6. Vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Hãy làm rõ vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.  

Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. "Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế"1. Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.  

- Kinh tế cá thể, tiểu chủ:  

Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế  dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX và khả nãng lao động của bản thân người lao động và gia đình.

Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX nhưng có thuê mướn lao động tuy nhiên thu nhập chủ yếu dựa vào sức lao động của bản thân và gia đ́nh.

Kinh tế cá thể tiểu chủ đang có vị trí rất quam trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm nãng về vốn, sứ lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó việc mở rộng sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể tiểu chủ cần được khuyến khích.

Hiện nay ở nước ta thành phần kinh tế này phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là bộ phận đông đảo, có tiềm nãng lớn, có vị trí quan trọng lâu dài. Đối với nước ta cần phát triển thành phần kinh tế này để vừa góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội vừa giải quyết nhiều việc làm cho người lao động- một vấn đề bức bách của đời sống kinh tế xã hội ngày nay.

b. Kinh tế tư bản tư nhân(KTTBTN)

KTTBTN là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX và bóc lột sức lao động làm thuê.

Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất,xã hội hóa sản xuất cũng như­ về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội . Đây cũng là thành phần kinh tế rất nãng động , nhạy bén với kinh tế thị trường , do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tãng trưởng kinh tế của đất nước . Hiện nay , KTTBTN bước đầu có sự phát triển . Tuy nhiên những tầng lớp tập trung vào lĩnh vực thương mại , dịch vụ và kinh doanh bất động sản , đầu tư và sản xuất chủ yếu với quy mô vừa , nhỏ . Đồng thời đây là thành phần kinh tế có tính tự phát rất cao . Đầu cơ , buôn lậu , trèn thuế , làm hàng giả là những hiện tượng thường xuất hiện ở thành phần kinh tế này .

Một nền kinh tế muốn phát triển phải thoát khỏi nền sản xuất nhá , manh món , tự cung  tự cấp để vươn lên phát triển kinh tế hàng hóa . Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa . Trong nền kinh tế thị trường lại đ̣i hỏi tính năng động và thích ứng rất cao . Hơn thế nữa , sù linh hoạt , sù nhạy bén là một trong số các yếu tố hàng đầu . Kinh tế nhà nước và kinh tế  tập thể do một số hạn chế nên có thể chưa đáp ứng những yếu cầu của kinh tế thị trường . Ngược lại , KTTN lại là bộ phận dễ thích ứng và rất linh hoạt với kinh tế thị trường . Bởi vậy KTTN xuất hiện và phát triển là một yêu cầu khách quan . Bởi có nh­ vậy nền kinh tế quốc dân mới có điều kiện phát triển và nguồn lực con người mới được tận dụng khai thác triệt để .

Thực tế kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đă chứng minh tính tất yếu khách quan đó . Trong lịch sử , chủ nghĩa tư bản là phương thức sản xuất đầu tiên biết tổ chức nền kinh tế theo mô h́nh kinh tế thị trường rất chú trọng phát triển kinh tế tư nhân và đă đạt được những thành công không thề phủ nhận .

Đối với nước ta , là một nước nghèo , sản xuất nhỏ manh mún còn ảnh hưởng rất lớn thì việc phát triển KTTN là một động lực rất quan trọng để kinh tế tăng trưởng đi lên đồng thời giải quyết một số vấn đề xã hội như việc làm , nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: