Kinh tế vĩ mô

Câu 1:

a)Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô:

·        Mục tiêu sản lượng:Là đạt được sản lượng thực tế cao tương ứng với mức sản lượng tiềm năng,tốc độ tăng trưởng cao,vững chắc.

·        Mục tiêu việc làm:Tạo được nhiều việc làm tốt,hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp và duy trì ở mức thất nghiệp tự nhiên.

·        Mục tiêu ổn định giá cả:Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do.

·        Mục tiêu kinh tế đối ngoại:Ổn định tỉ giá hối đoái,cân bằng cán cân thanh toán.

·        Phân phối công bằng.

àNhững mục tiêu trên thể hiện một trạng thái lý tưởng .Trong thực tế các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ cần tối thiểu hóa các sai lệch thực tế so với các trạng thái lý tưởng .Trong một số trường hợp cần chú ý đến những mâu thuẫn cục bộ( mấu thuẫn giữa mục tiêu 1-5 ;2- 3;3-4).

b)Để thực hiện các mục tiêu này chính phủ thường phải sử dụng 5 chính sách kinh tế vĩ mô:

·        Chính sách tài hóa:Nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn.Công cụ của chính sách tài hóa là chi tiêu của chính phủ(Tác động trực tiếp đến tổng cầu và sản lượng) và thuế(làm giảm các khoản thu nhập vì thế làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân nên cũng tác động đến tổng cầu và sản lượng.Trong ngắn hạn  chính sách tài hóa tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế.Trong dài hạn chính sách tài hóa điều chỉnh cơ cấu kt giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài.

·        Chính sách tiền tệ:Liên quan đến 1 số vấn đề lạm phát tác động đến đầu tư tư nhân ,hướng nền kt tới mức sản lượng và việc làm mong muốn.Công cụ là cung ứng tiền tệ và lãi suất(khi NH TW thay đổi cung tiền lãi suất tăng hoặc giảm tác động đến đầu tư tư nhân ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng.Chính sách tiền tệ còn tác động đến GNP thực tế về mặt ngắn hạn,GNP tiềm năng về mặt dài hạn.

·        Chính sách thu nhập:Điều tiết thu nhập của nền kinh tế ,ngành kt ,các nhân,về hàng loạt các biện pháp và công cụ mà chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công ,giá cả để kiềm chế lạm phát.

·        Chính sách kt đối ngoại:Ổn định tỉ giá hối đoái và giữ cho sự thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhân được.Gồm các biện pháp giữ cho tỉ giá hối đoái cân bằng,các qui định về hàng rào thuế quan,bảo hộ  mậu dịch,biện pháp tài chính và tiền tệ khác,tác động vào hoạt động xuất khẩu.

Chính sách ngành nghề:Liên quan đến cơ cấu ngành nghề,tổ chức ngành nghề ,chính sách ngành trong nước và nước ngoài.

Câu 2:

. Nêu và phân tích các mối quan hệ kinh tế cơ bản của ktvm?
- Tăng trưởng và thất nghiệp: theo quy luật OKUN thì trong các điều kiện yếu tố khác không đổi, khi sản lượng thực tế của 1 năm cao hơn sản lượng  tiềm năng của năm đó 2,5% thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1% so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

- Tăng trưởng và lạm phát
+ Trong ngắn hạn: tăng trưởng cao thường kéo theo lạm phát LF và ngược lại ( Khi tổng cầu AD tăng thì sản lượng Q tăng, giá P giảm; Khi tổng cầu AD giảm thì Q giảm, P giảm)
+ Trong trung hạn: tăng trưởng cao thường kéo LF giảm ( Khi đường tổng cung ngắn hạn SAS tăng thì Q tăng, P giảm)
+ Trong dài hạn:tăng trưởng kinh tế là nói đến sự tăng lên của sản lượng tiềm năng, song giữa tăng trưởng và LF có mối quan hệ thế nào, đâu là nguyên nhân đâu là kết quả thì KTVM chưa có câu trả lời
- Lạm phát và thất nghiệp

: + Trong ngắn hạn: LF càng cao thì thất nghiệp TN có xu hướng giảm
+ Trong trung hạn: LF và TN có mối quan hệ tỷ lệ thuận
+ Trong dài hạn: LF và TN không có mối quan hệ nào

Câu 3:

Phải phân biệt chỉ tiêu thực tế và chỉ tiêu danh nghĩa và thu nhập quốc dân vì :

Do giá cả là một thước đo co giãn.Lạm phát thường xuyên đưa mức giá chưng lên cao vậy GNP tính bằng tiền có thế tăng nhanh chóng như giá trị thực của tổng sản phẩm có thể tính bằng hiện vật có thể ko tăng hoặc tăng rất ít.Để khắc phục nhược điểm này chúng ta cần sử dụng 2 khái niệm:

·        GNP danh nghĩa:do lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong 1 thời kỳ theo giá cả hiện hành.(nghiên cứu mối quan hệ tài chính ngân hàng)

·        GNP thực tế :Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sx ra trong một thời kỳ trong giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc( dùng để phân tích tốc độ tăng trưởng).

Cấu 4

Trình bày nội dung 2 chỉ tiêu GNP và GDP. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của 2 chỉ tiêu này?
- GNP – tổng sản phẩm quốc dân là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất được trong 1 năm bằng các yếu tố sản xuất của mình
- GDP – tổng sản phẩm quốc nội là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trọ bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định

+ Điểm giống: được sử dụng để phân tích những biến động về sản lượng của một đất nước trong thời gian khác nhau.
Được sử đụng để phân tích sự thay đổi về mức sống của dân cư
+ Điểm khác GDP: được tính cho các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra trong 1 phạm vi lãnh thổ
GNP: được tính cho các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra bằng các yếu tố của quốc gia đó

Câu 5:

Các nội dung các chỉ tiêu liên quan tới chỉ tiêu GDP:

1.     Tổng sản phẩm quốc dân( là tổng giá trị thị trg của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sx ra bằng yếu tố sx của một quốc gia trong 1 thời kỳ nhất định thường là 1 năm)

GNP=GDP+-NIA

NIA: thu nhập ròng từ nước ngoài

2.     Sản phẩm quốc nội ròng( là phần còn lại của GDP sau khi trừ khấu hao tài sản cố định

                                              NDP=GDP-De              

NDP: Sản phẩm quốc nội ròng( là sản lượng giá trị mới tạo ra được sx ra trong phạm vi lãnh thổ 1 nc ko bao gồm sp trung gian và khấu hao)

3.     Sản phẩm quốc dân ròng(NNP: là phần GNP còn lại sau khi trừ khấu hao)

NNP=GNP-De

4.     Thu nhập quốc dân(Y-NI:phản ánh mức thu nhập mà công dân 1 nc tạo ra không kể phần tham gia của chính phủ dưới dạng thuế gián thu nhưng  có trợ cấp kinh doanh)

PI=Y-Pr( nộp ,ko chia )+TR

5.     Thu nhập khả dụng( Yd: là phần thu nhập thực sự nằm trong tay dân chúng và họ có thể sd để tiêu dùng hoặc tiết kiệm trong khả năng cho phép của nó( còn gọi là thu nhập đc phép sd của tư nhân))

Yd=PI-Td- các khoản phí khác

Chỉ tiêu phúc lợi kinh tế ròng: là thước đo đã điều chỉnh của tổng sản lượng quốc dân ,chỉ bao gồm các khoản tiêu dùng và đầu tư đóng góp trực tiếp vào phúc lợi kt.

Câu 6:

 Đường cầu trong kt học vi mô

Đường cầu trong kt học vĩ mô

Về trục

Trục tung là giá của 1 loại hàng hóa riêng biệt và trục hoành là mức sản xuất của tất cả hàng hóa đó,tất cả các giá khác và tổng thu nhập của ng tiêu dùng là cố định

Trục tung là mức giá chung đồng thời trục hoành là tổng sản lượng hoặc tổng thu nhập của nền kt

 Nguyên nhân độ dốc

Do hiệu ứng thay thế hàng hóa hoặc hiệu ứng thu nhập trong đk thu nhập và giá cả của các hàng hóa khác cố định(đg cầu trong kt học vi mô xuất phát từ khả năng tiêu dùng thay thế hàng hóa khác cho loại hàng hóa đang nghiên cứu

Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu ứng cung tiền.Khi giữ các yếu tố khác ko đổi nghĩa là lg tiền danh nghĩa ko thay đổi ngay cả khi giá cả ko tăng lên.Giá tăng lên kết hợp với mức cung tiền cố định trong khi các yếu tố khác ko đổià thắt chặt tiền tệ làm tổng chi tiêu thực tế giảm đi.Tác động tổng hợp là sự trượt dọc theo đg AD có chiều dốc xuống.

Nội dung

Chỉ phân tích hành vi của 1 hàng hóa phân biệt

 Mô tả các thay đổi về giá cả và sản lg trong toàn bộ nền kt.

Câu 7:

Nội dung của các mô hình tổng cầu:

1.     Mô hình tổng cầu trong nền kt giản đơn- nền kt chỉ có 2 tác nhân là hộ gia đình và hãng kinh doanh.Tổng cầu trong nền kt giản đơn là toàn bộ số lg hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các hãng kinh doanh dự kiến chi tiêu , tg ứng với mức thu nhập của họ.

AD=C+I

C: cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình.

I:cầu về hàng hóa và dịch vụ đầu tư của hãng kinh doanh

àNghiên cứu hàng tổng cầu giản đơn đc đưa về nghiên cứu 2 hàm là hàm tiêu dùng và hàm đầu tư.

Hàm tiêu dùng:phản ánh mối quan hệ giữa mức chi tiêu tiêu dùng với mức thu nhập khả dụng(theo lý thuyết tiêu dùng vĩ mô của Keynes thì khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng nhưng tăng ít hơn.

Hàm đầu tư:    I=I ngang

I ngang: nhu cầu đầu tư tự định

à đầu tư ko phụ thuộc vào thu nhập hiện tại.

2.     Mô hình tổng cầu trong nền kt đóng – Nền kt có 3 tác nhân tham gia vào hoạt động kt :hộ gia đình,hãng kinh doanh,chính phủ.

Chính phủ tham gia vào nền kt với 2 hành vi: Chi tiêu và thuế.

AD=C+I+G

G:Chi tiêu của chính phủ

C: cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình.

I:cầu về hàng hóa và dịch vụ đầu tư của hãng kinh doanh

Cầu 8

 Trình bày cơ chế truyền dẫn của chính sách tài khóa nhằm ổn định hóa nền kinh tế
- Chính sách ổn định hóa bao gồm các hoạt động cảu chính ohur nhằm kiểm soát mức sản lượng để giữ cho GNP (GDP) gần với mức toàn dụng lao động của nó
- Nếu mức sản lượng thực tế lớn hơn mức sản lượng tiềm năng, đây là biểu hiện của nền kt có lạm phát cao
G(chi tiêu CP)giảm => AD (tổng cầu)tăng=> Y giảm => P giảm
T(thuế ròng)tăng => C (chi tiêu hộ GĐ) giảm=> AD (tổng cầu) giảm => Y giảm => P giảm

- Nếu mức sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, đây là biểu hiện thị trường lao động ít việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng
G(chi tiêu CP) tăng => AD (tổng cầu ) tăng => Y tăng => P tăng
T (thuế ròng) giảm => C(chi tiêu hộ GĐ) tăng => AD (tổng cầu) tăng => Y tăng => P tăng.

Câu 10:

Nội dung cơ bản của thâm hụt ngân sách nhà nước:

Khi nền kt vận động theo chu kì thì chính chu kì KD tác động ko nhỏ đến NSNN.Thu ngân sách nhà nước tăng khi nền kt phồn thịnh( gia đoạn mở rộng) giảm đi trong thời kì suy thoái.Ngc lại chi thì tăng trong thời kì suy thoái và giảm trong thời kỳ phồn thịnhàThâm hụt NSNN càng trầm trọng trong thời kỳ suy thoái:

·        Thâm hụt ngân sách thực tế: là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong 1 thời kỳ nhất định

·        Thâm hụt NS cơ cấu: là thâm hụt tính toán trong trường hợp kt đang hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.

·        Thâm hụt NS chu kỳ là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kì KD.Thâm hụt chu kì= hiệu số của thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu

à Trong 3 loại thâm hụt trên thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính sách tài khóa như: Định giá thuế xuất, các chương trình thanh toán chuyển nhượng.Vì vậy để đánh giá kết quả của chính sách tài khóa nguời ta sử dụng thâm hụt này.

Các giải pháp tài trợ thâm hụt ngân sách NN:

·        Vay nợ trong nước

·        Vay nợ nc ngoài

·        Sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ

·        In tiền

Câu 11:

Tiền : là bất cứ 1 phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao nhận hàng hoặc để  thanh toán nợ nần.

Hình thái: tiền hàng hóa ,tiền qui ước,tiền séc.

Chức năng:

·        Phương tiện trao đổi.

·        Cất giữ giá trị.

·        Chức năng đo lường giá trị.

·        Phương tiện thanh toán.

Thanh toán quốc tế.

Câu 12:

Các tác nhân trong nền kt phải giữ tiền:mặc dù việc dữ tiền sẽ mất chi phí cơ hội vì:

·          Chúng ta nắm giữ tiền để mua hàng hóa và dịch vụ do đó lg tiền danh nghĩa cần thiết sẽ phụ thuộc vào tổng chi tiêu dự kiến và điều này lại phụ thuộc vào tổng thu nhập danh nghĩa(P*Y)Mà Y: là GDP thực tế=GDP danh nghĩa*mức giá.Do đó thu nhập danh nghĩa bằng mức giá nhân GDP thực tế=P*Y.Nếu bạn có mức thu nhập 20000 $ mỗi năm bạn có thể chi tiêu 90% trong số này.Tuy nhiên bạn ko cần nắm giữ tất cả 18000$ này như là tiền mặt tại bất cứ thời điểm cho trước nào mà bạn cần nắm giữ 1 phần thu nhập của bạn là tiền mặt.Do đó có thể nói rằng nhu cầu về tiền sẽ chỉ là 1 phần của thu nhập danh nghĩa MD­=Fx( Py)chúng ta định nghĩa xu hướng nắm giữ tiền theo phần này F sẽ <1,xác định nó như là nhu cầu tiền thực tế .Chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu tiền thực tế này tăng nếu như GDP thực tế tăng vì các hộ gia đình dự kiến chi tiêu nhiều hơn và cần nhiều tiền hơn để làm được điều đó. Điều gì xảy ra với cầu tiền thực tế nếu giá cả tăng và GDP thực tế ko đổi?Nhu cầu thực tế về tiền ko bị ảnh hưởng vì khi giá tăng 10% các hộ gia đình và hộ doanh nghiệp tăng lượng tiền dan nghĩa nắm giữ lên 10% để bù đắp và nhu cầu thực tế về tiền k bị tác động.

Câu 15:

Đường tổng cầu theo giá có độ dốc âm phản ánh mưc giá chung có ảnh hưởng âm tới tổng cầu.Độ dốc âm có thể đc giải thích do :

·        Hiệu ứng của cải-mức giá và tiêu dùng là một yếu tối quyết định của lg cầu về tiền .Ảnh hưởng tức thì của việc giảm giá là tăng giá trị thực tế của số tiền mà ng dân nắm giữ.Nếu như ngta giữ 1 lg tiền nhất định khi mức giá chung giảm thì họ sẽ mua đc nhiều sp hơn trước nên lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ lớn hơn

·        Hiệu ứng lãi suất – mức giá và đầu tư: Khí giá giảm các hộ gia đình cần giữ ít tiền hơn để mua hàng hóa và dịch vụ mà họ muốn àhọ giữ ít tiền hơn và cho vay nhiều hơn.Điều này làm giảm lãi suất hoặc có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp vay tiền để đầu tư nhiều hơn vào máy móc thiết bị.

·        Hiệu ứng tỉ giá:Sử giảm sút của mức giá làm cho lãi suất giảm , lãi suất trong nc thấp hơn nc ngoàià một số nhà đầu tư có xu hướng đầu tư nhiều hơn ra nc ngoài.Hành động này làm tăng cung của đồng nội tệ trên thị trường ngoại hốiàgiá trị của đồng ngoại hối bị giảm so với đồng tiền khácà một đồng nội tệ mua đc ít đơn vị ngoại tệ hơn,hàng hóa nc ngoài trở nên đắt hơn.Sự thay đổi này trong tỉ giá hối đoái thực tế(giảm) làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, đến lượt nó làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ.

Note:3 ký giải này đều giả định xu hướng tiền tệ ko đổi vì vậy nhiều khi người ta cho rằng đường AD dốc xuống là do hiệu ứng cung tiền.

 Câu 16:

Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cầu-Là đường  biểu thị mối quan hệ giữa tổng sản lượng và mức giá chung khi các biến số khác ko đổi.Khi giá ko đổi thì các nhân tố ảnh hưởng là :

·        Cung tiền tệ: gia tăng cung ứng tiền tệ làm lại suất giảm trong ngắn hạn,chi phí đi vay cho đầu tư giảm khiến AD( đường tổng cầu) dịch chuyển sang phải ngược lại cung tiền tệ tăng làm cho lãi tăng nhu cầu đầu tư giảm nên AD dịch chuyển sang trái.

·        Chi tiêu của chính phủ:Chính phủ cắt giảm chi tiêu AD dịch chuyển sang trái.Tăng chi tiêu của chính phủ AD dịch chuyển sang phải.

·        Thuế:thuế tăng àtiêu dùng giảmà AD dịch chuyển sang trái.

·        Xuất khẩu ròng:khi xk ròng tăng do bùng nổ kt ở nc ngoài, tỉ giá hối đoái giảmàAD dịch chuyển sang phải.Xk ròng giảm do suy thoái ở nc ngoàiàtỉ giá hối đoái tăngà AD dịch chuyển sang trái.

·        Tiêu dùng:Tiêu dùng tăng( nhân tố qtrog là do thuế )àAD dịch chuyển sang phải.

·        Đầu tư:đầu tư tăng à AD dịch chuyển sang phải và ngược lại.

Câu 17:

Những nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung:

Tổng cung là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà các hãng sx KD trong nền kt sẽ sx và bán ra thị trường trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả , khả năng sx và chi phí sx đã cho.Khối lượng hàng hóa dịch vụ ở đây chính là sản lượng sản phẩm quốc dân.

Nhân tố quyết định tổng cung:

·        Sản lượng tiềm năng :là mức sản lượng tối đa mà nền kt có thể sx ra(năng lực sx của nền kt) với đk sử dụng có hiệu quả về công nghệ trình độ quản lý vốn ,lao động,và các nguồn lực khác sẵn có .Trong dài hạn tổng cung chủ yếu phụ thuộc vào sản lg tiềm năng nên tổng cung dài hạn đc quyết định bởi các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trường dài hạn như nguồn nhân lực ,lương,máy móc,và hàng hóa và hàng hóa khác do công nhân sd , trình độ công nghệ …xét về mặt định lượng chta có thể thấy rằng sản lg tiềm năng là mục tiêu di động, khi nền kt tăng trg sản lượng tiềm năng cũng tăng theo và đường tổng cung dịch chuyển sang phải.

·        Các yếu tố đầu vào:chủ yếu là sự thay đổi của chi phí sản xuất như tiền lương,thuế…khi chi phí sx tăng thì các hãng sx kinh doanh chỉ chấp nhận cung cấp mức sản lg đã định với mức giá cao hơn.Nếu chi phí sx tăng mà sản lg tiềm năng ko đổi thì đg tổng cung sẽ dịch chuyển theo phương thẳng đứng.

Câu 18:

Quá trình điều chỉnh nền kt khi có cú sốc của tổng cầu:

Khi tổng cầu tăng bất ngờ,giá cả tăng cao hơn mức giá dự kiến và sản lg tăng cao hơn mức tiềm năng.Sự dịch chuyển của đường tổng cầu dẫn đến những biến động ngắn hạn của sản lg nhưng ở mức giá cao hơn.

Quá trình điều chỉnh từ ngắn hạn đến dài hạn:Trong ngắn hạn giá cả cứng nhắc và vì thế vốn và lao động có lúc ko sd hết .Khi đó đg tổng cung gần như nằm ngang và sự thay đổi của tổng cầu tác động đến sản lg của nền kt.

Trong dài hạn giả định 'giá cả linh hoạt do đó vốn và lao động đc sd hết đồng thời cũng cố định lg vốn lao động và công nghệ,chuyển các yếu tố của quá trình sx thành sản lượng.Giả định này thích hợp trong khoảng thời gian dài.Trong thời gian đó giá cả có thể điều chỉnh đủ mức để đạt mức cân bằng còn vốn, lao động, công nghệ tương đối ổn định.Khi đó đg tổng cung thẳng đứng và sự thay đổi của tổng cầu chỉ tác động tới mức giá.

Sự thay đổi của tổng cầu có tác động khác nhau đến nền kt trog các khoảng thời gian khác nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: