kinh te quoc dan 1

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN

Câu 1 : Những Nội Dung Cơ Bản Môn Học LSKTQD Nghiên Cứu

_ Lịch sử : là bản thân sự vật trải qua trên cơ sở các sự kiện, hiện tượng

và quá trình được con người quan sát, ghi chép lại theo sự phát triển của

thời gian thành tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu các khoa học.

_ Xã hội loài người : là nơi những con người hội tụ để lao động và phát

triển tư duy trong 1 giai đoạn nhất định của lịch sử tương ứng với 1 hình

thái kinh tế – xã hội nhất định.

_ Kinh tế là tổng thể các yếu tố tham gia quá trình sản xuất sản phẩm với

giá trị sử dụng của nó, tài sản vật chất của con người, tập đoàn người với

các yếu tố sản xuất trên cơ sở : sản xuất trao đổi – tiêu dùng. Trong đó có

hai vấn đề mấu chốt là : quan hệ sở hữu và quan hệ lợi ích.

_ Kinh tế quốc dân : là tổng thể kinh tế của dân cư trên 1 lãnh thổ quốc

gia.

Câu 2 : Chức Năng Nghiên Cứu Của Môn Học Lịch Sử Kinh Tế Quốc

Dân

Có chức năng cơ bản :

_ Chức năng nhận thức biểu hiện ở 3 khía cạnh :

+ Nhận thức đúng nội dung kinh tế đã trải qua các thời đại trong lịch sử.

+ Nhận thức được các bài học kinh nghiệm đã trải qua về lĩnh vực kinh

tế, hoạt động kinh tế của con người trong lịch sử.

+ Nhận thức phương pháp luận khi nghiên cứu những vấn đề kinh tế đã

trải qua đòi hỏi phải quán triệt quan điểm lịch sử toàn diện và quan điểm

phát triển khi đề cập nghiên cứu những vấn đề đã qua.

_ Chức năng tư tưởng : ôn cũ – tri mới.

Câu 3 : Những Nội Dung Cơ Bản Của Phương Thức Sản Xuất Châu Á

_ Đơn vị kinh tế xã hội : công xã nông thôn với phương thức sản xuất “tự

sản tự tiêu” 3 yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất là :

+ Lao động của đông đảo cư dân công xã, năng lực sản xuất lao động cá

nhân chưa trưởng thành với mục đích lao động sản xuất với giá trị sử

dụng.

+ Tư liệu lao động là các công cụ lao động thủ công được chế tạo bằng

chất liệu kim loại cùng với sức cơ bắp của trâu, bò, ngựa, voi…đã được lao

động trong quá khứ thuần hóa và chọn lọc tự nhiên.

+ Đối tượng lao động là các vật nuôi, cây trồng cùng với nguyên liệu đã

trải qua lao động trong quá khứ gắn liền với môi trường sinh trưởng là

ruộng đất, ở phương đông thời cổ đại; các công xã đều định cư ở các vùng

có độ phì nhiêu cao, đây chính là cơ sở tự nhiên quyết định năng suất lao

động ở địa phương trong điều kiện sức lao động chưa tăng trưởng

* Sự kết hợp 3 yếu tố nói trên đã tạo ra 1 lượng lớn sản phẩm tương đối

lớn, lượng sản phẩm sản xuất ra vượt ra khỏi nhu cầu sử dụng . Mối quan

hệ lợi ích vật chất được xây dựng trên cơ sở quan hệ sở hữu ruộng đất

thuộc cộng đồng của cư dân công xã và mối quan hệ về địa vị của con

người trong xã hội, phần sản phẩm thiết yếu thuộc lợi ích vật chất của

con người lao động thỏa mãn những nhu cầu. Phần sản phẩm thặng dư

của người dân trong xã hội có nghĩa vụ đài thọ cho các đẳng cấp trên để

tiêu dùng. Một phần sản phẩm thặng dư biến thành hàng hóa.

Câu 4 : Nội Dung Cơ Bản Của Phương Thức Sản Xuất Chiếm Hữu Nô

Lệ La Mã Thời Cổ Đại.

_ Đơn vị kinh tế xã hội ở các nước phương Tây thời cổ đại là hệ thống

đồn điền trên cơ sở lao động của nô lệ, quá trình sản xuất trong xã hội qui

tụ 3 yếu tố :

+ Lao động đông đảo của nô lệ với năng lực cá nhân chưa trưởng thành

với mục đích lao động tạo ra sản phẩm với chất lượng cao và giá trị sử

dụng cho tầng lớp quí tộc.

+ Tư liệu lao động là các công cụ lao động thủ công bằng kim loại được

chế tạo nặng nề thô kệch cùng với sức lực của lừa, la.

+ Đối tượng lao động là những vật nuôi cây trồng với nguồn nguyên liệu

đã trải qua trước nó, tất cả đều gắn liền với môi trường là ruộng đất. Ở

thời cổ đại độ phì nhiêu của đất rất thấp 􀃆 năng suất thấp.

􀃎 sự kết hợp 3 yếu tố trên là cơ sở tạo ra các sản phẩm với giá trị sử

dụng cho qúi tộc, trên cơ sở tầng lớp qúi tộc chiếm hữu và sở hữu 3 yếu

tố của quá trình lao động, sản xuất cùng với địa vị thống trị về mọi mặt

nên các tầng lớp qúi tộc có toàn quyền sở hữu toàn bộ sản phẩm do lao

động tạo ra.

Câu 5 : Những Nội Dung Cơ Bản Của Phương Thức Sản Xuất Và Trao

Đổi Phong Kiến Thời Trung Đại

_ Tây Âu :

+ Đơn vị kinh tế – xã hội ở Tây Âu thời trung đại là lãnh địa phong kiến,

mọi sản xuất trao đổi tiêu dùng đều thực hiện trong phạm vi các lãnh địa,

3 yếu tố thuộc quá trình lao động sản xuất ở lãnh địa là : lao động của

đông đảo nông nô và nông dân với các năng lực và khả năng lao động đã

trưởng thành với chức năng đa dạng. Mục đích lao động là sản xuất ra các

sản phẩm vật chất với giá trị sử dụng cho gia đình và đóng tô cho tầng lớp

lãnh chúa phong kiến.

+ Tư liệu lao động là các công cụ, nông cụ lao động thủ công được chế

tạo bằng sắt và đã có sự cải tiến về kỹ thuật, thợ bắt đầu dùng cưa và sức

kéo của trâu, bò, ngựa.

+ Đối tượng lao động là các loại vật nuôi cây trồng cùng với những sản

phẩm đã trải qua lao động trước điều gắn liền với ruộng đất của lãnh

chúa phong kiến.

􀃎 với sự kết hợp 3 yếu tố trên đã tạo ra năng suất lao động của nông nô

khá cao, mối quan hệ lợi ích với sản phẩm vật chất đã tạo ra trên cơ sở

quan hệ tư hữu ruộng đấ của tầng lớp quí tộc phong kiến, mối quan hệ lệ

thuộc giữa các lớp người trong xã hội toàn bộ sản phẩm do lao động sản

xuất ra theo 1 tỉ lệ nhất định, phần sản phẩm thiết yếu thuộc về phần vật

chất của nông nô, phần thặng dư nông nô nộp tô bằng hiện vật cho lãnh

chúa. Lãnh chúa sử dụng 1 số ngày lao động của nông dân 􀃆 hình thành

tô lao dịch. Do mối quan hệ thuộc giữa trần tục và tăng lữ, mọi người đều

phải nộp 1/10 sản phẩm vật chất cho giáo hội.

_ Phương Đông :

+ Trên cơ sở phong tước vị theo bậc. Hoàng đế chia kiến điền cho chư

hầu để tự trị lấy. Đơn vị kinh tế xã hội là nước. Dân chia làm 4 hạng :sĩ,

nông, công, thương và 1 tầng lớp nô tỳ phục vụ trong cung đình và nhà

quyền qúy.

+ Nông dân được chia đất theo tỉnh, điền .

+ Kinh tế gia đình nông dân xây định trên cơ sở xác định nông nghiệp kết

hợp lao động thủ công nghiệp. Sản xuất sản phẩm tiêu dùng dựa vào lao

động gia đình và đất nông dân cống nộp 1 phần sản phẩm và 1 phần sản

phẩm cho nhu cầu. Cơ cấu sản xuất cộng đồng là tự cung tự cấp.

Câu 6 : Những Yếu Tố Hình Thành Phương Thức Sản Xuất Và Trao

Đổi Tư Bản.

_ Với những mặt tiến bộ của phương thức sản xuất phong kiến từ TK11

trở đi phương thức sản xuất phong kiến bước vào giai đoạn phát triển

trong lòng xã hội phong kiến đã định hình những tư liệu sản xuất và

phương tiện trao đổi mới là cơ sở cho việc hình thành phương thức sản

xuất tư bản.

Phương thức sản xuất trao đổi ở Tây Âu trên cơ sở 3 yếu tố và quá trình

kinh tế :

+ Sự phát triển tự nhiên, sự phân công lao động xã hội lực lượng công

nghiệp thủ công tách ra khỏi nông nghiệp hình thành một lĩnh vực kinh tế

độc lập 3 điều kiện cần thiết

_ Nền sản xuất của nông dân đã phát triển đến mức độ nhất định, xã hội

đã luôn có 1 sản phẩm dư.

_ Yếu tố tự nhiên của nền nông nghiệp đã được khai thác cạn về bề rộng

(không gì ngoài ruộng đất, ruộng đất không được mở rộng 􀃆 bình quân

đất trên đầu người giảm 􀃆 phát triển theo chiều sâu 􀃆 sự phân công lao

động ).

_ Mâu thuẫn về lợi ích của nông nô và quí tộc, để làm giảm mâu thuẫn

chủ phong kiến cho phép 1 lượng nông nô thoát li khỏi lãnh địa tập trung

sản xuất thủ công nghiệp

+ Thành thị tái lập và phát triển , với những đặc điểm của thành thị,

thành thị tác động trở lại làm cho phân công lao động phát triển ngày

càng cao, sâu sắc thành thị nổi lên 3 điểm :

_ Nơi tập trung đông người trên cơ sở phân công lao động xã hội phát

triển qua việc trao đổi phát triển các sản phẩm hàng hóa khác.

_ Cơ sở kinh tế của thành thị là các ngành nghề sản xuất công nghiệp thủ

công cùng với lĩnh vực buôn bán.

_ Thành thị Tây Âu thời trung cổ đã giành được quyền quản lý từ mặt

chính trị đến với 3 đặc điểm khác nhau lãnh địa từ phân công lao động

chung thành thị đã phát triển phân công lao động đặc thù. Từ đặc thù phát

triển lên phân công chi tiết tức là phân công lao động theo từng công việc

nhằm tạo ra sản phẩm để bán trên thị trường.

_ Trên cơ sở phân công lao động chi tiết cấn phải có sự tổ chức lao động

cá nhân thành lao động tổng thể chính vì vậy đã xuất hiện những thành

viên đầu tiên của giai cấp tư sản với sản nghiệp là các công trường thủ

công dựa trên cơ sở tư bản, đây chính là hình thức ban đầu của phương

thức sản xuất tư bản.

+ Sự phát triển quan hệ trao đổi trên cơ sở tuyến hàng hải vùng biển địa

trung hải, ban tích, bắc băng dương. Thương nghiệp hàng hải đã nối liền

trao đổi giữa phương Đông và Tây Âu trong quan hệ thương mại Đông –

Tây thời trung đại. Tây Âu luôn nhập siêu hàng hóa của phương Đông.

+ Sự khủng hoảng phương tiện trao đổi -> sự phát triển thương nghiệp

hàng hải là cơ sở hình thành các thành phố thương mại trong lịch sử như

Vơni, Lubek, B.Ruy, từ các thành phố thương mại hình thành các nghiệp

vụ trong lưu thông.

+ Kì hiếu -> nảy sinh tín dụng thương mại -> hình thành hệ thống các

ngân hàng ở các nước phương Tây, thương mại là điều kiện cho sự xuất

hiện tư bản thương nghiệp, là tiền đề lịch sử cho sự phát triển phương

thức sản xuất trao đổi tư bản.

_ Cho đến cuối TK 15 phương thức sản xuất tư bản đã định hình tại thành

phố Floren (Ý) là quê hương của tư bản.

Câu 7: Cơ Sở Và Điều Kiện Lịch Sử Chuyển Từ Thời Trung Đại Sang

Thời Kỳ Cận Đại Tư Bản.

_ Cơ sở

+ Phát kiến địa lý đã giúp người Châu Âu hiểu rõ về bề mặt hành tinh là

cơ sở thị trường rộng lớn cho các thương nhân.

+ Phát kiến địa lý đã làm thay đổi các con đường hàng hải ở Tây Âu đã

chuyển sang các nước vùng duyên hải đại tây dương.

+ Phát kiến địa lý dẫn đến cuộc cách mạng giá cả nguồn vàng, bạc ở các

lục địa đổ về Tây Âu -> giá cả tiêu dùng cần thiết tăng lên từ 3 -> 5 lần.

_ Đã thúc đẩy mạnh nền sản xuất hàng hóa thúc đẩy nhanh sự tan rã của

phương thức sản xuất phong kiến.

_ Điều kiện :

+ Phương thức sản xuất tư bản không chỉ là phương thức sản xuất hàng

hoá mà còn là phương thức sản xuất ra giá trị thặng dư. Tạo lập thị trường

hàng hoá sức lao động, hàng hoá sức lao động được tạo ra trong lịch sử

thông qua quá trình tích luỹ lao động mà còn gọi là tích lũy nguyên thuỷ

(hàng hoá sức lao động không phải là sản xuất tư bản nảy sinh ra ) . Quá

trình tích lũy ban đầu được hình thành tập trung chủ yếu ở nước Anh, quá

trình ấy được thực hiện bằng bạo lực xã hội.

Câu 8 : Nội Dung Cách Mạng Công Nghiệp Cơ Khí Hoá Nền Sản

Xuất Và Trao Đổi Tư Bản. Những Tác Động Của Cách Mạng Công

Nghiệp Cơ Khí Hoá.

_ Sau thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội, xã hội tư sản muốn chiến

thắng xã hội phong kiến thì phải tạo ra năng suất lao động cao hơn cả

thời kì phong kiến -> phải biến đổi lao động thủ công thành lao động máy

móc -> thay đổi công trường thủ công thành nhà máy. Cách mạng công

nghiệp muốn nổ ra phải có những điều kiện lịch sử nhất định. Nước Anh

vào thế kỷ 18 đã tập trung đầy đủ các điều kiện để cách mạng công

nghiệp nổ ra và giành thắng lợi -> nước Anh trở thành quê hương của

cách mạng công nghiệp cơ khí hoá. Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu

từ máy công cụ trong 2 lãnh vực : công nghiệp mới : dệt + sợi.

_ Năm 1733 xuất hiện thoi bay trong lĩnh vực công nghiệp dệt : Giôn-cây.

1764 – 1767 máy kéo sợi được sáng chế bởi Giêm-Hac-Gri-Vơ đặt tên là

Jeny.

_1735 Đecbi đã công bố nguồn năng lực mới : năng lượng than đá.

_ 1784 Giêm-Oát đã công bố động cơ chạy bằng hơi nước. Động cơ hơi

nước làm cho cơ sở một số ngành công nghiệp mới xuất hiện : công

nghiệp cơ khí chế tạo máy, với các máy móc đã tạo ra -> năng suất tăng

vọt -> cuộc cách mạng trong giao thông vận tải.

_ 1805 tàu thuỷ xuất hiện.

_ 1825 nước Anh thử nghiệm giao thông vận tải đường sắt đã tạo ra 1 kỷ

nguyên mới phát triển giao thông đường sắt trên thế giới.

_ Những tác động :

+ Tạo ra các trung tâm công nghiệp lớn, phát hiện ra các loại nguyên liệu

mới.

+ Tạo ra các quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản công

nghiệp là sản xuất ra giá trị thặng dư hay tiền lời chi phối toàn xã hội,kỹ

thuật sản xuất phát triển thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học

khác.

Câu 9 : Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Cách Mạng Khoa Học Kỹ

Thuật Nửa Cuối TK19

_ Tư bản muốn tồn tại thì tư bản không thể không sản xuất. Do vậy 30

năm cuối của TK19 đây là giai đoạn đầu của cuộc cách mạng mới về kỹ

thuật sản xuất : cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng khoa học kinh

tế , nổi lên các đặc trưng :

+ Cơ sở sản xuất kinh tế mới dựa trên nền tảng khoa học vật lý, hoá học

(từ TK19 khoa học tiến rất nhanh)

+ Năng lượng mới : động cơ đốt trong, động cơ điện, tua bin, động cơ

Diesel…

+ Phương pháp luyện thép mới của Bétxma với lò nấu kim loại Mác tanh.

+ Năng lượng mới : điện năng 1868, nhiên liệu lỏng, nguyên liệu dầu lửa

1870, thuỷ điện 1897.

+ Đất rộng lớn.

+ Phương tiện vận tải mới : xe hơi khoảng 1897.

+ Phương pháp tổ chức sản xuất theo khoa học của Tay-lor.

Câu 10 : Những Nguyên Nhân Phát Triển Đặc Biệt Nền Kinh Tế Mỹ

Sau Cuộc Nội Chiến 1861 – 1865.

_ Sự phát triển nhanh của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn này là do những

nguyên nhân sau đây :

+ Cuộc nội chiến ở nước Mỹ thực chất là cuộc cách mạng dân chủ, tư sản

nó đã thủ tiêu mọi quan hệ sản xuất tiền tư bản mở đường cho phong trào

di dân sang các vùng đất rộng lớn phì nhiêu ở miền Tây để tiến hành

kinh doanh trang trại theo kiểu tư bản, mở đường cho LLSX phát triển.

+ Nước Mỹ có một cơ sở nguyên liệu rất to lớn với nguồn khoáng sản to

lớn & các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát

triển nhanh của nền kinh tế nước Mỹ.

+ Nước Mỹ phát triển nền kinh tế tư bản sau Anh, Pháp vì vậy các nhà tư

bản đã biết sử dụng kinh nghiệm & các thành tựu KH-KT của các nước đi

trước, họ đã xây dựng nhiều những xí nghiệp của mình trên cơ sở tiên

tiến nhất.

+ Nước Mỹ đã thu hút được nguồn lao động có năng lực & có khả năng

nhất ở Châu Âu di cư sang, tạo điều kiện mới cho nền kinh tế phát triển.

Bài học kinh nghiệm nước ta có thể học hỏi để khắc phục nguy cơ tụt hậu

phát triển kinh tế.

_ Với những điều kiện thực tế và hoàn cảnh kinh tế của nước ta vào giai

đoạn hiện nay thì điều cần thiết mà chúng ta cần phải làm là học hỏi

kinh nghiệm của các nước đi trước và tiếp thu nền KH-KT của thế giới

hiện tại để áp dụng vào việc phát triển nền kinh tế của quốc gia để rút

ngắn khoảng cách với các nước khác trên thế giới.

Câu 11 : Tổng Khủng Hoảng Hình Thái Kinh Tế – Xã Hội Tư Bản

Nửa Đầu TK20 Với Những Sự Kiện Lịch Sử Lớn Nào ?

_ Nửa đầu TK 20 sau 1 giai đoạn phát triển hình thái KTXHTB, hình thái

kinh tế này đã bước vào giai đoạn tổng khủng hoảng trầm trọng về mọi

mặt nó được biểu hiện qua 3 sự kiện lớn :

+ Cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) nguyên nhân là do

mâu thuẫn về mặt lợi ích kinh tế tại các vùng thuộc địa của các nước đế

quốc Anh, Pháp, Nga > < Đức, Áo, Hung, Ý. Chiến tranh là cơ sở tập

trung quyền lực vào CNTB độc quyền nhà nước. Chiến tranh làm cho nền

kinh tế các nước phong kiến sụp đỗ, xã hội rối loạn, nền DCTS sụp đổ.

• Đức, Áo, Ý : lạm phát XH đến kinh hoàng.

• Đức, Ý trên cơ sở nền DC giải thể => nền chính trị độc tài bắt đầu

phát triển.

+ Đại khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đầu tiên diễn ra ở Mỹ : 30 triệu

lao động bị sa thải, DCTS bị khủng hoảng cao độ, người lao động bị TS

chiếm đoạt, dân chúng không có khả năng tiêu dùng => sản xuất bị

ngưng trệ.

+ Cuộc đại chiến thế giới lần 2 (1939 – 1945) đã lôi cuốn 61 quốc gia

tham dự với khoảng 1,7 tỷ người, thiệt hại khoảng 4000 tỷ USD. Kết thúc

chiến tranh nền kinh tế tư bản Châu Âu - Nhật sụp đổ hoàn toàn, nền

kinh tế Mỹ được tăng cường nhanh chóng : CN 56,5%, ngoại thương trên

thế giới 32%, ¾ lượng vàng TGTB. Nền DCTS có nguy cơ bị sụp đổ trên

thế giới do đó Mỹ cứu vãn nền DCTS đang trên đà sụp đổ.

Câu 12 : Các Giai Đoạn Của Nền Sản Xuất & Trao Đổi Tư Bản Trên

Thế Giới Từ 1945 Đến Nay

* 1946 – 1950 : Các nước tư bản tiến hành khôi phục kinh tế và chuyển

hướng nền kinh tế để khôi phục, nền kinh tế các nước Tây Âu và Nhật

đều dựa vào nguồn tài chính Mỹ, dựa vào nền kinh tế thị trường ưu đãi từ

Mỹ. Do đó Mỹ đã kiểm soát toàn bộ nền kinh tế thế giới.

* 1951 – 1970 : Đây là giai đoạn phát triển đạt mức độ cao tương đối ổn

định ở các nước tư bản trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng SXCN các nước

TB phát triển đạt trung bình 5,5% hàng năm. Sản lượng công nghiệp năm

1970 tăng 3 lần so với năm 1950… Nguyên nhân là do tác động của

CMKH-KT trong thời bình dẫn đến hình thành nề CN hiện đại ở các nước

quá trình công nghiệp hoá cũng diễn ra mạnh mẽ, từ đó rút ra 1 lượng xã

hội lớn nghề tư bản dịch vụ.

_ 1970 – 1987 : nền kinh tế tư bản bước vào giai đoạn suy thoái kéo dài.

_ 12-1970 nước Mỹ tuyên bố giá đồng USD, 1971 tuyên bố chuyển sang

tỷ giá hối đoái của đồng USD -> khủng hoảng kinh tế 1970 – 1971.

_ 1973 nổ ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới lần 1 -> cuộc đại suy

thoái 1974 – 1975, khác cuộc khủng hoảng 1929 – 1930.

_ 1979 khủng hoảng dầu mỏ lần 2 : 35 USD/ thùng -> khủng hoảng kinh

tế 1981 – 1982.

_ 10-1987 nổ ra cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoáng thế giới

xu hướng phát triển kinh tế tư bản từ sau đại suy thoái kinh tế 1974 –

1975.

_ Sau đại suy thoái chủ nghĩa tư bản tiếp tục tồn tại thì buộc thay đổi để

thích ứng. Sự thay đổi của chủ nghĩa tư bản trên cơ sở phát triển cao của

cách mạng khoa học kỹ thuật chuyển sang 1 cuộc cách mạng mới thường

gọi là cách mạng khoa học công nghiệp. Từ những phát minh khoa học

con người đi sâu vào khám phá vật chất và sự sống. Có đặc trưng cơ sở

khoa học biến thành công nghệ sản xuất mới thời gian rút ngắn tuyệt đối.

_ Nền công nghệ tự động hoá cao kết hợp với tin học đã giải quyết được

chức năng điều khiển của máy móc thay cho bộ óc của con người.

_ Công nghệ sinh học phát triển bằng những phương thức nhân tạo đã tạo

ra nhiều đối tượng lao động mới, những đối tượng này không có trong thế

giới tự nhiên trước đây.

_ Tin học phát triển cực mạnh từ năm 1989 trở đi con người đã chuyển

sang lĩnh vực tin học internet. Sự đảm bảo tư liệu sản xuất đòi hỏi phải

đảm bảo sức lao động trong và ngoài xã hội, nó theo 2 xu hướng.

_ Tỉ trọng trí thức con người ngày một cao hơn.

_ Nền tảng lao động trong xã hội ngày một mở rộng ngoài các nhà tư bản

hoạt động trong thị trường chứng khoáng các nhà tư bản còn lại đều trở

thành nền tảng xã hội thời đại hiện nay.

_ Sự thay đổi về lực lượng sản xuất trong xã hội đã đòi hỏi sự thay đổi

quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất thay đổi theo hướng phát triển mạnh

mẽ của các công ty cổ phần cho đến giai đoạn hiện nay hoạt động tư bản

trên thế giới với số lượng như sau : tổng giao dịch trên thị trường thế giới

là 52 ngàn tỷ USD, hiện nay thế giới có khoảng 53 ngàn công ty cổ phần

liên quốc gia đang hoạt động. Giá trị trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên

thế giới khoảng trên 5000 tỷ USD.

_ Sau hàng TK phát triển nền sản xuất trao đổi tiêu dùng ngày nay đã

mang tính chất toàn cầu hoá, đây là bước chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ

nhất cho sự hình thành 1 hình thái kinh tế xã hội mới tốt đẹp.

Câu 13 : Những Nguyên Nhân Phát Triển Thần Kỳ Của Nền Kinh Tế

Nhật Bản (1951 – 1970) . Xác Định Bài Học Kinh Nghiệm Ta Cần Học

Tập Để Khắc Phục Tình Trạng Tụt Hậu Kinh Tế Ơû Nước Ta.

* Nguyên nhân

_ Nước Nhật đã được sự trợ giúp rất lớn từ phía Mỹ, đặc biệt là sau chiến

tranh TG 2.

_ Nhật Bản đã sử dụng nhiều phương pháp mạnh mẽ để mở rộng thị

trường cả trong lẫn ngoài nước.

_ Luôn duy trì tỉ lệ tích luỹ vốn thường xuyên trong nền kinh tế và sử

dụng vốn có hiệu quả.

_ Khả năng tiếp thu và ứng dụng các thành tựu của KH và KT rất nhanh

nhạy.

_ Nhật Bản có phương pháp quản lý riêng, khác với kiểu phương Tây mà

theo Teruyasu Murakami, uỷ viên điều hành nghiên cứu Namura (NB)

bao gồm chế độ nhân dụng mãn đời, hệ thống thâm niên nghiệp đoàn

trên cơ sở công ty, hệ thống tiền thưởng và hưu bổng tập đoàn kiểu

Tekerudo các ngân hàng và công ty lớn cầm đầu và kiểu thị trường chứng

khoán giao thoa bền vững.

* Bài học kinh nghiệm mà ta cần học tập để khắc phục nguy cơ kinh tế là

phải biết học hỏi và tiếp thu các thành tựu KH một cách nhanh nhạy của

các nước đi trước và TG.

Câu 14 : QHSX XHCN Hình Thành Ơû Các Nước XHCN Trước Cải

Cách – Đổi Mới Bằng Những Biện Pháp Nào ? Nội Dung Cơ Bản

QHSX XHCN ? Những Mặt Ưu Và Những Hạn Chế Của QHSX Mà

Ta Cảm Nhận Được .

_ Cải tạo QHSX cũ, hình thành và phát triển QHSX mới, đây là nhiệm vụ

được thực hiện đầu tiên khi bước vào thời kỳ quá độ, thực hiện với các

biện pháp sau

_ Tiến hành quốc hữu hoá được đặt ra với các lĩnh vực KT then chốt của

nền kinh tế quốc dân như CNTB N2 toàn bộ hệ thống ngân hàng tài chính

của quốc gia, toàn bộ phương tiện và mạng lưới giao thông vận tải, toàn

bộ tài nguyên thiên nhiên của đất nước, trên cơ sở đã tiến hành quốc hữu

hoá đã chuyển sang 1 loại hình sở hữu mới : sở hữu toàn dân về TLSX.

_ Cải cách dân chủ đây là nhiệm vụ kinh tế của CMTS trong LS, CMTS

trước đây không thực hiện, nó trở thành nhiệm vụ mà XH cần giải quyết.

_ Nó được thực hiện ở LX và Mông Cổ bằng hình thức quốc hữu hóa toàn

bộ đất đai, hình thành phạm trù sở hữu toàn dân về đất đai, sau chia bình

quân cho người dân cùng sử dụng. Các nước còn lại tiến hành bằng cách

cải tạo ruộng đất, nhà nước thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của nhân

dân. Sau khi thực hiện chính sách ruộng đất và bãi bỏ quyền sở hữu

ruộng đất PK của thực dân dẫn tới sx nhỏ.

_ Cải tạo công thương nghiệp TBCN các nước cải tạo tư tưởng TBCN nhà

nước mới, không tước đoạt mà cho TB chuộc lại để tiếp tục kinh doanh

hoặc thuê mướn để kinh doanh, còn các nước sau này dùng hình thức trả

góp vốn với Nhà nước xí nghiệp cổ phần kinh doanh, lĩnh vực chiếm tỉ

trọng nhỏ bé. Sau 1 GĐ tồn tại CNTB, Nhà nước mới đã chuyển hóa

thành các XN quốc doanh.

_ Cải tạo CNXH trong Nhà nước : các Nhà nước đều tiến hành ngay sau

cải cách dân chủ, thực hiện cải tạo bằng con đường hợp tác hóa, sau 1

giai đoạn tiến hành ngắn, các nước đều cơ bản đã hoàn thành với hình

thức : nông trang tập thể (LX, công xã nd TQ, hợp tác xã bậc 1,2,3 Đông

Âu, HTX cao cấp VN). Chính trong quá trình hợp tác hóa đã tiến hành sở

hữu tập thể về ruộng đất và các loại TLSX trong N2.

_ Những mặt ưu và những mặt hạn chế :

+ Mặt ưu :

• Sau 1 thời gian ngắn với 4 bp trong cải tạo đã phủ định hoàn toàn

các loại hình kinh tế trong thời kỳ quá độ. Trên cơ sở đó đã hình

thành QUSX mới với 1 chế độ sở hữu mới tồn tại với 2 hình thức là

sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể tương ứng với 2 loại hình kinh tế

bao trùm XH : KT quốc dân và kinh tế HTX, mối quan hệ trao đổi

giữa 2 lĩnh vực sxxh thông qua quan hệ hàng tiền – hàng trong đó

thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình trao

đổi của xã hội, địa vị của người lao động trong xã hội đã biến đổi

từ người làm thuê trở thành người chủ trong lĩnh vực kinh tế.

+ Mặt hạn chế :

• Lợi ích trong xã hội được phân phối theo lao động và các khoảng

phúc lợi chung của toàn bộ xã hội trong giai đoạn đương thời của

con người chưa được xđ rõ.

• Cơ sở thước đo năng lực và khả năng lao động (của cá nhân) chưa

rõ ràng. Vì vậy biến tướng thành bình quân công nghiệp.

Câu 15 : Nội Dung Công Nghiệp Hóa Và XHCN Ơû LX (1926 – 1937).

Thành Tựu Đạt Được Và Những Mặt Hạn Chế.

• 12-1925: “Đại hội công nghiệp hóa” với nội dung là biến LX từ 1

nước nông nghiệp thành 1 nước công nghiệp, sản xuất những trang

thiết bị cần thiết cho nền kinh tế quốc dân và được thực hiện qua 3

bước

• Kế hoạch chuẩn bị bước lấy đà (1926 – 1927) xây lại và xây dựng

mới các xí nghiệp vừa và nhỏ.

• Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1928 – 1932) tập trung XD các XN công

nghiệp nặng qui mô lớn và hiện đại là bước quan trọng đưa LX trở

thành 1 nước CN phát triển.

• Kế hoạch 5 năm lần thứ II (1932 – 1937) hoàn thành việc chuẩn bị

kinh tế cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, gia tăng lực lượng sản

xuất, nâng cao mức sống mọi mặt của người lao động.

* Thành tựu :

• 1926 – 1927 : sản lượng công nghiệp đạt 132%, cơ khí đạt 175% và

điện lực đạt 157% so với năm 1913

• 1928 – 1932 : tổng sản lượng công nghiệp tăng gấp 2 lần so với

năm 1928, công nghiệp nặng tăng 28,5%/ năm (1928 – 1932) sản

lượng cơ khí 1932 tăng gấp 7 lần so với năm 1913, 5000 km đường

sắt được xây dựng, công nghiệp nhẹ tăng 11,7% (-73,6% chỉ tiêu đề

ra)

• 1933 – 1937 : 4500 xí nghiệp mới đã hoạt động, sản lượng công

nghiệp tăng 2,2 lần. 1938 hệ thống đường sắt và đường xe điện

ngầm được phát triển mạnh ở Matxcơva

• Nước Nga đứng đầu Châu Âu và đứng thứ 2 trên TG sau Mỹ về sản

xuất dầu lửa và vàng, than, thép.

* Hạn chế :

• Bên cạnh những kết quả đạt được cũng bộc lộ những yếu kém như :

tính kém hiệu quả

• Tình trạng mất cân đối giữa công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng.

• Tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng.

• Hình thức, mẫu mã của hàng hóa chưa hấp dẫn.

Câu 16 : Nội Dung Cải Cách Và Mở Cửa Ơû Trung Quốc (Từ 1978)

Trong Điều Kiện Lịch Sử Nào ?

* Điều kiện lịch sử

_ Vào tháng 11 năm 1978 tại hội nghị lần 3 khoá 11, Đảng Cộng Sản TQ

vạch rõ những nguyên nhân gây nên sự trì trệ về kinh tế xã hội. Từ việc

xem xét và đánh giá thực trạng kinh tế xã hội các nhà lãnh đạo của

Trung Quốc đã đề ra những biện pháp để điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế đã

mất cân đối.

_ Từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng chuyển sang ưu tiên phát triển

sản xuất công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng và những ngành công nghiệp

đáp ứng nhu cầu cấp bách của đất nước. TQ chủ trương XD nền kinh tế

hàng hóa XHCN, chủ trương khôi phục và duy trì 1 nền kinh tế nhiều

thành phần, bỏ đi những quan niệm truyền thống và xác lập mối quan hệ

mới là kết cấu của chế độ sở hữu phải do tính chất của sức sản xuất quyết

định .

_ Cùng với cải cách kinh tế TQ còn tiến hành cải cách thể chế chính trị,

TQ thực hiện chính sách mở cửa quan hệ với TG bên ngoài. Để tiến

hành hoạt động mở cửa, TQ cho XD lại các đặc khu kinh tế. Năm 1980

TQ cho XD các đặc khu kinh tế là : Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Dầu và

Hạ Môn.

_ Với nông nghiệp, nông thôn TQ thực hiện rộng khắp nhiều hình thức

khoán sản phẩm , xác lập vai trò chủ thể của nông hộ trong sản xuất và

kinh doanh. Chế độ khoán đã đem lại những thắng lợi cơ bản cho nông

nghiệp. Sản lượng lương thực tăng nhanh, nếu năm 1978 là triệu tấn thì

năm 1987 là 402 triệu tấn, năm 1993 là 456,4 triệu tấn. Những sản phẩm

khác trong nông nghiệp như bông, dầu, mía, thịt….đều tăng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: