cau 2- khai niem CPI
2. Trình bày khái niệm CPI, phân biệt giống và khác nhau giữa CPI và DGDP
4 CPI - Chỉ số giá tiêu dùng
CPI là thước đo chính của nạn lạm phát vì nó đo giá của giá cố định hàng hoá tiêu dùng. Giá cao hơn được xem là tiêu cực cho 1 nền kinh tế, nhưng vì ngân hàng trung tâm thường đáp lại sự lạm phát giá bằng cách tăng lãi suất nên thỉnh thoảng tiền tệ phản ứng lại 1 cách tích cực trong những báo cáo của lạm phát cao hơn. Đo lường sự thay đổi trung bình trong giá cả hàng hóa được chi trả bởi số lượng người tiêu dùng trung bình cho rổ hàng hoá dịch vụ cố định. Ơ Mỹ thì tỷ trọng các hạng mục trong rổ hàng hoá là nhà ở 42%, thực phẩm 18%, giao thông 17%, y tế 6%, trang sức 6%, giải trí 4%, khác 7%. CPI được sử dụng rộng rãi để đo lường lạm phát, là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ. Gia tăng trong CPI ám chỉ lạm phát, là một chỉ số quan trọng trên thị trường và có khả năng thay đổi thị trường, sự gia tăng lớn hơn mong đợi của lạm phát hoặc xuất hiện xu hướng gia tăng CPI sẽ dẫn đến giá trái phiếu giảm và lợi tức và lãi suất sẽ tăng lên. Chỉ số lạm phát cao gây ra sự thay đổi trên thị trường chứng khoán và sẽ dẫn đến thay đổi trong lãi suất. Lạm phát cao gây ảnh hưởng khó xác định tỷ giá hối đoái, nó dẫn đến sự giảm tỷ giá, khi mức giá cao hơn đồng nghĩa với giảm năng lực cạnh tranh. Lạm phát cao dẫn đến tăng lãi suất và áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ. Không như phương pháp đo lường lạm phát khác, chỉ bao gồm hàng hóa được sản xuất trong nước, CPI bao gồm luôn hàng hóa nhập khẩu. Các nhà phân tích thường tập trung đến CPI lõi, biến thể này đã chiếm 8 yếu tố chiếm 16% rổ CPI (trái cây, rau, xăng, dầu, khí gas, lợi tức vay thế chấp, giao thông nội thị và thuốc lá). Phép tính này làm cho CPI được tính toán một cách chính xác hơn. Lịch công bố: hàng tháng - khoảng ngày 13 mỗi tháng vào lúc 8g30 sáng EST
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top