kinh tế quốc tế

Put your story text here...Câu 12: Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia vao WTO? Cho ví dụ?

Trả lời

a) Những cơ hội và thách thức

- Về cơ hội: Những cơ hội của VN khi gia nhập WTO được gói gọn trong 6 điểm chính.

Thứ 1, gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa thâm nhập thị trường khổng lồ này không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký.

Thứ 2, Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện. Thuế nhập khẩu vào các nước thành viên sẽ giảm đáng kể. Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập vì là nước đang phát triển.

Thứ 3, gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp cận và tiếp nhận được nguồn nhân lực, vật lực lớn từ những nước phát triển là thành viên của WTO.

Thứ 4, cũng rất quan trọng là Việt Nam bình đẳng với các quốc gia thành viên của WTO, Việt Nam sẽ nâng cao vị thế trong các mối quan hệ quốc tế. Trong việc biẻu hiện những vấn đề liên quan đến WTO, đặc biệt trong việc giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốc tế.

Thứ 5, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, hàng hóa các nước sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển. Điều này, người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi nhiều hơn.

Thứ 6 Việt Nam có cơ hội hoàn thiện các chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, tuân thủ quy chế WTO với tiêu chí tự do hóa thương mại, kiên quyết xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, tạo được hệ thống chính sách minh bạch làm cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài.

- Thách thức:

Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn.

Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển".

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc.

Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

b) Ví dụ:

- Về cơ hội:

Chẳng hạn như Việt Nam sẽ được hưởng sự trợ giúp của trọng tài quốc tế khi có tranh chấp thương mại. Các bạn hẳn còn nhớ những tranh cãi liên quan đến tôm và cá da trơn xuất khẩu sang Mỹ và gần đây nhất là liên quan đến giày mũ da xuất sang EU. Các nước nhập khẩu đó đã có những biện pháp ảnh hưởng vô cùng tai hại đến nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng khi đã là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có quyền hợp pháp được yêu cầu trọng tài quốc tế giải quyết các tranh chấp thương mại của mình với các thành viên khác

- Về thách thức:

+ Bà Lê Kim Dung - Chuyên gia WTO tổ chức Oxfam: Ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp phải những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. Một trong những thách thức đó là mức độ cạnh tranh trong ngành chăn nuôi hiện tại rất là thấp cả về năng suất, chất lượng, cũng như giá cả sản phẩm. Theo đánh giá của các cơ quan nghiên cứu, năng suất của Việt Nam hiện thấp hơn 30% so với mức sản xuất của thị trường quốc tế.

+ Một thách thức nữa là Việt Nam sẽ không được tiếp cận với cơ chế tự vệ đặc biệt để chống lại những đột biến về nhập khẩu cho những mặt hàng chăn nuôi. Như vậy trong trường hợp Việt Nam mở cửa thị trường thì việc tăng số lượng nhập khẩu sẽ có nguy cơ tác động đến giá của các mặt hàng trong nước

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mom