kinh te xd1 chuong 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 4. VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG 2

I. Khái niệm chung về vốn sản xuất kinh doanh xây dựng 2

1. Khái niệm 2

2. Thành phần 2

II. Vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng 2

1. Các khái niệm về vốn cố định và tài sản cố định 2

1.1. Khái niệm vốn cố định 2

1.2. Khái niệm tài sản cố định hữu hình 2

1.3. Khái niệm tài sản cố định vô hình 3

2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định 3

2.1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình 3

2.2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình 3

3. Phân loại tài sản cố định sản xuất kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp 4

3.1. Phân loại theo hình thái tồn tại và chức năng của tài sản 4

3.2. Phân loại theo hình thức sở hữu 5

3.3. Phân loại theo nguồn vốn hình thành 5

3.4. Phân loại theo mức độ khấu hao TSCĐ 6

3.5. Phân loại theo mức độ hao mòn của tài sản 6

3.6. Phân loại theo tính chất tác động 6

4. Đánh giá tài sản cố định 6

4.1. Đánh giá tài sản cố định về mặt giá trị 6

4.2. Đánh giá tài sản cố định về tính năng kỹ thuật 10

5. Hao mòn tài sản cố định 11

5.1. Hao mòn hữu hình TSCĐ 11

5.2. Hao mòn vô hình TSCĐ 14

5.3. Các giải pháp hạn chế tác hại của hao mòn TSCĐ 16

6. Khấu hao tài sản cố định 17

6.1. Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định 17

6.2. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định 17

6.3. Ưu, nhược điểm của các phương pháp tính khấu hao 22

7. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định 23

7.1. Mục đích của việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định 23

7.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định 23

8. Các biện pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng 24

III. Vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng 25

1. Khái niệm, thành phần và cơ cấu của vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng 25

1.1. Khái niệm 25

1.2. Phân biệt giữa vốn (tài sản) cố định hữu hình với tài sản lưu động là các đối tượng lao động trong sản xuất 25

1.3. Nội dung và cơ cấu của vốn lưu động trong DNXD 26

2. Sự chu chuyển của vốn lưu động 28

2.1. Khái niệm 28

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự chu chuyển của vốn lưu động 28

2.3. Hiệu quả do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động 30

3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 31

3.1. Đối với giai đoạn dự trữ sản xuất 32

3.2. Đối với giai đoạn sản xuất 32

3.3. Đối với giai đoạn thanh quyết toán 32

CHƯƠNG 4. VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG

I. Khái niệm chung về vốn sản xuất kinh doanh xây dựng

1. Khái niệm

Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, các loại giấy tờ có giá (cổ phần, trái phiếu, trái phiếu, tín phiếu...), các tài sản có hình thái vật chất và phi vật chất được sử dụng vào sản xuất kinh doanh để sinh lợi cho doanh nghiệp.

Trong thực tiễn: thường quan niệm vốn theo nghĩa hẹp là tiền

2. Thành phần

Căn cứ vào chức năng của vốn và đặc điểm quay vòng của vốn để chia vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 bộ phận là:

- Vốn cố định trong sản xuất kinh doanh

- Vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh

II. Vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng

1. Các khái niệm về vốn cố định và tài sản cố định

1.1. Khái niệm vốn cố định

Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định thể hiện thông qua những tài sản có giá trị sử dụng lâu dài, sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều thời kỳ và giá trị của nó thoả mãn tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Vốn cố định bao gồm toàn bộ tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp

1.2. Khái niệm tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động tồn tại dưới hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.

 Như vậy có thể xem xét tài sản cố định hữu hình ở các đặc điểm sau đây:

- Xét về hình thái tồn tại: Vật chất

- Xét về chức năng: Đóng vai trò là tư liệu lao động

- Xét theo đặc điểm tham gia vào quá trình sản xuất: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất (thời gian dài)

- Xét về giá trị: Giá trị lớn

- Xét theo hình thức chuyển giá trị: Chuyển dần từng phần thông qua khấu hao

Chú ý:

Tài sản cố định có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định mà nếu thiếu một bộ phận nào đó thì hệ thống không hoạt động được

1.3. Khái niệm tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, được thể hiện ở một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ví dụ: một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...Giá trị của nó cũng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm qua mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.

2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định

2.1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình

- Tư¬ liệu lao động là những tài sản hữu hình nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì đ¬ược coi là tài sản cố định:

1. Chắc chắn thu đư¬ợc lợi ích kinh tế trong t¬ương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

2. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

3. Nguyên giá tài sản phải đ¬ược xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (m¬ười triệu đồng) trở lên.

2.2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình

- Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba điều kiện quy định tại điểm trên, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì đ¬ược coi là tài sản cố định vô hình.

- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế th¬ương mại không phải là tài sản cố định vô hình mà đ-ược phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

3. Phân loại tài sản cố định sản xuất kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp

3.1. Phân loại theo hình thái tồn tại và chức năng của tài sản

Để phục vụ cho quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản người ta phân loại như sau:

Hình 4.1: Phân loại tài sản theo hình thái tồn tại và chức năng của tài sản

a. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh

Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định hữu hình

o Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi...

o Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy khoan, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, trạm trộn bê tông, máy vận thăng, cần trục...

o Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải.

o Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.

o Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò...(loại này ít gặp trong các DNXD)

o Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.

- Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh về xây dựng...

b. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi

Đây là nhóm tài sản cố định song song cùng xuất hiện trong các doanh nghiệp nhưng không liên quan đến mục đích kinh doanh mà chỉ phục vụ cho mục đích phúc lợi công cộng của doanh nghiệp.

Phân loại cho nhóm tài sản này cũng tương tự như nhóm dùng cho mục đích kinh doanh ( không trích khấu hao)

c. Tài sản cố định dùng cho mục đích an ninh và quốc phòng

Đây là nhóm TSCĐ dùng cho mục đích an ninh, quốc phòng.

Phân loại cho nhóm tài sản này cũng tương tự như nhóm dùng cho mục đích kinh doanh.

d. Tài sản cố định bảo quản hộ, cất hộ, giữ hộ nhà nước

Đây là những TSCĐ được cơ quan có thẩm quyền giao cho doanh nghiệp cất hộ, giữ hộ.

3.2. Phân loại theo hình thức sở hữu

- TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp

- TSCĐ do doanh nghiệp áp dụng hình thức thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Trong đó TSCĐ được xem là thuê tài chính thường phải thoả mãn được những điều kiện sau:

o Thời hạn thuê ít nhất bằng 60% thời hạn khấu hao tài sản

o Tổng giá trị hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương giá trị tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng

o Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê (theo mức giá tính toán (danh nghĩa) < giá trị thị trường của tài sản lúc mua lại) hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.

3.3. Phân loại theo nguồn vốn hình thành

Theo cách phân loại này chia ra:

- TSCĐ hình thành từ vốn ngân sách nhà nước

- TSCĐ hình thành từ các nguồn khác như:

o TSCĐ hình thành từ vốn tín dụng

o TSCĐ hình thành từ vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp

o TSCĐ hình thành từ vốn góp cổ phần...

3.4. Phân loại theo mức độ khấu hao TSCĐ

- TSCĐ phải tính khấu hao: là TSCĐ chưa hết niên hạn sử dụng và tiền trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh chưa đủ bù đắp nguyên giá của TSCĐ

- TSCĐ không được trích khấu hao: là những TSCĐ đã trích khấu hao bù đắp đủ nguyên giá TSCĐ nhưng TSCĐ vẫn còn sử dụng được

3.5. Phân loại theo mức độ hao mòn của tài sản

- TSCĐ có chất lượng còn tốt: đạt 80% trở lên

- TSCĐ còn sử dụng được nhưng có yêu cầu phải sửa chữa lớn: chất lượng đạt từ 50% đến < 80%

- TSCĐ chất lượng sử dụng kém: loại này có thể thanh lý hoặc sử dụng tạm thời kết hợp các biện pháp khắc phục hao mòn nhằm đảm bảo an toàn cho sử dụng.

3.6. Phân loại theo tính chất tác động

- Tài sản cố định sản xuất tích cực: ví dụ các máy móc, thiết bị

- Tài sản cố định sản xuất thụ động: ví dụ vỏ kiến trúc của các nhà xưởng

4. Đánh giá tài sản cố định

- Mục đích: biết được thực trạng của tài sản khi đưa tài sản vào sử dụng ở thời điểm đánh giá (số lượng, chất lượng, chủng loại, tính năng kỹ thuật, nguyên giá...) thông qua đó doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng, kế hoạch đầu tư thay thế một cách phù hợp nhất.

- Nội dung: đánh giá theo hai góc độ

o Đánh giá theo giá trị bằng tiền của tài sản

o Đánh giá về tình trạng kỹ thuật

4.1. Đánh giá tài sản cố định về mặt giá trị

a. Nguyên giá tài sản cố định (Giá trị nguyên thuỷ, giá trị ban đầu)

Nguyên giá của TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để hình thành nên TSCĐ tính đến thời điểm TSCĐ ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Công thức tổng quát xác định nguyên giá TSCĐ:

G0 = Ct + Cvc + Cs + Clđ + Cl + Ck (4.1)

Trong đó:

- G0 : Nguyên giá của TSCĐ

- Ct : Giá trị thực tế của tài sản khi mua sắm hoặc xây dựng theo tài liệu quyết toán (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) (giá gốc)

- Cvc : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)

- Cs : Chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)

- Clđ : Chi phí lắp đặt, chạy thử (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)

- Cl : Chi phí trả lãi vay vốn đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TS vào sử dụng

- Ck : Toàn bộ chi phí thực tế khác có liên quan đến hình thành tài sản đưa vào sử dụng như thuế và lệ phí trước bạ (nếu có) (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)

- Chú ý:

Tuỳ từng loại tài sản cố định cụ thể mà thành phần (2)  (6) có thể xuất hiện đầy đủ hoặc khuyết đi

Thành phần (1) Ct trong phép tính nguyên giá cũng có thể được xác định theo các cách khác nhau tuỳ từng loại tài sản

Cách xác định nguyên giá của một số loại TSCĐ như sau:

1. TSCĐ do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu hoặc tự xây dựng: Nguyên giá TSCĐ là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành

2. TSCĐ loại tự sản xuất: Ct giá thành sản xuất thực tế khi đưa vào sử dụng

3. TSCĐ loại mua sắm: Ct lấy theo giá trị thực tế phải chi trả theo hoá đơn, có trừ chiết khấu bán hàng nếu có

4. TSCĐ mua theo hình thức trao đổi: Ct là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi

5. TSCĐ được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá TSCĐ là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.

6. TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến: Ct là giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật

7. TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: nguyên giá TSCĐ là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận

8. TSCĐ hình thành do thuê tài chính: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê) cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.

9. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:

a. trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho bồi thường giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

b. Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình.

b. Giá trị khôi phục của TSCĐ (Nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ)

Lý do phải đánh giá lại nguyên giá:

1. Do tác động của yếu tố trượt giá làm thay đổi giá trị tài sản

2. Do tiến bộ khoa học công nghệ tác động đến từ đó nó có thể xuất hiện hiện tượng hao mòn vô hình tài sản cố định

3. Để đảm bảo cho việc tính toán khấu hao TSCĐ một cách thống nhất

VD: máy mua năm 1995 G0 = 700tr, máy mua năm 2000 có G0 = 690tr. Nếu máy mua năm 1995 cất đi đến năm 2000 mới dùng vậy thì nguyên giá vẫn giữ nguyên để tính khấu hao là không phù hợp.

Khái niệm:

Nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ là toàn bộ giá trị của TSCĐ đã hình thành ở thời kỳ trước được đánh giá lại theo phương pháp đánh giá nguyên giá nhưng với mặt bằng giá tại thời điểm đánh giá. Hoặc:

Nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ phản ánh giá trị của tài sản hình thành ở thời kỳ trước nhưng được đánh giá theo giá hiện hành ở thời điểm đánh giá trong điều kiện tài sản đó xem như ở trạng thái mới hoàn toàn

Công thức tính:

G0đgl = G0ch x k (4.2)

- G0đgl : nguyên giá của tài sản được đánh giá lại

- G0ch: nguyên giá của TSCĐ cùng loại, cùng công dụng được chọn làm chuẩn hay làm gốc để đánh giá lại

- k: hệ số điều chỉnh để kể đến sự chênh lệch về chất lượng, tính năng kỹ thuật, quy mô công suất (nếu có) của TSCĐ đang xét so với TSCĐ chọn làm chuẩn đánh giá

o k>1: TSCĐ đang xét có tính năng kỹ thuật, chất lượng, công suất cao hơn TSCĐ làm chuẩn

o k = 1: TSCĐ đang xét có tính năng kỹ thuật, chất lượng, công suất tương đương TSCĐ làm chuẩn

o k<1: TSCĐ đang xét có tính năng kỹ thuật, chất lượng, công suất kém hơn TSCĐ làm chuẩn

Giá trị còn lại của TSCĐ (giá trị bút toán) là giá trị của TSCĐ được xác định tại thời điểm đánh giá bằng cách lấy nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế đến thời điểm đánh giá.

Tuỳ thuộc vào việc đánh giá TSCĐ dựa trên mặt bằng giá ở thời điểm mua sắm hay thời điểm đánh giá mà có 2 loại giá trị còn lại:

c. Giá trị còn lại của TSCĐ tính theo nguyên giá (Nguyên giá còn lại của TSCĐ)

Giá trị còn lại của TSCĐ tính theo nguyên giá phản ánh phần đầu tư ban đầu vào tài sản chưa được thu hồi lại tại thời điểm đánh giá.

Ý nghĩa:

Nghiên cứu chỉ tiêu nguyên giá còn lại nhằm vào một số ý nghĩa chính sau:

- Biết được giá trị tài sản còn lại tại thời điểm đánh giá

- So sánh giữa giá trị còn lại với mức độ hao mòn kỹ thuật xem có tương xứng với nhau không  tìm ra giải pháp quản lý tài sản khấu hao cho phù hợp hơn

- Giúp cho việc lập kế hoạch đầu tư của DN một cách chính xác ngoài ra còn được sử dụng trong các trường hợp góp vốn liên doanh hay cổ phẩn hoá doanh nghiệp

Cách tính:

G0cl: có thể tính toán theo nhiều quan điểm tính khác nhau:

1. Tính theo quan điểm của kế toán:

Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán có thể tính như sau:

G0cl(kế toán) = G0 - tổng số khấu hao tích luỹ (luỹ kế) tính đến thời điểm đánh giá (4.3)

Trong đó:

Tổng số khấu hao luỹ kế phản ánh số tiền đầu tư ban đầu đã thu hồi được, trị số của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (VD: doanh nghiệp không huy động được tài sản để sử dụng và sinh lợi)

- Các quy định liên quan đến phương pháp tính khấu hao

2. Tính theo một số quan điểm khác:

Tính giá trị còn lại của tài sản khi góp vốn liên doanh hoặc khi xác định lại giá trị của doanh nghiệp  có thể xác định giá trị còn lại của tài sản cố định theo mức độ hao mòn:

G0cl = G0 (1-Hm) (4.4)

- Hm: mức độ hao mòn chung của TSCĐ tại thời điểm đánh giá

 tính theo cách này thì G0cl có thể khác khác với giá trị trên sổ sách kế toán:

- Nếu G0cl > G0cl(kế toán) thì tài sản được quản lý sử dụng tốt

- Nếu G0cl < G0cl(kế toán) thì tài sản được quản lý sử dụng chưa tốt

d. Giá trị còn lại của TSCĐ tính theo nguyên giá đánh giá lại (Giá trị còn lại của TSCĐ theo giá trị khôi phục)

G0clđgl = G0dgl - số khấu hao lũy kế tính theo nguyên giá đánh giá lại (4.5)

4.2. Đánh giá tài sản cố định về tính năng kỹ thuật

a. Mục đích

- Biết về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tại thời điểm đánh giá

- Để xác định được chính xác năng lực sản xuất của từng TSCĐ và của chung toàn doanh nghiệp

- Đánh giá được trình độ kỹ thuật chung trong sản xuất kinh doanh của cả DN để xác định được vị thế cạnh tranh của DN trong thị trường

- Làm căn cứ để lập các kế hoạch đầu tư, thay thế, bổ sung, nâng cấp và thanh lý những TSCĐ đã hết niên hạn sử dụng

- Để so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu giá trị bằng tiền (phần nguyên giá còn lại của TSCĐ so với mức độ hao mòn về mặt kỹ thuật xem có tương xứng không để từ đó đưa ra giải pháp hiệu chỉnh cho phù hợp)

b. Tài liệu dùng

- Các sổ sách theo dõi tình hình đầu tư, mua sắm và sử dụng TSCĐ của DN

- Các tài liệu về lý lịch TSCĐ

- Hồ sơ các đợt kiểm kê, đánh giá TS

c. Nội dung đánh giá

- Đánh giá về mặt số lượng để biết được một số chỉ tiêu sau đây:

o TSCĐ hiện có của DN tại thời điểm đánh giá

o TSCĐ được phép đưa vào sử dụng: là những TSCĐ theo kế hoạch sản xuất của DN và theo chấp thuận của cấp có thẩm quyền đưa chúng vào hoạt động trong các kỳ

- Đánh giá về tình trạng kỹ thuật thông qua đánh giá hao mòn hữu hình về kỹ thuật và hao mòn vô hình về kỹ thuật của tài sản

5. Hao mòn tài sản cố định

Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do sự bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật...trong quá trình hoạt động.

Căn cứ vào nguyên nhân sinh ra hao mòn và đặc điểm của hiện tượng hao mòn mà chia hao mòn ra 2 loại:

5.1. Hao mòn hữu hình TSCĐ

a. Khái niệm

Hao mòn hữu hình TSCĐ là hao mòn có hình thái vật chất do tác động của quá trình sử dụng và các nguyên nhân khác (như do sự bào mòn của tự nhiên và do sự lão hoá của các chi tiết cấu tạo của TSCĐ trong quá trình hoạt động) làm cho cấu tạo vật chất, tính năng kỹ thuật của tài sản giảm sút dần  kéo theo TSCĐ bị hư hỏng dần, đến mức độ nhất định thì hư hỏng toàn bộ không sử dụng được nữa phải thải loại khỏi sản xuất (hao mòn hữu hình về mặt kỹ thuật)

Bên cạnh hao mòn hữu hình về mặt kỹ thuật, giá trị của TSCĐ cũng bị giảm sút theo (hao mòn hữu hình về mặt kinh tế)

 Hao mòn hữu hình TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tác động trong quá trình sản xuất, do sự bào mòn của tự nhiên và do sự lão hoá của các chi tiết cấu tạo của TSCĐ trong quá trình hoạt động.

b. Các nhân tố ảnh hưởng tác động gây ra hao mòn hữu hình

Chia làm ba nhóm nhân tố:

1. Nhóm các nhân tố thuộc về chế tạo, xây dựng (quá trình hình thành)

- Nhân tố thuộc về chất lượng thiết kế, chế tạo TSCĐ

- Chất lượng các nguyên vật liệu đưa vào chế tạo

- Công nghệ chế tạo

- Trình độ con người trong khâu chế tạo, lắp ráp

2. Nhóm các nhân tố thuộc về giai đoạn sử dụng

Đây là nhân tố rất cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hao mòn nhiều hay ít

- Điều kiện làm việc của TSCĐ

- Trình độ sử dụng (công nghệ sử dụng, thời gian, các thao tác)

- Năng lực chuyên môn và ý thức giữ gìn bảo quản của người sử dụng

- Chế độ sửa chữa, bảo dưỡng

3. Nhóm các nhân tố phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nơi làm việc

c. Các tác hại gây ra

- Làm giảm sút chất lượng và tính năng kỹ thuật so với ban đầu dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng theo thời gian

- Gây ra hư hỏng TSCĐ trước niên hạn sử dụng  đầu tư ban đầu mua sắm tài sản cố định chưa được thu hồi đầy đủ

- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút

- Tốn kém chi phí cho việc bảo trì, sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hỏng

- Gây nên ngừng sản xuất đột xuất hay kéo dài  từ đó xuất hiện những thiệt hại kéo theo

- Hiệu quả sản xuất chung của doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo đặc biệt là ảnh hưởng đến bảo toàn bốn của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng

d. Đánh giá về mức độ hao mòn hữu hình về kỹ thuật của tài sản

Có thể dùng các cách sau:

Cách 1: Dùng phương pháp chuyên gia để đánh giá: các chuyên gia giỏi và có hiểu biết sâu sắc về các loại TSCĐ đang xét thông qua hình thái tổng thể của TS, trạng thái đang làm việc, chất lượng sản phẩm làm ra... từ đó dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp các chuyên gia đưa ra mức độ hao mòn của tài sản và đồng thời đưa ra tình trạng kỹ thuật của TS tại thời điểm đánh giá

Cách 1: Dùng phương pháp thống kê dựa vào thời gian sử dụng tài sản thông qua một số tỷ số sau:

Hm =

(4.6)

Hm =

(4.7)

- Ts: thời gian đã sử dụng TSCĐ đang xét

- Tđm: thời gian sử dụng TSCĐ theo định mức hay quy định (của Nhà nước hay của doanh nghiệp)

- Tcl: thời gian còn lại được phép sử dụng của tài sản đang xét

-  1 - Hm: chất lượng còn lại của tài sản

Cách 3: Sử dụng phương pháp kiểm định, kiểm nghiệm, theo phương pháp này có thể tiến hành kiểm định, kiểm nghiệm phương tiện kỹ thuật để đánh giá mức độ hao mòn

Cách 4: Dùng phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật: theo phương pháp này đánh giá mức độ hao mòn của TS căn cứ vào mức độ hao mòn của từng chi tiết cấu thành tài sản sau đó người ta sẽ xác định tỷ trọng giá trị của từng bộ phận chi tiết so với tổng giá trị tài sản và tính được mức độ hao mòn trung bình chung cho cả tài sản:

(4.8)

- Hmi: mức độ hao mòn về tình trạng kỹ thuật của bộ phận chi tiết i

- yi: tỷ trọng giá trị của bộ phận chi tiết i / tổng giá trị của tài sản

5.2. Hao mòn vô hình TSCĐ

a. Khái niệm

Hao mòn vô hình là sự hao mòn không thể nhận biết được về mặt vật chất, nó chỉ thể hiện ở hiện tượng: tài sản cố định cũ bị mất giá (cả về giá trị và giá trị sử dụng) khi so sánh chúng với TSCĐ khác cùng loại tiến bộ hơn.

Hao mòn vô hình là sự lạc hậu về kỹ thuật và sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây nên.

b. Phân loại hao mòn vô hình TSCĐ

Hiện tượng mất giá này do tác động của hai nguyên nhân:

- Hao mòn vô hình loại 1: Do kinh nghiệm sản xuất được đúc kết ngày càng nhiều, hợp lý hoá sản xuất nâng cao, năng suất lao động tăng, do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khâu chế tạo  người ta chế tạo được TSCĐ có trình độ kỹ thuật hoàn toàn giống cũ nhưng giá bán thấp hơn (không có hiện tượng tài sản cũ bị lạc hậu về kỹ thuật)

Loại máy Năng suất ca Giá mua máy Giá thành 1 m3

Máy đào cũ

Máy đào mới 250

250 350 triệu

280 triệu 3500

3000

 không cần thiết phải sử dụng biện pháp hiện đại hoá, nâng cấp các TSCĐ cũ

- Hao mòn vô hình loại 2: hơn do việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào cả khâu thiết kế và chế tạo  sản xuất ra TSCĐ mới có cùng công dụng nhưng có nguyên lý cấu tạo tiến bộ hơn, có hiệu quả sử dụng lớn hơn thể hiện ở năng suất cao hơn. Trong trường hợp này giá mua TSCĐ mới có thể cao hơn so với TSCĐ cũ nhưng chắc chắn giá thành một đơn vị sản phẩm do TSCĐ mới làm ra nhỏ hơn so với TSCĐ cũ

Loại máy Năng suất ca Giá mua máy Giá thành 1 m3

Máy đào cũ

Máy đào mới 250

400 350 triệu

420 triệu 3500

2800

c. Đánh giá về mức độ hao mòn vô hình về kỹ thuật của tài sản

Do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho TSCĐ bị hao mòn vô hình.

 Đánh giá hao mòn vô hình kỹ thuật của tài sản là đánh giá tình trạng lạc hậu kỹ thuật của tàn sản đang xét so với TSCĐ cùng loại, cùng công dụng nhưng có mức độ hiện đại cao hơn (lấy mức độ hiện đại cao nhất có thể có được tại thời điểm đánh giá)

- Để dánh giá phải dùng rất nhiều hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khác nhau nhưng phải được quy về một chỉ tiêu duy nhất, khi đó trình độ kỹ thuật của tài sản cố định hiện có so với tài sản cố định hiện đại nhất được ký hiệu là Kc

Kc =

(4.9)

- Hm: chỉ tiêu tổng hợp đặc trưng cho trình độ hiện đại của TSCĐ mới nhất, hiện đại nhất (đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo)

- Hc: chỉ tiêu tổng hợp đặc trưng cho tình độ kỹ thuật của TSCĐ đang xét

- Những chỉ tiêu thành phần để xác định Hc, Hm thường xem xét thông qua các chỉ tiêu sau:

o thế hệ kỹ thuật của tài sản

o mức độ cơ giới hoá, mức độ tự động hoá

o độ lâu sản xuất ra một sản phẩm

o hệ số sử dụng các nguyên vật liệu xuất phát (với máy hiện đại thì dùng ngay nguyên vật liệu không qua sơ chế)

o độ bền chắc , tin cậy trong sử dụng: xác xuất laà việc không hỏng hóc theo dự kiến

o tuổi thọ, công suất

o độ sạch của công nghệ

o mức độ cải thiện điều kiện làm việc cho con người

o tính dễ sử dụng

o ảnh hưởng tác động đến môi trường bên ngoài

d. Tác hại của hao mòn vô hình

- Trong mọi trường hợp, hao mòn vô hình làm cho sức cạnh tranh của TSCĐ bị giảm sút.

- Đối với TSCĐ bị hao mòn vô hình loại một nếu vẫn sử dụng buộc phải đánh giá lại để hạ mức khấu hao thì mới cạnh tranh được, như vậy làm cho TSCĐ bị mất giá, không thu hồi đủ vốn đầu tư đã bỏ ra để mua sắm.

- Đối với TSCĐ bị hao mòn vô hình loại hai thì phải đặt vấn đề thay thế bằng TSCĐ mới hoặc hiện đại hoá TSCĐ cũ, như vậy hoặc là không thu hồi đủ vốn đầu tư mua sắm TSCĐ cũ, hoặc là tốn kém cho chi phí hiện đại hoá.

5.3. Các giải pháp hạn chế tác hại của hao mòn TSCĐ

a. Đối với hao mòn hữu hình

- Nâng cao chất lượng giai đoạn chế tạo hoặc xây dựng để hình thành TSCĐ

- Cải tiến các giai đoạn sử dụng

- Các biện pháp hạn chế các tác động của điều kiện tự nhiên và môi trường

b. Đối với hao mòn vô hình

- Với hao mòn vô hình loại 1:

o Chủ động dự báo thời hạn có thể xảy ra hao mòn vô hình loại 1 để quyết định thời hạn khấu hao TSCĐ cho hợp lý (< thời gian xảy ra hao mòn vô hình)

o Khi đã xảy ra hao mòn vô hình loại 1:

 Bán những tài sản đó hoặc cho thuê

 Tăng tốc độ khấu hao để mau chóng thu hồi phần đầu tư còn lại (tăng ca làm việc, tăng năng suất)

- Với hao mòn vô hình loại 2:

o Chủ động dự báo thời hạn có thể xảy ra hao mòn vô hình loại 2 để quyết định thời hạn khấu hao TSCĐ cho hợp lý (< thời gian xảy ra hao mòn vô hình)

o Khi đã xảy ra hao mòn vô hình loại 2:

 Bán những TSCĐ cho những doanh nghiệp hay địa phương khác có nhu cầu về trình độ kỹ thuật thấp hơn

 Kết hợp một cách tốt nhất 3 phương án: Tiếp tục sử dụng tài sản lạc hậu thêm một thời gian nữa để khi DN có điều kiện về tài chính là có thể thực hiện thay thế tài sản mới có chất lượng tốt hơn / thực hiện việc cải tạo, nâng cấp những TS cũ, lạc hậu / thay thế bằng những TS mới

6. Khấu hao tài sản cố định

6.1. Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định

a. Khái niệm về khấu hao TSCĐ

Như đã nêu trên: trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ hao mòn dần (gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình)

Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ.  Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái đầu tư TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng.

Hoặc:

Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống tổng giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.

b. Ý nghĩa của khấu hao TSCĐ

Ý nghĩa của khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi vốn đầu tư ban đầu bỏ ra để hình thành TSCĐ.

c. Tổng giá trị của TSCĐ phải trích khấu hao

Tổng giá trị phải trích khấu hao cho cả đời TSCĐ có thể là các giá trị sau:

A = G0

A = G0 - SV¬ (có kể đến giá trị thu hồi khi hết thời hạn khấu hao)

A = G0đgl

A = G0đgl - SV

Trong đó:

- G0: là nguyên giá TSCĐ

- G0đgl: nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ

- SV: là giá trị thu hồi khi thanh lý TSCĐ nếu có (Salvage Value)

6.2. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khấu hao. ở đây giới thiệu một số phương pháp chính hay được sử dụng

a. Khấu hao đều theo thời gian (khấu hao đường thẳng / khấu hao tuyến tính)

*)Khái niệm:

Khấu hao đều theo thời gian là sự phân bổ đều đặn tổng giá trị tài sản phải thu hồi lại trong suốt thời gian khấu hao tài sản

Hoặc: khấu hao đều theo thời gian là số tiền trích khấu hao cho một đơn vị thời gian luôn luôn không thay đổi trong suốt thời hạn khấu hao.

*)Công thức tính toán:

Số tiền trích khấu hao đều hàng năm:

(4.10)

Trong đó:

- K: số tiền trích khấu hao đều hàng năm

- A: tổng giá trị tài sản phải trích khấu hao

- Nk: thời gian tính toán khấu hao tài sản

Nếu tính toán trước mức khấu hao đều M  số tiền trích khấu hao hàng năm

K = A x M (4.11)

b. Phương pháp khấu hao nhanh theo thời gian

*)Khái niệm:

Là số tiền phải trích khấu hao ở thời đoạn đầu tiên có giá trị lớn nhất sau đó giảm dần ở các thời đoạn tiếp theo

*)Phương pháp khấu hao cân đối giảm dần:

Kt =

(4.12)

- Kt: số tiền khấu hao ở thời đoạn t

- : giá trị còn lại của tài sản ở đầu thời đoạn t hoặc cuối thời đoạn (t-1)

- M: mức khấu hao không thay đổi cho mỗi thời đoạn (tính bằng %)

Hoặc

Kt = G0 x

(4.13)

- Thời đoạn 1: = G0

 K1 = G0 x M

- Thời đoạn 2: = G0 - K1 = G0 - G0 x M = G0 (1- M)1

 K2 = G0 (1- M)1 x M

- Thời đoạn 3: = - K2 = G0(1- M)1 - G0(1- M)1 x M = G0 (1- M)2

K3 = G0 (1- M)2 x M

.......

- Thời đoạn t: = G0(1- M)t-1

 Kt = G0 x

- Thời đoạn Nk: = G0(1- M)Nk-1

 KNk = G0 x

- Cuối thời đoạn Nk : = G0(1- M)Nk

 tìm M như sau:

- Trong trường hợp A = G0 - SV:

Giá trị còn lại ở cuối thời đoạn khấu hao (cuối thời đoạn n) chính là SV (SV 0)

 G0(1-M)Nk = SV 

M = (1 - ) x 100 (%)

(4.14)

- Trong trường hợp A = G0

 M sẽ tìm được từ phương trình =  = 0

*)Phương pháp khấu hao nhanh theo tổng số thứ tự của thời gian tính khấu hao:

Theo phương pháp này thì ở những năm đầu cũng khấu hao nhanh, tốc độ khấu hao giảm dần ở những năm sau.

Kt = A x Mt (4.15)

Mức khấu hao thay đổi qua mỗi năm như sau:

Mt =

(4.16)

Trong đó 1 + 2 + 3 +...+ Nk =  tổng số thứ tự của thời gian tính khấu hao

 Năm đầu tiên số tiền khấu hao nhiều nhất, các năm sau giảm dần

*)Phương pháp khấu hao nhanh đặc biệt (khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh):

K*t =

(4.17)

K*t = G0(1-M*)t-1xM* (4.18)

Trong đó:

- M* là mức khấu hao nhanh = Mức khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

M* = αM = α

(4.19)

- Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh

(lần)

Đến 4 năm ( t  4 năm) 1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t  6 năm) 2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

-  tổng số tiền phải trích được thông qua khấu hao theo công thức trên sẽ khác với tổng giá trị tài sản phải tính khấu hao  ở những năm cuối khi số tiền khấu hao tính theo công thức trên <= số tiền tính bình quân giữa giá trị còn lại (khi A = G0) và số năm khấu hao còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC) là 5 năm.

Xác định số tiền trích khấu hao hàng năm như sau:

- Mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.

- Mức khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%

- Số tiền trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây: Đơn vị tính: Đồng

Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Tiền trích khấu hao hàng năm Khấu hao luỹ kế cuối năm

1 10.000.000 10.000.000 x 40% 4.000.000 4.000.000

2 6.000.000 6.000.000 x 40% 2.400.000 6.400.000

3 3.600.000 3.600.000 x 40% 1.440.000 7.840.000

4 2.160.000 2.160.000 : 2 1.080.000 8.920.000

5 1.080.000 2.160.000 : 2 1.080.000 10.000.000

Trong đó:

- Số tiền trích khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với mức khấu hao nhanh (40%).

- Từ năm thứ 4 trở đi, số tiền trích khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000). Vì tại năm thứ 4: số tiền trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (2.160.000 x 40%= 864.000) thấp hơn số tiền trích khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000).

 tổng quát lại:

Trong trường hợp A = G0 : nếu tính theo công thức khấu hao nhanh đặc biệt khi nào có Kt < thì từ năm t trở đi lấy Kt =

Trong trường hợp A = G0 - SV : nếu tính theo công thức khấu hao nhanh đặc biệt khi nào có Kt < thì từ năm t trở đi lấy Kt =

c. Khấu hao theo sản lượng

Phương pháp này cho rằng mức độ hao mòn của TSCĐ là một hàm của sản lượng do TSCĐ là ra.

- Số tiền khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm làm ra

KQ =

(4.20)

Q: tổng số lượng sản phẩm mà TSCĐ làm ra trong suốt thời kỳ tính khấu hao

- Số tiền khấu hao tính cho mỗi thời đoạn:

Kt = KQ x Qt (4.21)

6.3. Ưu, nhược điểm của các phương pháp tính khấu hao

a. Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao đều theo thời gian

- Ưu điểm:

o Tính toán đơn giản

o Dễ dàng lập kế hoạch khấu hao tài sản

o Thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Hạn chế:

o Không linh hoạt khi thị trường có nhiều thay đổi

o Không khuyến khích đầu tư ở các doanh nghiệp do tốc độ thu hồi vốn chậm / rủi ro trong sử dụng có thể gặp phải nhiều hơn / không tạo được lợi thế tương đối cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp so với phương pháp khấu hao nhanh

b. Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao nhanh theo thời gian

- Hạn chế:

o Tính toán phức tạp

o Khó khăn trong việc lập kế hoạch khấu hao tài sản

o Khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Ưu điểm:

o Cho phép khấu hao thay đổi linh hoạt khi khi thị trường có nhiều thay đổi về giá cả

o Khuyến khích đầu tư ở các doanh nghiệp do tốc độ thu hồi vốn đầu tư khá nhanh / tránh được rủi ro trong quá trình sử dụng / tạo được lợi thế tương đối trong nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (tổng số thuế TNDN tính cho cả vòng đời của tài sản không đổi thì nộp thuế ít ở những năm đầu, nộp nhiều ở những năm sau sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp)

o Cho phép khắc phục một cách đáng kể ảnh hưởng của hao mòn vô hình

c. Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao theo sản lượng

- Ưu điểm: cho phép hạch toán chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm dễ dàng và chính xác

- Hạn chế: khi hạch toán chi phí theo thời gian để xác định thu nhập chịu thuế cho doanh nghiệp phải chuyển đổi khấu hao theo sản lượng sang khấu hao theo thời gian

7. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

7.1. Mục đích của việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 giai đoạn: giai đoạn mua sắm, tạo dựng TSCĐ và giai đoạn vận hành khai thác TSCĐ. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ là để xem xét việc vận hành, khai thác TSCĐ của doanh nghiệp có mang lại hiệu quả cao hay không, từ đó để đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả cho đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

7.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

a. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung

- Mức doanh lợi của một đồng vốn cố định:

Chỉ tiêu này thường tính cho một kỳ kế hoạch (năm)

Mlcđ = L(kỳ) / Vcdbq(kỳ) (4.22)

o L: Lợi nhuận tạo ra trong kỳ đang xét

o Vcdbq: vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ đang xét

 Đánh giá: Nếu Mlcđ càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao

 Ý nghĩa: Trung bình một đồng vốn cố định trong kỳ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ (hiệu suất sử dụng vốn cố định)

Đánh giá bằng tỷ số giữa giá trị khối lượng hoàn thành trong kỳ so với vốn cố định sử dụng trung bình trong kỳ

Hscđ = Gxl(kỳ) / Vcdbq(kỳ) (4.23)

Chỉ tiêu này cũng thường tính cho một kỳ kế hoạch (năm)

 Đánh giá: Nếu Hscđ càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại

 Ý nghĩa: Trung bình một đơn vị vốn cố định trong kỳ tạo được bao nhiêu đơn vị giá trị sản lượng trong kỳ đó

b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả riêng rẽ từng mặt

- Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ theo số lượng

Stt / Shc ; Stt / Slv

o Stt: Số TSCĐ thực tế làm việc trong năm

o Shc: Số TSCĐ hiện có của doanh nghiệp

o Slv: Số TSCĐ được phép làm việc của doanh nghiệp

- Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ theo thời gian

Ttt / Tđm ; Ttt / Tkh ; Ttt / Tl

o Ttt: Thời gian làm việc thực tế của TSCĐ trong kỳ

o Tđm: Thời gian làm việc theo định mức của TSCĐ trong kỳ

o Tkh: Thời gian làm việc theo kế hoạch của TSCĐ trong kỳ

o Tl: Thời gian theo lịch

- Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ theo năng suất

Ptt / Pđm ; Ptt / Pkh ; Ptt / Pkt

o Ptt: Năng suất thực tế của TSCĐ

o Pđm: Năng suất định mức của TSCĐ

o Pkh: Năng suất kế hoạch của TSCĐ

o Pkt: Năng suất kỹ thuật của TSCĐ

8. Các biện pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng

Để nâng cao hiệu quả của vốn cố định cần phải đề ra và thực hiện các biện pháp ở cả giai đoạn đầu tư mưa sắm tạo dựng TSCĐ và giai đoạn sử dụng nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất của TSCĐ và hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của hao mòn TSCĐ, đặc biệt là hao mòn vô hình.

a. Các biện pháp trong giai đoạn mua sắm, tạo dựng TSCĐ

- Lựa chọn nguyên lý thiết kế TSCĐ tiên tiến, hiện đại

- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khâu thiết kế và chế tạo TSCĐ để tránh hao mòn vô hình và hạ giá thành chế tạo TSCĐ

- Đối với TSCĐ mua sắm cần lựa chọn mua sắm TSCĐ có nguyên lý hoạt động tiến bộ, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện môi trường làm việc mà TSCĐ sẽ hoạt động. (Lập dự án đầu tư mua sắm và phân tích đánh giá dự án)

b. Các biện pháp trong giai đoạn vận hành, sử dụng TSCĐ

- Khai thác TSCĐ tối đa về thời gian và năng suất trong điều kiện kỹ thuật cho phép

- Sử dụng TSCĐ đúng mục đích và năng lực

- Cải thiện điều kiện làm việc cho TSCĐ

- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, bảo quản và sửa chữa thường xuyên TSCĐ

- Nâng cao tay nghề và ý thức trách nhiệm cho công nhân vận hành.

III. Vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng

1. Khái niệm, thành phần và cơ cấu của vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng

1.1. Khái niệm

Vốn lưu động là một bộ phận cấu thành vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được luân chuyển hay quay vòng liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm để thoả mãn được các nhu cầu dự trữ cho sản xuất (dự trữ nguyên vật liệu, năng lượng, nhiên liệu...); thoả mãn nhu cầu vốn nằm trong giai đoạn sản xuất và vốn ở giai đoạn bàn giao, thanh toán (giai đoạn lưu thông)

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất mà doanh nghiệp xây dựng phải ứng trước ra để thoả mãn nhu cầu cho các giai đoạn dự trữ sản xuất, giai đoạn sản xuất và giai đoạn lưu thông, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên liên tục.

1.2. Phân biệt giữa vốn (tài sản) cố định hữu hình với tài sản lưu động là các đối tượng lao động trong sản xuất

TSCĐ hữu hình TS lưu động là các đối tượng lao động trong sản xuất

- Phân biệt theo chức năng:

Là các tư liệu lao động (máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ) Là các đối tượng lao động

- Đặc điểm khi tham gia sản xuất kinh doanh

Tham gia nhiều lần vào sản xuất kinh doanh.

Hình thái hiện vật của TS không bị biến mất để chuyển sang hình thái khác

Có bị hao mòn về vật chất, giảm sút về tính năng kỹ thuật dẫn đến TS bị hư hỏng dần, phải thải loại khỏi quá trình sản xuất Tham gia một lần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh

Toàn bộ hình thái hiện vật ban đầu bị biến đổi để chuyển hoá thành hình thái hiện vật khác

- Phương pháp chuyển giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh

Đối với TSCĐ kể cả hữu hình và vô hình  chuyển dần nhiều lần vào CPSXKD thông qua việc phân bổ khấu hao

Chuyển ngay toàn bộ một lần giá trị vào CPSXKD tạo ra sản phẩm

1.3. Nội dung và cơ cấu của vốn lưu động trong DNXD

a. Nội dung của vốn lưu động trong DNXD

Vốn lưu động của DNXD thường phân ra: Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất và vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông:

Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất

- Đây là toàn bộ lượng vốn cần phải ứng trước cho nhu cầu dự trữ cho sản xuất, chủ yếu là dự trữ các nguyên vật liệu xây dựng.

- Lượng vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

o Quy mô sản xuất của doanh nghiệp

o Khả năng cung ứng vật tư của thị trường và tình hình công tác cung ứng vật tư của DN (thu mua, vận chuyển, bảo quản, tìm nguồn hàng...)

Vốn lưu động nằm trong sản xuất thi công

- Lượng vốn nằm trong sản xuất thi công thể hiện chủ yếu ở:

o Giá trị khối lượng xây dựng dở dang là giá trị của khối lượng công tác xây dựng đang thi công dở và đã thi công nhưng chưa làm thủ tục nghiệm thu thanh toán với bên giao thầu.

o Chi phí chờ phân bổ là những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra một lần nhưng do đặc điểm riêng mà không thể phân bổ toàn bộ một lần vào một khối lượng công tác cụ thể, mà nó phải được phân bổ nhiều lần vào nhiều khối lượng công tác khác nhau. (ví dụ chi phí ván khuôn, đà dáo, chi phí một lần của máy, chi phí công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ...)

- Về quy mô, lượng vốn này cũng phụ thuộc vào các nhân tố chính:

o Quy mô sản xuất

o Công việc tổ chức thi công của doanh nghiệp (VD: DN áp dụng hình thức thi công dàn trải thì lượng vốn nằm trong giai đoạn này nhiều hơn. Nếu DN tập trung dứt điểm từng việc để nhanh chóng nghiệm thu thanh toán thì lượng vốn này giảm đi)

Vốn lưu động nằm trong thanh toán

- Vốn lưu động nằm trong thanh toán là toàn bộ lượng vốn để thỏa mãn các nội dung sau:

o Phần vốn nằm trong khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành, đã nghiệm thu bàn giao cho bên giao thầu theo hợp đồng và đang chờ thanh toán thu tiền về.

o Vốn bằng tiền là toàn bộ tiền ở quỹ, ở tài khoản ngân hàng, các khoản thế chấp, kí quỹ ngắn hạn...

o Các chi phí cho những hoạt động nghiệm thu, thanh toán

- Quy mô của lượng vốn này phụ thuộc vào một số nhân tố chủ yếu:

o Số lần thanh toán trong kỳ đã được lựa chọn

o Hình thức thanh toán

o Thời gian luân chuyển các chứng từ thanh toán các loại: Thời gian cần thiết để nhà thầu lập bảng đề nghị thanh toán; thời gian để bên A (chủ đầu tư) kiểm tra, xác nhận; thời gian thẩm tra và chấp nhận việc thanh toán của các cơ quan thanh toán (kho bạc trong trường hợp dùng vốn ngân sách)

b. Cơ cấu của vốn lưu động

Cơ cấu của vốn lưu động là tỷ trọng của từng thành phần vốn chiếm trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất nhất định.

Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động sơ bộ đánh giá được trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2. Sự chu chuyển của vốn lưu động

2.1. Khái niệm

Sự vận động của đồng vốn có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưu thông và ngược lại gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động.

Một chu kỳ vận động của đồng vốn (một vòng quay) trải qua 3 giai đoạn:

T - Đ - SX - TP - T'

T và T'- tiền

Đ - đối tượng lao động

SX - sản xuất

TP - thành phẩm

- Giai đoạn 1 (T-Đ): Doanh nghiệp dùng tiền để mua nguyên nhiên vật liệu đưa vào dự trữ cho sản xuất. Vốn chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật. Tốc độ vận động của vốn ở giai đoạn này phụ thuộc vào việc tổ chức công tác cung ứng vật tư và xác định mức dự trữ vật tư hợp lý.

- Giai đoạn 2 (Đ - SX - TP): Doanh nghiệp đưa nguyên nhiên vật liệu vào sản xuất để làm ra sản phẩm. Tốc độ vận động của vốn ở giai đoạn này phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.

- Giai đoạn 3 (TP - T'): Doanh nghiệp bán sản phẩm để thu tiền về. Vốn chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Tốc độ vận động của vốn ở giai đoạn này phụ thuộc vào công tác nghiệm thu, bàn giao và thanh quyết toán với bên giao thầu.

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự chu chuyển của vốn lưu động

a. Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ (số lần luân chuyển trong kỳ)

Chỉ tiêu này cho biết trung bình trong một kỳ (1 năm, 1 quý, 1 tháng) thì toàn bộ vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh luân chuyển được bao nhiêu lần.

n(kỳ) =

(4.24)

- n(kỳ): số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ

- D(kỳ): doanh thu do bán sản phẩm tạo ra trong kỳ hay chính là giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành, bào giao, nghiệm thu, thanh toán không bao gồm VAT

- : vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ

Nhận xét:

- n(kỳ) càng lớn nghĩa là luân chuyển vốn lưu động của DN càng nhanh và ngược lại.

- Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì càng mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp

- Có thể tính giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành, bàn giao, nghiệm thu, thanh toán trong kỳ như sau:

= D(kỳ) = n(kỳ) x

(4.25)

b. Độ lâu của một vòng quay vốn lưu động (độ dài của một chu kỳ luân chuyển)

Độ dài của một chu kỳ luân chuyển là thời gian cần thiết thường được tính bằng ngày để toàn bộ lượng vốn lưu động luân chuyển 1 lần hay 1 vòng.

t(kỳ) = (ngày / 1 chu kỳ luân chuyển)

(4.26)

- t(kỳ): độ dài của một chu kỳ luân chuyển

- T(kỳ): thời gian trong kỳ đang xét tính bằng ngày. Nếu kỳ là 1 năm lấy T(kỳ) = 360 ngày, kỳ là 1 quý lấy T(kỳ) = 90 ngày, nếu kỳ là 1 tháng lấy T(kỳ) = 90 ngày

Nhận xét:

Thời gian một chu kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại.

c. Mức sử dụng vốn lưu động để tạo ra một đơn vị giá trị sản lượng bàn giao thanh toán

mv = =

(4.27)

Ý nghĩa:

- Để tạo ra một đơn vị giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ thì cần bao nhiêu đơn vị vốn lưu động

- mv càng nhỏ đồng nghĩa với luân chuyển vốn càng nhanh và hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại

2.3. Hiệu quả do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Khi tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ mang lại các hiệu quả sau:

- Nếu giá trị khối lượng hoàn thành bàn giao thanh toán không thay đổi sẽ tiết kiệm được lượng vốn lưu động sử dụng

o Nếu vốn lưu động đi vay thì giảm được chi phí trả lãi do sử dụng vốn trong kỳ  chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ giảm theo  lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ tăng lên.

o Nếu vốn lưu động tự có  có thể dùng vốn này để sinh lợi ở lĩnh vực khác

- Nếu vẫn triệt để huy động số vốn lưu động thì sẽ làm tăng giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ  tăng lợi nhuận trong kỳ

a. Đánh giá hiệu quả do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong trường hợp giữ nguyên quy mô sử dụng vốn lưu động

Tính giá trị sản lượng bàn giao thanh toán tăng lên do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

(4.28)

- giá trị sản lượng bàn giao thanh toán tăng lên

- : vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ gốc và kỳ đang xét

- n1,n2 là số lượng vòng quay vốn lưu động tương ứng của kỳ gốc và kỳ đang xét(n2> n1)

 Hiệu quả mang lại khi tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động làm tăng giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ:

H( ) =

(4.29)

- H( ) : hiệu quả mang lại do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động làm tăng giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ (tăng doanh thu)

- h1: tỷ suất lợi nhuận tính trung bình cho một đơn vị doanh thu

b. Đánh giá hiệu quả do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động làm tiết kiệm lượng vốn lưu động sử dụng trong kỳ (giả định sản lượng bàn giao thanh toán là không đổi)

Tính lượng vốn lưu động tiết kiệm trong kỳ:

(4.30)

- : lượng vốn lưu động tiết kiệm trong kỳ

- : giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ hay doanh thu trong kỳ

- T: toàn bộ thời gian trong kỳ đang xét

- t1, t2 độ dài của một vòng quay vốn lưu động ở kỳ gốc và kỳ đang xét (t2 < t1)

 Tính hiệu quả do tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong kỳ:

H( ) =

(4.31)

- H( ): hiệu quả do tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong kỳ

- : lượng vốn lưu động tiết kiệm trong kỳ

- : lãi suất trung bình sử dụng các nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ đó.

3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần tìm các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ quay vòng cuả vốn. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng của vốn gồm 3 nhóm thuộc 3 giai đoạn quay vòng của vốn:

- Các nhân tố thuộc phạm vi sản xuất như trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất...

- Các nhân tố thuộc phạm vi cung ứng và dự trữ vật tư

- Các nhân tố thuộc phạm vi thanh quyết toán

ở mỗi giai đoạn quay vòng của vốn cần đề ra các biện pháp thích hợp để rút ngắn thời gian quay vòng:

3.1. Đối với giai đoạn dự trữ sản xuất

- Áp dụng các biện pháp tổ chức cung ứng vật tư hợp lý

- Tăng cường sử dụng vật liệu địa phương tại chỗ, khai thác các nguồn vật tư gần công trường với giá bán hợp lý nhằm giảm cự ly vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển, giảm lượng dự trữ

- Tổ chức tốt công tác bảo quản vật tư, tránh rơi vãi, mất mát.

- Xác định mức dự trữ vật tư hợp lý, không thừa, không thiếu.

3.2. Đối với giai đoạn sản xuất

- Lập kế hoạch thi công có tính khả thi cao

- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất, dùng các biện pháp nâng cao năng suất... nhằm rút ngắn thời gian thi công

- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu

- Mở rộng áp dụng cơ giới hóa xây dựng

- Tổ chức tốt mặt bằng thi công, tăng cường các biện pháp quản lý và kích thích lao động...

3.3. Đối với giai đoạn thanh quyết toán

- Lựa chọn và thương thảo hình thức thanh toán có lợi

- Chủ động chuẩn bị tốt các hồ sơ thanh toán

- Áp dụng các biện pháp thúc đẩy tiến trình thanh toán...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: