kinh te nghanh c3

Chương 3: TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG VÀ NHỮNG RÀO CẢN NHẬP CUỘC

1.1. Tập trung thị trường

1.1.1. Một số thuật ngữ phổ biến về tập trung trong kinh tế

Tập trung tổng thể (aggregate concentration)

Đo lường vị trí tương đối của các DN lớn trong nền kinh tế. Nền kinh tế có thể là nền kinh tế của một quốc gia hay là nền kinh tế của một vùng lãnh thổ. Cụ thể là một vài hãng lớn điều hành sản xuất toàn bộ nền kinh tế hay là một vùng lãnh thổ.

Đặc điểm quan trọng nhất của tập trung tổng thể là các hãng lớn vừa có quyền lực về kinh tế vừa có quyền lực về chính trị. Chính vì vậy, tập trung tổng thể thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế, các nhà xã hội học, các nhà khoa học và các nhà chính trị học.

Đôi khi một vài hãng lớn chi phối một ngành có quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị trong một ngành cũng được gọi là tập trung tổng thể.

Tập trung thị trường(market concentration) (còn gọi là tập trung ngành industry concentration, hay tập trung người bán - seller concentration )

Đo lường vị trí tương đối của các DN lớn trong ngành. Tập trung thị trường ám chỉ đến mức độ mà sự tập trung sản xuất vào một thị trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn trong ngành.

Một ngành có mức độ tập trung hóa cao tức là một ngành được chi phối bởi một số it hãng. Khi nói trình độ tập trung hoá của một ngành tức là nói đến mức độ tập trung thị trường của ngành đó.

Nói chung, mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị trường của những hãng lớn, nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn càng có sức mạnh thị trường cao và ngược lại.

Khả năng của một công ty hay một nhóm công ty trong việc tăng và duy trì giá bán sản phẩm trên mức giá cạnh tranh được gọi là sức mạnh đối với thị trường (market power). Việc sử dụng sức mạnh đối với thị trường làm giảm sản lượng và tổn thất phúc lợi xã hội.

Tập trung tổng thể có cả quyền lợi chính trị bên cạnh quyền lợi kinh tế, còn tập trung thị trường chỉ đơn thuần có quyền lực kinh tế.

Tập trung của người mua (buyer concentration)

Đo lường tỉ trọng tính theo phần trăm của một sản phẩm nào đó được mua bởi một số ít người mua.

Hàng hoá và dịch vụ của một ngành nào đó càng được mua bởi một số ít người mua thì mức độ tập trung người mua càng cao. Trong trường hợp cực đoan, người mua duy nhất cho một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó sẽ dẫn đến tình huống được gọi là sự độc quyền của người mua.

Tập trung quyền sở hữu (ownership concentration)

Đo lường mức độ tỉ trọng nắm giữ cổ phần trong một công ty. Tập trung quyền sở hữu mô tả tài sản hay sự kiểm soát tài sản của công ty giữa những cá nhân, gia đình hay pháp nhân kinh doanh khác nhau.

1.1.2. Đo lường tập trung thị trường

Trên giác độ nghiên cứu kinh tế ngành thì tập trung thị trường là loại tập trung quan trọng nhất vì khi đánh giá được mức độ tập trung thị trường sẽ mô tả được cấu trúc cạnh tranh thị trường ngành và biểu thị được mức độ quyền lực thị trường của các hãng lớn trong ngành.

Đường cong tập trung thị trường

+ Cách vẽ đường cong tập trung thị trường

Đường cong tập trung hóa biểu diễn mức độ tập trung hóa giữa các ngành một cách trực quan, nó biểu thị tỉ lệ phần trăm tích lũy sản lượng của các hãng từ quy mô lớn nhất đến nhỏ nhất.

Lưu ý:

+ Hình dạng đường cong tập trung thị trường cong lồi về phía trên là do tích luỹ sản lượng từ lớn nhất đến nhỏ nhất

+ Do tích luỹ % sản lượng nên giới hạn của trục tung luôn luôn là 100%. Còn trục hoành do số lượng các doanh nghiệp của các ngành có thể rất lớn nên trục hoành không giới hạn.

+ Sản lượng của các DN trong ngành là một từ đại diện vì có thể thay thế nó bằng các chỉ tiêu khác như vốn, lợi nhuận, doanh thu...

+ Đường cong tập trung thị trường sẽ là một đường thẳng khi quy mô các doanh nghiệp bằng nhau.

Các tiêu chuẩn được dùng kèm với việc dùng đường cong tập trung

1. Tiêu chuẩn sắp xếp đường cong tập trung:

Một ngành được coi là có trình độ tập trung cao hơn những ngành khác nếu bất kỳ điểm nào trên đường cong tập trung của nó đều cao hơn các đường cong tập trung của các ngành khác được so sánh với nó. Tiêu chuẩn này có ưu điểm là đưa ra một hình ảnh trực giác.

2. Nguyên tắc dịch chuyển doanh số:

Nếu doanh số được dịch chuyển từ một hãng nhỏ thành một hãng lớn hơn so với bản thân nó thì đường cong tập trung mới sẽ thay đổi so với đường cong tập trung cũ. Lúc này sự dịch chuyển doanh số theo chiều hướng tăng lên sẽ làm cho đường cong tập trung của ngành phình lên ở một đoạn nào đó so với đường cong cũ.

Trường hợp ngược lại sự dịch chuyển doanh số theo chiều giảm doanh số của một doanh nghiệp nào đó sẽ làm cho đường cong tập trung mới thấp hơn một chút so với đường cong cũ.

Nguyên tắc dịch chuyển doanh số đúng trong trường hợp các hãng khác giữ nguyên quy mô. Sự tăng giảm doanh số của một hãng là trong sự so sánh với chính nó.

Cần lưu ý ta có thể thay doanh số bằng nhiều chỉ tiêu khác.

3. Tình trạng nhập cuộc và xuất ngành

Thêm một hãng nhỏ vào trong ngành, khi doanh số của các hãng tồn tại trong ngành không thay đổi sẽ làm giảm trình độ tập trung của ngành và ngược lại.

Chú ý rằng điều này được giới hạn một cách thận trọng, bởi vì nếu kẻ nhập cuộc mới đủ lớn thì trình độ tập trung của ngành có thể tăng lên sau nhập cuộc. Nghĩa là kẻ nhập cuộc là lớn hay nhỏ muốn nói đến ở đây liên quan đến ảnh hưởng của nó đối với thay đổi trình độ tập trung thị trường.

4. Tình trạng sáp nhập:

Sự sáp nhập của hai hay nhiều hãng sẽ làm tăng mức độ tập trung của ngành, đường cong mới cao hơn so với chính nó trước đây.

Tiêu chuẩn này thực chất mở rộng tiêu chuẩn thứ hai. Ở tiêu chuẩn thứ hai nói đến đường cong mới cao hơn đường cong cũ chỗ đoạn phình to. Còn tiêu chuẩn này nói đến mức độ tăng lên ở diện rộng hơn. Hầu như làm cho đường cong mới cao hơn về toàn bộ.

* Ưu nhược điểm của đường cong tập trung thị trường và các tiêu chuẩn dùng kèm đường cong tập trung thị trường

Ưu điểm:

Các tiêu chuẩn trên đây có ưu điểm là mang tính trực giác, dễ hiểu và có những hữu ích nhất định khi nghiên cứu trình độ tập trung thị trường của ngành.

Khuyết điểm:

- Không chỉ ra ngành nào có trình độ tập trung cao hơn tại chỗ chúng cắt nhau.

- Đồng thời ít mang tính định lượng một cách rõ ràng.

Những chỉ số đo lường trình độ tập trung thị trường

Khắc phục những khuyết điểm của đường cong tập trung và các tiêu chuẩn đi kèm với nó, các nhà kinh tế đã đưa ra một số những chỉ số để đo lường trình độ tập trung thị trường.

1. Sự nghịch đảo số lượng doanh nghiệp 1/n

Đây là chỉ số tập trung đơn giản nhất.

Chỉ số này càng gần đến 1 thì trình độ tập trung càng cao và ngược lại.

Dễ dàng nhận thấy chỉ số này thỏa mãn các tiêu chuẩn nói trên.

Tuy nhiên chỉ số này lại không chính xác, các ngành khác nhau có thể có số lượng các hãng bằng nhau, nhưng khác nhau về tỉ trọng các hãng thì đường cong tập trung thị trường cao thấp khác nhau nhưng chỉ số 1/n lại giống nhau. Nguyên nhân của khuyết điểm là chỉ số này không tính đến tỉ trọng của tất cả các doanh nghiệp trong ngành mà đơn thuần chỉ tính đến số lượng các doanh nghiệp trong ngành.

2. Tỉ lệ tập trung hóa: (Concentration Ratio)

Đây là chỉ số được sử dụng nhiều khi đo lường tập trung hóa của ngành, nó được xác định bằng tỉ lệ sản lượng của r doanh nghiệp lớn trong ngành với r là một số tùy ý. Đôi khi tỉ lệ tập trung còn đo lường bằng doanh thu, số nhân công...Xu hướng hiện nay người ta thường đo lường bằng doanh thu của các DN có quy mô lớn.

(cong thuc)

n là số lượng các doanh nghiệp trong ngành

xi (i=1,n) là doanh số doanh nghiệp thứ i, được xếp hạng từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

X là tổng xi( chạy từ i-1 đến n)

là tổng doanh số toàn ngành

si= xi / X

là thị phần doanh nghiệp thứ i.

Chú ý là đối với chỉ tiêu doanh số có thể được thay bằng các chỉ tiêu khác

Ưu điểm

- Đặc biệt thích hợp nghi mô tả thực nghiệm trình độ tập trung hóa của một ngành nào đó vì nó dễ tính toán, dễ hiểu và có tính trực giác cao.

Khuyết điểm

- Lựa chọn tùy ý r sẽ đưa ra các kết luận không chính xác. Khắc phục khuyết điểm này đa số các nước chọn thống nhất r=4.

- Một sự chuyển dịch doanh số hay sự sáp nhập có thể tạo ra những thay đổi về tỉ lệ tập trung, nhưng Cr có thể không chịu sự tác động nếu sự sáp nhập hay dịch chuyển doanh số không làm thay đổi r doanh nghiệp lớn hàng đầu. Lý do của điều này là chỉ số Cr chỉ tính đến r doanh nghiệp lớn hàng đầu mà không tính đến tất cả các doanh nghiệp trong ngành.

3. Chỉ số Hirschman-Herfindahl (công thức)

với

Bằng việc bình phương thị phần rõ ràng doanh nghiệp càng có thị phần lớn thì càng chiếm phần lớn sau khi bình phương của chỉ số H.

Với ngành mà n=1 thì H = 1,

,0< H <= 1 càng gần đến 1 thì mức độ tập trung cảu ngành càng cao, H càng gần đến 0 thì mức độ tập trung càng thấp

Chỉ số H có thể viết lại bằng cách khác để chỉ ra thuộc tính rõ ràng hơn.

Với là quy mô bình quân của các hãng trong ngành,

phương sai quy mô doanh nghiệp,

là độ lệch chuẩn

là hệ số sai phân quy mô doanh nghiệp.

Ưu điểm của chỉ số H:

- Chỉ số H đơn giản, dễ tính toán, mang tính trực giác cao

- Bằng việc lấy tổng bình phương các thị phần của các hãng sẽ khuếch đại các hãng có thị phần lớn trong ngành.

- Chỉ số H hầu như đáp ứng các tiêu chuẩn của tập trung.

4. Chỉ số Hannah và Kay HK( công thức)

Với là một thông số co giãn bất kỳ thỏa mãn > 0 và 1

Công lao xứng đáng của Hannah và Kay phát sinh từ tính linh hoạt, với việc cho giá trị của thông số họ đã đưa ra trọng khác nhau cho những quy mô khác nhau và theo quy luật là trọng số lớn hơn gắn liền với các hãng lớn hơn.

Việc chọn có thể chọn lớn hơn 1 hay là nhỏ hơn 1

Nếu chọn lớn hơn 1 thì có khuynh hướng là

+ Trong cùng một ngành có thể chọn khác nhau : Chọn càng lớn thì HK càng nhỏ và ngược lại.

+ Khi só sánh các ngành khác nhau: HK càng nhỏ thì mức độ tập trung càng lớn, HK càng lớn thì mức độ tập trung càng nhỏ hay nói cách khác mức độ phân tán càng cao.

Nếu chọn nhỏ hơn 1 thì có khuynh hướng ngược lại là

5. Chỉ số E (công thức)

Chỉ số này là lấy ln(1/si) làm trọng số cho thị phần

E càng nhỏ thì càng tập trung

E càng lớn ngành càng phân tán

Chú ý : Mặc dù 5 chỉ tiêu trên đều có thể đo lường mức độ tập trung thị trường, nhưng hiện nay người ta thường dùng chỉ số tập trung Cr với r= 4 và chỉ số H hơn cả. Bởi vì, hai chỉ số này có nhiều ưu điểm hơn hẳn các chỉ tiêu khác.

1.1.3. Những thước đo về sự không đồng đều về quy mô của các hãng trong ngành

Khi nghiên cứu mức độ tập trung của một ngành người ta còn có thể thông qua sự bằng nhau hay không bằng nhau về quy mô các hãng trong một ngành. Một ngành mà quy mô của các hãng càng khác nhau thì mức độ tập trung thị trường càng cao, khi quy mô các hãng càng gần bằng nhau và số lượng các hãng nhiều thì ngành càng phân tán. Những chỉ tiêu đo lường mức độ đồng đều hay không đồng đều của các hãng trong ngành được coi như là phương pháp bổ sung để đánh giá mức độ tập trung hoá của ngành.

Hệ số Gini (Gini coefficient)

a. Đường cong Lorenz

Đường cong Lorenz vẽ khác với đường cong tập trung. Đường cong Loren xác định trên cơ sở tỉ lệ phần trăm tích lũy sản lượng thị trường đối với tỉ lệ phần trăm tích lũy số lượng của các hãng trong một ngành (số lượng của hãng như trong trường hợp đường cong tập trung). Các hãng được tích lũy từ hãng nhỏ nhất đến hãng lớn nhất, khác với tích lũy từ những hãng lớn nhất đến nhỏ nhất trong đường cong tập trung.

Hình vẽ đường cong Lorenz nằm trong hình vuông

Nếu quy mô của tất cả các hãng là bằng nhau thì đường cong Lorenz chính là đường chéo OT với bất kỳ số lượng doanh nghiệp trong một ngành.

Thông thường trong thực tế một ngành, quy mô các hãng rất khác nhau. Sự không đồng đều về quy mô các hãng được biểu diễn bằng đường cong lõm xuống phía dưới. Việc tích lũy từ hãng nhỏ nhất đến hãng lớn nhất làm cho đường cong Loren có dạng lõm chứ không lồi như đường cong tập trung. Đường cong Lorenz càng lõm về phía dưới thì quy mô các hãng trong ngành càng khác nhau và đường cong Lorenz càng gần với đường chéo OT thì quy mô các hãng trong ngành càng tương tự nhau.

b. Hệ số Gini:

Hệ số Gini là một hệ số dựa vào đường cong Lorenz. Khi đo lường mức độ không đồng đều nhau của các hãng trong ngành nó được biểu thị bằng hai cách

Thứ nhất, bằng hình vẽ: chính là vùng diện tích được tô đậm đối với vùng tam giác OST. Diện tích này càng lớn càng chứng tỏ quy mô các hãng trong ngành rất khác biệt nhau và khác xa với quy mô trung bình.

Thứ hai, bằng con số: Hệ số Gini về mặt con số là sự so sánh diện tích vùng tô đậm với diện tích của tam giác OST.

HG= DT.OAT/ OST

HG càng gần đến 1 thì quy mô các hãng trong ngành càng khác biệt nhau

HG càng gần đến 0 thì quy mô các hãng càng đồng đều nhau.

Hệ số sai phân quy mô doanh nghiệp

Hệ số sai phân là tỉ lệ giữa độ lệch chuẩn quy mô hãng và quy mô kỳ vọng của hãng. Hệ số sai phân C là một đơn vị đo mức độ khác nhau về quy mô các hãng trong ngành. Hệ số này càng lớn càng chứng tỏ quy mô các hãng trong ngành rất khác biệt nhau và ngược lại.

(CÔNG THỨC)

Với là bình phương phương sai quy mô doanh nghiệp

Phương sai phân logarit quy mô hãng( CÔNG THỨC)

Với là quy mô trung bình nhân của hãng

càng lớn thì quy mô các hãng càng khác nhau và ngược lại.

1.2. Độc quyền và độc quyền nhóm trong ngành

Độc quyền và độc quyền nhóm là những tình trạng tập trung thị trường ở mức độ cao, vì thế khi nghiên cứu kinh tế ngành người ta không thể bỏ qua việc nghiên sức mạnh thị trường và những động thái của những ngành này.

1.2.1. Một số vấn đề căn bản đối với tình trạng độc quyền

Độc quyền bán (thường gọi là độc quyền-monopoly)

Là một tình huống trong đó chỉ có một người bán duy nhất trên thị trường, đây là trường hợp đối lập với cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition).

So sánh giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền cho thấy rằng: nhà độc quyền sẽ ấn định mức giá cao hơn, sản xuất ở mức sản lượng thấp hơn, lợi nhuận kiếm được trên trung bình (thường được gọi là lợi nhuận độc quyền). Điều này cho thấy người tiêu dùng sẽ phải chịu giá cao hơn dẫn đến tổn thất phúc lợi, thu nhập sẽ chuyển giao từ người tiêu dùng cho nhà độc quyền. Doanh nghiệp độc quyền do thoát khỏi áp lực cạnh tranh sẽ không có động cơ thích đáng để tối thiểu hóa chi phí hoặc không có các nỗ lực để đổi mới công nghệ. Trong doanh nghiệp độc quyền nói chung các nguồn lực bị sử dụng một cách phí phạm.

Tuy nhiên, người ta cũng chỉ ra rằng trên một mặt khác, độc quyền cũng có tác dụng ở chỗ: do có được lợi nhuận độc quyền, nên có thể dùng nó tạo điều kiện cho hoạt động đổi mới ở các chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

Độc quyền là trường hợp DN có sức mạnh thị trường mạnh nhất. Sức mạnh thị trường có được trong các trường hợp: độc quyền, độc quyền nhóm bán, cạnh tranh độc quyền hoặc trong ngành có DN chi phối.

Độc quyền mua (monopsony)

Độc quyền mua là trường hợp trên thị trường ngành chỉ có duy nhất một người mua, và người mua có những ảnh hưởng nhất định đối với giá cả và gọi là quyền lực của người mua độc quyền. Trong trường hợp độc quyền nhóm mua (trên thị trường ngành có vài người mua) cũng có quyền lực độc quyền nhóm của người mua.

Nói chung, khi có độc quyền mua, hay độc quyền nhóm mua thì khả năng tăng giá là rất khó, ngay cả tăng giá trong độc quyền bán.

Sức mạnh của độc quyền, độc quyền nhóm mua thường được sử dụng trong sáp nhập dọc và hội nhập dọc. Nói chung có sự đồng ý rằng: nơi nào mà sức mạnh độc quyền mua tồn tại, ở đó sẽ có sự khuyến khích cho thích hợp theo chiều dọc.

Độc quyền tự nhiên (natural monopoly)

Độc quyền tự nhiên tồn tại trong một thị trường ngành cụ thể, nếu một doanh nghiệp riêng lẻ có thể phục vụ thị trường đó với giá thấp hơn bất kỳ sự phối hợp của hai hay nhiều doanh nghiệp khác. Điều đó nghĩa là, độc quyền tự nhiên tồn tại do bản chất kinh tế của một ngành nào đó: cứ một DN cung cấp hàng hoá hay dịch vụ cho ngành thì sẽ tốt hơn về giá cả và chất lượng.

Người ta cho rằng độc quyền tự nhiên tồn tại trong nhiều ngành như : điện, đường sắt, khí tự nhiên, viễn thông...mà hiệu quả kinh tế đòi hỏi chỉ cần một doanh nghiệp là đủ.

Xét về nguyên nhân, nói chung độc quyền tự nhiên tồn tại bởi lợi thế của tính kinh tế theo quy mô (economies of scale) và lợi thế kinh tế theo phạm vi (economies of scope). Một doanh nghiệp có được những lợi thế này sẽ cung cấp những hàng hoá và dịch vụ với giá rẻ hơn và chất lượng tốt hơn. Việc có từ hai DN trở lên trong một số ngành thì những lợi thế trên sẽ không còn nữa.

Đối với một số quốc gia thực hiện độc quyền trong những ngành này nhưng lại là kết quả của hành động chính phủ và không hề cung cấp với gía thấp hơn so với có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành, thì những ngành như vậy trong các quốc gia đó không phải là độc quyền tự nhiên mà là độc quyền do tác động của chính phủ.

Một doanh nghiệp độc quyền tự nhiên đúng bản chất vẫn là mục tiêu điều tiết của chính phủ về giá, chất lượng, điều kiện gia nhập ngành của một ai đó.

Độc quyền nhóm (Oligopoly)

1. Bản chất và hình thức của độc quyền nhóm

* Bản chất

Độc quyền nhóm bán là một thị trường có đặc trưng bởi một số nhỏ các DN có ý thức được rằng họ phụ thuộc với nhau trong chính sách về giá cả và sản lượng. Số lượng doanh nghiệp cũng đủ nhỏ để cho phép mỗi doanh nghiệp có sức mạnh đối với thị trường.

Độc quyền nhóm bán khác biệt đáng kể đối với cạnh tranh hoàn hảo ở chỗ mỗi DN trong ngành phải tính đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa họ. Điều này trong cạnh tranh hoàn hảo không có.

Độc quyền nhóm bán khác biệt với độc quyền vì nhà độc quyền không có đối thủ cạnh tranh còn độc quyền nhóm thì có đối thủ cạnh tranh.

Nói chung trong độc quyền nhóm bán, mỗi một hãng biết rằng vận mệnh của nó phụ thuộc trên những hành động của các đối thủ khác chẳng khác gì những hành động của chính nó. Vì thế, vấn đề về giá của các đối thủ hàng đầu (thường là hai hãng đầu ngành) phải bảo đảm lợi nhuận cao cho từng hãng trên cơ sở chính sách giá của đối thủ của nó.

* Có một số hình thức độc quyền nhóm bán khác nhau

+ Khi tất cả các DN có cùng hay gần cùng một quy mô như nhau gọi là độc quyền nhóm bán cân xứng.

+ Trường hợp ngược lại là độc quyền nhóm bán không cân xứng. Một dạng điển hình của độc quyền nhóm bán không cân xứng là doanh nghiệp chi phối (dominant firm).

* Hành động

Có thể chia ra làm hai cách hành động trong độc quyền nhóm bán

Thứ nhất, các DN hành động hợp tác với nhau. Như vậy, họ thông đồng với nhau để tối đa hóa lợi nhuận độc quyền kết hợp (joint profit maximization). Đây là một tình huống mà các thành viên trong ngành tham gia vào một quá trình quyết định giá cả - sản lượng được thiết kế để tối đa hoá lợi nhuận chung. Cần chú ý rằng để tối đa hoá lợi nhuận chung không nhất thiết bao hàm một sự cấu kết (collusion) hoặc một sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp độc lập có thể độc lập quyết định mức giá và sản lượng có tính đến phản ứng của đối thủ cạnh tranh và do đó sẽ quyết định sản xuất ở mức có thể tối đa hoá lợi nhuận chung.

Thứ hai, các DN hành động độc lập, không hợp tác, nhưng dĩ nhiên trên sự quan sát đối thủ của nó. Bản chất sự khác nhau của hành động này so với trường hợp hợp tác không cấu kết đã nói ở trên là ở chỗ: khi hành động độc lập các doanh nghiệp trong ngành độc quyền nhóm chỉ tối đa hoá lợi nhuận của mình mà không tính đến tối đa hoá lợi nhuận chung.

Đối với hai cách hành động ở trên thì trong rất nhiều trường hợp, các nhà độc quyền nhóm có một khuyến khích phối hợp hơn là cạnh tranh. Đây chính là trường hợp họ cùng nhau cư xử như là một nhà độc quyền trong ngành. Sản lượng cho mỗi hãng và giá của ngành là thứ họ xác định để tối đa hóa lợi nhuận độc quyền nhóm.

Tóm lại là : các DN trong một ngành độc quyền nhóm có thể thực hiện phối hợp và cũng có thể không. Hành động như thế nào là tuỳ thuộc vào những điều kiện thuận lợi. Nghĩa là, sự phối hợp độc quyền và cả sự không phối hợp trong một ngành độc quyền nhóm đều có điều kiện cho nó.

2. Sự phối hợp độc quyền nhóm và những điều kiện thị trường cho phối hợp độc quyền nhóm

Mặc dù nói chung các doanh nghiệp trong một ngành độc quyền nhóm thích phối hợp với nhau để tất cả cùng có lợi và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự phối hợp độc quyền nhóm cũng diễn ra thuận lợi.

a. Do tác động yếu của khung pháp luật đối với DN

Đối với một số quốc gia và thậm chí đối với một số ngành trong một quốc gia, tác động của khung pháp luật tương đối yếu, vì thế khó có sự kiểm soát về giá và chính sách sản xuất. Nói chung, tác động yếu của khung pháp luật thường được chia thành hai trường hợp.

Thứ nhất : Thông thường, luật pháp của mỗi một quốc gia đều có những khoảng tối sáng. Các hãng độc quyền nhóm lợi dụng điều này để thỏa thuận ngầm về giá trong ngành, thông qua thỏa thuận ngầm, họ giống như những nhà lãnh đạo giá mà luật không rờ tới được. Các thông đồng ngầm được tạo ra dễ dành nhất thông qua sự cung cấp thông tin toàn diện và cập nhật về giá, sự cung cấp cấu trúc chi phí của những người tham gia thị trường.

Thứ hai : Đôi khi việc ban hành luật pháp của một quốc gia khá đầy đủ đối với một ngành nào đó, nghĩa là rất khó có thể tìm ra khoảng tối. Tuy nhiên, kiểm soát việc thực hiện nó lại không chặt chẽ nên là điều kiện cho sự phối hợp độc quyền nhóm diễn ra.

Thứ ba: Xử lý không nghiêm đối những hành vi vi phạm pháp luật

b. Mục tiêu của sự phối hợp độc quyền nhóm không phải là tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn

Vì lợi ích chung của các DN trong dài hạn, các DN phối hợp các hành động với nhau. Còn nếu một hãng nào đó vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn sẽ cắt giảm giá để tăng thị phần, lập tức các hãng khác sẽ hành động tương tự.

c. Điều kiện về tính ổn định công nghệ trong ngành

Sự phối hợp độc quyền nhóm có thể thành công trong những ngành đang trong thời kỳ có điều kiện công nghệ tĩnh tại. Trong những ngành năng động, nơi mà sự thay đổi công nghệ diễn ra nhanh chóng, sự gia nhập ngành là đáng kể, trong tình huống này sự phối hợp độc quyền nhóm là không thành công.

3. Những điều kiện thị trường cho sự không phối hợp độc quyền nhóm.

* Đầu tiên sự không phối hợp độc quyền nhóm diễn ra khi các điều kiện cho sự phối hợp không thuận lợi.

* Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác

a. Do chi phí và nhu cầu không thống nhất

- Trong những thị trường khác nhau về mặt địa lý, nhất là những thị trường thuộc các quốc gia khác nhau, dẫn đến những sự khác nhau về chi phí và nhu cầu. Khi xa cách về mặt địa lý thì các hãng lợi dụng việc khó có thể có sự thỏa thuận ngầm với các DN khác, hay nói cách khác, các hãng khó tiếp cận với giải pháp hợp tác.

- Tự bản thân mỗi hãng giữ bí mật về chi phí đối với khác hãng khác trong ngành. Điều đó làm cho mỗi một hãng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở những hiểu biết sai lệch về chi phí của các đối thủ khác và hiểu biết sai lệch nhu cầu thị trường nên phát ra các mức giá khác nhau.

- Trong ngành độc quyền nhóm, các hãng yếu hơn sẵn lòng chấp nhận lợi nhuận ít phù hợp với đầu ra ít hơn của nó. Tuy nhiên các hãng nhỏ đôi khi lại muốn có được lợi nhuận cao trong hiện tại và chấp nhận lợi nhuận thấp trong tương lai, trong khi đó các hãng lớn thường có tầm nhìn dài hơn vì vậy các hãng lớn này có khuynh hướng đặt giá thấp hơn các hãng nhỏ. Vì vậy, sự cắt giảm giá ngầm đã xảy ra.

b. Mức độ nhu cầu chung của thị trường giảm xuống

- Khi nhu cầu giảm, các hãng trong ngành độc quyền nhóm sẽ liều lĩnh quyết định giảm giá để lôi kéo khách hàng. Điều này do sức ép của bản chất tối đa hốa lợi nhuận quyết định.

- Tình trạng giảm giá khi nhu cầu chung của ngành giảm diễn ra rõ ràng hơn đối với những ngành độc quyền nhóm nhưng yếu về mặt tài chính, hoặc là những ngành có chi phí cố định cao.

c. Các hãng có cơ hội để bí mật cắt giảm giá

- Các hãng độc quyền thường không phải là những nhà bán hãng trực tiếp trong thị trường. Những người bán hàng trên các kênh phân phối mới là người có thông tin đầy đủ về sự thay đổi giá bán của các đối thủ, do vậy sự trả đũa về giá có thể chậm trễ. Cơ hội bí mật giảm giá có thể xảy ra.

- Khi sản phẩm của ngành này là đầu vào của ngành khác tức là hàng hóa được bán trực tiếp cho một số nhà sản xuất thuộc các ngành khác, song song với những hàng hóa như vậy được bán trên thị trường. Do vậy, phần hàng hóa bán cho các nhà sản xuất có thể giảm giá để lôi kéo các khách hàng như vậy mà các đối thủ khác trong ngành độc quyền nhóm không biết.

- Một số hãng có cơ hội cắt giảm giá khi khả năng kiểm soát của các đối thủ trong ngành độc quyền nhóm không cao.

1.3. Những rào cản nhập cuộc

1.3.1. Thế nào là rào cản nhập cuộc

Rào cản nhập cuộc là những yếu tố ngăn chặn hoặc cản trở sự xâm nhập của những DN mới vào một ngành. Những yếu tố đó có thể là những yếu tố kinh tế, kỹ thuật ngăn chặn hay gây khó khăn cho những doanh nghiệp muốn thâm nhập vào một thị trường nào đó và cạnh tranh với các hãng hiện có.

Về mặt chi phí người ta cho rằng rào cản nhập cuộc xảy ra khi kẻ xâm nhập phải gánh chịu những chi phí mà những DN đi trước, trước đây đã gánh chịu, bây giờ họ không phải gánh chịu nữa. Vì vậy, sức ép về chi phí ngăn cản sự nhập cuộc của các đối thủ mới.

Những yếu tố về mặt kỹ thuật cũng là lợi thế của các doanh nghiệp hiện có, sự khó khăn khi tiếp cận với các vấn đề về mặt kỹ thuật sẽ làm chùn bước các đối thủ nhập cuộc.

Nói chung đối với một ngành nào đó, rào cản nhập cuộc càng cao càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành ổn định với mức giá cao và có lợi nhuận cao. Khi rào cản nhập cuộc thấp thì hình hình ngược lại.

1.3.2. Một số những rào cản nhập cuộc

Sự trung thành nhãn hiệu

Sự trung thành nhãn hiệu chỉ sự ưa thích mà người mua dành cho sản phẩm của các công ty hiện tại.

Sự trung thành nhãn hiệu sẽ gây khó khăn cho những người mới nhập cuộc muốn chiếm thị phần của các công ty hiện tại, do đó nó giảm đi mối đe dọa nhập cuộc của các đối thủ tiềm tàng. Các đối thủ có ý muốn nhập cuộc sẽ phải thấy rằng nhiệm vụ xua đi sở thích đã hình thành trong khách hàng là điều hết sức khó khăn và tốn kém.

Đối với một số khách hàng của ngành, sự trung thành của họ đối với các nhãn hiệu của ngành có thể là sự trung thành mù quáng, có thể là sự trung thành có ý thức. Những dù là thế nào, thì xoá đi sự trung thành là một điều khó khăn.

Lợi thế chi phí tuyệt đối

Lợi thế chi phí tuyệt đối hàm ý là những DN xâm nhập phải bước vào thị trường ngành với chi phí đơn vị cao hơn bất kỳ mức sản lượng nào. Các công ty hiện tại trong ngành thường có những lợi thế chi phí tuyệt đối so với những người nhập cuộc.

Các lợi thế chi phí tuyệt đối có từ nhiều các lý do khác nhau

+ Khả năng sản xuất vượt trội nhờ kinh nghiệm quá khứ

+ Khả năng tiếp cận các nguồn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị tốt với giá rẻ hơn..

+ Tiếp cận các nguồn vốn rẻ

+ Chi phí kiểm soát công nghệ tốt hơn

+ Tiếp cận các nguồn nhân lực tốt (các nhà quản trị tốt, những người công nhân tốt) họ sẽ là những người tạo ra giá trị cao cho doanh nghiệp và vì thế chi phí lao động và chi phí quản lý rẻ hơn

+ ...

Các đối thủ nhập cuộc nhận thấy các doanh nghiệp hiện có của ngành có lợi thế chi phí tuyệt đối càng lớn thì họ có thể chùn bước.

Một số đối thủ cạnh tranh tiềm tàng vẫn cứ muốn nhập cuộc. Vì vậy họ cần biết tại ngưỡng nào, với điều kiện gì họ có thể nhập cuộc được. Để mô tả điều này, ta chấp nhận là những kẻ nhập cuộc tiềm tàng trông chờ những hãng đã được thành lập duy trì mức giá trước nhập cuộc bằng với mức giá sau nhập cuộc. Từ đó họ tính toán sản lượng nhập cuộc của họ. Điều này được mô tả đơn giản như sau:

Kẻ nhập cuộc tiềm tàng có đường chi phí dài hạn LAC2 nằm phía trên so với đường chi phí dài hạn LAC1 của những DN hiện có trong ngành (do những kẻ nhập cuộc không có lợi thế chi phí tuyết đối nên đường chi phí của chúng phải cao hơn). Giả thiết trong dài hạn chi phí bình quân là bằng nhau nên cả LAC1 và LAC2 đều nằm ngang. Những kẻ nhập cuộc cho rằng giá trước nhập cuộc sẽ bằng với sau nhập cuộc, vì vậy giá dự kiến tối đa trong hình vẽ là P2 (mức giá mà hãng nhập cuộc không có lời). Vì vậy lợi nhuận vượt lên trên mức bình thường của các hãng hiện có trong ngành đối với phần sản lượng nhập cuộc x2 là diện tích P1P2ab. Như vậy, trong trường hợp đơn giản điều kiện nhập cuộc đưa ra sẽ có một mức sản lượng nhập cuộc x2 sao cho

( CÔNG THỨC)

Tính kinh tế theo quy mô

Một số thuật ngữ

- Tính kinh tế theo quy mô (economies of scale) là một khái niệm dùng để chỉ hiện tượng chi phí trung bình trên đơn vị sản phẩm giảm xuống khi quy mô hoặc số lượng sản phẩm tăng lên.

Lợi thế kinh tế theo quy mô là một rào cản đối với kẻ nhập cuộc. Những hãng đã được thiết lập trong ngành thường có lợi thế hơn những kẻ nhập cuộc vì họ đã tạo dựng được hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, nhờ đó chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm giảm xuống. Đối với những kẻ nhập cuộc, điều này rất khó, bởi vì:

+ Nếu nhập cuộc với quy mô nhỏ để tránh rủi ro và thường cũng là phù hợp với khả năng của họ, thì họ không có được tính kinh tế theo quy mô của các DN hiện có đàn anh trong ngành.

+ Nếu nhập cuộc với quy mô lớn, thì rủi ro cao và chi phí vốn cao.

+ Ngoài ra nếu kẻ mới nhập cuộc với quy mô lớn, các DN hiện có chắc chắn tìm cách trả đũa những kẻ làm thiệt hại thu nhập của họ.

Một ngành có quy mô sản lượng để đạt hiệu quả tối thiểu càng cao thì có nghĩa là rào cản nhập cuộc này càng lớn. Thường thì đó là những ngành độc quyền hay độc quyền nhóm. Trong những ngành này những khó khăn đã nêu trên đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng càng lớn. Do đó, các đối thủ nhập cuộc tiềm tàng nhận thức được các vấn đề trên và chúng sẽ cân nhắc kỹ đối với những ngành có tính kinh tế theo quy mô cao. Do vậy tính kinh tế theo quy mô là một rào cản nhập cuộc khá cao.

Chi phí chuyển đổi

Chi phí chuyển đổi là chi phí xuất hiện khi khách hàng chuyển đổi việc mua sắm của mình sang các nhà cung cấp khác.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm của các nhà cung cấp khác có một sự cải thiện đáng kể, khách hàng cảm thấy sự tiêu tốn thời gian và tiền bạc cho việc tiếp cận với sản phẩm của nhà cung cấp mới là xứng đáng, thì lúc đó, họ quyết định chuyển đổi nhà cung cấp.

Nếu nhà cung cấp là một đối thủ mới nhập cuộc vào ngành và sản phẩm mới mà anh ta đem lại thuyết phục được khách hàng về sự đáng giá của nó so với chi phí chuyển đổi, thì sản phẩm mới của đối thủ nhập cuộc thực sự là một hiểm họa. Sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học công nghệ sẽ tăng cường hiểm họa này.

Chi phí chuyển đổi càng cao thì rào cản nhập cuộc càng cao. Tuy nhiên, đối thủ nhập cuộc thuyết phục được khách hàng của ngành rằng: mặc dù phải tốn chi phí chuyển đổi nhưng việc chuyển sang mua sắm từ các nhà cung cấp cũ sang các nhà cung cấp mới (những kẻ nhập cuộc) là rất đáng giá thì nhập cuộc có thể thành công.

Các quy định của chính phủ

Các quy định của chính phủ có thể tạo ra các rào cản nhập cuộc lớn cho nhiều ngành thông qua việc cấp giấy phép, chính sách thuế, các yêu cầu đặc biệt, những sự kiểm soát ngặt nghèo...

Các quy định của chính phủ thường tỏ ra ngặt nghèo hơn đối với những ngành cung cấp dịch vụ công cộng liên quan đến lợi ích của nhiều người như y tế, giáo dục, văn hóa...

Các đối thủ nhập cuộc có thể bằng nhiều những cách thức khác nhau để tác động đến chính phủ nhằm hạ thấp chiều cao rào cản nhập cuộc là quy định chính phủ.

Các doanh nghiệp hiện có hầu như luôn luôn mong rào cản nhập cuộc cao lên, vì thế trong một số trường hợp một số doanh nghiệp lớn có quyền lực có thể bằng những tác động theo nhiều kiểu đến chính phủ nhằm yêu cầu chính phủ có những quy định nâng cao rào cản nhập cuộc.

Những sự trả đũa

Các doanh nghiệp hiện có hầu như không muốn có thêm đối thủ tham gia ngành, vì vậy khi có nhập cuộc xảy ra, chúng thường trả đũa.

Các doanh nghiệp khi có ý định thâm nhập vào một ngành phải lường trước các hành động phản ứng của các doanh nghiệp hiện có trong ngành. Phải dự đoán về tốc độ và quy mô của sự trả đũa sẽ ảnh hưởng đến mình như thế nào. Thông thường sự trả đũa mãnh liệt các công ty hiện có trong ngành sẽ làm nhụt ý chí của các đối thủ mới.

Để có thể tránh đương đầu với những sự trả đũa mãnh liệt của các đối thủ hiện có trong ngành, các đối thủ mới có thể hướng vào các khe hở hẹp của thị trường, phát hiện và tìm đến các phân đoạn thị trường đang bị bỏ trống sau đó dần dần củng cố vị trí của mình trong ngành và đủ sức chống trả với các đối thủ lớn.

Sự khác biệt sản phẩm (product differentiation)

Các sản phẩm được coi là có sự khác biệt khi khác nhau thực sự về tính chất vật lý hay các đặc tính có sự khác nhau mà người mua có thể nhận thấy được để qua đó, họ ưa thích sản phẩm này hơn sản phẩm khác của các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm được khác biệt hóa nhằm mục đích được bán với giá cao hơn hoặc tăng lượng hàng bán ra.

Khác biệt hóa có thể xảy ra đối với hình dáng bên ngoài, hình ảnh, vị trí địa lý, chất lượng, độ bền, dịch vụ đi kèm (VD bảo hành, dịch vụ sau bán, thông tin...) các DN cũng thường tham gia vào các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi để tạo sự khác biệt nơi sản phẩm của họ.

Các hãng hiện hữu, có thể có những lợi thế hơn hẳn đối thủ nhập cuộc từ sự yêu thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm của họ.

Sự khác biệt sản phẩm gây ra rào cản nhập cuộc bởi vì các DN xâm nhập phải vượt qua được những sự khác biệt sản phẩm đã tạo ra uy tín của khách hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các DN gia nhập có thể tạo ra những sản phẩm khác biệt và được người tiêu dùng ưa chuộng và đón nhận hơn là những sản phẩm đang tồn tại, vì thế các DN mới này có khả năng nhập cuộc cao.

Cần phân biệt các sản phẩm được khác biệt hóa, không nên bị nhầm lẫn với các sản phẩm không đồng nhất.

Chi phí chìm (sunk costs)

Chi phí chìm là chi phí sau khi đã phát sinh thì không thể tái sử dụng được nữa. Nói cách khác là chi phí không thu hồi lại được. Chi phí chìm xảy ra bởi một số hoạt động cần những tài sản chuyên biệt mà những tài sản này không dễ dàng được chuyển đổi sang sử dụng cho những hoạt động khác.

Chi phí chìm luôn là chi phí cố định, nhưng không phải mọi chi phí cố định đều là chi phí chìm.

Chi phí chìm là những chi phí phải gánh chịu trong quá khứ mà không thu hồi lại được và do vậy không thích hợp với những quyết định hiện hành.

Các khoản chi phí chìm được coi như là những rào cản nhập cuộc. Vì các đối thủ nhập cuộc lo ngại nếu nhập cuộc thất bại thì những chi phí chìm cho nhập cuộc bị mất tất cả, không thể thu hồi lại được. Vì vậy, các khoản chi phí chìm càng lớn trong một ngành thì rào cản nhập cuộc càng cao.

Công nghệ cao

Công nghệ cao là một rào cản nhập cuộc cao đối với các đối thủ nhập cuộc không có thế mạnh này.

Nhưng đôi khi lại là cơ hội cho những đối thủ nhập cuộc có khả năng này. Điều này đúng với một số ngành như: sản xuất phần mềm máy tính, bán lẻ trực tuyến, ....

Tính kinh tế theo phạm vi

Tính kinh tế theo phạm vi tồn tại khi việc sản xuất từ hai loại sản phẩm trở lên sẽ rẻ hơn là sản xuất một loại. Tính kinh tế theo phạm vi càng lớn khi doanh nghiệp càng thu lợi nhiều hơn từ việc thực hiện nhiều hoạt động cùng một lúc

Tính kinh tế theo phạm vi có được là do thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và chi phí bình quân trên từng đơn vị sản phẩm giảm xuống do nhiều nguyên nhân như:

+ Sử dụng chung kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nội bộ DN

+ Sử dụng chung máy móc thiết bị, công nghệ

+ Sử dụng chung một số thành quả hoạt động khoa học công nghệ

+ Sử dụng chung các kênh phân phối

+ Sử dụng chung những chiến dịch quảng cáo...

Tính kinh tế theo phạm vi là một rào cản nhập cuộc khá cao bởi vì đối với một số ngành muốn tồn tại trong ngành đó phải thực hiện đa dạng hoá. Vì nếu không thực hiện đa dạng hoá rất khó có lợi nhuận cao và ổn định trong một số ngành, nhất là khi chu kỳ sống của ngành đang ở những giai đoạn không thuận tiện. Nhưng để đa dạng hoá đòi hỏi phải có tiềm lực kinh tế mạnh và khả năng hiểu biết trên nhiều lĩnh vực.

Giá giới hạn (limit pricing)

Giá giới hạn còn gọi là định giá hạn chế là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp mà một hay là một số các DN đi trước trong ngành cản trở hoặc ngăn chặn sự xâm nhập bành trướng của các công ty nhỏ bằng các đưa ra mức giá giới hạn. Giá giới hạn luôn là mức giá thấp hơn so với mức giá tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn (short-run profit maximizing price) nhưng cao hơn mức giá cạnh tranh trong trường hợp cạnh tranh.

Giá giới hạn hàm ý rằng: DN hiện hữu trong ngành phải hy sinh lợi nhuận trong hiện tại để ngăn cản kẻ xâm nhập và kiếm lợi nhuận trong tương lai. Các đối thủ nhập cuộc khi biết giá của ngành giảm xuống nghĩa là khả năng sinh lợi của ngành giảm xuống có thể chùn bước.

Ngoài ra, còn nhiều các loại rào cản nhập cuộc khác như liên kết kinh tế, vốn lớn, sự tiếp cận thị trường khó khăn ...

1.3.3. Các nhóm rào cản nhập cuộc

Như phần trên đã nghiên cứu có rất nhiều loại rào cản nhập cuộc. Nhưng nhìn chung có thể phân các rào cản nhập cuộc làm 3 nhóm chính như sau:

Nhóm 1: Những rào cản nhập cuộc mang tính cấu trúc (structural barriers to entry)

Đây là những rào cản nảy sinh do những đặc tính căn bản của một ngành. Rào cản cấu trúc rất dễ nhận ra và rất ổn định, nên nói chung nó là loại rào cản ít đáng sợ nhất.

Nhóm 2: Những rào cản nhập cuộc mang tính chiến lược (strategic barrier to entry)

Rào cản này nảy sinh từ hành vi của những doanh nghiệp đi trước nhằm ngăn cản nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

Đặc biệt, các doanh nghiệp đi trước có thể hành động để gia tăng rào cản mang tính cấu trúc hoặc có thể tìm cách tác động đến chính phủ để tăng chiều cao của rào cản mang tính chính phủ.

Nói chung rào cản chiến lược là đáng lo ngại hơn so với rào cản mang tính cấu trúc do tính khó lường trước, khó đối phó của nó. Còn rào cản cấu trúc và cả rào cản mang tính chính phủ thì rất dễ nhận ra hơn nhiều.

Hiện nay, trong kinh tế ngành người ta nhấn mạnh rào cản chiến lược là những hành động mà các DN đi trước có thể thực hiện nhằm thuyết phục các đối thủ nhập cuộc rằng: họ sẽ không gặp thuận lợi khi nhập cuộc

Biểu hiện của rào cản nhập cuộc mang tính chiến lược ở rất nhiều kiểu khác nhau.

Nhóm 3: Những rào cản nhập cuộc do chính phủ tạo ra

Bằng việc cấp giấy phép, hay đưa ra các quy định Chính phủ cũng là người tạo ra các rào cản nhập cuộc đối với các đối thủ nhập cuộc tiềm tàng.

Trong nhiều trường hợp, các hãng đã được thành lập có thể có những quyền lực nhất định đối với chính phủ (trong đa số trường hợp đó là những quyền lực ngầm). Khi có quyền lực như vậy, các hãng đã được thành lập tạo nên sức ép đối với chính phủ để chính phủ tạo ra các rào cản nhập cuộc. Trong những trường hợp như vậy, có thể coi rào cản nhập cuộc từ chính phủ xuất phát từ rào cản nhập cuộc có tính chiến lược của các DN trong ngành.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng muốn nhập cuộc họ cũng có thể tác động đến chính phủ để chính phủ có những thay đổi làm giảm hàng rào gia nhập ngành. Các đối thủ nhập cuộc cũng có thể chấp nhận chiều cao hiện có của chính phủ và tìm cách vượt qua nó một cách không minh bạch nếu có tác động yếu của khung pháp luật.

1.4. Lý thuyết giới hạn giá

1.4.1. Trường hợp nhập cuộc áp dụng giá giới hạn có hiệu quả nhất

Trên thực tế, nhà kinh tế học Bain phân biệt 4 trường hợp nhập cuộc từ sự suy xét như vậy để tìm ra trường hợp nhập cuộc nào thực hiện giá giới hạn là có hiệu quả nhất

Thứ nhất: Khi các điều kiện nhập cuộc là dễ dàng, lúc đó giá trong dài hạn không thể vượt qua mức giá cạnh tranh.

Thứ hai: Khi các điều kiện nhập cuộc không dễ dàng, đến mức làm cho người nhập cuộc sẽ kém hiệu quả hoặc là bị cản trở nếu nhập cuộc. Khi đó, các hãng đã được thành lập có thể lựa chọn giá giới hạn nhưng họ lại không làm như thế vì không cần thiết.

Thứ ba: Các hãng nhập cuộc có thể bị ngăn cản một cách hữu hiệu khi các hãng hiện có đưa ra giá giới hạn.

Cuối cùng: Những kẻ nhập cuộc có thể bị phong tỏa hoàn toàn đối với lối vào, hoặc là ngay cả giá độc quyền nhóm cũng không hấp dẫn. Trường hợp này các hãng hiện có không cần đưa ra giá giới hạn.

Trường hợp thứ ba là trường hợp thực hiện giá giới hạn thích hợp.

1.4.2. Định đề Sylos về giới hạn giá

* Giả thiết của định đề

- Các hãng trong ngành không muốn hiện tượng nhập cuộc diễn ra và vì thế muốn ngăn cản bằng cách đưa ra giá giới hạn và chấp nhận lợi nhuận suy giảm.

- Những người nhập cuộc hy vọng các hãng đàn anh sẽ duy trì sản lượng của họ trước nhập cuộc bằng với sau nhập cuộc, nghĩa là duy trì mức sản lượng của họ cho dù có đối thủ nhập cuộc.

- Ngành áp dụng là ngành tồn tại quy mô hiệu quả tối thiểu để buộc các đối thủ nhập cuộc nhập cuộc với quy mô lớn. Tuy nhiên, hành vi chiến lược giảm giá của ngành khi có nguy cơ nhập cuộc vẫn có thể dùng với bất kỳ ngành nào.

- Các hãng nhập cuộc chấp nhận nhập cuộc tại mức lợi nhuận bằng 0.

Với giả thiết có một quy mô sản xuất tối thiểu và những người nhập cuộc chắc chắn phải nhập cuộc từ mức sản lượng này trở lên, bởi vì chỉ từ mức này mới có hiệu quả về mặt sản lượng. Đường LAC là đường chi phí bình quân dài hạn của các DN đàn anh và cả những kẻ nhập cuộc. (LAC giảm dần ở mức sản lượng dưới và giữ nguyên từ mức trở lên). Theo định đề Sylos, những kẻ nhập cuộc kỳ vọng những DN đàn anh giữ nguyên mức sản lượng. Nên, với đường cầu D (tổng đường cầu kể cả với DN nhập cuộc) những kẻ nhập cuộc hy vọng đáp ứng nhu cầu phía bên phải của mức sản lượng đã được tạo bởi các DN đàn anh. Trong hình vẽ, đường cầu d là đường cầu của kẻ nhập cuộc song song với đường cầu D. Với x1 là sản lượng của các hãng hiện hữu không đổi trước và sau nhập cuộc, DN nhập cuộc sẽ SX một mức sản lượng thêm trong ngành là x1xc sao cho x1. xc= x (trung binh) , tức là bằng với mức sản lượng tối thiểu. Khi đó theo lẽ thường giá của ngành sẽ rớt xuống mức giá cạnh tranh Pc. Giá giới hạn lúc này là P1. P1 là mức giá cao hơn mức giá cạnh tranh nhưng thấp hơn mức giá ban đầu trong ngành độc quyền nhóm khi chưa có nhập cuộc.

Bằng mức giá giới hạn những kẻ nhập cuộc từ đó xác định được mức sản lượng tối thiểu mà chúng cần phải sản xuất khi nhập cuộc. Dưới mức sản lượng này sự nhập cuộc coi như không đáng giá, vì dưới quy mô tối thiểu thì không có lợi nhuận. Lẽ đương nhiên, một ràng buộc liên quan quyết định sản xuất của chúng nữa là nhu cầu thị trường.

1.4.3. Những hạn chế của lý thuyết giá giới hạn

Thứ nhất: Cho rằng các hãng hiện có luôn có ý định ngăn cản nhập cuộc là chủ quan, vì trong thực tế có khả năng có một vài DN không có y định ngăn cản nhập cuộc. Các DN năng động hiện có trong ngành vẫn có thể chấp nhận nhập cuộc, và họ tin rằng họ vẫn ở vị trí cao trong ngành. Sự gia nhập ngành không ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

Thứ hai: Nói chung không có lý do nào có thể khẳng định rằng các DN đàn anh lại giữ nguyên mức sản lượng khi có đối thủ nhập cuộc.

Thứ ba: Học thuyết giới hạn hạn giá cho rằng nếu nhập cuộc với lợi nhuận âm thì điều đó sẽ ngăn cản nhập cuộc. Tuy nhiên, trong thực tế đôi khi một số hãng nhập cuộc vẫn chấp nhận nhập cuộc thua lỗ nếu nó tin rằng nó có khả năng kích cầu hoặc có khả năng đánh bật các đối thủ trong tương lại.

Thứ tư: Học thuyết giới hạn giá cho rằng tất cả các hãng hiện có đều có tổn thất nếu kẻ nhập cuộc và kẻ nhập cuộc tất yếu sẽ bị chen lấn trong ngành. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn chắc chắn, bởi vì kẻ nhập cuộc có thể tạo ra mức tổn thất rất nhỏ cho các hãng hiện hữu khi nó chấp nhận gia nhập ở mức hiệu quả thấp còn các DN hiện hữu đang hoạt động ở mức hiệu quả cao hơn nhiều.

Thứ năm: Các hãng hiện hữu trong ngành vẫn có thể không ngăn cản nhập cuộc bằng giá vì họ tin rằng bằng tài năng của mình, trong thời kỳ nào họ cũng sống được. Đặc biệt khi họ thấy tiềm năng tài chính của kẻ nhập cuộc yếu, không thể thực hiện đa dạng hóa trong khi hãng hiện tại nào đó có nhiều khả năng để thực hiện đa dạng hóa.

------------------------------------------------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #truongtin