kinh tế lao động 1
TIỀN LƯƠNG
Tiền lương là giá cả sức lao động được biểu hiện ra bên ngoài như giá cả lao động. tiền lương còn được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hao phí sức lao động mà họ hao phí dựa trên cơ sở thỏa thuận( hợp đồng lao động)
Phân biệt tiền lương và tiền công: tiền lương và tiền công đều thể hiện giá trị sức lao động.tuy nhiên thuật ngữ tiền lương thường được dùng trong khu vực nhà nước còn tiền công thường sử dụng trong khu vực tư nhân, vì thế mà tính ổn định cũng khác nhau. Tiền lương có tính ổn định cao hơn, ít chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường hơn so với tiền công,
Phân biệt tiền lương và thu nhập: Thu nhập là toàn bộ khoản thu mà người lao động nhận được ( bao gồm cả tiền và hiện vật). Thu nhập có quy mô giá trị lớn hơn so với tiền lương. Tiền lương phụ thuộc vào sự hao phí sức lao động và kết quả công việc. Thu nhập có những khoản thu không phụ thuộc vào kết quả công việc như: tiền ăn trưa, tiền trợ cập,….
Phân biệt tiền lương và tiền thưởng: Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung ngoài tiền lương, quán triệt nguyên tắc trả lương theo kết quả lao động. Tuy nhiên, tiền lương thường được xác định trước nên không thể hiện hết được kết quả của công việc nên tiền thưởng là việc bổ sung hợp lý. Tiền thưởng giúp khuyến khich lao động sản xuất
Phân biệt tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế: Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người lao động nhận được cho kết quả làm việc, tiền lương thực tế là số lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà người lao động trao đổi được thong qua tiền lương danh nghĩa. Tiền lương thực tế mới là mục tiêu hướng tới của người lao động vì nó phản ánh mức sống thực tế cho người lao động.
2. Chức năng của tiền lương( 4 chức năng):
- chức năng thước đo giá trị
-chức năng tái tạo sức lao động:
-chức năng kích thích sức lao động
-chức năng tích lũy( để dành)
II. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG TỚI TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
-các yếu tố thuộc về xã hội và nhà nước
+tình hình biến động của thế giới
+tình hình phát triển kinh tế xã hội, trước hết là mức tăng trưởng GDP
+Luật pháp của nhà nước, đặc biệt là bộ luật lao động
+chính sách của nhà nước lien quan tới vốn đầu tư nước ngoài
-Các yếu tố thuộc về thị trường:
+cung-cầu thị trường lao động
+mức lương đang thịnh hành trên thị trường lao động
+sự biến động của giá cả thị trường
-Các yếu tố thuộc về tổ chức:
+chính sách đãi ngộ của tổ chức
+tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa
+khả năng phát triển của tổ chức
+năng suất lao động của doanh nghiệp
+số lượng và chất lượng đội ngũ CBCNV
-Các yếu tố thuộc về người lao động:
+mức độ hoàn thành công việc được giao
+trình độ và thâm niên công tác
+tiềm năng phát triển của cá nhân trong tương lai
-Các yếu tố thuộc về công việc:
+khối lượng công việc, độ phức tạp của công việc và phạm vi công việc
Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
-trả lương ngang nhau cho các lao động như nhau
-đảm bảo tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động
-đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các nganh, các vùng và các đối tượng trả lương khác nhau
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1.Các đặc điểm của thị trường lao động
-sức lao động trên thị trường lao động là hàng hóa đặc biệt và khác biệt
-thị trường lao động đa dạng và linh hoạt phụ thuộc vào luật pháp và các tác nhân của nó
-giá cả sức lao động và vị thế đàm phán trên thị trường lao động phụ thuộc vào mức cung cầu lao động, chất lượng hàng hóa và tính chất thị trường.
2.Đánh giá thực trạng thị trường lao động tại VN:
-sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu lao động
-giá cả sức lao động chưa phản ánh đúng giá trị, chưa tác động tới cân bằng cung cầu lao động.
-sự dị chuyển giữa lao động trong nước và quốc tế còn hạn chế, kém linh hoạt.
-các hình thức và các kênh giao dịch còn chưa đa dạng và hoạt động chưa hiệu quả
-hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu độ tin cậy.
-tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn phổ biến
2. Một số giải pháp phát triển thị trường lao động tại VN
-trước hết, cần thay đổi nhận thức về thị trường lao động
-thực hiện cân đối cung cầu trên thị trường
-thúc đẩy các giao dịch và tăng cường hiệu quả các kên giao dịch
-củng cố và phát triển hệ thống thông tin quản lý thị trường lao động.
-đẩy mạnh xuất khẩu lao động nước ngoài và lao động tại chỗ trên cơ sở hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về xuất khẩu lao động, quản lý chặt chẽ các cơ sở tham gia xuất khẩu lao động, ban hành các chính sách ưu đãi thuế, tín dụng, bảo hiểm,chuyển tiền cho người lao động xuất khẩu ,….
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top