kinh te nong thon(chuong 2)

Ch

ươ

ng II

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN

I. T

NG QUAN V

KINH T

NÔNG THÔN

1. Vai trò của phát triển kinh tế nông thôn

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến 2010 nhấn mạnh mục tiêu phát triển nhanh kinh  tế, tạo việc làm và giảm nghèo. Để thực hiện mục tiêu này, cần có sự thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Chiến lược của Chính phủ trong 20 năm tới dựa trên sự chuyển dịch từ nền kinh tế coi nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế công nghiệp hóa với sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và dịch vụ. Sự chuyển dịch này liên quan đến việc tăng tỷ lệ dân sống ở vùng thành thị. Rút kinh nghiệm của các nước đang phát triển ở Đông Nam Á và Nam Mỹ, Chính phủ đã có những cố gắng hạn chế tối đa sự di dân từ nông thôn vào thành phố, bằng tạo việc làm và đẩy nhanh sự phát triển kinh tế ở nông thôn.

Phát triển kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt vào sự phát triển kinh tế quốc dân. Vai trò đó thể hiện qua các nhiệm vụ và những đóng góp sau:

- Đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân cả nước;

- Cung cấp nguyên liệu và sức lao động cho các ngành công nghiệp và dịch vụ;

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, hạn chế việc di dân tự phát

từ nông thôn ra thành thị;

- Tạo nguồn thu nhập ngoại tệ thông qua xuất khẩu các sản phẩm từ nông, lâm, ngư

nghiệp và ngành nghề thủ công;

- Bảo vệ và làm giàu môi trường sinh thái và cảnh quan, duy trì và bảo tồn nền văn

hóa bản sắc dân tộc.

2. Các hoạt động kinh tế trong nông thôn

Kinh tế của một nước nói chung, của nông thôn nói riêng bao gồm các hoạt động kinh tế thuộc ba loại lớn sau:

- Những hoạt động sản xuất chính.

- Những hoạt động sản xuất thứ sinh (hoặc chế biến).

- Những hoạt động thứ ba (hoặc dịch vụ).

Các hoạt động sản xuất chính là những hoạt động liên quan đến việc trồng trọt, thu hoạch hoặc khai thác nguyên liệu, như hoạt động của các ngành:

- Nông nghiệp;

- Lâm nghiệp;

- Thủy sản hoặc nuôi trồng thủy sản;

- Khai thác mỏ và đá.

Các hoạt động sản xuất thứ sinh (hoặc chế biến) là những hoạt động liên quan đến việc chế biến những nguyên liệu từ hoạt động sản xuất chính và sản xuất các mặt hàng có thể sử dụng hoặc tiêu thụ, thí dụ:

- Sản xuất phomát từ sữa, quần áo từ len;

- Xây dựng nhà cửa, đường sá;

- Làm đồ gốm hoặc các hàng hóa gia công khác và v.v…

Các hoạt động thứ ba (hoặc dịch vụ) là những hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ như:

- Bán hàng hóa ở các cử hàng, các chợ;

- Bảo dưỡng hoặc sửa chữa công cụ, máy móc;

- Dịch vụ khách sạn, du lịch;

- Xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa, và v.v…

Ba khu vực kinh tế: chính, thứ sinh, thứ ba được liên kết chặt chẽ với nhau thành “chuỗi xích” hoạt động kinh tế. Thí dụ, một nông dân sản xuất gạo có thể mua chiếc cày ở một cửa hàng nông cụ. Anh ta có thể bán gạo của mình cho một thương nhân, rồi người này lại bán lại cho một công ty xuất khẩu, công ty này thuê công ty vận chuyển để chuyển gạo tới cảng, tại đây gạo có thể được bán cho người mua nước ngoài, một công ty vận tải biển lại được thuê để chuyển gạo về nước mình và sau đó thông qua chợ bán buôn hoặc cửa hàng bán lẻ để bán cho những người tiêu dùng. Ở mỗi khâu trong “chuỗi xích” này, việc kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên quan phải trang trải các chi phí (tiền lương, thiết bị…) và phải có lãi để duy trì công việc kinh doanh. Những chi phí này được phản ánh ở giá bán gạo, do đó giá này sẽ phải cao hơn giá mà họ mua. Vì vậy, giá (một kg) gạo khi đến tay khách hàng nước ngoài có thể cao gấp nhiều lần mà người nông dân bán ra. Nhưng giá bán cuối cùng không thể cao hơn giá bán gạo có chất lượng tương tự, thí dụ từ Thái Lan chẳng hạn. Bất kỳ sự giảm giá bán cuối cùng nào cũng đều được phản ánh (thông qua “chuỗi xích” kinh tế) ở giá mà người nông dân nhận được cho sản phẩm cơ bản của mình.

Trong điều kiện nông thôn Việt Nam, hầu hết các hoạt động kinh tế có xu hướng tập trung ở các giai đoạn đầu của các “chuỗi xích” kinh tế này, nhất là các hoạt động sản xuất chính như nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Hoạt động kinh tế ở các giai đoạn sau của chuỗi kinh tế (như chế biến lương thực, xuất khẩu, vận chuyển…) thường được tiến hành ở các thị xã, thành phố lớn hoặc ở các cảng. Vì vậy nhiều doanh nghiệp ở các vùng nông thôn, đặc biệt là người nông dân có thể chỉ nhận được giá cơ bản cho các sản phẩm ban đầu trong khi tiền nhận thêm liên quan đến sản phẩm này có thể chủ yếu ở các thành phố.

Nếu muốn làm cho nền kinh tế nông thôn vững mạnh, thì phải giữ lại thêm “các mắt xích” trong các “chuỗi xích” kinh tế cho các vùng nông thôn, hoặc thậm chí phải đẩy một số mắt xích ra khỏi chuỗi để sao cho người sản xuất càng liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Thí dụ, người nông dân bán rau trực tiếp cho người tiêu dùng sẽ nhận được nhiều tiền hơn là bán cho người bán buôn. Người làm đồ gốm trong làng bán trực tiếp các sản phẩm của mình cho khách sẽ nhận được nhiều tiền hơn là nếu bán cho một công ty xuất khẩu.

3. Các thành phần kinh tế trong nông thôn

Giai đoạn quá độ chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađang làm thay đổi vai trò của các thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế chính đượcChính phủ công nhận, bao gồm:

- Hộ gia đình;

- Hợp tác xã;

- Doanh nghiệp nhà nước;

- Doanh nghiệp tư nhân tồn tại dưới các hình thức pháp lý: Doanh nghiệp cá nhân, công ty hợp doanh, công ty hùn vốn trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

a) Hộ gia đình:

Ở nông thôn, hầu hết các hoạt động kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đều do các hộ gia đình điều hành. Luật Đất đai năm 1993 công nhận các nông hộ là những đơn vị kinh tế tự chủ và đã cấp cho họ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc này đã làm cho hang triệu hộ nông dân an tâm lao động trên đất đai của mình và khuyến khích họ đẩy mạnh sản xuất. Kết quả là nhiều nông hộ đã thoát cảnh nghèo và trở nên khá giả hơn, sản xuất gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác tăng mạnh, góp phần an ninh luơng thực và xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện cho các “doanh nghiệp gia đình” phát triển và đa dạng hóa hoạt động kinh tế. Các nông hộ sẽ được khuyến khích chuyển sang sản xuất hàng hóa. Những hộ nghèo được cấp vốn tín dụng ưu đãi, được tư vấn và tập huấn các kiến thức cần thiết.

b) Hợp tác xã:

Luật Hợp tác xã quy định việc thành lập các hợp tác xã kiểu mới dựa trên cơ sở tham gia tự nguyện của nông dân hoặc những người khác. Các hợp tác xã này không quản lý việc canh tác chính mà cung cấp các dịch vụ cho nông dân như dịch vụ giống, phân bón, vốn vay để mua máy móc, quản lý các hệ thống, công trình thủy lợi, cung cấp điện, tín dụng, v.v… Các hợp tác xã này cũng hoạt động để khắc phục những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường, thí dụ như việc mua và cất giữ các nông sản trong thời kỳ giá hạ. Một số hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới còn tham gia vào nhiều loại hình hoạt động đa dạng, như điều hành các nhà máy thủy điện, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc hoặc các xí nghiệp sản xuất giày dép, hàng dệt và các hàng hóa khác.

c) Doanh nghiệp Nhà nước

Các công ty do Nhà nước sở hữu gọi là doanh nghiệp Nhà nước. Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp đã đóng góp sản lượng công nghiệp chủ yếu. Vị trí doanh nghiệp Nhà nước có sự thay đổi sau khi có chính sách “đổi mới” từ 1989. Nhà nước đưa ra một chương trình cải cách các doanh nghiệp này để đưa vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước như là một phần của động lực quốc gia nhằm hiện đại hóa ViệtNam.

Chính phủ chủ trương đa dạng hóa quyền sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước thông qua cổ phần hóa (bán các cổ phần của Nhà nước), bán toàn bộ hoặc chuyển nhượng tự do cho khu vực tư nhân, giải thể các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả và sắp xếp lại những doanh nghiệp Nhà nước còn lại. Trong phát triển nông thôn, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn là lực lượng lãnh đạo trong một số khu vực quan trọng, nhất là các khâu tiêu thụ và chế biến nông sản. Các công ty chế biến sẽ được cổ phần hóa và từng bước bán cổ phần cho nông dân xuất khẩu nguyên liệu, điều này sẽ gắn quyền lợi của nông dân với quyền lợi của doanh nghiệp.

d) Khu vực tư nhân:

Chủ trương của Chính phủ là khuyến khích khu vực tư nhân ngày càng phát triển góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế nông thôn. Chính phủ cũng khuyến khích hoạt động thương mại trên quy mô lớn, đặc biệt ở các ngành công nghiệp chế biến, chăn nuôi quy mô lớn và các ngành công nghiệp khác không sử dụng nhiều đất nông nghiệp và khuyến khích sự đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực này. Quá trình cổ phần hóa hoặc đa dạng hóa chủ sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo cơ hội để khu vực tư nhân tăng cường đầu tư vào kinh tế nông thôn.

4. Mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn

Mục tiêu chung và lâu dài của phát triển kinh tế nông thôn là công nghiệp hóa vàhiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tức là xây dựng một nền nông nghiệp kinh tếnông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, kỹ thuật sản xuấttiến tiến và phù hợp, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giảiquyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng nhanh thu nhập và mức sống của dân cư nôngthôn, đưa nước ta tiến đến văn minh hiện đại và nâng cao vị thế của các nông sản nướcta trên thị trường thế giới.

Những chỉ tiêu cơ bản thể hiện mục tiêu trên, đó là:

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng nông thôn đạt khoảng 7% đến8% trong thời kỳ 2000 đến 2005 và 10% đến 11% trong 5 năm tiếp theo.

- Tiếp tục phát triển các khu vực công nghiệp và dịch vụ với tốc độ nhanh hơn khuvực nông nghiệp để tạo việc làm, tạo sự cân đối về GDP giữa ba khu vực và việc làm sẽchuyển dần từ nông nghiệp sang hai khu vực kia.

- Mỗi năm tạo 800.000 việc làm mới trong kinh tế nông thôn.

- Nâng mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm của các vùng nông thôn từ230$ năm 2000 lên tới 550$ vào năm 2010, duy trì tỷ lệ giữa thu nhập bình quân ở nôngthôn và thu nhập bình quân trong toàn quốc.

- Tiếp tục cải thiện hạ tầng cơ sở nông thôn và dịch vụ.

- Bằng các biện pháp duy trì mức dân số nông thôn tuyệt đối, đồng thời chấp nhậnsự giảm tỷ lệ này ở mức tương đối (so với tỷ lệ dân số trong cả nước).

5. Những bài học phát triển kinh tế nông thôn từ các nước châu Á

Kinh nghiệm về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ các nước và lãnh thổ ởchâu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Inđônêsia, Malaisia, Thái Lan và Trung Quốc lànhững bài học đáng chú ý. Những nước này đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP hàngnăm theo đầu người khá cao trong vòng 20 năm qua. Kinh nghiệm cho thấy, đạt được sựthay đổi này là do việc kết hợp các chính sách sau:

- Kiểm soát lạm phát và duy trì tỷ giá hối đoái cạnh tranh;

- Đầu tư cho nguồn nhân lực thông qua giáo dục bằng kinh phí từ các nguồn côngcộng;

- Khuyến khích cá nhân gửi tiền tiết kiệm;

- Tự do hóa khu vực tư nhân và hạn chế những xáo trộn về giá;

- Cho tiếp cận, khuyến khích xuất khẩu và tiếp nhận công nghệ nước ngoài;

- Cải thiện cơ sở hạ tầng mà các doanh nghiệp cần như giao thông, cung cấp nướcvà thông tin liên lạc;

- Tránh phân biệt đối xử với nông nghiệp trong việc đánh thuế và trong các chínhsách khác.

Đặc biệt, những bài học của Trung Quốc những năm gần đây rất có ý nghĩa đối vớiphát triển nông thôn ViệtNam. Chương trình cải cách của Trung quốc cũng được bắtđầu từ nông nghiệp, nhờ sáng kiến chuyển từ sản xuất tập thể sang các nông hộ và cánhân. Các cá nhân không được tự do mua bán đất nhưng họ được quyền sử dụng đất vànhờ vậy họ được khuyến khích quản lý tốt đất đai. Sự thay đổi này được sự ủng hộ rộngrãi, được thử nghiệm thành công ở một tỉnh và phát triển thành chính sách áp dụng rộngrãi trên toàn quốc.

Kết quả của chính sách này đã đẩy mạnh sức sản xuất. Sau đó, Chính phủ đã giảiquyết vấn đề giá cả theo một giải pháp khôn khéo - một hệ thống hai giá đã được ápdụng, trong đó lương thực dùng để đáp ứng các chỉ tiêu của nền kinh tế bao cấp cũ đượcbán theo giá được kiểm soát theo cách cũ, phần còn lại được bán theo giá thị trường.Kết quả đã làm cho giá thị trường thay đổi và không gây ra lạm phát tràn lan. Sau mộtthời gian, việc kiểm soát gía được bãi bỏ và thị trường tự do hiện đang hoạt động.Tác dụng của việc làm này đã làm tăng đáng kể thu nhập của nông dân và do đónhu cầu của họ về các hàng tiêu dùng tăng lên, tạo ra ‘thị trường trong nước’ về cáchàng hóa công nghiệp và dịch vụ. Chính phủ đã hỗ trợ việc thiết lập hàng triệu cácdoanh nghiệp mới ở các thị trấn và làng quê để phục vụ thị trường gia tăng này. Chínhphủ khuyến khích các công ty nước ngoài đến tham gia liên doanh và đã trở thành quốcgia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trong số các nước đang phát triển.Chính phủ Trung quốc cũng đã cải tổ lại cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.Kết quả sự thay đổi này đã làm tăng số việc làm trong khu vực phi nông nghiệp. Thunhập từ phi nông nghiệp là một yếu tố chủ yếu góp phần thoát khỏi đói nghèo và làmtăng mức sống của nông thôn Trung quốc.

II. PHÁT TRI

N NÔNG NGHI

P

1. Vai trò của nông nghiệp trong kinh tế nông thôn

Hiện nay và trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống quốc gia và trong kinh tế nông thôn. Bất kỳ một quốc gia nào xuất phát điểm của nền kinh tế ban đầu cũng là nông nghiệp, sau quá trình công nghiệp hoá mới trở thành các nước công nghiệp phát triển. Nền kinh tế nông thôn coi nông nghiệp là nền tảng, nói đến nông thôn phải đề cập đến nông nghiệp, coi phát triển nông nghiệp là điều kiện tiên quyết cho phát triển nông thôn. Trong giai đoạn đầu phát triển nông thôn, giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) của khu vực nông thôn, sau đó trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp giảm dần tỷ trọng của nó nhường vị trí cho công nghiệp và dịch vụ. Có thể nói, nền kinh tế nông thôn đi lên từ nông nghiệp, phát triển nông thôn phải coi trọng phát triển nông nghiệp; nông nghiệp giúp cho đất nước ổn định kinh tế xã hội, tạo đà cho phát triển nông thôn.

Ðến năm 2004 ở nước ta nông nghiệp chiếm 21,8% GDP cuả cả nước, sử dụng 66% lực lượng lao động xã hội. Nông nghiệp bảo đảm an ninh lương thực, là nguồn sinh sống chính của hàng triệu gia đình nông dân, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, là nguồn xuất khẩu ngày càng quan trọng hoặc sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu và là phương tiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống cộng đồng.

Nông nghiệp vẫn là ngành cốt lõi của nền kinh tế của ViệtNamtrong vài thập kỷ tới. Trong xã hội hiện đại, vai trò của nông nghiệp không bị coi nhẹ mà có nhiều nét mới, đặc sắc hơn dưới dạng sản xuất công nghiệp với công nghệ cao, tạo ra thu nhập và hiệu quả cao. Nông nghiệp phát triển, tạo yếu tố vật chất cho công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển, từng bước cải thiện cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt của người dân nông thôn.

2. Phát triển nông nghiệp bền vững

Ngày nay phát triển nông nghiệp bền vững là vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm, phát triển nông thôn không thể đạt kết quả mong muốn nếu không chú trọng bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một bộ phận hợp thành của một nền kinh tế phát triển bền vững.

Phát triển nông nghiệp bền vững được định nghĩa bởi Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) năm 1992:

"Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo đảm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp sẽ không làm tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế và được xã hội chấp nhận".

Nông nghiệp bền vững phải đạt 3 mục đích:

- Ðạt hiệu quả kinh tế cao.

- Bảo đảm công bằng kinh tế và công bằng xã hội.

- Gìn giữ và làm phong phú môi trường.

Uỷ ban Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đã đưa ra 4 đặc trưng của phát

triển bền vững (tháng 5 năm 2002):

- Nuôi dưỡng các nguồn tài nguyên toàn thế giới cho thế hệ ngày nay và mai sau.

- Áp dụng mỗi nơi cách làm nông nghiệp địa phương.

- Bảo đảm vai trò của nông dân trong mọi khâu của quá trình ra quyết định.

- Phân phối một cách công bằng quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên và sản phẩm sản xuất ra.

Ðồng thời 4 nhân tố đảm bảo cho phát triển nông nghiệp bền vững trong khu vực nông thôn cần được nhận thức một cách đầy đủ:

- Sự tham gia chủ động, tích cực của các cộng đồng nông thôn, hội nông dân, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và các cơ quan nhà nước.

- Môi trường chính sách quốc gia thuận lợi, giàu tính khuyến khích và hỗ trợ.

- Thông tin minh bạch, thông suốt và có hiệu quả giữa các tác nhân liên quan.

- Tập trung hoạt động nghiên cứu ứng dụng những cách làm, những kỹ thuật phù hợp của địa phương.

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, 4 đặc trưng và 4 nhân tố cốt yếu của phát triển nông nghiệp bền vững được nêu và nhấn mạnh vào 2 điểm cần được lưu tâm:

- Mở rộng dân chủ, phát huy vai trò chủ động, tích cực của đông đảo nông dân và cộng đồng nông thôn.

- Coi trọng vận dụng, đề cao cách làm và kỹ thuật nông nghiệp của địa phương.

Trên thực tế, trong các cộng đồng nông thôn người dân sẵn sàng tham gia vào các hoạt động phát triển nếu vai trò của họ được đề cao, nếu họ được bàn bạc và thảo luận. Những kinh nghiệm và cách làm được những người nông dân đúc kết từ bao đời, trong đó có không ít những thất bại đã được rút ra và tìm cách phòng tránh, bởi vậy đề cao và vận dụng những kinh nghiệm bản địa trong sản xuất nông nghiệp là một yếu tố bảo đảm sự thành công.

3. Những thành tựu phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới

Trong 16 năm đổi mới từ 1988 đến 2004, ngành nông nghiệp đã có tiến bộ mạnh mẽ với chế độ khoán trong nông nghiệp (1988), giao đất cho nông dân (1993), lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế. Kết quả là nếu năm 1988 phải nhập 450 nghìn tấn lương thực thì từ năm 1999 bắt đầu xuất khẩu gần 1 triệu tấn gạo, an ninh lương thực trên bình diện quốc gia được bảo đảm.

- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,3% năm, thu nhập từ nông nghiệp chiếm 21,8% GDP của nền kinh tế. Nông nghiệp phát triển đa dạng và nổi bật là sản xuất lương thực. Cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, chăn nuôi... phát triển nhanh, phần lớn các mặt hàng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước.

- Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản liên tục tăng bình quân 13% năm, năm 2003 giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 5,89 tỷ USD chiếm 29,2% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Xuất khẩu gạo từ 1988 tới nay hàng năm đều đạt 3,5 đến 4 triệu tấn đứng thứ 2 thế giới, xuất khẩu cà phê và hạt điều đứng thứ 3 thế giới...

- Từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp đã từng bước chuyển sang nông nghiệp hàng hoá, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung: Lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng; cà phê ở Tây Nguyên và Ðông Nam Bộ; chè ở miền núi và trung du phía Bắc; cao su ở Ðông Nam Bộ; cây ăn quả ở Ðông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

- Lâm nghiệp đã có những chuyển biến sâu sắc, từ lâm nghiệp Nhà nước chủ yếu do quốc doanh quản lý, lấy khai thác gỗ rừng tự nhiên làm mục tiêu sang lâm nghiệp xã hội, giao khoán rừng và đất rừng cho hộ quản lý, gắn trách nhiệm và lợi ích cho nông dân. Các chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình 661 về trồng mới 5 triệu ha rừng đã đạt kết quả tốt góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 27% năm 1988 lên 35% năm 2003.

- Trong ngành thuỷ sản, chuyển từ đánh bắt tự nhiên là chính sang nuôi trồng tập trung, phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh, thu từ nuôi trồng chiếm 53,2% giá trị toàn ngành thuỷ sản, phát triển mạnh các cơ sở chế biến phục vụ xuất khẩu.

- Gần 40% số hợp tác xã nông nghiệp ở nông thôn đã đăng ký lại hoặc xây dựng mới theo Luật hợp tác xã, hướng hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ nông dân. Các doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp đang được cổ phần hoá hoặc sắp xếp lại để làm ăn có hiệu quả hơn. Ðến năm 2003 có hơn 110.000 trang trại, hơn 2 triệu hộ nông dân sản xuất giỏi.

Mặc dù đã đạt nhiều tiến bộ và thành tựu, nhưng nông nghiệp ViệtNamvẫn còn những tồn tại và yếu kém cần được khắc phục:

- Thu nhập từ nông nghiệp còn rất thấp, 90% số nguời nghèo sống ở nông thôn, chỉ mới có việc làm trung bình 72% thời gian lao động của nông dân, một số nơi nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa đảm bảo an ninh lương thực.

- Ðất nông nghiệp ít, bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có hơn nửa hecta, đất đai các hộ bị chia thành nhiều mảnh nhỏ manh mún không thuận lợi cho thâm canh, sức ép phá rừng làm nương rẫy vẫn rất lớn ở miền núi. Còn nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc cần được đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp được cải thiện chậm, mất cân đối giữa chăn nuôi và trồng trọt, đến năm 2003 thu từ trồng trọt chiếm 75,4%, từ chăn nuôi 22,4%, từ dịch vụ nông nghiệp 2,2%. Còn nhiều hạn chế về cải thiện giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng kỹ thuật canh tác mới.

- Trong lâm nghiệp khâu đầu tư trồng rừng còn yếu, giao rừng, quản lý rừng chưa đạt mong muốn. Thu lâm nghiệp từ khai thác chiếm 75,4%, thu nhặt lâm sản chiếm 13,7%, thu từ lâm sinh chỉ chiếm 7,8%.

- Trong thuỷ sản thâm canh nuôi trồng chưa cao, công nghệ chế biến chưa đạt mong muốn dẫn đến sức cạnh tranh hàng thuỷ sản còn yếu.

- Cơ khí hoá nông nghiệp tuy có tiến bộ nhưng còn chậm, cơ bản vẫn là sản xuất thủ công, năng suất thấp. Hạ tầng cơ sở về đường sá, điện, thuỷ lợi nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp.

- Khâu chế biến và bảo quản nông sản không đồng bộ và công nghệ lạc hậu, chỉ có 60% chè, 50% mía, 10% rau quả được chế biến... Nhiều sản phẩm xuất khẩu ở dạng thô, tiêu thụ giá thấp so với các nuớc khu vực (thí dụ gao, rau quả, thịt) hoặc chi phí cao (thí dụ đường) hoặc sản lượng không đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước (thí dụ cây có sợi, sữa, dầu thực vật) hoặc sản xuất quá mức so với yêu cầu thị trường thế giới (thí dụ cà phê).

- Các hệ thống hỗ trợ của Chính phủ cho nông nghiệp còn nhiều hạn chế về khuyến nông, tư vấn, các dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật... Người nông dân thiếu thông tin đầy đủ về thị trường.

Những năm qua, nông nghiệp ViệtNamđạt được những thành tựu về phát triển do những nhân tố sau đây:

- Ðường lối đổi mới đúng đắn của Ðảng và Chính phủ tạo sinh khí cho phát triển kinh tế xã hội đất nước trong đó có nông nghiệp.

- Cải cách chính sách ruộng đất, trao quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp lâu dài cho các hộ nông dân, đã tạo động lực sử dụng có hiệu quả hơn quỹ đất hiện có.

- Tăng cường đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp và cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt về thuỷ lợi, điện, giao thông nông thôn.

- Trình độ thâm canh của nông dân được nâng cao, năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên nhờ việc áp dụng giống mới, các phương thức canh tác mới và công nghệ cao.

- Tăng diện tích đất nông nghiệp, tăng lực lượng lao động và huy động nhiều nguồn vốn vào phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển mạnh mẽ các trang trại nông nghiệp, các cơ sở chế biến và xuất khẩu nông sản, từng bước phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.

4. Mục tiêu và những biện pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp

Từ một nước nông nghiệp đi lên, vai trò chủ chốt của nông nghiệp của nước ta trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế là không thể phủ nhận. Cần thiết phải phát triển một nền nông nghiệp hiện đại hoá không chỉ để đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo mà còn để làm động lực cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Chiến lược đến năm 2010 của ViệtNamnhấn mạnh vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Bởi vì, ViệtNamchấp nhận đối mặt với môi trường cạnh tranh cao của thị trường thế giới.

a) Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam:

Mục tiêu chung và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là: Xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, sản xuất tiến bộ và phù hợp, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng nhanh thu nhập và đời sống người dân nông thôn, đưa nước ta trở thành một nước văn minh hiện đại và nâng cao vị thế của hàng nông sản và nông thôn nước ta trên thị trường thế giới.

b) Mục tiêu phát triển nông nghiệp đến năm 2010:

Chiến lược của ViệtNamnêu lên tầm nhìn và mục tiêu sau đây cho phát triển nông nghiệp:

- Phát triển một nền nông nghiệp bền vững, có hiệu quả cao, đa dạng và hội nhập.

- Hướng tới một nền nông nghiệp hàng hoá.

- Sản xuất nông nghiệp dựa trên các cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật hiện đại.

- Tăng cường cơ khí hoá nhằm giảm nhẹ sức lao động ở các khâu công việc nặng nhọc và đạt năng suất lao động cao.

- Có khả năng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có năng suất và chất lượng cao, đa dạng theo vùng và phù hợp với công nghiệp chế biến để tăng cường xuất khẩu.

- Có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các mục tiêu trên được cụ thể hoá thành các chỉ tiêu phấn đấu của toàn ngành nông nghiệp theo từng giai đoạn (bảng 10).

B

ng 10

.

Các ch

tiêu phát tri

n nông nghi

p Vi

t Nam d

ế

n 2010 và 2020

Ch

tiêu 2005 2010 2020

- Giá tr

s

n ph

m nông nghi

p (t

USD) 12,8 15,0 22,4

- Giá tr

xu

t kh

u (t

USD) 5-6 9 -10 13-15

- S

n l

ượ

ng l

ươ

ng th

c quy thóc (tri

u t

n) 36 > 40

- GDP nông nghi

p trong c

ơ

c

u kinh t

ế

nông thôn 45 - 50

- T

tr

ng giá tr

s

n ph

m ch

ă

n nuôi (%) 23 25

- T

l

che ph

r

ng (%) 35 43

Các chỉ tiêu trên dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng hàng năm trong sản xuất nông nghiệp là 4 đến 4,5% tương tự với tốc độ bình quân 4,3% trong những năm vừa qua. Mục tiêu còn đề ra là tăng gấp đôi giá trị sản phẩm nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp từ mức 1.000 USD/ha hiện tại lên 2.000 USD/ha vào năm 2010 và đạt mức cao hơn nữa về giá trị sản phẩm bình quân trên một lao động nông nghiệp từ 310 USD/ người lên 1.500 USD/ người.

Yêu cầu tăng trưởng đạt các chỉ tiêu trên trong một thời gian dài là một thách thức lớn. Trong số các nước ở châu Á, chỉ riêng có ViệtNamvà Trung Quốc là hai nước đạt tốc độ tăng trưởng trên 4% năm về sản xuất nông nghiệp trong 2 thập kỷ qua. Ấn Ðộ, Indonexia và Thái Lan đều đạt tốc độ từ 2,6 đến 3,9%, Philippin đạt 1 đến 1,5%. Tăng trưởng cao về nông nghiệp trong các nước đang phát triển góp phần đáng kể đạt tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, Trung Quốc và ViệtNamlà những minh chứng thực tế cho điều đó.

c) Những biện pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam:

Ðể đạt được những mục tiêu phát triển nông nghiệp, các biện pháp đã được thảo luận và nêu lên nhằm đáp ứng yêu cầu chính sách, nguồn lực và tổ chức thực hiện:

- Tiếp tục đổi mới giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất và sử dụng đất một cách

hợp lý, có hiệu quả cao

Thách thức đặt ra là khai thác hợp lý để tăng quỹ đất nông nghiệp có thể, bù đắp

quỹ đất nông nghiệp giảm hàng năm do nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá và phát

triển hạ tầng. Những kết quả về đổi mới chính sách đất đai đã tác động làm cho các hộ

nông dân sử dụng đất có hiệu quả hơn, tăng cao sản lượng nông nghiệp. Tuy nhiên đến

năm 1999 vẫn còn 12% số hộ nông dân và 18% quỹ đất nông nghiệp, 40% số nông

trường quốc doanh chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chiến lược đến

năm 2010 đặt ra nhiệm vụ hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất. Tiếp tục chỉ đạo “dồn điền, đổi thửa” để khắc phục tình trạng manh mún

ruộng đất và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ khí hoá và công tác quản lý đất đai. Khuyến

khích phát triển trang trại có quy mô đủ lớn để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá

và đa dạng hoá.

- Tăng vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó tập trung vào

cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi súc vật, bảo quản và

chế biến nông sản

Chiến lược đến năm 2010 nhấn mạnh nỗ lực đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu cho

nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nông nghiệp gồm:

Công nghệ sinh học: Ðưa nhanh tiến bộ trong công nghệ sinh học vào sản xuất

nhằm tạo ra bước đột phá mới về năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Công nghệ tự động hoá: Áp dụng những thành tựu trong nước và nước ngoài trong

tự động hoá vào các lĩnh vực: Chế biến nông sản nhất là nông sản xuất khẩu; chăn nuôi

gia súc, chế biến thức ăn, giết mổ và chế biến thịt, sữa; thuỷ lợi áp dụng tự động hoá

trong điều khiển tưới, tiêu, phòng chống lũ lụt.

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

43

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

44

Công nghệ thông tin: Nối mạng thông tin đến các xã trong cả nước, tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp, người sản xuất nắm bắt thông tin thị trường, từng bước kết nối

giữa nhà sản xuất và nhà tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài.

Công nghệ vật liệu mới: Áp dụng máy móc thiết bị phục vụ cơ khí hoá nông

nghiệp, bảo quản và chế biến nông sản, đóng gói nông sản. Thuỷ lợi, áp dụng xi măng

đầm làm các đập, sử dụng vải địa kỹ thuật làm lõi đập, vật liệu mới làm ống dẫn nước...

- Ðầu tư tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp các công trình thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng

khác như giao thông, điện, cung cấp nước và viễn thông

Chiến lược đến năm 2010 đề ra: Cần có thêm các biện pháp kiểm soát lũ lụt ở

Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, củng cố và nâng cao các đê sông, đê

biển. Mở rộng diện tích tưới tiêu, đảm bảo tưới cho 6,3 triệu ha đất lúa, 1,2 triệu ha cây

công nghiệp các loại. Tăng cường hoạt động và đổi mới quản lý hệ thống thuỷ lợi, gắn

quyền lợi và trách nhiệm người dân với công trình thuỷ lợi.

- Tăng cường cơ khí hoá và điện khí hoá nông nghiệp

Ðẩy mạnh việc chuyển sản xuất bằng thủ công sang sản xuất bằng máy nhằm tăng

năng suất và giải phóng sức lao động nông nghiệp. Chính phủ Việt Nam xác định phát

triển mạnh cơ khí hoá và điện khí hoá là vấn đề thiết yếu cho việc tăng trưởng kinh tế ở

các vùng nông thôn. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ khí hoá 70 đến 80% khối

lượng công việc sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên cơ khí hoá các sản phẩm xuất khẩu, sản

phẩm thay thế nhập khẩu. Ưu tiên vào các khâu làm đất và cải tạo đồng ruộng; gieo

trồng, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh, tưới tiêu, thu hoạch, chế biến và bảo quản

nông sản, vận chuyển, nước phục vụ chăn nuôi và vệ sinh gia súc. Ðến 2010 đưa lưới

điện quốc gia về 90% số xã và 70% số hộ nông thôn. Ðẩy mạnh áp dụng các nguồn

năng lượng thiên nhiên khác: thuỷ điện nhỏ, khí đốt, gió, năng lượng mặt trời...

- Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp và khuyến nông

Thiết lập các trung tâm chuyển giao công nghệ chung hoặc công nghệ chuyên

ngành ở các vùng và các huyện.

Xây dựng các tổ chức khuyến nông Nhà nước hoặc khuyến nông tự nguyện làm

công tác khuyến nông.

Giúp đỡ đào tạo nghề và bồi dưỡng lực lượng lao động kỹ thuật nông nghiệp cho

các địa phương. Mở các trung tâm tư vấn giúp nông dân kinh doanh nông nghiệp.

Thành lập các trung tâm thông tin ở xã và huyện gắn liền với khuyến nông và cung

cấp thông tin, hướng dẫn kỹ thuật, nhu cầu thị trường giúp nông dân và các trang trại ra

quyết định sản xuất.

- Ðẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên môn hoá phù hợp với từng vùng

http://www.ebook.edu.vn

Chiến lược đến năm 2010 phát triển sản xuất nông nghiệp theo những mô hình sản

xuất phù hợp với từng vùng sinh thái nhằm phát huy lợi thế từng vùng.

Miền núi và trung du Bắc Bphát triển chè, cà phê Arabica, các quả nhiệt đới và

cận nhiệt đới (cam, quýt, dứa, chuối, nhãn, mận, đào, hồng...), lâm nghiệp, chăn nuôi

trâu, bò...

Ðồng bằng sông Hồng phát triển lúa, ngô, cây ăn quả (nhãn, vải...), rau, hoa, cây

cảnh, lợn, gà, vịt, nuôi trồng thuỷ sản, chú ý đặc biệt các cây trồng mùa đông.

Khu IV cũ phát triển lạc, mía, chè, cà phê, hạt tiêu, cam, chanh, nuôi lợn, bò, lâm

nghiệp, thuỷ sản ven biển.

Duyên hải miền Trung phát triển điều, ca cao, hạt tiêu, lạc, mía, bông vải, thanh

long, xoài, nho, nuôi bò, cừu, lâm nghiệp, lúa, ngô, sắn, nuôi trồng thuỷ sản ven biển.

Tây Nguyên phát triển cà phê, cao su, hạt điều, rau, hoa, chè, hạt tiêu, bông vải,

rừng, ngô, cây họ đậu, tơ tằm.

Ðông Nam Bphát triển hạt điều, cao su, cà phê, hạt tiêu, bông vải, quả nhiệt đới,

lạc, rau, hoa, cây cảnh, mía, lâm nghiệp, bò sữa, lợn, gà...

Ðồng bằng sông Cửu Long phát triển lúa, cây ăn quả nhiệt đới, nuôi lợn, gà vịt,

thuỷ sản, rừng.

- Tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

Ðến năm 2010, tập trung sản xuất 3 nhóm sản phẩm chính:

Các sản phẩm có tính cạnh tranh cao: Lựa chọn để tập trung sản xuất một số sản

phẩm mà ViệtNamcó thế mạnh, có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực và trên

thế giới là ưu tiên trong chính sách phát triển nông sản xuất khẩu, đây cũng chính là

những sản phẩm được xếp thứ hạng cao về sản lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới:

lúa gạo, cà phê, hạt tiêu...

Lúa - duy trì 4 triệu ha đất lúa nhằm đạt sản lượng 33 triệu tấn thóc trong đó có

khoảng 8 triệu tấn để xuất khẩu, quan tâm lúa chất lượng cao xuất khẩu, cải tiến kỹ

thuật xay xát để cải thiện chất lượng và độ tin cậy trên thị trường.

Cà phê - chú trọng thâm canh cà phê rôbusta trên diện tích 400.000 ha hiện có tập

trung ở vùng Tây Nguyên, phát triển cà phê arabbica ở các vùng thích hợp, tăng cường

khâu chế biến để tăng lợi ích kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Hạt điều - cải tạo các vườn cũ, phát triển trồng mới lên 500.000 ha, tập trung ở

duyên hải miền Trung và các vùng đất thấp Tây Nguyên.

Hạt tiêu - thâm canh trên 20.000 ha và tăng dần diện tích lên 50.000 ha những năm

sau này chủ yếu ở vùng Ðông Nam Bộ, đẩy mạnh cải tiến khâu chế biến để tăng giá trị

xuất khẩu.

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

45

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

46

Các sản phẩm có tính cạnh tranh trung bình: Những sản phẩm ViệtNam có điều

kiện và có truyền thống sản xuất nhưng tỷ trọng sản phẩm so với thế giới không cao, lợi

thế cạnh tranh thấp hơn một số nước trong khu vực và trên thế giới.

Chè - tăng chất lượng sản phẩm chè và mở rộng diện tích chè lên 110.000 ha tập

trung ở miền núi trung du phía Bắc, một số diện tích chè ở Tây Nguyên. Đổi mới công

nghệ chế biến chè.

Rau, quả và hoa - ưu tiên cho việc phát triển các loại rau chất lượng cao (đâụ, ngô,

nấm, măng) và các loại quả đặc sản (thanh long, nhãn, vải, dứa, xoài) và chế biến nâng

cao chất lượng sản phẩm.

Cao su - đẩy mạnh thâm canh trên các đồn điền hiện có, tăng diện tích lên hơn

450.000 ha, sản lượng mủ đạt khoảng 600.000 tấn/năm, tập trung ở Ðông Nam Bộ và

Tây Nguyên.

Các sản phẩm tiêu dùng nội địa:

Mía đường - áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, chất

lượng mía, tạo ra các vùng nguyên liệu ổn định, mở rộng diện tích lên 400.000 ha.

Cây cho dầu - đẩy mạnh trồng lạc, vừng, đỗ tương, dừa ở những nơi có điều kiện,

phấn đấu đưa diện tích lạc lên 350.000 ha, đậu tương 170.000 ha, sản lượng dầu thực

vật 400.000 tấn/ năm.

Cây lấy sợi - Phát triển các giống bông mới đạt mức diện tích 50.000 ha tập trung ở

Tây Nguyên, tơ tằm cho năng suất, chất lượng cao tập trung ở Tây Nguyên 5.000 ha,

Tây Bắc 2.000 ha.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm - phấn đấu đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính

bằng việc hỗ trợ phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn và vừa,

áp dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, tăng sản lượng thịt, sữa, trứng, da. Phấn

đấu nâng cao mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người, hiện tại Việt Nam mới đạt 21 kg

thịt các loại trên một người trong khi đó mức bình quân của thế giới là 45 kg thịt trên

một người, sữa mới đáp ứng 10% nhu cầu trong nước. Ðưa đàn trâu bò lên 10 triệu con,

đàn bò sữa lên 150.000 con, đàn lợn 24 triệu con trên năm, đàn gia cầm 300 triệu con

trên năm. Sản lượng thịt các loại 4 triệu tấn, sữa tươi 200.000 tấn, ngành chăn nuôi

chiếm khoảng 30% GDP nông nghiệp.

- Ða dạng hoá sản phẩm nông nghiệp

Trên thế giới, trong quá trình phát triển, các gia đình nông dân kiếm sống từ đất đã

rất tháo vát trong việc tìm kiếm thu nhập hoặc trồng nhiều loại sản phẩm để phục vụ

nhu cầu và hỗ trợ nhau về thu nhập, thời gian, vốn ... Thí dụ ở châu Âu nhiều trang trại

"hỗn hợp" truyền thống đã sản xuất cây lương thực, rau, quả, và nuôi bò, lợn, gà. Ở Việt

http://www.ebook.edu.vn

Nam nhiều nơi phát triển mô hình VAC hoặc VACR, kiểu sản xuất đó rất thích hợp với

nông thôn các nước đang phát triển, nó bảo đảm thu nhập đa dạng, phòng tránh rủi ro,

rải đều công việc để giảm căng thẳng thời vụ.

Tuy nhiên, dưới áp lực của kinh tế thị trường, các gia đình làm nông nghiệp ngày

càng ít phụ thuộc vào sản phẩm phục vụ tiêu dùng mà chuyển dần sang sản xuất sản

phẩm để bán tạo ra thu nhập cao hơn, dẫn đến việc chuyên môn hoá sản xuất ngày một

cao. Nhiều trang trại ở các nước phát triển chỉ sản xuất một chủng loại hàng hoá rất hẹp

phù hợp với đặc điểm đất đai và điều kiện địa phương.

Trong điều kiện thực tế hiện nay ở ViệtNam, nông dân cần được tư vấn để đa dạng

hoá sản phẩm nhằm đa dạng hoá thu nhập và tạo nên sự bền vững trong sản xuất.

Thường sự đa dạng hoá dựa trên sự cộng sinh hoặc tương tác giữa các sản phẩm thí dụ:

lúa - cá, lúa - vịt, rừng - ong, vườn - ao - chuồng...

d) Những biện pháp chủ yếu để phát triển lâm nghiệp

Trên thế giới, người ta ngày càng quan tâm đến sự bất hợp lý trong khai thác rừng,

đặc biệt là sự tàn phá các khu rừng nhiệt đới; xảy ra mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp

gỗ từ rừng ngày càng giảm sút trong khi nhu cầu gỗ trên thị trường thế giới ngày càng

gia tăng. Nhiều quốc gia đề ra chính sách bảo vệ rừng một cách nghiêm ngặt, các quốc

gia nhập khẩu gỗ đòi hỏi xuất xứ của gỗ đã không nhập khẩu gỗ khai thác rừng tự

nhiên. Việt Nam đã ký Công ước đa dạng sinh học quốc tế tại Hội nghị thượng đỉnh về

Trái đất họp tại Rio de Janeiro năm 1992; Chương trình phát triển nông thôn của Chính

phủ ban hành tháng 5 năm 1996 xác định vai trò quan trọng của các rừng quốc gia và

mục tiêu cần bảo vệ, phục hồi và trồng lại rừng. Chương trình đề ra mục tiêu phấn đấu

và được cụ thể hoá bằng chương trình năm triệu ha rừng (theo Quyết định số 661 của

Chính phủ):

- Rừng che phủ chiếm 43% diện tích đất của quốc gia với việc giảm đáng kể tình

trạng xói mòn đất ở rừng đầu nguồn, giảm tỷ lệ lũ lụt và tỷ lệ lắng đọng bùn, chứa nước

quanh năm một cách cân đối để phục vụ thuỷ điện, sản xuất và đời sống; bảo vệ đa dạng

sinh học, an ninh môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu gỗ củi trong nước và xuất khẩu.

- Xoá đói, giảm nghèo cho người dân ở vùng đồi núi, giúp họ có thể sống bằng

nghề rừng.

Những biện pháp chính để thực hiện mục tiêu trên bao gồm:

- Triển khai trồng mới, mở rộng diện tích rừng mỗi năm từ 450.000 tới 500.000 ha.

- Tạo ra và bảo vệ hiệu quả hơn nữa các rừng đặc dụng, các rừng phòng hộ đầu

nguồn.

- Phục hồi và mở rộng diện tích rừng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gỗ trong nước

và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ.

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

47

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

48

- Giảm áp lực đối với rừng ở những khu vực đất rừng bằng việc tạo thêm công ăn

việc làm và cải thiện thu nhập, tổ chức định canh định cư cho một bộ phận người dân

tộc vùng núi có tập quán đốt nương làm rẫy.

- Thực hiện nguyên tắc rừng phải có chủ, tổ chức để người dân địa phương tham

gia quản lý, bảo vệ rừng, hưởng lợi ích mang lại từ rừng. Tiếp tục giao đất, giao rừng

cho các tổ chức, các hộ dân và các cá nhân ở những diện tích đất rừng chưa giao theo

Nghị định 163/NÐ-CP.

- Quản lý chặt chẽ về mặt môi trường các vùng đất rừng của quốc gia.

Chính phủ ViệtNamđã quy định 101 khu vực được bảo vệ gồm: 10 Vườn quốc

gia; 53 Khu bảo tồn thiên nhiên; 17 Khu vực được bảo vệ các loài; 21 Khu vực được

bảo vệ có phong cảnh.

e) Những biện pháp chủ yếu phát triển thủy sản

Là một nước ven biển với các hệ thống vùng nước ven biển, ven sông và đồng

bằng trải dài, ViệtNamđược ưu đãi tiềm năng về sản lượng các loài thuỷ sản và nhuyễn

thể, có ưu thế trong đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Do trữ lượng tự nhiên có hạn, việc

đánh bắt quá mức những năm qua nên việc khai thác bị hạn chế, chính sách của Nhà

nước ngày càng tập trung vào nuôi trồng thuỷ sản.

Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP nêu rõ: “Nguồn lợi thuỷ sản là nguồn sản xuất đạm

động vật đang có nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường trong nước và có tiềm năng

xuất khẩu lớn, có thể trở thành một ngành sản xuất có nhiều lợi thế nhất của nền nông

nghiệp Việt Nam”.

Các mục tiêu phấn đấu của ngành thuỷ sản Việt Nam:

- Ðẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản để trở thành

ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.

- Thực hiện sản xuất có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh, phát triển nhanh số

lượng giống thuỷ sản cho các sản phẩm có chất lượng cao, kết hợp chặt chẽ giữa sản

xuất nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu.

- Tăng giá trị xuất khẩu thuỷ sản từ năm 2005 lên trên 2 tỷ USD/ năm.

- Tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện bộ mặt nông thôn vùng

ven biển và góp phần giải quyết các vấn đề môi trường sinh thái.

Các giải pháp chính cho phát triển thuỷ sản nước ta:

- Ðánh bắt hải sản: Phát triển các đội tàu đánh bắt xa bờ để khai thác nguồn lợi ven

bờ một cách bền vững và khai thác nguồn lợi xa bờ một cách có hiệu quả. Cải tiến thiết

http://www.ebook.edu.vn

bị và phương tiện đánh bắt, bảo quản hải sản; cải thiện dịch vụ ngoài khơi; xây dựng

mới hệ thống cảng cá và chợ cá đầu mối.

- Nuôi hải sản: Tổ chức nuôi rộng rãi các loài hải sản theo phương thức nuôi lồng

bè và nuôi cao triều, đẩy mạnh nuôi các đặc sản biển.

- Nuôi thuỷ sản nước ngọt: Tận dụng mặt nước sông, hồ, đầm hiện có để nuôi trồng

thuỷ sản. Bổ sung cá giống vào các hồ chứa để tăng nguồn lợi gắn với du lịch sinh thái

và tăng nguồn gien. Nuôi các loài cá bản địa đồng thời tăng nhanh việc nuôi các loài cá

mới để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.

- Nuôi tôm: Chuyển dần từ nuôi quảng canh sang nuôi quảng canh cải tiến, bán

thâm canh và thâm canh. Khuyến khích các hình thức nuôi xen canh, đồng thời hình

thành các vùng nuôi thâm canh tập trung. Sắp xếp lại các trại sản xuất tôm giống, chú

trọng việc nuôi sạch bệnh, giá thành thấp và nhập khẩu tôm giống bố mẹ để nhân nhanh

tôm giống cung cấp cho thị trường.

- Chế biến và tiêu thụ: Mở rộng và nâng cấp 204 nhà máy chế biến thuỷ sản hiện có

với công nghệ và thiết bị mới, xây dựng một số nhà máy chế biến mới, tăng cường quản

lý chất lượng để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ðẩy

mạnh xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin về các thị trường xuất khẩu thuỷ hải

sản, tăng tỷ trọng hàng bán trực tiếp cho các thị trường của người tiêu dùng thay vì bán

cho các thị trường trung gian.

III. PHÁT TRI

N CÔNG NGHI

P, TI

U TH

CÔNG NGHI

P NÔNG THÔN

1. Vai trò của phát triển công nghiệp nông thôn

Phát triển công nghiệp nông thôn là một nội dung quan trọng của quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Trong nền kinh tế quốc dân, công

nghiệp được coi là ngành kinh tế thứ hai ra đời sau nông nghiệp, nó là ngành kinh tế vô

cùng quan trọng tạo ra năng suất lao động và hiệu quả cao, thúc đẩy nền kinh tế phát

triển vượt bậc đạt những tiêu chí kinh tế - xã hội của nước công nghiệp phát triển. Bất

kỳ một quốc gia nào sau khi phát triển nông nghiệp ở một mức độ nhất định nhằm ổn

định xã hội đều quan tâm phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá đất nước.

Chỉ có nền kinh tế công nghiệp mới đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Phát

triển công nghiệp nông thôn có những vai trò hết sức quan trọng góp phần giải quyết

nhiều khía cạnh trong các lĩnh vực sau đây:

a) Về mặt kinh tế:

- Tạo điều kiện để các cơ sở công nghiệp gắn liền với các vùng nguyên liệu, giảm

chi phí vận chuyển và sử dụng nguồn lao động giá rẻ hơn ở khu vực nông thôn.

- Tận dụng những điều kiện thuận lợi về đất đai ở các vùng nông thôn nơi mà giá

thuê đất rẻ hơn so với vùng đô thị.

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

49

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

50

- Ðẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các

ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ và giảm dần tính chất thuần nông.

- Ðẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và mức sống của cộng

đồng nông thôn.

b) Về khía cạnh xã hội:

- Tạo điều kiện để phân phối lại lực lượng lao động nông thôn theo hướng giảm

dần số người lao động đơn thuần làm nông nghiệp và tăng số người lao động tham gia

vào ngành công ngghiệp và dịch vụ.

- Hạn chế và tiến tới xoá bỏ hiện tượng di cư tự do của một bộ phận lao động nông

thôn ra các đô thị kiếm việc làm.

- Hình thành các điểm công nghiệp, thương mại và dịch vụ gắn với nông nghiệp và

nông thôn, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn.

- Nâng cao mức sống văn hoá, tinh thần và xã hội của người dân nông thôn và của

xã hội theo hướng văn minh và hiện đại, giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông

thôn.

c) Về môi trường:

- Tận dụng việc xử lý chất thải công nghiệp ở nông thôn có thể dễ dàng hơn ở các

vùng đô thị vì khu vực nông thôn mặt bằng rộng hơn và mật độ dân số thấp hơn.

- Ðảm bảo chất thải công nghiệp được tận dụng tốt hơn; thí dụ một số chất thải từ

ngành chế biến nông sản có thể sử dụng làm phân vi sinh hoặc làm thức ăn gia súc,

nước thải công nghiệp được xử lý tốt có thể làm nước tưới nông nghiệp.

- Ở ViệtNamtrong thời kỳ đầu phát triển công nghiệp nông thôn, một bộ phận lao

động nông thôn được sử dụng để thu gom, phân loại, sơ chế các chất thải góp phần làm

sạch môi trường và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tái chế.

2. Các nguyên tắc phát triển công nghiệp nông thôn

Khác với phát triển công nghiệp tập trung ở đô thị, công nghiệp nông thôn phân bố

ở khắp các vùng nông thôn rộng lớn nhằm tận dụng ưu thế về mặt bằng, về vùng

nguyên liệu, nguồn lao động tại chỗ và các ưu thế khác ở các vùng nông thôn, vì vậy nó

phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để lựa chọn phân bố các ngành công nghiệp

ở khu vực nông thôn:

a) Các nguyên tắc lựa chọn các ngành công nghiệp phân bố ở nông thôn:

- Các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu được sản xuất hoặc khai thác

ở nông thôn như công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác mỏ...

http://www.ebook.edu.vn

- Các ngành công nghiệp trực tiếp phục vụ nông nghiệp hoặc các doanh nghiệp,

hoặc người tiêu dùng ở nông thôn: Sản xuất phân bón, thuốc sát trùng, công cụ cầm tay,

sửa chữa máy móc nông nghiệp, điện dân dụng, hàng tiêu dùng thông thường...

- Các ngành công nghiệp làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp

như thuộc da, kéo sợi, chế biến bột mì (sắn), sản xuất đồ gỗ gia dụng, sản xuất giấy...

- Các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công hoặc có thể sử dụng những người

lao động ít lành nghề như may mặc, giày dép, sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng,

khai thác mỏ, gia công lắp ráp máy.

- Các ngành công nghiệp đòi hỏi diện tích đất lớn để làm mặt bằng sản xuất như

sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, gốm sứ, đồ mộc...

- Các ngành công nghiệp đòi hỏi sử lý chất thải, sử lý an toàn môi trường dễ dàng

và ít tốn kém hơn trong các đô thị như công nghiệp xi măng, hoá chất, sản xuất giấy...

Từ các nguyên tắc trên, các lĩnh vực công nghiệp được lựa chọn phát triển ở nông

thôn gồm:

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

- Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.

- Công nghiệp nhẹ (giấy, dệt, may, da, giày, mộc dân dụng...).

- Ðiện và cơ khí.

- Khai thác mỏ.

b) Các nguyên tắc bảo đảm tính bền vững trong phát triển công nghiệp nông thôn:

- Không xâm chiếm đất nông nghiệp phì nhiêu bởi vì đất nông nghiệp bình quân

trên đầu người ngày càng thấp, cần biết giữ gìn quỹ đất cho yêu cầu cung ứng lương

thực, thực phẩm ngày càng tăng của nhân loại.

- Có thể cùng tồn tại với việc bảo tồn di sản thiên nhiên, văn hoá, môi trường sinh

thái và đảm bảo ổn định xã hội. Phát triển công nghiệp nhưng không làm mất những

cảnh quan thiên nhiên, không khai thác quá mức nguyên liệu, không xâm phạm đến

những di tích lịch sử văn hoá, những tập tục cộng đồng.

- Không gây ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước do quy trình

công nghệ hoặc chất thải công nghiệp gây ra.

- Hỗ trợ đắc lực cho phát triển nông nghiệp và dịch vụ nông thôn bằng việc tiêu thụ

nông sản làm nguyên liệu chế biến, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập.

- Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức và nguồn vốn đầu tư,

nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tham gia phát triển công nghiệp nông thôn.

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

51

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

52

- Từng bước phát triển thành các cụm công nghiệp tại các địa phương nhằm thu hút

lao động tại chỗ, cải thiện bộ mặt nông thôn.

3. Vai trò của Nhà nưóc trong phát triển công nghiệp nông thôn

- Nhà nước xây dựng chiến lược và các chính sách khuyến khích, phối hợp các cơ

quan, tổ chức hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn.

- Quy hoạch phân bố các ngành công nghiệp nông thôn, các khu công nghiệp gắn

với các vùng nguyên liệu, thị trường, nguồn nhân lực và các điều kiện khác.

- Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp nông

thôn.

- Hỗ trợ phát triển thị trường trong và ngoài nước và xây dựng thương hiệu, bảo vệ

bản quyền cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

- Phát triển các cơ sở đào tạo nguồn lao động kỹ thuật, chuyên gia, cán bộ quản lý

cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Hỗ trợ công tác chuyển giao công nghệ, khuyến công và tạo điều kiện về môi

trường cho phát triển công nghiệp nông thôn.

4. Thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ViệtNam

Trước đây ViệtNamcó rất ít cơ sở công nghiệp và chủ yếu tập trung ở các thành

phố, thị xã, khu vực nông thôn chủ yếu là nông nghiệp. Công nghiệp nông thôn Việt

Namđược Ðảng và Chính phủ quan tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi khuyến khích

phát triển nhất là từ khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (1988) đến nay. Kết

quả điều tra năm 1997 cho thấy, khu vực nông thôn có 195 cơ sở công nghiệp Nhà nước

trong số 668 cơ sở công nghiệp quan trọng trong cả nước. Trong số các cơ sở công

nghiệp ở nông thôn thì 32,5% là các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản; 30,9% là các

cơ sở xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; số còn lại là các cơ sở công nghiệp nhẹ,

cơ khí và điện, khai thác mỏ, hoá chất... Tuy còn chưa tương xứng với tiềm năng khu

vực nông thôn nhưng đó là những tín hiệu đáng mừng cho bước khởi đầu phát triển

công nghiệp nông thôn nước ta và chủ

______________

yếu mới phát triển về công nghiệp chế biến, xây

dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp khác phát triển chậm do khó

khăn về nhiều mặt.

Trong gần 20 năm thời kỳ đổi mới, ngành công nghiệp nông thôn đã tăng trưởng

nhanh ở hầu hết các năm với tốc độ từ 13 đến 16%, tỷ trọng của công nghiệp nông thôn

từ chỗ không đáng kể đã đạt 10,6% trong cơ cấu GDP khu vực nông thôn. Ðến cuối

năm 2004 đã có 35% cơ sở công nghiệp chế biến, 30% cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng,

15% cơ sở công nghiệp nhẹ, 10% cơ sở cơ khí... của cả nước được xây dựng trên địa

bàn nông thôn. Cùng với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở công nghiệp

http://www.ebook.edu.vn

đã góp phần thu hút gần 7 triệu lao động thường xuyên và tạo thêm việc làm trong lúc

nông nhàn cho hàng chục triệu lao động thời vụ.

Tuy nhiên trong phát triển công nghiệp nông thôn cũng bộc lộ những mặt yếu kém:

- Một số ngành nên đặt ở nông thôn (xét cả về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi

trường) nhưng trên thực tế lại được đặt ở các thành phố hoặc các đô thị lớn như chế biến

hải sản, chế biến rau quả, chế biến chè, may mặc...

- Một số khu công nghiệp và chế biến được đặt quá gần các thành phố và thường

chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp phì nhiêu.

- Nhiều cơ sở công nghiệp ở các vùng nông thôn không giải quyết được các vấn đề

xử lý chất thải, vì vậy đã gây tác hại cho cộng đồng cư dân địa phương và làm ô nhiễm

môi trường.

- Việc khai thác tuỳ tiện các tài nguyên thiên nhiên để cung cấp nguyên liệu cho

công nghiệp gây tác hại đến cảnh quan và môi trường sống.

- Nhiều nhà máy được xây dựng ở các vùng nông thôn nhưng thiếu thợ lành nghề

và cán bộ kỹ thuật, trong khi đó tại địa phương nhiều người lao động thiếu việc làm kể

cả những người dân đã nhượng đất cho khu công nghiệp.

- Nhiều nhà máy phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất tại nông thôn nhưng hoạt

động không hết công suất vì nguyên liệu được cung cấp không chắc chắn, thiếu ổn định,

không bảo đảm chất lượng...

5. Chính sách và mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn

Ðảng và Chính phủ Việt Nam đã đề ra chính sách và mục tiêu phát triển công

nghiệp nông thôn đến năm 2010 nhằm đẩy nhanh phát triển công nghiệp nông thôn, góp

phần đắc lực để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp, nông thôn.

a) Chính sách phát triển công nghiệp nông thôn:

Chiến lược đến năm 2010 đề ra các chính sách phát triển công nghiệp nông thôn

như sau:

- Các nhà máy công nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu được sản xuất từ

nông thôn sẽ được bố trí ở các vùng nguyên liệu tập trung.

- Chính quyền các địa phương cần quyết định loại công nghiệp nào phù hợp với

từng vùng thuộc địa phương mình.

- Ðầu tư của Nhà nước sẽ dành ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường

sá, cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc... ở những nơi sẽ phát triển các khu công

nghiệp

- Phát triển hệ thống xử lý chất thải công nghiệp nhằm tránh gây tác hại đến môi

trường. Các quỹ ODA sẽ dành để phát triển công nghệ xử lý chất thải.

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

53

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

54

- Việc đào tạo công nhân công nghiệp được tiến hành trước khi xây dựng các nhà

máy công nghiệp.

- Nhà nước có chính sách ưu tiên để khuyến khích phát triển công nghiệp ở các

vùng nông thôn bao gồm:

+ Ưu tiên trong việc thuê đất.

+ Ưu tiên trong việc cấp tín dụng ưu đãi.

+ Miễn thuế từ 3 đến 5 năm đối với các nhà máy công nghiệp mới xây dựng tuỳ

thuộc vào từng lĩnh vực.

+ Giảm 10% đến 30% thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các sản phẩm tương tự với

các sản phẩm được sản xuất ở thành phố.

b) Mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn:

- Tốc độ tăng trưởng chung đến năm 2010 đối với công nghiệp nông thôn là 9 đến

10% /năm;

- Tạo ra 250.000 việc làm mỗi năm;

- Tổng lực lượng trong lao động công nghiệp đến năm 2010 là 5 triệu người và đạt

khoảng 7 đến 8 triệu người vào năm 2020;

- Nâng mức thu nhập bình quân của công nhân công nghiệp lên 6% - 8% mỗi năm.

Chiến lược cũng đề ra mức phấn đấu để đạt tỷ lệ xây dựng các nhà máy công

nghiệp tại địa bàn nông thôn so với tổng số nhà máy trong cả nứơc của từng lĩnh vực sẽ

là:

- Chế biến nông, lâm, thuỷ sản (%) 90

- Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng (%) 100

- Giấy (%) 80

- Dệt, may (%) 70 - 80

- Thuốc lá (%) 80

- Ðiện và cơ khí (%) 35 - 50

- Khai thác mỏ (%) 100

Ðạt mục tiêu trên nhằm góp phần to lớn phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp

nước ta đến năm 2010, mục tiêu về tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp 14% mỗi

năm, cơ cấu GDP của công nghiệp chiếm tỷ trọng 41% trong nền kinh tế, số lao động

http://www.ebook.edu.vn

công nghiệp chiếm 26% trong tổng lao động xã hội, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp

hoá đất nước.

6. Giải pháp phát triển các lĩnh vực chính trong công nghiệp nông thôn

a) Công nghiệp chế biến:

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản là lĩnh vực có thế mạnh lớn nhất, cần

được quan tâm trước hết ở nông thôn. Phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn nông

thôn nhằm nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường; tạo việc làm

và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; thúc đẩy khu vực kinh tế thứ hai và thứ ba của

kinh tế nông thôn và của nền kinh tế quốc dân; đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và

thu ngân sách của Nhà nước. Chủ trương của Ðảng và Nhà nước ta ưu tiên phát triển

công nghiệp chế biến gắn liền với phát triển vùng nguyên liệu nông sản để xuất khẩu và

tiêu dùng.

Chiến lược phát triển công nghiệp chế biến đến năm 2010 đề ra là:

- Ðảm bảo chế biến sơ bộ và bảo quản tốt nông sản, bao gồm cả việc sấy khô sản

phẩm thu hoạch trong mùa mưa để giảm tổn thất.

- Nâng tỷ lệ nông sản chế biến lên 70% để đáp ứng nhu cầu trong nước và thay thế

hàng nhập khẩu. Cụ thể đến năm 2010 đảm bảo chế biến công nghiệp 100% cao su, cà

phê, chè, điều; 90% mía, 30% rau quả và thịt.

- Tăng gía trị nông lâm sản chế biến từ 15 đến 20% mỗi năm.

- Nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu lên mức tiêu chuẩn quốc tế, đạt kim

ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản lên 9 tỷ USD vào năm 2010 và 13 tỷ USD vào

năm 2020.

- Mỗi năm tạo thêm 30.000 đến 40.000 việc làm trong hoạt động hỗ trợ (dịch vụ)

chế biến.

- Ðạt mức tăng trưởng hàng năm về thu nhập từ 5 đến 7% cho nông dân sản xuất

nguyên liệu cho chế biến và 6 đến 8% cho công nhân trong ngành công nghiệp chế biến.

Chính sách phát triển công nghiệp chế biến

- Nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho

công nghiệp chế biến

- Phát triển nguồn nguyên liệu phù hợp với điều kiện sản xuất và công suất chế

biến, liên kết chặt chẽ giữa các nhà máy chế biến với người sản xuất bằng nhiều hình

thức: hợp tác, hợp đồng, liên kết, đóng góp cổ phần... bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các

bên.

- Ở những nơi cần thiết, phát triển công nghiệp chế biến ở quy mô nhỏ để phục vụ

vùng nguyên liệu nhỏ hoặc chuyên môn hoá.

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

55

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

56

- Tăng cường đầu tư khoa học và kỹ thuật vào khâu sản xuất nguyên liệu cho chế

biến, như việc đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng thị

hiếu tiêu dùng, phù hợp với chế biến.

- Củng cố ngành cơ khí phục vụ chế biến.

- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến bằng việc đào tạo công nhân

kỹ thuật, chuyên gia, cán bộ quản lý, thu hút công nhân có tay nghề và cán bộ có năng

lực tới các nhà máy chế biến ở vùng sâu, vùng xa.

- Trong giai đoạn 2001 đến 2010 đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD cho các nhà máy chế

biến, khoảng 1 tỷ USD cho vùng nguyên liệu, trong đó khoảng 60% từ nguồn vốn trong

nước, 40% từ vốn liên doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hỗ trợ đầu tư để

nâng cấp, mở rộng và xây mới cơ sở công nghiệp chế biến ở những vùng sản xuất nông,

lâm, thuỷ sản tập trung và chuyên môn hoá.

b) Công nghiệp giấy:

Nguyên liệu chính của công nghiệp giấy là gỗ rừng vốn là thế mạnh của các vùng

miền núi, đó là lý do chủ yếu để bố trí các nhà máy giấy ở các vùng nông thôn. Công

nghiệp giấy góp phần tiêu thụ khối lượng lớn và ổn định sản phẩm gỗ, tre, nứa ở vùng

miền núi, giúp đồng bào miền núi có thể sống bằng nghề trồng rừng.

Mục tiêu đến năm 2010, vùng nông thôn cả nước chiếm khoảng 80% các nhà máy

giấy, sản xuất khoảng 70% tổng sản lượng công nghiệp giấy cả nước, sử dụng trên

20.000 lao động.

Chính sách phát triển công nghiệp giấy:

- Liên kết chặt chẽ kế hoạch phát triển ngành giấy với chương trình trồng rừng

quốc gia.

- Củng cố các vùng nguyên liệu xung quanh các nhà máy giấy hiện có.

- Tăng công suất nhà máy giấy Bãi Bằng để đáp ứng việc mở rộng các rừng nhân

tạo khu vực lân cận.

- Nâng cấp công nghệ các nhà máy giấy hiện có và giải quyết các vấn đề môi

trường do các nhà máy này gây ra.

- Xây dựng các nhà máy giấy mới ở các vùng sản xuất nguyên liệu quan trọng:

Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La, Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung.

c) Công nghiệp da, giày:

Sản xuất da giày dựa trên nguyên liệu da của súc vật nuôi, là một ngành rất phù

hợp với việc bố trí địa điểm ở các vùng nông thôn, góp phần tạo ra nhiều việc làm ở khu

http://www.ebook.edu.vn

vực nông thôn. Trong tương lai ngành chăn nuôi phát triển nhanh, khối lượng nguyên

liệu da ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu thụ giày, da ngày càng cao thì công nghiệp da,

giày càng có cơ hội và điều kiện phát triển.

Mục tiêu đến năm 2010 đề ra cần tăng nhanh số lượng và công suất các xí nghiệp

da, giày ở các vùng nông thôn tới mức có thể sản xuất khoảng 70% tổng sản lượng của

ngành da, giày và sử dụng khoảng 1 triệu lao động.

Chính sách phát triển công nghiệp da, giày:

- Liên kết chặt chẽ giữa ngành da, giày với các vùng chăn nuôi gia súc tập trung.

- Phát triển các xí nghiệp da, giày ở các vùng nông thôn phù hợp nhằm sử dụng sức

lao động sẵn có.

- Trang bị công nghệ thích hợp cho các xí nghiệp da, giày; tránh gây ô nhiễm môi

trường.

d) Công nghiệp dệt may:

Sản xuất dệt may dựa vào nguồn nguyên liệu do nông nghiệp tạo ra như len, bông,

tơ. Vì vậy việc đặt công nghiệp dệt may ở nông thôn là thích hợp. Ðây là ngành sử dụng

nhiều sức lao động, do đó nó có ý nghĩa hết sức quan trọng xét trên quan điểm cần tạo

ra nhiều việc làm ở nông thôn.

Tuy nhiên, những bộ phận quan trọng của ngành này cũng cần đặt ở một số thành

phố do việc sử dụng các sợi nhân tạo đang ngày một tăng trong khi đó các nguyên liệu

này lại được sản xuất chủ yếu ở các thành phố. Tuy nhiên, ngành dệt may là một khâu

trong các chuỗi cung cấp, trong đó (thí dụ) vải do một xí nghiệp sản xuất được một xí

nghiệp khác sử dụng để may quần áo. Vì vậy, các bộ phận của ngành này ở nông thôn

cần duy trì các mối quan hệ tốt với các bộ phận ở thành phố.

Mục tiêu đến năm 2010 đặt ra là số lượng và công suất của các xí nghiệp dệt may ở

các vùng nông thôn có thể sản xuất khoảng 70% tổng sản lượng toàn ngành và sử dụng

khoảng 1,2 triệu công nhân.

Chính sách phát triển công nghiệp dệt may:

- Phát triển dệt may ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở các vùng đông dân cư nơi có

nhiều lực lượng lao động.

- Ở những năm đầu, cần tập trung phát triển ở các vùng đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng

điện, nước, giao thông và các dịch vụ khác.

- Liên kết ngành dệt may ở các vùng nông thôn với ngành dệt may ở các thành phố

nhằm đảm bảo hiệu quả trong cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

e) Cơ khí:

Hầu hết các ngành kỹ thuật cơ khí được đặt ở các thành phố hoặc các trung tâm

công nghiệp lớn. Tuy nhiên một số lĩnh vực cơ khí cũng cần được đặt ở khu vực nông

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

57

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

58

thôn như các nhà máy sản xuất nông cụ, máy nông nghiệp, lắp ráp máy, đồ điện tiêu

dùng thông dụng... Hơn nữa nhiều nhà máy cơ khí cần diện tích nhà xưởng rộng, cần sử

dụng nhiều lao động do đó việc đặt chúng ở nông thôn là phù hợp.

Mục tiêu đến năm 2010 là tăng số lượng và công suất các nhà máy cơ khí ở các

vùng nông thôn lên mức có thể sản xuất ra 35% tổng sản lượng của ngành và sử dụng

khoảng 400.000 lao động nông thôn.

Chính sách phát triển công nghiệp cơ khí nông thôn:

- Di chuyển khoảng 30 - 40% các nhà máy cơ khí hiện có trong các đô thị ra vùng

nông thôn, trong đó ưu tiên các ngành luyện kim, cán thép, đúc, sửa chữa và lắp ráp

thiết bị.

- Ưu tiên phát triển cơ khí hoá nông nghiệp với mục tiêu đến năm 2010 công việc

làm đất sẽ được cơ khí hoá ở mức 60% - 70%, thu hoạch 60% - 70%, gieo trồng 50%,

tưới tiêu 50% khối lượng công việc.

g) Khai thác mỏ:

Hầu hết các mỏ khoáng sản phân bố ở khu vực nông thôn, khai thác mỏ sử dụng

nhiều lao động tại chỗ, rất thích hợp với yêu cầu tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.

Chiến lược phát triển công nghiệp khai thác mỏ với mục tiêu đến năm 2010 sẽ có

khoảng 300.000 đến 400.000 lao động trong ngành này.

Chính sách đề ra đối với công nghiệp khai thác mỏ:

- Mở rộng quy mô các mỏ hiện có, cải tiến công nghệ và thiết bị, đồng thời giải

quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng các mỏ mới để khai thác các loại quặng, đá vôi, đất sét..., chú trọng bảo

tồn cảnh quan thiên nhiên.

g) Sản xuất vật liệu xây dựng:

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở nước ta đòi hỏi phải có

chương trình lớn về xây dựng các công trình công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và

nhà ở cho nhân dân. Công trình xây dựng phát triển mạnh đòi hỏi phải cung cấp ngày

càng nhiều vật liệu xây dựng với chất lượng cao hơn. Các nhà máy sản xuất vật liệu xây

dựng phải được đặt ở các vùng nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển, sử dụng lao

động tại chỗ...

Mục tiêu để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng ở khu vực nông thôn đến năm

2010:

Xi măng

- Tạo ra các vùng nguyên liệu tại nơi có các mỏ đá, bố trí lại các nhà máy xi măng

hiện có và phát triển các nhà máy mới gắn với các vùng nguyên liệu.

http://www.ebook.edu.vn

- Duy trì công suất các nhà máy xi măng lò đứng hiện có ở mức 3 triệu tấn năm,

xây dựng các nhà máy mới kiểu lò quay.

Gạch

- Di chuyển dần các nhà máy gạch tuynen công suất lớn (15 - 20 triệu viên/năm) từ

các đô thị về vùng nông thôn.

- Ðầu tư cho mỗi huyện 1 đến 2 lò tuynen công suất nhỏ (6 - 10 triệu viên/năm), tạo

việc làm ở mỗi lò 300 đến 400 công nhân.

- Tiến tới sản xuất gạch bằng hỗn hợp xi măng và cát thay cho gạch đất nung để

hạn chế phá huỷ đất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ lao động nặng nhọc.

7. Phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn

a) Vai trò của tiểu thủ công nghiệp nông thôn:

Tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp nông

thôn, đó là những ngành sản xuất bằng tay và bằng công cụ thô sơ hoặc cải tiến có từ rất

lâu đời gắn với các làng nghề hoặc các hộ làm nghề, tạo ra các mặt hàng tiêu dùng

truyền thống phong phú và có kỹ xảo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Có thể nói tiểu thủ công nghiệp là tiền thân của ngành công nghiệp, bởi vì từ những

khung dệt truyền thống thô sơ làm ra vải sợi may mặc của loài người mà ngày nay đã

phát triển thành ngành công nghiệp dệt, may hiện đại. Từ những lò rèn thủ công để rèn

đúc công cụ cầm tay đơn giản phục vụ sản xuất mà ngày nay phát triển thành ngành cơ

khí chế tạo máy tinh vi và hiện đại.

Phát triển công nghiệp nông thôn không thể xem nhẹ phát triển tiểu thủ công

nghiệp nông thôn, đó là những ngành nghề truyền thống sử dụng lao động và kinh

nghiệm tại chỗ, sử dụng nguyên liệu tại địa phương, sản xuất ra công cụ, sản phẩm phục

vụ tiêu dùng của địa phương và ngày nay góp phần không nhỏ xuất khẩu các mặt hàng

truyền thống có giá trị và thu ngoại tệ về cho đất nước.

b) Thực trạng và những thách thức:

Tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và tăng thu

nhập cho người dân nông thôn, đáp ứng yêu cầu trong nước về nhiều loại sản phẩm, tạo

ra nguồn hàng xuất khẩu, góp phần từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn

nước ta.

Hiện nay cả nước có gần 1.500 làng nghề, trong đó trên 300 làng nghề truyền

thống, có khoảng 1,35 triệu hộ và doanh nghiệp nhỏ chuyên về sản xuất hàng thủ công.

Tiểu thủ công nghiệp đã tạo việc làm cho hơn 4 triệu lao động nông thôn, thu nhập

của người lao động cao hơn gấp 4 - 6 lần thu nhập của lao động nông nghiệp. Ở các hộ

gia đình vừa làm nông nghiệp vừa làm hàng thủ công, thu nhập bình quân cao gấp 1,7

tới 3,9 lần thu nhập của hộ thuần nông.

Những mặt yếu cần khắc phục:

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

59

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

60

- Ða số thiết bị, máy móc trong ngành đã lạc hậu hoặc không có hiệu quả, không

đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

- Trình độ văn hoá và kỹ thuật của người lao động thấp, 55% số lao động này

không qua đào tạo nghề hoặc đào tạo về quản lý.

- Chỉ có 20% số cơ sở sản xuất có nhà xưởng sản xuất chuyên dụng và chắc chắn.

- Vốn đầu tư xây dựng còn hạn chế, bình quân mỗi hộ làm hàng thủ công mới có

28 triệu đồng vốn và mỗi doanh nghiệp chỉ có 700 triệu đồng.

- Chất lượng sản phẩm không cao, mẫu mã đơn điệu, đa số sản phẩm chưa có

thương hiệu, chưa phù hợp với tiêu thụ rộng trên thị trường và nhất là cho xuất khẩu.

- Rất ít doanh nghiệp có thị trường rộng và ổn định để tiêu thụ sản phẩm của mình.

- Nguyên liệu mà một số doanh nghiệp làm hàng thủ công lấy từ các nguồn gây tác

hại đến môi trường, thí dụ khai thác gỗ trái phép.

- Chất thải của một số cơ sở sản xuất và một số làng nghề gây ô nhiễm đất, nước,

không khí nghiêm trọng.

c) Mục tiêu và chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp:

Chiến lược đến năm 2010 của Chính phủ Việt Nam đề ra các mục tiêu phát triển

tiểu thủ công nghiệp Việt Nam:

- Ðến năm 2020 mỗi năm tạo ra khoảng 180.000 đến 200.000 nghìn việc làm mới

trong ngành tiểu thủ công nghiệp (tăng gấp đôi số lao động làm việc trong ngành).

- Tăng thu nhập của ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn lên 40%

vào năm 2020.

- Tăng số làng nghề từ 1.500 làng hiện có lên 2.000 làng vào năm 2020, giải quyết

những tồn tại hiện nay của các làng nghề.

- Ðạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ USD từ tiểu thủ công nghiệp nông thôn vào năm

2010 và 3 tỷ USD vào năm 2020.

Chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn:

- Ðẩy mạnh thành lập các làng nghề mới và sự phồn thịnh các làng nghề hiện có

bằng cách khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cải tiến mẫu mã

sản phẩm, cải tiến tiếp thị và tăng cường bảo vệ môi trường. Giúp đỡ các làng nghề duy

trì phát triển sản phẩm truyền thống, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản

phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng.

http://www.ebook.edu.vn

- Ðẩy mạnh sự đóng góp của tiểu thủ công nghiệp cho ngành cơ khí, bằng việc cải

tiến và chế tạo máy móc đơn giản, máy móc phục vụ sản xuất trên địa bàn nông thôn và

thực hiện gia công các chi tiết máy cho các nhà máy và khu công nghiệp.

- Khuyến khích đầu tư vào công nghệ và thiết bị tiên tiến, đào tạo công nhân trong

ngành tiểu thủ công nghiệp, bảo đảm ngành tiếp cận với vốn tín dụng thuận lợi và chính

sách thuế ưu đãi.

- Tạo điều kiện để ngành tiểu thủ công nghiệp có mặt bằng sản xuất và các khu vực

sản xuất tập trung, thuận tiện, có điều kiện về cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích việc tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm tiểu thủ công thông qua

cung cấp thông tin thị trường, được xuất khẩu trực tiếp các ưu đãi trong tiếp thị sản

phẩm.

- Ða dạng hoá và tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho phát triển tiểu thủ công

nghiệp nông thôn. Dự kiến đến năm 2020 tổng vốn đầu tư toàn ngành khoảng 36.000 tỷ

đồng, trong đó vốn của các hộ và doanh nghiệp làm nghề tiểu thủ công 30%, vốn tín

dụng 30%, vốn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài 30%, vốn ngân sách Nhà nước

hỗ trợ 5% (dùng cho khuyến công, đào tạo nghề và giải quyết các vấn đề liên quan đến

môi trường).

IV. PHÁT TRI

N D

CH V

NÔNG THÔN

1. Vai trò của phát triển dịch vụ nông thôn

Dịch vụ được coi là ngành kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân, vì rằng trong

phát triển sản xuất và đời sống của nhân loại thì nông nghiệp là ngành kinh tế ra đời đầu

tiên tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người nó được coi là ngành kinh tế thứ

nhất. Kế đến là ngành công nghiệp (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp) là ngành tạo ra

công cụ sản xuất và vật phẩm tiêu dùng được coi là ngành kinh tế thứ hai. Cuối cùng là

ngành kinh tế ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của 2 ngành trên về những điều kiện sản

xuất và cung cấp cho con người những yêu cầu dịch vụ cho cuộc sống được gọi là

ngành kinh tế thứ ba. Tuy ra đời sau nhưng ngành dịch vụ có xu hướng phát triển mạnh

và dần chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.

Sản phẩm mà ngành dịch vụ cung cấp hầu hết là sản phẩm phi vật chất, sản xuất và

đời sống ngày càng cao thì yêu cầu cung cấp dịch vụ cũng ngày càng tăng và đa dạng

hơn. Hiện nay ở nhiều nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm 60 đến 80% trong cơ cấu

GDP của đất nước. Những năm gần đây ở Việt Nam ngành dịch vụ luôn chiếm 38-39 %

trong cơ cấu GDP cả nước, năm 2003 ngành dịch vụ chiếm 38,22% trong cơ cấu nền

kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành những năm qua đạt 6,7% năm.

Khu vực nông thôn bao gồm các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp rất

cần cung ứng các điều kiện phục vụ cho sản xuất và ở đó cộng đồng dân cư cũng cần

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

61

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

62

được cung cấp các dịch vụ đời sống, văn hoá, xã hội. Do đó phát triển dịch vụ nông

thôn trở thành một yêu cầu bức thiết góp phần phát triển nông thôn toàn diện và tạo ra

cơ cấu kinh tế ngày càng tiến bộ. Những năm gần đây cùng với quá trình chuyển đổi cơ

chế quản lý kinh tế, nhiều loại hình dịch vụ mới mang đậm nét của nền kinh tế thị

trường đã hình thành, phát triển trong sản xuất và đời sống nông thôn như các hoạt động

dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, du lịch, kinh doanh bất động sản, tư

vấn, tin học, pháp lý...

2. Phân loại các lĩnh vực dịch vụ nông thôn

Có rất nhiều lĩnh vực dịch vụ liên quan đến các hoạt động sản xuất và đời sống xã

hội, có nhiều cách phân biệt theo các mục đích và tiêu chí khác nhau, có thể tổng hợp

một số loại hình dịch vụ sau đây trong phát triển kinh tế xã hội:

- Tiêu thụ sản phẩm, bán hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống, xuất khẩu, nhập

khẩu hàng hoá.

- Cung cấp năng lượng, nhiên liệu, cấp thoát nước.

- Giao thông vận tải, thuê mướn tài sản.

- Thông tin, liên lạc, tuyên truyền, quảng cáo, tư vấn.

- Ngân hàng, tài chính, tín dụng.

- Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị.

- Cung cấp khách sạn và dịch vụ du lịch, văn hoá, giải trí.

- Giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, khoa học kỹ thuật và các dịch vụ xã hội khác.

- Hành chính công.

Trong phạm vi chương này chỉ tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thuộc

lĩnh vực dịch vụ cho sản xuất và hoạt động kinh tế, các lĩnh vực dịch vụ xã hội được đề

cập ở phần khác.

3 Chính sách và giải pháp phát triển dịch vụ nông thôn

a) Những kết quả phát triển dịch vụ nông thôn

Những năm gần đây Chính phủ Việt Nam rất quan tâm phát triển dịch vụ ở nông

thôn nhằm đáp ứng đầy đủ những điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội nông

thôn. Các hoạt động dịch vụ thu hút khoảng 14% việc làm khu vực nông thôn, 11,2% số

hộ làm dịch vụ, tỷ trọng GDP từ hoạt động dịch vụ nông thôn chiếm 13,8% trong cơ

cấu kinh tế nông thôn đã góp phần làm giảm đáng kể tính thuần nông trong kinh tế nông

thôn. Các loại hình dịch vụ của khu vực kinh tế nhà nước, hợp tác xã và tư nhân cùng

song song phát triển đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của

nhân dân. Cung cấp hàng hoá và các điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, khám chữa bệnh,

http://www.ebook.edu.vn

văn hoá, tinh thần cho người dân và đáp ứng du khách trong và ngoài nước về giải trí,

du lịch... ở nông thôn Việt Nam. Một số loại dịch vụ được Nhà nước trợ giá hoặc ưu đãi

cho người dân nông thôn như trợ giá vật tư nông nghiệp khi giá thị trường lên cao, giảm

giá điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động khuyến nông, cấp

không cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao thuốc chữa bệnh, dầu đốt, sách giáo khoa

phổ thông, muối ăn...

b) Những tồn tại trong phát triển dịch v

Tuy vậy không ít các cơ sở dịch vụ Nhà nước ở khu vực nông thôn làm ăn kém

hiệu quả, sức cạnh tranh yếu do cơ chế quản lý yếu kém, giá thành cao, hoạt động cứng

nhắc. Nhiều hợp tác xã hoạt động mang tính hình thức, yếu kém, thiếu sự hấp dẫn với

người dân, giá dịch vụ cao. Không ít cơ sở dịch vụ tư nhân ở nông thôn được khuyến

khích hình thành nhưng yếu về năng lực tài chính, không có chuyên môn, cung cấp dịch

vụ chất lượng tương đối thấp... Sự tăng trưởng và hiệu quả hoạt động dịch vụ ở nông

thôn bị hạn chế do khó khăn về kinh tế và cơ sở hạ tầng yếu như giao thông, điện, viễn

thông, đặc biệt dịch vụ còn nghèo nàn ở vùng sâu vùng xa.

c) Chiến lược phát triển dịch vụ nông thôn

Chiến lược phát triển đến năm 2010 của Chính phủ đã đề ra các mục tiêu về phát

triển khu vực dịch vụ nông thôn:

- Ðạt mức tăng trưởng từ 10% đến 15% về GDP của lĩnh vực dịch vụ nông thôn.

- Nâng tỷ trọng GDP của dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn lên 30 - 35% vào

năm 2020.

- Tạo thêm 400.000 việc làm mỗi năm từ hoạt động dịch vụ.

d) Chính sách phát triển các lĩnh vực dịch vụ chủ yếu ở nông thôn

Phát triển thương mại

- Khuyến khích hoạt động thương mại của khu vực Nhà nước, tư nhân, hộ gia đình,

hợp tác xã và các loại hình khác.

- Tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước để hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực xuất

khẩu, nhập khẩu, cung cấp nguyên liệu...

- Tổ chức lại và mở rộng hệ thống chợ nông thôn làm đầu mối trong mua bán và

lưu thông hàng hoá. Xây dựng khoảng 4.000 chợ mới và bổ sung nâng cấp 5.000 chợ

hiện có. Xây dựng hệ thống các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại ở ngoại ô các

thành phố lớn và các vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tập trung.

- Nâng cấp và mở rộng hệ thống kho hàng, cảng biển, bến sông và các kho hàng,

phương tiện bốc dỡ tại các bến bãi ở các vùng phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá.

- Xoá bỏ những cản trở đối với lưu thông nông, lâm, thuỷ sản.

- Tiếp tục chính sách ổn định thị trường trong nước thông qua bảo đảm giá.

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

63

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

64

- Hỗ trợ tiếp cận thông tin thị trường ngoài nước để đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ tìm

kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, ưu đãi thuế xuất khẩu và vốn vay.

- Khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực nhập khẩu vật liệu, hạt giống, phân

bón, nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc, máy móc thiết bị cần thiết cho khu vực

nông nghiệp.

Phát triển dịch vụ ngân hàng và tín dụng

- Mở rộng mạng lưới trụ sở giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn sao cho từ năm 2005 mỗi xã có 1 điểm phục vụ của ngân hàng.

- Mở rộng quỹ tín dụng nhân dân.

- Mở rộng hệ thống tín dụng song phương giữa các hộ gia đình nông dân, với sự hỗ

trợ của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát triển dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp

- Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở Nhà nước sản xuất giống vật nuôi, cây

trồng, bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y... hỗ trợ khu vực tư nhân tham gia cung cấp những

dịch vụ này, hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình nuôi giống và nhân giống cây

trồng, vật nuôi để cung cấp cho nhân dân.

- Hỗ trợ mở rộng phạm vi dịch vụ cơ khí nông thôn, bao gồm chăm sóc và bảo vệ

cây trồng, tưới nước, thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch.

- Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê máy nông nghiệp để

tăng cường cơ khí hoá sản xuất nông nghiệp.

- Thành lập trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa nông cụ và máy nông nghiệp, với dịch

vụ bảo hành có chất lượng.

- Ðẩy mạnh đầu tư và cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, cơ

sở khuyến nông.

Phát triển dịch vụ tư vấn kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm

- Tạo điều kiện mở thêm nhiều trung tâm có thể tư vấn cho nông dân, doanh nghiệp

và các đối tượng khác về mở rộng, đa dạng hoá hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh.

- Liên kết giữa các trung tâm với các trường đại học, viện nghiên cứu để nâng cao

chất lượng tư vấn.

- Ðầu tư để phát triển các điểm truy cập intenet và khai thác thông tin ở cấp xã giúp

các hộ nông dân và doanh nghiệp tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm, tiêu thụ sản

phẩm.

Phát triển dịch vụ vận tải

http://www.ebook.edu.vn

- Hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư mua sắm phương tiện vận tải, bến

bãi, trạm xăng dầu, trung tâm sửa chữa máy móc, dịch vụ vận tải, cho thuê phương tiện

để tăng cường vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất tới các địa bàn nông thôn và vận

chuyển sản phẩm tới các nhà máy và nơi tiêu thụ.

- Ưu tiên đầu tư và phát triển dịch vụ vận tải ở vùng sâu, vùng xa.

Phát triển du lịch nông thôn

Ngày nay khách du lịch trong và ngoài nước hướng sự chú ý vào vùng nông thôn.

Thực tế cho thấy nhu cầu ngày càng tăng của du khách nước ngoài muốn đến thăm các

vùng nông thôn. Ðiều đó mở ra triển vọng lớn cho phát triển du lịch nông thôn, tạo điều

kiện giải quyết việc làm, tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ăn ở, quà lưu niệm...

dẫn đến làm tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.

Tiềm năng du lịch nông thôn rất to lớn, sức thu hút của du lịch nông thôn bởi:

- Phong cảnh thiên nhiên và đời sống hoang dã.

- Tài sản văn hoá gồm đình, chùa, đền thờ, công trình kiến trúc cổ và di sản vô hình.

- Những hoạt động mà du khách có thể tham gia như bơi lội, chèo thuyền, đi bộ,

nghiên cứu thiên nhiên...

- Những nét đặc trưng riêng như hang động, đá tạo hình...

- Lễ hội, tập tục văn hoá truyền thống, làng nghề.

Những giải pháp lớn chủ yếu nhằm phát triển du lịch nông thôn, đó là:

- Xây dựng quy hoạch và dự án phát triển các khu du lịch, hệ thống các điểm du

lịch trên cơ sở khai thác các thế mạnh về du lịch ở các vùng nông thôn.

- Ðưa ra những chương trình du lịch hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách

tham quan các danh lam văn hoá và lịch sử, thắng cảnh, làng nghề thủ công...

- Mở rộng loại hình, nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng, điều kiện phục vụ và bảo

đảm an toàn cho khách du lịch ở vùng nông thôn.

- Nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho thể thao, văn hoá

và giải trí ở nông thôn, vì lợi ích người dân nông thôn và du khách.

- Cải thiện hệ thống tiếp thị và thông tin, nâng cao trình độ tổ chức hoạt động du lịch.

- Phát triển sản xuất các sản phẩm truyền thống, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

địa phương phục vụ khách du lịch và nâng cao thu nhập của người dân địa phương từ

hoạt động phục vụ du lịch.

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. ………………… ..

65

http://www.ebook.edu.vn

Tr

ườ

ng

Đạ

i h

c Nông nghi

p Hà N

i – Giáo trình Phát tri

n Nông thôn………. …………………

66

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN CHƯƠNG II

1. Giải thích vai trò của phát triển kinh tế nông thôn?

2. Giải thích các hoạt động kinh tế trong nông thôn?

3. Các thành phần kinh tế trong nông thôn nước ta hiện nay?

4. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế của một số nước trong khu vực?

5. Vai trò của phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn?

6. Các nguyên tắc phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn?

7. Nhà nước có vai trò như thế nào trong phát triển nông nghiệp, phát triển

công nghiệp nông thôn?

8. Hãy tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, phát triển công

nghiệp nông thôn ViệtNam, những tồn tại và thách thức?

9. Chính sách và mục tiêu cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp

nông thôn ViệtNam?

10. Các chính sách và giải pháp chính cho phát triển các lĩnh vực chủ yếu của

công nghiệp nông thôn ViệtNam?

11. Vai trò của tiểu thủ công nghiệp trong phát triển nông thôn?

12. Phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn ViệtNam- thực trạng và những

thách thức?

13. Mục tiêu và chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn ViệtNam?

14. Vai trò của dịch vụ trong phát triển nông thôn?

15. Thực trạng phát triển dịch vụ nông thôn ViệtNam, những tồn tại và thách

thức?

16. Chiến lược và chính sách phát triển dịch vụ trong nông thôn ViệtNam?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: