CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ


VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

Phương pháp quản lý kinh tế của nhà nước là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể của Nhà nước lên hệ thống kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý của Nhà nước.

Các phương pháp QLNN về kinh tế cũng giống các phương pháp quản lý hành chính nhà nước nói chung phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

- Các phương pháp QL phải có khả năng đảm bảo tác động quản lý lên các lĩnh vực chủ yếu của QLHCNN, có tính đến đặc điểm của mỗi lĩnh vực và sự phát triển chung của xã hội

- Các phương pháp quản lý phải đa dạng và thích hợp để tác động lên các đối tượng khác nhau

- Các phương pháp QL phải có tính khả thi, nghĩa là phải có khả năng đảm bảo thực hiện trên thực tế

- Các PPQL phải có khả năng đem lại hiệu quả cao

- Các PPQL phải mềm dẻo, linh hoạt

- Các PPQL phải có tính sáng tạo

- Các PPQL phải đảm bảo hoàn toàn phù hợp với đường lối chính trị

Trong thực tế tổ chức và quản lý đối với nền kinh tế, Nhà nước có thể và cần phải thực hiện các biện pháp chủ yếu, đó là: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục thuyết phục.

1.Phương pháp hành chính

Khái niệm

Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông qua các quyết định dứt khoát và có tính bắt buộc trong khuôn khổ luật pháplên các chủ thể kinh tế, nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước trong những tình huống nhất định.

Đặc điểm

Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực.

- Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, các doanh nhân...) phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.

- Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đựoc phép đưa ra các tác động hành chính đúng thẩm quyền của mình.

Thực chất của phương pháp này là sử dụng quyền lực nhà nước để tạo sự phục tùng của đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, doanh nhân...) trong hoạt động quản lý của nhà nước.

Hướng tác động

- Tác động về mặt tổ chức: Nhà nước xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung pháp luật , tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào hoạt động của nền kinh tế. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mặt tổ chức hoạt động của các chủ thể kinh tế và những quy định về mặt thủ tục hành chính buộc tất các những chủ thể từ cơ quan nhà nước đến các doanh nghiệp đều phải tuân thủ.

- Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các chủ thể kinh tế là những tác động bắt buộc của nhà nước lên quá trình hoạt động sản suất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, nhắm đảm bảo thực hiện được mục tiêu quản lý của Nhà nước.

1.4. Trường hợp áp dụng phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính đựoc dùng để điều chỉnh các hành vi mà hậu quả của nó có thể gây ra thiệt hại cho cộng đồng, cho Nhà nước. Trong trường hợp những hành vi này diễn ra khác với ý muốn của Nhà nước, có thể gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho xã hội thì Nhà nước phải sử dụng phương pháp cuỡng chế để ngay lập tức đưa hành vi đó tuân theo một chiều hường nhất định, trong khuôn khổ chính sách, pháp luật về kinh tế. Chẳng hạn , những đơn vị nào sản xuất hàng nhái, hàng giả bị Nhà nước phát hiện sẽ phải chịu xử phạt hành chính như: đình chỉ sản xuất kinh doanh, nộp phạt, tịch thu tài sản...

2.Phương pháp kinh tế

Khái niệm

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính huớng dẫn lên đối tượng quản lý, nhằm làm cho đối tượng quản lý tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hay nói cách khác, dùng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh tế.

2.2. Đặc điểm

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động lên đối tượng quản lí không bằng cưỡng chế hành chính mà bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất cớ thể sử dụng đẻ họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ. Có thể thấy đây là phương pháp quản lí tốt nhấ để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Phương pháp này mở rộng quyền hoạt động cho các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.

2.3. Hướng tác động.

- Đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qui định nhiệm vụ mục tiêu phù hợp với thực tế.

- Sử dụng các định mức kinh tế (mức thuế, lãi suất...), các biện pháp đòn bảy, kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất theo hướng ích nước, lợi nhà.

- Sử dụng chính sách ưu đãi kinh tế.

2.4. Trường hợp áp dụng phương pháp kinh tế.

Phương pháp kinh tế được dùng khi cần điều chỉnh các hành vi không có nguy cơ gây hậu quả xấu cho cộng đồng, cho Nhà nước hoặc chưa đủ điều kiện để áp dụng phương pháp hành chính cưỡng chế. Trên thực tế, có những hành vi mà nếu không có sự điều chỉnh của Nhà nước, sẽ không diễn ra theo chiều hướng có lợi cho Nhà nước và cho cộng đồng, nhưng cũng không có nghĩa là nó gây ra những thiệt hại cần phải điều chỉnh tức thời. Chẳng hạn, Nhà nước muốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào các vùng miền núi, biên cương, hải đảo để cải thiện đời sống dân cư ở các vùng này, song nếu không có những ưu đãi hay khuyến khích của Nhà nước, các nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào các vùng đồng bằng, đô thị. Hành vi đầu tư này rõ ràng là trái với lợi ích mà Nhà nước mong muốn, nhưng không phải vì thế mà gây tác hại cho các nhà đầu tư hoạt động theo hướng có lợi cho mình, Nhà nước phải chia sẻ lợi ích kinh tế với họ bằng các hình thức như: giảm thuế, miễn thuế thu nhập, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ về kĩ thuật,...

3. Phương pháp giáo dục

3.1. Khái niệm.

Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

3.2. Đặc điểm.

Phương pháp giáo dục mang tính thuyết phục cao, không dùng sự cưỡng chế, không dùng lợi ích vật chất mà là tạo ra sự nhận thức về tính tất yếu khách quan đẻ đối tượng quản lí tự giác thi hành nhiệm vụ.

3.3. Hướng tác động.

- Giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Giáo dục ý thức lao động sáng tạo, hiệu quả.

- Xây dựng tác phong lao động trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

3.4. Trường hợp áp dụng phương pháp giáo dục.

Phương pháp giáo dục cần được áp dụng trong mọi trường hợp và phải được kết hợp với hai phương pháp trên để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Sở dĩ như vậy là do, việc sử dụng phương pháp hành chính hay kinh tế để điều chỉnh các hành vi của đối tượng quản lý suy cho cùng vẫn là tác động bên ngoài, và do đó không triệt để, toàn diện. Một khi không có những ngoại lực này nữa, đối tượng rất có thể lại có nguy cơ không tuân thủ người quản lí. Hơn nữa, bản thân phương pháp hành chính hay kinh tế cũng phải qua hoạt động thuyết phục, giáo dục thì mới truyền tới được đối tượng quản lý, giúp họ cảm nhận được áp lực hoặc động lực, biết sợ thiệt hại hoặc muốn có lợi ích, từ đó tuân theo những mục tiêu quản lý do Nhà nước đề ra.

4. Phương pháp tổ chức:

Được sử dụng để bố trí, sắp xếp các hoạt động ktế theo những khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy QL phù hợp với các mặt hoạt động đó. Muốn làm được điều đó phải có quy chế, nội quy hoạt độngcho cơ quan, quy trình làm việc cho các bộ phận, cá nhân và phải cương quyết thực hiện. Phải nghiêm túc kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra một cách công bằng, dân chủ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kttt