8. Thế giới trong những năm tới sẽ tác động như thế nào đến Việt Nam

Tình hình thế giới trong những năm tới sẽ tác động như thế nào đến quá trình đổi mới của Việt Nam?

Một trong những yếu tố của năm 2012 được cho là sẽ có nhiều tác động tới năm 2013, là những cuộc bầu cử. Sau đây là những gương mặt lãnh đạo được coi là sẽ góp phần chi phối xu hướng của thế giới trong những năm tới:

Với nước Nga của Tổng thống Putin, sẽ tập trung giải quyết các vấn đề của nước Nga, nhằm tăng cường sức mạnh nội lực, để nước Nga thích ứng với những thay đổi đang diễn ra trên thế giới và những thách thức từ chính nội tại của nước này.

Ở Mỹ: Người Mỹ hy vọng B.O sẽ dành nguồn lực để giải quyết các khó khăn kinh tế trước mắt. Trong lĩnh vực đối ngoại, việc tiếp tục các cam kết tái can dự tại châu Á - Thái Bình Dương của Nhà Trắng là yếu tố đáng chú ý nhất tác động tới tình hình thế giới.

Ở Nhật Bản, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã ra mắt: chính quyền Tokyo sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao chú trọng tới các liên kết khu vực, và quyết tâm đạt được những thành tựu về kinh tế trong lĩnh vực đối nội.

Tại Trung Quốc, tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình sẽ theo đuổi đường lối tăng cường bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở khu vực, trong một môi trường an ninh đang dần trở nên phức tạp hơn ở khu vực.

Ở khu vực châu Á, các nước ASEAN bước vào năm 2013 với 2 điểm mới: Brunei đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của khối và ASEAN có Tổng Thư ký mới người Việt Nam – ông Lê Minh Lương

Tại  Palestine, nước này đã chính thức trở thành “nhà nước  Palestine”

Tại châu Âu, năm 2013, Anh sẽ đảm nhận chức Chủ tịch G8

Nợ công ở châu Âu: khủng hoảng nợ công của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chưa có lối thoát.

Căng thẳng Trung Đông - Bắc Phi: tham vọng hạt nhân của Iran, bất ổn chính trị xã hội Lybia, Ai Cập…

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết sẽ tăng cường giúp các quốc gia trong khu vực châu Á ứng phó thiên tai với dự định đóng vai trò trung tâm việc tài trợ cho các rủi ro do thiên tai, điều phối viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật nhằm phòng chống thiên tai tại châu Á. ADB cho rằng hỗ trợ ban đầu về tài chính để ứng phó với thiên tai đang tiến hành ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Á cần được thúc đẩy hơn nữa.

Tiến trình dịch chuyển địa - chính trị từ châu Âu - Đại Tây Dương sang châu Á - Thái Bình Dương ngày càng rõ nét.

Trọng tâm kinh tế đã chuyển sang phương Đông trong bối cảnh sự trì trệ về kinh tế tại các thủ đô từng một thời thịnh vượng ở châu Âu. Sự nổi lên của các nền kinh tế châu Á, trong đó có hai thị trường đông dân lớn thứ 1 và thứ 2 thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đang khiến cán cân kinh tế toàn cầu nghiêng thêm nhiều hơn về châu Á

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách của Mỹ. Sức mạnh nổi lên của Trung Quốc, sự phục hồi của Nga và một nước Mỹ đang suy vi đều có ảnh hưởng sâu sắc tới châu Á – Thái Bình Dương. Đây cũng là nơi diễn ra mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, những biến động chính trị cùng với sự cạnh tranh tiềm tàng giữa Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ khiến khu vực này tiềm ẩn nhiều căng thẳng.

Thách thức ở Châu Á - Thái Bình Dương: nguy cơ lạm phát và chạy đua vũ trang

Trong những năm tới thế giới phải đối mặt với 4 thách thức lớn

(1) Nguy cơ suy thoái kép tiếp tục tăng lên do việc xuất hiện dấu hiệu giảm phát của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật và khu vực đồng Euro.

(2) Tình hình tài khoá của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang ở trong tình trạng thâm hụt nghiêm trọng và hầu như không được cải thiện

(3) Tỉ lệ thất nghiệp cao vẫn đang đe doạ nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển; sức ép lạm phát ở các nước đang phát triển ngày càng gia tăng… và tác động xã hội của cuộc khủng hoảng vẫn còn tồn tại nhiều nơi.

(4) Phát triển "nóng" ở Trung Quốc đe doạ tiếp tục trầm trọng thêm các bất cân đối toàn cầu và ảnh hưởng triển vọng phục hồi bền vững.

Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Những biến động của tình hình chính trị và kinh tế thế giới kết hợp với những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam đã tác động trực tiếp tới công tác bảo đảm an ninh trật tự, và kinh tế thể hiện trên một số mặt:

(a) Lạm phát tăng cao và tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến kinh tế và đời sống của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn;

(b) Các thế lực thù địch sẽ lợi dụng hiệu ứng từ các biến cố chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông, những khó khăn về kinh tế - xã hội ở trong nước để đẩy mạnh thực hiện âm mưu 'diễn biến hòa bình'; quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước khu vực này, nhất là lĩnh vực thương mại, du lịch và xuẩt khẩu lao động

(c) Trên thị trường tài chính, lãi suất thị trường duy trì ở mức cao so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã khiến cho dòng tiền thu hẹp và gia tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) dẫn đến thất nghiệp và ảnh hưởng đến những vấn đề an sinh xã hội và an ninh khu vực nông thôn; giá các nguyên, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh, trong khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, do nhu cầu tiêu dùng thế giới phục hồi chậm. Vấn đề nhập siêu đang gây áp lực lên dự trữ ngoại hối quốc gia, tác động tới tỷ giá USD/VND, đồng thời gián tiếp làm gia tăng nguy cơ lạm phát đối với nền kinh tế;

 (d) Sự thiếu minh bạch và việc tồn tại hai lãi suất trong hoạt động ngân hàng (lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận) đã tạo điều kiện cho những giao dịch 'chui', các hành vi móc ngoặc, là điều kiện để tội phạm tham nhũng thể hiện;

 (e) Trong lĩnh vực tiền tệ, áp lực tỷ giá gia tăng do tác động của lạm phát, nhập siêu và nhất là sự tồn tại của thị trường tự do mua bán ngoại tệ và vàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại hối, gây ra tình trạng đầu cơ làm giá trục lợi, làm méo mó thị trường.

(f) Thu hút đầu tư FDI, viện trợ nước ngoài ODA mặc dù chưa có tín hiệu chịu tác động rõ nét, nhưng về lâu dài sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nước phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, hạn chế đầu tư, nhất là việc Nhật Bản phải tập trung tài chính để tái thiết đất nước sau thảm họa thiên tai.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: