu cho đến 84.000 đầu thước-ca-la.
Con có thể hiện ra 2 tay, 4 tay, 6 tay, 12 tay, 14 tay, 16 tay, 18 tay, 20 tay, 24 tay, 108 tay rồi 1.000 tay, 10.000 tay cho đến 84.000 tay mẫu-đà-la.
Hoặc có thể hiện ra 2 mắt, 3 mắt, 4 mắt, 9 mắt, 108 mắt, rồi 1.000 mắt, 10.000 mắt, cho đến 84.000 con mắt báu thanh tịnh. Hoặc khi thì (hiện thân) từ, khi thì uy, khi thì định, khi thì tuệ để cứu độ chúng sanh được hoàn toàn tự tại.
*
2. Hai là do tánh nghe và suy nghĩ của con thoát ngoài sáu trần, như âm thanh xuyên qua vách tường, không bị ngăn ngại. Cho nên diệu dụng của con có thể hiện ra mỗi mỗi hình, tụng mỗi mỗi chú. Hình và chú đó đều có thể đem sức vô uý mà bố thí cho chúng sinh. Thế nên các cõi nước trong mười phương nhiều như vi trần đều gọi con là vị bố thí sự không sợ hãi.
3. Ba là do con tu tập căn tánh bản diệu viên thông thanh tịnh, nên đi qua thế giới nào, đều khiến cho chúng sinh xả thân, xả đồ trân bảo, cầu con thương xót.
4. Thứ tư, do con chứng được tâm Phật, đạt đến chỗ rốt ráo, nên có thể đem các thứ trân báu cúng dường mười phương Như Lai, khắp đến chúng sinh trong sáu đường cả pháp giới.
Ai cầu vợ thì được vợ, cầu con được con, cầu tam-muội được tam-muội, cầu sống lâu được sống lâu. Như thế cho đến cầu Đại niết-bàn liền được Đại niết-bàn.
*
Đức Phật hỏi về viên thông, con do được viên chiếu tam-muội nơi nhĩ căn mà duyên tâm được tự tại. Nhân tướng nhập lưu mà được tam-ma-đề, thành tựu quả vị bồ-đề. Đó là thứ nhất.
Bạch Thế Tôn, Đức Phật Như Lai đó, đã khen ngợi con khéo chứng được pháp môn viên thông. Trong đại chúng, ngài thọ ký cho con danh hiệu Quán Thế Âm.
Do con thấy nghe thấu suốt mười phương, nên tên gọi Quán Thế Âm cùng khắp mười phương thế giới.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nơi sư tử toà, từ năm vóc đều phóng hào quang báu, từ xa rót xuống đảnh các Đức Như Lai nhiều như vi trần và trên đảnh đầu các vị Bồ Tát Pháp vương tử.
Các đức Như Lai kia, từ năm vóc cũng đều phóng hào quang báu, từ các thế giới nhiều như vi trần đến rót trên đảnh Đức Phật và trên đảnh các vị Bồ Tát và A La Hán trong chúng hội.
Rừng cây, ao hồ đều diễn ra pháp âm. Hào quang giao xen nhau như lưới tơ báu. Đại chúng được điều chưa từng có, tất cả đều chứng được Kim cang tam-muội.
*
Liền khi ấy, mưa trời rơi xuống loài hoa sen trăm báu, màu xanh vàng đỏ trắng xen lẫn nhau. Mười phương hư không hóa thành màu sắc bảy thứ châu báu.
Núi sông đất liền của cõi ta-bà nầy cùng lúc không hiện ra. Chỉ thấy các quốc độ như vi trần trong mười phương hợp thành một thế giới. Kệ tụng, tán ca tự nhiên vang lên.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Tuyển Chọn Viên Thông
Lúc đó, Đức Như Lai bảo ngài Văn Thù Sư Lợi Pháp vương tử rằng: “Nay ông hãy xem trong 25 vị Đại Bồ Tát và A La Hán vô học, mỗi vị đều trình bày phương tiện ban đầu để thành đạo, họ đều nói về tu tập tánh viên thông chân thật. Việc tu hành của các vị đó thật là chẳng có chỗ hơn kém, trước sau khác nhau.”
Nay Như Lai muốn khiến cho A-Nan khai ngộ, thì trong 25 hạnh tu đó, hạnh nào hợp với căn cơ A-Nan? Và sau khi Như Lai diệt độ, chúng sinh trong cõi nầy muốn thể nhập Bồ Tát thừa, cầu đạo vô thượng, do phương tiện gì mà dễ thành tựu?
Ngài Văn Thù Sư Lợi Pháp vương tử vâng lời dạy của Đức Phật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật. Nương vào oai thần của Đức Phật, đáp bằng kệ rằng:
Biển giác tánh lặng trong viên mãn
Vốn nhiệm mầu viên mãn trong lặng
Tánh bản minh chiếu thành ra “sở”
Tướng “sở” lập, mất tánh bản minh.
Do mê vọng thấy có hư không
Nương hư không, hình thành thế giới
Tưởng lắng đọng, thành cõi nước
Tri giác phân biệt, thành chúng sinh.
*
Hư không sanh trong Đại giác
Như một bọt nước nổi lên giữa biển
Cõi nước hữu lậu như vi trần
Đều nương hư không mà phát sanh.
Bọt nước tan, hư không vốn chẳng còn
Huống nữa là sự hiện hữu trong ba cõi
Về nguồn, tánh không hai
Phương tiện có nhiều đường.
Tánh giác vốn dung thông
Thuận nghịch là phương tiện
Sơ tâm vào tam muội
Mau chậm chẳng đồng nhau.
Sắc và vọng tưởng kết lại thành ‘trần.’
Thể tánh của nó không thể thông suốt được,
Làm sao từ chỗ không thông suốt ấy,
Mà mong được tánh viên thông?
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Thanh âm kết hợp ngữ ngôn,
Chỉ nương theo câu chữ,
Nếu cái một đã không bao hàm tất cả,
Làm sao để tu chứng viên thông?
Lúc hoà hợp, hương mới thành tác dụng;
Nếu rời ra, hương vốn chẳng có.
Sở giác đã không tương tục hiện hữu,
Khó mà tu chứng được viên thông?
Vị, không phải đương nhiên tự có,
Phải nếm mới biết có vị.
Với vị giác cũng không tương tục.
Làm sao tu chứng được viên thông?
Xúc, có vật chạm mới biết,
Nếu không vật chạm, xúc không thành.
Lúc hợp, lúc ly, tánh bất định.
Làm sao tu chứng được viên thông?
*
Pháp còn gọi là nội trần.
Nương theo trần, tất có ‘sở’.
Năng sở chẳng biến nhập thành một
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Tánh thấy vốn rỗng rang bao quát
Thấy được phía trước chẳng thấy được phía sau
Bốn phía, thiếu đi một nửa,
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Mũi thở ra thở vào,
Khoảng giữa, hiện không có thở;
Không dung thông, còn cách trở,
Làm sao tu chứng viên thông?
Lưỡi không vị, tánh nếm không thành.
Nhân các vị, mới có hay biết.
Không có vị, rốt ráo chẳng có gì.
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Thân biết xúc cùng với cảnh sở xúc giống nhau
Cả hai đều có giới hạn, không cùng khắp.
Không xác định nhận ra tánh không hạn lượng.
Thì làm sao mà tu chứng viên thông?
Ý căn thường xen với loạn tưởng.
Khi dừng lặng thì chẳng thấy biết gì.
Nếu không thoát được các niệm tưởng.
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Nhãn thức phát khởi nhờ căn trần.
Gạn xét tột cùng nó không tự tướng
Tự thể vốn đã không nhất định
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Tâm nghe, thấu suốt cả mười phương
Là do lực của đại nhân duyên
Hàng sơ tâm không thể đến chỗ ấy
Làm sao mà tu chứng viên thông?
*
Quán chóp mũi đó chỉ là quyền phương tiện,
Nhằm thu nhiếp, an trụ tâm.
Nếu đối tượng quán sát trở thành “sở trụ”
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Thuyết pháp vận dụng âm Thanh Văn tự
Khai ngộ cho người đã gieo trồng chủng tử Phật.
Danh cú, văn tự không phải là vô lậu.
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Giữ giới chỉ câu thúc cái thân,
Ngoài thân, lấy gì câu thúc ?
Giới và thân vốn không cùng khắp
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Thần thông là do tập nhân từ đời trước,
Không dính dáng với ý thức phân biệt.
Niệm lự, không tách rời sự vật
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Khi quán tánh của đất,
Vốn nó ngăn ngại, không thông suốt.
Pháp hữu vi không là giác tánh
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Khi quán tánh của nước,
Đã là quán tưởng thì không phải chơn,
Vì như như thì chẳng phải là giác quán,
Nên làm sao mà tu chứng viên thông?
Quán hỏa đại để trừ lửa tham dục
Là do chán cái khổ, chưa phải viễn ly chơn thật.
Chẳng phải là phương tiện của hàng sơ tâm
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Nếu quán tánh phong đại
Động tĩnh chẳng phải là không đối đãi
Đã đối đãi tức chẳng phải là vô thượng giác.
Làm sao mà tu chứng viên thông?
*
Nếu quán tánh không đại
Hư không vô tri, chẳng hay biết.
Không hay biết tức trái với bồ-đề.
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Nếu quán tánh thức đại.
Thức sanh diệt chẳng thường trụ
Chỉ bận tâm trong phân biệt hư vọng
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Tất cả các hành đều vô thường,
Tưởng niệm vốn trong vòng sanh diệt.
Nhân quả nay đã quá sai khác.
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Con nay kính bạch Thế Tôn
Phật ra đời ở cõi ta-bà:
Thể chân thật của pháp môn trong cõi này,
Thanh tịnh do ở nói và nghe.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Muốn tu chứng tam-ma-đề,
Thật nên do tánh nghe mà vào,
Rời khổ, được giải thoát.
Hay thay Quán Thế Âm!
Trong kiếp số nhiều như cát sông Hằng,
Vào cõi Phật như vi trần,
Được lực tự tại rất to lớn,
Bố thí sự vô uý cho chúng sinh.
Nhiệm mầu là âm thanh của Quán Thế Âm.
Âm thanh thanh tịnh như tiếng hải triều.
Cứu độ thế gian, khiến đều được an lành.
Xuất thế gian, được quả thường trụ.
Con nay kính bạch Như Lai,
Như lời Bồ Tát Quán Thế Âm vừa trình bày.
Ví như có người trong chỗ yên lặng.
Khắp mười phương đều đánh trống.
*
Mười xứ cùng lúc đều nghe.
Đó gọi là hoàn toàn chân thật.
Mắt không thấy khi có chướng ngại bên ngoài.
Thiệt căn, tỷ căn cũng như vậy.
Thân, khi hợp mới biết xúc.
Ý căn, phân vân không manh mối.
Cách tường, tai vẫn nghe được tiếng.
Xa gần đều nghe được.
Năm căn so sánh thật không bằng.
Thế mới chân thật thông.
Tánh của âm thanh, có động có tĩnh.
Trong tánh nghe thành có, thành không.
Khi không tiếng, gọi là không nghe.
Chẳng phải thật là không có tánh nghe.
Không tiếng, tánh nghe đã không diệt.
Có tiếng, tánh nghe cũng chẳng sanh.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Lìa hẳn hai ý niệm sanh diệt.
Thế mới thường chân thật.
Dù đang lúc mộng tưởng,
Chẳng phải do không suy nghĩ mà không có.
Tính giác quán vượt ra ngoài suy nghĩ
Thân, ý không so kịp.
Hiện tại cõi ta-bà,
Thanh luận được biểu dương.
Chúng sinh bỏ mất tánh nghe.
Theo thanh trần nên bị lưu chuyển.
A-Nan tuy nhớ giỏi,
Vẫn không khỏi mắc tà nạn.
Há chẳng phải tùy chỗ chìm đắm.
Xoay ngược dòng, thoát khỏi hư vọng.
A-Nan! Hãy nghe kỹ:
Tôi nương uy lực Phật.
*
Trình bày tam-muội của Kim cang vương
Như huyễn bất khả tư nghị.
Thiền định là mẹ của chư Phật.
Ông nghe các pháp bí mật của chư Phật
Nhiều như số vi trần.
Nếu trước tiên không trừ các dục lậu.
Nghe nhiều, chất chứa thành lầm lỗi.
Đem cái nghe thọ trì Phật pháp.
Sao không tự nghe tánh nghe của mình?
Tánh nghe không phải tự nhiên sanh.
Nhân thanh trần mà có tên gọi.
Xoay lại cái nghe là thoát khỏi thanh trần.
Cái đã lìa xa ấy, gọi là gì?
Khi một căn đã trở về nguồn.
Sáu căn tức thành giải thoát.
Thấy, nghe như mắt nhặm.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Ba cõi như hoa đốm giữa hư không.
Tánh nghe xoay trở lại, gốc bệnh nhặm tiêu trừ.
Trần tướng tiêu, tánh giác thuần thanh tịnh.
Tột cùng thanh tịnh, trí quang thông suốt.
Thể tịch chiếu trùm khắp hư không.
Trở lại quán sát việc thế gian.
Giống như việc trong mộng.
Ma-đăng-già chỉ là chiêm bao.
Thì ai bắt giữ được ông?
Như các huyễn sư giỏi trong đời.
Tạo ra các hình người như thật.
Tuy thấy các căn đều cử động.
Chủ yếu đều do bộ máy giật giây.
Máy dừng, tất cả trở về yên lặng.
Các trò huyễn thành vô tánh.
Sáu căn đều như vậy.
*
Nương một bản tánh sáng suốt,
Phân ra sáu thứ hoà hợp.
Một thứ đã lìa ra, quay về,
Thì cả sáu đều không tồn tại.
Trong một niệm, trần cấu đều tiêu,
Chuyển thành tánh viên minh tịnh diệu.
Còn sót lại trần cấu là còn học vị.
Sáng suốt cùng tột tức Như Lai.
A-Nan và đại chúng
Xoay tánh nghe trở vào
Để nhận ra tự tánh của mình.
Nhận ra tự tánh, Thành đạo vô thượng.
Thật tánh viên thông là như vậy.
Đây là con đường thể nhập niết-bàn,
Của chư Phật như vi trần
Các Đức Như Lai trong quá khứ,
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đều thành tựu do pháp môn nầy
Các Bồ Tát trong hiện tại,
Nay đều thể nhập sự sáng suốt viên mãn.
Chúng sinh tu học trong đời sau,
Đều nên nương theo pháp nầy.
Con cũng nhờ trong pháp ấy mà tu chứng,
Chẳng riêng gì Quán Thế Âm.
Thật như lời Đức Thế Tôn hỏi,
Con về các phương tiện,
Để cứu giúp trong đời mạt pháp,
Cho những người cầu pháp xuất thế gian.
Thành tựu được tâm niết-bàn,
Quán Thế Âm là hơn cả.
Còn tất cả các phương tiện khác,
Đều là nhờ uy lực của Đức Phật.
Ngay nơi cảnh giới hiện tượng mà xả bỏ trần lao.
*
Chẳng phải là phương tiện tu học thông thường.
Đồng giảng nói cho người căn tánh cạn và sâu.
Đảnh lễ Như Lai Tạng
Và những bậc vô lậu, không thể nghĩ bàn,
Nguyện xin gia hộ cho đời vị lai
Không lầm lẫn trong pháp môn nầy.
Đây là phương tiện để thành tựu.
Nên đem dạy cho A-Nan,
Cùng chúng sinh trầm luân trong đời mạt pháp.
Chỉ dùng nhĩ căn tu tập.
Đạt viên thông nhanh hơn các pháp khác.
Chân thật tâm đúng là như vậy.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Lúc ấy A-Nan và cả đại chúng, thân tâm rỗng rang, nhận được sự khai thị sâu mầu. Thấy bồ-đề và đại niết-bàn của chư Phật giống như người nhân có việc phải đi xa chưa trở về được. Nay đã biết rõ con đường về nhà.
Toàn thể pháp hội, chúng thiên long bát bộ, hàng Nhị thừa hữu học, cùng hết thảy hàng Bồ Tát sơ phát tâm, số lượng có đến 10 số cát sông Hằng, đều nhận ra bản tâm, lìa xa trần tướng, được pháp nhãn thanh tịnh.
Tánh tỷ-khưu-ni nghe nói bài kệ này xong liền chứng quả A La Hán.
Vô lượng chúng sanh đều phát tâm vô đẳng đẳng A-nậu-đa-la Tam-miệu tam-bồ-đề.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Tứ Quyết Định
A-Nan chỉnh trang pháp phục, hướng vào đại chúng, chắp tay đảnh lễ. Tâm tánh hoàn toàn sáng suốt, vừa mừng vừa tủi. Vì muốn lợi ích cho các chúng sinh đời vị Lai, nên cúi đầu bạch Phật: “Kính bạch Đức Thế Tôn đại bi, con nay đã ngộ pháp môn thành Phật, theo trong đó tu hành, được điều không nghi hoặc.
Con thường nghe Như Lai dạy rằng: ‘Tự mình chưa được độ, mà độ người trước, đó là sự phát tâm của hàng Bồ Tát. Tự mình đã giác ngộ viên mãn, có thể giác ngộ cho người khác, đó là sự ứng thế của các đức Như Lai’. Con tuy chưa được độ, nhưng nguyện độ cho tất cả chúng sinh trong đời mạt pháp.
*
Bạch Thế Tôn, các chúng sinh nầy cách Phật ngày càng xa. Những tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng. Nếu muốn họ nhiếp tâm vào tam-ma-địa, làm sao khiến họ dựng lập đạo tràng để khỏi rơi vào ma sự, không lui sụt tâm bồ-đề?
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn ở trong đại chúng, khen ngợi A-Nan: Hay thay! Hay thay! Như điều ông hỏi về dựng lập đạo tràng để cứu giúp chúng sinh chìm đắm trong đời mạt pháp. Nay ông hãy lắng nghe cho kỹ, Như Lai sẽ nói cho ông biết. A-Nan và đại chúng kính vâng lời dạy của Phật.
Đức Phật bảo A-Nan: “Ông thường nghe trong giới luật của Như Lai, giảng bày ba nghĩa quyết định của việc tu hành. Thu nhiếp tâm ý gọi là giới, nhân giới phát định lực, nhân định có trí huệ. Đó gọi là ba môn học vô lậu.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm: 1. ĐOẠN TRỪ DÂM TÂM
A-Nan vì sao thu nhiếp tâm niệm, Như Lai gọi là giới? Nếu các chúng sinh trong thế giới lục đạo tâm không dâm dục, thì sẽ không bị tương tục trong sinh tử.
Ông tu tam-muội, cốt là để thoát khỏi trần lao. Nếu không trừ lòng dâm, không thể ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí và thiền định hiện tiền, nếu không đọan trừ tâm dâm, chắc lạc vào ma đạo. Hạng trên thành ma vương, hạng giữa thành ma dân, hạng dưới thành ma nữ.
Các loài ma kia cũng có đồ chúng. Đều tự xưng đã thành đạo vô thượng.
Sau khi Như Lai diệt độ, có nhiều loại ma dân nầy náo loạn trong thế gian. Chúng gây nhiều việc tham dâm, xưng là thiện tri thức, khiến cho chúng sinh rơi vào hầm sâu ái kiến, lạc mất đường đến giác ngộ.
Ông dạy người đời tu tam-ma-địa, trước hết phải đoạn trừ tâm dâm. Đó là lời dạy bảo thanh tịnh, quyết định thứ nhất của các Đức Phật Thế Tôn Như Lai trong đời trước.
*
Thế nên, A-Nan, nếu không đoạn tâm dâm mà tu thiền định, cũng như nấu cát mà mong thành cơm. Trải qua trăm ngàn kiếp, cũng chỉ là cát nóng. Vì sao? Vì đó chẳng phải là bản nhân của cơm, đó chỉ là cát đá.
Ông đem thân dâm dục cầu diệu quả chư Phật, dù được diệu ngộ, cũng chỉ là gốc dâm. Cội gốc đã thành dâm, thì phải trôi lăn trong tam đồ, chắc không ra khỏi được. Còn đường nào để tu chứng niết-bàn của Như Lai?
Ắt phải khiến cho thân tâm đều đọan trừ hết căn dâm. Tánh đoạn cũng trừ. Mới mong chứng quả bồ-đề của chư Phật.
Như lời Như Lai nói đây, chính là lời chư Phật đã nói. Nếu không phải như vậy, tức là lời ma ba-tuần nói.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm: 2. PHẢI ĐOẠN TRỪ TÂM SÁT HẠI
Lại nữa, A-Nan, nếu các chúng sinh trong sáu cõi khắp các thế giới, nếu họ không có tâm sát hại, ắt sẽ không tương tục theo dòng sanh tử.
Ông tu tam-muội, cốt là ra khỏi trần lao. Tâm sát hại không trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được.
Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu như không đoạn trừ tâm sát hại, ắt rơi vào thần đạo. Bậc cao thì làm đại lực quỷ. Bậc trung thì làm quỷ phi hành dạ-xoa và các loài quỷ soái. Bậc thấp thì làm quỷ địa hành la-sát.
Các loài quỷ thần ấy cũng có đồ chúng. Chúng đều tự cho rằng mình đã thành đạo vô thượng.
Sau khi Như Lai diệt độ, trong thời mạt pháp, nhiều loại quỷ thần nầy sôi nổi trong thế gian. Chúng tự tuyên bố rằng ăn thịt sẽ chứng được đạo bồ-đề.
*
A-Nan, Như Lai cho phép hàng tỷ-khưu ăn năm loại tịnh nhục. Thịt ấy đều do thần lực của Như Lai hóa ra, vốn chúng không có mạng căn. Xứ Bà-la-môn của các ông, đất đai phần nhiều ẩm thấp và nóng, lại thêm cát đá, rau cỏ không sinh được. Như Lai dùng thần lực từ bi gia hộ. Do tâm đại từ bi giả gọi là thịt. Các ông cũng nhận được vị như thịt. Cớ sao sau khi Như Lai diệt độ, những người ăn thịt chúng sinh lại xưng là Thích tử?
Các ông nên biết những người ăn thịt đó, dù tâm được khai ngộ, như tam-ma-đề, đều là loài đại la-sát. Khi quả báo hết, lại phải chìm đắm trong biển khổ sinh tử. Họ chẳng phải là đệ tử của Phật. Những người ấy giết hại, thôn tánh lẫn nhau, ăn nuốt nhau không thôi. Những người như vậy làm sao ra khỏi ba cõi?
Ông dạy người đời tu pháp tam-ma-địa, phải đoạn trừ việc sát sanh. Đó là lời dạy bảo rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ hai của các Đức Phật Thế Tôn Như Lai trong đời trước.
*
Thế nên A-Nan, nếu không đoạn trừ việc sát hại mà tu thiền định, ví như có người tự bịt tai mình, rồi kêu lớn tiếng, mà mong mọi người chẳng nghe tiếng mình. Loại người nầy gọi là muốn dấu nhưng càng lộ bày.
Tỷ-khưu thanh tịnh và các vị Bồ Tát khi đi trên đường còn không đạp cỏ non, huống là dùng tay nhổ. Tại sao thực hành tâm đại bi mà lại lấy máu thịt chúng sinh làm thức ăn?
Nếu các tỷ-khưu không mặc tơ lụa, là lượt của phương đông, và không dùng giày dép, áo cừu, áo len, hay các thứ sữa, lạc, đề hồ. Những tỷ-khưu ấy, thật là giải thoát trong pháp thế gian. Trả hết nợ cũ xong, sẽ không vào trong ba cõi nữa.
Tại sao dùng những bộ phận thân thể chúng sinh, đều có ảnh hưởng đến chúng. Như con người ăn trăm giống cốc loại trong đất, thì chân không rời đất. Dứt khoát thân tâm mình, đối với thân thể hay chi phần của chúng sinh, quyết không dùng, không ăn không mặc. Những người như vậy, Như Lai mới thật xem là giải thoát.
Như lời Như Lai nói đây, chính là lời chư Phật đã nói. Nếu không phải như vậy, tức là lời ma ba-tuần nói.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm: 3. DỨT TRỪ TÂM TRỘM CẮP
Lại nữa A-Nan, nếu như chúng sinh trong thế giới lục đạo, tâm không trộm cắp, thì họ sẽ không bị tương tục trong dòng luân hồi sinh tử.
Ông tu tam-muội, cốt là ra khỏi trần lao. Tâm trộm cắp không trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được.
Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ tâm trộm cắp, ắt phải rơi vào tà đạo. Hạng trên thành tinh linh, hạng trung thành yêu mị, lớp dưới thành người tà đạo, bị yêu mị gá vào.
Các nhóm tà đạo kia cũng có đồ chúng. Họ đều tự xưng đã thành đạo vô thượng.
Sau khi Như Lai diệt độ, trong thời mạt pháp, có nhiều loại yêu ma tà đạo ấy sôi nổi trong thế gian, lén lút gian dối xưng là thiện tri thức. Họ đều tự xưng đã được pháp thượng nhân. Dối gạt kẻ không biết, doạ dẫm khiến họ mất lòng tin. Chúng đi đến đâu, gia đình người ta đều bị hao tán.
*
Như Lai dạy hàng tỷ-khưu theo thứ tự khất thực, là khiến họ xả trừ lòng tham, thành tựu đạo bồ-đề. Các hàng tỷ-khưu không tự nấu ăn, gửi cái thân sống nhờ như khách trọ trong ba cõi. Hiện thân một lần qua lại, đi rồi không trở lại nữa.
Tại sao loại giặc ấy lại mượn y của Phật, buôn bán Như Lai, tạo vô số nghiệp, nói rằng đó đều là Phật pháp. Lại chê hàng xuất gia thọ giới tỷ-khưu là đạo Tiểu thừa. Do chúng làm cho vô lượng chúng sinh mắc phải nghi lầm, nên sẽ bị đoạ vào địa ngục vô gián.
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có tỷ-khưu phát tâm quyết định tu tam-ma-đề. Có thể trước hình tượng Như Lai, tự mình thắp một ngọn đèn, đốt một ngón tay; hay ở trên thân đốt một liều hương. Như Lai nói người nầy, nợ nần từ kiếp lâu xa, nay được trả hết trong một đời, xa lìa thế gian, vĩnh viễn thoát khỏi các lậu hoặc. Người ấy tuy chưa hiểu rõ đạo vô thượng giác, nhưng đối với Phật pháp đã có tâm quyết định.
*
Nếu không gieo được cái nhân xả thân nhỏ bé ấy, dù có thành đạo vô vi, cũng phải sanh lại làm người, hoàn trả các nợ cũ, như quả báo ăn lúa ngựa của Như Lai.
Ông dạy người đời, tu pháp tam-ma-địa, sau nữa, dứt trừ tâm trộm cắp. Đó gọi là lời dạy rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ ba của các Đức Phật Như Lai Thế Tôn trong quá khứ.
Cho nên A-Nan, nếu không dứt trừ tâm trộm cắp mà tu thiền định, cũng như rót nước vào bình thủng, mà mong cho đầy. Dù trải qua nhiều kiếp số như vi trần, rốt cục vẫn không đầy được.
Nếu các tỷ-khưu, ngoài y bát ra, không tích trữ mảy may. Khất thực có thừa, bố thí cho chúng sinh đói. Nơi hội lớn đông người, chắp tay lễ bái đại chúng. Nếu có người đánh mắng, xem như khen ngợi mình. Xem thân thịt máu xương của mình giống như thân của chúng sinh. Nếu không đem lời dạy bất liễu nghĩa của Như Lai làm chỗ tỏ ngộ của mình, khiến cho kẻ sơ học khỏi bị lầm lạc, thì Như Lai ấn chứng người ấy chân thực được tam-muội.
Như lời Như Lai nói đây, tức là lời của chư Phật. Nếu không đúng như lời nói đó, tức ma ba-tuần nói.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm: 4. DỨT TRỪ VỌNG NGỮ
A-Nan, chúng sinh trong thế giới lục đạo như thế, tuy thân tâm không còn sát đạo dâm, ba hạnh đều đã viên mãn, nếu mắc phải đại vọng ngữ, thì tam-ma-đề không được thanh tịnh, sẽ thành giống ma ái kiến, và làm mất chủng tử Như Lai.
Chưa được gọi là đã được, chưa chứng nói rằng đã chứng. Hoặc để mong cầu thế gian Tôn trọng tột bậc, bảo người khác rằng: Nay tôi đã đắc quả Tu-đà-hoàn quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, được đạo A La Hán, Bích-chi Phật thừa, hay các quả vị Bồ Tát trong Thập địa hay trước Thập địa. Mong được mọi người lễ bái, tham được cúng dường.
Những kẻ nhất-điên-ca ấy tự tiêu diệt chủng tử Phật. Như người dùng dao chặt cây đa-la. Phật ấn ký người ấy mất hẳn thiện căn, không còn chánh tri kiến, chìm đắm trong ba bể khổ, không thành tựu được pháp tam-muội.
Sau khi Như Lai diệt độ, dạy hàng A La Hán và Bồ Tát hãy ứng thân sinh trong đời mạt pháp, hiện ra nhiều hình tướng khác nhau để độ những chúng sinh còn trong vòng luân hồi.
*
Hoặc làm sa-môn, cư sĩ bạch y, vua chúa, quan lại, đồng nam đồng nữ. Như vậy cho đến làm dâm nữ, làm người quả phụ, người gian dối, trộm cắp, người hàng thịt, kẻ buôn bán. Để cùng với họ đồng sự, xưng tán Phật thừa, khiến cho thân tâm họ nhập vào tam-ma-địa,
Rốt ráo không tự bảo mình thật là Bồ Tát, là A La Hán. Khinh xuất nói với người chưa học, tiết lậu mật nhân của Phật.
Chỉ trừ khi đến lúc lâm chung, âm thầm có lời di chúc. Tại sao những người ấy lừa gạt chúng sinh, thành tội đại vọng ngữ.
Ông dạy người đời tu tam-ma-địa, sau rốt phải đoạn trừ nói lời đại vọng ngữ. Đó là lời dạy bảo rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ tư của các Đức Phật Thế Tôn Như Lai trong đời trước.
Thế nên A-Nan, nếu
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top