kinh te quoc te

CÁC KHÁI NIỆM

1. Kinh tế thế giới: Nền kinh tế thế giới là tông thể các nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng.

2. Kinh tế quốc tế: Là môn khoa học nghiên cứu những vấn đề về phân phối và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý giữa các nước, các nền kinh tế thông qua con đường thương mại quốc tế nhằm đảm bảo sự cân đối cung-cầu về hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi một nước, cũng như trong tổng thể nền kinh tế thế giới.

*Quan hệ kinh tế quốc tế:  là tổng thể các quan hệ về vật chất và tài chính, các quan hệ diễn ra không những trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực khoa học—công nghệ có liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, chúng diễn ra giữa các quốc gia với nhau cũng như các quốc gia với các tổ chức KT quốc tế

3. Thương mại quốc tế: TMQT là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và vô hình) giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tác trao đổi ngang giá đưa lại lợi ích cho các bên. Thương mại quốc tế có mầm mống từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ KTQT

4. Đầu tư quốc tế: Đầu tư quốc tế là một hinh thức của di chuyển quốc tế đến vốn, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lạ lợi ích cho các bên tham gia.

5. Tài chính quốc tế: Là hoạt động tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế. Đó là sự di chuyển các luồng tiền vốn giữa các quốc gia gắn liền với quan hệ kinh tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao,… giữa các chủ thể của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể đó trong các quan hệ quốc tế.

6.Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bảnở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.

7. Hội nhập kinh tế quốc tê: là quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới với các định chế kinh tế tài chính. Trong quá trình đó các nước cùng thực hiện những luật chơi hình thành trong quá trình các nước hợp tác và đấu tranh với nhau.

-Thực chất: đấy là việc tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính liên kết kinh tế quốc tế,xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các quốc gia với nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế, xóa bỏ rào cản trong thương mại quốc tế.

-Mục đích để tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư, mở cửa thi trường, thúc đẩy tăng trường GDP.

(Đối với các nước công nghiệp hội nhập kinh tế là quá trình chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. đối với các nước đang và chậm phát triển, hội nhập kinh tế là giải pháp để khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển bên ngoài, tránh được tình trạng tụt hậu trong pt.)

NGUYÊN NHÂN

1. Thương mại quốc tế:

2. Đầu tư quốc tế:

  1. do sự mất cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia nên có sự chênh lệch về giá cả các yếu tố, đầu tư quốc tế được thực hiện nhằm đạt được lợi ích từ sự chênh lệch đó.

  2. do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia, cụ thể là:

-Đ/v các bên có vốn đầu tư: Cần tìm nơi đầu tư có lợi, cần tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch cũng như sự kiểm soát hải quan trong buôn bán quốc tế, cần khuếch trương thị trường, uy tín, tăng cường vị thế và mở rộng quy mô kinh doanh.

-Đ/v bên tiếp nhận vốn đầu tư: Do thiếu vốn tích lũy, do nhu cầu tăng trưởng nhanh, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên và tạo việc làm cho lao động trong nước, đầu tư quốc tế được thực hiện để đáp ứng các nhu cầu đó. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, thực hiện tiếp nhận đầu tư quốc tế còn nhằm mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp và khu công nghiệp cao, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa đất nước.

  3. trong nhiều trường hợp, đầu tư quốc tế nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia, đòi hỏi ohải có sự phối hợp của nhiều quốc gia.

3. Toàn cầu hóa kinh tế:

- Do sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia.

- Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã làm phá vỡ hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người trên tất cả các mặt giữa các quốc gia. Điều này đã đẩy quốc tế hóa KTế lên 1 thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hóa nền KTTG. Các quốc gia dù muốn hay không đều chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa, tức là phải hội nhập quốc tế.

-Sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường chính là cơ sở, điều kiện cho toàn cầu hóa kinh tế. Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới ngày nay đều dựa trên cơ chế thị trường, sử dụng các phương tiện và công cụ của KT thị trường trong hoạt động KD, đưa lại một không gian rộng lớn, không gian toàn cầu cho các hđSX và lưu chuyển các yếu tố của chính quá trình SX ấy.

-Sự phát triển & xâm nhập mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) vào nền KT của các nước đã góp phần xóa bỏ sự ngăn cách, biệt lập trong phát triển của nhiều quốc gia trên TG, tạo ra mạng lưới liên kết KTQT, thúc đẩy liên kết SX, tăng trưởng thương mại đầu tư và chuyển giao công nghệ quốc tế. Sự phát triển của các cty xuyên quốc gia đã làm thay đổi bộ mặt của nền KT thế giới trên nhiều phương diện, tạo bước đà thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa nền KTTG

- Do các nguyên nhân mang tính chất chính trị của các quốc gia có nền quân sự mạnh đối với các quốc gia yếu kém làm các nước này phải lệ thuộc vào họ.

- Các vấn đề thế giới cần giải quyết mà cần phải có sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới: Bão lũ, bệnh dịch, dân số, ....

4. Hội nhập kinh tế quốc tế:

PHÂN BIỆT CÁC KN

1. FDI và FPI:

FDI (Foreign Direct Investment) - Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

FPI (Foreign Portfolio Investment) – Đầu tư gián tiếp nc ngoài.

-Hthức đtư dài hạn của cá nhân/cty nc chủ đtư vào nc khác (nước thu hút đầu tư) = cách thiết lập cơ sở SX, KD

-Cá nhân hay cty nc ngoài đó nắm quyền quản lý hoàn toàn.

- Nguồn vốn tư nhân, vốn của các cty nhằm mục đích thu LN cao hơn

-Lợi nhuận từ hđ đtư phụ thuộc kết quả hđ KD và đc phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định

-Hthức đtư (ngắn or dài hạn) của các nhà đtư nước ngoài trên thị trường CK (đtư vào cổ phiếu của 1 cty nc khác)

-Ko nắm q' điều hành, q' định hoàn toàn (quy định tối đa cổ phần nắm giữ = 49%).

- Nguồn vốn đc cung cấp bởi các CP, các tổ chức QT, phi chính phủ (NGOs) và tư nhân

- Chủ đtư nc ngoài thu đc lợi nhuân thông qua LS cho vay or lợi tức cổ phần

2. FDI và ODA:

FDI (Foreign Direct Investment) - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ODA (Official Development Assistance) Hỗ trợ phát triển chính thức.

-Hthức đtư dài hạn của cá nhân/cty nc chủ đtư vào nc khác (nc thu hút đtư) = cách thiết lập cơ sở SX, KD

- Cá nhân hay cty nc ngoài đó nắm quyền quản lý hoàn toàn.

-Hthức đtư nc ngoài mang tầm cỡ quốc gia giữa Nhà nc hoặc CP 1 nước với các CP nc ngoài, các tổ chức liên CP hoặc liên quốc gia

-Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ.

-Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển KT& nâng cao phúc lợi ở nc đc đtư

-Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay

3. MNC và TNC

MNC (Multinational Corporation) – Cty đa quốc gia

TNC (Transnational Corporation) – Cty xuyên quốc gia

Về bản chất thì gần giống nhau do hoạt động khỏi biên giới quốc gia, có nhiều chi nhánh trên nhiều quốc gia trên thế giới.

- Là cty cổ phần đóng góp từ nhiều cá nhân của các quốc gia khác nhau, thị trường tiêu thụ có thể tại 1 quốc gia hay nhiều hơn, tùy thộc vào chính sách kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia đó.

- Là cty cổ phần, vốn là từ 1 quốc gia hình thành nên. Nhờ quá trình hoạt động lớn mạnh mà thục hiện chính sách hướng ngoại, mở cửa thị trường thế giới. thị trường hoạt động từ 2 quốc gia trở lên.

4. EU, APEC, WTO, ASEM,…

- EU (European Union) – Liên minh châu Âu: Là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu

- APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn hợp tác KT Châu Á-Thái Bình Dương)

- WTO (World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới)

- ASEAN (Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

- ASEM (Asia-Europe Meeting - Diễn đàn hợp tác Á-Âu)

- AFTA (ASEAN Free Trade Area - khu vực mậu dịch tự do ASEAN)

5. Kinh tế nhà nước và kinh tế siêu nhà nước:

- Liên kết KT nhà nước và liên kết KT siêu nhà nước: cả hai thuộc liên kết lớn(liên kết giữa các chính phủ, các nước thành viên thông qua việc kí kết các hiệp định quốc tế)

Liên kết kinhh tế nhà nước

Liên kết kinh tế siêu nhà nước

-Là loại hình liên kết trong đó các cơ quan lãnh đạo liên kết là đại biểu của các nước thành viên tham gia với các quyền hạn chế.

-Các quyết định của liên kết chỉ có tính chất tham khảo đối với các nước thành viên còn quyết định cuối cùng là do từng chính phủ quy định

-Là loại hình liên kết trong đó các cơ quan lãnh đạo là đại diện của quốc gia có những quyền rộng lớn.

-Các quyết định do liên kết đưa ra có tính chất bắt buộc đ/v các nước thành viên và l/k có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc các thành viên phải thi hành VD: Liên hợp quốc, EU

HỘI NHẬP KTQT (International Economic Intergration)

Hội nhập ktqt là qtr tham gia vào phân công lđ qt, gắn kết nền kt qg với nền kt tg với các định chế kt tài chính qt mà ở đó, các nc cùng nhau thực hiện những ‘luật chơi’ hình thành tr qtr các nc hợp tác và cạnh tranh với nhau.

Nhất thể hóa ktqt, Liên kết ktqt, Hội nhập ktqt:

Cả 3 thuật ngữ này thực ra được sử dụng để chỉ cùng 1 khái niệm mà tiếng Anh gọi là “International Economic Integration”. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cách dùng với hàm ý chính trị và lịch sử khác nhau.

Thuật ngữ “nhất thể hóa ktqt” được sử dụng chủ yếu tr bối cảnh hợp tác giữa các nước xhcn trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) những năm 1970-1980.

Thuật ngữ “liên kết ktqt” được sử dụng khá nhiều khi nói về hiện tg ptr các qh kt trên cơ sở tự do hóa mậu dịch giữa các nước k phải là xhcn tr những thập niên sau WWII, đb là tr khuôn khổ các tổ chức kt kv như Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EC), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA)…

Hội nhập ktqt và Hợp tác ktqt khác cả về định tính & định lượng: Hội nhập ktqt bao gồm những bp nhằm làm giảm và tiến tới xóa bỏ pb đối xử giữa các qg, giảm và tiến tới xóa bỏ các rào cản tm qt; Hợp tác ktqt gồm những bp làm giảm pb đối xử, giảm rào cản tm tr qh kt giữa các nc với nhau. Hội nhập ktqt vượt lên trên sự hợp tác ktqt thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia. 

TƯ TƯỞNG & ĐG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ HỘI NHẬP

1. Tư tưởng HCM

Quan điểm mở cửa, hội nhập quốc tế đã sớm hình thành trong tư tưởng HCM.

Khi thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi đến các nước thành viên của Liên Hợp Quốc văn kiện “Lời kêu gọi Liên Hợp Quốc” viết bằng tiếng Pháp (12-1946), trong đó có những nội dung có tính nguyên tắc dưới đây:

Đ/với các nước dân chủ, nước VN sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:

- Nước VN dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.

- Nước VN sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.

- Nước VN chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hợp Quốc”

 Theo Người, chính sách đối ngoại là cơ sở chính trị để từ đó, hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại. Quan điểm cơ bản của Chủ tịch HCM trong việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế không phải chỉ nhằm mục đích nhận sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, mà còn để thông qua sự giúp đỡ đó, có điều kiện phát huy những tiềm năng của Việt Nam. Đó là quan điểm thu hút ngoại lực để phát huy nội lực của Người, nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.

2. Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam qua các kỳ Đại hội

*ĐH 6(12-1986), Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế đất nước, trước hết là đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước. Đồng thời Đảng đã xác định phải mở rộng hợp tác QT ra ngoài khối XHCN để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

*ĐH7 (6-1991): Đảng chủ trương đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình.

Nghị quyết của Đại hội đã khẳng định “VN muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

*ĐH 8 (6-1996): “trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh xuất khẩu”; “điều chỉnh cơ cấu thị truờng để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập quốc tế, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với buớc đi thích hợp”; “tiến hành khẩn trương vững chắc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC, WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA”.

*ĐH 9 (04-2001): Chủ trương về chủ động hội nhập KTQT tại Đại hội 8 đã được Đại hội 9 phát triển và nâng cao lên một tầm mới “chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phương, song phương đã ký kết và chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm gia nhập WTO” với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”; “chủ động hội nhập KTQT và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi truờng”.

*ĐH 10 (04-2006):  Tiếp tục “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”.

* ĐH 11 (01-2011) Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập QT; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Điểm mới trong hội nhập QT của Đại hội 11 ở chỗ VN không chỉ “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” mà còn là “thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong hội nhập kinh tế quốc tế”.

QTRÌNH HỘI NHẬP KTQT CỦA VN

1. Qtr hội nhập đơn phương

- Thứ nhất, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội nhập.

  + Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987

  + Năm 1991, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty

  + Hiến pháp sửa đổi năm 1992

  + Luật  Đất  đai, Luật Thuế, Luật Phá  sản, Luật Môi trường, Luật Lao động và hàng trăm  VB pháp  lệnh, nghị định  của CP đc ban hành

  + 10-2-1998, thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác KTQT

  + Luật Sở hữu trí tuệ được thông qua vào 11-2005

- Thứ hai, VN  đã thực hiện sự chuyển đổi thể chế KT, đổi mới chính sách, hệ thống kinh tế vĩ mô và cố gắng cải cách KT, xây dựng cơ chế KT thị trường định hướng XHCN phù hợp với luật pháp và tập quán QT

2. Qtr hội nhập song phương

Quá trình thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập KTQT trên các lĩnh vực trong những năm qua cho thấy, nc ta đã góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. VN đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các nước trong nhóm G8;  nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Tuy vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dưới hình thức song phương được thể hiện đậm nét qua quan hệ thương mại với Hoa Kỳ , EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

3. Qtr hội nhập đa phương

a) Hợp tác toàn cầu

- VN gia nhập WTO: Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của VN đã có một bước đi quan trọng khi VN chính thức trở thành thành viên của Tổ chức TMTG(WTO) vào ngày 11-01-2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.

- Quan hệ Việt Nam - IMF đc duy trì tốt đẹp mặc dù giữa hai bên ko còn chương trình vay vốn. 2 bên vẫn thường xuyên tiến hành trao đổi các đoàn cấp cao. Bên cạnh đó, IMF vẫn rất tích cực tiến hành các hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam. Hàng năm, IMF cử các đoàn công tác định kỳ vào Việt Nam để cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô và đưa ra các tư vấn chính sách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước, v.v

-  VN – Ngân hàng Thế giới (WB):

Hoạt động hỗ trợ của NHTG tại VNbao quát phạm vi rộng với nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là: (i) Hỗ trợ cải cách chính sách, thể chế & tăng cường năng lực quản trị quốc gia, và hội nhập QT trong giai đoạn chuyển sang KTTT; (ii) Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng  KT & xã hội, bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên; (iii) Hỗ trợ phát triển nông nghiệp & nông thôn, xóa đói, giảm nghèo; (iv) Hỗ trợ nghiên cứu, phân tích và tư vấn chính sách; (v) Phối hợp hoạt động viện trợ cho VN; và (vi) Cải thiện tình hình thực hiện các chương trình và dự án viện trợ.

b) Hợp tác khu vực

- VN gia nhập ASEAN (07-1995) (Association of Southeast Asian Nations

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) & 12-1995, VN chính thức tham gia thực hiện AFTA (ASEAN Free Trade Area) bằng việc kí nghị định thư tham gia hiệp định CEPT (Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ) để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

- 11-1998, VN trơt thành thành viên chính thức của APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn hợp tác KT Châu Á-Thái Bình Dương)

- 3-1996, VN gia nhập ASEM (Asia-Europe Meeting - Diễn đàn hợp tác Á-Âu)

TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VN

1/ Nộp đơn xin gia nhập: 1/1/1995 Vn đã nộp đơn xin gia nhập WTO, được WTO tiếp nhận và Vn trở thành quan sát viên của tổ chức này. 31/1/1995: nhóm công tác của WTO về việc Vn gia nhập WTO đc thành lập

2/ Đàm phán gia nhập: bao gồm 2 bước sau:

  - Minh bạch hóa CS: 8/1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”. Bị Vong lục giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, mà còn cung cấp các thông tin chi tiết về chính sách liên quan tới thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ. Vn đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do mem WTO đưa ra.

 - Đàm phán mở cửa thị trường: thể hiện trên 2 phương diện:

     +Đàm phán đa phương: về mặt hình thức chính là các cuộc họp giữa Vn  với nhóm công tác về việc Vn gia nhập WTO. Cuộc đàm phán đầu tiên vào tháng 7/1998. Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sở của WTO. Về mặt thực chất, đây là các cuộc họp nhằm tổng kết hóa các cam kết của Vn. Tính đến 10-2006, Vn đã tiến hành 14 phiên đàm phán đa phương.

    +Đàm phán song phương: Vn đã kết thúc đàm phán song phương với 28 đối tác là 28 mems của WTO để thỏa thuận về mở cửa thị trường hh và hv. Tổng cộng trong đàm phán sp, Vn đã đưa ra 4 Bản chào về hh và dv. Các cuộc đàm phán sp rất căng thẳng, đặc biệt là đàm phán với TQ (7 phiên), và đàm phán sâu rộng với Mỹ và EU là 2 đối tác lớn nhất của Vn. Cụ thể: 1996-2006: bắt đầu và kết thúc đàm phán Hiệp định Tm sp (BTA) với Mỹ; 7/2000: ký kết chính thức BTA với Mỹ; 12/2001: BTA có hiệu lực;

10/2004: kết thúc đàm phán với EU.

3/ Kết nạp: 7/11/2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Vn vào WTO. 11/1/2007: Vn trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO.

CÁC CẤP ĐỘ, HÌNH THỨC CỦA HỘI NHẬP KTQT

* Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế, là sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới với các định chế tài chính trong đó các nước cùng nhau thực hiện những luật chơi được hình thành trong quá trình hợp tác và cạnh tranh giữa các nước với nhau. Thực chất hội nhập kinh tế quốc tế là xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia với nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế. ( xóa bỏ các rào cản thương mại quốc tế: mục đích chính là tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư mở cửa thi trường thúc đẩy phát triển kinh tế).

*Hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm 3 cấp độ (tuyến hội nhập)

  - Đơn phương: ở cấp độ này các nước đẩy mạnh cải cách  kinh tế, chính trị, xã hội trong nước mình cho phù hợp với xu hướng quốc tế.

  - Song phương: cấp độ này là tiến tới kí kết các thỏa thuận, hiệp định giữa 2 nước.

  - Đa phương: tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế ở trong khu vực cũng như toàn thế giới.

* Các cập độ trên nhằm đáp ứng 5 hình thức hội nhập kinh tế quốc tế (tình từ sau ctranh tg 2 à nay, trc đó có 1 hình thức nữa là khu vực ưu đãi thuế quan)

HT1: Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone)

-       Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.

-       Tiến đến hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

-       Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước thành viên ngoài khu vực.

Việt Nam cũng có tham gia Khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA), ngoài ra còn những liên minh khác như: NAFTA gồm 3 nước Bắc Mỹ; ….

HT2: Liên minh về thuế quan (Customs Union)

-       Các nước tham gia bị mất quyền tự chủ trong quan hệ mua bán với các nước ngoài khối.

-       Lập ra biểu thuế quan chung áp dụng cho toàn khối khi buôn bán hàng hóa với các nước ngoài khối.

-       Thỏa thuận lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối.

Trường hợp: Liên minh thuế quan Nam Phi (the Southern African Customs Union-SACU), bao gồm các nước: Botswana, Lesotho, Namibia, South Africa and Swaziland.

HT3: Thị trường chung (Common Market)

-       Xóa bỏ những trở ngại liên quan đến quá trình buôn bán: thuế quan, hạn ngạch, giấy phép,…..

-       Xóa bỏ những trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản, sức lao động,….

-       Lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ với các nước ngoài khối.

Trường hợp: Thị trường chung Nam Mỹ (The Southern Common Market - MERCOSUR) và Thị trường chung Đông và Nam Phi (The Common Market of Eastern and Southern Africa - COMESA).

HT4: Liên minh về kinh tế (Economic Union)

-       Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước hội viên của khối, xóa bỏ kinh tế riêng của mỗi nước.

Trường hợp: Liên minh kinh tế (Eurasian Economic Communit y – EAEC) bao gồm các nước: Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz, Nga, Tajikistan.

HT5: Liên minh về tiền tệ (Moneytary Union)

-Xây dựng chính sách kinh tế chung.

-Xdựng chính sách ngoại thương chung.

-Hình thành một đồng tiền chung thống nhất

-Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất.

-Xdựng ngân hàng chung thay thế ngân hàng thế giới của mỗi thành viên.

-Xây dựng quỹ tiền tệ chung.

-Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đ/v các nước ngoài đồng minh và các tổ chức tài chính QT

-Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.

Trường hợp: Cộng đồng Châu Âu (European Communities - EC), gồm 25 quốc gia.

ĐƯỢC VÀ MẤT CỦA VN SAU KHI GIA NHẬP WTO

1. ĐƯỢC

- Mở rộng thị trường xuất khẩu

- Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI

- Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ

 + Nông nghiệp có sự khởi sắc toàn diện, chất lượng tăng trưởng khá ổn định.

  + SX công nghiệp tăng trưởng khá cao.

  + Các ngành sản xuất & dịch vụ tăng trưởng khá

- Nâng cao năng lực cạnh tranh:

  + Số lượng doanh nghiệp VN tăng lên, chất lượng doanh nghiệp được nâng lên 1 bước

  + Nhiều DN nước ta đã từng bước xác lập được chỗ đứng trên thị trường khu vực & TG

  + N' loại hình dịch vụ mới được mở ra, thu hút nhiều loại hình DN, nhất là DN ngoài nhà nước.

  + DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng khá tốt.

- Đời sống dân cư được cải thiện

2. MẤT

- Mất cân bằng cán cân thương mại (nhập siêu cao)

- Cơ cấu FDI không hợp lý (Những lĩnh vực không mong muốn (SX với công

nghệ thấp, bất động sản, khai thác tài nguyên...) tiếp nhận lượng FDI lớn trong khi những lvực cần đtư (hạ tầng, nông nghiệp, công nghệ cao) lại ko hấp dẫn dòng FDI này.

- Những lời cáo buộc bán phá giá

- Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thấp và chưa ổn định:

  + Đa số các doanh nghiệp VN có quy mô nhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực KH-CN yếu, chưa có thương hiệu nổi tiếng

  + Chất lg nhân lực của doanh nghiệp VN chưa đáp ứng được yêu cầu

  + Đa số các DN VN SX hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công, nên phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào.

  + Chưa xây dựng được chiến lược cạnh tranh hiệu quả, chưa khẳng định được uy tín, chất lượng & thị phần trên thị trường khu vực và TG

- Những vấn đề về môi trường (ô nhiễm) và an sinh xã hội (Tình trạng thất nghiệp, Bất bình đẳng xã hội, Vấn đề LĐ di cư)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: