Kinh tế-MT
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường cùng với việc mở mang các đô thị mới và phát triển công nghiệp đã và đang làm nảy sinh những vấn đề trong an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinhVấn đề quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên là một vấn đề bức xúc trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Đảng và Nhà nước đã ra nhiều văn bản nhằm thực hiện tốt sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên để tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước.
Đảng ta khẳng định nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện, Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các thành phần kinh tế đều phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế trong những năm qua đã tạo điều kiện cho Việt Nam dần khắc phục sự thiếu hụt cán cân kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt, môi trường tự nhiên đươc bảo vệ; các dịch vụ văn hoá, giáo dục, y tế không ngừng được cải thiện theo chiều hướng tiến bộ.
Tuy nhiên, cũng giống như các nước đang phát triển trên thế giới, do những hiểu biết còn nông cạn, do tiếng gọi của lợi ích kinh tế, chúng ta đã không thực sự chú ý đến sự phát triển bền vững. Biểu hiện của quá trình này là văn hoá bị xuống cấp, các tệ nạn xã hội nảy sinh, đặc biệt là môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng.
ii. tieu cuc
các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.
• Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp.
• Nguồn nước bị ô nhiễm.
• Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
• Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng
• Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
• Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
§ Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ.
§ Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái v.v... đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên.
§ Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn.
Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi trường.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top